mercredi 4 octobre 2017

Nghe đọc truyện về miền Nam, sông Mékong và Cần Thơ với tác giả Nguyễn Vĩnh Long Hồ và Ngô Thế Vinh.

Một trong những truyện mà Quán Ven Đường của chú Huỳnh Chiếu Đẳng, tôi thích nghe nhất là những câu chuyện về miền Nam Việt Nam, trong đó có những kỷ niệm của những anh chị viết rất thật với nhiều kinh nghiệm và hình ảnh của quá khứ mà họ đã nhìn, nghe và sống qua những chuỗi ngày thật dài tại miền đất đó.
Truyện Mékong, Dòng Sông Nghẽn Mạch tuy dài, nhưng nghe không biết chán, hồi hộp vì sự mạo hiểm của tác giả.
Kính mời quý anh chị nghe 2câu truyện  dưới đây và 1 truyện đã post.
Caroline Thanh Hương


Trường Xưa Bạn Cũ của tác giả Nguyễn Vĩnh Long Hồ.

Truong Xua Ban Cu Nguyen Vinh Long Ho.mp3 28578

tt  
 Nghe và đọc truyện "Con chó vện và người tù cải tạo " Nguyễn Vĩnh Long Hồ.

và câu chuyện phóng sự  


Buổi lễ trao giải Văn Việt 2017 tại Sài Gòn, ngày 3/3/2017. (Ảnh do nhà văn Ngô Thế Vinh cung cấp)




Hai tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, của bác sĩ Ngô Thế Vinh, vừa được trao giải Văn Việt 2017.
Hai tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, của nhà văn, bác sĩ Ngô Thế Vinh, vừa được trao giải Văn Việt 2017, ngày 3/3, tại Sài Gòn.
Theo tin VOA nhận được từ nhà văn Ngô Thế Vinh hiện đang ở California, Hoa Kỳ, ông được nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Giải Văn Việt trao quyết định tặng Giải Đặc biệt cho hai tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Hai tác phẩm này đã được đăng trên Văn Việt năm 2016.
Vì không thể về Việt Nam trực tiếp nhận giải thưởng này, nhà văn Ngô Thế Vinh đã ủy quyền cho nhà thơ Lý Đợi tiếp nhận và đọc diễn từ nhận giải thưởng Văn Việt 2017.
Nhà thơ Lý Đợi thay mặt nhà văn Ngô Thế Vinh đọc diễn từ trao giải thưởng. (Ảnh do nhà văn Ngô Thế Vinh cung cấp)
Nhà thơ Lý Đợi thay mặt nhà văn Ngô Thế Vinh đọc diễn từ trao giải thưởng. (Ảnh do nhà văn Ngô Thế Vinh cung cấp)

Ngoài ra, nhà văn Ngô Thế Vinh sẽ nhận số tiền thưởng mang tính tượng trưng trị giá 2.000 đôla Mỹ.
Trong diễn từ nhận giải thưởng ngày 3/3, nhà văn Ngô Thế Vinh viết: “Hai tác phẩm đó viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu cư dân thuộc 7 quốc gia ven sông. Hai tác phẩm đó không chỉ chất chứa nhiều dữ liệu, nhưng qua đó tôi cũng muốn chuyển tải thông điệp mang tính dự báo về ý đồ hiểm độc của Trung Quốc và những tranh chấp không thể tránh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong.”
Bìa sách Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng của nhà văn Ngô Thế Vinh
Bìa sách Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng của nhà văn Ngô Thế Vinh

Sau khi được Nhà Văn Nghệ xuất bản tại Nam California năm 2000, tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng của nhà văn đồng thời là bác sĩ y khoa và nhà biên khảo Ngô Thế Vinh, nguyên gốc thuộc Nhóm Bạn Cửu Long, đã được độc giả khắp bốn phương tiếp đón nhiệt tình.
Vào năm 2014 Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng được Việt Ecology Press cùng với nhà xuất bản ở Việt Nam là Nhà Xuất bản Giấy Vụn tái bản lần 3, dạng không chính thức. Trong "Thay lời dẫn đầu," tác giả Ngô Thế Vinh viết: “do đụng tới những vấn đề nhạy cảm, nhất là với nước lớn Trung Quốc, tác phẩm sẽ không thể nào xuất bản ở Việt Nam trong một tương lai gần khi mà bối cảnh chánh trị vẫn không có ổn định và cả chưa có tự do ngôn luận như hiện tại.”



Bìa sách 'Dòng sông nghẽn mạch' của nhà văn Ngô Thế Vinh
Bìa sách 'Dòng sông nghẽn mạch' của nhà văn Ngô Thế Vinh

Tác phẩm Dòng Sông Nghẽn Mạch do Văn Nghệ Mới xuất bản năm 2007 tại Nam California, Hoa kỳ, là tập bút được thực hiện sau một số chuyến đi nghiên cứu thực địa từ Vân Nam Trung Quốc, xuống đến các quốc gia có liên quan như Lào, Thái Lan, Cam và Đồng bằng sông Cửu Long. Vào năm 2012, tác phẩm này được nhà xuất bản Giấy Vụn cho ra mắt ở Việt Nam.
VOA - Việt ngữ đã thực hiện cuộc phỏng qua email với nhà văn Ngô Thế Vinh, nhân dịp ông nhận được giải thưởng cao quý này:
VOA: Thưa bác sĩ, theo ông, việc Văn Việt chọn ông, tác giả của 2 tác phẩm về Mekong, có ý nghĩa gì?
NTV: Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, là hai tác phẩm viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu cư dân thuộc bảy quốc gia ven sông. Hai tác phẩm đó không chỉ chất chứa nhiều dữ liệu, nhưng qua đó tôi cũng muốn chuyển tải thông điệp mang tính "dự báo" về ý đồ hiểm độc của Trung Quốc và về những tranh chấp không thể tránh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong. Và dự báo ấy với thời gian đang được chứng nghiệm. Hậu quả những tranh chấp ấy đang làm cho Cửu Long Cạn Dòng và Biển Đông Dậy Sóng. Sự kiện một Diễn đàn độc lập như Văn Việt quan tâm đến và trao giải cho hai tác phẩm mang tính "nhạy cảm và tế nhị" đối với tình hình ở trong nước Việt Nam hiện nay, đó là một quyết định rất có ý nghĩa và là một vinh hạnh cho người viết.
Sông Mekong đoạn gần Tam giác Vàng
Sông Mekong đoạn gần Tam giác Vàng

VOA: Có bao giờ 2 tác phẩm này được xuất bản trong nước, hay được tổ chức nào trong nước, đề nghị xuất bản chưa? Ông có sẵn lòng xuất bản trong nước cho độc giả Việt Nam không?
NTV: Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000), và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007), cho dù đã được xuất bản và tái bản ở hải ngoại từ hơn một thập niên trước, nhưng cho tới nay vẫn không được chấp nhận bởi các nhà xuất bản "chính thống" ở trong nước. Lý do đưa ra là "những khó khăn không thể vượt qua", đó là yếu tố Trung Quốc, mà cho đến nay vẫn cứ là điều cấm kỵ. Cái yếu tố căn cơ đó đang huỷ hoại con sông có chiều dài hơn 4,800 km và đe doạ nguồn sống của hơn bao nhiêu triệu cư dân trong lưu vực. Yếu tố đó còn là nút chặn cả tự do học thuật của Việt Nam.
Trong nghịch cảnh ấy, cả hai cuốn sách về Sông Mekong/ Cửu Long vẫn được một nhà xuất bản "lề trái" trong nước mang tên "Giấy Vụn" lần lượt cho ra mắt 2012, 2014 và dĩ nhiên là phổ biến rất hạn chế trong điều kiện vô cùng khó khăn và cả nguy hiểm nữa cho những bạn trẻ chủ trương nhà xuất bản. Cũng cần phải ghi nhận ở đây là các bạn trẻ chủ trương Nhà Xuất Bản Giấy Vụn, họ đang đi những bước đầy thử thách nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng là hướng tới "quyền tự do xuất bản" vốn không thể thiếu cho sinh hoạt viết và đọc.
Và riêng nhóm chủ trương Diễn đàn Văn Việt, chỉ trong năm 2016 đã cho upload / xuất bản trên mạng của Diễn đàn toàn tập hai cuốn sách Mekong kể cả dạng Audiobook, góp phần không nhỏ trong việc phổ biến thông tin về những con đập thủy điện Mekong và những bước khai thác huỷ hoại hệ sinh thái phong phú của một con sông huyết mạch chỉ đứng thứ hai sau con Sông Amazon.
Sông Mekong, đoạn đi qua tỉnh An Giang, Việt Nam.
Sông Mekong, đoạn đi qua tỉnh An Giang, Việt Nam.

VOA: Ông tiên liệu gì về số phận của Mekong trong tương lai; và cuộc sống của vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long?
NTV: Kể từ 1995, cách đây 22 năm khi Nhóm Bạn Cửu Long [là tiền thân của Hội Sinh Thái Việt hiện nay] lần đầu tiên lên tiếng báo động về những bước khai thác huỷ hoại và phát triển không bền vững trên Sông Mekong, khi biết Trung Quốc đang có kế hoạch xây một chuỗi 14 con đập thuỷ điện Bậc thềm Vân Nam trên dòng chính Sông Mekong; tôi đã thực hiện các chuyến đi khảo sát dọc theo con sông, và cũng đã đặt chân tới con đập Mạn Loan 1,500 MW là con đập lịch sử, con đập dòng chính đầu tiên trên sông Lancang-Mekong vừa được xây xong (1993). Và cho tới nay, Trung Quốc đã xây xong 6 con đập thuỷ điện dòng chính khổng lồ Vân Nam trong đó có hai con đập lớn nhất: con khủng long Nọa Trác Độ/ Nuozhadu 5,850 MW và con Đập Mẹ Tiểu Loan/ Xiaowan 4,200 MW (lớn gần gấp ba và gấp đôi con đập Hoover 2,000 MW của Mỹ giữa bang Nevada và Arizona trên sông Colorado), và theo Fred Pearce, chuyên gia môi sinh Đại học Yale thì về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thuỷ điện của họ trên sông Lancang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong và con sông Mekong đã trở thành tháp nước và là nhà máy điện của Trung Quốc.
Với chuỗi những con đập Bậc Thềm Vân Nam và nay cộng thêm 12 dự án đập Hạ lưu (9 của Lào, 2 của Cam Bốt), và hiện đã có 3 dự án Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng đang được triển khai ở Lào và có 2 trong 3 con đập ấy là do các công ty xây đập Trung Quốc.
Theo lượng giá 2010 của Toán Đặc Nhiệm Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược / Strategic Environmental Assessment thuộc International Center for Environmental Management / ICEM [Úc] thì những con đập dòng chính Hạ lưu sẽ gây ra những tác hại dây chuyền nghiêm trọng như: (1) Làm biến đổi dòng chảy; (2) Gây nguy hại tới nguồn cá và an toàn thực phẩm; (3) Đe doạ tính đa dạng của hệ thuỷ sinh; (4) Thay đổi toàn hệ sinh thái của dòng sông; (5) Giảm trữ lượng phù sa làm mất cân bằng dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, các vùng ven biển; (6) Ảnh hưởng sút giảm trong sản xuất nông nghiệp nhất là cho hai vùng châu thổ Tonlé Sap, ĐBSCL; (7) Làm tổn hại vĩnh viễn nếp sống văn hóa cổ truyền dân cư Mekong trong vòng mấy thập niên tới.
Không phải chỉ có sự huỷ hoại từ những con đập thuỷ điện, còn phải kể tới kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ Sông Mekong của Thái Lan, kế hoạch đặt mìn phá đá các khúc ghềnh thác của con Sông Mekong của Trung Quốc và Thái Lan để mở rộng thuỷ lộ giao thông... với thời gian đó là những bước huỷ hoại tích lũy không thể đảo nghịch.
Có thể nhắc lại vài hậu quả nhãn tiền: những năm gần đây, ngay cả Mùa Mưa, con Sông Tonle Sap không còn đủ sức tiếp nước cho Biển Hồ -- như trái tim của Cam Bốt đang cạn dần; năm 2016 vừa qua ĐBSCL đã không còn Mùa Nước Nổi và bị hạn hán khốc liệt... Sự kiện Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Trung Quốc xả nước từ hồ chứa con đập Cảnh Hồng/ Jinhong để cứu hạn cho ĐBSCL đã là một tín hiệu rất bi đát.
Một đập thủy điện ở Lào.
Một đập thủy điện ở Lào.

Vậy mà chỉ mới đây thôi, trong tuần lễ vừa qua, tại Diễn đàn Khu vực các bên liên quan (Regional Stakeholder Forum) và Dự án thuỷ điện Pak Beng họp tại Luang Prabang ngày 22.2.2017, TS Phạm Tuấn Phan, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Uỷ hội Sông Mekong (CEO / MRC Secretariat) khi trao đổi với phóng viên Lê Quỳnh, báo Người Đô Thị đã phát biểu: "Thuỷ điện không khiến dòng Sông Mekong sẽ chết. Tôi nghĩ chúng ta nên hiểu rõ điều này trước đã".

Ông Phạm Tuấn Phan 62 tuổi, sinh quán Hà Nội, [là anh của Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Uỷ viên Bộ Chính Trị Việt Nam] có bằng tiến sĩ vật lý và điện toán từ Đại học Belarus thuộc Liên Xô cũ, một học vị rất ít liên quan tới lãnh vực môi sinh, thuỷ học sông ngòi và các hệ sinh thái. Là Giám đốc điều hành Ban Thư ký Uỷ hội Sông Mekong mới hơn một năm, ông Phan mang hai căn cước: căn cước của một công dân Mekong, căn cước của một công dân Việt Nam, dù với căn cước nào, thì phát biểu của ông trong khi chưa có những kết quả tham vấn khả tín mà ông đã vội vã vui mừng với một tuyên bố khẳng định: "Các thuỷ điện trên Sông Mekong không khiến dòng Mekong sẽ chết" đó là một nhận định nông cạn thiếu cơ sở khoa học, gây tác hại cho nỗ lực bảo vệ Sông Mekong của bao nhiêu tổ chức bảo vệ môi sinh bấy lâu và cả rất thiếu trách nhiệm với các cộng đồng cư dân Mekong trong đó có Việt Nam cũng chính là đất mẹ của ông, nơi mà những người nông dân "đang khốn đốn muốn chết", một số đã bỏ đi tha phương cầu thực là điều rất dễ thấy. Riêng với Bắc Kinh, con chủ bài đang khống chế toàn lưu vực Sông Mekong và cả các Công ty xây đập đa phần là từ Trung Quốc, chắc chắn phải cám ơn ông Phạm Tuấn Phan, một tiếng nói có quyền lực từ Uỷ Hội Sông Mekong đang bênh vực họ.

Ý kiến của bạn

Diễn đàn này đã đóng.

Tất cả các bình luận (6)

  • Nguyên Hoàng
    07/03/2017 01:18
    Chung tôi muốn đọc hai tác phẩm đó thì mua ở đâu, đọc thế nao ?
  • quyen len tieng
    06/03/2017 00:41
    Các bạn nghĩ thử coi giải thưởng này có gì để nhắc đến ngoài lời cảnh tỉnh triệu triệu lương dân VN về thảm họa trước mắt. Làm sao mưa có thể xảy ra nếu không có chuỗi nguyên do trước đó nhỉ? Thiệt khó hiểu làm sao!
    Dù sao muộn còn hơn không. Vậy. Chúc may mắn.
  • Nguyên Giao
    04/03/2017 10:18
    Dr. Ngô Thế Vinh has provided real facts in detailed writing to counter Mr. Phạm Tuấn Phan's alternative facts. It's rather clear that the bottleneck is the communist government of Vietnam which - relying on China's support - dares not to utter a word to halt China's obviously brutal scheme to strangle affected countries on lower lands where Mekong river water passes through before going out to sea. The Vietnamese communist party must be removed from ruling Vietnam before the Vietnamese people can take appropriate measures to take back the control of their living environment.
  • VietCongmenyeu-Paris
    04/03/2017 05:55
    Thế lực phản động này gớm thật, hai tác phẩm thiếu nghiên cứu một cách khoa học mà dám kết luận là sông Mekong sẽ chết, lại còn toa rập dùng nó để làm chính trị nữa. Khoa học là thế này: Tất cả hiện vật trong trời đất liên quan lẫn nhau hợp thành một chuỗi thức ăn "chaine alimentaire", mất đi một là các sinh vật liên hệ sẽ chết, sông Mekong mà chết thì Việt Miên Lào Thái sẽ chết và không còn cung cấp lúa gạo cho Tàu nữa thì Tàu cũng sẽ chết. Vì thế TQ&VN đang lo thịnh vượng chung, không để sông Mekong chết và sẽ biến biển Đông thành con đường tơ lụa. Các bạn dân chủ không có dân, không có đất, không có sông, không có biển cắm dùi mà cứ hoang tưởng thành bệnh. Hãy quăng cái giải "Văn Học Rẽ Tiền" vào sọt rác là thượng sách.
  • Nhan Ngo
    03/03/2017 11:29
    Phạm tuấn Phan .Có phải là người Việt Nam ?????
  • Minh Đức
    03/03/2017 08:58
    Trích: "Nhà Văn Nghệ xuất bản tại Nam California năm 2000, tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng" Cuốn sách báo động về sông Cửu Long sẽ bị cạn dòng vì các đập thượng nguồn được phát hành cách đây 16 năm. Trước cuốn sách này, tại hải ngoại cũng đã có các bài báo nói về nguy cơ này. Có thể nói là đã có tiếng nói về nguy cơ về sông Cửu Long bị cạn dòng từ 20 chục năm nay. Năm 2016 nạn hạn hán xảy ra cùng với hiện tượng sông Cửu Long cạn dòng. Lúc đó báo trong nước đăng tin có một ông tướng nào đó đi xem xét xem có thể làm hồ chứa nước ở đâu đó để khi sông Cửu Long cạn dòng thì có nước xả ra để dùng. Việc làm này đáng lẽ là chính phủ Việt Nam phải lo từ cách đây 20 năm, nghĩa là từ lúc các nước bắt đầu có dự án xây đập ở thượng nguồn chứ không phải đợi cho sông cạn dòng rồi mới nghĩ đến việc làm hồ chứa nước. Cai trị là tiên liệu. Cai trị mà đợi cho sông bị cạn dòng rồi mới lo đi làm hồ là không biết tiên liệu. Cai trị mà chiếm đất phi trường để làm lợi riêng để đến khi phi trường muốn mở rộng thì không còn đất là không biết tiên liệu. Cai trị mà để cho thành phố bị ngập lụt rồi mới lo chống lụt là không biết tiên liệu. Không biết tiên liệu là không có khả năng cai trị.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire