samedi 22 juin 2013

Tại sao bóng đêm bao phủ Paris giữa trưa, khi không phải là do nhật thực ?


Tại sao bóng đêm bao phủ Paris giữa trưa, khi không phải là do nhật thực ?




Bầu trời Paris khoảng 11h trưa, thứ Hai -17.6.2013
Paris, thứ Hai, 17-6- 2013, khoảng 11 giờ trưa. Trong các văn phòng, tất cả đều phải bật đèn. Bên ngoài, màn đêm bao phủ như thể trái đất đang sắp sửa giờ tận thế. Bầu trời tối đen và mưa gió sấm chớp... Hình ảnh vệ tinh cho thấy một điểm rất lớn màu trắng treo lơ lửng vùng trời phía tây-bắc Pháp, theo nha khí tượng học.



Ảnh vệ tinh của nha khí tượng Pháp, thứ Hai, 17.6.2013

Không hề có thông báo về nhật thực toàn phần. Do đó, phải tìm hiểu lý do khác đối với hiện tượng “đêm vào giữa ngày”.

Hiện tượng này rất đơn giản, không giống như đa số các hiện tượng về thời tiết. Những đám mây được làm bằng những giọt nước nhỏ, đôi khi với các tinh thể đóng băng. Tất cả treo lơ lửng trong không khí.

Nước, là một dạng thể chất tuyệt vời, tùy vào điều kiện khí quyển trên mặt đất mà nước có thế ở dạng: khí, lỏng hoặc rắn.

Khi thời tiết tốt, nước ở dạng khí, chúng ta không nhìn thấy nó. Nếu có một thay đổi áp suất và nhiệt độ nó chuyển thành dạng lỏng, rồi đọng lại thành giọt bằng cách ngưng tụ. Đây là những đám mây. Nếu mật độ vượt quá một ngưỡng nhất định, các giọt nước trở nên quá nặng và tự rơi xuống. Trời mưa.

Nếu nhiệt độ giảm ở độ cao thấp, giọt nước đóng băng và tạo ra mưa đá hoặc tuyết.

Do đó, những đám mây được hình thành một cách tự nhiên trên bầu trời khi nước ngưng tụ. Mỗi giọt hoạt động như một bộ lọc phức tạp (nhiễu xạ, phản xa...). Khi đi qua nước, ánh sáng bị đổi hướng (chỉ số khúc xạ khác nhau phụ thuộc vào không khí). Ngoài ra, phần ánh sáng phản xạ qua bề mặt giọt nước bị giảm sút. Như vậy, chỉ có một phần nhỏ của ánh sáng xuyên qua các giọt nước để hướng xuống đất.


ảnh chụp radar chi tiết – nha khí tượng Pháp, thứ Hai – 17.6.2013

Số lượng giọt nước là rất quan trọng giữa chúng ta và mặt trời, điều đó có nghĩa là khi càng nhiều giọt nước đám mây sẽ dày đặc hơn, và làm ít đi lượng ánh sáng được lọc qua các giọt nước. Càng nhiều lớp mây bao phủ, dẫn đến hiện tượng dường như “màn đêm bao phủ trái đất ...”


“Đêm giữa ban ngày ” ở Paris, thứ Hai, 17.6.2013

Nhưng cũng rất may mắn, sự khác biệt về nhiệt độ gây ra dòng điện trong khí quyển và ‘truy lùng’ các đám mây để giải phóng ánh sáng mặt trời.


Michel Alberganti

Nguồn: HTMT dịch báo điện tử Pháp - 17/06/2013 – Yahoo FR

1 commentaire: