mardi 3 janvier 2017

Lê Thanh Hoàng Dân viết 40 năm sống tại Mỹ, được gì, và mất gì?


John Denver – Country Roads Lyrics


Almost heaven, West Virginia,
Blue ridge mountain, Shenandoah river,
Life is old there, older than the trees,
Younger than the mountains, growing like a breeze

Country roads, take me home
To the place I belong,
West Virginia,
Mountain mamma, take me home
Country roads

All my memories, gather round her
Miner's lady, stranger to blue water
Dark and dusty, painted on the sky
Misty taste of moonshine, teardrops in my eye

Country roads, take me home
To the place I belong,
West Virginia,
Mountain mamma, take me home
Country roads

I hear her voice in the morning hour she calls me
Radio reminds me of my home far away
Driving down the road I get a feeling
That I should have been home yesterday, yesterday

Country roads, take me home
To the place I belong,
West virginia,
Mountain mamma, take me home
Country roads

I hear her voice in the morning hour she calls me
Radio reminds me of my home far away
Driving down the road I get a feeling
That I should have been home yesterday, yesterday

Country roads, take me home
To the place I belong,
West Virginia,
Mountain mamma, take me home
Country roads
Take me home, country roads
Take me home, country roads
Songwriters: DANOFF, TAFFY / DANOFF, WILLIAM THOMAS / DENVER, JOHN / DANOFF, TAFFY / DANOFF, WILLIAM THOMAS
Country Roads lyrics © Warner/Chappell Music, Inc., BMG RIGHTS MANAGEMENT US, LLC, RESERVOIR MEDIA MANAGEMENT INC



 Mỗi người một hoàn cảnh về cái thủa ban đầu đến nước người.
Từ cái ngày mất nước, người trong nước Việt Nam và người ra đi đến bến bờ tự do có gì khác nhau?
Mời quý anh chị đọc bài tự truyện kể lại của tác giả
Lê Thanh Hoàng Dân

40 năm sống tại Mỹ, được gì, và mất gì?



Mùa đông đầu tiên ở Mỹ (1975-1976). Nếu không có người tình trăm năm đã theo tôi 56 năm nay, cuộc đời của tôi ở Mỹ sẽ ra sao? Tôi có đủ can đảm hy sinh chính mình, quên quá khứ, mạnh dạn sống cho tương lai?


(Bài 1)

Kỷ niệm 40 năm sống tại New York, tôi tự hỏi, mình được gì, và mất gì? Càng gần đến tháng Tư, câu hỏi này cứ lởn vởn trong đầu tôi. Nếu năm 1975 tôi ở lại, bây giờ tôi và con cháu tôi ra sao?

Trong nhiều năm tôi cố gắng quên quá khứ, để có thể tiếp tục sống với hiện tại và tương lai ở Mỹ. Cố gắng riết rồi tôi quên hẳn luôn quá khứ của mình. Có lúc tôi cũng quên luôn mình là ai, mình đã làm gì trước khi đến Mỹ. Tên Le Thanh Hoang Dan, hay Lê Thanh Hoàng Dân, tôi chỉ nhớ lại khi gặp người quen ở Cali, hay Sài Gòn. Lúc đi làm việc, tôi tên là Dan Le, hay Dan H. T. Le.

Những ngày hưu trí, đặc biệt sau khi Tổng Thống Clinton bỏ lệnh cấm vận, vợ chồng tôi đã trở về thăm lại quê hương, gia đình và bạn bè. Quá khứ từ từ trở về.  Từ từ tôi thấy rõ những gì tôi được, và những gì tôi mất. Khi trở về gặp lại bạn bè, hiểu được cuộc sống của họ, tôi mới hiểu rõ nếu tôi ở lại, có lẽ tôi cũng như họ mà thôi. Nói ra thì xấu hổ, lúc ở New York tôi nhớ quê hương, nhưng về thăm quê hương, lúc máy bay cất cánh bay về Mỹ, tôi lại thấy mình may mắn quá.

Tôi vẫn nhớ mình đã từng dạy học, viết văn và làm sách ở Sài Gòn. Thời tuổi trẻ tôi cũng nhiều lý tưởng, nên đã theo các đàn anh Giáo Sư Nguyễn Văn Bông và GS Nguyễn Ngọc Huy chống đối chánh phủ, mong muốn một chế độ tốt hơn cho quê hương. Thời ấy đã qua rồi.

Tôi cố gắng quên quá khứ đó, để thích nghi với cuộc sống mới. Những bạn cũ như Hoàng Ngọc Biên và Nguyễn Xuân Hoàng, tôi may mắn gặp lại lúc đến Cali, đều ngạc nhiên thấy tôi thay đổi, hoàn toàn thay đổi. Lúc đó tôi mới ý thức mình đã thật sự trở thành một con người khác, và thật sự đã từ bỏ quá khứ oanh liệt đó rồi.

Qua Mỹ, các bạn tôi vẫn còn làm báo tiếng Việt, viết văn, dịch sách, và liên hệ với giới văn nghệ hải ngoại. Họ nổi tiếng. Khi gặp lại họ, tôi cảm thấy mắc cở, như đã làm điều gì tội lỗi vậy.  Tôi thấy họ hay quá. Tôi đã bỏ cuộc, chịu thua, và thật sự bắt đầu lại. Thay vì tiếp tục sống như một người Việt Nam thời ở Sài Gòn xa xưa, tôi đã đổi mới, đã thích nghi, đã sống như một người Mỹ trung bình.

Quyết định bỏ hết quá khứ để bắt đầu lại không phải dễ. Bỏ hết quá khứ có nghĩa bỏ hết những gì làm nên giá trị cá nhân mình trong quá khứ.  Lúc sống ở Sài Gòn, đi đâu người ta cũng chào hỏi, thưa Thầy. Đi đâu cũng có người nhận ra tôi, là ông Quê Hương Mến Yêu, là chương trình TV tôi làm MC. Đi đâu người ta cũng nói về sách vở, và nhà xuất bạn Trẻ do tôi chủ trương. Bỏ hết, bắt đầu lại.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 1)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-1/10153126682768467

******

(Bài 2)

Tôi cố gắng nhớ lại quá khứ nhân cơ hội kỷ niệm 40 năm xa quê hương. Tuy nhiên vì 40 năm nay tôi cố quên, nên tâm trí tôi không muốn nhớ. Càng muốn nhớ, càng thấy đau lòng.

Hình như có một rào cản trong tâm linh muốn đè nén và chôn đi quá khứ. Lạ thật. Nếu không nhớ được lần này, có lẽ tôi sẽ không bao giờ còn có cơ hội nhớ lại nữa.

40 năm trước khi chúng tôi vừa đặt chân đến Mỹ, tôi cũng ở trong tâm trạng này, muốn quên quá khứ, để bắt đầu lại. Phải quên quá khứ mới có thể thích nghi được với cuộc sống hiện tại, và xây dựng tương lai.  Nói thì dễ, nhưng phải hơn 7 năm sau khi đến Mỹ, cuộc sống chúng tôi mới ổn định.

Chúng tôi may mắn đến Mỹ rất sớm. Chúng tôi thuộc đợt người Việt Nam đầu tiên đến New York vào năm 1975.  Sài Gòn mất  (được giải phóng) ngày 30 tháng Tư. Ngày 2 tháng 5 chúng tôi đã có mặt ở New York.

Vợ tôi làm việc cho ngân hàng Chase Manhattan ở Sài Gòn. Chase đã gởi một phó Giám Đốc ở Bangkok qua Sài Gòn đưa tất cả nhân viên ở đây di tản. Từ Sài Gòn chúng tôi bay qua phi trường Clark bên Phi Luật Tân, từ đó đi Guam, California, và rốt cuộc New York.  Nếu không có ngân hàng Chase giúp đỡ, cuộc đời tôi sẽ khổ lắm. 

Lúc chúng tôi đến, chưa có Cộng Đồng Việt Nam. Về điểm này, tôi không được như các bạn đến đây sau này, hoặc các cháu đến đây du học. Các bạn có một cộng đồng người đồng hương qua trước. Họ có kinh nghiệm sống ở đây. Những việc dễ như mua gạo, nước mắm, mua thức ăn Việt Nam ở đâu họ đều biết. Họ sẽ hướng dẫn các bạn. Khi chúng tôi đến, phải gần 2 tháng sau một người Việt Nam mới khám phá được nơi bán nước mắm, và gạo. Cô đã thông báo cho cả đoàn biết. Ai cũng mừng.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 2)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-2/10153126692433467

********

(Bài 3)

Ai sponsor (bảo trợ) cho nhân viên Chase? Chính nhà băng (ngân hàng) Chase bảo trợ. Chase đề cử một số nhân viên có chức quyền trong ngân hàng, mỗi người làm host (chủ nhà) đón nhận một gia đình nhân viên từ Sài Gòn.

"Host"  giống như một chủ nhà tiếp đãi khách.  Trong trường hợp chúng tôi chân ướt chân ráo từ một nước kém phát triển như miền Nam Việt Nam, rớt vô một xã hội văn minh, kỹ nghệ hóa, tiến bộ như Hoa Kỳ, host còn có nhiệm vụ giúp chúng tôi hiểu và hội nhập. Có nghĩa là giúp chúng tôi hiểu văn hóa, và tổ chức xã hội ở đây, cũng như hiểu một số kỹ năng để sống tự lập.

Sự khác biệt về văn hóa lớn quá. Lấy một thí dụ. Một ngày mùa hè nóng nực, Host rũ chúng tôi (vợ chồng con cái) đi chơi. Hôm đó host muốn cho chúng tôi đi thăm West Point trên núi. Đây là một trường quân sự nổi tiếng của Mỹ. Ở đây cảnh vật rất đẹp. Thấy Host ôm một đóng áo lạnh, vợ chồng con cái tôi xanh mặt, chạy vô nhà, ai cũng ôm một vài áo lạnh ra xe. Hóa ra Host om áo lạnh đi giặt. Chúng tôi tưởng trên núi lạnh lắm, giữa mùa hè, cả nhà ôm áo lạnh đi. Còn nhiều chuyện buồn cười như vậy, cho thấy những ngày đầu ở Mỹ khó như thế nào.

Như trên đã nói mấy tháng sau khi đến New York, một nhân viên Chase đã tìm được nơi bán gạo và nước mắm. Vợ chồng tôi ở rất xa thành phố. Muốn đi New York, chúng tôi phải đi xe lửa, xong lấy xe điện ngầm (Subway), xong đi bộ xa xôi mới mua được chai nước mắm đầu tiên. Nhân cơ hội host đi vắng, vợ chồng tôi nấu cơm, luộc hột gà (không biết hột vịt bán ở đâu) dầm nước mắm, ăn ngon quá. Mấy tháng chưa ăn cơm. Buổi cơm đạm bạc đầu tiên ở Mỹ ngon quá sức.

Nước mắm thơm với người Việt Nam chúng ta. Nhưng đối với người Mỹ họ không chịu nổi mùi này. Chúng tôi rất kỹ lưỡng mỗi khi rót nước mắm. Nhè nhẹ mở nút. Đổ một vài nhiễu nước mắm. Đậy nút lại chắc chắn. Lấy giấy lau kỹ miệng chai. Tình cờ người nhà của Host thấy được, kể lại cho Host. Tao thấy tụi nó ăn cái gì quí lắm. Chúng mở chai rất trịnh trọng. Còn lau chai sau khi đổ nước đó ra chén. Tụi nó quí nước này lắm. Không biết nước gì.

Có lần vợ tôi làm chúng tôi hú vía. Mấy tháng đầu tiên ở Mỹ tôi suốt ngày ngồi xem TV để tự học tiếng Mỹ. Host nói gì tôi cũng không hiểu. Tôi nói gì host cũng đoán chừng ý tôi thôi, lúc đúng lúc sai. Vợ tôi đã từng làm việc cho ngân hàng Chase ở Sài Gòn, nên tiếng Mỹ giỏi hơn tôi.

Mỗi ngày Nàng đi xe lửa xuống New York làm việc, chiều tối mới trở về. Hôm đó Nàng ngủ quên (hay lo ra không xuống đúng trạm?). Xe lửa chạy tới trạm cuối cùng ở tiểu bang Pennsylvania.  Đó là chuyến xe lửa cuối cùng. Một người Mỹ thấy Nàng lạc lõng ở sân ga, tội nghiệp, giúp gọi về Host ở New York. Host cũng không biết ga đó ở đâu, nên phải lấy bản đồ tìm đường đến đón Nàng về. Hôm đó tôi hú vía.

Kể từ đó Nàng nổi tiếng trên chuyến xe lửa giờ đó. Mỗi lần xe lửa ngừng ở trạm của Nàng, ai cũng nhắc nhở Nàng xuống xe. Người Mỹ rất hiếu khách. Họ thật tình thương và giúp đỡ người Việt Nam mình hội nhập vô xã hội.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 3)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-3/10153126703963467

**************

(Bài 4)

Chúng tôi sống với Host trong hơn 2 tháng, sau đó dọn nhà ở riêng. 2 tháng đầu tiên ở Mỹ sống chung với một gia đình người Mỹ trung lưu, giúp tôi hiểu nhiều hơn về người Mỹ và nước Mỹ. Kiến thức này rất quí, theo tôi suốt đời, giúp tôi kiên trì đeo đuổi giấc mơ Mỹ, lèo lái gia đình tôi  xuyên qua sóng gió, đạt tới bến bờ hạnh phúc ngày nay, 40 năm nhìn lại.

Gia đình của Host là di dân đời thứ 2. Có nghĩa là cha mẹ Host đã như tôi, được sanh ra ở nước ngoài, và tới Mỹ với một giấc mơ nhỏ bé, như tôi,  tìm một cuộc đời hạnh phúc cho mình và vợ con.  Tôi có đến thăm viếng cha mẹ họ, cũng như tôi nói không rành tiếng Mỹ. Cũng như tôi họ phải làm việc chân tay để sống.  (40 năm sau, tôi đã đậu hai bằng Thạc Sỉ, nên địa vị xã hội không tệ).

Người chồng góc Pháp. Người vợ góc Ý. Họ được sanh ra và lớn lên ở Mỹ, như đám cháu nội và ngoại của tôi sau này, 40 năm sau. Nhìn họ sống, hiểu hoàn cảnh của họ và gia đình họ, ở Mỹ và ở nước ngoài, rọi ánh sáng vào hoàn cảnh của chúng tôi, giúp tôi thấy rõ được con đường phải đi, những việc phải làm, để đổi đời, thực hiện giấc mơ Mỹ. Càng ngày tôi càng quyết tâm hơn, sẵn sàng muốn tìm việc làm, nhất quyết bắt đầu lại.

Nước Mỹ thật tuyệt vời. Nếu các bạn là di dân đến đây, sẵn sàng làm việc, cố gắng học hỏi, tôn trọng pháp luật, làm việc hợp pháp, các bạn được đảm bảo một đời sống dễ chịu. Làm việc được lương tối thiểu. mất việc được tiền thất nghiệp. Gia đình đông con, hay lương không đủ sống, có trợ cấp gọi là phiếu thực phẩm, để mua thịt. Ngày già được bảo đảm một nếp sống khả quan. Ai cũng được bảo đảm một đời sống đầy nhân cách.

Chúng tôi bình đẳng với nhau, da trắng,  da đen hay da vàng, da nâu. Như Obama nói, đây là đất nước của di dân, và sẽ mãi mãi là đất nước của di dân.  Ở đây, dù các bạn từ Việt Nam tới, các bạn cũng có cơ hội đồng đều như tất cả mọi người, không phân biệt màu da, tôn giáo, hay góc gác từ đâu tới. (Lẽ dĩ nhiên nếu các bạn còn ôm giấc mơ cụ Hồ, vượt Trường Sơn đánh Mỹ, các bạn có thể gặp khó khăn với dân Mỹ).

(Về điểm này xã hội Mỹ khác với xã hội Cộng Sản. Trước khi Cộng Sản giải phóng  (chiếm) Sài Gòn, nhà nào ở đây cũng có tiền. Năm 1975 Cộng Sản vô, đấu tố, đổi tiền, đánh tư sản, chiếm tài sản nhân dân ở đây, ai cũng nghèo, ăn bo bo mà sống. Ngày nay thời đổi mới, chỉ người Cộng Sản mới được quyền nắm giữ chức vụ chỉ huy, có quyền, và có tiền. Xã hội Mỹ tạo cơ hội đồng đều cho dân chúng. Xã hội Cộng Sản có lợi cho đảng viên Cộng Sản, gia đình họ, và nhóm bạn bè quen biết và làm ăn với họ. Họ nắm hết quyền, và nhờ quyền họ nắm hết tiền.).

Trong hơn 2 tháng sống với Host, tôi học được nhiều kỹ năng sống, để có thể ra riêng sống cuộc đời độc lập. Tôi hiểu tiếng Mỹ nhiều hơn, nói nhiều hơn.  Tôi hiểu nhiều hơn cách cư xử ở Mỹ, phép lịch sử tối thiểu để sống chung với nhau. Tôi biết ăn hot dog và hamburger, là hai thức ăn phổ biến, ở đâu cũng có bán. Tôi biết cách mua vé xe lửa, xe subway v.v.. Tôi biết xếp hàng đứng chờ tới phiên mình, biết nhường nhịn người già, người tật nguyền v.v..

(Văn hóa của Mỹ khác với văn hóa Việt Nam hay Trung Quốc. Vừa rồi tôi mổ cột sống, phải cầm gậy mà đi. Tới cửa, người Mỹ mở cửa nhường tôi đi trước. Một vài người có lẽ du khách từ Trung Quốc tới, chen lấn với tôi. Đó là sự khác biệt lớn lao về văn hóa của người dân Mỹ, và dân nước khác.

Người Mỹ không xả rác ngoài đường. Người Trung Quốc đến đây du lịch xả rác tùm lum, dơ dáy. Đi xem hoa, người Mỹ tôn trọng bông hoa, chỉ ngắm vẻ đẹp của hoa. Người Trung Quốc bẻ hoa, chà đạp lên hoa mà đi. Hai nền văn hóa Mỹ và Trung Quốc rất khác biệt. Nhờ sống chung với gia đình Host 2 tháng, chúng tôi sẵn sàng hơn trên con đường sống trên đất Mỹ).

Và chúng tôi dọn nhà về thành phố New York, để bắt đầu cuộc sống ở đây 40 năm nay. Nói theo kiểu Kim Dung, chúng tôi đã được các Sư Phụ truyền dạy Cửu Âm Chân Kinh. Và bây giờ đã tới lúc chúng tôi xuống núi, hành hiệp giang hồ, tranh giành một địa vị khả quan trên đất Mỹ.

Nói đúng hơn, định nghĩa cho thế giới biết thế nào là một người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi là thế hệ đầu tiên đến đây. Chúng tôi có bổn phận sống ra hồn, cho thế giới nể phục chúng ta. New York là một thế giới thu nhỏ, di dân tứ xứ đến đây sanh sống. Như lời trong một bài ca về New York, nếu các bạn thành công ở đây, các bạn có thể sống được bất cứ đâu trên đất Mỹ.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 4)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-4/10153117558678467

***********

(Bài 5)

Sống ra hồn. Sống cho thế giới nể phục người Việt Nam. Định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Nói thì dễ.  Làm rất khó.  Khi các bạn đọc những Trang FB của tôi như "Du lịch thế giới",  "Nước Mỹ nơi tôi đang sống",  "Việt Nam, Quê hương mến yêu", và "Lê Thanh Hoàng Dân đi tìm hạnh phúc", các bạn chỉ thấy kết quả của 40 năm sống ở Mỹ. Con đường đến đó mới gian nan và khó khăn.

Nhiều bạn nghĩ nước Mỹ là thiên đàng. Đây không phải là thiên đàng. Đây không phải là nơi các bạn đến để ở không hưởng phúc lợi xã hội. Ở Mỹ chỉ những người chịu khó làm việc, tuân thủ pháp luật, sống cuộc đời cần cù, chịu khó ăn học, mới thành công. Giấc mơ Mỹ chỉ đến với người làm việc, không bao giờ đến với người đến đây ăn bám xã hội, ở không muốn người khác cho tiền.

(Nước Mỹ cũng không phải địa ngục như báo chí Cộng Sản đã mô ta trước đây, thời còn chống Mỹ. Mỹ không phải là thiên đàng, nhưng chưa có nước nào cho cơ hội đồng đều cho dân chúng, bằng nước Mỹ. Chỉ tại Mỹ một người con của di dân một nước da đen xa xôi (Kenya) mới có thể được bầu làm Tổng Thống. Chưa có nước nào trên thế giới chấp nhận hơn 1.600.000 người Việt Nam sống, như Mỹ. Trung Quốc đô hộ Việt Nam 1,000 năm. Pháp đô hộ Việt Nam 100 năm. Các nước này không có được một cộng đồng Việt Nam như ở Mỹ.  Mỹ chỉ là một đồng minh chống sự bành trướng của Cộng Sản Tàu và Nga thôi, không  phải là một nước đô hộ chúng ta).

Tháng 7 năm 1975, hai tháng sau khi đặt chân đến Mỹ, vợ chồng tôi đã mướn nhà sống riêng, bắt đầu cuộc đời độc lập và tự do ở đây. Tôi đi tìm việc làm, xong vừa làm vừa học, xong làm việc Phố Wall, cần cù làm việc suốt đời. Ngày hưu trí tôi ở không chu du thiên hạ. Con cái của tôi đều sống riêng. 40 năm nhìn lại thấy cuộc đời ở đây hay quá. Giấc mơ Mỹ đã đến với tôi.

Nếu các bạn chỉ nhìn điểm bắt đầu và kết thúc, các bạn thấy tôi sướng quá. Nhưng vấn đề khó là quá trình làm việc và tranh đấu để đạt được ngày hôm nay. Một người nào đó đã nói rất đúng. Đời là một hành trình. Thú vị nằm ở hành trình, ở những việc làm hàng ngày, không phải ở điểm bắt đầu, hay điểm kết thúc.

Lúc ra riêng gia đình tôi nghèo lắm. Tôi đã ra đi với hai bàn tay trắng. Lúc dọn nhà, tôi vẫn chưa có việc làm. Xin việc làm đầu tiên thật gian nan. Đi tới đâu cũng bị chê. Xin việc lao động, cũng bị chê,  "Over-educated", thiếu kinh nghiệm. Không dám xin việc văn phòng, vì chưa đủ ngôn ngữ, kinh nghiệm.

Tuyệt vọng quá, tôi đi xin "Welfare" và "Food Stamps". Đó là những món tiền cho người nghèo nhất trong xã hội, giúp họ sống qua ngày, chờ lúc có việc (có job). Tuy nhiên khi tôi được chấp nhận những phúc lợi an sinh xã hội này, tôi đã tìm được Job (việc làm). Đó là một việc làm lương tối thiểu, làm nhiều, lương ít, làm việc rất cực khổ.

Tôi làm việc cho một công ty bảo vệ (security guards). Nói cho oai, chớ thật ra chúng tôi đâu có sức bảo vệ ai. Chỉ mặc đồng phục rất oai vệ,  đứng gác hãng bánh, bến tàu, các cao ốc ở đão Manhattan mà thôi. Khổ nhất là những lúc đi gác bến tàu. Lúc đó tôi phải làm việc một ngày 12 tiếng. Đi từ New York qua bến tàu ở tiểu bang New Jersey là 2 tiếng. Trở về cũng 2 tiếng. Mỗi ngày tôi chỉ ở nhà có 8 tiếng, để tắm rửa, ăn uống, và ngủ. Lúc tôi đi, ở nhà không có ai, vợ đi làm, con đi học. Lúc tôi về, ai cũng đã ngủ.

Ngồi gác bến tàu, mỗi ngày tôi ngó lưng của bà Nữ Thần Tự Do, nên những lúc chán nản, tôi thường nói Nữ Thần nầy ngó về phía Âu Châu, thiên vị người da trắng, không bao giờ chịu ngó về phía một người Việt Nam xấu số, do tình cờ của lịch sử được sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, nên phải đến đây chịu cực khổ như vầy.  (Bây giờ Cộng Sản gọi chúng tôi là khúc ruột ngàn dặm, nhưng lúc mới vô, họ coi chúng tôi như Mỹ-Ngụy, gia đình nào con cái cũng đấu tố cha mẹ, cũng có người đi trại tập trung cải tạo, cũng mất hết tiền xuyên qua các đợt đổi tiền, đánh tư sản).

Hãng tôi làm có nhiều trí thức các nước khác, đặc biệt những nước Đông Âu. Những lúc chán nản, tôi nói chuyện với họ. Người nào cũng kỷ sư bác sĩ hay giảng sư đại học, cũng như tôi đang vừa làm vừa học lại.  Anh chàng tôi thích nhất đã từng là giảng sư ở Tiệp Khắc, đã đậu bằng PhD Tâm Lý Học. Anh học cao hiểu rộng, lại giỏi về môn tôi từng dạy ở Sài Gòn, nên tâm đầu ý hợp. Nhờ nói chuyện với họ, tôi mới đủ can đảm mạnh dạn tiếp tục làm việc. Vừa làm vừa học như họ.

Hai năm đầu tiên ở Mỹ, tôi chưa dứt khoác hẳn với quá khứ. Tôi vẫn còn luyến tiếc thời dạy học, viết văn, làm sách ở Sài Gòn. Nên tôi đã học hơn 60 credit PhD Triết học ở đại học CUNY. Ngồi trong chòi canh ở bến tàu, tôi có nhiều thời giờ đọc sách. Học đại học ở đây đọc sách rất nhiều, nhất là môn Triết Học. Hơn 37 năm bỏ triết học, tôi đã quên gần hết những gì đã học, chỉ còn nhớ mình vất vả với Triết học Mỹ, hoàn toàn chú trọng đến những vấn đề về logic và ngôn ngữ (philosophy of language), tôi chưa bao giờ nghe nói tới ở Sài Gòn.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 5)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-5/10153117405668467

************

(Bài 6)

Các bạn có bao giờ nghe bài ca "Take Me Home, Country Roads"    (Đường làng oi, hãy đưa tôi về Nhà...) lần nào chưa? Đây là một bài ca nổi tiếng thế giới do John Denver ca, được phát hành vào mùa xuân năm 1971, và đứng nhì trên bảng xếp hạng, được cả thế giới yêu chuộng, bây giờ vẫn còn nổi tiếng.

Năm 2014 nó được Quốc Hội bang West Virginia biểu quyết chọn nó như "quốc kỳ"  (bài ca tiêu biểu) của bang này.  Trước đó năm 2010, tại đám tang của Thượng Nghị Sĩ bang West Virginia, đây là bài ca tiêu biểu nhất được trình diễn. Nó được ca ở tất cả những cuộc tranh tài thể thao, hay tập hợp ở các đại học bang này.

Bài ca này nói về tình thương đối với quê hương. Bài này nói về bang West Virginia, nơi chôn nhao cắt rún của một nhân vật tưởng tượng. Theo lời của bài hát, đây gần như là thiên đàng (Almost heaven).  Ngày nay ở đây có một hãng bia (beer) lấy tên "Gần như Thiên Đàng"  (Almost Heaven). Năm 2008, khi bà Clinton thắng Obama ở bang này, lời đầu tiên của bà là "You know, like the song says,  'It's almost heaven."  (Các bạn biết không, như lời của bài ca, thật gần như Thiên Đàng).

Bài ca này đã làm tôi khóc nhiều những năm đầu tiên tôi đến Mỹ. Lúc đó cứ mỗi lần nghe bài nầy trên Radio, tôi lại khóc. Bài ca nói về một miền đất ở Mỹ. Tuy nhiên khi nghe bài ca này, tôi lại nhớ tới Việt Nam. Tình thương quê cha đất mẹ trong bài ca gợi tôi nhớ tới quê hương xa xôi tôi đã bỏ lại.

Tình thương quê hương của John Denver đối với West Virginia, đó cũng là những cảm xúc của tôi đối với quê hương tôi bỏ lại những ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi quân đội Cộng Sản bao vây Sài Gòn chuẩn bị tấn công.

Một lãnh tụ thời đổi mới nói rất đúng. Ngày 30 tháng tư có triệu người vui, triệu người buồn. Trong lúc ở Sài Gòn, bây giờ là thành phố Hồ Chí Minh, Cộng Sản đang tưng bừng chuẩn bị ăn mừng, ngồi tại New York, nghe lại bản nhạc này, tôi buồn quá.  "Đường làng ơi, hãy đưa tôi về Nhà...". 40 năm đã trôi qua. Yêu cầu Cộng Sản thôi tuyên truyền. Hãy trả lại sự thật cho Lịch Sử.

Mời các bạn nghe bản nhạc này trên You Tube, được gần 10 triệu lần truy cập.

John Denver - Take Mẹ Home, Country Roads
https://www.youtube.com/watch?v=1vrEljMfXYo


Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 6)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-6/10153119817268467

*********

(Bài 7)

Những năm đầu sống tại Mỹ, có một vài bài ca làm tôi khóc nhiều. Tôi sống xa nhưng nơi nhiều người Việt sanh sống, như Cali, Texas v.v.., nên ít có cơ hội nghe nhạc Việt Nam. Nơi tôi sống, lúc đó bản "Take Me Home, Country Roads"        (Đường làng ơi, hãy đưa tôi về Nhà...) rất thịnh hành. Tôi đã nói về bản nhạc này trong bài trước. Ngoài bản nãy còn một bản khác cũng làm tôi khóc nhiều. Đó là bài “Don’t Cry For Me Argentina”  (Argentina ơi, đừng khóc cho tôi...).

Mặc dầu bản nhạc này không ăn nhập gì tới hoàn cảnh xa quê hương, vĩnh biệt miền Nam nơi tôi sanh, tôi không hiểu tại sao mỗi lần nghe Madonna ca bản này, tôi lại khóc sướt mướt như vậy. Có lẽ sự từ biệt của phu nhân Tổng Thống Argentina, yêu cầu đất nước của bà đừng khóc cho Bà, có lẽ tâm trạng đó giống với tâm trạng của tôi những ngày đầu ty nạn ở Mỹ. Đó là lời từ biệt, biết rằng mình sẽ vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại, nhưng không muốn những người từng yêu thương mình phải buồn.  Mỗi lần nghe bản này, tôi nghe như có ai nói "Đừng khóc cho tôi Sài Gòn ơi...", và tôi bắt đầu khóc.

Mời các bạn thưởng thức bản “Don’t Cry For Me Argentina” (Argentina ơi, đừng khóc cho tôi..) do Madonna trình bày. Đoạn Video do Madonna trình bày trong phim "Evita"  được 7,442,354 lần truy cập không còn xem được nữa.  Mời các bạn xem Video với link sau đây, được gần 800,000 lần  truy cập thôi, cũng do Madonna ca, nhưng không hay bằng trong phim:


https://www.youtube.com/watch?v=OpbRIP--r-o

(Nếu các bạn không truy cập được Video do Madonna trình diễn, mời các bạn truy cập Video này. Trong Video nữ ca sĩ Suzan Erens trình diễn bài này tại Radio City Music Hall New York. Video này được trên 4 triệu lần truy cập (tính đến tháng 4 năm 2015):

Don't Cry For Me Argentina do Suzan Erens ca ở New York

https://www.youtube.com/watch?v=-dlwVKm8ArQ    )

(Mãi sau này khi người Việt Nam đến Mỹ càng ngày càng đông, sinh hoạt văn nghệ khởi sắc, tôi mới có dịp nghe một vài bản nhạc về Sài Gòn, như trong các link sau đây. Buồn nhiều, nhưng tôi không khóc nữa.):

SÀI GÒN VĨNH BIỆT -Khánh Ly

https://www.youtube.com/watch?v=Q6adxJRteOM

Sài Gòn Ơi! Vĩnh Biệt - Ngọc Lan

https://www.youtube.com/watch?v=73WEtjQ2uxg

Sài Gòn niềm nhớ không tên - Ngọc Lan

https://www.youtube.com/watch?v=WM01wUyhaLo


Trong phim Evita Madonna (trong vai Evita)  đứng sau cửa sổ Dinh Tổng Thống Argentina, chào quần chúng và ca bản “Đừng khóc cho tôi Argentina..” (Don’t cry for me Argentina), cảm động quá. Bà thương nước Argentina, nhưng bị cancer giai đoạn cuối, và sắp vĩnh viễn ra đi.

Bà giải thích với quần chúng rằng Bà thương họ, không bao giờ muốn rời xa họ, rằng tất cả đều là phù du danh vọng hay tiền tài hay quyền hành. Tất cả đều là ảo vọng, chỉ trừ tình yêu của Bà đối với đất nước và dân tộc Argentina là thật mà thôi. Bà đã chết vì bệnh cancer lúc còn rất trẻ.

Khi đến thăm viếng thủ đô Buenos Aires, vợ chồng tôi có đến trước cửa dinh Tổng Thống chụp hình. Sau lưng vợ tôi là cửa sổ nơi bà đã từng đứng vẫy chào quần chúng và ca bản nhạc này. Cảm động nhiều. Thương tiếc cho một đời hoa sớm nở tối tàn. Cứ mỗi lần tôi nghe bản nhạc “Đừng khóc cho tôi..” là mỗi lần tôi khóc.

Evita là đệ nhất phu nhân của Argentina từ năm 1946 cho đến khi bà qua đời vào năm 1952. Lúc đó bà còn trẻ, đẹp, và được toàn dân Argentina thương tiếc. Bà ra đi để lại một sự tiếc nuối vô bờ của cả nước Argentina, và thế giới.

Bà được người dân Argentina thương tiếc, vì bà đã tranh đấu cho những người cô thế trong xã hội, tranh đấu cho Phụ nữ được quyền bỏ phiếu, tranh đấu cho quyền lợi giới lao động nghèo khổ, tranh đấu cho quyền lợi của những đứa trẻ mồ côi bị xã hội bỏ rơi, quên lãng.

Phim Evita do Madonna đóng vai chánh; bà đã đoạt giải thưởng cao quí Quả Cầu Vàng (Golden Globe) cho vai diễn này. Bản nhạc về Evita có câu làm tim tôi xúc động nhiều: “Đừng khóc cho tôi Argentina ơi..”. Phim Evita của Argentina “Eva Peron: A true story” (Câu chuyện thật về cuộc đời của Eva Peron) được đề nghị tranh giải Oscar phim hay ngoại quốc năm 1996. Kịch ca vũ nhạc “Evita” được trình chiếu khắp thế giới và đã thu được 2 tỷ đô la.

Ngày bà chết, chánh phủ Argentina ngưng tất cả mọi hoạt động chánh thức trong 2 ngày, và hạ cờ rũ xuống (half-staff) trong 10 ngày. Nhưng dân Argentina thấy những biện pháp để tang như vậy chưa đủ, chưa xứng đáng với niềm đau của họ. Vừa nghe hung tin, dân chúng đổ xô đến dinh Tổng Thống đứng chật đường, đám đông dày đặt kéo dài 10 block đường mỗi phía.

Khi xác của bà được dời đi, 10 người bị dẫm chết trong đám đông. 24 tiếng đồng hồ sau khi được tin bà chết, có hơn 2,000 người đã được đưa tới các bệnh viện trong thủ đô để cấp cứu, vì họ bị đám đông dẫm đạp bị thương lúc muốn tiến tới gần xác của bà, lúc bà đuợc dời ra khỏi dinh Tổng Thống đến Bộ Lao Động.

Đường xá Buenos Aires tràn ngập bông hoa tặng bà. Trong nhiều ngày liên tiếp tất cả những tiệm bán hoa ở Buenos Aires không còn hoa để bán. Và chính vì sự luyến tiếc và thương bà của nhân dân đã làm cho chánh phủ đổi ý, quyết định làm quốc táng cho bà mặc dầu bà không phải là Quốc Trưởng.

Đội thể tháo gia của Argentina đang dự Olympics ở Helsinki được tham gia một Lễ Truy Điệu đặc biệt tổ chức cho họ. Cả thế giới theo dõi sự ra đi của bà. Mặc dầu bà căn dặn trước khi vĩnh viễn ra đi, “Đừng khóc cho tôi Argentina ơi..”, cả thế giới đã khóc cho bà, cùng với Argentina.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 7)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-7/10153120718313467

*************

(Bài 8)

Lúc chúng tôi ra riêng, ở khu tôi ở có một vài gia đình người Việt Nam, cũng mới đến đây như tôi. Sống chung với đồng hương trong xóm cũng hay lắm. Thỉnh thoảng ngày nghỉ đi chợ, nghe họ nói tiếng Việt với nhau, tôi thấy trong lòng vui quá, đỡ nhớ nhà. Thời mới đến tôi nhớ nhà nhiều lắm. Mỗi lần nghe John Denver ca bản "Country road take me home"  (Đường làng ơi, hãy đưa tôi về nhà..." tôi khóc tức tưởi, rất buồn. Mỗi lần nghe Madonna ca bản “Don’t Cry For Me Argentina”  (Argentina ơi, đừng khóc cho tôi...), tôi lại nghe trong đầu như  có ai nói "Đừng khóc cho tôi Sài Gòn ơi...", và tôi bắt đầu khóc.

Lúc ban đầu trong xóm chỉ có vài gia đình ngân hàng Chase. Lúc đó nhân viên Chase Sài Gòn được chia làm hai nhóm định cư. Nhóm có lợi tức cao, gia đình ít con, mướn nhà ở một khu khang trang bên Hoboken, tiểu bang New Jersey, bên kia sông Hudson. Nhóm có lợi tức thấp, gia đình đông con,  mướn nhà ở một khu rẻ tiền hơn ở quận Queens thành phố New York. Gia đình tôi ở khu này, vợ chồng và 4 con ở chen chúc trong căn hộ (apartment)  2 phòng ngủ.

Dần dà người Việt Nam từ từ dọn đến khu tôi ở, vừa rẽ, vừa có sẵn một nhóm Việt Nam, vui lắm. Người Việt tới đông quá, nên tôi thường gọi đây là Xóm Việt Nam. Lúc đó chúng tôi đối xử với nhau như người Việt Nam sống xa quê hương, không phân biệt Công Giáo, Phật Giáo, hay địa phương gì cả.

Hoàn cảnh lịch sử làm chúng tôi hiểu nhau hơn, thương nhau hơn, đời sống tinh thần của chúng tôi phong phú hơn. Người Nam nấu ăn món Nam, xong mời bạn bè Bắc và Trung thưởng thức. Ngược lại, tôi cũng được các gia đình Trung và Bắc mời mọc, nên chúng tôi hiểu văn hóa của nhau nhiều hơn, chấp nhận nhau hơn lúc ở Sài Gòn.

Gia đình của tôi sau này là một nước Việt Nam nho nhỏ. Rể của tôi là người Bắc Hà Nội di cư. Dâu của tôi người Huế, chưa bao giờ biết Sài Gòn. Đặc biệt gia đình bên dâu của tôi gốc người Hoa (người Việt gốc Hoa). Đúng như một người nào đó nói, Mỹ là một "melting pot", một nơi hóa giải mọi khác biệt màu da, chủng tộc, và địa phương.

Nhờ sống chung với nhau trong xóm, nên chúng tôi ủng hộ tinh thần lẫn nhau, mạnh dạn bắt đầu lại. Chúng tôi cùng chung hoàn cảnh, nên hiểu nhau, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, nên mặc dầu sống dưới đáy xã hội, chúng tôi cũng chịu được. Ai cũng cố gắng tìm việc làm, ai cũng có gắng gởi thùng đồ về cho gia đình bên Việt Nam bán lại, sống lây lất với chế độ Cộng Sản.

Sống trong xóm Việt Nam vui lắm. Lúc đó trong xóm có hai bà, một bà đuôi và một bà què. Bà đuôi cõng bà què đi chợ, nói chuyện tiếng Việt inh ỏi, ngồi uống cà phê ngó ra cửa sổ nhìn cảnh tượng này, tôi thấy thương người Việt Nam mình vô cùng.

Nhờ sống gần nhau, nên mỗi dịp cuối tuần, các bà bày ra nấu ăn món này món kia, thí nghiệm cách dùng "ingredient" tìm được ở chợ Mỹ, để biến chế nấu nướng các món ăn Việt Nam. Đây là một kỹ năng quí giá, ai học được, hay nói đúng hơn khám phá ra được cách  nấu, truyền thụ và chia sẻ với các bạn trong xóm, nên cuộc đời dễ chịu lắm. Ở Mỹ mà còn ăn được thức ăn Việt Nam, lúc đó quí lắm.

Gần xóm tôi ở có một nhà thờ công giáo. Ở đây có một Cha người Việt từ Rome qua tỵ nạn. Nhờ ông tổ chức thỉnh thoảng người Việt Nam gặp nhau, ăn cơm Việt, ca hát tiếng Việt. Tinh thần Việt Nam trong xóm nhờ vậy đỡ cô đơn, sống lây lất qua ngày mấy năm. Mỗi lần tổ chức như vậy, vợ tôi nấu nướng một số thức ăn đem tới, con tôi tham gia văn nghệ giúp vui, cuộc sống như vậy cũng bận rộn, nếu không muốn nói là vui.

Tôi bận rộn nhiều, vừa học vừa đi làm. Cuộc đời chỉ dễ thở khi tôi dứt khoác với quá khứ dạy học, viết văn, làm sách ở Sài Gòn, để học MBA chuyên môn về vi tính áp dụng trong thương mại. MBA là Master of Business Administration (Thạc sĩ quản lý kinh doanh).  Hơn 35 năm trước, Phố Wall cần tự động hoá (automation), nên những người như tôi dễ kiếm việc làm lắm. Cuộc đời tôi thay đổi từ đó.

Các bạn trẻ muốn tới Mỹ học hoặc làm việc, các bạn có biết ưu điểm và điểm yếu của người Mỹ gốc Việt là gì không? Ưu điểm của chúng ta là cần cù, cố gắng làm việc, tinh thần trách nhiệm, làm việc hết mình, không so đo, cải cọ hay bực bội với sếp hay đồng nghiệp.

Ưu điểm của người Mỹ gốc Việt thế hệ tôi ra đi năm 1975, là chúng tôi đã có sẵn một mớ kiến thức đại học, nên dễ dàng học lại ở Mỹ. Học xong MBA, tôi còn học thêm nhiều "Advanced Certificate" về Tài Chánh (Finance), và Business Economics (kinh tế học áp dụng trong quản trị xí nghiệp) v.v.., nên khả năng chuyên môn được quí trọng ở Phố Wall lúc đó.

Ở Mỹ nếu các bạn tìm được việc làm đúng khả năng, lương bổng ở đây thoải mái lắm. Làm việc ở Phố Wall vài năm, lần vui nhất là tôi được hãng Consultant (Cố vấn, chuyên viên) nơi tôi làm việc thưởng một chuyến du lịch Âu Châu cho vợ chồng. Lúc đó họ nói là tặng chúng tôi "A trip for two"  (Một chuyến du hành cho 2 người), hay lắm.

Từ đó cuộc đời tôi đã đổi khác. Thú vui du lịch, đi, thấy, và hiểu thế giới bao la ngoài Việt Nam và Mỹ, bắt đầu nảy nở từ chuyến đi này. Từ Mỹ tôi bay qua London thăm viếng thành phố này, sau đó đi Pháp, Bỉ, Tây Đức, Áo, Ý Đại Lợi, và Paris, sau đó bay trở về Mỹ. Thật là một chuyến du hành mở mang kiến thức về thế giới.

Bây giờ nghĩ lại tôi thấy nước Mỹ không phải thiên đàng, nhưng cũng không phải địa ngục. Nước Mỹ hay nhất thế giới ở chỗ chấp nhận những người đến đây làm việc, cố gắng, cần cù. Đặc biệt họ đãi ngộ những chuyên viên, giúp đất nước nầy khá hơn. Các bạn nghe nói nhiều về một vài người Việt Nam thành công ở Mỹ, giàu có, tiếng tăm, quyền lực. Tôi chỉ là một người Mỹ trung bình, không quyền lực, không tiếng tăm, không giàu có. Nhưng tôi cũng sống được không khí tự do như mọi người. Đó là điểm son của xã hội Mỹ.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 8)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-8/10153121868278467

************

(Bài 9)

Sống 40 năm ở Mỹ có một lần tôi rất hãnh diện mình là người Việt Nam. Lúc đó là tháng Tư mấy năm trước. Đáng lý tháng tư là tháng buồn, nhưng năm đó hơn 50 người Mỹ gốc Việt quyết định đi cruise với nhau, đại náo vùng biển Caribe. Năm đó tàu Oasis Of The Sea vừa khai trương. Các bạn có nghe nói tới tàu này chưa?  Đây là tàu lớn nhất thế giới, đã phá nhiều kỷ lục thế giới về tàu cruise.

Tàu cruise nầy lớn bằng 5 lần Nhà Trắng (White House) ở Washington DC, lớn hơn tháp Eiffel của Pháp, cao bằng nhà lầu 20 tầng. Tàu đã phá vỡ  mọi kỷ lục về tàu cruise hiện nay.

Đêm thứ nhì của chuyến du hành trên tàu cruise này, hơn 30 tà áo dài Việt Nam tha thước lượn vòng quanh khu “Royal Promenade” (Lối đi dạo của Vua Chúa), vui quá.

Du khách hơn 35 quốc gia trên thế giới dừng lại ngắm nhìn trầm trồ áo dài Việt Nam. Một người Mỹ hỏi tôi, mấy bà nầy mặc quần áo nước nào vậy? Tôi hãnh diện trả lời, chúng tôi dân Mỹ, nhưng áo này là áo dài Việt Nam. Ai cũng khen đẹp.

Khu Royal Promenade (Lối đi đạo của Vua) rất đặc biệt. Con đường này có 9 quán ăn, quán rượu và tiệm cà phê. Các bà thích mua sắm có thể đi bát phố xem quần áo thời trang, nữ trang và mỹ phẩm. Các ông có thể xem tiệm bán máy chụp hình và máy điện tử. Tổng cộng có 8 tiệm quần áo, mỹ phẩm, nữ trang và máy điện tử.

Ai không thích đi dạo, thích ngồi ngắm nhìn người đẹp đi dạo qua lại, các bạn có thể ngồi trước cửa các quán ăn, uống cà phê, ăn bánh ngọt và xem người đẹp lượn vòng quanh, cuộc đời đáng sống lắm. Người Việt Nam trên tàu gọi khu này là phố Bolsa, vì đa số nhóm du lịch lần này đến từ Cali. Bolsa là một khu phố nổi tiếng của Little Saigon (Phố Sài Gòn Nhỏ).

Tôi và người tình trăm năm gọi khu này là đường Bonard, gợi chúng tôi nhớ tới những ngày xưa thời tuổi trẻ ở Sài Gòn, lúc chiến tranh chưa phủ màu tang tóc trên miền Nam của tôi, lúc còn trẻ thời học trò, chúng tôi thường ngồi tại quán kem ở đường Bonard hẹn hò, ăn kem, và nhìn đám trẻ khác lượn qua lượn lại, vui sống tuổi trẻ.

Khu Royal Promenade này rất đẹp và đặc biệt. Vòm trời bằng kiếng cho phép các bạn nhìn thấy cây cối của Central Park (Công viên Trung Ương). Ánh nắng mặt trời tự nhiên rọi xuống làm chúng tôi tưởng như mình đang đi dạo phố ngoài trời thật sự vậy, chớ không phải ở trong nhà.

Ngoài ra có một quán rượu gọi là rising tide (thủy triều dâng lên), quán này có thể đi từ từ lên tầng lầu trên Công Viên Trung Ương, và từ từ trở xuống, giúp các bạn cảm thấy chơi vơi bay bỗng ngồi nhậu rượu, cảm giác tuyệt vời lạ thường.

Trong khu này có trưng bày một chiếc xe hơi thời xưa cũ nhưng mắc tiền, ai cũng đến chụp hình vì khó thấy được một chiếc xe như vậy ngoài đường phố.

Xin chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh áo dài Việt Nam tha thước trong khu Royal Promenade lúc vợ chồng tôi đi bát phố ở đây, trước khi đi ăn tối, và đi nghe nhạc khiêu vũ sau bữa ăn.

http://lthdan.wordpress.com/2010/09/14/ao-dai-việt-nam-tren-tau-cruise-lớn-nhất-thế-giới/

https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/media_set?set=a.441717470100.225936.753265100&type=3


Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 9)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-9/10153122346528467

****************

(Bài 10)

Trong bài trước (Bài 8) tôi đã nói về một vài ưu điểm của người Việt Nam ở Mỹ, nhờ đó chúng ta dễ thành công ở đây. Nước Mỹ là một nước của di dân, và cần chuyên viên xây dựng đất nước. Dân Việt Nam mình đúng là di dân gương mẫu. Chúng ta chịu khó, cần cù, cố gắng học hỏi, không câu nệ. Thế hệ người Việt Nam ra đi năm 1975 phần đông là trí thức ở Sài Gòn, nên dễ học lại những chuyên môn nước Mỹ cần. Nhờ đó phần lớn chúng tôi đã thành công.

Các bạn có biết yếu điểm của người Việt Nam là gì không?  Theo tôi nghĩ, chúng ta "Việt Nam" quá, nên nhiều khi xung đột với xã hội Mỹ. Nếu các bạn đến đây ăn học, mà còn mơ giấc mơ bác Hồ, vượt Trường Sơn đánh Mỹ, tôi khuyên các bạn nên ở Việt Nam học thì hơn. Đến đây với thái độ đó sẽ xung đột với nhiều người lắm.

Có một lần một ông cán bộ đến Mỹ du lịch. Ông ta vô tiệm Phở ở đây ăn phở, mà miệng bô bô khoe mình có quyền và có tiền ở quê nhà. Suýt nữa ông bị đánh ngay tại tiệm. Đọc báo thấy thế hệ các Thái Tử Đảng thường mang tiền đến Mỹ xài ngông, tôi tội nghiệp cho họ, thấy họ không hiểu xã hội Mỹ quí trọng cái gì. Ở đây chúng tôi quí trọng những người cần cù làm việc. Không quí trọng những tay tham nhũng.

Thế hệ ra đi năm 1975 cố gắng quên quá khứ và bắt đầu lại. Cố gắng nhưng không phải ai cũng thành công. Những nơi cộng đồng Việt Nam đông đảo, người ta vẫn còn nhớ quá khứ nhiều. Chính vì vậy, họ khó thoát khỏi cộng đồng và hội nhập. Người Mỹ tôn trọng họ, vì ở đây xã hội tự do, nhưng sống quây quần với nhau nhiều quá, cũng có tác dụng không tốt. Chúng ta sẽ hội nhập chậm chạp vô xã hội. Sống chung trong cộng đồng Việt Nam, chúng ta vẫn giữ những thói quen tập tục người địa phương chống đối, như ăn thịt chó, cạo gió, đánh đập vợ con, v..v...

Tại New York, chúng tôi không ăn thịt chó, và cũng không có thịt chó để ăn. Tuy nhiên trong nhiều năm chúng tôi thích ăn tiết canh. Tôi có một người bạn, chuyên môn cắt cổ vịt sống, lấy máu để làm tiết canh. Mỗi lần anh nấu, anh mua sẵn con vịt, nhốt trong nhà. Khi anh cắt cổ vịt, con cháu thế hệ sanh ở Mỹ rủ nhau đến xem, và la lớn "Killer"  (Kẻ giết người). Từ đó về sau chúng tôi quyết định không giết vịt trong nhà, dần dà bỏ ăn tiết canh luôn. Lẽ dĩ nhiên sau này chúng tôi đọc nhiều bài báo cho biết hãy cẩn thận ăn máu sống, như tiết canh.

Yếu điểm của người Việt Nam mình là văn hóa quá khác biệt với người Mỹ, và không muốn thay đổi để hòa đồng, hay thay đổi chậm quá, nên khó hòa đồng. Lúc đậu xong MBA và bắt đầu làm việc, tôi thường gặp khó khăn trong các buổi họp, hay trong tiệc tùng cần xã giao.

Người Mỹ thảo luận hay. Ngôn ngữ họ lưu loát. Tôi nói tiếng Mỹ cũng khá lắm, viết cũng được, nhờ học đại học ở đây. Tuy nhiên tôi cũng gặp khó khăn ăn nói và thảo luận trước công chúng. Lúc làm consultant (Cố vấn, chuyên viên) cho một hãng ở Phố Wall, tôi là trưởng Nhóm, đại diện hãng tôi. Với tánh cách trưởng Nhóm, tôi được quyền mời các chức sắc của hãng nơi tôi làm việc ăn trưa, đi xem thể thao buổi tối, và nhiều trò giải trí khác. Tôi rất khổ sở với những hoạt động này, không cảm thấy thoải mái.

Nhiều người dùng những từ ngữ dao to búa lớn như "Mỹ Hóa" để nói tới sự hòa đồng với xã hội địa phương.  Họ dùng từ ngữ này để chưởi và miệt thị người Mỹ gốc Việt, muốn hòa động với xã hội Mỹ.  40 năm nhìn lại, tôi rất tiếc mình chưa Mỹ Hóa đúng mức, nên không thành công được như mong muốn.  Những năm ở Phố Wall, nếu tôi hòa đồng giỏi hơn với xã hội, có lẽ tôi sẽ thành công hơn, chớ không phải sống cuộc đời trung bình trong bóng tối như ngày hôm nay.

Mặc dầu vậy, tôi cũng hãnh diện phần nào. Đặc biệt trong các buổi tiếp tân, khi có người hỏi tôi từ đâu tới, tôi nói Sài Gòn. Tôi làm việc cần cù ai cũng thương. Chính vì vậy có lần tôi giới thiệu văn hóa Việt Nam cho nhóm bạn Mỹ. Lần đó tôi đã hướng dẫn cả nhóm đến chợ Tàu, ăn cơm Việt Nam, giới thiệu ẩm thực Việt Nam cho họ. Nghĩ lại cũng vui.

Có một lần tôi rất hãnh diện mình là người Việt Nam. Mấy năm trước tôi đã lấy tour du lịch thăm viếng miền Tây nước Mỹ như một du khách. Năm đó vợ chồng tôi kỷ niệm 50 năm ngày cưới. Anh hướng dẫn viên giới thiệu chúng tôi cho đoàn du khách quốc tế. Đây là Dân và Sophie. Họ là người Việt Nam. Họ đến từ New York, thành phố lớn nhất nước Mỹ, để kỷ niệm 50 năm hôn nhân. Cả đoàn vỗ tay.

Tôi không đủ hiểu biết để khuyên các bạn trẻ. Tôi chỉ nói trường hợp riêng của mình, với mớ kinh nghiệm riêng trong 40 năm sống ở đây mà thôi. Suốt 40 năm nay, tôi hình như có hai con người, với hai bậc thang giá trị khác nhau, chưa hội nhập hoàn toàn vô xã hội Mỹ được.

Trước hết tôi là một người sanh ra ở Sài Gòn, với nhiều đức tánh Việt Nam. Khi tới Cali hay Texas thăm bạn bè, tôi hành xử như người Việt Nam. Nhưng khi đi làm việc, tôi hành xử như một người Mỹ trung bình. Nói đúng hơn tôi cố gắng hết sức để hòa đồng, và có được những đức tánh của người Mỹ. Sống 40 năm tại Mỹ, hai người này vẫn là hai, chưa thành một.

Thế hệ con cháu tôi khá hơn tôi ở điểm này. Cháu của tôi sanh tại Mỹ nói tiếng Mỹ trong điện thoại, các bạn không biết được nó là Việt Nam. Tụi nó hiểu được văn hóa Mỹ hơn tôi, hiểu được âm nhạc, thể thao, tất cả. Còn cái gì Việt Nam trong chúng không? Còn. Chúng thương ông bà cha mẹ từ Việt Nam tới. Đặc biệt chúng thích thức ăn Việt Nam, phở, bánh cuốn, canh chua cá kho tô, cơm tấm sườn bì chả, thịt bò lút lắc v.v.., tất cả các món ăn Việt Nam được cha mẹ cho ăn từ thời tuổi trẻ.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 10)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-10/10153123986133467

**************

(Bài 11)

Sau khi đậu xong MBA, tôi làm việc ở Phố Wall, mua nhà, dọn ra khỏi Xóm Việt Nam, và bắt đầu cuộc đời hội nhập vô nước Mỹ. Thật ra ở New York, khí hậu lạnh và đời sống mắc mỏ, nên người Việt Nam mình không thích sống. Từ từ xóm Việt Nam không còn người Việt ở nữa. Ngày nay ở đó chỉ còn một gia đình chưa dọn đi mà thôi.

Rồi ngày tháng cứ lặng lờ trôi. Lúc đó tôi có một số bạn Việt Nam, cuối tuần nào cũng hợp nhau ca nhạc, đánh bài, uống rượu, sống vui, yêu đời. Nhờ có bạn Việt Nam cùng hoàn cảnh, nên cuộc đời chúng tôi càng ngày càng vui. Bạn của tôi đều là chuyên viên,  cũng như tôi muốn quên quá khứ, bắt đầu lại và hội nhập. Chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm sống, nhờ vậy càng ngày càng hội nhập tốt đẹp hơn.

Một anh bạn nói đùa về Nhóm ăn nhậu nầy, đây là Nhóm Bụi Đời Miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Bụi đời, vì chúng tôi thương nhau như thời trẻ, lang thang bụi đời mỗi dịp cuối tuần. Miền Đông Bắc Hoa Kỳ, vì chúng tôi lang thang dự tiệc khắp nơi ở vùng này. Ở đâu có tổ chức tiệc tùng, ở đó có chúng tôi. Cuộc đời như vậy càng ngày càng vui.  Trong tuần nói tiếng Mỹ, sống như Mỹ. Cuối tuần gặp bạn Việt Nam, ăn cơm Việt Nam, nghe nhạc Việt Nam, sống như Việt Nam.

Con cái của tôi lần lượt lập gia đình và ra riêng. Ở Mỹ người ta sống khác với bên nhà. Khi con cái lớn khôn, chúng nó thích sống riêng. Tự do hơn. Ở Việt Nam mình khó mua nhà, nên hai ba thế hệ thường sống chung một căn nhà chật hẹp. Ở Mỹ đám con của tôi có hai hoặc nhiều nhà, nên ai cũng ra riêng. Gia đình tôi trở thành một "empty nest", một ổ chim trống vắng, không còn chim con chiu chít nữa.

Lúc con tôi sắp lập gia đình, chuẩn bị ra riêng, ở Việt Nam đói rách, nên nhiều người Việt liều chết ra đi. Đó là phong trào thuyền nhân. Lúc đó ở New York có một cơ sở công giáo kêu gọi giúp đỡ các cháu Việt Nam ra đi một mình, trong tuổi đi học, bơ vơ xứ người.

Vợ chồng tôi đã mở cửa nhà giúp vài cháu thuyền nhân này một vài năm. Ở chung nhà với chúng tôi giúp các cháu hội nhập dễ dàng hơn vô đời sống ở Mỹ. Ở chung nhà nẩy sanh tình thương. Lúc đầu thương các cháu là người Việt Nam đồng hương, không may mắn, cần giúp đỡ. Sau thương như con. Chúng tôi cũng giúp cho một cháu lập gia đình. 40 năm nhìn lại, thấy cháu hạnh phúc, tôi rất vui.

Từ chỗ khóc vì hoàn cảnh lưu lạc xứ người mấy năm đầu ở Mỹ, tôi từ từ tìm được niềm vui ở đây, giúp thuyền nhân, và giúp đỡ bên nhà nữa. Từ mấy năm đầu chúng tôi đã giúp gia đình qua cơn nghèo đói của chế độ Cộng Sản. Họ ngăn sông, cấm chợ, đổi tiền, đánh tư sản, miền Nam trở thành đói rách. Chúng tôi thỉnh thoảng gởi tiền và thùng đồ để giúp bên nhà.

20 năm sau. Clinton bỏ lệnh cấm vận. Vợ chồng tôi về thăm lại quê hương.  Đời có nhiều bất ngờ quá. 20 năm trước khi ra đi tôi tưởng sẽ không có ngày về. Lúc đó Cộng Sản mạnh lắm. Đó là thế lực đang lên. Miền Nam cố gắng chận đứng họ. Nhưng miền Bắc được Tàu và Nga quyết tâm giúp đỡ, tiền, khí giới và cả nhân sự nữa, để đánh miền Nam, Cộng Sản hóa Đông Dương, và đe dọa cả Đông Nam Á. Năm 1975 tôi tưởng sẽ không có ngày trở về.

Khi máy bay hạ cánh trở lại phi trường Tân Sơn Nhất, tôi bật khóc. Đó là lần tôi khóc đầu tiên sau nhiều năm hết khóc, và vui sống ở Mỹ. 20 năm trước đó, tôi khóc khi nghe Madonna ca "Đừng khóc cho tôi Argentina ơi..", tưởng như nghe "Đừng khóc cho tôi Sài Gòn ơi..". Ngày trở về, tôi thật sự khóc cho Sài Gòn, lúc đó Cộng Sản đặt tên là Hồ Chí Minh.

(Ông là một cán bộ Đệ Tam Quốc Tế, lãnh tụ của Cộng Sản Việt Nam, đã từng gặp Lenin, và được Cộng Sản đệ Tam cử về cố vấn cho Hồng Quân bên Tàu. Tên Hồ Chí Minh xuất hiện hai năm sau cùng ông làm cố vấn cho Hồng Quân ở Trung Quốc. Mời đọc chi tiết trong bài của tôi về Hồ Chí Minh. Tôi không muốn chưởi hay tôn thờ thần tượng hóa ông này. Ông là một nhân vật lịch sử, đáng được Lịch Sử nghiên cứu khách quan. Tôi chỉ muốn tìm hiểu sự thật về Ông mà thôi, không thương, không ghét.).

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 11)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-11/10153126219978467

************

(Bài 12)

Lần đầu tiên về thăm lại quê hương, tôi thật sự khóc cho Sài Gòn. Khi máy bay hạ cánh ở phi trường Tân Sơn Nhất, lòng tôi thấy vui buồn lẫn lộn. Vui vì đây là lần đầu tiên sau 20 năm, tôi trở về thăm lại cố hương. Buồn khi thấy phi trường lớn nhất Việt Nam thua xa các nước máy bay đã từng ghé qua, như Đại Hàn và Thái Lan.    (Tôi đã ghé thăm Bangkok 5 ngày trước khi về Sài Gòn).  Năm 1975 miền Nam không thua hai nước này. Lý Quang Diệu có lần mơ ước Singapore được như Sài Gòn.

Lúc máy bay hạ cánh tôi nhìn ra cửa sổ,  thấy một cháu lính Cộng Sản ngồi dưới lều che nắng bên cạnh phi đạo, bảo vệ an ninh cho phi trường. Thấy cháu cực khổ tôi thương cháu quá.

Tôi thầm nghĩ, cháu nầy tưởng là mình đến giải phóng Sài Gòn và miền Nam đây. Cụ Hồ và đảng Cộng Sản đã nói với họ như vậy, và họ đã tin như vậy. Họ làm bổn phận,  nghe lệnh cấp trên. Chắc chắn cháu không biết được những gì Cộng Sản không muốn  cháu  biết, sự thật.

Tôi về thăm lại quê hương, rồi đi. Tôi thấy không có bổn phận phải nói sự thật cho ai biết cả, kể cả gia đình và bạn bè của tôi còn sống ở quê hương. Nói cho họ biết chỉ làm khổ cho họ mà thôi.

Tôi chỉ thấy tội nghiệp họ. 20 năm sau 1975,  thế giới đã đổi thay, cháu lính Cộng Sản nầy vẫn ngồi phơi nắng, tinh thần không biết có còn mơ giấc mơ cụ Hồ như thế hệ trước hay không? Giấc mơ gì? Giấc mơ Cộng Sản Hóa Đông Dương,  làm bàn đạp để Tàu và Nga đe dọa Đông Nam Á. Lẽ dĩ nhiên cụ chỉ nói giải phóng miền Nam, đánh Mỹ cứu nước, không nói thẳng thừng như tôi nói.

Tôi không tin cháu nầy hiểu rõ sự thật về cuộc chiến Việt Nam. Làm sao hiểu được sự thật, khi Cộng Sản nắm quyền tuyệt đối trên quê hương, nắm hết báo chí, truyền thanh, truyền hình, tất cả các hội đoàn, hay tổ chức dân sự v.v.. Cộng Sản giỏi về vấn để tuyên truyền.

Họ thắng cuộc chiến nhờ tuyên truyền. Họ làm cho mọi người tin họ yêu nước, kể cả dân Mỹ.  Không ai nghĩ chính họ đã cổng rắn cắn gà nhà, dọn đường cho Tàu hưởng mọi đặc quyền kinh tể ở Việt Nam như ngày nay. Ai nghĩ như vậy, họ sẽ gán cho nhản hiệu thế lực thù địch muốn xâm phạm an ninh quốc gia, và bỏ tù rục xương.

Năm 1994-1995, lúc tôi về, gia đình tôi thê thảm lắm. Phần lớn là vì cha mẹ đã làm công chức cũ, nên con cái thê thảm lắm. Cháu của tôi học xong đại học, ngồi sửa xe máy ngoài đường kiếm sống. Em tôi đã từng đậu cử nhân Luật đại học Sài Gòn, bây giờ bán nước mía, mì và hủ tiếu sống qua ngày.

Tôi trở về thăm lại quê hương năm Clinton "lift embargo"  (bỏ lệnh cấm vận). Sau đó thỉnh thoảng một vài năm tôi lại trở về. Trước là thăm và giúp đỡ gia đình, sau là du lịch, tìm hiểu về quê hương Việt Nam tôi chưa bao giờ biết.

Tôi sống ở Sài Gòn 38 năm trước khi đi Mỹ lập nghiệp. Nhưng do chiến tranh tôi chỉ sống lẩn quẩn ở thành phố, không du lịch được, không biết gì về quê hương Việt Nam. Nhờ trở về thăm lại quê hương tôi chứng kiến được sự thay đổi của đời sống dân chúng ở đây, nhờ bang giao Việt-Mỹ càng ngày càng đầm ấm.

(Nếu tiếp tục theo Cộng Sản và không đổi mới, bây giờ Việt Nam mình là một Bắc Triều Tiên thứ hai rồi).  Phải thành thật nhìn nhận Việt Nam có thay đổi, có tiến bộ, mặc dầu chậm chạp hơn láng giềng ở Đông Nam Á, nhưng có tiến bộ.

Về thăm lại quê hương, tôi nhứt quyết không hỏi chuyện nhiều, biết rằng gia đình tôi sẽ nói dối, tìm cách dấu diếm sự thật. Họ không muốn tôi buồn, hay tức giận. Về thăm nhà vài ngày tôi sẽ ra đi, họ sẽ ở lại lãnh đủ mọi trừng phạt của Cộng Sản, nếu tôi biết sự thật. Tôi hiểu vậy, nên cũng không hỏi gì.  Chính một người bạn thời trẻ của tôi, đã từng đi kháng chiến, nói riêng với tôi một câu úp mở, giúp tôi hiểu được sự tình. Mầy về chơi thì được, đừng ở lại.

Gia đình tôi mừng tôi trở về. Có thể nói thành phố này mừng tôi trở về. Có lần tôi thắc mắc không hiểu tại sao dân chúng ở đây biết tôi là Việt Kiều. Em tôi giải thích. Anh đứng giữa ngã tư phát tiền cho đám người ăn xin ở đây. Dân ở đây không ai có đủ tiền cho họ cả. Lúc đó tôi mới thấy mình không giống ai.

(Đó là những năm đầu đổi mới. Càng đổi mới, càng ngày càng có nhiều người Việt Cộng rất giàu. Bởi vậy người đời có câu: Việt Kiều không bằng Việt Cộng. Ý muốn nói Việt Cộng giàu và có quyền. Vừa có quyền, vừa có tiền. Ngày nay giấc mơ một vài cô gái ở Sài Gòn, là được lấy chồng Việt Cộng, thay vì Việt Kiều. Tôi sẽ bàn về vấn để tham nhũng ở một bài riêng.)

Nói ra thì mắc cở. Lúc ở New York tôi nôn nóng về thăm lại quê hương. Nhưng khi ngồi trên máy bay cất cánh khỏi phi trường Sài Gòn, tôi thấy trong lòng nhẹ nhõm. Lúc đó tôi mới hiểu, Sài Gòn là nơi tôi sanh. Nhưng Mỹ mới là nơi tôi sống, phải sống, sống được cuộc đời đáng sống.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 12)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-12/10153127563478467

***************

(Bài 13)

Nỗi đau lớn nhất của tôi 40 năm nay, là mất đứa con gái lớn những năm đầu lập nghiệp ở Mỹ. Đây là nỗi đau tôi còn giữ trong lòng hơn 38 năm nay. Thấy tôi vui, nhưng trong lòng tôi rất buồn. Mỗi tháng Tư, khi hoa bắt đầu nở, vợ chồng tôi đều tới thăm mộ của Lê Mỹ Hạnh, con gái lớn của tôi. Trên mộ vẫn còn ghi câu này:  "Ngàn đời thương nhớ".

Khi ra đi năm 1975, chúng tôi chỉ 6 người, vợ chồng và 4 đứa con. Sau hai năm sống ở New York con tôi không còn nữa. Dư luận lúc đó cũng sôi nổi lắm. Nhiều báo địa phương đều có đăng tin này. Các đài TV đều có loan tin.  Tập san People cũng có một bài đặc biệt về vụ này.

Có một cuốn sách được viết về vụ con gái tôi bị một người Mỹ khùng điên giết chết. Nếu các bạn tìm trên Google tên của tôi Lê Thanh Hoàng Dân (cô dấu hay không dấu) các bạn có thể thấy tên quyển sách này.  Khi tôi nói tôi ghét chiến tranh, tôi không nói đùa đâu. Tôi thật sự ghét cuộc chiến Việt Nam, và những hậu quả của nó.

Sách nầy tên "Aftershocks: A tale of two victims"  (Dư chấn: Câu chuyện hai nạn nhân) do tác giả David Howard Bain viết. Sách được tái bản nhiều lần. Thú thật với các bạn, cho tới nay tôi vẫn chưa có đủ can đảm và bình tĩnh đọc sách này từ đầu đến cuối, nên không phê bình được. Đây là nổi đau trong lòng tôi 38 năm nay, vết thương chưa lành.

Không thể nào hồi tưởng 40 năm sống tại Mỹ mà quên chuyện này. Nhưng tôi không dám nhớ. Không dám nghĩ tới nhiều. Đau lòng lắm. Tôi chỉ ghi lại cho đầy đủ mà thôi. Tim tôi không hận thù. Chỉ đau lòng cho số phận tỵ nạn hẩm hiu, sống dưới đáy của xã hội, cố gắng nhoi lên, nhưng hoàn cảnh quá khó khăn.

Sau khi con tôi chết, tôi thấy tất cả những gì tôi làm như học PhD Triết học, luyến tiếc quá khứ dạy học, viết văn, là phù du, không nghĩa lý gì. Và tôi đã bỏ hết tất cả để học chuyên môn nước Mỹ cần, tìm việc làm nhiều tiền, mua nhà ở khu trung lưu, đưa gia đình hội nhập mạnh hơn vô xã hội Mỹ.

Thỉnh thoảng tôi thấy sách cũ của tôi được ai đó tái bản, nhưng tôi quyết tâm quên quá khứ, nhắm mắt làm ngơ, dần dà quên luôn những đứa con tinh thần này.  Cũng như tôi cố gắng quên đứa con gái đã mất, tôi cũng cố gắng quên đi những đứa con tinh thần của mình năm xưa.

 Rất vui chúng vẫn chưa chết. Chúng vẫn sống cuộc đời riêng. Khi tôi thấy bìa một số sách đã xuất bản trước đây trên Internet, tôi rất vui. Nhưng đó là quá khứ tôi đã chôn vùi mấy chục năm rồi.

Tôi không còn đủ can đảm ngồi lại sửa chữa hay hiệu đính đống sách xưa. Vả lại tôi cũng không còn đầy đủ tất cả sách đã xuất bản. Như tôi nói đâu đó, khi ra đi, tôi đã để lại quê hương những gì đã làm ở quê hương. Tôi không còn thời giờ và sức khỏe để sống lại những ngày cũ nửa.

Nhớ lại 40 năm sống ở Mỹ (Bài 13)
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/nh%E1%BB%9B-l%E1%BA%A1i-40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-b%C3%A0i-13/10153128141828467

************

(Bài 14)

40 năm đã qua rồi. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu rồi. Nhưng ở Sài Gòn, Cộng Sản đang rầm rộ tổ chức ăn mừng ngày chiến thắng. Nhiều nơi trên thế giới, người Việt Nam đang khóc ngày "Quốc Hận".  Tôi viết loạt bài này không phải để đứng về phía nào trong cuộc chiến.

Tôi chỉ muốn nhân cơ hội này ghi lại quá khứ đau thương cuộc chiến đã gây ra cho đời tôi, và con cái tôi mà thôi. Tôi tin chắc cả thế hệ của tôi, trên tôi vài tuổi, trẻ hơn tôi vài tuổi, cả thế hệ của tôi đều bị cuộc chiến ảnh hưởng, ít hay nhiều, như tôi.

Tôi cũng không muốn qui tội cho Cộng Sản, và lý thuyết đấu tranh giai cấp, dùng vỏ lực chiếm chánh quyền, dùng giết chóc để giữ chánh quyền và cai trị đất nước. Họ đã làm chuyện nầy khắp thế giới, từ Lenin đến Stalin, Mao Trạch Đông và Pol Pot. Những chuyện họ làm, xin để Lịch Sử phê phán.

Một dư luận viên vô Blog của tôi khen cụ Hồ, nói cụ Hồ trước khi chết dặn đừng tắm máu miền Nam sau khi chiến thắng, do đó Cộng Sản không làm như Pol Pot. Những chuyện đó có thật hay không, xin để Lịch Sử phán xét. Cộng Sản sai hay đúng, có phải họ đã cổng rắn cắn gà nhà, bị Nga và Trung Quốc lợi dụng tạo ra cuộc chiến này không? Chuyện đó Lịch Sử sẽ trả lời. Tôi nhỏ bé quá, chỉ còn sống nhiều lắm vài năm nữa thôi, tôi không có ý định bỏ phí thời giờ chống đối họ.

Mục đích tôi viết loạt bài này là để nhớ lại một vài chuyện đã xảy ra trong 40 năm sống tại Mỹ.  Nếu lần này tôi không nhớ được, quá khứ và cuộc đời của tôi ở đây sẽ bị chìm trong lãng quên. Những khó khăn hội nhập của tôi. Thảm kịch gia đình tôi, hậu quả của cuộc chiến, sẽ biến mất như mây khói. Bài học và những trải nghiệm của tôi sẽ coi như vô nghĩa, không giúp ích gì cho ai cả.

Bài học của tôi quí giá vô cùng. Nói ra nhiều bạn sẽ chống đối. Dư luận cho rằng dù ở đâu chúng ta cũng phải Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam quá ở nước ngoài không phải là khôn ngoan đâu. Dù các bạn sống ở Nga hay Tàu, hay Mỹ, các bạn cũng phải tôn trọng phong tục tập quán của người địa phương.  Nếu không dư luận người địa phương sẽ chống đối lại bạn.

Sau khi tôi đậu MBA và hội nhập được vô xã hội, có lần tôi lái xe Lexus, mặc suit (diện bộ đồ lớn) tìm đường tới khu Việt Nam ở New Jersey. Đây là một tiểu bang gần New York. Lúc đó chưa có GPS nên dễ lạc đường lắm. Tôi hỏi một anh chàng Mỹ trắng đường tới khu Việt Nam ở đây. Sau khi chỉ đường, anh ta nói nhỏ với tôi, tới đó anh hãy coi chừng. Tôi hiểu ngay ý nghĩ thầm kín của người địa phương đối với các cộng đồng thiểu số. Thông thường ở đó thường xảy ra nhiều chuyện lôi thôi với pháp luật, người địa phương ngại lắm.

Nhìn ra cộng đồng người Việt Nam ở nhiều nước khác trên thế giới, những nước như Anh, Cộng hòa Czech (Séc), hay Nga, các bạn thỉnh thoảng đọc tin tức về xung đột giữa họ với người địa phương, và cảnh sát.

Do đó 40 năm nhìn lại, tôi thấy chúng ta nên thận trọng không chưởi nhau bằng cách nói, anh Nga quá, anh Mỹ quá, anh Tàu quá. Sống ở nước ngoài, chúng ta phải khuyến khích lẫn nhau hội nhập, chấp nhận phong tục tập quán địa phương, và làm tốt, trở thành công dân nước đó hãnh diện.

Tôi chỉ có ý kiến nhỏ bé vậy thôi, không trách Nga hay Mỹ hay Tàu. Chuyện lịch sử, xin để Lịch Sự phán xét. Bàn cờ thế giới, với những tay chơi cờ, vẫn y nguyên 40 năm sau. Ở Âu Châu, vẫn anh chàng Nga muốn xưng hùng xưng bá, như mấy trăm năm nay, từ thời Nga Hoàng (Sa Hoàng hay Czar), tới thời Cộng Sản, và hậu Cộng Sản. Ở Á Châu có anh Tàu, từ mấy ngàn năm trước đến nay. Đó là địa chánh trị.

Cụ Hồ hay Ngô Đình Diệm hay ông Thiệu gì, cũng chỉ là những con chốt (tốt) trên bàn cờ quốc tế đó thôi, không hơn không kém. Không có mấy cụ đó, thì các tay ngồi chơi cờ cũng dựng lên nhiều cụ khác đóng vai trò chốt, để họ thí, đơn giản thế thôi.

Chuyện quê hương đất nước bây giờ xa vời đối với tôi. Tôi còn vài năm nữa để sống, nên chỉ còn thời giờ và sức khỏe lo cho riêng mình mà thôi. Nói ra thì giống như ích kỷ. Sự thật là vậy. Ngày nay, lịch hẹn trong tuần của tôi toàn ghi nhà thương và bác sĩ. Hết gấp bác sĩ này tới bác sĩ kia. Thỉnh thoảng có dư luận viên vô Blog của tôi nói đại khái, hãy làm gì cho đất nước. Già gần chết rồi mà làm gì được?  Xin cho tôi hai chữ bình yên.

40 năm nhìn lại tôi mất gì, được gì? Mất nhiều lắm. Mất con gái lớn. Mất cả quá khứ sống ý nghĩa. Đó là khoảng đời tôi sống vì lý tưởng, làm những việc tôi yêu thích, đóng góp thật sự cho đất nước.

Nghĩ cho cùng, nếu năm 1975 tôi ở lại, chưa chắc tôi còn giữ được những thứ này. Giáo sư Lê Trọng Vinh, bạn thân của tôi, cựu Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Huế, năm 1975 quyết định ở lại, sau này vượt biên, cả gia đình chết hết, chỉ còn một đứa con trai sống sót.

Đổi lại tôi được gì? Được một đời sống tự do, không sợ hãi. Được sự yên bình và bảo đảm tài sản tôi có, sẽ không có ai đến tịch thu. Không ai nói tôi bóc lột họ, nên họ phải nổi dậy lấy tài sản của tôi chia cho người nghèo, như Cộng Sản thường làm tất cả những nơi họ chiếm được chánh quyền.

Được gì nữa? Được tương lai tươi sáng cho con cháu, mặc dầu gốc Việt Nam, nhưng bây giờ là công dân Mỹ, sẽ sống cuộc đời của một công dân Mỹ, không bị Tàu, hay Nga gì bắt nạt cả.

Để kết thúc loạt bài này, tôi xin cầu chúc quê hương tôi bỏ lại mọi điều tốt lành. Chúc Việt Nam trở thành một đất nước đáng sống, tự do thật sự, công bằng thật sự, độc lập thật sự. Tôi vẫn theo dõi tin tức bên nhà. Chúc biển Đông thôi nổi sóng. Chúc những tin đồn về thoả thuận giao Việt Nam cho Tàu cai trị ở Thành Đô, chỉ là tin đồn. Chúc quê hương tươi sáng hơn, mạnh hơn, đẹp hơn.

Tôi cũng chúc hơn 3 triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi hiện còn sống ở hải ngoại được đời sống vững bền hơn. Chúc các bạn và gia đình hội nhập thành công vô xã hội địa phương. Chúc các bạn vẫn nhớ chúng ta là con rồng cháu tiên, đã có lần sống chung trên quê hương khói lửa. Mặc dầu bây giờ chúng ta là công dân nhiều nước trên thế giới, nhưng chúng ta vẫn cùng chung một nguồn gốc. Chúc các bạn nhiều thành công và hạnh phúc.

Cảm ơn đã đọc hết loạt bài này.

40 năm sống tại Mỹ,  được gì, và mất gì?
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/40-n%C4%83m-s%E1%BB%91ng-t%E1%BA%A1i-new-york-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-g%C3%AC-v%C3%A0-m%E1%BA%A5t-g%C3%AC/10153102380443467


Mời xem hình ở những Album sau đây:

Kỷ niệm những năm đầu tỵ nạn tại Mỹ (1975-1978)
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.647617782038147.1073742201.441529119313682&type=3

Kỷ niệm 7 năm đầu tiên ở Mỹ (1975-1982)
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.647870108679581.1073742203.441529119313682&type=3

Kỷ niệm thăm con cháu ở Chicago (năm 2014)
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.647850155348243.1073742202.441529119313682&type=3

Một ngày mừng sinh nhật thật vui
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.648098021990123.1073742204.441529119313682&type=3

Kỷ niệm những ngày vui với con cháu ở Mỹ
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.648113191988606.1073742205.441529119313682&type=3

Những ngày tuổi trẻ của cháu nội và ngoại
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.648166591983266.1073742206.441529119313682&type=3

Kỷ niệm đón Mẹ từ Việt Nam đến thăm viếng con cháu
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.648263151973610.1073742207.441529119313682&type=3

40 năm sống tại Mỹ: Những năm Tự Do
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.648282431971682.1073742208.441529119313682&type=1

Nhớ nhóm bạn Việt Nam
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.648568538609738.1073742209.441529119313682&type=3

Dẫn con trai và cháu nội về thăm lại quê hương
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.648646645268594.1073742210.441529119313682&type=1

Kỷ niệm một lần đoàn tựu gia đình ở Sài Gòn
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.648720758594516.1073742211.441529119313682&type=3&uploaded=28

Dắt con trai và cháu nội về thăm mồ mã Ông Bà
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.649266481873277.1073742212.441529119313682&type=3

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire