samedi 13 octobre 2012

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 10 HỐ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 10
HỐ TẤN VINH
Bất hạnh cho nước Việt Nam là có hai nhà thầu vĩ đại. Hồ Chí Minh thầu chống Pháp, nhưng giết những người chống Pháp không phải CS. Ngô Đình Diệm thầu chống cộng nên hãm hại hết những người chống cộng không phải ba xê. Những người cả đời vào sanh ra tử chống cộng như Nguyễn Bảo Toàn, Phạm Xuân Gia, Vũ Tam Anh, Huỳnh Thiện Tứ,Tạ Chí Diệp đều bị ông giết hại.
Nhưng ông Diệm không coi việc chống cộng là trên hết. Ông sử dụng việc chống cộng như một cái cớ để ông có job.
Ông chống cộng thế nào mà ông để anh ruột của mình là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục hợp tác với Việt Cộng khai thác gỗ trong chiến khu D. Đó cũng là cơ hội để tiếp tếthuốc men và nhu yếu phẫm. Tháng 12 năm 1959, Đại Tá Nguyễn Chánh Thi phác giác ra chuyện động trời này khi hành quân vào chiến khu D.
‘Làm sao diễn tả đầy đủ sự câm hờn và niềm thất vọng của những con người có tín ngưỡng, khi sau bức tường kiên cố của giáo đường tôn nghiêm, Ngô Đình Thục an tọa để làm nội ứng cho Cộng sản vô thần’ NCT tr. 51
Chỉ trong một chuyện này thôi, ông Diệm đã phạm hai trọng tội. Một là trên phương diện tinh thần, tội lường gạt người chiến sĩ Cộng Hòa, hai là trên phương diện tiền bạc, tội đồng lõa với ông anh.
Làm sao bào chữa cho ông Diệm đây? Có thể nào nói ông Thục làm, mà ông Diệm không biết? Có thể nào nói ông Thục không có làm mà Nguyễn Chánh Thi phịa?
(Sau này, ông Quách Tồng Đức có gián tiếp xác nhận với TS Lâm Lể Trinh là ông Diệm biết ông Thục cần làm kinh tài để nuôi một viện Đại học)
Ai lo hạnh phúc của nhân dân?
Dân chúngđược sống ở các vùng do các lãnh đạo tinh thần hay chánh trị trách nhiệm sống an toàn hơn và do đó hạnh phúc hơn.
Sau này khi các giáo phái bị dẹp, quân lực VNCH trên lý thuyết chịu trách nhiệm giữ gìn an ninh các vùng giáo phái, nhưng họ giữ không nổi nên để sanh ra tình trạng ban ngày quốc gia ban đêm CS. Và để che lấp thất bại, ông Diệm bày ra ‘ấp chiến lược’ càng làm cho dân quê khốn khổ hơn.
Làm sao ai dám nói rằng dân quê cào nhà, phá vườn tược của mình để vào sống trong ấp chiến lược là tự nguyện và hạnh phúc?
Người dân CaoĐài và Hòa Hảo đã từng được sống an lành nhờ các quân đội giáo phái bảo vệ.Tổng Thống Ngô Đình Diệm TÀI KHÔN dẹp họ đi, DÀNH để tự mình lo. Lo không nổi,để tình hình an ninh càng ngày càng tồi tệ, TẦY QUẦY ra thì THẢN NHIÊN ban bốtình trạng khẩn trương ‘Tổ Quốc lâm nguy’!
Người miền Nam gọi cái này là ‘ba xạo’!
Đó chính là cái uất hận của người Cao Đài và Hòa Hảo, vì là người tu hành nên không thể nói nên lời.
HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 13 tháng 10 năm 2012
(Còn tiếp)

vendredi 12 octobre 2012

Văn chương tỏ tình mộc mạc của người Nam bộ






 

 
Văn chương tỏ tình mộc mạc của người Nam bộ
Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây. Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề trau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành ‘liều mạng’:
Dao phay kề cổ, Máu đổ không màng
Chết thì chịu chết Buông nàng anh không buông


Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình ‘hú vía’ vì kịp thời nhận ra ‘chân tướng’ đối tượng:

May không chút nữa em lầm

Khoai lang khô xắt lát em tưởng sâm bên Tàu

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 9 HỐ TẤN VINH

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 9
HỐ TẤN VINH
4.-NẾU ÔNG DIỆM KHÔNG DẸP CÁC GIÁO PHÁI VÀ ĐẢNG PHÁI?
Chủ quyền quốc gia là gì?
Trong lúc nước nhà còn bị lệ thuộc, người thật lòng đi tranh thủ nền độc lập quốc gia rất sợ nếu không lập công được thì thôi, chớ đừng đem nước đang lệ thuộc nước này sang lệ thuộc một nước khác, - nặng nề hơn. Trên đường đi tranh thủ, có khi ta phải nhờ đến sự giúp đở của ngoại bang. Nhưng nếu tất cả mọi việc - từ viên đạn, cây súng của người lính, đến lương tháng của cảnh sát, công chức - việc gì cũng nhờ ngoại bang thì bề ngoài dầu có che đậy khéo kéo tới đâu, thì trên thực tế, nước đã bị lệ thuộc rồi. Đây phải là mối âu lo hạng nhứt.
Năm 1945, Hồ Văn Ngà có dựa vào Nhựt lúc Nhựt đang đánh cờ tàn. Nhưng ông luôn luôn vun trồng sức mạnh của miền Nam. Đó là lý do ông thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt trong đó quy tụ cả 7 tổ chức mà thành phần chánh là Cao Đài và Hòa Hảo. Cái thế nhân dân là cái căn bản để đề kháng lại sự khống chế của ngoại bang, dầu nhứt thời họ là đồng minh.
Khi ông Diệm về, các bộ phận quân sự của Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Nam QDĐ, của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo đều có sẳn.
Nếu ông Diệm biết khéo léo dựa vào các lực lượng này thì ông đã có một thế nhân dân rất là vững chắc. Đó là cái nội lực cần thiết để cân bằng ngọai lực thì mới bảo vệ được chủ quyền quốc gia.

thơ Đường Luật xướng họa về mùa Thu


 
 
Bài Xướng :
THU SẦU NHỚ NƯỚC

1.
Bên cầu nước chảy, ngắm mây bay
Lá úa lìa cành, vẫy biệt cây
Thương nhớ ngậm ngùi, lòng ủ rũ
Buồn đau thơ thẩn, dáng ngà say
Gió ùa lạnh lẽo tràn phương bắc
Trăng chiếu âm thầm ngả bóng ai
Sóng gợn lăn tăn, sầu vợi vợi
Tha hương hiu hắt nỗi u hoài
2.
Hiu hắt trời thu gợi nhớ hoài
Bâng khuâng tóc biếc đã dần phai
Quê nhà vất vả đời đang rủi
Đất khách thong dong số vẫn may
Thơ chuốt ngâm nhiều lòng sảng khoái
Rượu ngon uống lắm trí si ngây
Mắt mờ, lưng mỏi, hồn tê tái
Tâm sự nhờ mây chuyển xứ đoài



Nguyễn Minh Châu Sói Biển và pps Thu

Thu Mang Niềm Nhớ

http://www.mediafire.com/view/?z2a1a7l4xnbdb7a

Mùa Thu Em Về

 
http://www.mediafire.com/view/?jp5rqynbk9kb1bn

Nana Mouskouri - Chanter la Vie

Nana Mouskouri - Chanter la Vie 

 

Nana Mouskouri - Chanter la Vie
" I Have A Dream "
B.Anderson - B.Ulvaeus - S.Anderson / C. Lemesle
Adapt. J.Denjean
émission TF1 1984 Athènes Hérod Atticus
Titre : Maritie et Gilbert Carpentier - Spécial Nana Mouskouri
Album : Quand On Revient 1983

Chanter la vie
la nuit le jour
chanter l'amour
chercher l'ami
même quand le monde
pleure à ton réveil
aux passants de l'ombre
parle du soleil

Le pays des anges
n'est pas forcément le paradis
le pays des anges
si ton coeur est grand c'est par ici
jusqu'à l'oubli
chanter la vie

Chanter la vie
poujours plus haut
dans ses défauts
voir un défi
ouvre ta fenêtre
sur un arbre mort
un enfant va naître
c'est lui le plus fort

Le pays des anges
n'est pas forcément le paradis
le pays des anges
si ton coeur est grand c'est par ici
jusqu'à l'oubli
chanter la vie .

Détruire pour consommer toujours plus

Détruire pour consommer toujours plus 

 http://youtu.be/58TvYsFXkYY

.. quitte à dégrader volontairement les produits pour produire plus. L'obsolescence programmée est étudiée par nos chers ingénieurs des temps modernes. La nature finie du monde ne comblera jamais la cupidité infinie des capitalistes. La croissance à tout prix, comment y parvenir :
- créer un besoin, un manque, une attirance (publicité)
- le crédit, permettre aux pauvres de consommer pour devenir encore plus esclave du système
- obsolescence programmée pour remplacer un produit mort par programmation anticipée
- gaspillage volontaire et étudié ou l'on croit à une pseudo recyclage dans les pays en voie de développement.

Vive la liberté de consommer dans nos consocraties !

- La fragilité des bas nylons DUPONT, ...
- Adieu les réfrigérateurs et lave-linge durant 25 ans, ..
- Cahier des charge de renouvellement du produit, ...
- Les ampoules de plus en plus fragiles (les nouvelles ampoules fluo-compacte emettent un champs électro-magnétique contrairement aux ampoules au filamment de tungstène dites à incandescence).
- La batterie de l'iPod d'APPLE qui ne dure que 18 mois. Réponse d'APPLE : "Acheter un nouvel iPod".
- Les imprimantes programmées pour ne plus imprimer aucune page après un certain temps,
- Pays du tiers-monde = Décharges de nos biens "usés".
La liste de leur destruction programmée est encore longue !

Note : Le logiciel pour débloquer les imprimantes EPSON Stylus est SSC Service Utility développé par un jeune russe. Espérons que de tels logiciels puissent apparaitre pour les imprimantes HP, CANON, BROTHER, ...

L'esclavage moderne


L'esclavage moderne   

  Dans un monde où 1% de la population possède 40% de la richesse de la planète, dans un monde où 34.000 enfants meurent chaque jour de pauvreté et de maladies évitables et où 50% de la population mondiale vit avec moins de deux dollars par jour.

Une chose est clair : Quelque chose tourne très mal..



jeudi 11 octobre 2012

Nhạc sĩ TRẦN TRỊNH đã qua đời 1937 - 2012 / Tiểu Sử

                                                                       Di ảnh Nhạc sĩ TRẦN TRỊNH
Nhạc sĩ TRẦN TRỊNH đã qua đời
1937 - 2012



Các ca, nhạc sĩ gần gũi với nhạc sĩ Trần Trịnh, đến thăm ông vào những giờ phút cuối cùng, xác nhận tin này.
“Tôi vào thăm nhạc sĩ Trần Trịnh tối Chủ Nhật, lúc đó tôi hỏi ông, nếu ông nhận ra tôi là ai thì xin gật đầu. Nhạc sĩ Trần Trịnh nhẹ gật đầu, tôi biết ông nhận ra tôi.”
Ca sĩ Phương Hồng Quế cho biết, cũng trong ngày Chủ Nhật, nghệ sĩ Trần Quốc Bảo đưa ca sĩ Mai Lệ Huyền vào thăm nhạc sĩ Trần Trịnh. “Chúng tôi vào thăm khi nhạc sĩ Trần Trịnh đang ngủ. Chúng tôi hỏi thăm người con trai lớn của ông, rồi dự định nhẹ nhàng ra về để ông nghỉ ngơi. Nhưng ngay lúc chúng tôi vừa bước ra cửa thì ông tỉnh dậy. Thấy chúng tôi, ông vội chồm dậy, như muốn đứng thẳng lên để chào đón chúng tôi.”
Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật Trần Văn Lượng, sinh năm 1937. Ông là tác giả của rất nhiều ca khúc nổi tiếng, như Lệ Ðá (phổ nhạc bài thơ của thi sĩ Hà Huyền Chi), Tiếng Hát Nửa Vời...
Ngoài ra, Trần Trịnh còn có nhiều sáng tác chung với Nhật Ngân, qua bút hiệu chung là Trịnh Lâm Ngân, với các tác phẩm tiêu biểu như Biệt Khúc, Cung Ðàn Muôn Ðiệu, Chuyện Hai Con Sâu Và Chiếc Lá Chết, Biệt Khúc, Câu Chuyện Trong Tuồng...
Nhạc sĩ Trần Trịnh, tác giả bản nhạc nổi tiếng “Lệ Ðá”, qua đời lúc 5:25 phút chiều ngày 10 Tháng Mười, 2012, tại bệnh viện UCI, California, thọ 76 tuổi.

Nhạc Thu Phạm Anh Dũng

"...Hỡi người tình tôi yêu
Hỡi nàng thơ xinh xắn
Thu đến rồi đó em
Làm bài thơ yêu anh
Em nhớ nhé đừng quên"

Để trả lời các câu hỏi Mùa Thu Về Chưa Em Nhỉ, Thu Đến Bao Giờ ...:
Mùa Thu Về Chưa Em Nhỉ (thơ Phạm Anh Dũng, Tịnh Hiếu phổ nhạc) Tịnh Hiếu hát (mp3):
https://www.box.com/s/vo55lcxpt60n2thhc7g9
Tình Khúc Mùa Thu (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Ý Lan hát, Đồng Sơn hòa âm
http://soundcloud.com/phamanhdung/t-nh-kh-c-m-a-thu-ph-m-anh-d
Thu Đến Bao Giờ (thơ Phạm Ngọc, nhạc Phạm Anh Dũng) Mỹ Khanh hát, Quang Anh hòa âm:
https://www.box.com/s/m0hvox92szogsr14jy12

Đây là câu trả lời... Tango:
Thu Đến Rồi Đó Em (thơ Đàm Giang Sóng Việt, nhạc Phạm Anh Dũng) Nguyên Thảo hát:
https://www.box.com/s/3odphnyhg0eazexsnruc
Bài hát trích từ CD Khúc Tình Ca Của Biển:
http://my.opera.com/phamanhdung1/blog/2011/09/10/cd-khuc-tinh-ca-cua-bien-tinh-ca-pham-anh-dung

PAD
Phạm Anh Dũng
 http://my.opera.com/phamanhdung1/blog/

Nhạc anh Mai Phạm, Hoa Hồng, Yếm Đào, Bốn Mùa Mưa Rơi, Bên Bờ Thiên Mạc


Than goi Thanh Huong,

Xin goi tang 4 bai hat, xin pho bien tu do.
Bai hat file Youtube

Than chao va cam on.
Tac gia,
(Mr.) Mai Pham

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 8 HỐ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 8
HỐ TẤN VINH
3.- NGÀY 5-7-1954 CHÁNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM THÀNH LẬP
Hai tháng rưởi sau, ông Diệm cải tổ nội các, ngày 24 tháng 9 năm 1954, lợi dụng lúc Đức Hộ Pháp; xuất ngoại, Tướng Nguyễn Thành Phương nhận chức Quốc Vụ Khanh.
Ngày 13-2-1955, Trịnh Minh Thế kéo 2500 quân về với chánh phủ Ngô Đình Diệm.
Ít lâu sau, ngày 31-3-1955 Nguyễn Thành Phương cũng đem quân về qui thuận.
Trước tiên, ông Diệm thanh toán chiến khu Ba Lòng của Đại Việt ở miền Trung (Đại Việt miền Nam có ủng hộ tài chánh cho chiến khu Ba lòng). Tư lệnh Quân khu II lúc đó là Đại Tá Nguyễn Quang Hoành không chịu dùng Quân Đội Quốc Gia đánh người quốc gia nên bị cách chức. Thiếu tá Thái Quang Hoàng và Tỉnh Trưởng Khánh Hòa Nguyễn Trân là hai người tích cực thanh toán chiến khu.
Cuối tháng 4-1955, sau khi Diệm ra lệnh đóng cửa Đại Thế Giới là nguồn huyết mạch của mình, Bình Xuyên nổ súng. Giao tranh léo dài 6 tháng. Bình Xuyên thua. Ngày 7-11-1955, Bảy Viễn được Pháp di tản đến Paris bằng máy bay.

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 7 HỐ TẤN VINH


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 7
HỐ TẤN VINH
2.- GIAO TÌNH GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG NÀY
Tạ Thu Thâu (39 tuổi, kiến thức đại học) gọi Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ (24 tuổi, kiến thức tiểu học) bằng ‘Ông Tư’. Một đại nhân như Tạ Thu Thâu không dễ dàng tâm phục ai, nhưng đối với Huỳnh Phú Sổ, người vô thần vô cùng tôn trọng, kính nể, một mực dạ thưa ‘Ông Tư’. Và mọi sự đều có tham khảo ý kiến ‘Ông Tư’ kể cả việc mình đi ra Bắc.
Trịnh Minh Thế gọi Bảy Viễn bằng ‘Đại Ca’. Bảy Viễn đến ăn mừng khánh thành Tổng Hành Dinh mới của Tướng Thế ở đường Trương Minh Giảng với nhiều tặng vật. Nhưng sau này, Tướng Thế lại được giao nhiệm vụ tấn công Bình Xuyên. Nhưng lý do gì mà Tướng Thế bị giết trong Dinh Độc lập bằng hai viên đạn vào đầu rồi mới đem qua cầu Tân Thuận dàn cảnh? (theo lời phác giác của con trai Tướng Thế, hai sự kiện này có liên quan với nhau không?)
Tướng Lê Quang Vinh và bà vợ Cao Thị Nguyệt mặc dầu chưa quen biết trước, khi nghe tin Trịnh Minh Thế mới lập chiến khu, liền từ miền Tây lặn lội lên miền Đông thăm viếng để tỏ rõ tâm tình. Trịnh Minh Thế cãm kích nên hứa hẹn hổ tương chiến đấu. Sau này, bị ly gián kế của Ngô Đình Nhu, Thế cho một tiểu đội bao vây Ba Cụt trong một cái nhà, tìm cách giết Ba Cụt mà không được. Ba Cụt người ốm và cao, vốn là chỉ huy trưởng đám commando Hòa Hảo, phản ứng cực kỳ nhanh nhẹn thoát thân được, chỉ bị thương nhẹ ở chưn thôi.

mercredi 10 octobre 2012

Thanh Hương thơ với Song Như về phong cảnh Màu Tím


Thanh Hương thơ với Song Như , thơ Màu Tím 

http://youtu.be/mj5BT2C8UfY




 

Thu Về Hát Khúc Tự Ru

 




Thu Về Hát Khúc Tự Ru


Mỗi độ thu về thấy lòng xao xuyến
Trái tim từ lâu ngoan ngủ lặng im
Một bóng hình tiềm tàng trong ký ức
Chợt thoáng hiện lên làm muốn đi tìm

Tiếng lá rơi khẽ khàng rồi tắt lịm
Làm vỡ oà khoảng tĩnh lặng trong ta
Giưã rừng thu ôm khối tình hoài niệm
Gom lá rơi ngồi đếm... lệ nhạt nhoà.

Tình đã mất đâu còn chi mà nhớ
Ta hữu tình còn người ấy vô tư
Từng mỗi đêm mượn vần câu thi tứ
Bao nỗi niềm nhờ con chữ giải khuây

Không muốn khóc mà lệ cay rơi mãi
Vì ta hay thu mang lại ưu phiền
Gió lành lạnh khiến hồn thêm tê tái
Trái tim buồn trỗi dậy khúc tự ru

Sương Anh

One Love - Song Around LA - Playing For Change

 

  One Love - Song Around LA - Playing For Change

 

mardi 9 octobre 2012

Thanh Hương , thơ / Thu Về Nơi Xứ Lạ



Bài thơ này đã được 1 tuổi , thời gian qua thật mau,mới thu trước vừa dứt thì đã trở lại mùa sau ...

Truyện ngắn / Bạn Thơ / Tràm Cà Mau

  Bà Tư đứng ở cửa sổ nhìn ra vườn sau, thấy lá cây bắt đầu vàng, mây xám đục bay đầy trời. Bà thở dài, và nói vọng vào phòng khách, nơi ông Tư đang ngồi chăm chú nhìn lên màn ảnh máy vi tính, đọc thơ bạn bè qua liên mạng:
    “ Thế là đã qua năm thứ tư rồi, mà cái nhà kho vẫn không được sơn. Anh cứ lần lửa hứa hẹn mãi. Sơn tróc, phô gỗ mục nát bên trong, trông tồi tàn tội nghiệp quá. Mùa nầy anh không sơn kịp, thì em cứ cho một mồi lửa cho yên chuyện. Để mối mọt ăn lan ra sụp luôn căn nhà chính, rồi vợ chồng dắt nhau ra gầm cầu mà ở.” Ông Tư ngưng đọc. Nhìn qua bà và nói lớn:
    “ Ừ, em cứ cho một mồi lửa đi. Rồi sẽ được sung sướng. Cháy lan nhà người khác, vào tù ngồi có cơm bưng nước rót hàng ngày, khỏi đi làm mà được nuôi nấng đàng hoàng tử tế. Suốt ngày đọc sách, xem truyền hình, tập thể thao, đánh cờ. Còn có cả máy vi tính nữa. Ăn thì sang hơn là chúng mình đi ăn tiệm. Em có nhớ hôm trước xem phim không? Bữa ăn của tù, có một đùi gà hầm, bánh mì, khoai tây nghiền, xúp, một ly cối sữa, một trái chuối, và cả bánh ngọt nữa. Mỗi đêm, còn có lính bồng súng gác cho mình ngủ. Nước Mỹ chi tiêu cho mỗi người tù hàng năm từ ba mươi đến bốn mươi lăm ngàn đồng kia mà.” Bà Tư quay lại nói:
    “Ở tù mà sướng thế, nên không ai sợ, cứ làm càn, phạm pháp. Tù mà còn viết đơn kiện chính phủ vì nhà bếp nấu ăn không vừa miệng. Chỉ có nước Mỹ mới điên khùng như vậy thôi. Tại sao những khi thất nghiệp, mình không la toáng lên, yêu cầu nhà nước cho mình mỗi năm ba chục ngàn tiêu chơi. Nếu không thì mình cứ phạm pháp, cũng phải tốn hơn chừng đó tiền nuôi mình.” “ Em làm anh phát ra sáng kiến, anh sẽ đề nghị chính phủ Mỹ ký khế ước, giao cho cọng sản Việt Nam giam giữ tù, để tiết kiệm ngân sách. Cứ cho lên Hoàng Liên Sơn, Cổng Trời, Thanh Liệt, Sông Bé cải tạo là xong hết. Hàng năm, Mỹ chỉ trả công nuôi và giáo dục mỗi người tù chừng năm trăm hay một ngàn đô, thì nhà nước Việt Nam chỉ chi ra chừng bảy chục đến một trăm đô là quá thừa. Nuôi một triệu tù, thì Việt Nam thu lợi chừng nửa tỉ cho đến một tỉ đồng. Không cần dong tay nài nỉ xin xỏ tiền bạc của cộng đồng thế giới. Chính phủ Mỹ tiết kiệm được ba đến bảy tỉ đô la nuôi tù. Dư ra không biết bao nhiêu nhân lực đem sung vào lực lượng sản xuất. Phía Việt Nam, bắt tù đốn tre, chặt nứa, làm lán trại, trồng bắp, trồng khoai, ăn bo bo, khoai mì, thì chi phí ăn ở mỗi tháng chừng năm bảy đô là cùng. Còn cái lợi lớn khác, là khi mãn tù, anh nào cũng sợ xanh mặt, không bao giờ dám tái phạm nữa. Em cứ xem, mấy ông phi công Mỹ đã ở tù ngoài Bắc thì biết kết quả. Về rồi mới biết quý miếng cơm cháy, quý đời sống. Bởi vậy cho nên nhiều ông thành nghị sĩ, dân biểu, nhà ngoại giao, kỹ nghệ gia, thương gia triệu phú, nhiều lắm và nhiều lắm. Đó không phải nhờ công học tập cải tạo của bọn Bác Đảng sao?

THU LÒNG thơ Hoàng Xuân Việt


THU LÒNG





Hồn tôi đây như mây chiều lạc lõng
Như lá rụng giữa bóng cội cây già
Hỡi giông tố mau về cướp lấy ta
Đem cho đến tận miền xa...xa thăm thẳm
Nhìn cuộc thế chôn muôn loài say đắm
Chen chân tìm mối danh lợi chóng qua
Cơm hàng bữa là nước mắt chan hoà
Sao ta mãi gục đầu trong cảnh sống
Hỡi phù thế mấy mươi đời thất vọng
Ngươi có tìm thỏa mãn hạnh phúc chưa
Ngươi có thấy thế nào thế lực hơn thua
Nào ngai rồng nào vinh hoa phú quý
Nào cảnh sống ôm con xinh vợ trẻ
Nào đất nước nào tiền của thần dân
Nào những trận oai hùng tiếng thét vang
Của Hoàng Đế Xê-Za rầy đâu mất
Ôi mây nổi ôi cuộc đời mục nát
Giả dối chi ta chán ngán lắm rồi
Môi mép chi ta gớm thứ ngọt bùi
Bao bọc lấy cuộc phong trần hôi thối
Ở không gian chín tầng trời cao vợi
Ở rộng lớn ! Trăng sao ớ thánh thần
Cho tôi gởi một hồn mến chứa chan
Nơi Thiên Chúa mạch muôn đời phước lạc.




Hoàng Xuân Việt
(Trích trong thi phẩm "Hương Gây Mùi Nhớ",
thơ Hoàng Xuân Việt - Kim Anh Miller.)

lundi 8 octobre 2012

Quách Vĩnh Thiện và Kim Vân Kiều


Kim Vân Kiều











Nguyễn Du (1766 – 1820)
Nguyễn Du sanh tại Nghệ An năm :
Âm Lịch, ngày 23 tháng 11 năm 1765.
Dương Lịch, ngày 3 tháng 1 năm 1766.

Creedence - Have You Ever Seen The Rain


Creedence - Have You Ever Seen The Rain




Someone told me long ago there's a calm before the stormI know, it's been comin' for some timeWhen it's over, so they say, it'll rain a sunny dayI know, shinin' down like water
I wanna know, have you ever seen the rain?I wanna know, have you ever seen the rainComin' down on a sunny day?
Yesterday and days before, sun is cold and rain is hardI know, been that way for all my time'Til forever, on it goes through the circle, fast and slowI know, it can't stop, I wonder
I wanna know, have you ever seen the rain?I wanna know, have you ever seen the rainComin' down on a sunny day?
Yeah, I wanna know, have you ever seen the rain?I wanna know, have you ever seen the rainComin' down on a sunny day?


Nhạc LMST / Nét Thu với tiếng hát Nam Phương


VUON NHAC CAM HUNG 

Tho THUONG ANH, Tieng hat NAM PHUONG

Groupe Hương Xuân 2016 giới thiệu nhạc ngoại quốc với bài Eternal Flame de Bangles.

En 2012, je vous ai présenté cette magnifique chanson.

Aujourd'hui, on m'a confié un article écrit en vietnamien.

Je tiens à remercier Mme Ai Montgomery qui nous a partagé ces musiques qui lui tiennent au coeur.

Cám ơn chị Ái  đã giới thiệu lại bản nhạc bất hủ này.

Cũng nhờ bài sưu tầm của chị mà chúng tôi đã  biết thêm được 1 bí mật nghề nghiệp của những ca sĩ nghiệp thật đó nhé.

Caroline Thanh Hương

Afficher l'image d'origine











Close your eyes, give me your hand, darling 
Do you feel my heart beating 
Do you understand 
Do you feel the same 
Am I only dreaming 
Is this burning an eternal flame. 

I believe it's meant to be, darling
I watch you when you are sleeping 
You belong with me 
Do you feel the same 
Am I only dreaming 
Or is this burning an eternal flame.

Say my name,
Sun shines through the rain
A whole life so lonely
And then you come and ease the pain
I don't want to lose this feeling. 

Say my name, 
Sun shines through the rain 
A whole life so lonely 
And then you come and ease the pain
I don't want to lose this feeling.

Close your eyes, give me your hand, 
Do you feel my heart beating 
Do you understand 
Do you feel the same 
Am I only dreaming 
Is this burning an eternal flame. 

Close your eyes, give me your hand, darling 
Do you feel my heart beating 
Do you understand 
Do you feel the same 
Am I only dreaming 
Is this burning an eternal flame. 

Close your eyes, give me your hand, darling 
Do you feel my heart beating 
Do you understand 
Do you feel the same 
Am I only dreaming 
Is this burning an eternal flame. 

Close your eyes, give me your hand, darling 
Do you feel my heart beating 
Do you understand 
Do you feel the same 
Am I only dreaming 
Is this burning an eternal flame.


+++++++
 photo Eternal-Flame-01.jpg
Giai điệu mượt mà của Eternal Flame giúp ca khúc này liên tục chinh phục mọi bảng xếp hạng dù là bản gốc hay bản cover
Billy Steinberg và Tom Kelly là hai nhạc sĩ tài danh với nhiều ca khúc hit sáng tác cho Madonna (Like A Virgin), nhóm Heart (Alone)… Sau khi sáng tác bản hit In Your Room cho nhóm rock nữ đang lên, The Bangles, hai ông được mời cộng tác trong album tiếp theo.

Nhóm nhạc The Bangles tan rã sau thành công của Eternal Flame và tái hợp 10 năm sau đó
CẢM HỨNG TỪ NGỌN LỬA CỦA ELVIS PRESLEY
Trong lúc bàn thảo, Susanna Hoffs, ca sĩ chính của nhóm The Bangles, kể cho Billy và Tom về chuyến du lịch của nhóm The Bangles đến Graceland (Memphis, Mỹ), nơi yên nghỉ cuối cùng của vua nhạc rock Elvis Presley. Trên đầu ngôi mộ của Elvis là một hộp thủy tinh, bên trong có một ngọn lửa lúc nào cũng cháy được gọi là Eternal Flame (ngọn lửa bất diệt). Billy reo lên “Ngọn lửa bất diệt là một tựa đề rất tuyệt cho một bài hát”.
GIAI ĐIỆU TỪ NHẠC CỦA THE BEATLES
Tom Kelly cùng Susanna tạo ra một giai điệu tinh khiết, gần giống như một bài hát ru theo phong cách nhạc và hòa âm của nhóm The Beatles. Eternal Flame không theo cấu trúc sử dụng điệp khúc kiểu truyền thống và được cho là bản nhạc hoài niệm đến nhóm The Beatles và nhóm Beach Boys.
Khi Susanna Hoffs chơi bản demo cho nhà sản xuất Davitt Sigerson nghe, ông đưa ra ý tưởng để Eternal Flame đi theo phong cách âm thanh của ca sĩ quá cố Patsy Cline (nổi tiếng với phong cách hát giao thoa giữa nhạc đồng quê và nhạc pop), một sự sắp xếp mà Davitt gọi là music box (hộp nhạc).
Độc đáo là bản thu âm Eternal Flame của The Bangles do Davitt Sigerson sản xuất lại dựa trên đàn piano, trong khi nhóm 4 cô gái không có ai chơi nhạc cụ này. Người phụ trách toàn bộ phần đàn keyboard (piano, organ) trong bản thu âm là John Philip Shenale, một nhạc công keyboard trứ danh.
Cách đây 25 năm (1989), đĩa đơn Eternal Flame trở thành “siêu” hit khi đứng số một tại 9 quốc gia, gồm những thị trường lớn như Mỹ, Anh, Úc… Nó giúp The Bangles trở thành nhóm nhạc nữ thứ ba có nhiều đĩa đơn đứng đầu bảng xếp hạng Mỹ. Tuy nhiên, thành công này cũng đánh dấu sự tan rã của nhóm The Bangles. Việc Susanna Hoffs được ưu ái ca ngợi nhiều đã làm tổn thương ba thành viên còn lại.
BẢN COVER THÀNH CÔNG

  photo Eternal-Flame-02.jpg

Năm 2001, nhóm nhạc nữ Atomic Kitten cover lại Eternal Flame và một lần nữa cả thế giới sôi sục với ca khúc này. Bản cover của Atomic Kitten lọt vào top 5 trên bảng xếp hạng âm nhạc của hơn 10 quốc gia. Ngay trong ngày đầu phát hành, Eternal Flame đã bán được 35.358 bản, gần gấp ba lần đối thủ gần nhất (Bootylicious của Destiny’s Child). Đĩa đơn này của Atomic Kitten đã bán được hơn một triệu bản trên toàn thế giới.
BÁ VŨ


(Thethaovanhoa.vn) - Đã gần 30 năm kể từ khi ra đời nhưng Eternal Flame của nhóm The Bangles vẫn là một bài tình ca được ca tụng. Đó không chỉ là ngọn lửa tình yêu mà còn là một ngọn hải đăng để hướng về, để gìn giữ những điều yêu thương trong cuộc sống.
Nhóm The Bangles vào thời điểm 1988 đang là một nhóm nhạc nữ khá thành công. Với hai album đã bán khá chạy và được đánh giá cao trước đó, nhóm đã quyết định vào phòng thu để tiến hành thu âm album thứ 3 có tên gọi, Everything.
Eternal Flame là bài ballad duy nhất trong album này và cũng là bài nhẹ nhàng nhất so với chất rock sở trường của The Bangles. Nhưng bài này sẽ không thể ra đời nếu thiếu đi những ngọn lửa truyền cảm hứng.
Hai ngọn lửa cảm hứng
Billy Steinberg và Tom Kelly là bộ đôi sáng tác rất được nhóm Bangles yêu thích. Đây là cặp sáng tác đã tạo nên nhiều bài hát lẫy lừng cho Madonna (Like a virgin), Cyndy Lauper (True colors) hay Heart (Alone) và họ được mời sáng tác một vài bài cho album mới của The Bangles.
Theo lời Billy Steinberg kể lại, đó là một sáng mùa Hè năm 1988 khi bộ đôi sáng tác này đã gặp gỡ ca sĩ chính của nhóm, Susanna Hoffs, để bàn về chuyện bài vở. Câu chuyện khá dông dài và bắt đầu đi vào ngõ cụt thì bỗng Hoffs kể cho họ nghe một câu chuyện vừa xảy ra.
  photo Eternal-Flame-Custom.jpg


Nhóm Bangles và single "Eternal flame"
Theo đó, nhóm Bangles vừa đi thăm Graceland, khu tưởng niệm của vua nhạc rock Elvis Presley ở Memphis và điều làm họ chú ý nhất là một chiếc hộp nhỏ nằm trên ngôi mộ ở khu vườn tưởng niệm. Trong chiếc hộp ấy là một ngọn lửa nhỏ đang cháy bất chấp cơn mưa đang rơi rả rích. Chi tiết ấy làm Hoffs rất xúc động và cô gọi đó là “eternal flame” (ngọn lửa vĩnh hằng).
Lập tức “eternal flame” gợi ngay cho Steinberg một niềm cảm hứng vô tận khi những hồi ức ngày nhỏ ùa về.
Steinberg kể lại cho Hoffs nghe câu chuyện của ông khi ngày nhỏ sống ở vùng Palm Springs (California), mỗi sáng Chủ nhật cô giáo vẫn thường đưa học sinh đi thăm các khu bảo tồn, trong đó có một giáo đường Do Thái. Ở đó, lúc nào cũng có một ngọn đèn màu đỏ nằm trên tháp và cô giáo bảo với bọn trẻ rằng, đó chính là ngọn lửa vĩnh hằng. Hình ảnh ấy đã theo Steinberg suốt một thời gian dài và bây giờ câu chuyện Hoffs đã làm ông dâng trào cảm xúc.
Và ngay trong ngày hôm ấy, Billy Steinberg đã viết xong toàn bộ lời bài hát với tựa đề là Eternal flame.
Sáng tác xong, cả nhóm cùng nhau về studio đặt tại nhà của Tom Kelly. Ở đó, Tom Kelly đã dùng cây guitar cũ của mình để sáng tác giai điệu dựa trên phần lời của Steinberg. Những giai điệu cứ tuôn chảy ra, được gọt giữa cẩn thận và cuối cùng bài hát ra đời mà như mô tả của Hoffs sau này, rằng “đẹp tuyệt vời, trong vắt, đầy tính giai điệu, như một bài ru dịu ngọt chứa đầy cảm xúc”.
“Nude” mới hay
Eternal flame được viết xong lập tức được gửi đến studio nơi Bangles đang bắt đầu thu âm cho album mới. Bài hát đã được cả nhóm vỗ tay tán thưởng và tất cả đều yêu thích.
Nếu như hai ngọn lửa trong kí ức của những người sáng tác mang một tính biểu tượng vĩnh hằng, về một nơi chốn hay về một biểu tượng âm nhạc thì bài hát Eternal flame được ra đời như một biểu tượng của tình yêu.
Ở đó, nhân vật chính là một cô gái với tâm trạng ngổn ngang. Rõ ràng là cô đang yêu, đang rất hạnh phúc nhưng lại đang cảm thấy bất an. Cô đang yêu và muốn được ở cạnh bên người yêu nhưng không chắc người ấy có cùng cảm giác với mình hay không.
Và ở cao trào, cô gái đã hát “Hãy gọi tên em, như tia nắng xuyên qua màn mưa. Cả cuộc đời em đã cô đơn cho đến khi anh đến và xóa đi những ưu phiền”. Cô gái không muốn mất đi những cảm giác ấy và tự hỏi “Là em đang mơ hay đây là ngọn lửa tình vĩnh cửu”?
Giọng hát của Susanna Hoffs thật sự là một điểm nhấn quan trọng nhất của toàn bộ ca khúc. Cô hát nhẹ nhàng, đong đầy cảm xúc, lúc trầm, lúc bổng, lúc hờn trách, lúc lại tha thiết yêu thương.
Có một sự thật ít ai biết, rằng khi hát bài này, Susanna Hoffs đã không… mặc quần áo.
Điều này là do cô bị nhà sản xuất của album, Davitt Sigerson, dụ dỗ. Sigerson đã kể cho Hoffs nghe rằng anh đã từng sản xuất vài bài hát cho nữ danh ca Olivia Newton-John và cô ấy có một đặc điểm cực kỳ lạ lùng, bao giờ cũng “nude” (khỏa thân) khi hát trong phòng thu bởi điều ấy làm cho cô cảm thấy tự do, không gò bó. Và Olivia Newton-John chỉ hát hay nhất khi không mặc gì.
Nghe bùi tai, Hoffs đồng ý. Và thế là toàn bộ studio được quây kín, tấm gương ở phòng thu được giăng vải đen và ở trong đó chỉ có mỗi mình Hoffs với ngọn lửa của mình. Và có lẽ vì vậy mà giọng hát của Hoffs đã làm lay động người nghe, vừa nhuốm sự bẽn lẽn nhẹ nhàng mà lại trực trào như ngọn lửa.
Nhà sản xuất Davitt Sigerson đã thật sự đẩy tiếng hát của Hoffs lên cao mà sau này cô tâm sự rằng cô không thể lặp lại chuyện đấy một lần nào nữa.
Ngoài giọng hát của Hoffs, Singerson còn quyết định phá đi cấu trúc hòa âm ban đầu của Eternal flame vốn dựa nhiều vào tiếng guitar. Anh thêm phần đệm bằng piano và tạo ra một âm thanh giống như một chiếc hộp nhạc (music box) đang mở. Điều đó làm bài hát trở nên thu hút, như cổ tích, như giấc mơ.
Và như cổ tích, Eternal flame trở thành bài hit quan trọng nhất trong sự nghiệp của nhóm Bangles. Bài hát đã đứng đầu nhiều bảng xếp hạng khi được phát hành vào tháng 2/1989 và trở thành tình khúc được yêu mến khắp thế giới. Một thời bài hát này rất được yêu mến tại Việt Nam qua tiếng hát Ngọc Lan với phiên bản Việt ngữ, Nỗi đau niềm nhớ.
Eternal flame sau này cũng đem lại vinh quang cho những tên tuổi như Human Nature hay Atomic Kitten.
Tuy vậy, Eternal flame lại trở thành bài hit cuối cùng của nhóm The Bangles khi ngay sau đó nhóm này đã tan rã vì mỗi thành viên quyết định đi theo sự nghiệp solo.
Cũng có thông tin cho rằng nhóm này tan vỡ vì 3 cô gái còn lại trong nhóm đã không chịu nổi khi tất cả mọi lời khen của công chúng dành cho bài hát chỉ tập trung vào mỗi mình Susanna Hoffs. Nhưng Hoffs sau này nói rằng, quyết định đã có từ trước và mỗi thành viên đều xem nhau như một gia đình.
Nhưng dù sao thì Hoffs cũng đã rất thành công trong việc truyền đi một ngọn lửa đến công chúng bằng một bài nhạc tình du dương và cháy bỏng. Và chính việc “nude” trong phòng thu đã đem lại cho cô một tâm trạng diễn tả đầy cảm xúc.
Chỉ có điều, như sau này nhà sản xuất Davitt Sigerson đã thú nhận, chuyện anh kể với Hoffs về Olivia Newton-John là xạo toàn phần.
Tất cả chỉ còn là kỉ niệm và chi tiết ấy đã góp phần nào giúp cho “ngọn lửa” của The Bangles nhanh chóng trở thành “vĩnh cửu”.
Cùng nghe lại ca khúc Eternal Flame:






  photo ab930eebc180f8d64fb860def5d679e3_1345368962.jpg