lundi 13 avril 2020

Père Lachaise, Paris Lá Rụng, thơ Caroline Thanh Hương.

Hôm nay vào net, bắt gặp những tấm ảnh chụp nghĩa địa Pere Lachaise, Paris 2016 VI của Henri-Pierre Chavaz thật đẹp vì rõ nét.
Thấy cảnh, sinh tình nên có bài thơ viết ngay trên máy ghi lại đây những cảm xúc.
Caroline Thanh Hương
năm 2016
Một bài thơ bỏ quên năm 2016.
Trong bối cảnh thế giới đang trùm khăn tang cho những người bị chết vì Covid 19 và cũng để chia buồn với tất cả những nạn nhân của đại dịch này , tôi gửi đến quý anh chị một vài hình ảnh của một nghĩa trang nổi tiếng bên pháp thời trước cơn đaị dịch.
Caroline Thanh Hương

Une appli pour découvrir le Père-Lachaise côté nature - Le Parisien


Père Lachaise, Toussaint 2016.

Père Lachaise, Paris Lá Rụng.
Nghĩa trang buồn, thiếu vắng khung chân ai.
Những ngôi mộ ngày lễ thánh mệt nhoài
Khuất mặt trời, ma quỷ dài vương vấn.

Đường lát gạch xanh màu rêu thắm
 Gió vật vờ thỉnh thoảng xóc cành cao
Tượng mẹ buồn,  che mặt sao ngán ngao.
Người thân cũ dật dờ chờ thoát kiếp.

Còn ai quen, nhớ  ai còn  thương tiếc
 Một kiếp người mải miết đến rồi đi.
Đến trần gian không biết mình muốn chi
Rồi gục ngã và đôi khi không duyên cớ.

Đợi mãi  tình nào chờ yêu và nhớ
Hạnh phúc và nguyện cầu có bên nhau.
Cho trăng sao, ngày tháng đừng qua mau
Nhưng than ôi. biển dâu nào ai thoát.

Ừ, hình như nơi đây hoa đã nát
Ừ, nơi nọ cỏ rác tụ từng cơn.
Gương mặt đá, mếu máo con mắt hờn
Thánh giá buồn, bạc phơ màu trắng dã.

Ôi lá vàng, lá rụng đầy mồ mã
Rong rêu  lạnh lùng ghế đá  ngóng trông.
Biết thương ai, người còn sống, buồn không?
Sương trời hay lệ rớt trong ngày rét?


Người sống đâu xa, kế bên người chết
Dõi mắt nhìn khung cửa sổ ngoài kia.
Đêm và ngày, hai thế giới chia lià
Âm dương cũng chỉ là miếng vải thánh.

Caroline Thanh Hương
06 tháng 11 năm 2016


Thơ của tôi đa số là sáng tác trên máy do cảm xúc nhất thời, vì vậy, có thể những quy luật khó tránh phải.
Nếu viết cho đ´ng quy luật, có khi lại không diển tả được tâm tư , mong quý anh chị thông cảm những lỗi vấp phải nếu có.
Cimetière du Père-Lachaise | Cimetière du Père-Lachaise - Pa… | Flickr

Descriptif


Le cimetière du Père Lachaise tient son nom du confesseur du roi Louis XIV, le père François d’Aix de La Chaise. Il s’agit de la nécropole la plus prestigieuse et la plus visitée de Paris. Située dans le 20e arrondissement de la capitale, elle s’étend sur 44 hectares et totalise 70 000 concessions. La conception du cimetière mêle parc à l’anglaise et lieu de recueillement. Tous les styles de l’art funéraire sont représentés : tombe gothique, caveau haussmannien, mausolée à l’antique… Sur les chemins verdoyants, le visiteur croise les sépultures d’hommes et de femmes célèbres : Honoré de Balzac, Guillaume Apollinaire, Frédéric Chopin, Colette, Jean-François Champollion, Jean de La Fontaine, Molière, Yves Montand, Simone Signoret, Jim Morrison, Alfred de Musset, Edith Piaf, Camille Pissarro, Oscar Wilde.
 Statue Pere Lachaise Cemetery Paris Stock Photos & Statue Pere ...

Style architectural

  • 1900
  • Académique
  • Baroque
  • Eclectique
  • Empire
  • Gothique
  • Haussmannien
  • Monumental
  • Napoléon III
  • Neo baroque
  • Neo byzantin
  • Neo classique
  • Second empire

Cimetière du Montparnasse - Paris en Duo 

 Statut

Ville de Paris

Đi viếng nghĩa trang

 La Vie au cimetière (17) - L'impeccable Michel Y Castanier, prix ...

Nghĩa trang Père - Lachaise, nơi danh nhân an giấc ngàn thu

>Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

Phần âm thanh 16:39





Mộ của Chopin trong nghĩa địa Père Lachaise (Thanh Phương / RFI)
Mộ của Chopin trong nghĩa địa Père Lachaise (Thanh Phương / RFI)
Nếu có dịp đến Paris, quý vị nên bỏ chút thời giờ ghé thăm nghĩa địa Père Lachaise, một trong những nghĩa trang nổi tiếng nhất trên thế giới, nằm ở quận 20 và nay đã trở thành một trong những di tích lịch sử của thủ đô nước Pháp. Là nơi yên nghĩ vĩnh viễn của các danh nhân, Père Lachaise cũng gắn liền với nhiều huyền thoại.
Quảng cáo
Vào giữa thế kỹ 18, các nghĩa địa trong nội đô Paris đã quá tải, gây nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường, cho nên chính quyền địa phương đã quyết định không xây nghĩa địa nữa và chuyển các thi hài xuống các hầm mộ. Nhưng để có nơi tiếp nhận những người chết sau này, chính quyền Paris thời ấy quyết định xây thêm những nghĩa địa mới, nằm cách xa thủ đô nhiều km. ( Paris thời xưa chỉ bao gồm khu trung tâm thủ đô Pháp bây giờ).
Ba nghĩa địa hình thành, một ở phía Bắc, tức là khu Montmartre, một ở phía Nam, tức là khu Montparnasse và một ở phía Đông, tức là nghĩa địa Père Lachaise. Nghĩa địa này nằm tại đồi Louis, trên một khu đất trước đây thuộc quyền sở hữu của các tu sĩ dòng Tên. Nghĩa địa được đặt tên là Père Lachaise, tức là Cha Lachaise, vị linh mục dòng Tên, mà Vua Louis vẫn xưng tội.
Khánh thành từ ngày 21/5/1804, nhưng nghĩa địa có diện tích rộng đến 11 hectare này lại chẳng thu hút được bao nhiêu « khách hàng », bởi lẻ dân Paris lúc ấy đâu có thích chôn người thân ở một nơi « xa xôi hẻo lánh » như vậy. Thành ra, 3 năm sau khi nghĩa địa Père Lachaise được khánh thành, chỉ mới có 106 mảnh đất được mua nhượng quyền.
Thấy vậy, hoàng đế Napoléon Bonaparte bèn tung ra một chiến dịch « quảng cáo » rầm rộ cho nghĩa địa Père Lachaise, bằng cách chuyển về đây mộ phần của nhà thơ, tác giả các truyện ngụ ngôn La Fontaine và nhà viết kịch Molière, cùng một số danh nhân khác. Từ đó, dân Paris mới tranh nhau mua quyền chôn cất tại Père Lachaise để vĩnh viễn được làm « bà con hàng xóm » với những danh nhân nước Pháp.
Đến năm 1830, có đến 33 ngàn mảnh đất nhượng quyền được bán ra. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, nghĩa địa Père Lachaise đã được mở rộng 6 lần và nay có diện tích lên tới 44 hectare với tổng cộng 77 ngàn mảnh đất nhượng quyền vĩnh viễn. Nhanh tay thì còn, chậm tay thì hết, từ cách đây sáu năm, nghĩa địa Père Lachaise không còn đất để bán nữa.
Hai thế kỷ sau khi được khánh thành, nghĩa địa Père Lachaise nay đã trở thành một trong địa điểm du lịch không thể bỏ qua đối với du khách, không thua gì tháp Eiffel hay Khải Hoàn Môn. Mỗi năm, có đến khoảng 2 triệu du khách đến tham quan nghĩa địa này.
Cũng như nhiều thắng cảnh khác của Paris, nghĩa địa Père La Chaise nằm kế bên trạm métro ( trạm Père Lachaise ) nên rất tiện lợi về giao thông công cộng. Bước vào nghĩa địa, ta có cảm giác như lạc vào thế giới khác, bỏ lại đằng sau đuờng phố Paris náo nhiệt, để đắm mình vào chốn tĩnh lặng vĩnh hằng. Cho dù không có từng đoàn du khách lũ lượt kéo nhau đi, ta cũng không cảm thấy bầu khí u ám cố hữu của các nghĩa địa, mà tưởng mình như đang đi trong một công viên, được trang điểm bằng những công trình kiến trúc độc đáo.





Mộ của nghệ sĩ Pháp gốc Mỹ Arman trong nghĩa địa Père Lachaise.
Mộ của nghệ sĩ Pháp gốc Mỹ Arman trong nghĩa địa Père Lachaise. Thanh Phương
Đúng là nghĩa địa Père Lachaise đã được thiết kế như là một công viên và được coi là một trong những khu vực cây xanh rộng và đẹp nhất Paris. Các ngôi mộ trong nghĩa địa Père Lachaise được chia thành 97 khu ( division ) và xen kẽ vào đó là nhiều đài tưởng niệm. Vào đây tham quan, tốt hơn là quý vị nên mua một bản đồ, được bán ngoài cổng, cầm theo tay, để khỏi phải đi lòng vòng mất thời giờ, vì nghĩa địa Père Lachaise giống như là một khu phố lớn.
Phần lớn các ngôi mộ nằm ở « mặt tiền » là mộ của các gia đình dân Paris, nhiều mộ được xây rất đẹp và vẫn còn được bảo quản tốt, nhưng khá nhiều ngôi mộ có vẻ hoang phế. Xen lẫn vào những ngôi mộ « thường dân », là nơi an nghĩ của một nhân vật nổi tiếng nào đó, như mộ của nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan Frédéric Chopin. Ông được chôn cất ở Père Lachaise đúng theo ý nguyện của ông trước khi mất. ( Trái tim của ông thì được đem về đặt trong một nhà thờ ở Vacxava ).
Một trong những ngôi mộ gây sự chú ý của khách tham quan, dù chưa biết đó là của ai, đó là mộ tổng thống Pháp Felix Faure, vì trên mộ có một bức tượng được điêu khắc đúng dáng nằm của ông khi ông chết đột ngột vào năm 1899, lúc còn trong nhiệm kỳ. Mộ của tổng thống Felix Faure nằm bên cạnh Đài tưởng niệm những người đã khuất ( Monument aux morts ). Ngôi mộ của nhà thơ La Fontaine, khá đơn giản, thì nằm kế bên nhà soạn kịch Molière. Nhà văn Honoré de Balzac thì tốt số hơn, vì ông được chôn cất cùng với người tình là nữ bá tước Ewelina Hanska.
Nhưng có lẽ ngôi mộ thu hút nhiều người nhất đó là mộ của thần tượng nhạc rock Jim Morrison, ca sĩ chính của ban nhạc The Doors. Mộ của Jim Morrison cũng rất đơn giản, nằm lọt giữa những mộ lớn khác. Trên mộ của anh lúc nào cũng đầy hoa và không bao giờ thiếu những lon bia, chai rượu.
Jim Morrison đã qua đời ( dường như là do dùng ma túy quá liều ) tại Paris ngày 3/7/1971, tức là cách đây đúng 40 năm, nhưng cho đến bây giờ, những người ái mộ chàng ca sĩ này mỗi năm vẫn đến tận nơi an nghĩ cuối cùng của anh để tưởng niệm. Trong những người kéo đến mộ của Morrison tại nghĩa địa Père Lachaise ngày 3/7 vừa qua, nhân ngày giỗ thứ 40, đa số lại là những người mà khi Morrison trút hơi thở cuối cùng vẫn chưa sinh ra đời, tức là những người còn trẻ, nhưng vẫn xem anh là thần tượng.





Mộ của Jim Morrison trong nghĩa địa Père Lachaise
Mộ của Jim Morrison trong nghĩa địa Père Lachaise Thanh Phương
Cách đây 10 năm, ngày giỗ thứ 30 của Jim Morrison đã từng xảy ra bạo động tại đây, nhân viên bảo vệ nghĩa địa đã phải canh giữ ngôi mộ suốt ngày đêm. Thậm chí người ta đã gắn một camera để giám sát chặt chẽ khu vực này. Nay một hàng rào bao quanh ngôi mộ, ngăn chận mọi hành động quá khích của các fan cuồng nhiệt. Cũng như đối những nhân vật huyền thoại khác, một số người vẫn còn tin rằng Jim Morrison thật ra chưa chết, mà chỉ biến mất khỏi đời sống xã hội, hoặc có tin đồn rằng, thật ra thi hài của Jim Morrison đã được chuyển về Mỹ từ lâu.
Giống như đối với Jim Morrison, có không biết bao nhiêu người đã đến nghĩa địa Père Lachaise chỉ để nghiêng mình trước ngôi mộ của thần tượng Edith Piaf. Nữ danh ca này qua đời ngày 10/10/1963 tại vùng Alpes-Maritimes và xác của bà được bí mật chuyển về Paris để có thể khai tử chính thức ngày 11/10, cùng ngày chết của người bạn thân, nhà thơ Jean Cocteau. ( Đúng hơn là khi nghe tin Edith Piaf qua đời, ông Jean Cocteau đã đau buồn đến mức lên cơn đau tim vài giờ sau đó )
Trong lễ mai táng Edith Piaf ngày 14/10 năm đó, 40 ngàn người đã kéo đến nghĩa địa Père Lachaise để tiễn đưa bà sang thế giới bên kia. Lực lượng cảnh sát đã cố sức ngăn cản, nhưng đám đông vẫn tràn vào bên trong, ồ ạt chạy vội đến tận nơi, đến mức một số người suýt nữa là rơi xuống hố, thế chỗ cho bà Edith Piaf!
Bà được chôn cùng với cha, người chồng cuối cùng Théo Sarapo và con gái Marcelle, chết yểu vào năm 1933 lúc mới vừa 2 tuổi. Mộ của bà Edith Piaf lúc nào cũng đầy hoa, nhất là hoa hồng và nơi đây khách tham quan tưởng như nghe văng vẳng đâu đây bài hát bất hủ La vie en rose mà bà đã trình bày lần đầu tiên từ năm 1946
Là nơi yên nghĩ vĩnh viễn của nhiều danh nhân, nghĩa địa Père Lachaise cũng chứa đựng nhiều huyền thoại và một trong những huyền thoại đó là Victor Noir, phóng viên trẻ bị bắn chết trong một cuộc đấu súng khi vừa 22 tuổi vào tháng 1/1870, một cái chết đã gây nên làn sóng phẩn nộ vào thời ấy, làm rung chuyển Đế chế Napoléon đệ tam. Ngôi mộ của Victor Noir là một trong những « địa chi » được nhiều người viếng thăm nhất. Dưới chân bức tượng của anh, có một cái nón lúc nào cũng chứa đầy những mẫu giấy, mà trên đó người ta ghi những lời ước. Một số người còn sờ tay vào hạ bộ của Victor Noir, vì tin rằng làm như thế, phụ nữ thì sẽ dễ có con và đàn ông thì sẽ được cường dương !
Danh sách ngôi mộ của những gương mặt đầy huyền thoại trong nghĩa điạ Père Lachaise còn rất dài : các nhà thơ Guillaume Apollinaire, Alfred Musset, giải Nobel Văn học đầu tiên, nhà văn Pháp Sully Prudhomme, nhà văn và nhà biên kịch Ireland Oscar Wilde, ca sĩ opéra người Hy Lạp Maria Calas, ngôi sao điện ảnh Yves Montand..., thôi thì quý vị cứ tùy theo ý thích mỗi người mà khám phá Père Lachaise, nay đã trở thành một trong những di tích lịch sử của Paris.

Bài 44 : Nghĩa trang Père-Lachaise, một công viên để đi dạo







Một góc nghĩa trang Père-Lachaise, Paris
Một góc nghĩa trang Père-Lachaise, Paris RFI
Hãy học tiếng Pháp với Caroline, một cô gái người Canada vùng Québéc, đang ở Paris trong một vài tháng. Chúng ta đi thăm nghĩa trang Père-Lachaise cùng với hướng dẫn viên Thierry Leroy. Anh giới thiệu cho chúng ta những ngôi mộ nổi tiếng nhất. LEXIQUE 43 et 44 Le Père-Lachaise



Một nghĩa trang được bố trí thành « cảnh »
-       5 300 arbres (érables, frênes, thuyas, marronniers…)
-       Le plus vieil arbre : un érable de Montpellier de plus de 150 ans (13m de haut et 1,90m de circonférence)
-       La faune : des oiseaux, des chats, des chauves-souris, des hérissons…
-       Une colonie d'abeilles est installée dans la tête en bronze de Casimir Perier, sur le rond-point du même nom.

Một viện bảo tàng ngoài trời
Le Père-Lachaise est un musée en plein air de l'art funéraire du XIXe siècle pour son harmonie entre nature et sculpture.
On trouve tous les styles : la tombe gothique, le caveau haussmannien, le mausolée antique ou la simple pierre tombale. Des matières nobles et naturelles sont utilisées : les marbres les plus rares et les fers forgés. De nombreux monuments funéraires du Père-Lachaise sont signés par les architectes et les sculpteurs les plus représentatifs de leur époque.
La partie la plus ancienne du cimetière du Père-Lachaise, la plus proche de l'entrée principale, a été classée en 1962 au titre des « sites historiques et pittoresques » : 33 000 tombes sont inscrites à « l'inventaire supplémentaire des monuments historiques ».

Les autres monuments historiques au Père-Lachaise :
-       La chapelle construite en 1823 par l'architecte Etienne-Hippolyte Godde sur l'emplacement de l'ancienne maison des jésuites ;
-       La porte monumentale du boulevard Ménilmontant réalisée par Godde en 1825 ;
-       Le mur des Fédérés : c’est devant ce mur d’enceinte du cimetière qu’ont été fusillé, le 28 mai 1871, 140 combattants de la Commune par les Versaillais. Depuis, ce mur symbolise la lutte pour la liberté et les idéaux des communards ;
-       Le monument aux morts de Bartholomé, adossé à la colline ;
-       Les tombes d'Héloïse et Abélard, de Molière et de La Fontaine ;
-       Le crématorium de style néo byzantin, le premier construit en France en 1886-1887, et le columbarium, dont les travaux ont débuté en 1894.

Những ngôi mộ lạ lùng

Oscar Wilde
Réalisé par le sculpteur expressionniste Jacob Epstein, le monument représente un sphinx ailé et nu. Ici, le rituel consiste à embrasser la pierre au rouge à lèvres pour laisser une trace de son passage.

Victor Noir
Né en 1848 et mort en 1870, Victor Noir était journaliste à La Marseillaise. Il est tué lors d’un duel avec le prince Pierre Bonaparte, cousin de l'Empereur. Pour les opposants au régime, la mort de ce jeune journaliste de 21 ans devient le symbole de la répression impériale contre les libertés publiques.
Sur la tombe, on trouve un bronze couché représentant son cadavre. Le gonflement dû à l'érection post-mortem du défunt est bien visible. La légende veut que la fertilité des femmes soit favorisée si elles s’y frottent.

Allan Kardec
Allan Kardec – de son vrai nom Hippolyte Léon Denizard – est le père du spiritisme français. Il a découvert les tables tournantes en 1855 et savait communiquer avec les esprits. Depuis sa mort en 1869, sa tombe est continuellement fleurie. Le rituel veut qu’on pose sa main sur son buste afin d'entrer en contact magnétique avec Allan Kardec.

Antoine Augustin Parmentier
Parmentier était agronome et nutritionniste, il est surtout connu pour avoir introduit de nouveaux aliments dans l'alimentation, dont la pomme de terre, durant les fréquentes périodes de famine. Sur sa tombe on peut voir des bas-reliefs évoquant ses recherches sur ces aliments. Les touristes lui rendent un curieux hommage en y déposant des pommes de terre !

Mộ phần của nữ danh ca Edith Piaf
De son vrai nom, Édith Giovanna Gassion est née le 19 décembre 1915 à Paris et morte le 10 octobre 1963 à Grasse. Elle était l'une des dernières interprètes de la chanson réaliste française. Plus de cinquante ans après sa mort, elle demeure la plus célèbre chanteuse francophone à travers le monde.

Surnommée à ses débuts « la Môme Piaf », elle est à l'origine de nombreux succès devenus des classiques du répertoire, comme La Vie en rose, Non, je ne regrette rien, l'Hymne à l'amour, Milord, Mon Dieu,… Elle a inspiré de nombreux compositeurs, et a été le mentor d'artistes plus jeunes tels qu'Yves Montand, Charles Aznavour et Georges Moustaki.

Des tragédies ont ponctué sa vie personnelle : la mort de son unique enfant, Marcelle, à l’âge d’un an et demi et le décès de son grand amour, le boxeur Marcel Cerdan, dans un accident d’avion. Elle a connu une fin de carrière difficile avec de graves problèmes de santé et est morte à seulement 47 ans !

Câu hỏi của Caroline
 
Caroline : Qui est-ce qui fréquente ce lieu-là, le cimetière ?
Thierry Le Roi, guide : Ben, beaucoup de vivants, hein ! Les vivants viennent rendre hommage à leurs morts et en particulier à la Toussaint. Mais il y a aussi des gens qui s’y baladent. C’est un des espaces verts de la capitale. Voilà ! Bon, alors, beaucoup de touristes : c’est deux millions et demi de touristes, hein ! Alors, les touristes viennent plutôt voir les sépultures. Alors, il y a aussi les habitués qui viennent nourrir les chats.

Les visiteurs rentrent dans ce lieu en ignorant totalement la superficie du cimetière : 44 hectares ! Alors, on pense que quand on voit une tombe, ben, derrière c’est fini. Mais non, regardez autour de vous, les tombes sont à perte de vue !
 
 
Để thêm thông tin mời các bạn truy cập vào địa chỉ :
Le Père-Lachaise sur le site de la mairie du 20ème arrondissement : http://www.mairie20.paris.fr/mairie20/jsp/site/Portal.jsp?page_id=283

Site du guide Thierry Le Roi : http://www.necro-romantiques.com/

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire