dimanche 5 avril 2020

Tình hình New York với những người chết vì virus Corona

Đaị dịch đến New York và đang giết người thầm lặng và thật đau đớn khi ai cũng bất lực hay tin người nhà ngã bệnh không được đến thăm và ngaỳ họ ra đi cũng không được tiễn đưa đúng nghi lễ.
Mời quý anh chị theo dỏi bản tin báo Đức nói về sự kiện kinh hoàn đang xảy ra trong nước Mỹ những ngày gần đây nhất.
Caroline Thanh Hương

New York: Các lò hoạt động hết công suất - 45 xe đông lạnh dùng chứa người“

Các lò hỏa thiêu tại thành phố New York đã phải tăng thêm giờ, và thiêu xác chết mãi tới tận khuya. Bang New York đã bắt đầu cập nhật liên tục các lễ mai táng và ngày càng phải sử dụng các nghĩa trang xa thành phố hơn về hướng Bắc của tiểu bang để tạm chôn cất người chết.Dịch Cúm Vũ Hán quét qua bang New York chưa lên tới đỉnh mà những người làm công việc mai táng chưa bao giờ bận rộn tới mức này, theo bản tin của Reuters.
Các nhà quàn và các nghĩa trang cho biết mức cầu tăng cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ vì dịch Cúm Vũ Hán, đại dịch đã lây nhiễm virus Cúm Vũ Hán cho hàng ngàn người, và giết chết hơn 2.300 người trên toàn bang New York, tính cho tới khoảng 2 giờ chiều ngày 2/4 – giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Chúng tôi đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, điều đang bắt đầu trở thành hiện thực theo nhiều nghĩa khác nhau” – ông Mike Lanotte, giám đốc điều hành của Hiệp hội các giám đốc tang lễ tại bang New York, cho biết.
Theo Reuters, đa số người dân New York thường lựa chọn hỏa táng hơn là chôn cất. Thế nhưng, thành phố đông dân nhất nước Mỹ này chỉ có 4 trung tâm hỏa táng: 1 ở khu Bronx, 1 ở Brooklyn và 2 ở Queens.
Không ai có thể tưởng tượng điều này sẽ xảy ra” – ông J.P. Di Troia, chủ tịch nhà hỏa táng Fresh Pond tại Queens, cho biết. Ông Di Troia miêu tả đại dịch này là một trong những sự kiện khủng khiếp nhất ông từng chứng kiến trong suốt 52 năm làm nghề.
Nhà hỏa táng thuộc nghĩa trang Green-Wood của Brooklyn cho biết họ nhận 15 đến 20 thi thể mỗi ngày từ khi tăng giờ làm việc, tăng gần gấp đôi so với con số bình thường.

Xe tải đông lạnh ở thành phố New york dùng để chứa xác
Tình trạng dồn ứ đang dần ảnh hưởng đến cả các bệnh viện. Trung tâm Bệnh viện Brooklyn hôm 31-3 thông báo các thi thể của bệnh nhân đang lưu lại nhà xác lâu hơn bình thường vì “các gia đình không thể nhanh chóng thu xếp” việc an táng.
Trong khi đó, ông Andrew Nimmo, quản lý Hãng dịch vụ tang lễ Bergen, cho biết: “Các ngăn lạnh của tôi đã đầy. Nhưng tôi không thể đưa thi thể (đi hỏa táng) nhanh được“. Sức chứa của nhà xác ở Bergen lên tới 40 thi thể, theo ông Nimmo.
Một cư dân tên Moylan nói ông không nhớ trong 48 năm ông cư ngụ ở Green Wood, có bất cứ thời điểm nào chứng kiến cảnh nhiều người chết vị một nguyên nhân như thế này. Ông nói sự kiện gần nhất với dịch Cúm Vũ Hán bây giờ có thể là biến cố 11 tháng 9 khi tổ chức khủng bố Al Qaeda giết gần 3000 người.
Tiểu bang này đã phải nới lỏng các quy định về môi trường để cho phép các lò thiêu họạt động dài giờ hơn, trong khi số tử thi chờ được mai táng được dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao.
Mỹ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kép. Hôm 02/04/2020, đã có 1.169 bệnh nhân tại Hoa Kỳ qua đời vì virus Cúm Vũ Hán, đồng thời có thêm hơn 6,6 triệu người mất việc trong vòng một tuần lễ do tác động Cúm Vũ Hán.
Theo số liệu của viện đại học Johns Hopkins số ca tử vong tại Mỹ trong ngày hôm qua tăng thêm gần 1/3 so với hôm mồng 01/04. Tới nay chưa một quốc gia nào trên thế giới vượt ngưỡng 1.000 người chết vì virus Cúm Vũ Hán trong một ngày. Mỹ đang có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới với 260.000 bệnh nhân và 6.600 đã thiệt mạng.

Ảnh: bên ngoài nhà xác ở New York – nhiều cái lều bạt như thế này được sử dụng tăng cường việc chứa xác người cùng với các container tải đông lạnh
Thông tín viên đài RFI từ thủ đô Washington Anne Corpet tường thuật :
«Hiện tượng chưa từng thấy. Giới chuyên gia kinh tế nói đến một tai họa, một cú sốc khủng khiếp. Trong hai tuần, số người đăng ký thất nhiệp ở Mỹ tương đương với số người bị mất việc trong vòng 6 tháng khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Các hãng nhỏ đã nhanh chóng phải sa thải nhân viên vì không có đủ tiền để tiếp tục trả lương cho họ trong lúc mà hãng phải đóng cửa.
Bộ trưởng Lao Động Mỹ kêu gọi các công ty với dưới 500 nhân viên cố gắng chịu đựng, chính phủ đang chuẩn bị một kế hoạch 350 tỷ đô la để hỗ trợ cho các công ty này. Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cũng khuyến khích các doanh nghiệp duy trì đội ngũ nhân viên, vì chính phủ vừa giải ngân khoản tiền nói trên.
Kể từ ngày Thứ Sáu, tức là từ hôm nay, các chủ doanh nghiệp có thể ra ngân hàng vay tín dụng với điều kiện cam kết không sa thải nhân các cộng tác viên hay với hứa hẹn sẽ tuyển dụng trở lại những người vừa bị mất việc.
Tuy nhiên biện pháp này không đủ để ngăn chận làn sóng thất nghiệp đang dâng cao kể cả trong các lĩnh vực công nghiệp, phân phối, ngành du lịch và vận tải. Đây là những lĩnh vực có nhiều người lao động độc lập. Số này chiếm đến 34 % nguồn nhân lực tại Hoa Kỳ
.».
Trong lúc Mỹ vượt qua mốc 5.000 ca tử vong vì virus Cúm Vũ Hán, thị trưởng Los Angeles đã kêu gọi người dân của thành phố lớn thứ hai ở Hoa Kỳ đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Thị trưởng Eric Garcetti nói rằng mọi người không nên dùng khẩu trang y tế đang khan hiếm mà những bác sỹ và y tá đang cần có, nhưng sử dụng các loại khẩu trang vải sẽ giúp làm giảm sự lây lan của virus.
Cho tới lúc này, các quan chức y tế liên bang Mỹ chưa đưa ra khuyến nghị gì cho công chúng về việc đeo khẩu trang.
Một người dân đi bộ qua một chiếc khẩu trang dùng để bảo vệ khỏi virus Cúm Vũ Hán rơi trên đường phố New York ngay bên ngoài Toà tháp Trump, hôm 14/3. Trong khi đeo khẩu trang là điều bắt buộc ở Việt Nam thì điều này không được khuyến khích ở Mỹ trong thời gian dịch Cúm Vũ Hán.
Thị trưởng Garcetti cũng nói rằng việc đeo khẩu trang không phải là một lời mời gọi mọi người “đột nhiên đi ra ngoài,” và rằng họ nên ở trong nhà trừ phi phải đi làm những việc thiết yếu như mua sắm thực phẩm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm 1/4 cảnh báo rằng bất kỳ ai cũng có thể là người mang mầm bệnh virus Cúm Vũ Hán ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào. CDC khẳng định một nghiên cứu của Singapore cho biết 10% các trường hợp dương tính mới được lan truyền bởi những người không có dấu hiệu bệnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không đáp ứng lời kêu gọi ban hành lệnh ‘ở nhà’ toàn quốc vì dịch Cúm Vũ Hán, thay vào đó ông cho biết sẽ để cho thống đốc từng tiểu bang quyết định tuỳ theo tình hình của từng nơi.
Dù vậy, chính quyền Trump đã đưa ra hướng dẫn kêu gọi dân chúng làm việc tại gia nếu có thể, đóng cửa trường học, và tránh tụ tập.
Ông Trump cho hay đang cân nhắc việc giới hạn du hành nội địa bằng đường sắt, đường không tại những ‘điểm nóng’ Cúm Vũ Hán ở Mỹ.
Trong ngày 2/4 có năm tiểu bang là Florida, Georgia, Mississippi, Nevada và Pennsylvania ban hành hoặc gia hạn lệnh ‘ở nhà.’
Hơn 285 triệu dân Mỹ tại 40 tiểu bang đã nhận lệnh hoặc được khuyến cáo ‘ở nhà’ do thống đốc ban hành. Mười bang còn lại chẳng hạn như Iowa và Nebraska, các thống đốc còn lưỡng lự ra lệnh cho toàn bang ‘ở nhà’, nhưng một số địa phương trong bang đã yêu cầu cư dân chớ có ra đường.
Các viện dưỡng lão ở Mỹ mấy tuần nay đã bị ‘phong toả’ theo lệnh liên bang để bảo vệ các cư dân già yếu tại đây trước cơn bão Cúm Vũ Hán.
Cùng ngày 2/4, Tổng thống Trump vận dụng Luật Sản xuất Quốc phòng để hỗ trợ cho các công ty sản xuất máy thở cho bệnh nhân Cúm Vũ Hán có được nguồn vật tư cung ứng cần thiết để sản xuất.
Các giới chức nói rằng Mỹ chung cuộc sẽ cần tới thêm hàng chục ngàn máy thở nữa. Thống đốc New York, Andrew Cuomo, ngày 2/4 cảnh báo nguồn cung máy thở trong tiểu bang này có thể cạn kiệt trong 6 ngày tới nếu số người nguy kịch vì virus Cúm Vũ Hán tiếp tục tăng như tỷ lệ hiện nay.
Ông cũng yêu cầu cư dân New York che mặt khi ra đường để ngăn lây lan virus.
Ông khuyên mọi người tự chế khẩu trang hoặc dùng khăn choàng, khăn quấn đầu làm vải che mặt thay vì là khẩu trang chuyên dụng dành cho nhân viên y tế, vốn đang thiếu hụt.
Toà Bạch Ốc cho biết Tổng thống Trump hôm 2/4 được xét nghiệm Cúm Vũ Hán lần nữa và kết quả cho âm tính.
Lần đầu ông Trump được xét nghiệm là hồi tháng trước sau khi tiếp xúc với một quan chức Brazil, người mà sau đó có kết quả dương tính với virus Cúm Vũ Hán.
Trong khi đó, Ủy ban Dân chủ Toàn quốc ngày 2/4 loan báo hoãn cho tới trung tuần tháng 8 sự kiện đề cử ứng viên cho cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm nay.
Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

Để quý anh chị có thể thêm thông tin cùng ngày, quý anh chị nên đọc thêm tình hình quan hệ giữa các nước âu châu và những âm mưu khác có thể xảy ra.
Cứ dùng trí thông minh mà suy ngẫm những tin tức này nhé.
Có thể đúng và cũng có thể không đúng hoàn toàn.


 

Đại dịch cúm Vũ Hán: Trung Quốc và Nga tung tin chống châu Âu?

Các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại trước những trang web, đặc biệt có liên quan đến Nga và Trung Quốc, liên tục lan truyền những tin đồn và « fake news » (tin vịt), kêu gọi các mạng xã hội « dọn dẹp » nội dung.Theo Le Monde, việc bóp méo thông tin về đại dịch virus corona đã trở thành vũ khí thực sự cho những thế lực muốn gây bất ổn cho Liên Hiệp Châu Âu (EU), tìm cách thuyết phục rằng EU đang sụp đổ.
Tràn ngập trên các mạng xã hội khác nhau bởi những cơ quan tự xưng là «phi chính phủ» nhưng thực tế có liên hệ với một số Nhà nước, hay phổ biến thông qua các kênh thông tin trực thuộc các Nhà nước này, các thông tin trên nay đã bị nhận diện trên trang web euvsdisinfo.eu, do cơ quan SEAE (chuyên về các hành động bên ngoài) của EU phụ trách.
Ngày 01/04/2020, có 215 bằng cớ cụ thể về bóp méo thông tin đã được Bruxelles ghi nhận. Ví dụ mới nhất là trong cùng một ngày, người ta có thể đọc thấy: «CIA đã tạo ra con virus corona và USAID là một nhóm khủng bố có liên quan», «Cáo buộc Trung Quốc về đại dịch là chiến lược vu khống, cũng giống như tố cáo Nga đã bắn rơi MH-17». Hoặc «Quốc Hội Ý đã cho hạ xuống lá cờ Liên Hiệp Châu Âu», «Những người bảo vệ môi trường vô cùng vui mừng coi đại dịch là cơ hội». Vân vân…
Trên mạng xã hội và Internet hiện đang lan tràn những tin vịt với toan tính chính trị.
Tất cả những « tin » này được phổ biến tại nhiều nước kể cả các nước châu Âu, tạo thành một luồng thông tin liên tục và « ngày càng mãnh liệt » – theo nhận xét của Peter Stano, phát ngôn viên của cao ủy đối ngoại Josep Borrell.
Và các « tin tức » rõ ràng mang tính chính trị trên, cộng với các thông tin được cho là phương pháp để chữa trị Covid-19 – như uống nước Javel hay cồn nguyên chất, uống thật nhiều vitamine C – đã khiến chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen phải công khai tố cáo « các thông tin bóp méo có thể làm chết người ».
Ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình
Chi nhánh tiếng Đức của hãng tin Nga Sputnik, mới đây thông qua Facebook và Twitter đã khẳng định, rửa tay chẳng có tác dụng gì cả !
Sau hai tháng nghiên cứu các nội dung, cơ quan SEAE (chuyên về các hành động bên ngoài của EU) nhận thấy mục tiêu chính của những kẻ bóp méo thông tin vẫn là Hoa Kỳ. Mỹ bị buộc tội «tổ chức lan truyền con virus». Ngay sau đó là chủ đề Liên Hiệp Châu Âu sắp sụp đổ, Châu Âu bất lực không thể giúp đỡ các thành viên…đi kèm với việc nhấn mạnh viện trợ nhân đạo của Nga đối với Ý.
Hướng tuyên truyền thứ ba : con virus có thể được tung ra để ngăn chận sự phát triển của Trung Quốc. Chủ đề thứ tư : Cuộc khủng hoảng dịch tễ nằm trong kế hoạch bí mật của một «giới tinh hoa toàn cầu hóa». Cuối cùng là vô số tin đồn nhằm làm mất ổn định Ukraina, đặc biệt hồi tháng Hai đã gây ra bạo động tại một thành phố nhỏ ở miền trung, khi lan truyền tin vịt nhiều người bị bệnh đã được đưa về từ Vũ Hán. Thường xuyên được cho là thủ phạm dù châu Âu tránh nêu tên trực tiếp, Nga bác bỏ mọi liên quan đến những chiến dịch tuyên truyền trên đây. Một phát ngôn viên điện Kremlin cho là «vô căn cứ và phi lý».
Những « nguồn tin Trung Quốc » cũng rất tích cực hoạt động, vừa để chống lại những chỉ trích về xử lý khủng hoảng của Bắc Kinh, vừa củng cố hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế đồng thời nhằm ổn định nội bộ. Nhiều tài khoản Twitter giả mạo được người Trung Quốc sử dụng để xỏ xiên vai trò các mạnh thường quân châu Âu ở châu Phi.
Ảnh: một cuộc họp của Nghị viện Châu Âu
Một số nhân tố khác : Syria tố cáo châu Âu duy trì trừng phạt trong thời kỳ đại dịch, Thổ Nhĩ Kỳ lan truyền rộng rãi các luận điệu chống EU, hoặc từ một số nước Balkan để dọa rằng EU sẽ «xâm lăng» bằng vũ khí sinh học.
Làm thế nào để đáp trả ? Phát ngôn viên Stano nói : «Chúng ta sẽ không trả đũa bằng các chiến dịch phản tuyên truyền, nhưng qua việc nêu ra các sự kiện, thức tỉnh lương tâm, giúp công chúng tránh các nguồn bất minh». Bà Von der Leyen thì muốn dựa vào vai trò của các phương tiện truyền thông «uy tín, đáng tin cậy».
Tổng thư ký Jens Stoltenberg, hôm 01/04/2020 khi được hỏi về cách trả đũa của NATO, cũng nhấn mạnh «vai trò vẫn còn rất quan trọng của truyền thông tự do trong thời kỳ khủng hoảng». NATO cũng là nạn nhân bị «fake news» chiếu cố, chẳng hạn một kênh thông tin Nga khẳng định một quân nhân Mỹ tại Litva bị dương tính.
Về phần các nghị sĩ châu Âu gần đây đã gởi thư cho chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và bà Ursula von der Leyen để đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ hơn đối với Nga và Trung Quốc.
Ủy Ban Châu Âu khẳng định đang làm việc với các trang mạng. Phó chủ tịch Vera Jourova hôm 27/3 gặp gỡ với các « đại gia » đã ký kết hợp tác chống bóp méo thông tin (Google, Facebook, Twitter…), các tập đoàn này cho biết đã gỡ bỏ rất nhiều nội dung độc hại.
Tuy nhiên Le Monde cho rằng không phải tất cả, như các « tin » quy cho quân đội Mỹ đã gieo rắc con virus ở Vũ Hán vẫn đang còn lan truyền.
Facebook khẳng định đã tăng gấp đôi nỗ lực nhằm loại đi những thông tin độc hại, và hứa lập ra một bộ phận chuyên theo dõi các nội dung.
Twitter thì muốn xóa tất cả những phương thức giả hiệu chống Covid-19. Tuy vậy các mạng xã hội cũng cho biết trước quy mô của hiện tượng tin giả, cần phải cầu viện đến trí tuệ nhân tạo để thay cho nhiều nhân viên đang bị cách ly hoặc nhiễm bệnh.
Bà Vera Jourova tỏ ra không bị thuyết phục mấy, cho rằng các mạng xã hội lớn cần phải gia tăng nỗ lực và chứng tỏ kết quả.
Cao ủy nhấn mạnh đến lợi ích của EU khi chống lại nạn bóp méo thông tin trong thời kỳ đại dịch. Đây là một lời cảnh báo lịch sự, vào lúc EU đang chuẩn bị « Kế hoạch hành động vì nền dân chủ châu Âu », trong đó chú trọng đến tính minh bạch và trách nhiệm của các nhân tố chính trên internet.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rick Scott hôm thứ Ba (31/3) đã kêu gọi Quốc hội Mỹ hãy tổ chức điều trần và mở cuộc điều tra toàn diện vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc giúp Trung Quốc che giấu mối đe dọa của dịch virus corona Vũ Hán.
Theo Breitbart News, ông Scott nói trong một tuyên bố phát đi hôm 31/3: “Nhiệm vụ của WHO là cung cấp thông tin sức khỏe cộng đồng cho thế giới để tất cả các nước có thể đưa ra quyết định tốt nhất nhằm bảo vệ công dân của họ an toàn. Xét về nhiệm vụ này của WHO trong dịch virus corona, thì họ đã thất bại. Họ cần phải chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong việc thúc đẩy tin sai lệch và giúp Trung Quốc Cộng sản che giấu một đại dịch toàn cầu. Chúng ta biết Trung Quốc Cộng sản đang nói dối về số ca nhiễm và số ca tử vong, những gì họ biết và thời điểm họ biết về con virus này. Nhưng WHO chưa bao giờ bận tâm tới việc điều tra sâu thêm. Việc họ không hành động gì đã trả giá bằng nhiều sinh mạng”.
Ông Scott lên án một số quan chức WHO tán dương cách Trung Quốc như:
Quan chức WHO Bruce Aylward gần đây đã tuyên bố: “Nếu tôi bị nhiễm COVID-19, tôi muốn được điều trị tại Trung Quốc. Họ thực sự, thực sự rất giỏi về điều trị bệnh này, và họ thực sự rất muốn giúp đỡ”, ông Bruce Aylward nói thêm.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gần đây cũng khen ngợi Trung Quốc “minh bạch” trong cách xử lý bệnh dịch, cho dù Trung Quốc đã nhiều lần công khai sửa cách thức xác nhận bệnh nhân COVID-19.
Không thể xác minh được các số liệu mà ĐCSTQ đưa ra: Tại họp báo ngắn của Nhà Trắng vào ngày 1/4, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert C. OBrien cho biết hiện nay Mỹ không thể xác minh số liệu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán mà ĐCSTQ công bố.
Hôm 2/4, người dẫn chương trình Tucker Carlson của Fox News đã công bố bài viết tựa đề “Cuộc chiến tuyên truyền với Trung Quốc (ĐCSTQ) về virus corona mới có hậu quả lâu dài. Chúng ta sẽ tổn thất nặng nề”, theo đó chỉ ra hiện nay ĐCSTQ đang xem dịch bệnh này như là cuộc chiến để kiểm soát thế giới, đó là một cuộc chiến tuyên truyền với những hậu quả lâu dài, cho đến nay phía Mỹ đã chịu tổn thất nặng nề.
Gần đây, số trường hợp nhiễm COVID-19 mới ở Trung Quốc được xác nhận thấp một cách kỳ lạ, thứ Năm tuần trước (26/3), truyền thông của ĐCSTQ đã loan tin rằng chỉ có một trường hợp mới ở Bắc Kinh, bệnh nhân này đến từ Mỹ”, Carlson chỉ ra, “Theo số liệu của ĐCSTQ,… tỷ lệ nhiễm ở Bắc Kinh là một phần một triệu (1/1000000), điều này có thể không?”
Carlson đặt câu hỏi, nếu thực sự ĐCSTQ kiểm soát được dịch bệnh thì tại sao hôm 27/3 họ lại tuyên bố đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim trên toàn quốc? Tại sao ngày 30/3 chính quyền Thượng Hải phải đóng cửa vô thời hạn hai địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của địa phương là tháp Thượng Hải và tháp Ngọc phương Đông?
Chính phủ tuyên bố đã kiểm soát được dịch bệnh thì sao lại phải như vậy? Hành vi như vậy là biểu hiện của sự sợ hãi”, ông viết.
Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire