jeudi 1 mars 2018

Nguyễn Nhơn và chút kỷ niệm về người nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

tt

Kính gửi quý anh chị bài viết của tác giả Nguyễn Nhơn.
Bài anh viết lại với chút kỷ niệm tù cải tạo như thế nào khi có người dám hát bài hát của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông
Cám ơn tác giả đã gửi nhiều bài viết về ký ức những năm tù Hoàng Liên Sơn và rất mong anh cố giữ mình luôn mạnh khoẻ.
Mời quý anh chị nghe lại bài Chiiều Mưa Biên Giới với tiếng hát Hà Thanh.
Caroline Thanh Hương
Résultat de recherche d'images

     Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã vĩnh viễn rời những Phiên Gác Đêm Xuân

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một tên tuổi lớn của nền văn nghệ ở miền Nam Việt Nam và là tác giả của Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân… và còn rất nhiều tác phẩm bất hủ khác được biết bao thế hệ khán thính giả yêu mến từ trước 1975 đến tận bây giờ.
Theo tin từ ca sĩ Giao Linh cung cấp cho tờ báo Thế Giới Nghệ Sĩ , ông đã trút hơi thở cuối cùng  lúc 19 giờ 30 ngày 26/2/18 (nhẳm 11 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại bệnh viện Chợ Rẫy – Sài Gòn, hưởng thọ 86 tuổi.

Để nhớ người nghệ sĩ tài hoa, một thời nhạc lính

                                    Di lụy Chiều Mưa Biên Giới

Sau 18 tháng thượng Hoàng Lên Sơn, nhóm 700 tù Miền Nam hạ sơn về Tân Lập Vĩnh Phú.
Dưới chân rặng Trường Sơn, chiều chúa nhật mưa rơi lất phất, một đồng môn QGHC trẻ nhớ nhà, nhớ người yêu, lẫn vào gốc phòng nhà ăn vắng vẻ, mượn cây đờn của đội văn nghệ tù, tằng tăng " chiều mưa biên giới ", miệng rỉ rả ca:

Chiều mưa biên giới anh đi về đâu
Sao còn đứng ngóng nơi Giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt, người về bơ vơ...
..............
Đêm đêm chiếc bóng bên trời,
Vầng trăng xẻ đôi vẫn in hình bóng một người
Xa xôi cánh chim tung trời một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai...

Đang say sưa gởi hồn về nơi chốn cũ, ngày xưa thân ái, bỗng có tiếng tằng hắng, giật mình nhìn lại: " Thường trực Thi đua " (*) đua đang đứng trước mặt, trợn mắt nhìn. Tên ôn thần nạt: Ngon há, ở đây, bây giờ còn hát nhạc vàng, phản động há!
Rồi nó nắm cổ lôi tuột anh bạn tội nhiệp lên phòng Thường trực thi đua báo cáo can bộ. Kết quả: Anh bạn " Chiều mưa " xộ phòng kỷ luật, cùm 2 tuần lễ.
Mới hết một tuần, anh thổ huyết láng lai. Bạn tù cõng lên bệnh xá bỏ nằm đó, phú thác cho số mạng.
Tôi có duyên với anh mà lâu ngày, chầy tháng quên mất tên, chỉ nhớ anh khóa 17 QGHC, phó ty thuế vụ Vũng tàu.
Ngày thượng tàu Thống nhất xuôi Nam, rộn rã châu về hợp phố, anh " Chiều mưa " tới bắt tay chào hỏi và tếu: Anh coi đó, tôi " làm ngụy " mới có 3 năm mà " đi cải tạo " tới 6 năm!
Tôi an ủi anh: Để tôi kể anh nghe chiện hai người " ngụy " lèng èng mà cũng thượng Hoàng Liên Sơn mút mùa lệ thủy:

Hồi ở trên núi Hoàng Liên, ở " Trung tâm cải tạo Trung ương số 1 " có một bác già. Một sáng chúa nhật, thấy bác ta bình thản ngồi vót nan tre đan sọt. tôi lân la hỏi: Làm sao mà bác cũng lưu lạc tới đây?
Bác già bảo: Tui mần chủ tịch " khóm bộ " Quốc Dân Đảng. Nếu biết rằng " Khóm " ở Đô Thành Sài gòn chỉ tương đương với cấp Ấp ở các tinh thì mới biết " kách mạng giải phóng " bỏ tù dân Miền Nam thiệt là hào sảng: Trưởng Ấp bộ QDĐ mà cũng đi tù khổ sai như ai.

Cũng ở trên Hoàng Liên, thấy một bác già rên rẩm vì đói, tui hỏi bác, làm sao mà bác cũng thượng một giải núi vàng? Bác cười đáp: Tui mần Trưởng Ấp ở Tây Ninh. Té ra bác già kiêm tới hai tội: Một là ngụy, hai là đệ tử Cao Đài " phản động."

Vậy đó, anh " chiều mưa " bề gì cũng là chức việc cao cấp nên làm ngụy 3 năm, đi " học tập " 6 năm là phải rồi, còn than thở nỗi gì? Tiêu hi hi!

                                               Nguyễn Nhơn
                        ( Nhân đọc bài Đi Tù Vì Nhạc Vàng - Gia Hiền )

(*) Thường trực Thi đua: Tù cha, phản bội đồng đội, đái tội lập công.


Nguyễn Văn Đông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Văn Đông
Tiểu sử
Sinh 15 tháng 3, 1932
Sài Gòn, Liên bang Đông Dương
Mất 26 tháng 2, 2018 (86 tuổi)[1][2]
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Binh nghiệp
Phục vụ Flag of South Vietnam.svg
Thuộc Flag of the South Vietnamese Army.jpg Quân lực VNCH
Năm tại ngũ 19511975
Cấp bậc DaiTaQLVNCHlucquan.gif Đại tá Lục quân
Đơn vị Huy hiệu Lục quân Việt Nam Cộng hòa.png Đơn vị Bộ binh
ARVN Joint General Staff Insignia.svg Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ huy Flag of the Vietnamese National Army.svg Quân đội Quốc gia
Flag of the South Vietnamese Army.jpg Quân lực VNCH
Tham chiến Chiến tranh Việt Nam
Khen thưởng Đệ Tứ đẳng Bảo quốc Huân chương
Nguyễn Văn Đông
Tên khai sinh Nguyễn Văn Đông
Nghệ danh Nguyễn Văn Đông
Phượng Linh
Phương Hà
Vì Dân
Đông Phương Tử
Thể loại Nhạc vàng
Tình khúc 1954-1975
Ca khúc tiêu biểu Chiều mưa biên giới
Hải ngoại thương ca
Nhớ một chiều xuân
Sắc hoa màu nhớ
Tình ca hàng hàng lớp lớp
Ca sĩ trình bày thành công Hà Thanh
Nguyễn Văn Đông (19322018) nguyên là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Tuy nhiên, nhiều người biết đến ông với tư cách là một nhạc sĩ người Việt nổi tiếng trước năm 1975, với các ca khúc "Chiều mưa biên giới", "Sắc hoa màu nhớ"... Một số bút danh khác của ông là Phượng Linh, Phương Hà, Vì DânĐông Phương Tử [1].

Mục lục

Thân thế

Ông sinh ngày 15 tháng 3 năm 1932 tại quận Nhất, Sài Gòn, miền Nam Việt Nam[3] trong một gia đình nguyên là một điền chủ lớn có nhiều ruộng đất ở Tây Ninh. Thiếu thời, do gia đình có điều kiện, ông học tại tư gia dưới sự hướng dẫn của thầy học. Sau ông theo học bậc Trung học tại trường Huỳnh Khương Ninh, Đa Kao.[4] Năm 1945, Chính quyền Pháp đóng cửa trường Huỳnh Khương Ninh.

Tham gia Thiếu sinh quân Đông Dương

Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Vũng Tàu, khi ấy ông mới 14 tuổi.[5] Thời gian tại đây, ông được học nhạc với các Giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn, ông trở thành một thành viên của ban Quân nhạc Thiếu sinh quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như "Thiếu sinh quân hành khúc", "Tạm biệt mùa hè"...[4] Năm 19 tuổi, ông rời trường Thiếu sinh quân và được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp tương đương với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Binh nghiệp

Phục vụ Quân đội Quốc gia Việt Nam

Cuối năm 1951, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, mang số quân 52/120.117, sau đó được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu[6]. Tháng 10 năm 1952, mãn khóa tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy. Qua năm 1953, ông được cử đi học khóa huấn luyện "Ðại đội trưởng" tại trường Võ bị Ðà Lạt. Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa "Tiểu đoàn trưởng" tại Trung tâm Chiến thuật Hà Nội[7]. Ra trường, ông được giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trọng pháo 553 và là Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia khi mới 22 tuổi.[5] Sau Hiệp định Genève, 1954, di chuyển vào Nam ông được thăng cấp Trung úy, phục vụ tại Phân khu Đồng Tháp Mười với chức vụ Trưởng phòng Hành quân, dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Là.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Đầu tháng 11 năm 1955, ông chuyển biên chế sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa, được cử kiêm nhiệm chức vụ Trưởng phòng 3 (Tác chiến) của Phân khu Đồng Tháp Mười. Năm 1956 ông tham gia Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do tướng Dương Văn Minh làm Tư lệnh, tướng Minh từng đến bắt tay ông tỏ lòng ngưỡng mộ.[8]
Cuối năm 1957, ông được cử đi du học khóa Chỉ huy tham mưu tại Tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ.[9] Ngày Quốc khánh Đệ Nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm.
Sau đảo chính 1963, ông được thăng cấp Thiếu tá và được chuyển về Bộ Tổng Tham mưu phục vụ ở Khối Lãnh thổ. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá phụ trách một Phòng trong Khối Lãnh thổ. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Đại tá chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó. Ông đã ở chức vụ này cho đến cuối tháng 4 năm 1975.

Cuộc sống lưu đày

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, do là một sĩ quan cao cấp của chế độ cũ, ông bị chính quyền mới bắt đi Học tập cải tạo, bắt đầu từ trại Suối Máu, một thời gian sau, bị đưa về giam ở trại tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào năm 1985. Tuy nhiên, khi Chương trình Ra đi có Trật tự được chính phủ Việt Nam cho phép thực hiện, ông đã không xin đi xuất cảnh, mà ở lại Việt Nam cùng gia đình cho đến ngày qua đời.

Hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc

Ngay từ thập niên 1950, ông nổi tiếng khi là Trưởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần Ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim... Ông đã tổ chức và điều khiển các chương trình Đại nhạc hội tại Sài Gòn và khắp các tỉnh của Việt Nam Cộng hòa.
Từ năm 1958, ông là Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài Gòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc... Năm sau ông là Trưởng ban tổ chức Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc ở cấp Quốc gia, đã quy tụ trên 40 Đoàn Văn nghệ đại diện cho cả Miền Nam cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia, một giải thường do Đệ Nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân trao tặng.
Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân... Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở TuồngCải lương. Chính ông là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Khánh Ly với băng nhạc Sơn Ca 7, Thái ThanhBan Thăng Long - Sơn Ca 10, Lệ Thu - Sơn Ca 9, Phương Dung - Sơn Ca 5 và 11, Giao Linh - Sơn Ca 6, Sơn Ca - Sơn Ca 8... và một số album riêng cho Trịnh Công Sơn.
Nhiều sáng tác của ông viết về chủ đề người lính Miền Nam thời đó. Nhạc phẩm "Phiên gác đêm xuân" được ông viết vào đêm 30 Tết năm 1956 khi gác phiên ở khu 9 Đồng Tháp Mười. "Chiều mưa biên giới" ra đời năm 1956 và nổi tiếng qua tiếng hát của Trần Văn Trạch. "Chiều mưa biên giới" và "Mấy dặm sơn khê" đã từng gây cho ông nhiều khó khăn khi bị Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa ra quyết định cấm phổ biến vì lý do phản chiến vào năm 1961. "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" nổi tiếng qua tiếng hát của Hà Thanh nhưng thường bị nhầm với nhạc phẩm Khúc tình Kinh Kha của Phạm Duy. Hà Thanh cũng chính là ca sĩ trình bày thành công nhất các nhạc phẩm của ông.
Ông còn có nhiều bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà trên một số nhạc phẩm tình cảm như "Khi đã yêu", "Thầm kín", "Niềm đau dĩ vãng", "Nhớ một chiều xuân"... Với bút danh Đông Phương Tử và Phượng Linh, ông đã viết nhạc nền và đạo diễn cho trên 50 vở tuồng, Cải lương nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975 như Nửa đời hương phấn, Đoạn tuyệt, Tiếng hạc trong trăng, Mưa rừng...

Những năm cuối đời

Từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Đông ngừng sáng tác nhạc. Sau khi được trả tự do, ông về sống thầm lặng cùng gia đình tại Phú Nhuận, Tp HCM.
Ông qua đời vào 19 giờ 30 phút ngày 26 tháng 2 năm 2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm

Số thứ tự Tên tác phẩm Bút hiệu Chú thích
1
Anh
Nguyễn Văn Đông

2
Anh trước, tôi sau
nt


Áo trắng người yêu
nt

3
Bà mẹ hai con
nt

4
Bài ca hạnh phúc
nt

5
Bến đò Biên giới
nt

6
Bông hồng cài áo trắng
nt
Khác với "Bông hồng cài áo" của NS Phạm Thế Mỹ
7
Chiều mưa Biên giới
nt

8
Chúc tết
Đông Phương Tử

9
Chuyện tình hoa Pensée
Nguyễn Văn Đông

10
Cuốn theo chiều gió
nt

11
Cung thương ngày cũ
nt
Đồng sáng tác với Nhạc sĩ Mạnh Phát
12
Dáng xuân xưa
nt


Dù biết thế
nt

13
Đêm buồn
nt
Đồng sáng tác với Nhạc sĩ Lam Phương
14
Đêm thánh huy hoàng
nt

15
Đôi bờ thương nhớ
nt

16
Đồng Tháp duyên gì
Vì Dân
Viết chung với Nhạc sĩ Minh Kỳ
17
Hải ngoại thương ca
Nguyễn Văn Đông

18
Hiến dâng
nt


Hoa đêm
nt

19
Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp
nt

20
Khúc xuân ca
nt

21
Lá thư người lính chiến
nt


Lời buồn thiếu phụ
nt

22
Lời hứa ban đầu
Phương Hà

23
Màu xanh Noel
nt

24
Mấy dặm sơn khê
Nguyễn Văn Đông

25
Mùa sao sáng
nt

26
Ngày mai anh về
nt

27
Ngày vui pháo nhuộm đường
nt

28
Người tình yêu dấu
nt

29
Nguyện cầu trên bến ngàn năm
nt

30
Nếu có em bên anh
nt

31
Nhớ một chiều xuân
nt

32
Nhớ người viễn xứ
nt
Đồng sáng tác với Nhạc sĩ Lâm Tuyền
33
Núi và gió
nt

34
Phiên gác đêm xuân
nt

35
Sắc hoa màu nhớ
Vì Dân

36
Thu hoài cảm
Nguyễn Văn Đông


Thương về quán trọ
nt

37
Tình cố hương
nt

38
Tình đầu xót xa
nt

39
Trái tim Việt Nam
nt

40
Truông mây
nt

41
Về mái nhà xưa
nt

42
Vô thường
nt

43
Việt Nam hôm nay
Phương Hà

44
Xa người mình yêu
nt

45
Xin chúa thấu lòng con
Phượng Linh

46
Bóng nhỏ giáo đường
nt

47
Cay đắng tình đời
nt

48
Chiếc bóng công viên
nt

49
Cô nữ sinh Gia Long
nt

50
Dạ sầu
nt

51
Đoàn chim cánh sắt
nt
Đồng sáng tác với Ngọc Sơn
52
Đom đóm
nt

53
Đoạn tuyệt
nt


Em vẫn của anh
nt
54
Giáo đường chiều chủ nhật
nt

55
Khi đã yêu
nt


Lời cuối cùng cho nhau
nt

56
Lời giã biệt
nt

57
Mây chiều
nt
Viết chung với Mây Tần
58
Nỗi buồn duyên kiếp
nt

59
Niềm đau dĩ vãng
nt
60
Thầm kín (Bẽ bàng)
nt

61
Thương muộn
nt

62
Thương về mùa đông biên giới
nt

63
Tình người ngoại đạo
nt

64
Rồi một đêm đó
nt
65
Xin đừng trách anh
nt

66
Ave Maria
Nguyên tác:
Franz Schubert
Nguyễn Văn Đông soạn lời Việt
67
Đêm thánh vô cùng
Stille Nacht
Nguyên tác:
Franz Xaver Gruber
nt
68
Hồi chuông nửa đêm
The One Horse Open Sleigh
(Jingle Bells)
Nguyên tác:
James Pierpont
nt

Chú thích

  1. ^ a ă Quỳnh Nguyễn (27 tháng 2 năm 2018). “Tác giả 'Chiều mưa biên giới' qua đời ở tuổi 86”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ “Tác giả ca khúc Chiều Mưa Biên Giới qua đời ở Sài Gòn”. BBC. 27 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ Nguyên quán của ông ở Lợi Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh
  4. ^ a ă Trường Kỳ (26 tháng 11 năm 2008). “Nguyễn Văn Đông: Giữa binh nghiệp và âm nhạc”. TiVi Tuần-san.
  5. ^ a ă Du Tử Lê. “Binh nghiệp và nhạc nghiệp của Nguyễn Văn Ðông”. Người Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2010.
  6. ^ Còn gọi là trường Võ bị Cap Saint Jacques
  7. ^ Sau Hiệp định Genève, chuyển cơ sở vào Nam tọa lạc tại Sài Gòn cải danh thành trường Đại học Quân sự. Năm 1960 trường di chuyển lên Đà Lạt đổi tên thành trường Chỉ huy và Tham mưu. Năm 1971, một lần nữa trường lại di chuyển cơ sở về Long Bình, Biên Hòa
  8. ^ Bức ảnh chụp tướng Minh bắt tay ông đã được in trên trang nhất của báo Chiến sĩ Cộng hòa.
  9. ^ Trong thời gian này ông cho ra đời tác phẩm "Nhớ một chiều xuân"

Tham khảo

1 commentaire:

  1. Ngoc Tran
    ♪♫♬ Nhạc sĩ ĐạiTá Nguyễn Văn Đông & NS Đại Tá Anh Việt (Mấy Dặm Sơn Khê & Bến Cũ) Video4K: Trần Ngọc



    Thưa quý vị.



    Lịch sử âmnhạc VN trước năm 1975 có hai vị Nhạc Sĩ mang cấp bậc Đại Tá. Đó là NS Nguyễn VănĐông (1932-2018) và NS Anh Việt (1927-2008).

    Kính mời quývị lật trang sử cũ thưởng thức hai nhạc phẩm tiêu biểu của hai vị NS này. Tiếusử hai vị và ý nghĩa sáng tác có ghi trong phần ghi chú của Video.



    NS nguyễn VănĐông: Nhạc Lính VNCH “Mấy Dặm Sơn Khê” (1959?) - Tiếng hát Thái Thanh - Video 4K: Trần Ngọc A. Xin bấm LINK để xem hình rõ nét.



    https://www.youtube.com/watch?v=2qhisQbLbMo



    NS Anh Việt:Nhạc thời chiến tranh chống Pháp “Bến Cũ”(1946) - Trình bày với Video 4K:Trần Ngọc A. Xin bấm LINK để xem hình rõ nét.



    https://www.youtube.com/watch?v=8wnD-d1j0Do



    Cám ơn quý vị

    TN.A

    RépondreSupprimer