vendredi 17 septembre 2021

Thân Phận Con Người. (Tùy bút Caroline Thanh Hương)

tt 

 

Thân Phận Con Người.

(Tùy bút Caroline Thanh Hương)

 

Kính gửi  đến quý anh chị một bài viết buồn sau khi xem đọan Youtube của người lính Mỹ với bản nhạc

The Sound Of Silence Military Tribute

 

Ngày chín một một năm hai ngàn lẻ một, là một ngày không có người Mỹ nào mà không nhớ đến khi họ đã bị tấn công bằng chính những chiếc máy bay của họ tại ngay đất nước của họ.

Hai mươi năm sau, là năm hai ngàn hai mươi mốt một bi kịch khác lại được trả bằng máu và nước mắt cho một cuộc chiến vô vọng với một cuộc rút lui không báo trước lại trút xuống cho những người lính Mỹ và quân đội Mỹ tại Afghanistan.

Vũ trang bỏ lại tại Afghanistan và những hy sinh vô nghĩa của những người lính đã nằm xuống trong cuộc chiến và sau cuộc chiến đủ cho chúng ta thấy ai trong chúng ta cũng chỉ là những con rối trong những đất nước yêu chuộng tự do, hòa bình.

Bốn mươi sáu năm về trước, cũng những rút lui, tuy có báo trước của quân đội Mỹ, nhưng vào thời kỳ đó, dân Việt Nam cũng bị bán rẻ như dân Afghan bây giờ.

Con người hình như chỉ nhìn thấy cái ảo ảnh tự do hạnh phúc khi người khác cho mình thấy, cho mình nếm thử, nhưng đằng sau cái kính chiếu yêu đó là sự nghèo đói, sự dựa vào người khác để sống mà không tự mình đặt ra và chiến đấu cho chính mình để có tự do, giàu sang và hạnh phúc.

Vô tình , tôi có đọc một bài báo viết rằng, chiến tranh chỉ làm giàu cho những ai chế ra vũ khí để bán và  giá những cổ phiếu cho vũ khí thì lúc nào cũng tăng. Kỷ nghệ chiến tranh đã làm giàu bằng xương máu của những người dân vô tội và những người có tội, nếu tôi nói cho công bằng.

Có phải con người chỉ biết cười trên sự đau khổ và nước mắt của người khác?

 

Đời chẳng có gì vui vì thế giới ngày hôm nay chỉ có nước mắt, khóc cho ai thì ít nhưng có lẽ khóc cho mình thì nhiều hơn.

Đại dịch Cúm Vũ Hán cũng lấy đi sinh mạng con người trên thế giới quá dễ dàng.



Tại Ấn Độ có bao nhiêu người đã ra đi vội vã, khói lửa đốt thây ma đâu đó thấy mà ớn lạnh và những đứa con mồ côi bị bỏ cho chết đói vi` người ta vật ra đó mà chết. Chết quá nhiều, và chết không được cứu, vì vô phương trở tay trước căn bệnh do con người tạo ra và phát đi toàn cầu.

 

Tại Việt Nam, đâu đâu cũng tang thương, đói, nghèo, mất việc, di tản từ thành phố trở về quê bằng đôi chân khập khểnh, người ở lại bị bóc lột,  cũng bị đói và một số trở thành cảnh màn trời chiếu đất.

Con người ở thế kỷ hai mươi mốt này còn có thân phận không vậy?

Chúng ta có lẽ cũng chỉ là một con vật đang được mang đi thí nghiệm cho nhân sinh học.

Chúng ta bị bắt chích một thứ giả mạo (messager ARN) vào trong cơ thể của mình mà hậu quả chưa ai biết hết được.

Chúng ta vội vã chết dở, để sống dở, để là mồi thơm cho những hãng bào chế dược phẩm, vừa làm dê tế thần, vừa được cho ăn bánh vẽ và chết trụi lông lúc nào mà không ai cần hiểu rõ vì sao mình bị chết.

Con người đã có thói quen rồi, người ta thấy cái chết sao nhàm chán như vậy, ai cũng chết có một lần thôi, chết già, chết trẻ hay chết ngay từ lúc bắt đầu có sự sống từ trong bụng mẹ. (Quyền phá thai tự do bất kể tuổi của thai nhi trong bụng mẹ, luật pháp của Mỹ đã cho phép như thế.)

Chưa sống đã có quyền chết không do mình muốn, và khi đã có mặt trên trái đất rồi thì sự sống cũng chỉ là ảo giác khi trong bản thân mình đã bị ngoại xâm.

Một bài viết vội trên máy sau khi nhận được những biến cố lịch sử đã xảy ra tại nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

Cám ơn quý anh chị đã gửi tài liệu cho bài viết này qua những email được tiếp chuyển và đăng trên net.

Kính chúc quý anh chị luôn được vạn an.

Caroline Thanh Hương

17 tháng 9 năm 2021

Những bức ảnh gợi lại ký ức thảm khốc của vụ khủng bố 9/11
Ảnh: AP Thứ năm, 9/9/2021

20 năm đă trôi qua nhưng những ký ức về biến cố lịch sử ngày 11 tháng 9 năm 2001
vẫn còn khắc sâu trong lòng người dân thành phố New York và Hoa Kỳ.

911 September11 GIF - 911 September11 Never Forget GIFs

Andy Văn

the world trade center new york city gif


ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 1


Trên một góc phố ở khu Manhattan, người đi đường bàng hoàng trước những cột khói mù mịt bốc lên từ 2 cao ốc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) sau khi hai chiếc máy bay lao vào đây.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 2

Trong khi đó, ở khu vực lân cận WTC, mọi người dùng khăn và trang phục để bịt mặt và di tản khói làn khói bụi dày đặc.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 3

Bức ảnh chụp cao ốc phía bắc này cho thấy sự vô vọng cùng cực của những người kẹt lại bên trong: Một người từ tầng cao hơn đã nhảy xuống, trong khi một người khác chơi vơi ở cửa số.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 4

Khói lửa mịt mù từ một góc của Ngũ Giác Đài ở thủ đô Washington D.C., sau khi chiếc máy bay mang số hiệu 77 của American Airlines đâm xuống đây lúc 9h37 phút.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 5

Phó chỉ huy lực lượng dự bị quân đội Mỹ, đại tá Malcolm Bruce Westcott, trấn an nhân viên Ngũ Giác Đài Racquel Kelley ở bên ngoài khuôn viên NGĐ.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 6

Đường chân trời New York gần như bị che lấp bởi cột khói dày đặc bốc lên từ 2 cao ốc Trung tâm Thương mại Thế giới. Ở góc dưới bên trái là tượng Nữ thần Tự do.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 7

Khói lửa bốc lên từ cao ốc phía bắc trong ngày Sep 11 định mệnh. Chiếc máy bay đầu tiên lao vào tòa nhà này lúc 8h46 phút.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 8

Mọi người di tản khỏi khu vực xung quanh sau khi cao ốc phía Nam sụp xuống khoảng 1 tiếng rưỡi sau đó.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 9

Không chỉ là một màn khói bụi dày đặc, những người dân Manhattan còn phải sống trong một mùi khét lẹt do các thiết bị điện tử bị phá hủy trong vụ khủng bố.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 10

Harry Shasho, chủ cửa hàng đồ uống dinh dưỡng ở Manhattan, quét dọn một chút trước khi phải di tản.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 11

Một phụ nữ đang cố gắng trấn an một phụ nữ khác khi họ phải chứng kiến cảnh hai cao ốc đang bốc cháy với hàng nghìn người kẹt lại bên trong.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 12

Đây là khoảnh khắc sau khi chiếc máy bay mang số hiệu 175 của American Airlines lao vào tòa tháp phía nam.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 13

Tầng cao nhất của cầu Brooklyn trong ngày 11/9, mọi người di chuyển và sử dụng tất cả những gì có thể để tránh hít phải mùi khét lẹt trong bầu không khí khi đó.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 14

Mọi người rời đi trong sợ hãi, còn xe cứu thương nối đuôi nhau lao đến WTC. Trên mặt đất là một lớp bụi dày đặc.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 15

Một lính cứu hỏa bị thương được đưa ra ngoài ngày sau khi cả hai cao ốc sụp đổ. Rất nhiều lính cứu hỏa New York đã thiệt mạng trong ngày này,
trong khi nhiều người khác mắc phải những bệnh về đường hô hấp trong thời gian sau đó.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 16

Lính cứu hỏa dọn dẹp đống đổ nát sau khi hai tòa cao ốc WTC sụp đổ.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 17

Những gì còn lại ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới là một đống đổ nát, khói bụi dày đặc và mùi khét lẹt của các linh kiện máy tính bị đốt cháy trong vụ tấn công.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 18

Những mảng khung thép còn lại của 2 tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới sau vụ tấn công.

ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 19

Người đi bộ trên cầu Pierrepont Place ở Brooklyn nhìn ngắm cảnh tượng kinh hoàng khi những cột khói dày đặc bốc lên từ Manhattan.

See the source image


9/11 GIF - 911 Unitedstates Tragedy GIFs


ky uc kinh hoang ngay 11/9 anh 20

Khói bụi bao phủ những tòa nhà chọc trời còn lại ở Manhattan. Hình ảnh hai tòa cao ốc bốc cháy thậm chí có thể được nhìn thấy từ bên ngoài không gian.

 
09-11-2001 - 2.gif



 
ND 4.jpg


ND 1.jpg

ND 2.jpg


Bài viết song ngữ của Y Sĩ Đại Tá Nguyễn Dương

Cựu Y Sĩ Đại Tá, Quân Lực Hoa Kỳ
Y Sĩ Đại Úy, QLVNCH
Cựu Y sĩ Trưởng Sư Đoàn 1 Thiết Giáp Hoa Kỳ (tham dự Chiến Tranh Vùng Vịnh)
 

 

 

CUỘC TẤN CÔNG VÀO NGŨ GIÁC ĐÀI

                 ngày 11 Tháng 9 năm 2001

Khoảng 9:00 sáng, tôi vừa phối hợp chăm sóc vợ tôi bị gãy c chân vừa theo dõi và điều trị một nữ bệnh nhân bị đau bụng một nữ bệnh nhân khác đau đầu gối. Trong khi đẩy xe lăn cho vợ tôi đến phòng đợi, tôi liếc lên màn ảnh truyền hình thì thấy tháp Bắc của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới đang bốc cháy, cùng lúc đó một máy bay phản lực lớn đang tiến tới lao vào tháp thứ hai. Phản ứng đầu tiên của tôi thật kinh khủng, làm thế nào những tên khủng bố có thể làm được điều đó? Chúng không thể hành động một mình được, máy bay phản lực khổng lồ không thể điều khiển được bởi chỉ bằng một tên đánh bom cảm tử kiểu thần phong kamikaze. Phản ứng thứ hai của tôi ít nhất cũng n chút may mắn chúng chỉ đánh trúng vào một phần ba trên của tòa tháp không nhận ra rằng toàn bộ tòa tháp sẽ sụp đổ do sự va cắt mạnh làm bốc cháy nhiên liệu của phản lực đưa đến sự chảy nhão của khung nhà chọc trời.

 


http://www.rememberingseptember11.com/images/Tower-6.jpg

 

http://www.rememberingseptember11.com/images/Tower-3.jpg


Trở lại với bà bệnh nhân đau bụng đang chờ kết quả xét nghiệm, tôi nói với bà là cần chút thời gian mới có kết quả thực nghiệm máu, và tôi cũng vắn tắt cho bà biết là Trung Tâm Thương Mại Thế Giới vừa bị bọn khủng bố tấn công. Tiếp đó loa phóng thanh của bệnh xá loan báo code màu vàng bắt dầu có hiệu lực, điều đó có nghĩa là có nhiều bệnh nhân có thương tích sẽ ồ ạt tới. Vị Chỉ Huy Trưởng bệnh xá ra lệnh cho nhân viên di tản bệnh nhân. Lúc đó chúng tôi không hiểu tại sao lại phải di tản. Sau đó người ta nói rằng có vụ nổ bên Ngũ Giác Đài và ở đó đang cần sự yểm trợ y tế. Vài bác sĩ và tôi vội vàng băng qua khu Henderson (khu trại Thủy Quân Lục Chiến kế bên) tới Ngũ Giác Đài. Dọc đường, có nhiều mảnh cánh máy bay nằm trên cỏ. Khi đi ngang qua một xe cứu thương, một nhân viên đưa cho tôi chiếc áo khoác màu vàng, tôi thấy có chữ ‘bác sĩ’ may sẵn trên đó. Nghĩ rằng tất cả mọi người tại hiện trường đều phải mang để nhận diện nên tôi khoác vào. Tôi không đọc được hết cả câu vì chữ ngược. Sau đó tôi nhìn thấy hàng chữ lớn ‘BÁC SĨ THÂM NIÊN’ trên cái áo khoác phản chiếu.

 

Chúng tôi dừng lại để khám nhanh vài bệnh nhân bị thương không nặng lắm như bị châm thủng hoặc trày da bàn tay và cánh tay. Là những nhân viên y tế hầu như đầu tiên có mặt tại hiện trường và không biết rằng những nguy hiểm liên tục có thể xảy ra, chúng tôi đã tới gần tháp kiểm soát không lưu trực thăng, ngang qua khúc Ngũ Giác Đài đang bốc cháy (nhưng chưa sụp đổ). Chúng tôi dừng lại để khám một nữ bệnh nhân da đen mà tinh thần đang suy sụp và đang thở nhanh. Bác sĩ R hỏi bệnh và xem xét tình trạng. Tôi nghe tim phổi thấy bình thường. Yên tâm, chúng tôi tiến tới; rồi có người báo rằng người ta đang cần bác sĩ ở khu lựa thương. Chúng tôi tiến nhanh về hướng căng dây màu vàng gần cây cầu bên trên. Chúng tôi điều trị vài người bị thương nặng hơn. Rồi có người la lớn là mọi người phải nấp dưới cầu vì có tin chưa được xác định là có một chiếc máy bay mà không tặc chiếm được đang bay về hướng chúng tôi. Chúng tôi phụ giúp khiêng người bị thương bằng cáng đến dưới cây cầu. Khi chúng tôi đang sắp xếp đồ tiếp liệu bên dưới cầu, thì được lệnh di chuyển ra ngoài, và các tình nguyện viên đã giúp mang những hộp tiếp liệu y tế, các giải băng nylon màu vàng và cờ vàng. Chúng tôi cố gắng một lần nữa để trải rộng tấm vải dày trải trên đất nhưng có người nói chúng tôi phải di chuyển trở lại nấp dưới cầu vì một máy bay khác đang tiến đến. Khi một bác sĩ Hải quân đang khám đầu của một phụ nữ da đen nằm trên một chiếc băng ca, tôi nhìn vào chân và thấy đùi bà bị phỏng độ hai, tôi gọi silvadene nhưng có người nói bị dị ứng với sulfa. Tôi gọi nước biển và đưa cho một nhân viên giúp ông bác sĩ Hải quân truyền tĩnh mạch cho bà. Cho tới lúc đó bà ta là bệnh nhân nặng nhất chúng tôi gặp lúc đó. Biết rằng đã được chăm sóc, tôi quay qua khám một nam bệnh nhân bị hít khói. Ông nói là không sao, không đau ngực hoặc khó thở. Tôi nghe tim phổi và thấy tim ông đập bình thường, không có tiếng khò khè, tiếng rít, tôi nói ông ngồi xuống, dựa lưng vào tường và tôi gọi dưỡng khí. Một người mang một bình dưỡng khí đến và nối ống dẫn vào mũi ông. Tôi đến khám một bệnh nhân khác bị chấn thương đầu, tôi thấy là vết thương nhẹ.

Vào lúc đó, một bác sĩ Hải quân khác, y sĩ đại tá F, cũng có mặt với tôi, chúng tôi phối hợp nhau và đề nghị cùng kiểm tra tiếp liệu y tế, chúng tôi phải làm quen với những gì sẵn có. Chúng tôi thấy chỉ có một bọc nước biển. Trong khi kiểm kê thấy một Lifepak, chúng tôi quyết định thực tập với máy đó để làm quen và yêu cầu một y tá cấp cứu hướng dẫn cách sử dụng. Một vị tuyên úy đến. Chúng tôi thảo luận và định vị một KHU CHỜ ĐỢI (màu ĐEN), kế đó nhưng ngoài tầm mắt để cho các tử thi cũng như những mảnh vụn của cơ thể con người.

Một sĩ quan Không quân rất năng động và hiệu quả, Thiếu tá M (tôi biết được sau đó, được chỉ định là Chỉ huy Trưởng Khu Lựa Thương) ra lệnh cho nhân viên cứu thương, ông hỏi tôi và bác sĩ F xem ai là người phụ trách ở đây, Bác sĩ F nhìn chiếc áo khoác vàng của tôi với hàng chữ BÁC SĨ THÂM NIÊN và chỉ tôi.

Do đó, ở đây tôi đương nhiên là lãnh đạo của toán lựa thương màu vàng, lúc đầu được coi như toán lựa thương hàng loạt. Tôi chỉ định Đại tá B làm Y Tá trưởng và Bác sĩ F làm phụvà Hải quân Trung úy Y tá P nhóm nòng cốt. Băng màu vàng được cột vào cánh tay như một cách để nhận diện. Tôi nói Bộ binh Thiếu tá Q, một sĩ quan hành chánh quân y ghi tên từng người của nhóm chúng tôi và giữ danh sách. Tôi giao cho một tình nguyện viên không phải là nhân viên y tế gắn thẻ thảm họa cho tất cả các bệnh nhân được đưa đến. Các nhân viên y tế khác bắt đầu tham gia và Đại tá B tổ chức thành những nhóm nhỏ hơn, mỗi nhóm có một bác sĩ, một vài y tá và trợ y. Trong khi thành lập nhóm, chúng tôi cũng liên tục điều trị những bệnh nhân ngay sau khi họ được đưa đến.

Khoảng 1:00 giờ chiều nước đóng chai và tiếp đó thực phẩm được đem đến làm cho chúng tôi sảng khoái bởi vì mọi người đã bắt đầu thấy khát. Sau đó khi nhu cầu tự nhiên không tránh được của con người nổi lên, tôi đang thầm nghĩ tới những bụi cây gần đó thì một ông ở đâu đó đột nhiên xuất hiện nhờ tôi thông báo cho mọi người là phòng vệ sinh và khu nghỉ ngơi được cung cấp trên xe buýt VIP có máy lạnh của ông. Ngoài ra các hộp đựng rác cũng được cấp phát (có ai đó cùng đang suy nghĩ như vậy), mọi người xả vào, Thiếu tá Q lấy một cái bịch và thu rác xung quanh khu vực. Trong khi đó những toán thu nhập chứng cớ của FBI đến với những túi đen và bắt đầu làm sạch khu vực có các mảnh vỡ của máy bay.

Lúc đó tăng cường tới: các bác sĩ, trợ y và y tá của Bệnh viện Quân đội Walter Reed và bệnh viện dân sự gần đó (hai bác sĩ chuyên trị phong thấp, một bác sĩ nhi khoa với túi bơm dưỡng khí và ống thông khí quản). Một Y tá Thiếu tá lục quân của một đơn vị chữa phỏng đến, nhưng anh được nhanh chóng chuyển tới khu vực ĐỎ. Khu của chúng tôi có vẻ như là điểm tập trung đầu tiên cho nhân viên y tế, tình nguyện viên phi y tế và tiếp liệu y tế để sau đó được phân phối cho 'TIỀN TUYẾN’. Chúng tôi tiếp tục kiểm kê tiếp liệu y tế một lần nữa và tái thành lập các toán nhỏ. Khi kiểm điểm lại thuốc men tôi thấy không có morphine hay thuốc làm giãn nở phế quản ... tôi chuyển tin nhắn đi thật ngạc nhiên là chỉ ít phút sau tiếp liệu được cung cấp bởi Y sĩ Đại tá U, một người quen của tôi khi chúng tôi cùng ở trong giới chỉ huy trưởng.

Không cò
n gì khác hơn để làm, tôi quyết định làm một trinh sát tại "Tiền Tuyến" với Thiếu tá Q. Khi tới gần lều chỉ huy, một cấp cứu viên đưa cho tôi một máy hút, tôi giao cho Thiếu tá Q cầm. Bây giờ, với danh nghĩa một BÁC SĨ THÂM NIÊN trên áo khoác  vàng và được một sĩ quan cấp tá tháp tùng, chúng tôi trông giống như một toán đi chính thức thanh tra nơi ‘TIỀN TUYẾN’. Tại lều chỉ huy, bác sĩ F hỏi tôi  muốn là một trong hai tình nguyện viên vào khu Ngũ Giác Đài bị cháy để nhận xác chết, cụt đầu, hoặc mảnh vụn cơ thể. Câu trả lời của tôi là tiêu cực nhưng tôi sẵn sàng tình nguyện nếu được yêu cầu. Ông nói tôi chờ bên ngoài và vài phút sau đó ông nói rằng ông đã có đủ tình nguyện viên rồi. Khi ở ‘TIỀN TUYẾN’, chúng tôi thấy Thiếu Tướng J, Chỉ huy trưởng Quân khu Washington và phái đoàn tham mưu của ông. Dọc đường, có toán người đang phá dỡ các rào cản bằng bê tông giữa đường để dễ dàng đi vào NGŨ GIÁC ĐÀI, đoàn xe quân khuyển cảnh sát K9, xe cảnh sát và xe mô tô cũng như xe cứu thương và xe buýt. Nhân viên FBI và nhân viên cứu hỏa trang bị đầy mình được định vị và chờ lệnh để tiến tới tòa nhà trong khi nước được bơm xối xả vào các phần bị sập của Ngũ Giác Đài. Lửa tiếp tục cháy, sau đó tôi  được biết là đã không dập tắt nhanh chóng ngọn lửa được cho đến nhiều giờ sau đó Ngũ Giác Đàitoà nhà cũ từ Thế chiến II và rất nhiều lông ngựa được lót dưới mái nhà để dùng làm cách nhiệt. Vài chiếc dép và giầy có gắn băng màu vàng để xác định nằm rải rác trên thảm cỏ. Thỉnh thoảng máy bay trực thăng nổ thình thịch quay vòng vòng trên đầu chúng tôi làm xoáy tung bụi đất và cỏ xung quanh chúng tôi.

Chúng tôi trở lại khu
lựa thương màu vàng và chờ đợi cho các sự việc được sáng tỏ. Thiếu tướng T, Chỉ huy trưởng Trung tâm Y tế  Walter Reed, và nhân viên của ông đi ngang qua và bắt tay chúng tôi. Chủ yếu là chúng tôi chờ đợi và chờ đợi. Không có gì xảy ra cho đến khi Thiếu tá M gọi chúng tôi tóm lược tình hình vào khoảng 3:30 giờ chiều. Phỏng đoán lúc đó có lẽ tất cả những người bị thương nặng đã chết hoặc đã được di tản ở phía bên kia của Ngũ Giác Đài, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng để chữa cho những thương tích khác như chấn thương vì hơi nóng, gãy nát xương, mất thiếu nước ... của nhân viên toán giải cứu.


Một bác sĩ đ
iều trị dân sự từ OPCON (Operation Control: kiểm soát hành quân) đến. Sau một báo cáo ngắn gọn của Thiếu tá M, ông nhận ra rằng chúng tôi tổ chức chu đáo hơn và cũng được che chở chống ánh nắng nóng bỏng hơn nên đã ngỏ ý di chuyển toán ‘Tiền Tuyến’ của ông vào nhập với nhóm chúng tôi. Chúng tôi cũng bàn về việc cung cấp máy điện cho một đêm dài sẽ tới.

 

Khoảng 5:30 chiều, tôi bắt đầu nghĩ tới vợ tôi đang bị gãy cổ chân (tôi đã gọi trước nhờ nhân viên bệnh xá nhắn với rằng tôi vẫn bình yên). Tôi nói với Bác sĩ F, Đại tá B, Đại tá U và Thiếu tá M là tôi sẽ đi ra ngoài vài giờ để kiểm tra tình trạng của vợ tôi mà tôi nghĩ rằng bà vẫn còn ở tại phòng khám từ sáng sớm đến giờ. Tôi hỏi cách để trở lại, như số điện thoại liên lạc hoặc cách đi qua cổng trong trường hợp tôi bị chặn lại không được vào. Đại tá U nói là tôi không cần phải trở lại, bởi vì đã có rất nhiều bác sĩ ở đây rồi. Ông phỏng đoán rằng rất có thể sau khi lính cứu hỏa dập tắt được ngọn lửa thì không còn ai sống sót nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn xin các số điện thoại của họ.


Trong khi
suy nghĩ làm cách nào để trở lại bệnh xá (khoảng một dặm đường chim bay) không những chỉ vì tôi không biết làm sao để trở lại bằng đường bộ nhưng còn làm thế nào để có thể qua được tất cả các cổng gác từ Ngũ Giác Đài đến Henderson Hall và Ft Myer. Tôi vẫy một xe minibus không có dấu hiệu trong đó có một nhân viên FBI và yêu cầu ông cho quá giang về văn phòng của tôi. Một lần nữa, cái áo khoác vàng với hàng chữ BÁC SĨ THÂM NIÊN dễ dàng nhận ra, ông sẵn sàng cho tôi quá giang: rào cản trên đường không trở ngại đối với ông, ông vượt qua và thả tôi xuống ở cổng trước của Ft Myer. Mặc dù cổng đã đóng và được bảo vệ nghiêm ngặt với súng dài súng ngắn, nhưng binh lính nhận diện ra tôi và mở cửa cho tôi vào.


Qua cổng, tôi tiếp tục đi bộ đến bệnh cách đó vài góc đường, đột nhiên từ đâu một xe cứu thương đến gần. Tôi vẫynhận ra đó là xe cứu thương của chúng tôi từ Ngũ Giác Đài trở về. Tại phòng chỉ huy bệnh xá, các nhân viên bệnh viện đang nghe Thiếu Tướng T tường trình qua loa phóng thanh trong khi màn ảnh TV đang mở gần đó. Tôi hỏi tin tức vợ tôi hiện tại đang ở đâu người ta cho biết là bà đã  được một đồng nghiệp của tôi đưa về nhà rồi.



 

 

 

 




Mệt mỏi, tôi quyết định về nhà và đị
nh ăn cái gì chút đỉnh tắm nhanh một cái trước khi trở lại toán cấp cứu màu vàng của tôi. Trong khi lái xe ra khỏi trạm gác, những nhóm nhỏ binh sĩ vũ trang cùng mình đã được đóngnhiều góc đường khác nhau. Một chiếc HUMMV có gắn súng máy đang tuần tra. Các trạm gác yên tĩnh lạ lùng, không có hoạt động gì. Ra khỏi cổng, một hàng dài xe cộ chờ đợi đến lượt mình để vào trại lính đang được kiểm soát toàn diện. Tôi bắt đầu nghĩ làm thế nào để trở lại bệnh xá. Tại Rosslyn, giao thông bị tắc nghẽn, xe cộ nối đuôi nhau, đang cố gắng để lên xa lộ số 395 hoặc số 50 Đông. Tôi không thể nào vào được GW Parkway, có lẽ con đuờng này đã bị đóng vì nó chạy ngang qua CIA. Tôi quẹo chữ U và lên xa lộ số 50 Tây và về nhà không có gì khó khăn; giao thông dễ dàng hơn nhiều so với ngày thường khi vào giờ cao điểm.


Về gần tới nhà tôi nhìn thấy một ngôi nhà với một lá cờ Hoa Kỳ lớn phủ kín hết cửa sổ.


Ở nhà, sau khi
hỏi vợ tôi vài câu vắn tắt về tình trạng sức khỏe, tôi yên tâm. Tôi ăn nhanh, tắm rửa và sửa soạn ra đi. Nhưng trước hết tôi gọi văn phòng bệnh xá thì hạ sĩ E nói rằng ông Chỉ huy trưởng bệnh xá đã về nhà rồi và ra lệnh cho mở cửa lại vào ngày mai. Tôi nói với Hạ sĩ E rằng tôi sẽ cố gắng trở lại toán cấp cứu của tôi và nếu có bất kỳ tin nhắn gì cho tôi thì gọi tôi ở nhà. (Tôi sẽ thỉnh thoảng liên lạc về nhà trong khi tôi ở ngoài). Tôi cũng gọi toán cấp cứu màu vàng nhưng chỉ có Bác sĩ F trả lời. Ông cho biết tất cả đều tốt, mặc dù chậm, không có hoạt động gì mới và không có nhu cầu cho tôi trở lại lúc này: Họ đã cho mọi người về nhà rồi. Yên tâm, tôi bắt đầu xem truyền hình và sự kinh dị không thể tưởng tượng được đang cuồn cuộn trước mắt tôi: "11 tháng 9 sẽ là một ngày ô nhục ..."


Lá cờ Mỹ đang buông rủ buồn thảm...

 

Nguyễn Dương, M.D.

Cựu Y Sĩ Đại Tá, Quân Lực Hoa Kỳ

Y Sĩ Đại Úy, QLVNCH

Cựu Y sĩ Trưởng Sư Đoàn 1 Thiết Giáp Hoa Kỳ (tham dự Chiến Tranh Vùng Vịnh)

 

 

 

Chú thích: Fort Myer ở cạnh Pentagon và Arlington National Cemetery. Fort Myer là chỗ đóng quân của Old Guard của Washington, DC, tương đương như trại Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống của VNCH.

Trước khi giải ngũ Y sĩ Đại tá Nguyễn Dương là chỉ Huy Trưởng Bệnh Xá A. Rader US Army Health Clinic và bàn giao chức vị đó cho Y Sĩ Đại Tá R vào năm 1999.

 

 

 

 

 

THE  PENTAGON ATTACK: 11 SEPTEMBER 2001

 

Around 9:00 AM, I was simultaneously coordinating the care for my wife who just fractured her ankle while working up a female patient with abdominal pain and a female patient with knee pain. While ferrying my wife on wheelchair to the patient waiting area I caught a glimpse on TV showing a burning World Trade Center (North) and an incoming big jet hitting the second tower. My first reaction was horrible, how the terrorists can do that, they could not do it alone, the jumbo jet cannot be handle by a lonely suicide bomber like kamikaze. My second reaction was at least there is some luck because they only hit the upper third of the Towers not realizing that the whole building will collapse due to the shear intense burning jet fuel which melted down the supporting frame.

 

Returning to my abdominal pain patient who was waiting for the lab tests, I told her it will take sometime for the lab tests results and told her briefly that the World Trade Center just had been hit by terrorists. Then the clinic loud speaker announced a code yellow is in effect meaning that there is an upcoming mass casualty. The Commander of our clinic asked all personnel to evacuate the clinic. At the time we did not know why we had to leave the clinic. Someone later told us that an explosion occurred at the Pentagon and they need medical support. A couple of doctors at the clinic and I rushed thru Henderson Hall (a close by Marines barrack) to the Pentagon. Along the way, debris of an air plane wing was seen on the grass. Passing an ambulance, a person gave me a yellow jacket which I saw a word physician sewn on. Thinking that everybody on the scene are required to wear a jacket for identification, I readily put it on. I did not read fully the whole sentence because I cannot read upside down. Later I saw the large characters of SENIOR PHYSICIAN on the reflecting jacket.

 

We stopped to examine briefly a couple of patients who were not seriously injured, only puncture/abrasions of the hands and arms. Being almost the first medical personnel on the scene and not knowing that continuing danger is a possibility, we were able to come close by the helicopter air control tower, passing that portion  of the Pentagon which was burning (not collapsed yet). We stopped by and examined one black female patient in emotional distress with rapid breathing. Dr R. asked questions while checking her status. I listened to her lungs and heart sounds which seem alright. Reassured, we moved forward; then someone called that they need docs at the staging area. We rushed in the direction of the yellow tarmac near a bridge overpass. We treated a couple of more injured patients. Then someone yelled for everybody to move under the bridge because an unaccounted – for hijacked plane was reported on our way. We helped carry the above patient on a stretcher to the underpass. As we were setting supplies under the bridge, orders were given for us to move out, and volunteers were helping carry medical supply boxes, the yellow nylon tarmac and the yellow flag. We tried again to spread the tarmac then someone said we have to move it back under the bridge because of another plane is coming. A Navy doctor was examining the head of a black female on a stretcher, I look at her legs and saw second degree burn on her thighs, I called silvadene but someone said she is allergic to sulfa. I called for IV fluids and handed it to the personnel helping the Navy doc who was putting an IV line. That patient was the most serious patient we had so far. Realizing that she was being taken care of, I moved to see a male patient with smoke inhalation. He said he was OK, with no chest pain or shortness of breath. I listened to his lungs and found normal heart sounds, no rales or wheezes, I told him to sit down and rest his back on the wall and I call for oxygen. Someone brought an oxygen canister and hooked the cannula to his nose. I went to another patient with head injury which I found to be benign.

 

At that time, another Navy doctor, Dr. F., a Colonel, was with me, I bonded with him and suggested that together we checked what medical supplies we have to be familiar with our capabilities. We found only one box of IV normal saline. While accounting we stumbled on a Lifepak, we decided to play it on to be familiar and ask a nurse medic for instruction for use. A Chaplain came. We discussed and located an EXPECTANT (BLACK) area and a close-by but out of sight an area for cadavers/human debris.

 

A very energetic and effective Air Forces officer, MAJ (Major) M. (I learned  later he was designated as the Triage Scene Commander) was giving orders to medics, he asked me and Dr. F who is in charge here, Dr. F. look at my yellow jacket with the well read SENIOR PHYSICIAN and pointed to me.

 

So here I am, defacto leader of the Yellow staging area team, called first as an overflow triage team. I designated COL B. as my chief nurse and Dr. F. as my deputy and a Navy LT nurse P. as the core team. Yellow ribbons were tied to the arms as a way of identification. I asked an Army Major Q., a medical service officer to collect the name of our team and keep a ledger. I tasked a non-medical volunteer to attach disaster tag to all incoming patients. Other medical personnel started to trickle in and Col B. was charged to form smaller teams with one doc and a couple of nurses and physician assistants in each team. While forming our team we also treated trickling patients as soon as they arrived.

 

Around 13:00 bottled water arrived and later food came to our delight because we started to feel thirsty. Then inevitable nature call surfaced, I was thinking about nearby bushes but a man suddenly appeared mysteriously and asked me to pass the info that the toilet room and rest area can be provided on his VIP air conditioned bus. Also garbage cans were provided (someone is thinking); everybody pitched in, Major Q. grabbed a bag and collected it around the area. During the meantime FBI evidence collection teams arrived with their black bags and began to sweep the area for plane debris.

 

Reinforcements arrived: Doctors, physician assistants and nurses from Walter Reed Army Hospital and nearby civilian hospital (rheumatologists, a pediatrician with his ambu bag and endotracheal tubes). Also An Army Major nurse from a burn unit showed but was soon taken away to the RED area. Our area seems as the first assembly point for medical personnel, non medical volunteers and medical supplies to be cannibalized later for the ‘FRONT’. We keft re-inventorying our medical supplies and re-forming our small teams. A review of disposable medication was done: there was no morphine nor bronchodilators … I relayed the message and amazingly those supplies were provided a few minutes later by COL (Dr.) U., an acquaintance of mine while we were in the commander’s circle.

With nothing else to do I decided to go to do a recon at the “Front” with MAJ Q. While approaching the command tent, a medic gave me a suction apparatus which I gave to MAJ Q. to carry. Now, with a SENIOR PHYSICIAN on my yellow jacket and accompanied by a field grade officer, we looked like a very official team to survey the “Front”. At the command tent, Dr. F. asked me if I was one of the two person volunteers to enter the burned section of the Pentagon to recognize the dead, decapitated, or human debris. My answer was negative but I was ready to volunteer if asked. He told me to wait outside and a few minutes later he said he had enough volunteers already. While at the “Front”, we saw Major General J. the Military District of Washington commander and his staff. Along the road, crews are demolishing concrete mid road barriers for easy access to the Pentagon, scores of K9 police cars, police cars, and motor bikes as ambulances and buses. FBI personnel and firefighters in heavy gears are positioning and waiting for order to proceed to the building while water was pouring in the collapsed section of the Pentagon. Fire kept burning, later I learnt the fire was not put off many hours later because Pentagon was of WWII vintage and lots of horse hair was put under the roof for insulation and it is difficult to extinguish it. Few sandals and shoes with yellow ribbons tied on for identification were scattered on the grass. Now and then thumping helicopters circled above us swirling the dirt and grass around us.

We returned to the yellow staging area and waiting for events to unroll. Major General T., the Walter Reed Medical Center commander, and his staff passed by and shook our hands. Mainly we waited and waited. Nothing happened until MAJ M. called us or a briefing at around 15:30. The assumption at that time is probably by now all the gravely injured are either dead or evacuated at the other side of the Pentagon but we had to be ready for casualties like heat injuries, crushed fractures, dehydration... from the rescuing party.

A Treatment civilian physician from OPCON (Operation Control) arrived. After a quick briefing by MAJ M. he realized that we were much organized and well sheltered against the scorching sun so he expressed his idea of moving the out “Front” team to merge with us. We also discussed procuring electricity for the expecting long night coverage. Around 17:30 I started to think about my wife with the fracture ankle (I did call earlier asking the clinic personnel to relay the message to her that I am doing OK). I talked to Dr. F., COL B., COL U. and MAJ M. about I leaving for a couple of hours to check on the status of my wife who is from my understanding till at the clinic from the early morning. I was asking for ways to come back in, eg. their phone numbers to contact or passes in cases I was stopped at the gates and denied entry.  COL U. said there is no need for me to come back, they have plenty of physicians. He predicted that most likely after the fire fighters stop the blaze, no survival will be found. Nevertheless, I asked for their phone numbers.

While debating myself how to get back to the clinic (about a mile as the crow flies) not only because I did not know how to get back on foot but also how to get thru all these gates in between the Pentagon, Henderson Hall and Ft Myer. I flagged a passing unmarked minibus with a FBI agent on and asked for transportation back to my office. With again my easily recognized yellow jacket SENIOR PHYSICAN on, he readily agreed to transport me: barriers on the road were no obstacle for him, he just crossed over and dropped me at the front gate of Ft. Myer. Although the gate was closed and heavily guarded with guns and machine guns, the soldiers recognized me and opened the gate for me to enter.

Passing the gate, I proceeded on foot to the clinic which is about a couple of blocks away, suddenly from nowhere an ambulance approached. I flagged it and found out it was our ambulance returning from the Pentagon. At the clinic headquarters, the clinic staff was listening to the radio conference called by Major General T while a TV was running close by. I asked where is the whereabouts of my wife and I was told she just went home thanks to the help of a coworker.

(Picture)

Tired, I decided to go home and plan to grasp a quick bite and a short shower before rejoining my yellow team. While driving out of the post, small groups of well armed soldiers were posted at different corners. An HUMMV mounted with machine guns was patrolling. The post was eerily silent, no activities. Getting out of gate, there was a long line of incoming vehicles waiting their turn to be inspected thoroughly. I started to think how to get back to the clinic. At Rosslyn, there was a traffic gridlock going on, bumper to bumper cars, for automobiles trying to get o Highway 395 or 50 East. I could not get on GW Parkway, maybe it was closed because it passes thru CIA. I made a U-turn and got to 50 West and headed home without difficulties; the traffic was much lighter than usual at rush hour.

Close to home a house with a large American flag was seen covering its window.

At home, reassured after a short inquiry of my wife’s health status. I ate quickly, took a shower and got ready to depart. But first I called the clinic headquarters and CPT E. told me that the Commander of the clinic left home with instructions that the clinic will be open tomorrow. I told him that I will try to get back to my team and if he had any calls for me, to reach me at home. (I will contact my home from the road now and then). I also called the yellow team staff but only Dr. F. answered. He said all is doing well, albeit slow, no action and there was no need for me to come back: they were sending people home. Reassured I started to watch TV and the unimaginable horror rolled in front of my eyes: “Sep 11 will be a day of infamy…”

A half-staff American flag is flying…

Duong Nguyen, MD

COL (R), US Army

CPT, ARVN

Former Division Surgeon 1st. Armored Division, US Army (participated in Desert Shield/Desert Storm)

 


 
 



 

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire