jeudi 8 mars 2018

Đâu là sự thật về tàu hàng không mẩu hạm USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng.

tt


Quan hệ giữa nước Mỹ và nước Việt Nam, hình như lúc nào cũng đem đến nhiều sôi nổi.
Thời gian qua nhanh, dòng người tỵ nạn của những năm 1975, nếu còn lại đời sau cũng băn khoăn chuyện một tàu chiến Mỹ lại được phép vào một hải cảng quân sự như Đà Nẵng với mục đích gì.
Kính mời quý anh chị nghe một trong những lời bàn của báo Người Việt và sau đó đọc thêm lời commentaires để thấy ý kiến của dân chúng nghỉ sao về việc này.
Nên nhớ, chưa bao giờ có một quốc gia cường mạnh nào giúp nước nhược tiểu mà không có điều kiện trao đổi mà không có lợi cho họ.
Cám ơn báo Người Việt đã luôn gửi đến chúng tôi những trang phóng sự có nhiều hình ảnh quý đẹp.
Ngoài tin từ báo Người Việt, mời quý anh chị đọc thêm những bài cùng chủ đề viết từ báo pháp.
Caroline Thanh Hương
tt tt

USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng: Những điều đáng chú ý

Hà Tường Cát/Người Việt










Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson neo đậu trên vịnh Đà Nẵng. (Hình: Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội)
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) –  Trưa Thứ Hai, giờ Việt Nam, hải đội Hàng Không Mẫu Hạm Tấn Công số 1 (Carrier Strike Group 1) của Hải Quân Mỹ gồm hàng không mẫu hạm Carl Vinson (CVN-70), tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG-57) và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer (DDG 108) đã vào vịnh Đà Nẵng khởi đầu chuyến thăm Việt Nam 4 ngày.
Các chiến hạm Mỹ nhỏ hơn đã nhiều lần đến Việt Nam trước cũng như sau 1975 nhưng đây là lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm chủ lực của Hải Quân Mỹ vào bến Việt Nam.
Tháng Năm, năm 1964, ba tháng trước khi xảy ra biến cố Vịnh Bắc Bộ mở đầu các chiến dịch oanh tạc của máy bay Mỹ ở Việt Nam, chiếc hàng không mẫu hạm nhỏ USS Card (CVE-11) chỉ được dùng như một tàu vận tải đã vào cảng Sài Gòn chở máy bay và trực thăng đến cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi bị người nhái Việt Cộng đặt chất nổ đánh chìm xuống sông Sài Gòn, tàu Card được trục lên kéo qua Philippines và Nhật sửa chữa để sử dụng trở lại.
Từ 1964 đến 1975, hơn 20 hàng không mẫu hạm được luân phiên điều phái đến thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam chỉ hoạt động ngoài khơi cách bở biển khoảng 100 hải lý, tại hai khu vực Yankee Station ngang Đồng Hới và Dixie Station ngang Bình Thuận, không bao giờ vào cảng.
Hơn 40 năm sau, hàng không mẫu hạm Carl Vinson bây giờ đến Việt Nam bằng một chuyến thăm viếng hữu nghị, tuy nhiên không đơn giản là một chuyến thăm viếng ngoại giao bình thường của chiến hạm hải quân đến các cảng nước ngoài.
Điểm đáng chú ý ở chỗ Mỹ và Cộng Sản Việt Nam đã là cựu thù, đến nay mau chóng trở thành đối tác do có những lợi ích và mối quan tâm chung trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc.
Cọng Sản Việt Nam chưa thể là đồng minh của Mỹ theo đúng nghĩa, không phải vì hận thù quá khứ mà vì vị thế địa lý chính trị của mình. Nằm sát bên một nước có uy lực kinh tế và sức mạnh quân sự quá lớn, Việt Nam phải tìm cách tránh tổn hại chắc chắn do xung đột, trong khi cố bảo vệ được chủ quyền và độc lập của mình bằng đường lối ngoại giao khôn ngoan cân xứng với tất cả các nước.
Dù cho hải đội mẫu hạm Carl Vinson có sức mạnh lớn lao thế nào, chuyến thăm viếng Đà Nẵng không nhắm mục tiêu quân sự và không hề có ý nghĩa là sự hiện diện quân lực quy mô nhất của Mỹ ở Việt Nam kể từ 1975.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink diễn tả được giá trị chính xác của sự kiện: “Chuyến thăm là cột mốc quan trọng mang tính biểu tượng trong mối quan hệ song phương của hai quốc gia chúng ta và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập.”
Nếu thực tế quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh luôn luôn là rất phức tạp thì mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng cường đều đặn. Người ta nhận thấy Tổng Thống Trump tìm cách thay đổi hay xóa bỏ hầu hết các chính sách và thành quả của chính quyền tiền nhiệm nhưng điều ấy không xảy ra với trường hợp Việt Nam. Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc được mời đến tòa Bạch Ốc cuối Tháng Năm năm ngoái và chuyến thăm viếng đúng thời điểm thuận lợi ấy dễ dàng góp phần hiệu quả vào việc thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác toàn diện đã được xác lập năm 2013 dưới thời chính quyền Obama.










Một nữ thủy thủ trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson chụp hình vịnh Đà Nẵng. (Hình: Getty Images)

Ý kiến đưa một hàng không mẫu hạm Mỹ vào thăm Việt Nam được đề ra từ ngày đó và được thực hiện theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước nêu trong tuyên bố chung Việt Mỹ Tháng Mười Một năm ngoái khi Tổng Thống Donald Trump gặp Chủ Tịch Trần Đại Quang ở Hà Nội. Sau này Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis chỉ thỏa thuận lại các chi tiết để công bố chính thức trong chuyến đến Việt Nam hồi Tháng Giêng năm 2018. Nhưng chính quyền Việt Nam đã biết chắc chắn việc này từ lâu. VNExpress dẫn lời bà Lê Thị Thu Hạnh, phó giám đốc Sở Ngoại Vụ thành phố Đà Nẵng: “Suốt 6 tháng qua, các cơ quan trung ương cũng như địa phương đã phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch chi tiết đón tiếp đoàn Hải Quân Mỹ hơn 5,000 người của ba chiến hạm.”
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng nói: “Chuyến thăm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực.”
Mọi người đều thấy việc hải đội Carl Vinson đến Đà Nẵng là một phần trong nỗ lực chung của  hai nước nhằm ngăn chặn bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông và có thể Bắc Kinh khó chịu với hành động này. Nhưng AP dẫn nhận định của ông Lê Hồng Hiệp thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore thì Bắc Kinh sẽ không coi chuyện này là quá trầm trọng: “Trung Quốc hiểu rất rõ chiến lược xích gần giữa Mỹ và Việt Nam là do thái độ quyết đoán quá đáng của họ ở Biển Đông. Nhưng Trung Quốc cũng hiểu rằng khó có thể Việt Nam dám hợp tác quân sự với Mỹ để chống họ.”
Theo ông Hiệp: “Mặc dù chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Carl Vinson đa phần có ý nghĩa tượng trưng và không đủ để làm Trung Quốc thay đổi thái độ, nhưng vẫn là cần thiết để chuyền đi tín hiệu rằng Mỹ vẫn còn có mặt tại Biển Đông.”
Quan điểm này đã được Giáo Sư Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam đã từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc nêu ra trong môt cuộc phòng vấn của BBC.
Giáo Sư Thayer tóm tắt hai ý nghĩa chính trong chuyến thăm Đà Nẵng của mẫu hạm USS Carl Vinson: “Thứ nhất, Mỹ đang chứng tỏ sự hiện diện của Hải Quân trong khu vực để trấn an các quốc gia trong vùng rằng nước Mỹ dưới thời Tổng Thống Trump không tách rời khu vực. Thứ hai, Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Hải Quân Mỹ ở Biển Đông, miễn là sự hiện diện đó góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực. Nói cách khác, có sự đồng thuận về lợi ích chiến lược của hai bên trong việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không.”
Greg Poling thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS đồng ý kiến với dự doán của Giáo Sư Thayer cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố sự kiểm soát của họ trên 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Ông Poling cảnh báo rằng Mỹ sẽ bị “đứng ngoài cuộc chơi” ở Biển Đông nếu không có gì hơn việc thực hiện các chuyến hải hành bảo đảm tự do hàng hải (FONOP). Chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson như vậy phần nào thể hiện hành động tích cực hơn.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết một đoàn cán bộ liên ngành gồm 15 người thuộc Bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng và chính quyền thành phố Đà Nẵng, theo lời mời của Tòa Đại Sứ Mỹ, đã lên thăm tàu. Xuất phát từ sân bay Đà Nẵng đoàn đã xuống thăm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trong hai ngày 3 và 4 Tháng Ba khi đang ở hải phận quốc tế gần quần đảo Hoàng Sa ngoài vùng biển Đà Nẵng.
Trong những ngày lưu lại Đà Nẵng, hải đội Carl Vinson có nhiều hoạt động cộng đồng, tham dự các trận đá banh, bóng chuyền và trình diễn âm nhạc tại Cầu Rồng và công viên Biển Đông. Hai chiến hạm hộ tống, tuần dương hạm USS Lake Champlain và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer cặp bến cảng Tiên Sa nhưng hàng không mẫu hạm USDS Carl Vinson bỏ neo ngoài vịnh cách bờ khoảng 1km. Báo giới và một số cán bộ, công chức cùng dân chúng sẽ được mời lên thăm các tàu.
Trong buổi trình diễn trước dân chúng thành phố Đà Nẵng tập trung đông đảo tại Cầu Rồng tối Thứ Hai, cô thủy thủ Evinly Kershan, nữ ca sĩ chính của ban nhạc hải quân Hạm Đội 7 đã hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cô Kershan sau đó cho biết đã mất hai tuần lễ tập dượt cùng ban nhạc và đã chọn lời của phiên bản thứ nhất để mọi người có thể cùng hát theo.
Nên nhắc lại rằng trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016, Tổng Thống Barack Obama cũng đã dẫn lời bản “Nối Vòng Tay Lớn” khi nói chuyện ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội.
Hàng không mẫu hạm Carl Vinson đến Đà Nẵng như vậy được đánh giá là một bước chuyển mạnh trên nhiều mặt trong quan hệ Mỹ-Việt.
Thiếu Tướng Nguyễn Hồng Quân, nguyên phó viện trưởng Viện Chiến Lược Quốc Phòng trả lời phỏng vấn của VNExpress cho biết trong hơn nửa thế kỷ qua  tình thế đã hoàn toàn biến chuyển. Năm 1965 quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và chiến tranh kéo dài đến 1973. Năm 1995 Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ. Tháng Giêng năm 2003 chiến hạm Mỹ lần đầu tiên đến Việt Nam sau 1975 và từ đó đến nay duy trì đầu đặn ít nhất mỗi năm một lần. Theo ông Quân chuyến thăm của Carl Vinson, ghé Philippines rồi đến Việt Nam chứng tỏ Mỹ không quay lưng với ASEAN.
Ông Quân cho rằng quan hệ đối ngoại quốc phòng giữa Việt Nam với các nước lớn, bao gồm Mỹ và Trung Quốc, sẽ càng ngày càng nhộn nhịp hơn “nhưng phải trên cơ sở nguyên tắc độc lập, tự chủ nhất quán của ta.” Ông cũng hy vọng là các nước ASEAN đều đón nhận sự kiện Đà Nẵng và đừng nghĩ mình không được Mỹ coi trọng bằng Việt Nam.
Hãng tin Nga RT phán đoán sự kiện hàng không mẫu hạm Carl Vinson đến Đà Nẵng nặng nề hơn, cho rằng Mỹ có ý muốn đưa Việt Nam vào trong một khối chống Trung Quốc đã sẵn sàng có Nhật, Úc, Ấn Độ. Theo RT Mỹ khó có khả năng thu nạp Hà Nội nhưng ít nhất cũng khích động thêm tinh thần chống Trung Quốc của người dân Việt. (Hà Tường Cát)


0
Cả làng ở Đồng Nai sản xuất đông dược từ khoai mì ủ hóa chấtvideo

Cả làng ở Đồng Nai sản xuất đông dược từ khoai mì ủ hóa chất


Cách đổ bánh xèo miền Nam

Vỏ bánh vàng giòn rụm cùng vị beo béo của nước dừa (đã có sẵn trong bột), vị bùi bùi của đậu xanh, vị đậm đà của tôm thịt, vị giòn ngọt của giá, của hành tây hòa cùng nhiều loại rau sống chấm nước mắm sẽ giúp món bánh xèo ăn không ngán.

Lương trung bình của người Sài Gòn cao nhất Việt Nam

0
Tiền lương trung bình của một người đi làm ở Sài Gòn mỗi tháng là 10.37 triệu đồng, tức khoảng $456, và được cho là cao nhất nước Việt Nam.

Bị lừa tiền ảo, một người Việt mất 350,000 đô la

1
Một người Việt Nam có thể đã bị mất 350,000 đô la vì ham làm giàu nhanh chóng qua các trò “đào” tiền ảo trên mạng, theo một bản tin của tổ chức thông tin an ninh mạng CyRadar.

Hình ảnh: Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến Đà Nẵng

2
hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson vừa thả neo tại vịnh Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm viếng 5 ngày nhằm tăng cường quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.

Trần Quốc Vượng thay Đinh Thế Huynh làm ‘Thường trực Ban Bí Thư’

0
Ông Trần Quốc Vượng chính thức thay thế ông Đinh Thế Huynh trong cái ghế “thường trực Ban Bí Thư” của đảng CSVN, theo một thông báo của Bộ Chính Trị của chế độ.

Dân Việt Nam háo hức đón hàng không mẫu hạm Mỹ

1
Hai tàu hộ tống cập cảng Tiên Sa nhưng “cái đinh” của cuộc thăm viếng, mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson thả neo đậu trong vịnh Đà Nẵng, cách bờ khoảng gần 1km.

Chín địa phương ở Việt Nam ‘cả nhà làm quan’

1
Bộ Nội Vụ của nhà cầm quyền Việt Nam bị thúc giục “khẩn trương kiểm tra, rà soát” việc tuyển dụng, bổ nhiệm “người nhà” tại 8 tỉnh và một bộ ở trung ương, tưởng đã chìm xuồng.

Làm học sinh ‘sợ’ đến trường, cô giáo phải quỳ xin lỗi phụ huynh

2
Trước áp lực của mấy phụ huynh, một cô giáo ở tỉnh Long An đã phải quỳ gối xin lỗi họ trước mặt nhiều người vì đã làm cho một số học sinh của cô sợ mà không dám đi học.

USS Carl Vinson, biểu tượng quân sự lớn nhất của Mỹ, cập cảng Đà Nẵng

4
Hôm 5 Tháng Ba, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, đánh dấu sự hiện diện quân sự quy mô nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam kể từ năm 1975.

Việt Nam nhận 10,000 tấn gạo ‘cứu đói’ từ Nam Hàn

Là quốc gia được truyền thông nhà nước “khoe” rằng “xuất cảng gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới” nhưng Việt Nam lại vừa tiếp nhận 10,000 tấn gạo “cứu đói” từ Nam Hàn.

TT Trump tăng thuế nhập cảng, bất chấp chủ tịch Hạ Viện phản đối











Logo của công ty Alcoa chuyên chế tạo nhôm của Mỹ. (Hình:AP)
WASHINGTON, D.C. (NV) – Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Hai tuyên bố ông sẽ không từ bỏ ý định tăng thuế nhập cảng đánh vào thép và nhôm, dù rằng Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan lên tiếng chỉ trích kế hoạch này, nói rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bị suy yếu vì hành động của ông Trump.
Ông Ryan, qua lời phát ngôn viên AshLee Strong, cho hay: “Chúng tôi vô cùng lo ngại về hậu quả của một cuộc chiến tranh mậu dịch và kêu gọi Tòa Bạch Ốc chớ tiến tới với ý định này. Luật thuế mới đang thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế và chúng ta không nên làm nguy hại cho thành quả này.”
Khi được hỏi hôm Thứ Hai về các phát biểu từ văn phòng ông Ryan, Tổng Thống Trump không tỏ vẻ gì là sẽ thay đổi ý định.
“Không, chúng tôi không lùi bước,” ông Trump nói với giới truyền thông tại Tòa Bạch Ốc, chưa đầy một giờ sau khi văn phòng ông Ryan đưa ra bản thông cáo.
Phát biểu mạnh mẽ từ bà Strong đánh dấu sự công khai bất đồng ý kiến hiếm thấy giữa ông Ryan và ông Trump, và được đưa ra sau khi các giới chức khác trong đảng Cộng Hòa tại quốc hội cũng có lời chỉ trích ông Trump.
Tuy ông Trump thường xuyên than phiền về chính sách mậu dịch của Trung Quốc, việc tăng thuế quan lên 25% đối với thép và 10% đối với nhôm sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến các đồng minh Mỹ, gồm EU, Canada và Mexico.
Công ty xe mô tô Harley-Davidson Inc., có trụ sở đặt tại tiểu bang Wisconsin của ông Ryan, hiện đang bị EU đe dọa sẽ đánh thuế để trả đũa, cùng với rượu bourbon ở Kentucky và quần jean Levi Strauss.
Thượng nghị sĩ Mike Lee (Cộng Hòa, Utah), gửi tweet ra để giới thiệu dự luật của ông, theo đó sẽ giới hạn quyền của tổng thống nhằm đưa ra mức thuế nhập cảng mà không cần có sự chấp thuận của Quốc Hội.
“Trong một chính quyền có sự cân bằng quyền lực, Tổng Thống không nên có toàn quyền quyết định mức thuế mới hay thay đổi mức thuế cũ,” ông Lee cho hay.
Trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai, tham vụ báo chí Sarah Huckabee Sanders nói rằng ông Trump muốn bảo vệ các kỹ nghệ là “xương sống của đất nước này” và để “bảo đảm rằng chúng ta làm mọi điều có thể được để bảo vệ người công nhân Mỹ.” (V.Giang)


L'USS Carl Vinson arrive à Da Nang

Un porte-avions US au Vietnam, une première depuis 40 ans

© REUTERS/ Kham
International
URL courte
32435
Pour la première fois depuis la fin de la Guerre du Vietnam, trois navires américains sont entrés dans le plus grand port vietnamien. Il s’agit d’une visite d’amitié destinée à promouvoir les liens entre les deux pays.
Le porte-avions américain USS Carl Vinson est entré dans le port de Da Nang, pour la première fois depuis la fin de la guerre du Vietnam en 1975, relate le journal local Tuoi Tre.
Le navire restera dans le port central vietnamien pendant cinq jours. Il est accompagné du croiseur USS Lake Champlain et du destroyer USS Wayne E. Meyer. Il s'agit de la plus vaste présence de militaires américains dans le pays depuis la fin de la guerre du Vietnam. Le navire abrite 5.000 membres d'équipage, selon le porte-parole du consulat des États-Unis à Hô-Chi-Minh-Ville.
La visite du Carl Vinson a été décidée lors de la visite dans le pays, en janvier, du chef du Pentagone James Mattis qui a rencontré le ministre vietnamien de la Défense Ngo Xuan Lich.
Un certain nombre d'activités sont prévues pour la visite, dont une cérémonie d'accueil, une conférence de presse, des visites de courtoisie, des échanges techniques, des matchs sportifs et d'autres activités communautaires, précisent les médias vietnamiens.
La visite d'amitié cherchera à promouvoir davantage les liens entre les deux pays, contribuant à maintenir la paix, la stabilité, la sécurité, la coopération et le développement dans la région, selon la diplomatie vietnamienne. La guerre du Vietnam (également appelée deuxième guerre d'Indochine) a opposé, de 1955 à 1975, la République démocratique du Vietnam (ou Nord-Vietnam), soutenue matériellement par le bloc de l'Est et la Chine, et le Front national de libération du Sud Vietnam (dit Viet Cong) à la République du Vietnam (ou Sud- Vietnam), militairement soutenue par l'armée des États-Unis appuyée par plusieurs alliés (Australie, Corée du Sud, Thaïlande, Philippines). Les premières unités américaines ont été envoyées dans le pays en 1961. Lors du conflit, les États-Unis ont perdu près de 58.000 hommes, 1.700 ont été portés disparus.

Lire aussi:

National Interest: les USA préparent un «cadeau» à la Chine en 2018

Les armes américaines réussiront-elles leur come-back au Vietnam?

En pleine tension dans la région, les USA enverront leur porte-avions au Vietnam
Tags:
visite, porte-avions, USS Carl Vinson (porte-avions), Vietnam, États-Unis

Clo Deta
Un porte-avions, un croiseur et un destroyer voilà un formidable cadeau annonciateur de paix, de démocratie et de liberté envoyé au peuple vietnamien.
Jacques Beaudry
Titi Dupont Bien sur de quelques uns $$$$$$$$$
J’aime · Répondre · 1 · 5 mars 2018 07:20
Amazigh Imsouhal
Col Deta : Bonjour
Si c'était un bateau de touristes venus visiter la pays et dépenser quelques dollars , on aurait applaudi , mais permettre à un navire militaire du pays qui a saccage leur pays , là les vietnamiens commettent une trahison envers Ho Chi Minh et tous les morts de l'impitoyable guerre du Vietnam , le glorieux général Giap doit de retourner dans sa tombe .
J’aime · Répondre · 3 · 5 mars 2018 07:21
Clo Deta
Titi Dupont ah bon? Il y a eu un vote populaire? Toujours à côté de la plaque?
J’aime · Répondre · 5 mars 2018 09:09
Gérard Gutknecht
Sont masos les "bo doi"
Daniel De Backer ·

Double jeu ; triple jeu ; quadruple jeu... !
Dans la foulée, j'espère que le Vietnam obtiendra d'importantes et justifiées indemnités de guerre : Mieux vaut que ce soit les criminels US qui paient plutôt que la Russie, la RPC ou le peuple Vietnamien lui-même !
:)
J’aime · Répondre · 4 · 5 mars 2018 03:15
Clo Deta
Daniel De Backer quand avez-vous vu le gouvernement américain(le "régime" américain) payer ses dettes au cours de toute son existence? Réponse: JAMAIS.
J’aime · Répondre · 3 · 5 mars 2018 04:23 · Modifié
Clo Deta
Titi Dupont quels peuples? Citez-nous aussi qui commande en Europe, en Afrique, en Asie, etc. Toujours à côté de la plaque?
J’aime · Répondre · 5 mars 2018 09:22 · Modifié
Maeva Claudel
********Ces guerres que les États-Unis payent, un siècle plus tard**** L'un des terribles héritages des guerres criminelles en Afghanistan et en Iraq est le nombre d'anciens soldats américains mutilés, malades et traumatisés. Un grand nombre d'entre eux ayant tout juste la vingtaine, auront besoin d'une assistance médicale pour le restant de leurs jours .
Le nombre officiel de blessés s'établissait à 17.096 dont 676 en Afghanistan et 16.420 en Iraq.
Guerre du Viêt Nam 153 303 blessé .
150 ans après la guerre de sécession, le gouvernement américain dépense de l'argent pour deux descendants de vétérans de la guerre., Washington verse toujours des pensions à deux personnes, vraisemblablement des enfants nés très tard dans la vie de certains vétérans. La somme est modique: 676 dollars annuels chacun.
pour Les guerres du Golfe, d'Irak et d'Afghanistan Près de neuf milliards d'euros sont alloués chaque année à cette nouvelle génération d'anciens combattants.
la prise en charge des soldats de la guerre du Vietnam qui se fait aujourd'hui le plus sentir: près de 17 milliards de dollars tous les ans
https://www.youtube.com/watch?v=Cd4KmC5SxNU
Toto Titi
parlons plutot des millions de gens tué dans le monde a cause de la folie meurtrière des ses anciens soldats que vous dites traumatisé
J’aime · Répondre · 1 · 5 mars 2018 03:04
Maeva Claudel
Toto Titi bonjour je parle des guerres criminelles US ; ensuite d'une partie des coût de celle-ci ,qui ne se termine pas aprés la fin une fin de guerre . les US se ruinent dans les guerres et tout cela va toucher a sa fin pour le meilleur des monde . https://www.youtube.com/watch?v=Cd4KmC5SxNU
J’aime · Répondre · 1 · 5 mars 2018 04:22 · Modifié
Heinbach Durandal ·

Parlons de BlackWater et de l Irak !!
J’aime · Répondre · 5 mars 2018 22:15
Jean Jean Jerin
les 2 anciens ennemis sont aujourd'hui des alliés comme la France et l'Allemagne
encore une info inutile pour faire du buzz
Milan Ostojic
des alliés, LOL, ils se tolérent point bare, des alliés non.
J’aime · Répondre · 1 · 5 mars 2018 04:58
Jean-Claude Garrouste
faut avoir la mémoire courte, les bombardements américains (et défoliants, ...) au Vietnam ont largement dépassé tous les bombardements pendant la 2ème guerre mondiale. Je ne comprends pas ce symbole de cette marine de guerre américaine qui revient sur les lieux de ses crimes. maintenant, c'est le problème des Vietnamiens.
J’aime · Répondre · 6 mars 2018 22:33
Jocelyne Nieradka-Litwin
"une visite pour renforcer les liens d'amitié" ! les Vietnamiens sont bien placés pour se souvenir qu'avec des amis comme les yankees, ils n'ont pas besoin d'ennemis ! aaarrrgh
Francis Vadim
Le peuple vietnamien s'est plié à la corruption yankee, c'est assez simple. Les braves vietcongs qui sont morts pour défendre le pays doivent se retourner dans leurs tombes. Ce pays était déjà fini pour moi dès que son cabot de Président s'est rendu aux USA, l'année passée. Ce peuple là n'a plus rien à voir avec celui qui a combattu et a causé la défaite des yankees aux années 60-70. Heureusement qu'il reste encore bien d'autres peuples plus dignes qu'eux sur cette planète. :)
Kamenka Jumelle
Mon cher le peuple vietnamien te dit bien des choses et il est autrement plus digne que ceux qui bavent sur son dos. :p
Ceci dit, j'ai aussi quelques craintes, on ne se sort jamais indemne de toute relation, même de loin avec les Etats-Unis.
J’aime · Répondre · 5 mars 2018 11:41
Francis Vadim
Kamenka Jumelle Je suis sorti dans la rue aux années 70 pour le Vietnam et contre la guerre menée par les USA, c'est assez décevant pour moi d'apprendre une telle nouvelle.
J’aime · Répondre · 5 mars 2018 12:11

David Pisani ·

le dernier chapitre veut tout dire , bravo..........
Philippe Bertel
David Pisani. Bonjour
Oui révélateurs l'article.
Même avis. ..
J’aime · Répondre · 19 février 2018 11:33
Albert Schumann
Règle première du commerce ne pas mettre tous ses oeufs dans le mème panier!!!
Serge Angahi ·

D accord avec vous, c est ce que doivent faire certains pays africains, en diversifiant leur partenaires commerciaux et militaires
J’aime · Répondre · 1 · 19 février 2018 10:29
Olivier Frank ·

Pas bete les Vietnamiens .
Nadhir Latreche ·
Travaille chez Rosoboronexport

DES ARMES YANKEE IL EN RESTE DES TONNES ENFOUIS DANS LE SOL TANT AU VIETNAM QU'AU LAOS ET CAMBODGE
Hervé Vincent ·

ruski !
Roch Gauthier ·

Et vlan dans ton cul le traitre a ton pays heureusement que trahir n'est une caractéristique essentiel qu'en France et on le voit là, ou sont les autres comme toi Bignoli, Kaldé De France, au fait en Hockey sur glace, Russie/USA 4-O, quelle raclée, fanie les petits pro US.
J’aime · Répondre · 20 février 2018 01:15
Hervé Vincent ·

Roch Gauthier mangué trètreu ?
J’aime · Répondre · 20 février 2018 01:27
Tony Baobab ·
N

1/«Nul n'ignore que pendant la guerre du Vietnam, même les soldats américains préféraient les AK-47 russes aux M16 américains. Quant à l'armée vietnamienne, elle a 70 ans d'expérience d'utilisation d'armes soviétiques et russes, ce qui est le principal. […] Aucune théorie ne remplacera la pratique», a expliqué l'expert.
2/«Et si par exemple, nous passons complètement aux armements américains, où est la garantie que les États-Unis ne nous mettent pas dans une position de totale dépendance vis-à-vis d'eux? […], on ne doit pas oublier les enseignements de l'histoire», a conclu l'interlocuteur de Sputnik.
Le Vietnam confirme qu´il ne retient rien des usa, en valeur malitaire et stratégique. En clair, l´usa est une puissance militaire de second rang.
Tony Baobab ·
N

Titi Dupont
Récit de Titi Dupont, de mère et père Francais, avec un cerveau très évolué, dont tout Africain peut être jaloux.
"ils disent aussi que les armements américains sont trop sophistiqués pour etre mis dans des mains reliés a des cerveaux peu évolués.. c'est pour cela que les américains livre peu d'armes en Afrique par exemple, et que les arcs et les sagaies sont toujours utilisé sur ce continent lui aussi peu évolué . reconnait donc qu'un continent peu évolué peuplé de cerveaux peu évolué peu difficilement pretendre au meilleur de la technologie occidentale, mais uniquement a la pos...Voir plus
J’aime · Répondre · 4 · 19 février 2018 16:49
Hermine Piette
Titi Dupont C'est vrai que les Américains qui ne survivent que par l'agression et le dépouillement des autre peuples sont les plus inventifs dans la réalisation d'armes offensives. Seul les peuples qui se tiennent à leur niveau ne risquent pas d'être massacrés.
J’aime · Répondre · 2 · 19 février 2018 20:59
Pierre Bonhomme ·

Titi Dupont T'es un vrai ordure, un idiot, un imbécile, espèce de trou du cul, un sacré raciste, le monde comme vous ne devrait même pas exister. De toute façon se sont des ignorants et des illétrés qui pensent toujours de cette maniére, cela ne nous étonne pas. Petit con!
J’aime · Répondre · 1 · 21 février 2018 04:59
Philippe Bertel
...................bonjour. ............
Évidemment diversifier les armes
Une garantie d'être livré du matériel demander. ... an cas où. ..
J’aime · Répondre · 19 février 2018 11:31


Soldats vietnamiens

Les armes américaines réussiront-elles leur come-back au Vietnam?

© AFP 2018 HOANG DINH Nam
Défense
URL courte
6192
En 2016, le déficit commercial des États-Unis avec le Vietnam a atteint 32 milliards de dollars, et pour le réduire, les Américains doivent vendre aux Vietnamiens davantage, notamment des armes, qui figurent parmi les marchandises les plus chères. Sputnik a interrogé des experts sur les perspectives de Washington dans ce domaine.
Il est peu probable que les États-Unis se mettent à aider le Vietnam à défendre sa souveraineté sur des îles en mer de Chine méridionale. Lors de sa récente visite à Pékin, le Président américain Donald Trump, qui est beaucoup plus préoccupé par les relations commerciales avec la Chine, faisait tout pour plaire à Xi Jinping, a déclaré à Sputnik le politologue russe Vladimir Kolotov.
«La région s'est engagée dans une longue période d'instabilité, et les États-Unis contribuent à l'élargissement de la zone de cette instabilité pour y augmenter leurs ventes d'armes. Ils ont d'ores et déjà vendu des armes à la Corée du Sud, à Taïwan et au Japon sans d'ailleurs que l'instabilité baisse en Asie de l'Est, la sécurité ne dépendant pas de la quantité d'armes américaines», a indiqué l'interlocuteur de l'agence.
Et de rappeler qu'en même temps, la Russie combattait efficacement les terroristes de Daech, notamment en Syrie.
«Ceux qui veulent réprimer la menace terroriste achètent des armes russes. Ceux qui perdent le combat et se livrent à la corruption achètent des armes américaines», a conclu l'expert.
Le général Le Van Cuong du ministère vietnamien de la Sécurité publique a déclaré à Sputnik qu'il connaissait bien la différence entre les armes américaines et soviétiques, maintenant russes.
«Notre expérience d'opérations militaires nous a persuadés que les armes américaines étaient inférieures de par leurs performances aux soviétiques et sont en outre beaucoup plus chères», a souligné le spécialiste militaire.
Et d'ajouter que l'armée vietnamienne était essentiellement équipée en armes soviétiques et russes, et que le Vietnam avait tout le nécessaire pour leur entretien et leur réparation.
«Il se peut évidemment que dans le cadre de la modernisation en cours de l'armée vietnamienne, un petit lot d'armements américains les plus modernes soit acheté, mais il n'est pas question d'achats massifs. Le Vietnam reste fidèle à l'arme russe qui a fait ses preuves», a résumé le général.
Selon le célèbre historien et politologue vietnamien Vu Minh Giang, des achats d'armes américaines en grandes quantités ne figurent pas parmi les priorités du Vietnam.
«Cet armement est très onéreux, et l'économie vietnamienne ne supporterait tout simplement pas une telle course aux armements. Qui plus est, ce n'est pas la meilleure voie à emprunter pour renforcer la sécurité du pays», a-t-il expliqué.
Le politologue souligne que le Vietnam voit la résolution des problèmes dans la promotion d'une coopération tous azimuts avec les pays de l'Asie-Pacifique, notamment avec la Chine, les États-Unis, la Russie et l'Inde, ainsi que dans des moyens diplomatiques de prévention et de règlement des litiges.
«Quant à la visite annoncée l'an prochain d'un porte-avions américain dans le port de Cam Ranh qui fait couler beaucoup d'encre, ce n'est qu'une illustration de la nature multiforme des rapports militaires vietnamiens. On sait que ce port, situé dans l'une des meilleures baies du monde, accueille les navires de divers pays, y compris de la Russie et de la Chine. Pourtant, le développement de ces liens ne supprime pas les "trois non" de la politique internationale du Vietnam, dont la non-participation à des alliances contre un pays tiers», a résumé l'interlocuteur de Sputnik.

Lire aussi:

Le Vietnam renoncera-t-il à l’armement russe au profit des USA?

National Interest: les USA préparent un «cadeau» à la Chine en 2018

Un porte-avions US au Vietnam, une première depuis 40 ans
Tags:
navires, port, alliance militaire, politique, économie, course aux armements, armements, armée, Sputnik, Vu Minh Giang, Le Van Cuong, Xi Jinping, Donald Trump, Vladimir Kolotov, Cam Ranh, Inde, Asie-Pacifique, Russie, États-Unis, Vietnam

Commenter via FacebookCommenter via Sputnik

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire