samedi 16 janvier 2016

Caroline Thanh Huong vous présente quelques poésies et la musique d'orchestre Mantovani và thơ Trần Trọng Thiện phóng dịch.

La nuit est venue et c'est l'heure d'aller se coucher avec la musique douce.

Et quand on est emporté par la douceur de la mélodie, je vous invite à lire mes poésies ci-dessous.

Caroline Thanh Huong





Un Jour Passe L'Eau.

L'eau qui tombe de nulle part
Elle arrose la terre d'en bas.
La soif diminue là où elle passe
Et, miraculeuse, poussent les fleurs si jolies, par ci, par là...

Caroline Thanh Huong

                 NGÀY ĐÓ, NƯỚC CHẨY QUA

Từ chỗ không tên, nước rơi
Nơi, mặt đất dưới kia đợi, ngóng, chờ
Giảm cơn khao khát vô bờ
Hoa xinh rải rác, phất phơ nhiệm mầu


Trần Trọng Thiện




Quand Reviennent Les Souvenirs.

Je crois que j'ai tout oublié.
Les souvenirs des belles journées
Les odeurs des fleurs sur le marché
Quand on a tout perdu dans la guerre.

J'ai écouté un air de musique
Tout est encore là, est ce que c'est logique?
Tout est effacé en quelques minutes
Une vie en paix, une vie dans mon pays natal.

Oh, ce n'est que des souvenirs qui apparaissent
Dans la nuit triste et noire, je vois
Les bougies sont encore allumées pour donner une dernière fois la lumière.
L'espoir  de les revoir ... tous, comme après la nuit, c'est le jour.

Caroline Thanh Huong
16 Janvier 2016

KHI NHỮNG KỶ NIỆM TRỞ V

 Kỷ niệm thân ái ngày xưa
Tưởng rằng tôi đã dây dưa quên rồi
Hương thơm hoa thắm, chợ ngồi
Chiến tranh ! Tất cả thôi rồi còn đâu

Lặng nghe khúc nhạc ly tao
Có cho hợp lý vật chào nơi đây
Biến đi trong một phút giây
Mạch sống yên tĩnh, đầy tình quê hương

Ôi, chỉ là kỷ niệm đau thương
Trong đêm u tịch xám, đương hận sầu
Nhìn bao ngọn nến buồn rầu
Tỏa làn ánh sáng cuối cùng không đâu

Hi vọng gặp lại . . . sắc mầu
Như sau đêm tối, nhịp cầu ngày tươi

Trần Trọng Thiện


















Le Jour Où...

Je vois tes larmes aux yeux
Parce que tu me dis adieu.
Y a-t-il du feux?
Non, ce n'est que la fumée de ta cigarette.

Non, il ne m'a pas dit que c'est terminé
Il ne m'a rien dit du tout
Il est parti pour la guerre
Il n'a pas donné le rendez vous du retour...

Caroline Thanh Huong

Quand on écoute la belle musique, on écrit des choses qui passent par la tête...


 NGÀY  MÀ . . .

Trông anh mắt lệ, xụt xùi
Nói câu từ biệt, chôn vùi đớn đau
Có chăng, lửa nhiệt tìm nhau ? ?
Hay chỉ khói thuốc giải sầu, bốc hơi



Chàng không tỏ lấy một lời
Cùng không nói rõ tình mình đứt đôi
Chàng đi chiến trận xa xôi
Chàng khộng hẹn gặp, ngày về tìm tôi . . .



           
Trần Trọng Thiện

Hai Hùng SG viết Năm Bính Thân nói chuyện Khỉ.

Kính gửi quý anh hcị một bài viết có nhiều kỷ niệm thật gần gủi với chúng ta.

Caroline Thanh Hương

Afficher l'image d'origine





Đã thành lệ từ lâu cứ mỗi độ xuân về khi năm mới cầm tinh con vật nào trong 12 con giáp thì đa phần các tờ báo xuân hầu hết đều có bài viết về con vật cầm tinh năm đó.
Năm Bính Thân ( 2016 ) đang ngấp nghé trước thềm, cái không khí ngày xuân đang dần dần trở lại trên quê hương mình, và Tết con Khỉ sẽ đến với mọi nhà mọi người, với ước vọng con Khỉ này nó sẽ nhanh nhẹn giúp cho mọi người hoàn thành sớm những ước mơ bấy lâu nay ấp ủ trong lòng sẽ biến thành hiện thực .
Là con vật ít có khi nào ngồi thụ động một chổ, hết buông cái này thì bắt cái kia, lí lắc phá phách nghịch ngợm vô cùng vì vậy trẻ con đứa nào hiếu động phá phách khi bị người lớn quỡ phạt thường nói :
– Sao mấy đứa liếng khỉ quá vậy ?
Ấy là nói theo kiểu dân miền nam, còn theo dân miền bắc thì :
– Sao chúng mầy làm trò khỉ mãi thế kia ?
Khỉ là loài động vật có họ hàng gần gũi với con người nhiều nhất, nhưng coi vậy có lúc người ta cho khỉ là loài vô tích sự nên mới có câu :
“Nuôi ong tay áo , nuôi khỉ dòm nhà “.
 Afficher l'image d'origine
Nhưng nói như vậy cũng hơi oan cho Khỉ, vì ngoài trí thông minh khỉ ta có lắm tài vặt mà không phải loài nào cũng làm được, như trong những rạp xiếc lưu động trình diễn khắp nơi thì tiếc mục xiếc khỉ thì không thể thiếu vì đa phần mọi người thường thích xem khỉ làm trò khỉ, tôi còn nhớ dạo nọ được anh bạn thân cùng xóm có chân trong một đoàn xiếc nọ tặng cho cặp vé mời đi xem xiếc, thú thật mấy chục năm kể từ sau cái ngày 30 tháng tư năm 75 đến lúc bấy giờ tôi chưa được lần nào xem lại xiếc thú, cùng lắm là được xem trên Ti vi màn hình trắng đen cà giật cà chóp màn hình liên tục, họ chiếu những đoạn xiếc của các nghệ sỹ Liên xô, các tiết mục xiếc thú hấp dẩn vô cùng, mấy năm bao cấp mà được xem những chương trình như vậy thì đáng đồng tiền bát gạo, nên khi cầm 2 tấm thiệp mời trên tay tôi háo hức vô cùng, chiều hôm đó tôi chở thằng cháu ra công viên nơi rạp xiếc đóng đô. Hai ông cháu say sưa với các con thú làm xiếc , nào Gấu , sư tử , ngựa. V.v.. nhưng tiết mục hai ông cháu tui khoái chí tử là món xiếc khỉ, hai chú khỉ trẻ nhào lộn tung hứng , đi xe đạp một bánh, nhưng đến tiếc mục bắt chước chủ của nó hút thuốc rành rọt như con người khiến khán giả thán phục cách bắt chước của loài này, vì thế lúc còn nhỏ tui nghe ba tui kể lại có nhà nọ( ngày xưa toàn nhà tranh vách lá) ông chủ nhà có nuôi con khỉ con trông rất dễ thương, ông cưng nó lắm, tuy vậy ông cũng xích nó lại bên cạnh cái tủ thờ, muốn cho vật cưng của mình không phải bị cảnh gò bó tù túng ông cho dây xích thòng khá dài nên chú khỉ có dịp khiều móc phá phách nọ kia, lúc thì nó đập cái bình tích nước trà tan tành . Lúc thì nó xô ngã chiếc xe đạp dựng gần đó nhưng khỉ nhà ta chẳng bao giờ bị phạt . Có một hôm khi thấy ông dùng hộp quẹt diêm để đốt nhang cúng ông bà, sơ ý ông quên dẹp cái hộp quẹt nọ nên đêm đó khi cả nhà ông chuẩn bị chun vô mùng làm một giấc cho lại sức thì căn nhà phát cháy ngay tấm vách lá phía sau lưng bàn thờ . Thì ra chú khỉ nhà ta bắt chước ông chủ đốt nhang nó chộp cái hộp quẹt quẹt liền , khi ánh lửa trên que diêm cháy lóe sáng khiến chú giật mình, theo phản xạ chú quăng cái que diêm vô vách lá khiến căn nhà phút chốc thành đóng tro tàn, mà cũng lạ, cửa nhà cháy hết không biết ông có xót xa hay không ? Bà con lối xóm thấy ông dùng cành cây nhỏ bươi đống tro tàn tìm “hài cốt” thủ phạm gây ra vụ cháy nhà để chôn cất, qua hành động trên ông bị bà con nói ra nói vô :
– Ông Sáu này ổng Hâm hay sao ấy, con Khỉ thôi mà làm gì mà kinh thế.
Một ông đứng kề bên chen vô nói :
– Hâm gì mà hâm, tại ổng mến tay mến chưn con khỉ nên ổng làm (dậy) phải rồi bà ơi! Nói ổng Hâm hâm gì đó nghe được ổng buồn tội nghiệp . May mà không có xãy ra chết người từ đó về sau trong xóm nọ chẳng thấy ai dám nuôi các chú khỉ dễ thương trong nhà nữa .
***
 Afficher l'image d'origine
Vào thập niên tám mươi, lúc này thì mấy ông nhà nước cho ” mở cửa ” giao tiếp với thế giới nên truyền hình cũng có vài bộ phim nhiều tập chiếu cho bà con giải trí khi đêm về, băng tầng số 9 và băng tần số 7 của đài truyền hình Sài gòn( nằm trên đường Hồng Thập Tự ngày xưa nay thay bằng đường Xô Viết Nghệ Tỉnh)thay nhau chiếu nhưng bộ phim truyện nhiều tập . Như Vùng đất thủ lĩnh rồng, Maika cô bé từ trên trời rơi xuống .v.v…
Nhưng bộ phim nhiều tập lần đầu tiên công chiếu năm 1986 rất được già trẻ bé lớn châu đầu vào nhau để xem cho bằng được, phải công nhận bộ phim Tây Dy Ký của Ngô Thừa Ân sáng tác qua tay đạo diễn Dương Khiết, quay phim Dương Sùng Thu đã để lại dấu ấn khó phai đối với khán giả cả nước thời bấy giờ, mỗi khi nhạc hiệu của bộ phim phát trên truyền hình là bà con ngưng hết mọi chuyện để tụ tập lại những gia đình có Tivi màu xem cho mãn nhản. Suốt chiều dài các tập phim, Mỹ Hầu Vương Tôn ngộ Không làm mưa làm gió khiến người lớn và trẻ con mê mẩn, Tôn ngộ Không vốn con khỉ thoát thân từ đá thiêng, tu luyện giỏi giang . Đằng vân giá võ , lên trời xuống biển nhanh như chớp với 72 phép thần thông quãng đại hầu như ít có yêu quái nào thoát khỏi cây thiết bảng của lão tôn nhà ta, vậy mà nhà sư Trần Huyền Trang Tam tạng đã khuất phục được Tôn ngộ không, theo các nhà bình luận thì Tôn Ngộ không biểu tượng cho Dũng là sức mạnh và được ví như cương, còn Thầy Trần huyền Trang Tam Tạng tượng trưng cho cái Trí ví như nhu . Trong thuật dụng binh có lúc dùng cương trị nhu và đôi khi ngược lại . Có lẽ qua câu chuyện này tác giả đã cho ta bài học để áp dụng sống và làm việc trên cõi đời này chăng ?.Afficher l'image d'origine
Ngày nay nước mình nhiều vùng còn rất nhiều khỉ được bảo vệ trong các khu rừng tự nhiên . Như ở Bà Nà Đà nẵng , đảo khỉ ở Nha Trang, và gần nhất là khu vực Rừng Sác ở cần giờ dành riêng khu cho du khách thưởng ngoạn đời sống và cách sinh hoạt của loài Khỉ nơi đây . Khi đi du lịch đến đây các bạn nên mặt áo quần dài tay để tránh bị khỉ níu kéo làm trầy sướt da, các vật dụng trang sức không nên mang bên ngoài vì con cháu Tôn ngộ Không nơi đây thật dạn dĩ thấy khách đến chúng nhào ra làm quen và dọ dẫm khi thấy du khách ăn uống hoặc cầm máy ảnh, ống dòm , túi xách . V.v.. chúng nhào vô giật ngay và nhảy phóc lên cao với gương mặt hí hửng do chiến lợi phẩm vừa cướp được . Khỉ nuôi cũng ít tốn kém chủ yếu hoa quả rau cỏ chắc tại ông tổ của chúng theo qua Tây trúc thỉnh kinh quanh năm suốt tháng chỉ ăn chay nên di truyền cho con cháu đến tận bây giờ . Khỉ sống theo bầy đàn do một con khỉ đực thống lảnh, ranh giới từng bầy rạch ròi không bao giờ được phép xâm phạm, khỉ đàn khác vô tình vào lãnh địa của phe khác thù bị đánh đuổi tơi tả và phải ra khỏi địa phận đã xâm phạm . Tôi đã từng được xem các nhà khoa học làm bộ phim về một chàng của đàn khỉ bên đây một con đường trong thành phố nọ ở Ấn Độ, đã cả gan yêu thương con khỉ cái đàn bên kia, mỗi lần thăm người yêu thì chàng phải xông pha đánh nhau với lủ khỉ đực khác đàn của mình, cuối cùng với thương tích đầy mình chàng cũng đã chứng minh cho nàng rằng
” Trái tim này dâng trọn cho em ” . Phim kết thúc cảm động và có hậu . Khỉ cũng có tinh thần yêu thương con cái đôi khi hơn cả con người . Một con khỉ cái ôm cái xác khỉ con chết đã lâu đến lúc xác khỉ con khô khốc mà nó chẳng chịu rời .
Khỉ cũng giúp ích nhiều cho con người trong nhiều lãnh vực, khỉ được phóng lên không gian trước khi con người có mặt trên các phi thuyền du hành trong vũ trụ, rồi khi chế tạo ra loại vắc xin gì mới cob người cũng nhờ khỉ làm vật thí nghiệm để các loại thuốc được sản xuất ra cứu nhiều người thoát lưỡi hái tử thần .
Thịt khỉ dưới lớp lông dày có màu xanh xanh không bắt mắt, có thể vì thế mà người ở thành phố không mấy ai ăn loại thịt này, ngược lại Thổ dân các nước còn sống trong rừng sâu nước độc đến ngày nay vẫn còn săn bắt khỉ làm thực phẩm, bằng những ống thổi có tên tẩm thuốc độc , thấy khỉ trên cành họ thổi mạnh mũi tên ghim vào thân phút chốc khỉ té nhào xuống đất, chờ có bấy nhiêu thôi họ chạy đến trói tay chân khỉ lại vác về nhà làm thịt.
 Afficher l'image d'origine
Tôi còn nhớ năm 1985 khi đi làm rừng vùng Dakia Sông bé, một hôm được người dân tộc Stieng sống ở sóc Bù Tam mời ăn khô Khỉ , lần đầu tiên gặp khô khỉ tôi nghe nó tanh tanh ghê ghê, do từ chối ăn sợ mất lòng họ nên tôi làm bộ ăn rồi phóng nhanh ra hè phun hết vào đám cỏ mà nghe nhợn cả ruột gan
(Mời xem chi tiết này trong truyện ngắn An tình không phai sẽ rõ).
Lần nọ trong xóm tôi cư ngụ có gia đình nọ được người quen tặng con khỉ nhỏ rất dễ thương, nếu là con khỉ bình thường thì chắc làm tôi tò mò vài hôm rồi thôi, đàng này con khỉ nhỏ cụt hết một đoạn chân do vướng bẫy trong rừng . Chủ nuôi nó trên một miếng ván ép gắn liền lên hàng rào lưới B40, hàng ngày trẻ con lối xóm hay đến chơi đùa và cho nó ăn, tôi cũng vậy chiều đi làm về nhân lúc rảnh rang tôi hay đến chú khỉ con tội nghiệp kia để vuốt ve nó, dường như nó cũng biết ai ghét ai thương nó, đôi lúc tôi thấy nó gầm gừ với người này người kia và nó cũng chơi đùa thoải mái với những người khác trong đó có tôi. Dần dà tôi mới hiểu ai thường cho nó thức ăn và vuốt ve thì nó xem như ” bà con “, còn ai đến khiều móc chọc ghẹo thì nó phản ứng là chuyện đương nhiên, thỉnh thoảng tôi đem đến cho nó ít trái chuối, xoài . Đu đủ , dưa hấu , thứ nào nó cũng ăn, nhưng nó khoái nhất là được cầm trên tay cục nước đá nhỏ lành lạnh, những lúc như thế tôi thấy nó tỏ thái độ vui mừng ra mặt , tình cảm tôi dành cho con khỉ lâu dần thật đậm đà .
Một sáng nọ , trước khi vô sở làm tôi tạt qua thăm con khỉ, đến nơi tôi thấy sợi xích bị cắt ngắn một đoạn và không thấy bóng dáng con khỉ nhỏ đâu cả , tôi la lên :
– Huyền ơi ! Con khỉ bị ” đám khỉ” nào ăn cắp rồi .
Huyền chủ nhà chạy ra với gương mặt hớt ha hớt hải và cất tiếng rủa liền :
– Mấy thằng âm binh xóm dưới chứ đâu, mới ra trại cai nghiện đã giỡ trò rồi, mẹ tổ nó con khỉ tật nguyền mà chúng cũng không tha , mã cha tụi bây quân ăn cướp, cái thứ bất nhân .
Tôi thấy Huyền nổ ” liên thanh” mà chẳng có tên địch nào họa chăng có mình tôi đứng đó hứng trọn tràng liên thanh nọ, đợi cho Huyền bớt giận tôi nói :
– Thôi đó cũng là phần phước và duyên số của con khỉ thôi, mong sao nó được lọt vô gia đình nào nuôi nấng tử tế là tốt rồi, chứ nó vô tay mấu bợm thì chắc nó sẽ thành khỉ xào lăn không chừng .
Nói đến đây tôi thấy nghèn nghẹn trong lòng nhưng cũng phá lên cười vì thấy mặt con Huyền nhăn như ” Khỉ ăn ớt “.
***Afficher l'image d'origine
Nhớ lại Tết Mậu Thân năm 1968 , quê hương mình tràn lan cơn binh lửa, dân tình khốn khổ , chết chóc đau thương tan nhà nát cửa do chiến cuộc tàn phá . Ai đúng ai sai khiến cho quê hương lầm than tôi xin miễn bàn, lịch sử sẽ phán xét, năm Thân lại về , khỉ chắc vẫn nghịch ngợm phá phách nhưng mong rằng đời đời cho dù với bấy kỳ lý do gì đi nữa , đừng bao giờ để Tết con khỉ là Tết chết chóc và muộn phiền của dân tộc mình nữa . Mong thay .
Hai Hùng SGAfficher l'image d'origine

jeudi 14 janvier 2016

Nói để cảm nhận, nói để vui và nói để thấy quặng đau khi không còn hiểu nhau/ Des mots qui nous font mal, qui nous font du bien ou qui nous font rire.



Il y a des mots qui nous font mal, qui nous font du bien ou qui nous font rire.

C'est la vie ...

Caroline Thanh Huong

Merci Les slides de v anny, Krim Ama et des autres.



Hôm nay tôi vừa nhận được bài thơ đi kèm với slide hình ở trên của anh Chẩm Tá Nhân, thật hay và thật rõ nét giàu có tự nhiên của những anh chị trên 40.

Thế đó, đời người sao mà chống qua, vui ít, buồn nhiều vì con người ít chịu chấp nhận cái vui, mau quên lúc tinh thần thanh thản mà quanh năm chỉ nhớ và nhắc đến những chuyện buồn, bực mình là mình tự tăng áp huyết, tự cô độc và tự chán nản.

Có những hôm, tôi cứ tưởng đi ra ngoài thì mới gặp ai đó thì trong lòng chắc vui hơn, hay ở nhà thôi,thì biết bao nhiêu chuyện thích thú mà cái thú nhất là chơi một mình.

Luật chơi thì rất giản dị, vì khi trong lòng mình vui vẻ thì tự nhiên công việc nào cũng thích thú cả và mình chẳng cần kể lể hay than phiền hay bực mình ai hết.

Ơ bất kỳ nơi nào, ở bất kỳ thời đại nào, người ta chỉ lóng ngóng chờ đợi cái gì tai biếng có thể đến cho mình hay cho ai đó.

Lúc nào ta cũng không vui với cái mình đang có mà luôn đi tìm, luôn chờ đợi người khác chỉ bảo và rồi chính chúng ta thôi, không hài lòng với tất cả những gì chúng ta không có được hay không làm được.

Thật là phí phạm thì giờ cho những chuyện bên lề mà quên cái mà chúng ta cần nhất là sức khoẻ cho bản thân.

Cám ơn anh Chẩm Tá Nhân đã gửi  bài thơ rất có ý nghĩa.

Caroline Thanh Hương


TUỔI GIÀ

Tuổi già có lắm cái hay ghê!
Khi khổng khi không, giầu quá nghe!
Đầu chất bạc ròng, coi thấy sướng.
Thận đầy đá quý, nghĩ mà mê.
Răng toàn vàng lá, mừng chi kể
Máu dậm  đường phèn, ngon khỏi chê.
Chân gắn gót chì; xương, khớp sắt.
Thêm nguồn khí đốt, rất ê hề!

.....

Vị nào chưa thấy giầu sang lắm
Sửa soạn đi, sẽ sướng tái tê!

CHẨM TÁ NHÂN
(phóng tác)
01/14/2016

Je n'ai jamais pensé qu'après la quarantaine on puisse avoir une telle richesse...
Des cheveux en Argent, des dents en Or, des Pieres dans les reins, du Sucre dans
le sang, du Plomb dans les Pieds, du Fer dans les articulations, et une inépuisable
fontaine de gaz naturel!
Celui qui n'est pas encore riche, qu'il se prépare! Son tour arrive!




  ĐƯỢC GIẦU BẤT TỬ

Tứ thập lai hi, thật bất ngờ
Được cho hưởng thú trở giầu sang
Đầu, long lanh  BẠC , răng  VÀNG , ánh
Thận, có cả chùm  NGỌC quí, mang 
ĐƯỜNG  thấm thênh thang vào suối máu
CHÌ  thâm, đeo nặng dưới chân đau
SẮT , độn ghép xương đầu háng gẫy
Lại nguồn dưỡng KHÍ , chẳng cạn tầu

Ai, người chưa hưởng giầu, nhiều của
Xin hãy sẵn sàng đợi đến tua


                   Trần Trọng Thiện

















LA PLUS FIDÈLE DES RELATIONS

La plus fidèle des relations est entre un fumeur et sa cigarette.
Elle brule pour lui, il meurt pour elle!

CUỘC TÌNH CHUNG THUỶ NHẤT

Trên thế gian, cuộc tình "đẹp" nhất,
Và "chung thuỷ" rất mực, hiển nhiên,
Là cuộc tình của những người ghiền
Và thuốc lá! ...Không tin?...Thử xét:
Một bên thì vì tình...chịu đốt,
Còn bên kia...tự sát vì yêu!

CHẨM TÁ NHÂN
(phóng tác)
01/19/2016


























oooo














Document dans Mediafire
Slides Des Mots


Caroline Thanh Hương viết Mẩu Chuyện Nhỏ Ngày Xưa và câu chuyện “Nhất Sỹ” Lê Phát Đạt với nhà thờ Huyện Sỹ.

mercredi 13 janvier 2016

Caroline Thanh Hương viết Mẩu Chuyện Nhỏ Ngày Xưa và câu chuyện “Nhất Sỹ” Lê Phát Đạt với nhà thờ Huyện Sỹ.

Mẩu Chuyện Nhỏ Ngày Xưa.

Nhà tôi ngày xưa ở không xa nhà thờ Huyện Sỹ.

Quanh năm, tôi đều có dịp đi ngang qua nó, nhưng chỉ có dịp Noel, thì tôi mới ghé vào dự lễ đêm Giáng Sinh.
Afficher l'image d'origine

 Afficher l'image d'origine

Vì tôi không có đạo, nhưng lại sợ thi rớt, nên cứ vào ngaỳ lễ lớn này, là mấy chị em tôi đều thích tháp tùng má tôi đi gặp đấng linh thiêng để cầu xin phù hộ cho đừng bị trượt vỏ chuối.

Afficher l'image d'origineCó lẽ vì tôi cầu xin tha thiết, nên đời tôi chưa bao giờ bị thi rớt, nên tôi nghĩ là nhà thờ này linh thiêng vô cùng.

Con đường đi ngang nhà thờ Huyện Sĩ thì thật mát và hình như không gian nó cũng khá trầm lắng hơn khu chợ Thái Bình.

Ngày hôm nay ở cách xa vạn dặm,  tìm được bài viết về người sáng lập ra nó, thì tôi mới hiểu được rằng, cái gì đẹp, hay nó qua thật mau, cũng như đời người.

Chúng ta mới mở mắt đã chạy tỵ nạn và có một số người Việt Nam chưa được biết hết ba miền Nam, Trung, Bắc thì đã vội vã ra đi.

 Afficher l'image d'origine
Con đường về tuy gần mà xa, Con đường xa thì hình như nó gần lại khi chúng ta có dịp nhắc về nơi mà mình có bao kỷ niệm đẹp.

Trong mộng mị, hình như bóng dáng Sài Gòn nó còn ở mãi trong trái tim người Việt Nam xa xứ.

Caroline Thanh Hương

13 tháng Giệng năm 2016.



 NHÀ THỜ HUYỆN SỸ 3


“Nhất Sỹ” Lê Phát Đạt và gia tộc giàu hơn Bảo Đại

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hào phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Bốn đại gia này không chỉ giàu có nhất đất Sài Gòn mà còn là những người giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và xứ Đông Dương. Gắn liền với tên tuổi của bốn đại gia này là những giai thoại về sự giàu có đáng kinh ngạc…
Trong số đó, “Nhất Sỹ”  – Lê Phát Đạt, ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu là người giàu có bậc nhất, hiện vẫn được lưu danh cùng với công trình chứng minh cho khối tài sản khổng lồ của mình là nhà thờ Huyện Sỹ.

Huyện Sỹ có tên thật là Lê Phát Đạt. Ông sinh năm 1841 tại Cầu Kho, Sài Gòn. Tuy nhiên, quê quán ở Tân An, Long An trong một gia đình theo Công giáo. Thuở nhỏ, ông có tên là Sỹ và tên thánh là Philipphê.
Ông được các tu sỹ người Pháp đưa sang du học ở Pénang, Malaysia. Ở đây, ông Sỹ được học các ngôn ngữ: như tiếng La Tinh, tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Quốc ngữ.


Nhà thờ huyện Sỹ

Do tên của ông trùng tên với một người thầy dạy nên người thầy đã đổi tên Sỹ đổi tên thành Lê Phát Đạt. Khi về nước, ông Lê Phát Đạt được Chính phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi từ năm 1880 thì làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ.
Mặc dù đã đổi tên nhưng bà con lối xóm vẫn gọi ông bằng cái tên cúng cơm là Sỹ. Cũng bởi vậy, cái tên Huyện Sỹ Lê Phát Đạt đã gắn bó với số phận của ông. Mặc dù xuất thân trong một gia đình không quá giàu có nhưng đến đời của Lê Phát Đạt thì ông đã nhanh chóng trở thành người giàu có bậc nhất đất Sài Gòn.
Theo học giả Vương Hồng Sển trong cuốn sách “Sài Gòn năm xưa” thì việc phất lên nhanh chóng của ông Lê Phát Đạt có không ít yếu tố may mắn: “Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đầu giá”.
Học giả Vương Hồng Sến giải thích là: “Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận e nỗi quan và triều đình Huế khép tội theo Pháp. Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội… Không dè bởi đất không ai nhìn, nên Pháp lập Hội đồng Thành phố, Ủy ban Điền thổ rồi đưa nhau đi khám xét từng vùng. Đến chỗ nào địa thế tốt, thì những ủy viên bản xứ nhận là của mình: “Ùy” một tiếng! Đến chỗ nào nẻ địa thì lắc đầu, tiếp theo nói “Nông” cũng một tiếng! Chung quy chỉ học hai tiếng “Ùy”, “Nông” mà có ông Lê Phát Đạt lập nghiệp truyền tử lưu tôn. Trận bão năm Giáp Thìn, tức năm 1904, đất Gò Công bỏ hoang vô số kể, ai đủ can đảm chịu ra mặt đóng thuế thì làm chủ chính thức, mà có ai thèm đâu…”.
Thế rồi, nài ép Lê Phát Đạt, ông bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền. Ông trở nên giàu có nhanh chóng. Mặc dù giàu có như vậy, nhưng trong nhà ông Lê Phát Đạt có treo câu đối dạy đời: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách/Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ”.
Bên cạnh đó, cũng có những lời đồn rằng ngôi nhà lầu đồ sộ của Huyện Sỹ tại Tân An, nằm gần ngã ba sông Tân An và Bảo Định đã được cất trên thế đất hàm rồng nên gia đình ông trở nên giàu có, danh vọng bậc nhất thời đó.
Sự giàu có của ông Huyện Sỹ được mô tả rằng: khi đang xây nhà thờ Chợ Đũi, chính là nhà thờ Huyện Sỹ theo yêu cầu của giáo dân vùng Bảy Hiền, người ta đã cắt bớt một gian giữa của nhà thờ này để lấy tiền đó xây nhà thờ Chí Hòa.

Nhà thờ Huyện Sỹ đang trong quá trình xây dựng.


Hay người con trai của Huyện Sỹ là kỹ sư Lê Phát Thanh cũng bỏ tiền ra xây nhà thờ Hạnh Thông Tây, nằm ở góc Quang Trung – Lê Văn Thọ, Gò Vấp. Tất cả những ngôi nhà thờ này đều xây trên đất của Huyện Sỹ.
Ngày nay, nếu đi bằng xe máy từ nhà thờ Huyện Sỹ đến nhà thờ Hạnh Thông Tây phải mất gần một tiếng, đủ thấy vùng đất của Huyện Sỹ mênh mông chừng nào.
Không chỉ có thế, các con của Huyện Sỹ như bà Lê Thị Bính – mẹ của Nam Phương hoàng hậu, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều là những đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và Đồng Tháp Mười.
Riêng trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ thuộc hàng dân dã, không là “hoàng thân, quốc thích” được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.
Mức độ giàu có của gia đình Huyện Sỹ còn được đồn thổi là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. Vậy nên, mới có câu chuyện là vào năm 1934, nhân dịp gả cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu về Huế làm Hoàng hậu, Lê Phát An đã tặng cho Nguyễn Hữu Thị Lan một triệu đồng tiền mặt để làm của hồi môn.
Nếu quy đổi thì 1 triệu đồng lúc bấy giờ có giá vàng khoảng 50 đồng/lượng. Vậy nên món quà này tương đương 20.000 lượng vàng. Gia đình Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, rể của Huyện Sỹ cũng giàu có hơn Bảo Đại.
Trong đời làm vua của mình, vị hoàng đế thích ăn chơi Bảo Đại thường dùng tiền của vợ nhiều hơn của hoàng gia.
Sự giàu có của Huyện Sỹ Lê Phát Đạt cho đến nay vẫn còn lưu danh và đặc biệt là thể hiện một cách rõ nét qua các công trình xây dựng còn lại. Một trong số đó chính là nhà thờ Huyện Sỹ. Ngôi nhà thờ này đã được ông Huyện Sỹ hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng.
Tính theo thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 ngàn đồng bạc Đông Dương. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier.
Đến năm 1905 thì nhà thờ được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis, nay là đường Nguyễn Trãi và Frère Guilleraut, nay là đường Tôn Thất Tùng.
Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ.
Và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này. Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm.
Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse. Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức.
Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân. Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.
Nhà thờ có chiều dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng.



Vì vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt một gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá Granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic. Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn.
Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá Cẩm Thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.
Ngọn tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.

Hai quả lớn có đường kính 1,05 m do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0,95 m không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.

Ông huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này.
Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá Cẩm Thạch được trang trí hoa văn.

Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá Cẩm Thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.

Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài với tóc búi cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài.

Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và Anna Đỗ Thị Thao. Cho đến nay, công trình này vẫn được xem là một điểm đến thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc đời của đại gia giàu có bậc nhất đất Sài Gòn xưa.


Nhà thờ Huyện Sỹ ngày nay.


Nguồn: Đinh Minh

Afficher l'image d'origine

NHÀ THỜ  HUYỆN SỸ


Nhà thờ Huyện Sỹ là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, Quận Một, Thành phố Hồ Chí Minh


Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (ngàn) bạc. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của Linh mục Bouttier[1], đến 1905 thì được khánh thành, nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).


100_0299


Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi, do nhận bảo trợ của thánh Philipphê tông đồ, thánh bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ thánh Philipphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này.


100_0300


 Nhà thờ Huyện Sĩ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Matthêu Lê Văn Gẫm. Gần cổng chính còn có đài Thiên Thần bổn mạng và tượng đài thánh Giuse.


100_0302


Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các cha sở họ Chợ Đũi có thói quen dâng thánh lễ tại núi này cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.


100_0303


Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita (Iohannes Baptista) Dương Hoàng Thanh.


100_0309


Nhà thờ có chiều dài 40 mét, chia làm 4 gian [3]rộng 18 mét. Nhà thờ dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic mới.
Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philipphê bổn mạng nhà thờ bằng đá cẩm thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.
Tháp chuông nhà thờ Huyện Sỹ với chú gà trống Gaulois
Ngọn tháp chuông chính diện cao 57 mét kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong ngọn tháp có 4 quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905. Hai quả lớn có đường kính 1m05 do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0m95 không ghi người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.
Theo học giả Vương Hồng Sển, ông Huyện Sĩ, cũng có tên gọi là Lê Phát Đạt (1841-1900), người Cầu Kho, theo đạo Công giáo, tên thánh là Philipphê, thuở nhỏ tên là Sĩ, khi học La Tinh ở Cù lao Penăng gặp thày dạy trùng tên nên đặt tên là Đạt. Thời đó rất hiếm người biết chữ nghĩa (chữ quốc ngữ, chữ Hán) và nhất là tiếng La Tinh và tiếng Pháp, nên hầu hết những người được đào tạo từ trường dòng ra, đều được trọng dụng, trong đó có ông ông Lê Phát Đạt được cử làm thông phán. Ông phục vụ ở tỉnh Tân An nhiều năm
Tương truyền, buổi đầu Tây mới qua, dân cư thưa thớt, tản mác, thực dân Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận với giá rẻ mạt mà vẫn không có người mua, thế rồi họ ép ông Sĩ mua. Bất đắc dĩ, ông phải chạy bạc khắp nơi để mua. Không ngờ mấy năm liên tiếp được mùa, ông trở nên giàu có. Trong nhà ông có treo câu đối dạy đời:
Cần giữ kiệm, trị gia thượng sách
Nhẫn nhi hoà, xử thế lương đồ.
Thời đó có câu “nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”, vậy là ông đứng thứ nhất trong bốn người giàu nhất Sài Gòn và Nam kỳ. Thứ nhì là Đỗ Hữu Phương, làm tổng đốc, gọi là Tổng đốc Phương. Thứ ba là Lý tường Quan, người Minh Xương, tục danh là Hộ Xường, thứ tư là ông Hộ trưởng tên là Định, gọi là Hộ Định.
Ông huyện Sĩ mất năm 1900 trước khi nhà thờ xây xong. Sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa xác hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh như một nhà mồ.
Theo di chúc, phần tiền xây dựng nhà thờ trích từ 1/7 gia tài của ông, nên khi ông chết, việc thi công xây dựng vẫn được tiến hành một cách suôn sẻ. Nhà thờ rộng 18 mét, dài mới đầu dự tính là 5 gian, tức khoảng 50 mét. Lúc đó ở khu Chí Hoà, nhà thờ tạm bị hư hại trầm trọng, không có nơi cho bổn đạo thờ phụng, nên các giới chức trong đạo đã xin cắt bớt 1 gian ở nhà thờ Huyện Sĩ, lấy số tiền đó xây nhà thờ Chí Hoà (đến nay nhà thờ Chí Hoà vẫn còn, được tôn tạo nhiều lần, nên rất khang trang).
Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng và một vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920), với tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái)
Nhấp vao ảnh nhỏ để xem ảnh lớn