dimanche 8 septembre 2019

Trang thơ Trần Văn Lương với bài Hai Cuộc Xuống Đường.

Kính gửi quý anh chị bài thơ của anh Trần Văn Lương với chủ đề nóng thời cuộc.

Vì tôi quá bận việc nhà, nên bài anh Lương gửi từ tháng trước nay mới có dịp đưa vào Blog.

Hơn thế nữa, khi có thì giờ post bài thì cách trình bày mới được như ý, mong các anh chị vẫn luôn theo dỏi bài đọc trong những Blog của chúng tôi.

Riêng bài thơ này, cho thấy người dân Hồng Kông thật đáng phục và đó có lẽ cũng là bài học cho những ai còn chưa biết mình muốn gì cho đất nước của mình.

Hai câu thơ dưới đây đủ diển tả tâm tình của người Hồng Kông:

"Dân Hồng Kông vì dân chủ tự do,
Quyết gánh chịu rủi ro dù sớm muộn."
thơ Trần Văn Lương

Caroline Thanh Hương


Résultat de recherche d'images pour "hồng kông xuống đường"

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
         Người vì dân chủ đấu tranh,
Mình vì thắng một trận banh xuống đường!


Cóc cuối tuần:

    Hai Cuộc Xuống Đường

Đường phố rộng, người nen gần kín chỗ,
Dòng áo đen như nước đổ tràn sông,
Thấm loang dần khắp ngõ ngách Hồng Kông,
Chẳng ai bảo, nhưng ai lòng cũng hiểu.

Dân số chỉ tròm trèm chưa tám triệu,
Mà phần tư đã khứng chịu hy sinh,
Tạm quên đi giấc yên ổn thanh bình,
Vì dân chủ lao mình vào tranh đấu.

Dẫu biết sẽ bị "chúng" nghiền nát ngấu,
Vẫn kiên trì làm châu chấu đá xe.
Lũ côn đồ được nhà nước bao che,
Đã đứng sẵn rình chờ phe đối lập.

Đường chiến đấu dù chông gai tràn ngập,
Người người đều bất chấp mọi tai ương,
Từ luật sư, công chức đến tiểu thương...
Ngay tuổi trẻ cũng bỏ trường xuôi ngược.

Nhìn con lo việc nước,
Mẹ không đành cũng sánh bước kề bên,
Chống bọn tay sai vâng lệnh bề trên 
Muốn đặt ách độc tài lên thành phố.

Luật dẫn độ tuy tạm thời xếp xó,
Nhưng Bắc Kinh nào chịu bỏ qua cho.
Dân Hồng Kông vì dân chủ tự do,
Quyết gánh chịu rủi ro dù sớm muộn.

                            x
                       x        x
Người tỵ nạn khẽ buông tờ báo xuống,
Nghe trong lòng cuồn cuộn nỗi xót xa.
Nhìn dân người lại nghĩ đến dân ta,
Mà nhỏ lệ thương quê nhà bạc phước.

Buồn nhớ lại chuyện ít lâu về trước,
Vừa nghe tin người trong nước sục sôi,
Lầm tưởng cây hy vọng đã đâm chồi,
Nên xớn xác vội tươi cười hớn hở.

Dân Việt túa ra đường như vỡ chợ,
Hung hăng tày bầy ngựa dữ sút cương, 
Nổ giòn hơn đại bác ở sa trường,
Nhảy nhót tựa đang phát cuồng phát nhiệt.

Đàn thiếu nữ ngực cởi trần la hét,
Đám thanh niên gào thét chạy lăng quăng.
Nhìn thấy ai cũng "sát khí đằng đằng",
Mừng tự hỏi phải chăng đà đến lúc?

Phải chăng đã đến giờ dân bất phục,
Vì nghe lời thúc giục của lương tâm,
Vì ngấy trò phải giả điếc giả câm,
Hay vì bởi một nguyên nhân nào khác?

Có phải tại lũ cầm quyền bạc ác,
Xuất cảng dân đen đi các nước ngoài,
Trai cu li, gái bán xác miệt mài,
Còn hay mất, chẳng ai thèm hay biết?

Có phải tại giặc Tàu làm cá chết,
Giết ngư dân, đầu độc hết môi trường,
Mà bạo quyền, vốn hèn nhát bất lương,
Chẳng dám nói Chệt bồi thường thiệt hại?

Có phải tại bầy đảng viên vô lại
Cướp đất đai, của cải... của toàn dân,
Chiếm ngay luôn chốn thờ phượng thánh thần,
San bằng cả mộ phần người quá cố?

Có phải tại Vẹm bán dần lãnh thổ,
Để Tàu phù vào xóa sổ dân ta,
Dù bao người quyết đổ máu mình ra,
Mong cứu vớt mảnh sơn hà ngày trước?

Có phải tại đám cướp ngày tai ngược,
Bắt những người yêu nước chịu hàm oan,
Chịu giam cầm, chịu hành hạ dã man,
Đau đớn kiếp lầm than trong ngục tối?

Một câu hỏi kéo theo ngàn câu hỏi,
Càng đoán mò lại càng rối ren thêm.
Đám đông kia tựa ánh chớp qua thềm,
Vừa thấy đó, bỗng nhiên liền mất hút.

Người bẽn lẽn, biết ngay mình mừng hụt,
Giấc mơ đang trứng nước vụt tan tành.
Dân xuống đường, nào phải để đấu tranh,
Chỉ vì thắng một trận banh, Trời ạ!
                           x
                       x        x
Công dựng nước mấy ngàn năm vất vả,
Giờ đây đành tất cả thả trôi sông.
Những tiền nhân của dòng giống Lạc Hồng,
Nay chắc hẳn nát lòng nơi tiên giới.

Nếu dân Việt không cùng nhau quật khởi,
Mải tranh giành chút quyền lợi cỏn con,
Và chẳng màng đến vận mệnh nước non,
Ngày diệt chủng ắt chẳng còn xa nữa.

Đêm vơi đà quá nửa,
Đau lòng nhìn đốm lửa tắt trời xa.
               Trần Văn Lương
                  Cali, 8/2019


tt
Cũng nhắc lại chuỵên dàn người hơn 60 km nắm tay nhau để đòi quyền lợi của người dân đã được thực hiện trước đây ở nhiều quốc gia,


De l'Union soviétique à Hong Kong, la chaîne humaine comme moyen de protestation





Chaîne humaine sur le territoire de la ville semi-autonome de Hong Kong
6 images 
Chaîne humaine sur le territoire de la ville semi-autonome de Hong Kong - © LILLIAN SUWANRUMPHA - AFP


Newsletter info
Recevez chaque matin l’essentiel de l'actualité.
OK
  • Abandon définitif du projet de loi sur l’extradition vers la Chine continentale.
  • Enquête sur les violences policières apparues tout au long de la contestation.
  • Abandon par les autorités du terme " Emeute " pour qualifier les manifestations.
  • Abandon des poursuites contre les manifestants
  • Reprise de la réforme politique.
La contestation n’a pas cessé depuis le mois d’avril dernier.


Les chaînes humaines : la force de l'image


L'image d'hélicoptère et le long ruban d'une file sans fin, reliant un horizon à l'autre. C'est la puissance de l'image recherchée par les manifestants. De tous bords, et un peu partout sur le globe. Petit tour d'horizon non exhaustif. 


Chaîne Balte : 23 août 1989


La chaîne humaine de Hong-Kong se veut un rappel de la Voie Balte. Une autre chaîne humaine, organisée en 1989 par les habitants des 3 pays Baltes : Lituanie, Estonie, Lettonie. Elle a eu lieu le 23 août 1989 et se voulait à son tour la commémoration des 50 ans de la signature du pacte Molotov Ribbentrop. Cet accord, aussi connu comme traité de non-agression entre l’Allemagne nazie et l’Union Soviétique signé en 1939, avait pour effet la partition de la Pologne et l’annexion des pays Baltes au profit de l’URSS.
En 1989, près de 2 millions de personnes se sont jointes à la chaîne qui s’est déroulé sur 600 kilomètres. L’événement a été le déclencheur du processus qui a abouti par l’indépendance des pays Baltes en 1990.
Une répétition de ce même événement a d’ailleurs eu lieu en 2019 pour commémorer les 3 indépendances et la vague de réformes qui a traversé les pays de l’ancienne Union Soviétique


Chaîne Iran : 9 juin 2009


A Téhéran, en Iran, à quelques jours du scrutin qui opposait Hossein Mousavi au président Ahmadinejad à la poursuite d’un deuxième mandat, des dizaines de milliers de supporters du challenger se sont alignés le long de l’avenue Vali-e-Asr. Pour se reconnaître, les partisans de Mousavi ont revêtu des chasubles vertes et ont occupé les trottoirs de l’artère de 18 kilomètres de long. Le président Ahmadinedjad a été été réélu mais son deuxième mandat a été émaillé de protestations tant internes qu’internationales.


Chaîne Pays Basque : 10 juin 2018


Au Pays Basque, en Espagne, au mois de juin 2018 et à l'appel de diverses organisations, partis et syndicats indépendantistes, 175.000 personnes se sont rassemblées pour revendiquer le droit à l'autodétermination. La chaîne humaine s'est étendue sur plus de 200 kilomètres au travers du Pays Basque espagnol. 




Chaîne Puerto Rico : 27 juillet 2019


Les chaînes humaines sont des dispositifs de communication au même titre que les grands rassemblements. Leur force réside dans leur longueur. Ici, à Puerto Rico, les manifestants entendaient appeler à la paix et à l'unité dans la bataille à la succession qui fait suite à la démission de l'ancien gouverneur de l'île des Caraïbes. Ricardo Rosselli a démissionné suite à des allégations de détournements de fonds de la part de membres de son administration. La manifestation a réuni près de 500.000 personnes même si la chaîne humaine, au fort pouvoir symbolique et graphique ne rassemblait que 200 personnes. C'est aussi cette force qui est invoquée par les manifestants pour faire montre de leur unité et de leur détermination. 


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire