jeudi 1 novembre 2018

Đinh Tấn Khương và bài viết NGƯỜI VỀ ĐÂU, SAO TÔI VẪN CÒN ĐÂY?

Khi một người ngoại quốc thành công mà quá khứ của họ có thể xuất phát như người Việt Nam tỵ nạn, quý anh chị nghỉ sao về câu chuyện của tác giả Đinh Tấn Khương?
Caroline Thanh Hương


NGƯỜI VỀ ĐÂU, SAO TÔI VẪN CÒN ĐÂY?
Đinh Tấn Khương




Nói thật lòng thì lúc đó, từ khi rời bỏ cái công việc dọn dẹp vệ sinh cho một công ty bảo hiểm đã khiến cho tôi cảm thấy tiên tiếc làm sao ấy, cái cảm giác tiên tiếc đó thật khó mà giải thích cho được!
Công việc làm nầy, mới nghe qua thì ai cũng coi như là một công việc hạ tiện. Nhưng nói có Trời làm chứng, lúc ấy thì tôi lại thích cái công việc hạ tiện như vậy đấy, thích gấp bội lần so với công việc trước đó, công việc mà phải chạy theo cái máy trong một hãng đóng gói bao bì sách báo quảng cáo. Thực tình
mà nói, công việc ở hãng đóng gói bao bì nọ thì không có gì để gọi là khó, chỉ cần nhanh tay và dai sức mà thôi, hai điều kiện nầy thì tôi hội đủ cả hai. Nhưng điều làm cho tôi khó chịu là lúc nào cũng phải nhìn thấy cái bản mặt của thằng Tàu (Lục Địa) giữ nhiệm vụ coi máy, cứ dòm dòm ngó ngó và sẵn sàng đổ lỗi nếu cái máy bị hỏng (dù là lỗi của máy). Thêm nữa, ca làm thì bắt đầu từ 3 giờ chiều cho tới 11 giờ đêm, xong việc mà về tới nhà thì đã giữa khuya. Lúc đó thường thì vợ con đã ngủ say, chỉ có phần cơm thì còn đang nằm chờ (trên bàn ăn) bên trong căn bếp lạnh. Cũng có khi, nhìn thấy được mặt vợ còn đang (thao) thức (mà không phải đang trằn trọc chờ đợi chồng về) vào những lúc đồ may gia công cần phải giao gấp nhưng chưa kịp hoàn tất, hay là những hôm có lô hàng nào đó đã nhỡ may không khéo bị trả lại để bắt sửa.
Trời ạ, vợ tôi ngày trước ghi danh học ở trường Luật, sau ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm thì đổi đời nên cũng đổi trường, trở thành cô giáo tiểu học, chưa lần nào đụng  tới cái máy may chứ  nói chi là chuyện sử dụng một cái máy may công nghệ như thời buổi bấy giờ, cái máy may chạy nhanh (và khỏe) hơn vợ tôi rất nhiều, do thế mà  đã lắm lần bật khóc bởi vì không thể kiểm soát nổi cái tốc độ quá nhanh của nó, hậu quả là đường chỉ may không chuẩn, hàng may bị trả về. Cảm tạ ơn Trời, có lẽ nhờ thế mà tôi lại có cơ hội được thấy mặt vợ (lúc còn thức) sau những giờ học Anh ngữ tại trường (vào mỗi buổi sáng) và hoàn tất công việc tại hãng (vào lúc nửa đêm). Và cũng nhờ thế mà tôi thường được cho ăn một tô mì nóng giữa đêm, đúng nghĩa như người ta thường nói “nóng hổi vừa thổi vừa ăn”. Bù lại cái hạnh phúc đó (được ăn mì nóng & thấy mặt vợ lúc 0 giờ) thì phải đảm nhận công tác được giao phó, tháo chỉ những mẫu hàng may đã phạm lỗi đang bị trả về để may lại cho đúng chuẩn.

Thấy cảnh vợ miệt mài (ngồi nhịp chân thu tiền, nghe sướng nhỉ) từ sáng đến tối, đĩa cơm luôn đặt trên cái thùng giấy úp ngược cạnh bên bàn may để tranh thủ vừa ăn vừa may hòng đạt nhiều thành phẩm (bởi ý thức rằng thì giờ là tiền bạc), bên cạnh đó là thằng con trai đang ngồi học bài hay thỉnh thoảng được cho phép xem phim hoạt họa, thêm nữa, nghĩ đến cảnh mẹ già còn khốn đốn ở quê nhà… những hình ảnh ấy đã khiến lòng mình không cam nổi để tính tới chuyện nghỉ việc. Nhưng dần dà, bài tập cho về nhà nhiều quá mà không đủ thì giờ để hoàn tất, buổi sáng tới lớp thì ngủ gà ngủ gật, cô giáo dạy tiếng Anh đã nhiều lần cảnh cáo cũng như (ân cần) nhắc khéo về cái “ước vọng tương lai” mà mỗi học viên đều đã tự thú (không ép mà khai) trong buổi trao đổi đầu tiên vào ngày khai giảng. Đắn đo suy nghĩ, bàn đi bàn lại, tính tới tính lui, hứa bừa hứa cuội (với vợ) để rồi đi tới quyết định từ bỏ công việc ở hãng (đóng gói bao bì) dành thì giờ cho việc học, theo đuổi giấc mơ đổi đời như đã lỡ liều lĩnh hứa!

Đang buồn ủ rũ như con chó ốm thì có tin vui, quả đúng như có người đã nói “chó ngáp phải ruồi” (thật ra thì con ruồi nó tự nguyện chui lọt vào tận miệng chứ tôi có há miệng nổi để ngáp gì đâu!). Cơ may, gặp lại người bạn đồng nghiệp xưa (học sau vài năm) nhận giới thiệu cho một việc làm thích hợp, làm công nhân vệ sinh cho một công ty bảo hiểm cách nơi tôi ở không xa. Nói là thích hợp bởi vì công việc chỉ tốn chừng 3 tiếng đồng hồ vào mỗi buổi tối cộng thêm một tiếng di chuyển (đi &về) mà tiền lương thì cũng khá hấp dẫn.
Ông bạn móc từ trong túi lôi ra cái mẫu quảng cáo được cắt từ một tờ báo địa phương, mẫu quảng cáo ghi rõ: “Cần gấp một công nhân vệ sinh (cleaner), điều kiện phải có kinh nghiệm và cần kèm theo giấy giới thiệu của chủ trước”. Trời ơi là trời, đọc qua cái mẫu quảng cáo đó bổng thấy thất vọng não nề, từ xưa tới nay tôi có bao giờ làm qua công việc nầy đâu mà đòi hỏi đến kinh với nghiệm!

Chắc là đọc được ý nghĩ của tôi cho nên ông bạn đã nhanh miệng trấn an:
-    Anh đừng lo về cái khoản kinh nghiệm, đó chỉ là cái cớ để họ tìm cách loại bỏ các ứng viên mà họ không muốn nhận đấy thôi, tớ sẽ viết giấy giới thiệu cho anh, quan trọng nhất là phải kèm thêm cái resume (lý lịch trích ngang), tớ chắc chắn anh sẽ được nhận, yên tâm đi, chỗ nầy tớ quen mà!
Trợn tròn hai con mắt (lờ đờ) nhìn thẳng vào mặt người bạn và rất ngạc nhiên vì không tìm thấy một chút gì để nghĩ là ông ta đang muốn đùa dai với mình.
-         Ông đùa với tôi đấy chăng, xin làm cleaner mà cũng cần nộp bản lý lịch trích ngang (resume) nữa sao, kê khai gì trong đó, cái nghề chạy theo máy trước đây có ăn nhập gì tới cái công việc lau chùi đổ rác đâu mà cần phải kê khai?
-         Không, điều quan trọng là anh cần khai nghề nghiệp của anh lúc còn ở Việt Nam, đừng quên kèm theo bản sao (có thị thực) văn bằng tốt nghiệp nữa nhé!
Trời đất quỷ thần ơi, xin làm chân cleaner mà lại đi khai mình đã tốt nghiệp đại học và hành nghề ở Việt Nam. Tôi nổi cáu (vô cớ) với ông bạn:
-         Bộ họ tính hạ nhục mình như vậy sao bạn hiền?
-         Không phải vậy đâu anh à, họ có ý muốn tìm một người mà họ thật sự tin tưởng.
Tôi lại nổi nóng:
-         Người ta có thể chủ quan một cách sai lầm để đánh giá cao những người có trình độ đại học đến như vậy hay sao, đâu phải tất cả trong số họ đều là những người đáng được tin tưởng, ông không thấy có lắm người mang cái mác trí thức mà còn làm những điều kém suy nghĩ gấp ngàn lần, hơn là những ai ít may mắn không có bằng cấp đó sao? mà tin với tưởng cái gì đây, tưởng rằng mấy người không có bằng cấp thì không thể tin là họ có thể làm được công việc đổ rác ở cái xứ nầy hay sao?
-         Hạ nhiệt chút đi, sao anh lại bực tức như vậy, xin phép được nhắc anh nhé, tư tưởng, ý nghĩ con người thường hay đổi màu theo từng môi trường, khoảng cách giữa ý nghĩ và hành động cũng sẽ rất gần, gần đến độ bất ngờ và khó có thể kiểm soát được, khó mà chận đứng lắm anh à. Nhưng, một ai đó đã quyết định (dứt khoát) chọn lựa cho mình một hướng đi thì họ sẽ biết giữ lòng trước mọi cám dỗ nhỏ nhặt chung quanh.  Ông chủ nhà thầu (vệ sinh) cũng muốn đi tìm một người như vậy để ông tạm tin tưởng mà giao phó công việc, công việc không khó nhưng để tránh phiền phức (có thể xảy ra) thì mới là điều không dễ!
Tôi chẳng hiểu ý ông bạn muốn nói cái chi nữa, dọn rác lau nhà mà có gì là phiền với phức, là dễ với khó. Ông bạn lại xuống giọng (ôn tồn) giải thích tiếp (tội nghiệp cho ông thật, gặp lúc khó khăn mới biết ai là người bạn tốt?):
-         Anh biết đó, công việc được giao là làm tại văn phòng của một công ty bảo hiểm lớn, chủ nhân của công ty nầy rất quan tâm và lo sợ những điều bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn tin tức bị đánh cắp, máy điện toán bị phá hỏng, thất thoát &xáo trộn những thứ giấy tờ quan trọng, mất mát những dụng cụ văn phòng & cá nhân…mặc dù họ đã đặt máy thu hình theo dõi. Vì thế, ông chủ nhà thầu (vệ sinh) tin rằng, những người như chúng ta (đang tính tới chuyện học lại), sẽ không dám làm sai (những điều nhỏ nhặt) để phải đánh đổi cả một tương lai đang vạch ra trước mắt!?
Càng nghe càng khó hiểu, tôi chợt nghĩ, thôi thì cứ thực hiện bừa những gì đã nhắn nhủ, có được việc làm là cái đích, mà nào mất mát gì đâu cơ chứ, hà cớ gì mà quan tâm tới danh với dự (hảo huyền đó), thế là tôi đã nộp đơn xin việc và mong chờ cái ngày được gọi lên phỏng vấn.



Rồi cũng tới cái hôm được hẹn phỏng vấn, theo lời hướng dẫn (qua điện thoại) tôi lần tìm tới trước căn phòng có gắn biển số như đã dặn, thấy cánh cửa đang đóng kín, đưa tay lên gõ cốc, cốc, cốc (đúng ba tiếng gõ nhẹ) một chặp thì cửa hé mở. Người đàn ông (mặc bộ suit đen, áo sơ mi màu xanh nhạt, trên cổ có thắt chiếc cà vạt cũng màu xanh, nhưng đậm hơn màu áo một chút) chìa tay bắt và mời tôi vào, ra hiệu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện.
Nhớ lại, lúc đó tôi khớp quá, khớp hơn là lần thi vấn đáp ở trường y khoa sau nầy. Ông giới thiệu tên của ông, chức vụ chủ thầu (contractor) và hỏi tôi:

-         Uống một ly cà phê nóng nhé, tôi đi lấy đây, nói cho tôi biết (muốn uống) đen hay trắng (không sữa hay có sữa)?
-         Vâng, làm ơn cho tôi ly cà phê sữa, cám ơn ông nhiều
-         Một hay hai muổng đường, đường sống hay đường tẩy trắng?
-         Chỉ cần một muổng đường thôi, đường nào cũng được hết, cám ơn ông!
Lời nói nhã nhặn và cử chỉ thân thiện đó (của ông) đã khiến cho tôi bớt đi cái cảm giác khớp vía như lúc ban đầu. Mang hai ly cà phê tới đặt nhẹ xuống bàn, ông đẩy một ly về phía tôi rồi kéo ghế ngồi bên đối diện, cách một cái bàn không rộng lắm. Ông bắt đầu câu chuyện bằng những lời hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình, lý do nào và làm sao tới Úc, có thích cuộc sống tại Úc lắm không? tôi lần lượt trả lời từng câu hỏi một, thật chi tiết.
Thật bất ngờ với tôi, ông quay sang nói về cuộc chiến Việt Nam (biết tôi đến từ Việt Nam khi đọc hồ sơ xin việc), ông hỏi:

-         Người Mỹ đã phản bội đất nước & dân tộc Việt Nam!?
Tôi do dự:
-         Thưa ông, không phải vậy đâu, người Mỹ đã bại trận trong cuộc chiến dành độc lập của dân tộc Việt Nam chúng tôi đấy chứ?
-         Nói như vậy là bạn cho rằng người Mỹ đã xâm lăng Việt Nam?
-         Đổ quân vào Việt Nam là xâm lăng rồi chứ còn gì nữa, thưa ông?
-    Vâng, cứ cho là người Mỹ đã xâm lăng (invaded) Việt Nam, nhưng lý do mà họ đổ quân vào chiến trường miền Nam là vì họ lo sợ (hiểm họa) cọng sản dần lan đến các quốc gia lân cận rồi cuối cùng sẽ tràn đến nước Mỹ (theo thuyết domino), họ quyết định phải ngăn chận “làn sóng đỏ” bằng mọi giá. Bạn biết đấy, lịch sử đã từng cho thấy người Mỹ không chiếm giữ một quốc gia nào mà còn giúp cho nhiều quốc gia (nơi họ đến) trở nên phồn thịnh (Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân là những điển hình), người Mỹ muốn bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ (họ không bao giờ che dấu điều đó, khác với Nga & Tàu, người Mỹ rất thẳng thắn) luôn chủ trương đưa chiến tranh ra xa nước họ, đó là lý do tại sao chính phủ Mỹ đã đổ nhiều tiền của &sinh mạng thanh niên (Mỹ) vào chiến trường Việt Nam (là để bảo vệ nước Mỹ đấy thôi). Nếu không có cọng sản ở Việt Nam thì sẽ không có chiến tranh tại đất nước đáng thương nầy!?

-         Nói như ông thì cuộc chiến Việt Nam là do phong trào cọng sản (quốc tế) gây nên?
-         Đúng vậy, đó mới là nguyên nhân khởi phát cuộc chiến, cọng sản miền Bắc đã (thực hiện ý đồ của cọng sản quốc tế) xâm lăng miền Nam trước khi người Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam, phải không?
Nếu không có sự hổ trợ (vũ khí & tài lực) của Nga &Tàu thì liệu rằng miền Bắc có dám đưa thanh niên vào chết ở miền Nam hay không?
Không phải chỉ tạo chiến tranh tại VN thôi đâu, cọng sản muốn tạo chiến tranh ở mọi nơi, ngay cả ở trong một gia đình.

-         Nga và Trung Quốc chỉ muốn giúp Việt Nam thống nhất & dành lại độc lập thôi mà, thưa ông,
-         Đừng nghĩ như trẻ con, có phải người Nga và người Tàu thật sự có ý tốt là muốn giúp đỡ Việt Nam dành lại độc lập thôi chăng? Nhìn xem, tại sao nước Nga lại đi thôn tính những quốc gia lân bang để thành lập Liên Bang Xô Viết, tại sao Trung Quốc thôn tính Tây Tạng, Tân Cương? Suy nghĩ thông minh một chút đi, hãy cho tôi biết là tại sao họ không chịu giúp những nước láng giềng đó  được độc lập mà chỉ giúp mỗi một Việt Nam mà thôi?
-    Vậy thì tại sao người Mỹ lại phải rút chạy khỏi Việt Nam?
-   Bởi vì người Mỹ đã bắt tay được với (ông chủ) người Tàu, họ đang biến Trung Quốc thành một quốc gia tư bản rồi đó, bạn không thấy sao. Rồi bạn sẽ thấy Việt Nam cũng sẽ phải đi theo con đường ấy mà thôi, và như vậy có nghĩa là, “làn sóng đỏ” sẽ bị chận đứng, cái đích mà nước Mỹ từng theo đuổi và chủ trương đang đạt tới, phải không?
Nghe qua những điều phân tích, khiến cho tôi không khỏi ngạc nhiên, không ngờ một người mắt xanh mũi lõ như ông, ở một nơi xa xôi, chưa từng tới VN bao giờ mà lại hiểu cuộc chiến Việt Nam còn rõ hơn rất nhiều người (mang cái mác) trí thức tại đất nước tôi!?


Ông cho biết đến Úc theo diện tỵ nạn từ Tiệp Khắc, một quốc gia cọng sản Trung Âu (thời đó cọng sản Tiệp chưa sụp đổ), ông từng là một giáo sư sử học quốc tế. Hỏi lý do tại sao phải rời bỏ quê hương để đến đây thì ông cho biết:
-         Tôi không ưa và không chịu nổi cái đám lãnh tụ cọng sản (của xứ tôi), bọn họ là những kẻ cai trị độc ác và luôn nói dối, (buông một tiếng thở dài) nhưng mà hầu như cả nước đều nói dối chứ đâu riêng gì bọn họ. Tôi nhớ rằng, tôi cũng đã từng (phải) nói dối với bạn bè và có khi với cả người thân trong gia đình nữa, lâu dần mình cũng không biết đó là lời nói thật hay nói dối một khi mình mở miệng ra. Trong cái xã hội mà ai cũng không dám nói lên sự thật thì cho dù mình có nói điều thật, đôi khi người ta lại nghĩ mình là kẻ nói dối không chừng, thôi thì cứ nói dối bừa cho yên thân, phải không bạn!?
Tôi chưa kịp nói gì thì ông đẩy lui chiếc ghế đứng thẳng dậy, cởi cái áo veston máng trên thành ghế và tháo tiếp chiếc cà vạt treo chồng lên đó, vừa xắn tay áo vừa nói:
-         Thôi nào, trễ rồi, xin lỗi đã làm mất nhiều thì giờ của bạn.
Được yêu cầu đi theo ông, dẫn tới một cái phòng nằm sâu trong góc khuất, mở cửa và lôi ra cái trolley bằng vải nhựa dày, một cái máy hút bụi, một cái chổi lông và một cái thùng nhỏ đựng những miếng vải cùng mấy lọ hóa chất để lau sạch kính và mặt bàn.
Quay qua tôi, ông dặn:
-         Những thứ cần dùng thì cất ở đây, hôm nay bạn chỉ đi theo và quan sát những công việc mà tôi sắp làm, cuối buổi sẽ đưa ra quyết định, nhé!
Công việc bao gồm việc thu nhặt rác từ các thùng nhỏ (toàn là giấy) ở từng bàn, từng phòng rồi đổ vào cái trolley để mang ra cái thùng rác lớn đặt ở cạnh hành lang, phía sau building, thêm nữa là hút bụi thảm, phủi bụi mặt bàn, rửa sạch, sắp xếp ly tách (ở phòng cà phê) cho ngay ngắn và lau chùi hai phòng vệ sinh (ở mỗi tầng lầu). Thế đấy, chỉ ngần ấy việc trong ba tầng lầu, xong hết, ông nhìn đồng hồ và cho biết:
-         Tốn 3 tiếng đồng hồ đấy nhé, ngần ấy việc tôi sẽ trả lương 3 tiếng mỗi ngày và cần làm 5 ngày một tuần. Nếu đồng ý thì sẽ ký giao kèo làm việc ngay bây giờ, còn nếu không thích thì sẽ được nhận lương 3 tiếng hôm nay và chấm dứt từ đây, bạn nghĩ sao?
Tôi gật đầu chấp nhận và hợp đồng làm việc được ký kết ngay sau đó, ông lôi ra một xâu chìa khóa và chỉ rõ cho tôi biết chìa nào thuộc tầng nào (có ghi số) và bắt tôi phải nhớ cái mật khẩu (mà không được viết ra giấy để giữ lại), ông căn dặn:
-         Nhớ này, một khi mở cửa xong là nhấn nút tắt hệ thống báo động phía sau cánh cửa rồi nhấc điện thoại (treo sát bên cạnh) báo ngay mật khẩu cho đầu dây bên kia biết. Xong việc thì cũng phải nhớ mở nó lên nhưng không cần báo mật khẩu nữa, nhớ kỹ chưa?
-         Vâng, tôi nhớ kỹ, thưa ông.
-         Một điều nữa, xin lỗi phải nói với bạn là đừng đụng vào những thứ gì không liên hệ đến công việc, không thuộc về của mình, như vậy thì sẽ tránh được rắc rối. Đã không chết trên biển cả thì đừng để phải chết (tức tưởi) vì một lỗ nhỏ trên đường đi, bạn hiểu tôi muốn nhắn nhủ gì chứ?
-         Thưa ông, tôi hiểu rất rõ, cám ơn ông đã cho tôi công việc và những lời dặn dò nầy, tôi hứa sẽ không làm cho ông thất vọng!
-         Mà này, bạn có thể uống cà phê và ăn bánh ngọt (nếu muốn) ở trong phòng cà phê hồi nãy đấy nhé!
-         Cám ơn ông rất nhiều!


Thế là, tôi có được một việc làm vừa sức, thích nhất là không có ai dòm ngó (dù biết rằng đâu đó có người quan sát qua hệ thống thu hình), dần dà tôi quen lần với công việc, biết làm thế nào cho xong nhanh, xác định nơi nào và lúc nào cần làm kỹ lưỡng hay lướt qua (mà vẫn không bị than phiền). Làm việc một mình trong mấy tầng lầu khá rộng, có khi cũng thấy buồn và rờn rợn sau gáy, nhưng cũng phải chấp nhận thôi. Nhủ lòng rằng, trên cõi đời nầy, được cái nầy thì phải chịu mất cái khác, vậy đó!?
Độ hai tuần sau, vào một đêm mưa, mưa như dội nước xuống mặt đường kèm theo tiếng gió rít nghe như hồn ai gọi về từ chốn xa xăm, đang lui cui đẩy cái trolley (đầy rác) dọc theo cái hành lang lờ mờ ánh sáng phát ra từ cái cột đèn bên đường, bổng thấy từ đằng xa, một cái trolley giống hệt đang di chuyển theo hướng ngược chiều. Cảm giác sờ sợ (vô hình) dường như chạy khắp châu thân, tôi thử dừng lại thì thấy trolley bên kia cũng dừng lại, đẩy tiếp thì trolley bên kia cũng di chuyển tiếp, cứ lập đi lập lại vài lần như thế. Tôi bèn tự hỏi, chẳng lẽ ở đây lại có ma?
Bổng nhớ lại hồi nhỏ mình từng nhát ma người khác, vô lý bây giờ lại sợ (vớ vẩn) như thế ư, mà làm sao bây giờ, cần phải đổ bỏ cái trolley đầy rác nầy chứ. Tôi bậm gan đẩy tiếp, vừa vượt qua khỏi cái trolley nọ thì (giật mình) phát hiện một cô gái có mái tóc dài che khuất đôi bờ vai, vẻ mặt như đang sợ hãi (một điều gì), tiếng hello của cô nghe yếu ớt và như run giọng. Ngần ngừ một chặp, chúng tôi nhận biết cả hai đều là công nhân vệ sinh trong cái building nầy, nàng phụ trách ba tầng lầu thấp nhất còn tôi thì phụ trách ba tầng còn lại trên cao. Thấy nàng đang lạnh run, tôi quyết định để yên trolley (đầy rác) của mình ở ngay tại đó, và vội đẩy nhanh cái trolley (trống) trở lại phòng theo sự chỉ dẫn của nàng, chúng tôi bắt đầu hàn huyên qua những mẫu chuyện cá nhân bên cạnh hai ly cà phê nóng hổi mà nàng vừa mới mang lại.
Nàng cho biết, tên gọi (ở Úc) là Jenny, nhỏ hơn tôi gần chục năm tuổi, gốc người Nga, đã phải lòng với một du sinh đến từ Ba Lan (một quốc gia vệ tinh cọng sản của Liên Bang Xô Viết thuộc vùng Trung Á), kết hôn và theo chồng về xứ rồi sau đó tìm cách chạy trốn (khỏi Ba Lan) và được chấp nhận cho định cư tại Úc. Cô từng làm y tá (bên Nga) và đang có ý định theo học lại nghề cũ, chồng cô đang hành nghề lái taxi và cũng nuôi mộng trở lại ngành kỷ sư như trước kia.
Đúng như nhận xét của nhiều người, đa số những phụ nữ (trẻ) Nga có nét đẹp thật thu hút, khó mà quên một khi đã gặp!

Kể từ đó, chúng tôi cùng làm việc chung với nhau rất ăn khớp, có lẽ cả hai đã thâm nhiễm thói quen làm việc theo nhóm (team works) như trước kia ở bệnh viện, nhờ thế chúng tôi thanh toán công việc rất nhanh và luôn đạt chuẩn. Những mẫu chuyện về y học, những ca bệnh khó quên, những câu chuyện thương tâm trên đường trốn chạy cọng sản, chuyện trời mưa trời nắng, những ước vọng và dự kiến đi đến tương lai...được chúng tôi trao đổi trong lúc làm việc hay vào những giây phút giải lao bên cạnh hai ly cà phê bốc khói.Và, cũng kể từ lúc đó tôi còn phải đảm nhiệm thêm một công việc (thú vị) nữa, đó là làm tài xế (không lương) cho Jenny.
Nhớ mãi câu chuyện mà Jenny đã kể, chuyện bố mẹ Jenny đã viết thư khuyên nàng là cần phải loại bỏ cái thói quen nói dối đã ăn sâu vào tâm não khi còn ở quê nhà (như hầu hết mọi người dân Nga thời bấy giờ). Sở dĩ có chuyện như vậy là do những ngày mới đặt chân tới Úc, vợ chồng Jenny chưa có việc làm, học Anh ngữ thì không phải trả học phí mà lại còn được cho lãnh thêm tiền trợ cấp an sinh xã hội, một số tiền nhiều gấp bội lần so với đồng lương công chức bậc cao của bố mẹ nàng tại Nga, nơi được coi là cái nôi của Xã Hội Chủ Nghĩa. Nàng muốn viết thư nói qua về cuộc sống hiện tại để bố mẹ yên tâm, nhưng họ lại không tin điều đó là có thật (dù người nói ra là con ruột của mình!)
Những lá thư tiếp theo, Jenny đã kể cho bố mẹ nghe về cuộc sống (thật) của người dân Úc, ngoài số tiền an sinh xã hội mà vợ chồng nàng đang nhận lãnh, nàng nói về một nền giáo dục và y tế đại chúng, nói về quyền con người được bảo vệ, nói về quyền tự do phát biểu chính kiến mà không bị trù dập, luật pháp luôn nghiêm minh và công bằng với mọi người, ngay cả đối với những người mới tới nhập cư (như vợ chồng nàng). Thế là, bị ông bố mắng tiếp, rằng, nàng đã bị bọn tư bản đầu độc, mua chuộc (làm tay sai) với mục đích tuyên truyền dối trá (ngay cả với bố mẹ mình) để nói tốt cho một chế độ đang giãy chết. Với lối kể chuyện thu hút, với tiếng cười hồn nhiên trong vắt, lẫn chút pha trò cùng một vài cử chỉ như vỗ (nhè nhẹ) đôi tay xuống mặt bàn, cùng với những cái nheo mắt (khó quên) của Jenny đã khiến cho câu chuyện ấy được đưa thẳng vào bộ nhớ lâu dài (long memory) của tôi ngay tức khắc.
Tôi dò hỏi:
-         Jenny có tin rằng những người cọng sản (Nga) sẽ xây dựng thành công mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa (tại nước Nga)?
Ngước mặt nhìn lên trần nhà, hai tay nàng giơ cao lên (không đoán nổi tại sao nàng lại làm như vậy, tỏ ý đầu hàng trước câu hỏi của tôi chăng?) mái tóc dài vàng hung đổ hẳn ra phía sau, để lộ cái cổ thon cao và trắng tươi (tựa màu trứng gà luộc) trông rất gợi cảm.
Rồi nàng tinh nghịch, nheo một bên mắt, chợt hỏi:

-         Không biết anh nghĩ gì, nhưng giả sử nếu mà anh bảo rằng, anh tin điều đó (xây dựng thành công mô hình XHCN ở Nga) trở thành hiện thực thì anh có biết Jenny đánh giá anh là người như thế nào không?
Tôi lắc đầu chờ đợi:
-         Có thể anh là một gã khờ (chính gốc) hoặc là một tên lừa bịp (lố bịch nhất)!
-         Vậy thì, theoJenny điều ấy sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực hay sao, lý do gì?
-         Dễ hiểu thôi, này nhé, ở xứ tư bản (như nước Úc nầy) ai là người giữ chân tổng giám đốc của một công ty, có phải là người nắm nhiều cổ phiếu nhất phải không? có nghĩa là người nầy đang góp tiền nhiều nhất vào công ty đó, như vậy họ có cần ăn cắp tiền của họ hay không, mà nếu có muốn ăn cắp thì cũng đâu dễ vì luôn có sự kiểm soát của đại diện các cổ đông. Giám đốc được tuyển dụng vào làm việc cho công ty thì theo hợp đồng ngắn hạn, người nầy phải có sáng kiến & điều hành công ty để làm sao đạt được lợi nhuận cao, nếu không như thế thì hợp đồng sẽ bị chấm dứt vào cuối năm tài khóa. Thế thì, tổng giám đốc không ăn cắp tiền công ty và ông giám đốc lại càng không thể ăn cắp mà lại còn phải biết làm sao cho tiền của công ty được sanh lợi (để mong giữ được chỗ ngồi tốt). Phương cách vận hành như thế thì làm sao mà thất thoát được, nếu không thành công thì đó là do tài của họ kém hay bởi thiếu may mắn mà thôi!
Còn về cách thức điều hành kinh tế XHCN, tổng giám đốc không phải là người bỏ tiền túi của mình ra (đầu tư) mà lại là người của đảng bổ nhiệm, cũng giống như bổ nhiệm giám đốc và hầu hết các nhân viên của công ty. Tiền bỏ ra là của người dân, mà người dân thì chẳng có quyền (kể cả quyền được biết) để giám sát những hoạt động của công ty. Kẽ hở đó đã cho phép bọn họ, từ tổng giám đốc cho tới giám đốc và nhân viên mặc sức đục khoét ngân quỹ quốc gia, nếu có thua lổ thì lại lấy tiền thuế của dân bù vào đó tiếp. Hậu quả là công ty nào cũng thua lỗ, tiền dân cứ vào túi quan tham, như thế thì nền kinh tế XHCN sẽ đi về đâu? Jenny tin rằng, một ngày nào đó nó sẽ bị sụp đổ, chắc chắn điều đó sẽ xảy ra, anh chờ mà coi!


                                                         oOo -- oOo

Cũng qua Jenny, tôi được biết John (ông chủ thầu) đã không theo đuổi ngành sử học trước đây của ông nữa mà đã chuyển sang học luật, hiện là giám đốc điều hành một công ty luật tại Sydney. Hỏi, đã là một luật sư và làm chủ một công ty luật mà sao ông vẫn còn chịu khó như vậy, Jenny cho biết:
-         Theo John, cái nghề dọn rác nầy coi như nấc thang đã giúp cho ông thành đạt, vì thế, dù đã thành đạt nhưng ông vẫn muốn tạo điều kiện để giúp đỡ những người (tỵ nạn) như chúng ta, những người có ý chí cầu tiến trong một đất nước có nhiều cơ hội. Dù là chủ (thầu), nhưng ông không đặt nặng vấn đề lợi nhuận dành riêng cho ông nhiều hơn, vì thế mà tiền lương của chúng ta được nhận khá hậu hỉ!
Trời ơi, từ hồi nào tới giờ tôi chưa từng gặp một ai như ông ấy, nhớ lại ngày đầu được gọi phỏng vấn và cho nhận việc, ông đã cởi áo veston, tháo cà vạt, xắn tay áo rồi làm những công việc của một công nhân vệ sinh, lúc đó tôi cũng hơi thắc mắc là tại sao ông thành thạo với những việc như vậy và cũng không hiểu tại sao ông lại làm điều đó mà không chịu sai bảo tôi làm?
Jenny cho biết:

 -         John rất tế nhị, muốn cho chúng ta quên đi cái quá khứ, dẹp bỏ cái danh dự (hảo huyền) và cái tự ái (vô bổ) mà trực diện với thực tế, không nên giữ tâm phân biệt (giai cấp), đó là một bài học hữu ích mà John muốn gởi đến chúng ta (mà có lần John đã thố lộ như vậy)


Thời gian cứ trôi nhanh, cái hôm biết kết quả thi đậu (được nhận) vào trường y khoa (học lại) tâm trạng vừa vui vừa buồn cứ mãi hiện hữu trong tôi, vui vì thấy được “cuối đường hầm có chút ánh sáng” nhưng buồn là bởi từ nay đành phải xa (lìa) cô y tá Jenny, tiếc những buổi tối không còn làm việc chung với nhau, không còn nghe những mẫu chuyện (trên trời dưới đất) và cũng không có cơ hội đưa đón nàng (đi & về) như trước kia nữa!!!
Nói lời từ giã, ông chủ thầu (John) vui ra mặt, mãi nhắc tôi là hãy cố gắng, phải cố gắng nhiều hơn nữa và chúc tôi thành công. Riêng Jenny, tôi không thể nào đọc được cảm giác của nàng, nàng giữ yên lặng khá lâu và tôi chợt nhận ra hai dòng lệ lăn dài trên cái khuôn mặt (rất dễ mến) của một cô gái người Nga, cũng có thể là nàng đang trải qua tâm trạng vừa vui vừa buồn như tôi đấy chăng?
Học lại y khoa là một điều cực kỳ khó khăn đối với bản thân tôi, phải bắt đầu trở lại ở cái tuổi mà đã hơn một phần ba cuộc đời (nếu tính được sống trăm năm), lại còn phải học chung với đám trẻ bản xứ vừa nhanh nhẹn (cái nhanh nhẹn của tuổi trẻ) vừa xuất sắc (thông minh) nhất trong kỳ thi tốt nghiệp trung học (trường y chỉ nhận vài trăm thí sinh có điểm cao nhất trong số hơn năm chục ngàn thí sinh dự thi tốt nghiệp mỗi năm).Tuổi tác(già), ngôn ngữ (trở ngại), tài chánh (eo hẹp), mẹ già (còn ở quê nhà) và thêm vợ con (đùm đề) là những thứ đã chi phối việc học của tôi nhiều nhất, chính vì thế mà tôi phải chạy đua với thời gian, dành tất cả cho việc học (và chạy taxi vào những ngày cuối tuần sau đó), dĩ nhiên là không có đủ thời gian để nhớ tới Jenny (nhưng vẫn còn giữ nàng trong bộ nhớ lâu).
Cũng tới ngày ra trường và nhận nhiệm sở tại một bệnh viện không xa nhà mấy, những ngày bắt đầu của một (bác sĩ) nội trú như tôi quả thật có nhiềuvất vả và rất dễ bị khủng hoảng tinh thần. Cứ mỗi lần nghe tiếng “bíp” là trái tim (già) tăng nhịp và cái đầu (có lúc) muốn nổ tung ra (lúc đó, các bác sĩ trực đều buộc phải mang theo một cái “bíp” một khi y tá trực cần gọi là nhắn qua đó, bác sĩ sẽ phải liên lạc lại (trên cái bíp có lưu số điện thoại vừa gọi) để nghe báo cáo trường hợp khẩn cấp và cần giải quyết cho bệnh nhân).
Một bữa nọ, đang lúc nhàn hạ (ít bệnh nhân nhập viện, ít trường hợp bất thường) thì có tiếng bíp, gọi lại thì nghe cái giọng như quen quen (đâu đó), báo cho biết là có một bệnh nhân lên cơn đau tim cần phải cấp cứu. Ba chân bốn cẳng leo nhanh trên các nấc thang (của mấy tầng lầu) vì không thể chờ được cái thang máy ì à ì ạch mà lại đang có nhiều người sử dụng. Tới nơi, vừa thở hổn hển, vừa lo lắng, nhìn quanh nhìn quất để tìm cô y tá báo cáo, cho đọc hồ sơ và đưa tới phòng bệnh nhân.
Bất ngờ quá, cô y tá từ trong phòng bước ra lại là Jenny, tôi ngẩn người một chặp, Jenny đang đứng trước mặt tôi đây mà, trong bộ áo trắng đồng phục y tá, nhưng vì đang nghĩ tới bệnh nhân nên cái cảm xúc (gặp lại) chưa thấy dâng trào, trái lại còn bực bội nữa vì không thấy hồ sơ bệnh án, không nghe báo cáo tình trạng của người bệnh mà chỉ đứng yên đó nhìn tôi cười cười.
Tôi quát (khẻ):

-         Bệnh nhân ở phòng nào, chuyện gì đã xảy ra và hồ sơ bệnh án đâu, bệnh nhân của bác sĩ (chuyên khoa) nào vậy?
Nàng vẫn đứng yên, bình tĩnh nhìn tôi và nói rất từ tốn sau cái nheo mắt (tinh nghịch khá quen thuộc):
-         Tôi đã thực hiện hồi sức cấp cứu xong rồi, bệnh nhâ đã tỉnh lại và đã (ung dung) đi uống cà phê, trước khi bác sĩ đến đây, bác sĩ định trả công cho tôi gì nào, một ly cà phê nhé?
Ấy đấy, chắc là nàng đã thấy tôi (đâu đó trong bệnh viện) và đọc danh sách bác sĩ trực hôm nay nên đã bày trò khiến trái tim (già) của tôi tăng nhịp (gấp đôi) như vậy đấy, chúng tôi tranh thủ xuống căn tin uống (vội) ly cà phê và hàn huyên tâm sự (chung). Nàng cho biết, rất vui vì đã trở lại công việc ngày xưa (mà nàng thích) và chồng nàng cũng đã là một kỷ sư, đang có chỗ làm tốt, tôi chúc mừng và chia sẻ niềm vui ấy với vợ chồng nàng.
Một năm sau, tôi lại phải chuyển sang một bệnh viện khác, công việc của một bác sĩ thường trú lại bề bộn hơn nhiều, thêm nữa, những ca trực từ nửa đêm cho đến sáng là lý do mà tôi không có thì giờ gặp lại Jenny (vì cần ngủ bù).
Đến lúc tôi phải quyết định từ bỏ công việc tại bệnh viện, từ bỏ luôn giấc mộng làm việc trở lại như một bác sĩ chuyên khoa (sản phụ), bởi vì, hoàn cảnh gia đình, tình hình tài chánh…không cho phép tôi làm gì khác hơn là đành phải tính tới chuyện mở một phòng mạch riêng để kiếm tiền độ nhật!
Bẳng đi một thời gian, tôi muốn tìm gặp lại Jenny, tìm gặp lại John, muốn gặp họ mà chẳng biết là để làm gì (chắc là nhớ tới người xưa!?), nhưng tôi đã nhận ra điều mong ước đó đã không bao giờ có được, khi nghe tin, John và vợ chồng Jenny đã quay trở lại quê nhà sau khi chế độ cọng sản bị cáo chung (trong số những quốc gia đó bao gồm cả đất nước họ). 

Ngước mặt nhìn lên bầu trời tối đen, chỉ thấy những vì sao (xa thẳm) như những chấm sáng yếu ớt, mờ nhạt... tôi chợt thốt lên (theo sau một tiếng thở dài):
-         Người về đâu mà sao tôi vẫn còn đây!?


Mùa Xuân Sydney 2013
đinh tấn khương    ______

Cây cầu chiến lược với hai thế giới, một quốc gia?

tt

Một cây cầu, không phải nó giống bất cứ cây cầu nào khác trên thế giới.
Tại sao nó khác thường?
Thưa tại vì nó là một công tình để nối liền 2 thế giới khác nhau, tuy hai là một nhưng một vẫn là hai.
Mời quý anh chị theo dỏi sự tiến triển và khai trương cây cầu này.
Caroline Thanh Hương

tt tt tt
Résultat de recherche d'images pour "pont de la chine à hong kong"

China opens world’s longest sea bridge to Hong Kong & Macau



A $20 billion sea-crossing bridge, connecting mainland China to Hong Kong and Macau has officially opened on Tuesday. The six-lane bridge has been constructed in just nine years.
The 55-kilometer long bridge (34 miles) will cut travel time from Hong Kong to Zhuhai (in China’s southern Guangdong province) from three hours to 30 minutes. It is a key element of Beijing's plan for a Greater Bay Area covering 56,500 square kilometers across southern China. The long-awaited bridge will encompass 11 cities that are home to a combined 68 million people.

© hzmb.gov.hk © 
Hong Kong’s transport secretary Frank Chan said: “With the bridge, the travel time between Hong Kong and the Western Pearl River Delta region will be shortened significantly, thereby bringing the Western Pearl River Delta region within three hours' drive from Hong Kong.”
The Hong Kong-Zhuhai-Macao Bridge was built to withstand magnitude 8 earthquakes, a super typhoon and strikes by super-sized cargo vessels. It incorporates 400,000 tons of steel which is 4.5 times more than in San Francisco's Golden Gate Bridge.
The bridge includes a 6.7-kilometer submerged tunnel to help it avoid the busy shipping paths over the Pearl River Delta. The tunnel runs between two artificial islands, each measuring 100,000 square meters.

© hzmb.gov.hk © 
Although the bridge is opening to traffic this week, private cars will need a special permit to be allowed to drive on the bridge. Most drivers will have to park at the Hong Kong port, switching to shuttle bus or special hire cars. A single trip on shuttle buses will cost $8-$10, depending on the time of day.

© hzmb.gov.hk ©  

Le pont géant entre Hongkong et la Chine conforte la domination chinoise

L’infrastructure longue de 55 kilomètres, qui relie Hongkong à Macao, complète la stratégie d’intégration par Pékin de cette région autonome à la République populaire.
LE MONDE | • Mis à jour le
Abonnez vous à partir de 1 € Réagir Ajouter

Déclaré ouvert par le président Xi Jinping lors d’une cérémonie mardi 23 octobre à Zhuhai, en Chine, le pont de 55 km de long qui relie cette ville chinoise et Macao, dont elle est frontalière, à Hongkong, parachève un projet au long cours, critiqué pour ses retards et ses dépassements de budget.

Son emplacement stratégique, entre Zhuhai et les deux régions administratives spéciales chinoises de Hongkong et de Macao, en révèle aussi la dimension politique : amarrer plus sûrement au continent ces deux enclaves autonomes agitées, du moins pour Hongkong, par des velléités d’indépendance, et remettre graduellement en cause le statut d’autonomie dont elles sont censées jouir jusqu’au mitan du siècle, selon le principe « un pays, deux systèmes ».







Toutes deux d’anciennes colonies rétrocédées à la Chine respectivement en 1997 et 1998, Hongkong (7 millions d’habitants) et Macao (620 000 habitants) sont gérées selon leurs propres lois, disposent de leur propre police, et sont séparées de la Chine par des frontières. La mini-Constitution de Hongkong garantit ainsi le respect des libertés d’expression et d’association ainsi que la tenue d’élections directes pour une partie des membres de son Parlement. Pékin a toutefois le dernier mot pour désigner les chefs de l’exécutif des deux régions.

Pression accentuée

Pour le chantier du pont, Pékin a payé cher ses ambitions politiques : neuf ouvriers ont perdu la vie en construisant le pont, soixante autres ont été blessés, dix-neuf plaintes ont été déposées suite à des tests de qualité faussés du béton utilisé. Les délais ont été considérablement allongés et la profitabilité de cette infrastructure n’a toujours pas été prouvée : la durée de la traversée du pont – 45 minutes – n’est en effet pas particulièrement avantageuse par rapport à celle du trajet en ferry entre Macao et Hongkong ou Zhuhai et l’aéroport de Hongkong, tous deux d’un peu moins d’une heure.
Par ailleurs, des vices de construction auraient rendu vulnérables à l’érosion les îles artificielles sur lesquelles reposent certaines parties de l’infrastructure. Enfin, un pont parallèle devrait être ouvert à la circulation entre Shenzen et Zhongshan, deux villes de Chine continentale, dès 2023.







« Il est possible que ce pont ne soit jamais rentable, estime Jean-Pierre Cabestan, sinologue et professeur à l’université baptiste de Hongkong. Les préoccupations économiques ne sont pas à l’origine de sa construction. »
« Il est possible que ce pont ne soit jamais rentable, estime Jean-Pierre Cabestan, sinologue et professeur à l’université baptiste de Hongkong. Les préoccupations économiques ne sont pas à l’origine de sa construction, il s’agit plutôt d’un projet symbolique destiné à intégrer davantage l’estuaire de la rivière des Perles et notamment les régions administratives spéciales à la Chine continentale. »
L’estuaire de la rivière des Perles désigne la région du sud du Gangdong, autour de Canton et Shenzhen. Pékin entend en effet intégrer Macao, mais surtout Hongkong, à un réseau de onze villes de Chine du Sud pour en faire une Silicon Valley chinoise consacrée aux nouvelles technologies.
L’ouverture du pont à la circulation n’intervient d’ailleurs que quelques semaines après l’inauguration d’une autre infrastructure majeure : la ligne ferroviaire à grande vitesse entre Hongkong et Canton (Guangzhou), sur le continent. Or, une partie du terminal situé à Hongkong a été placée sous la souveraineté exclusive de la Chine qui y a déployé ses propres forces de police. « La présence de la police chinoise au cœur même de la ville a suscité la colère de nombreux Hongkongais », précise Jean-Pierre Cabestan.

Répression

Selon Jean-Philippe Béja, sinologue, politologue, directeur de recherche au CNRS et chercheur au centre d’études et de recherches internationales de Sciences Po, ce type de projet est de nature à favoriser l’intégration politique du territoire. « En favorisant les interactions économiques de Hongkong à cette partie de la Chine, Pékin entend amadouer les milieux d’affaires du territoire déjà largement acquis à sa cause, et s’appuyer sur eux pour pousser à une intégration économique plus étroite, propre à effacer à terme la spécificité politique de Hongkong. »
De fait, l’apparition de ces ouvrages d’art destinés à arrimer le territoire au continent est concomitante d’une emprise croissante de Pékin sur la politique intérieure de Hongkong. Pour la Chine, le mouvement des parapluies, en 2014, avec ses manifestations gigantesques, plus de deux mois durant, appelant au suffrage universel pour l’élection du chef de l’exécutif de Hongkong, fut un signal d’alarme.







Selon Jean-Philippe Béja, sinologue, politologue, directeur de recherche au CNRS et chercheur au Centre d’études et de recherches internationales de Sciences Po, « en favorisant les interactions économiques de Hongkong à cette partie de la Chine, Pékin entend amadouer les milieux d’affaires du territoire déjà largement acquis à sa cause ».
Depuis, les autorités hongkongaises font tout, sous la pression de Pékin, pour entraver l’émergence des nouvelles forces politiques dites « localistes » nées du mouvement, et décourager les manifestations de rue. Plusieurs figures de proue de la mobilisation ont reçu des peines de prison, comme Edward Leung, 27 ans, condamné à six années de détention par la justice de Hongkong en juin pour son rôle dans une manifestation qui a dégénéré en 2016.
Et en septembre, le petit Parti national de Hongkong (HKNP), indépendantiste, était interdit pour « menace à la sécurité nationale » – soit la première interdiction à frapper une formation politique depuis la rétrocession en 1997. Les militants prodémocratie craignent que le principe de sécurité nationale soit à l’avenir utilisé contre toutes les organisations non alignées sur les intérêts de la République populaire. « L’exécutif hongkongais est davantage le représentant de Pékin sur le territoire de Hongkong qu’un représentant de ses habitants en mesure de défendre leurs intérêts face à l’Etat chinois », résume Jean-Pierre Cabestan.























Le plus long pont maritime du monde par la distance qu’il couvre (55 kilomètres), relie la ville de Macao à Hong Kong.
ANTHONY WALLACE / AFP
› Accéder au portfolio