dimanche 25 septembre 2022

Trần Văn Lương giới thiệu bài thơ Dạ Hành Nhân và xem Youtube Nguyệt Hạ Du Hành.

Kính gửi quý anh chị bài thơ Dạ Hành Nhân, Người Đi Đêm của thi sĩ Trần Văn Lương.

  tt

Đọc thơ Trần Văn Lương, chúng ta cảm thấy luôn có nỗi buồn luôn hiện diện trong dòng thơ, nhạc của anh.

Bài Dạ Hành Nhân thì khi đọc thơ, chúng ta phải suy nghỉ thêm anh muốn gửi ý gì trong lời thơ buồn đó, phải chăng, tất cả rồi cũng trở thành hư vô.

Cám ơn anh Lương đã luôn có những bài thơ hay cho groupe của chúng ta.

Caroline Thanh Hương

 

Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

      Sá chi trăm trượng đầu sào,

Ngại gì Đạo Lớn cửa vào vốn không!

 

Cóc cuối tuần:

 

     夜 行 人 

 

      ,
      .
      ,
      .
      ,
      .
      ,
      . 

            

 

 

Âm Hán Việt:

 

         Dạ Hành Nhân

Điềm điềm đông lãnh cái hoang thôn,

Cấp cấp hành nhân dạ lý bôn.

Tiễu tiễu phá vân tầm ẩn nguyệt,

Mang mang khô diệp đẳng du hồn.

Văn Thù diệu ngữ phần Vô Trước,

Ngoại đạo không tâm thức Thế Tôn.

Tát thủ huyền nhai hôn vụ tán,

Hốt tri Đại Pháp bản vô môn.

           Trần Văn Lương

 

 

Dịch nghĩa:

 

           Người Đi Đêm

Cái lạnh của mùa đông âm thầm che phủ thôn làng hẻo lánh,

Người bộ hành hối hả chạy trong đêm.

Đám mây rách rưới lặng lẽ đi tìm con trăng ẩn nấp,

Lá khô mệt nhọc chờ đợi hồn ma (đang) lang thang.

Văn Thù, (với) lời nói kỳ diệu làm rối (trí) Vô Trước, (1)

Kẻ ngoại đạo, tâm trống không, (nên) hiểu (ý) đức Thế Tôn. (2)

Buông tay vực thẳm, sương tối tan, (3)

Chợt biết Đạo Pháp Lớn (Phật pháp) vốn không có cửa. (4)

 

Chú thích:

 

(1) Bích Nham Lục, tắc 35, Văn Thù Tam Tam:

Trích lời Bình của Viên Ngộ:

"

      Vô Trước (Thiền sư Văn Hỷ, pháp từ của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch) viếng

Ngũ Đài Sơn, đến chỗ hoang vu giữa đường. Văn Thù biến ra một ngôi chùa

cho Sư trú.

     Rồi Văn Thù hỏi Vô Trước:

     - Thầy vừa rời xứ nào?

     Vô Trước nói:

      - Phương nam.

     Văn Thù nói:

      -  Phật pháp phương nam, trụ trì thế nào?

     Vô Trước nói:

      - Tỳ khưu mạt pháp ít giữ giới luật.

      Văn Thù hỏi:

      - Chúng hội có bao nhiêu?  

      Vô Trước nói:

      - Hoặc ba trăm hoặc năm trăm.

      Vô Trước hỏi lại:

      - Ở đây trụ trì thế nào?

      Văn Thù nói:

      -  Phàm thánh ở chung, rồng rắn lẫn lộn.

      Vô Trước hỏi:

      - Chúng hội có bao nhiêu?  

      Văn Thù nói:

      - Trước ba ba, sau ba ba (tiền tam tam, hậu tam tam).

      Rồi dùng trà. Văn Thù giơ chén pha lê lên hỏi:

     - Phương nam có cái này không?

     Vô Trước nói:

      - Không.

     Vân Thù nói:

     - Thế dùng cái gì để uống trà?

     Vô Trước không nói gì được, bèn từ biệt ra đi. Văn Thù sai Quân Đề Đồng Tử

tiễn ra cửa. Vô Trước hỏi Đồng Tử:

     - Vừa rồi Đại Thánh (Vô Trước chưa nhận ra đó là Văn Thù) nói "tiền tam tam,

hậu tam tam" là bao nhiêu vậy?”

     Đồng Tử gọi:

     - Đại đức!

    Vô Trước đáp:

     - Dạ.

    Đồng Tử nói:

    - Là bao nhiêu?

    Vô Trước lại hỏi:

    - Đây gọi là chùa gì?

    Đồng Tử chỉ tượng Kim Cương ở phía sau. Lúc Vô Trước quay đầu lại thì

ngôi chùa biến mất, Đồng Tử cũng không thấy, chỉ còn là một thung lũng trống.  

Sau này nơi đó được gọi là Hang Kim Cương.

...

"

 

(2) Bích Nham Lục, tắc 65, Ngoại Đạo Lương Mã:

Cử:

     Ngoại đạo (*) hỏi Phật

     - Không hỏi hữu ngôn, không hỏi vô ngôn.

     Đức Thế Tôn im lặng hồi lâu. Ngoại đạo tán thán rằng:

     - Thế Tôn đại từ đại bi, vạch mở mây mờ cho tôi, khiến tôi có chỗ vào.

    Sau khi ngoại đạo đi rồi, A Nan hỏi Phật:

     -  Ngoại đạo chứng được gì mà nói có chỗ vào?

    Đức Phật nói:

     -  Giống như ngựa tốt, thấy bóng roi bèn chạy.

 

Chú:

(*) Ngoại đạo (外道) tiếng Phạn là Tìrthika, là từ ngữ đầu tiên được Phật giáo

sử dụng để chỉ những giáo phái khác, ví dụ như nhóm Lục sư ngoại đạo v.v...

 

(3) Một bài kệ của Thiền tông:

    手,

    當,

     ,

     .

Âm:

Huyền nhai tát thủ
Tự khẳng thừa đương
Tuyệt hậu tái tô
Khi quân bất đắc
Nghĩa:
Trên bờ vực thẳm buông tay,
Tự quyết định phải nên làm gì,
Chết rồi sống lại,
Chẳng ai dối mình được.

 

(4)  Vô Môn Quan

Trích lời Tựa của Thiền sư Vô Môn Huệ Khai:

"

Phật dạy lấy tâm làm gốc, lấy không cửa làm cửa Pháp.

Há không nghe nói: "Cái gì từ ngoài cửa vào thì không phải là đồ

gia bảo, từ duyên mà được, nên cuối cùng sẽ hư mất."

Nói như thế thật giống như không gió mà dậy sóng, thịt lành mà

đi khoét ung nhọt. Hà huống lại chấp vào văn tự, ngoài giày gãi ngứa,

có dính dáng gì đâu!

...

(Tụng)

    
    
    
     .

Âm:

Đại đạo vô môn,
Thiên sa
i hữu lộ.
Thấu đắc thử quan,
Càn khôn độc bộ.            

Nghĩa:

Đạo lớn không cửa,
Có cả ngàn lối vào khác nhau.
Qua khỏi cái ải này, 
Một mình dọc ngang trời đất.

"

 

Phỏng dịch thơ:

 

          Người Đi Đêm

Thôn xa thầm ngấm lạnh trời đông,

Đêm xuống khách dồn bước ruổi giong.

Lặng lẽ, mây tàn trông bóng nguyệt,

Bơ phờ, lá chết ngóng tin vong.

Văn Thù, Vô Trước còn hai ngả,

Ngoại đạo, Thế Tôn đã một dòng.

Vực thẳm buông tay, bùng tuệ giác,

Mới hay Đại Pháp cửa vào không.

             Trần Văn Lương

                Cali, 5/2022

 

 

Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư:

    Đạo Lớn vốn không cửa, làm sao vào?

    Nhìn xem con muỗi mắt đang cố chích con trâu sắt!

    Đáng cười ư? Đáng thương ư?

    Có ngờ đâu, sau khi đến đầu sào trăm trượng mà còn dám tiến bước(*)

và ở đầu vực thẳm dám buông tay thì cơ duyên khai ngộ chợt bùng nổ.

   Và, ơ kìa, con trâu sắt đã vỡ tan tành và con muỗi kia đã vượt

qua được cửa ải cuối cùng (mạt hậu lao quan)!

    Kỳ diệu thay!

 

Chú:

(*) Bài kệ của Trường Sa Cảnh Sầm:

 

       竿

      

       竿

      

Âm:

 

       Bách trượng can đầu bất động nhân,

       Tuy nhiên đắc nhập vị vi chân.

       Bách trượng can đầu tu tiến bộ,

       Thập phương thế giới thị toàn thân.

 

Nghĩa:

Ở đầu sào trăm trượng mà đứng yên người,

Tuy đạt được chỗ vào nhưng chưa phải là chân thực.

Ở đầu sào trăm trượng cần phải bước (thêm) nữa,

(Thì) mười phương thế giới hiện toàn thân.

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire