samedi 22 juin 2013

Houston, San Antonio, Austin, Texas Nguyễn Tài Ngọc

Houston, San Antonio, Austin, Texas
 
Nguyễn Tài Ngọc

 photo DNG_2233_zps33855ccc.jpg

Chẳng hiểu thế giới lại có một biến cố nguy hiểm mới cần phải giải quyết, như thành phố không có đủ shopping outlet để mua sắm, hay những ông chồng không chịu ga-lăng với vợ..., mà vài cô bạn của vợ tôi tuần này lại họp hội nghị thượng đỉnh ở Houston, Texas.


Vài tuần trước trong nhóm bạn Regina Pacis của vợ tôi, chị Sen ở Canada rủ chúng tôi đi thăm Thu Hương ở Houston, Texas; nhân tiện thăm một cô bạn ở Việt Nam sang chơi.  Chị Sen, chồng là anh Sơn,  là  dân chơi xứ Quảng ai rủ đi đâu là đi đó, rất vui tính, liến thoắng. 

Vợ chồng anh Sơn & chị Sen
 photo DNG_1968_zpsd0be20d2.jpg

Thu Hương thì nhiệt tình, nổi tiếng với tiếng cười 24 giờ một ngày, đặc biệt kinh dị vào lúc ba giờ đêm ở nghĩa trang Gò Vấp, thành thử ra vợ chồng tôi không thể nào từ chối, đồng ý đi theo. 

 photo DNG_1965_zps675d8397.jpg
Vợ tôi, chị Sen, Thu Hương

Houston, với 2.1 triệu dân, là thành phố đông dân nhất của tiểu bang Texas, và đông thứ tư trên nước Mỹ. Houston là tên của Tướng Sam Houston, là Tổng Thống thứ nhất và thứ ba của Republic of Texas, một quốc gia trước năm 1836 riêng biệt chưa nằm trong Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, giành độc lập từ Mexico vào năm 1836. Năm 1845, Texas là tiểu bang thứ 28 xin gia nhập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Người ở Texas có lẽ thường nghe câu: "Six flags over Texas" ("Sáu cờ bay trên Texas"). Sáu cờ đó là những quốc gia từng cai quản Texas theo thứ tự thời gian sau đây:

-Tây-Ban-Nha.
-Pháp.
-Mễ-Tây-Cơ.
-Republic of Texas.
-Confederate States Of America (các tiểu bang liên hiệp miền Nam, thời Nội chiến).
-Hoa Kỳ.
Chúng tôi đã ghé thăm Houston nên lần này đi máy bay khứ hồi  đến Austin, thủ đô của Texas, rồi mướn xe đi Houston, cách Austin 165 miles (265 km). Bận về, từ Houston chúng tôi lái xe đến San Antonio, cách 197 miles (317 km). Ngủ một đêm ở San Antonio rồi sáng hôm sau tôi lái trở lại Austin, 80 miles (120km), chờ chuyến bay chiều bay về Los Angeles.http://www.bestplaces.net/images/city/sanantonio_tx.gif
Tuy rằng đã có rủ, nhưng các cô bạn khác không ai chịu đi, viện lẽ đi Houston vào mùa hè thì chỉ có chết vì nóng quá. Khác với California, mùa hè ban ngày có nóng bao nhiêu nhưng ban đêm nhiệt độ rút xuống nên tương đối mát, Houston và các tiểu bang mùa Đông ban ngày nóng nhưng ban đêm cũng nóng (như Việt Nam), nhiệt độ xê xích không là bao nhiêu.


Vài căn nhà đẹp ở Houston
 photo DNG_1956_zps93fb7429.jpg

 photo DNG_1959_zps0a84c884.jpg


photo DNG_1962_zps5659dc58.jpg

 photo DNG_1963_zps977150b1.jpg

Tuần chúng tôi đi xui xẻo, Texas bị một cơn nóng sốt heat wave, Houston ngày nào cũng nóng 100 độ F (38 C). Vừa đặt chân ra khỏi cửa phi trường, tôi bị cơn nóng hanh táp vào mặt. Nhìn vào hàn thử biểu trong xe chỉ nhiệt độ bên ngoài 96 độ F (36 C), tôi ao ước những tuần trước ở trên con tầu đi Alaska, và chợt nghĩ cái nóng khắc nghiệt không chịu nổi ở đây không khác gì cái lạnh khốc liệt vào mùa Đông cũng không chịu nổi ở Chicago: 

mùa Đông đừng ghé Chicago,
mùa Hè đừng đến Houston, cháy buồi.

 photo DNG_1970_zpsd5ba84de.jpg
Khi xe chạy càng gần Houston thì trong xe con số chỉ độ nóng bên ngoài càng gia tăng: 96, 97, 98, 99 và rồi 100 độ F (38 C). Chiếc GPS chỉ tôi đến đúng vị trí khu nhà của Thu Hương. Nhà Thu Hương là  khách sạn năm sao chúng tôi sẽ nghỉ đêm trong lúc ở Houston. Người lạ không thể vào bên trong vì khu nhà Thu Hương có Vạn Lý Trường Thành bao bọc, và tất cả phải stop ở cổng chính trình căn cước cho nhân viên gác cổng. Không có giấy chiếu khán của người ở khu vực bên trong cấp thì không có cách chi mà vào. Em ở bên trong thì kép nào dám đến đây? Mỗi lần đến chưa gặp được người đẹp thì đã bị hạch sách xin cho xem tấm hình, đến đây làm gì?, cua con cái nhà ai?, người đẹp có đồng ý cho gặp hay không mà cứ xách cái dù đi lên đi xuống?, tại sao hà tiện đến thăm đào mà đi tay không, không thấy mua hoa hồng tặng em?...., bao nhiêu câu hỏi như thế thì bảo đảm kép nào cũng bỏ đi mất, chứ không ai ngu dại như Chế Linh lái xe ra chỗ khác rồi mon men đến chân tường (mấy người ở Việt Nam xin đừng nghĩ là để đái bậy), chơi một màn  anh khoét tường anh đến thăm em. 

Máy bay chị Sen đến phi trường George Bush Intercontinental Airport ở Houston trễ một giờ nên thay vì đến trước, phái đoàn Canada đến sau chúng tôi (airport code của phi trường Houston là IAH -IAH viết tắt của chữ Intercontinental Airport in Houston). Tôi dùng chữ "phái đoàn" vì ngoài vợ chồng anh Sơn & chị Sen, có một chồng vợ chồng nữa, Ngọc Lan & Sơn tháp tùng (cũng tên Sơn, tôi xin viết Sơn2). Thu Hương, anh Sơn & chị Sen thỉnh thoảng tôi vẫn gặp, chỉ có mẹ Thu Hương thì tôi chỉ gặp hai lần, đã lâu. Bà cụ 90 tuổi nhưng vẫn còn khỏe, rất minh mẫn, nhận xét chính xác không sai trật, óc bén nhậy hơn rất nhiều cô bạn khác của vợ tôi vì vừa mới gặp tôi, cụ đã nói: "Anh Ngọc đấy à? Gớm, lâu lắm rồi không gặp anh, giờ trông anh đẹp giai hẳn ra đấy!".
Ngọc Lan và anh Sơn2 tôi có gặp vài lần ở Canada. Anh Sơn2 hiền hậu, người Nam. Còn Ngọc Lan là người Bắc. Đây là một trong những hôn nhân hiếm thấy vì phần đông trai Bắc lấy gái Nam, ít khi trai Nam lấy gái Bắc. Khi nghĩ đến gái Bắc, dân miền Nam thường nghĩ là con gái Bắc dữ lắm. Ngọc Lan là người đóng góp vào cái khái niệm... sai lầm ấy, vì ai gặp và nói chuyện với Ngọc Lan lần đầu nếu không bị u đầu sứt trán sẽ thở phào khoan khoái nghĩ ngay là mình vừa thoát nạn từ Sát Thủ Cô Nương. Chỉ vừa bắt tay chào hỏi Ngọc Lan thôi mà mồ hôi tôi đã ra đầm đìa, tim tôi đập thình thịch, chân tay tôi run lẩy bẩy, óc tôi chỉ nghĩ đến phim "Chúng Tôi Muốn Sống", và mồm tôi thì cứ lẩm bẩm: "Ai ơi, cứu tôi với!".

Vợ chồng anh Sơn2 & Ngọc Lan
 photo DNG_1883_zps2f604666.jpg

Nhà Thu Hương có lắm phòng, ba cặp vợ chồng có ba phòng riêng để ngủ. Vợ chồng tôi đến trước nên được ưu tiên chọn trước: phòng gần phòng mẹ Thu Hương để ban đêm vào lúc 12 giờ khuya bà cụ bước sang mời qua phòng cụ ngồi chung xem vọng cổ bài "Ni cô và lão ăn mày" của Út Trà Ôn, hay phòng sát bên phòng Thu Hương mà cả mấy cô Regina Pacis đồn là Thu Hương mướn CIA gắn hệ thống audio, video quay lén, chỉ bắt đầu thu vào giờ Tí canh Ba,  và phòng trên lầu không có máy lạnh để vào mùa hè cặp vợ chồng nào chịu nóng không nổi phải xin xuống ở phòng sát phòng Thu Hương. Sau khi suy nghĩ đến nát óc, chúng tôi đem valise lên ở phòng trên lầu.

Buổi tối chúng tôi đi ăn ở Kim Sơn, tiệm ăn buffet nổi tiếng ở Houston trên đường Bellaire. Rất nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt là có cả chè. Ai muốn ăn đặc sản crayfish (còn gọi là crawfish) thì khỏi cần đi ăn nơi nào đặc biệt để thử vì ở đây cũng có.

 photo DNG_1787_zps580eb433.jpg

 photo DNG_1784_zps6ffad375.jpg

 photo DNG_1792_zps19d9a9b2.jpg

 photo DNG_1793_zps21fdd6ef.jpg

Tôi được dịp ăn món đã lâu không được ăn: bún tầm bì, sợi to như bánh canh ăn với nước dừa và nước mắm. Món chè trôi nước ở đây rất hấp dẫn, viên bột mềm không cứng như nhiều chỗ khác nấu, và nước đường ngọt của chè hòa lẫn nước dừa ngon vô cùng: tôi ăn đến ba bát.

Tối hôm đó Thu Hương dẫn cả bọn đến night club New Diamond. 

Đêm nay có chương trình thi hát nên những thí sinh lên hát cho ba giám khảo ngồi ở dưới chấm điểm. Tôi là người không biết gì về nhạc vì không nghe nhạc nhưng khi nghe một giám khảo phê bình một thí sinh : "Anh hát đúng nhịp" , và chọn một cô vào chung kết mà cả chục người  ngồi ở bàn tôi nghe xong ai cũng dựng đứng ráy tai  thì tôi biết ngay khả năng âm nhạc của thí sinh lẫn giám khảo ở night club này còn uyên bác hơn vòng chung kết của American Idol,  còn thiện nghệ hơn ca sĩ thắng giải Grammy Award của Mỹ. 

 photo DNG_1817_zps1e771c6d.jpg

Đêm nay cũng có một ca sĩ thứ thiệt hát, tôi không biết là ai, bạn tôi nói tên là Đan Nguyên, hát cho vài chương trình Asia. Có một bài họ giới thiệu anh ca sĩ thứ thiệt này hát hợp ca với cô trước đây loan báo được chọn vào chung kết với giọng hát thật là ghê rợn. Hát xong, anh Đan Nguyên mời cô này hát thêm một bài nữa với anh ta, nếu tôi nhớ không lầm, bài Tình Đời:  "Khi biết em mang kiếp cầm ca, đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người người bỏ tiền mua vui, hỏi rằng anh ơi còn yêu em nữa không..."  làm tôi thật tình hoang mang không biết người nào là ca sĩ thứ thiệt.  

Bạn Trung Học của tôi, Lê Trung Quí và vợ, Thủy
 photo DNG_1823_zpsd6f3a59c.jpg

 photo DNG_1835_zps1e6f0237.jpg

 photo DNG_1861_zps2ab4be25.jpg

 photo DNG_1870_zpsdb8f75a9.jpg

 photo
DNG_1875_zps078e65d4.jpg

Sáng thức dậy chúng tôi ra sau vườn tán dóc. Anh Sơn, chị Sen đã dậy từ sớm và là dân chuyên uống cà-phê nên đã pha xong cà-phê, ngồi nhâm nhi uống. Thu Hương là người không muốn nấu nướng, không thèm nấu nướng, không biết nấu nướng, ngay cả nấu mì gói cũng không biết  nên tôi hơi ngạc nhiên khi Thu Hương hỏi tôi có muốn uống cà-phê thì Thu Hương pha. Tôi thật tình chẳng uống cà-phê, có bạn uống thì uống chung cho vui, không cần thiết, nhưng thấy Thu Hương ân cần niềm nở hỏi nên tôi gật đầu. Bây giờ suy nghĩ lại tôi mới biết cái gật đầu ấy là sự dại dột tột độ vì không biết có phải là vì ly cà-phê của Thu Hương làm cho tôi uống hay vì ăn ba bát chè trôi nước với nước dừa mà bắt đầu buổi tối hôm nay cho đến chiều ngày mai, tôi nằm liệt giường vì Tào Tháo đuổi, lên cơn sốt nóng lạnh, chóng mặt, nhức đầu.    

Vài giờ sau chúng tôi ra một tiệm bánh mì ăn sáng, nhân tiện tôi hẹn gặp một người bạn xưa học Hùng Vương, Doãn Quốc Thái, con trai của nhà văn Doãn Quốc Sỹ.  

 photo DNG_1896_zpsb33bc886.jpg

 photo DNG_1899_zpsd5fec70a.jpg

Thứ hai bên trái là Doãn Quốc Thái, học chung trường Trung học Hùng Vương với tôi
 photo DNG_1903_zps4b014af5.jpg

Ngồi tán dóc mà tôi hồi tưởng lại đêm hôm qua lúc hai giờ sáng trong bầu không khí tĩnh mịch,  không gian tối thui như đêm 30, chúng tôi nghe tiếng sột soạt từ phòng của Ngọc Lan và anh Sơn2:

-Anh, chết em rồi!
-Đưa em mấy tờ giấy để em lau, nhanh lên!
-Nữa! Nữa! không đủ giấy!

Im lặng vài phút rồi có tiếng hai người thở hì hục, dồn dập. Có tiếng soàn soạt như hai vật gì chạm nhau, càng lúc càng mạnh.
-Anh chà chỗ này nè anh. Mạnh nữa lên!

Tiếng soạt soạt càng gấp rút,  nhanh hẳn lên, và cuối cùng tiếng của anh Sơn2 la lớn:
-Ra rồi!
-Thật không anh? Ra rồi hả?  Tiếng Ngọc Lan hỏi, giọng đầy âu yếm.
-Ra thiệt rồi!  Anh Sơn2 rõ ràng, hoan hỉ, nhắc lại kết quả.

Đọc đến đây một nửa độc giả chắc nổi cơn thịnh nộ, sắp viết email chửi tôi vì loại văn tôi viết quá bẩn thỉu (một nửa độc giả khác sẽ viết email nói tôi nên viết tiếp loại văn như thế này vì quá hay). Tôi xin quý vị bớt giận, mẫu đàm thoại trên thật sự đã xẩy ra, nhưng tôi méo mó một tí. Tôi tưởng tượng nó xẩy ra ban đêm trong phòng của vợ chồng Ngọc Lan ở nhà Thu Hương, nhưng thật sự nó xẩy ra ở tiệm bán bánh mì nơi chúng tôi ngồi nói chuyện: Ngọc Lan và anh Sơn2 ngồi gần nhau. Anh Sơn2 khi cầm ly cà-phê, vô ý đổ vào áo đầm trắng của Ngọc Lan. Mọi người cấp tốc lấy giấy đưa cho Ngọc Lan lau. Cà-phê để lại vết vàng trên áo đầm trắng nên anh Sơn2 hì hục dùng khăn giấy thấm nước chà miết chiếc áo đầm cho vệt ố biến mất. Lau một lúc như vậy thì bỗng nhiên cả đám nghe anh Sơn2 hét lớn "Ra rồi!". Đến tuổi này ai cũng có kinh nghiệm đen tối không cần dấu giếm, không cần giải thích phụ đề Việt ngữ, nên ai cũng phá lên ôm bụng cười lăn lộn khi trông thấy gương mặt sung sướng của anh Sơn2 tuyên bố: "Ra rồi!".

Hai giờ trưa chúng tôi ghé ăn bún bò Huế và rồi chạy vào chợ Hồng Kông để tránh nóng.  

 photo DNG_1911_zpse6ee774b.jpg

 photo DNG_1914_zpse02209ae.jpg

 photo DNG_1915_zpsc54b3f53.jpg

 photo
DNG_1947_zps03518357.jpg

 photo DNG_1918_zpsc4cf6f06.jpg

Với gần 700,000 km vuông, diện tích bằng nước Miến Điện, Texas là tiểu bang với đất đai rộng mênh mông. Nhà cửa hàng quán do đó cũng rộng vĩ đại. Khu chợ Hồng Kông này rất rộng lớn.

Đi ngang một cửa hàng có một bà đang cắt dứa ngồi bệp dưới đất, chúng tôi ngạc nhiên khi bà ta nhận diện và nói anh Sơn và chị Sen là cặp nhẩy đầm thiện nghệ tối hôm qua ở New Diamond. 
 photo DNG_1920_zps9e6b0d49.jpg

 photo
DNG_1925_zps1edac290.jpg

 photo DNG_1927_zps9f954d0a.jpg

 photo DNG_1930_zps87d4dac1.jpg

 photo DNG_1936_zps0bf99615.jpg

 photo DNG_1939_zpsba645c11.jpg

 photo DNG_1938_zpsd1b79397.jpg

Chợ Hồng Kông nằm trên đường Bellaire. Bellaire của Houston cũng như Bolsa của Orange County, là con đường chính yếu nơi các cửa tiệm Việt Nam quy tụ dọc theo hai bên đường.

 photo DNG_2095_zps61513cac.jpg

 photo DNG_2092_zps533c5227.jpg

Ban tối chúng tôi đến night club Red Velvet để nghe nhạc. 


 photo DNG_1975_zps8fb2660b.jpg

Có một cô ca sĩ mặc quần áo thiếu thước tấc (không sao, Houston nóng quá, mặc càng ít quần áo thì càng mát), trước khi hát tuyên bố mời khách lên nhẩy hăng say cho ..tuột quần luôn! Cô ca sĩ này nếu có đổi nghề thì sẽ không bao giờ thành văn sĩ được.

 photo DNG_1980_zps4d6912ee.jpg

 photo DNG_2000_zpsefb4e3c1.jpg

Ngồi chỉ độ hơn một giờ, tôi bắt đầu bị Tào Tháo rượt và cảm thấy chóng mặt. Tiếng trống đàn ở đây to vô cùng, điếc tai và đập ầm ầm vào tim. Tôi không hiểu tại sao phòng trà Việt Nam nào cũng bật tiếng nhạc to kinh khủng, không cần thiết. Đây là lý do tôi không thích vào night club Việt Nam. Ngồi ghế đã ê mông, mà còn phải nghe âm thanh như bom nổ, không còn là nhạc nữa. Anh Sơn3 (anh bạn của Thu Hương cũng tên Sơn!) và Thu Hương thuyết phục tôi để anh Sơn3 chở tôi về nhà. Tôi cảm thấy xấu hổ đã đi chơi bị nhuốm bệnh làm cả nhóm mất vui, rồi bây giờ phải bỏ cuộc lưng chừng đi về nhà, nhưng vì chóng mặt quá, tôi đành làm phiền anh Sơn3 chở tôi về.

Tôi chỉ gặp anh Sơn3 một ngày mà đã thấy anh vô cùng niềm nở và lo lắng cho mọi người từng ly từng tí. Thấy tôi bệnh, anh nhất định chở tôi đi nhà thuốc Tây mua thuốc nhưng tôi bảo thôi, không sao. Ban sáng khi pha cà-phê, Thu Hương nói nhà Thu Hương vừa hết cà-phê mà cũng không còn sữa đặc. Trên xe khi đưa chúng tôi đi nghe nhạc, anh  ấy nói có hai lon cà-phê mới mua nên đưa cho Thu Hương một để chúng tôi uống. Anh ấy hỏi có cần sữa đặc không, tôi nói đùa: "Dạ không sao, sáng trước khi xuống dưới nhà em sẽ uống sữa mẹ, sữa California  trước, rồi khi uống cà-phê đen, hai thứ  nó hòa hợp với nhau là vừa". Lúc đi nghe nhạc bụng tôi đã bắt đầu đau lâm râm nên mọi người đều phá lên cười tình nghi sáng nay khi Thu Hương pha cà-phê cho tôi, tôi uống sữa Texas, rẻ hơn California, của rẻ là của hôi nên bị đau bụng. Cô Hai Sen bèn khoe sản phẩm Canada, sữa Canada là phẩm chất thượng hạng, tốt hơn California và Texas! Tôi nói đã đành là biết như vậy, nhưng hàng nhập cảng đắt lắm, tôi làm gì có tiền mua uống sữa Canada.
       
Anh Sơn3 chở tôi về nhà rồi quay trở lại phòng trà. Tôi nằm mê man cả đêm, sáng dậy đầu nhức như búa bổ, Tào Tháo vẫn rượt dù rằng đã uống hai viên Imodium  nên hủy bỏ việc đi gặp hai người bạn học và đi ăn dimsum với tất cả mọi người. Trong khi cả nhà đi ăn, tôi nằm nóng lạnh mồ hôi toát ra từng hồi.

Không biết tôi thiếp ngủ được bao lâu nhưng tiếng cửa mở và tiếng cười nói ồn ào đánh thức tôi dậy. Mọi người đã về. Chị Sen kể lại ở nhà hàng con trai của Thu Hương phát biểu ý kiến về mẹ rồi ôm hôn mẹ, rất cảm động. Cậu ấy nghe chị Sen nói xong, lại ôm mẹ một lần nữa, nói "I love you", và quay sang tôi, hỏi tôi bằng tiếng Anh:

- Ly cà-phê của mẹ cháu đã làm cho chú liệt giường phải không?

Tôi hoàn toàn không nghĩ cậu ta biết mẫu chuyện đùa của đám người lớn về ly cà-phê Thu Hương pha cho tôi uống làm tôi nhuốm bệnh, nên phá lên cười thích thú vì ngạc nhiên cậu ta  biết tim đen của mình. Tôi lại càng cười sặc sụa không nhịn được khi cậu ta nói tiếp:

- Mẹ cháu cũng làm cháu bệnh ngất ngư xém chết luôn khi cháu uống cà-phê của mẹ cháu pha.

Đến bây giờ thì tôi không biết mình đã có quyết định dại dột khi chọn ở nhà Thu Hương. Khách sạn Thu Hương này như khách sạn Bates Motel của Norman Bates trong phim Psycho của Hitchcock: khách đến Bates Motel dần dần bị chủ khách sạn thủ tiêu biến mất không dấu vết. Biết đâu chừng vài tuần nữa báo ở Houston đăng tin: Văn sĩ Nguyễn Tài Ngọc qua đời một cách bí ẩn ở khách sạn Thu Hương.

Buổi tối tôi đã bình phục 75% nên chúng tôi trở lại night club New Diamond. Chúng  tôi có dịp gặp lại cô bạn Hà học chung  Văn Khoa với vợ tôi, và chị Thảo. 

 photo DNG_2025_zpsdbd9dc2f.jpg

Tối nay ở đây là "Hát cho nhau nghe" nên khách hàng thi nhau lên hát. Chỉ có một anh chơi keyboard, và mọi người có dịp nhẩy đầm. Ba đêm ở Houston, ba đêm đi nghe nhạc và nhẩy đầm. Tất cả mọi người đều có những giây phút thoải mái.

 photo DNG_2020_zpsfb8c8ef0.jpg

 photo DNG_2031_zps34ee5b79.jpg

 photo DNG_2054_zpsfd29d502.jpg

 photo DNG_2071_zps0d96d82e.jpg

Sáng hôm sau sau khi đi ăn sáng giã từ mẹ Thu Hương và anh Sơn3, chúng tôi đi San Antonio. San Antonio là thành phố đông dân thứ nhì ở Texas, thứ bẩy trên nước Mỹ, với 1.38 triệu dân. Khu phố downtown rất sạch, làm tôi hơi ngạc nhiên. Lý do chúng tôi đi San Antonio? Để xem River Walk, một khu ăn uống buôn bán sầm uất dọc theo một con sông, nơi du khách đến xem nhiều nhất Texas, và Alamo, di tích chiến tranh nổi tiếng của lịch sử Texas.

 photo DNG_2229_zps675e3245.jpg

 photo DNG_2329_zpsec62f2cd.jpg

 photo DNG_2101_zps211768ba.jpg

 photo DNG_2317_zps067fbce8.jpg

 photo DNG_2347_zps06244caa.jpg

River Walk: Tháng 9 năm 1921, một cơn nước lụt dọc theo sông San Antonio River giết chết 50 người. Thành phố San Antonio bèn thảo hoạch dự án thiết kế đập nước và rãnh thoát nước để chống lụt. Mãi cho đến năm 1929 thì bản vẽ của kiến trúc sư Robert Hugman xây River Walk (một phần hình chữ U) được chấp thuận và thực hiện. Bao nhiêu khu thương mại, khách sạn bành trướng xây chung quanh khu River Walk theo thời gian, và cho đến giờ, River Walk thành công mỹ mãn nên được nhiều thành phố khác trên nước Mỹ bắt chước.
(Bản đồ khu River Walk. Nguồn: 
http://makkamappa.com/system/maps/2823/original/MAP.jpg )

 photo DNG_2146_zps409a5bc0.jpg

 photo DNG_2167_zps6be3da4a.jpg

 photo DNG_2169_zps295770f6.jpg

 photo DNG_2176_zps4b093946.jpg


photo DNG_2194_zpsb51d7168.jpg

 photo DNG_2195_zps13fe4826.jpg

 photo DNG_2208_zps11fbf395.jpg

 photo DNG_2213_zps7af820ff.jpg

 photo DNG_2211_zpsb7a8ac8c.jpg

 photo DNG_2192_zpsdb4b8980.jpg

 photo DNG_2196_zpsfa00e1a9.jpg

 photo DNG_2199_zps451e03b1.jpg

 photo DNG_2214_zps6c4c7715.jpg

 photo DNG_2222_zps97271e22.jpg

 photo DNG_2210_zpsada1836e.jpg

 photo DNG_2226_zps1f2bd120.jpg

 photo DNG_2191_zpsb47be75c.jpg

 photo DNG_2184_zps28a62b3f.jpg

 photo
DNG_2183_zps93e69b38.jpg

 photo DNG_2181_zps7c90d7bc.jpg


 photo DNG_2189_zpse4064ad5.jpg
Nếu ai có tiền, ở những khách sạn lớn như Hyatt, Hilton, Marriott, phía đằng sau nằm ngay trên River Walk, không cần đi xa xôi tìm kiếm.


 photo DNG_2150_zpsf0ad1e7c.jpg

Ban đêm khi hàng quán lên đèn, khí hậu mát dịu thì khu River Walk trở nên vui nhộn vì du khách đi xem đông đúc.

 photo DNG_2250_zps4542d45f.jpg

 photo DNG_2248_zpsfc70f193.jpg

 photo DNG_2295_zps6e578ddc.jpg

 photo DNG_2293_zps408eabce.jpg

 photo DNG_2301_zpsfe7c5d4e.jpg

 photo DNG_2314_zpsf6613285.jpg

 photo
DNG_2299_zps736b2390.jpg

 photo DNG_2290_zps483d8998.jpg

 photo DNG_2245_zps818f8605.jpg

 photo DNG_2258_zps8cd2f379.jpg

Alamo:  Nơi đây ngày xưa là một thành lũy. Texas trước năm 1836 (quốc gia độc lập, không phải của Hoa Kỳ) đánh nhau với Mexico để giành độc lập, thành công trong việc đánh bật tất cả quân đội Mexico ra khỏi Texas. Khoảng 200 người Texians trấn đóng thành lũy Alamo. Chỉ có 13 người là thổ dân sinh ở Texas, phần còn lại là dân Âu Châu di cư sang Bắc Mỹ và công dân Hoa Kỳ từ các tiểu bang khác. Trong số công dân Hoa Kỳ này có một người nổi tiếng: Davy Crockett, từng là dân biểu của tiểu bang Tennessee, nổi tiếng về tài săn bắn. Davy Crockett tình nguyện đến giúp phần bảo vệ thành Alalmo làm nâng cao tinh thần tranh đấu của tất cả lính Texians trong thành. Ngày 23-2-1836, quân đội Mexico, gồm người Tây-Ban-Nha và Mễ-Tây-Cơ, dưới sự hướng dẫn của tướng Santa Ana, quay lại bao vây và tấn công thành Alamo. Tuy rằng chỉ có hơn 200 người chống chọi với một quân đội đông hơn mình gấp bẩy, tám lần, quân lính Texians tử thủ Alamo trong suốt 13 ngày, giết chết khoảng 600 lính Mexico. Không được quân đội Mỹ tiếp vận nên ngày 6-3-1836, quân Mexico cuối cùng thành công phá hàng bảo vệ, chiếm thành Alamo. Tướng Santa Ana ra lệnh xử tử tất cả lính Texians còn sống. Tất cả đều bị bắn chết, kể cả Davy Crockett. Sự tàn ác của tướng Santa Ana ở Alamo gây phẫn nộ cho dân Texians nên chỉ hai tháng sau, Tướng Sam Houston phản công, đại thắng quân đội Mexico ở Trận Chiến San Jacinto, bắt sống tướng Santa Ana. Santa Ana phải ký thỏa ước công nhận nước Republic of Texas độc lập để đổi lấy tự do.

 photo DNG_2115_zpsd28ce2f0.jpg

 photo DNG_2121_zpsbb2f71c3.jpg

 photo DNG_2140_zps3d2ae1f5.jpg

 photo
DNG_2127_zpsf7ba842c.jpg

 photo DNG_2135_zps49196990.jpg

 photo DNG_2339_zpsd6d8a28d.jpg

Ăn tối và ngủ một đêm ở River Walk, sáng hôm sau chúng tôi lái đi Austin, 80 miles (120km) về phía Bắc. Trên đường đi, 40 miles từ San Antonio, trên Highway 35, Exit 200, là hai shopping outlets Tanger Outlet

 photo DNG_2367_zpsa4970bb9.jpg

và San Marcos Outlet.

 photo DNG_2372_zps772a9dba.jpg

 photo DNG_2373_zps40c6e302.jpg

 photo DNG_2360_zps6b8a2278.jpg

 photo DNG_2363_zps822ac262.jpg

Mấy ông chồng nào muốn lấy điểm với vợ thì nên ghé vào đây để vợ đi shopping. Có một tiệm McDonald's gần đó, tôi vào xem Internet trong khi vợ tôi thả hồn vào... thiên đàng.  Một giờ rưỡi sau, chúng tôi trực chỉ Austin.

Austin là thủ đô của Texas, dân số 820, 611 người. Tôi thích Austin vì có đồi núi và cây cỏ xanh rì khắp nơi. Chúng tôi ghé hai nơi:

Texas State Capitol: 

 photo DNG_2407_zpse110dad6.jpg

 photo DNG_2415_zps44249abe.jpg

 photo DNG_2421_zps1efda949.jpg

 photo DNG_2427_zps66e04b64.jpg

 photo DNG_2433_zpsb612025e.jpg

Davy Crockett là một người nổi tiếng của Texas, ở đâu cũng có đài tưởng niệm và hình của ông ta. Ở vườn trước State Capitol có đài tưởng niệm Davy Crockett, 

 photo DNG_2446_zps80e05284.jpg

 photo DNG_2449_zps1e8c55a4.jpg

ngay cổng vào bên phải của State Capitol cũng treo một bức hình to của Davy Crockett.

 photo DNG_2439_zps1e360957.jpg


 photo DNG_2414_zps3a400215.jpg

 photo DNG_2452_zps388125a0.jpg

 photo DNG_2450_zps6b57abf7.jpg

 photo DNG_2454_zps46ffe32a.jpg

Lyndon Johnson Presidential Library: 

 photo DNG_2459_zpsc80b4564.jpg

Nước Mỹ có 13 Thư Viện Tổng Thống, ba cái đã ở Texas: Bush Cha, Bush Con, và Lyndon Johnson. Lyndon Johnson là Tổng Thống của Đảng Dân Chủ từ khi Kennedy bị ám sát, năm 1963 đến 1969. Thất bại trong việc giải quyết vấn đề nước Mỹ tham dự chiến trận ở Việt Nam, năm 1969 Johnson tuyên bố không ứng cử, làm rất nhiều người trong Đảng Dân Chủ thất vọng.

 photo DNG_2461_zps2c314912.jpg

 photo DNG_2464_zpsbc91eaf0.jpg

 photo DNG_2485_zps1fcb26e1.jpg

 photo DNG_2487_zps8a91d93a.jpg

Chả có gì đáng xem ở Thư Viện của một Tổng Thống, nhưng tôi thú thật phải cười thầm khi xem những quà tặng của các nguyên thủ khác cho Tổng Thống Johnson. Phần đông là những vật cổ xưa hay giá trị đắt tiền: nào là cặp người cỡi ngựa bằng sành thời nhà Đường (618-908AD)  do Trung Hoa tặng; nào là vòng vàng đeo tai thế kỷ thứ ba đào lên ở Jordan do quốc vương Jordan tặng; nào là tách cà-phê bằng bạc làm vào năm 1764 của Tổng Thống Ái-Nhĩ-Lan tặng;

 photo DNG_2500_zps8b4f5ef2.jpg

và tôi phải dụi mắt hai lần khi thấy chưng bày tượng bằng ngà voi một cô chơi đàn tranh do Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ tặng năm 1966: không biết ai là nhà điêu khắc, và không biết làm vào thời đại nào. Nếu tôi nói với nhân viên thư viện tượng này mua ở một tiệm trên đường Lê Lợi giá 150 dollars, làm vào năm 1966, thì chắc có lẽ họ sẽ thất vọng lắm lắm.

 photo DNG_2495_zpsfc2312d8.jpg

Trong khu vực trưng bày hình ảnh và tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam, nằm trong một tủ kính là mô hình của chiến hạm USS Maddox. Chiến hạm này đã thủy giao chiến với tầu của Hải quân Cộng sản vào năm 1964, đánh dấu việc Hoa Kỳ chính thức tham dự vào chiến tranh Việt Nam.

 photo DNG_2477_zps71b6b355.jpg

Khi Hiệp Định Genève công bố vào ngày 20-7-1954, Pháp và Việt Minh đồng ý ký kết, thế nhưng Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ từ chối không ký. Quốc Gia Việt Nam phản đối Pháp nhường cho Việt Minh nhiều đất đai, phản đối  Pháp không tham khảo Việt Nam khi ấn định ngày tổng tuyển cử (hai năm sau). Hoa Kỳ thì lo ngại hai năm không đủ thì giờ để phân tích rõ cho dân chúng biết sự nguy hại của Việt Minh, và do đó e rằng Hồ Chí Minh sẽ đắc thắng vẻ vang. Tuy rằng không ký, nhưng cả Hoa Kỳ lẫn Quốc Gia Việt Nam đều tôn trọng những điều khoản trong Hiệp Định, chẳng hạn như lãnh thổ của miền Nam là từ vĩ tuyến 17. Một trong những điều khoản khác trong Hiệp Định là ngăn cấm lực lượng quân đội ngoại quốc hiện hữu ở Việt Nam. Đây là lý do Tổng Thống Kennedy, và sau khi Kennedy bị ám sát, Tổng Thống Johnson, dè dặt trong việc gửi cố vấn quân sự sang Việt Nam.

Nhưng trong khi người Mỹ dè dặt thì Nga-Sô, Trung Hoa, và Việt Minh không ngần ngại tăng cường súng ống, xâm phạm Hiệp Định Genève xâm lăng miền Nam. Là đồng minh của Việt Nam, và lo ngại với chủ thuyết domino nếu Việt Nam mất vào tay Việt Cộng, các quốc gia lân cận như Cam Bốt, Lào, Thái Lan...sẽ lần lượt rơi vào tay Cộng Sản, Tổng Thống Johnson bắt buộc gia tăng quân đội Hoa Kỳ tham chiến, thế nhưng luôn luôn trong vai trò hậu thuẫn quân đội Việt Nam Cộng Hòa: phòng thủ, trả đũa, nhưng không tấn công.

Vào ngày 4 tháng 8 năm 1964, Tổng Thống Johnson tuyên bố trên TV chiến hạm USS Maddox của Hoa Kỳ ở hải phận quốc tế, ngoài khơi của Gulf of Tonkin thì bị ba tầu tuần duyên của Cộng Sản Bắc Việt bắn (Gulf of Tonkin bây giờ Việt Nam gọi là Vịnh Bắc Bộ. Tôi không nhớ rõ, nhưng trước 1975, hình như mình gọi là Vịnh Bắc Phần). Do đó, Johnson ra lệnh Không Quân Hoa Kỳ oanh tạc để trả đũa.

Ba ngày sau, Quốc Hội Mỹ ký nghị quyết cho phép Johnson toàn quyền sử dụng quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam mà không cần tuyên bố khai chiến. Tuy rằng sau này vị chỉ huy Hải quân vùng khu vực Gulf of Tonkin thay đổi ý kiến, nói là radar bị trục trặc và có thể là không có ba tầu Bắc Việt tấn công, chuyện chiến hạm USS Maddox bị bắn tấn công khởi đầu chính thức sự tham chiến của người Mỹ ở Việt Nam.

Trả xe mướn và ngồi trên chuyến máy bay rời Austin lúc 5 giờ chiều, tôi mừng rỡ thoát khỏi cái nóng kinh hồn của Texas. Nóng ơi là nóng. Chỉ nghĩ lại cái nóng ở Houston mà tôi rùng mình. Nóng đến nỗi khi bật nước robinet, cả hai bên đều ra nước nóng. Nóng đến nỗi gà đẻ ra trứng luộc. Nóng đến nỗi khi đi shopping lái xe tìm chỗ parking, mình không tìm chỗ gần cửa tiệm nhất mà tìm chỗ nào có bóng râm cho xe đậu. Nóng đến nỗi khi ngồi trên toilette, chưa kịp làm gì thì nước trong bồn bốc hơi tụ thành giọt nước bám lốm đốm dưới mông rồi rơi trở lại vào bồn.

Tôi sẽ trở lại Houston và San Antonio, nhưng  không vào mùa hè.

Nguyễn Tài Ngọc
June 2013
Tài Liệu Tham Khảo:

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire