dimanche 22 décembre 2013

"Tư Tưởng Phản Kháng hay Phản Kháng Ngu Xuẩn " Võ Công Liêm

Tranh vẽ
Say Chết Bỏ / Dead Drunk
của Võ Công Liêm


TƯ TƯỞNG PHẢN KHÁNG

hay

PHẢN KHÁNG NGU XUẨN




Phản kháng là gì? Là một cử chỉ hay hành động chống lại cái không thuận cảnh, những gì ngổn ngang, gò đống, ù lì, chất chứa một tình huống cứng nhắc, cục bộ; do đó có một nội tại quẩn quanh đưa tới một dự phóng giải thoát. Trong tinh thần ấy thường biểu lộ qua văn từ, một ước ao vô cùng tận, gần như sanh mệnh con người từ muôn năm trước đây. Có nghĩa rằng xã hội đã ‘giấu’ những bất công để con người phải phản kháng quên mình, nhưng trong cái phản kháng đó không phải là lý tuyệt đối mà đôi khi kẻ phản kháng lạm dụng danh nghĩa để làm lệch hướng, hỗn độn, hùm-bà-lằn, ngu xuẩn. Con đường hướng tới phản kháng trở nên tối tăm mù mịt. Đúng nghĩa phản kháng là một ý chí hùng tráng, một tinh thần uyên nguyên thâm hậu – là cái gì làm nên lịch sử; đó là cái đau trường kỳ của Nguyễn Trãi, cái hờn vong thân, cái hờn u quân đã đảo lộn thế sự thăng trầm quân mạc vấn, cái đau lòng con quốc quốc của thi nhân, cái tình đời vô vàn, vạn số của Nguyễn Du, Thanh Quan, Xuân Hương, một tiết tháo khác của Cao Bá Quát, Tú Xương, Nam Cao vốn đã chất chứa tinh thần phản kháng nội tại; nghĩa rằng không đứng dậy nhưng đã đứng dậy. Từ đó cho ta thấy và hình dung được một phản kháng nội tại; không phải phản kháng là do từ lòng phẩn uất mà ra, nếu đứng trên cương vị đó thì phản kháng biến thành hủ hoá không thể làm nên lịch sử; mà phải là một thiết tha với trần gian. Vì; cuộc đời là biến thiên, là ‘lộ thảo đầu phô’ do đó mới nẩy mầm tư tưởng phản kháng.
Goethe nói:’Lãnh vực của tôi là đúng lúc / My field, is time’. Quả thật đây là lời phát biểu có tính ngây dại cuồng si (the absurd). Cái gì; dữ kiện đó đưa con người tới cuồng si ngu xuẩn? –What; in fact is the absurd man? Vậy ông là ai, mà không một phủ nhận và cũng chẳng đem đến điều gì bất tận cả. Đó là lãnh vực của ông, là hành động, một tấm chắn cho sự phán xét nhưng đó chỉ là chủ thể tư tưởng mà thôi. Mà phải nhìn nhận rằng ở đây Goethe chỉ tạm thời tìm kiếm một tự do hữu hạn cho chính mình, cho cái sự phản kháng trống rỗng của con người ngu xuẩn (the absurd man) hướng tới tương lai và đó chính là ý thức luân lý đạo đức; đó là nhịp thở mà ông đang sống. Cái đó không còn là vấn đề đứng trước một nền luân lý –there can be no question of holding forth on ethics. Tất cả hệ thống về luân lý đạo đức (morality) là căn cứ vào nền tảng của tư duy mà ra, đó là hành động đem lại hợp lý hóa hoặc hủy bỏ đi cái gọi là luân thường đạo lý. Cần một trí tuệ thấm nhuần với cái gọi là cuồng si thì may ra thẩm định được những gì; đó là kết quả đem lại, phải có một tư duy trầm lắng trước vấn đề. Phản kháng là trạng thái u uất nội tại, một ngấm ngầm trong tư duy hiện hữu, nó đứng ngoài ý thức xã hội nhưng đứng bên trong của một thay đổi xã hội cho nên ‘lãnh vực của tôi là đúng lúc’ đó là sự thế của phản kháng nội tại. Trí tuệ ngu xuẩn không thể mong đợi gì hơn ở qui cách của nền luân lý đạo đức, cuối cùng lý do ấy được coi là như thế: là hình ảnh sống động được vẽ lên và là nhịp thở của sự sống nhân loại –the absurd mind cannot so much expect ethical rules at the end of its reasoning as rather: illustrations and the breath of human lives. Một ít theo đó như ảo ảnh của thể loại đưa ra. Mà chỉ kéo dài bằng một lý do ngu xuẩn bởi cho đó như là một bản chất, cá tính riêng biệt và lòng nhiệt tình của họ. Tư tưởng phản kháng là tự tìm thấy ở chính mình; giữa hữu thể và tha thể để qui hợp cùng nhau mà tồn sinh, cho nên chi tư tưởng phản kháng là một trạng thái khẩn trương và đòi hỏi khởi động triền miên và lâu dài. Hợp lưu ở đây là đoàn kết để giữ vững tinh thần phản kháng. Như vậy kẻ đứng ngoài hoặc kẻ nào phá vỡ thì coi như xóa tên không còn được gọi là phản kháng, bởi phản kháng hướng tới chân lý đạo đức, sửa sai những tệ đoan làm rào cản bước tiến xã hội và con người. Khởi từ mọi dấy động nội tại để đưa tới phản kháng, nỗi thống khổ đó như căn bệnh trầm thống. Chính phản kháng nội tại là một cái ‘tôi suy tư’ (cogito) một lãnh vực riêng tôi (my field and self) Lý luận theo Descartes: tôi phản kháng tức tôi hiện hữu.
Danh xưng phản kháng trở nên mơ hồ không còn thực thể trước cuộc sống và từ đó biến phản kháng vào học thuyết tư tưởng, một phạm trù tư tưởng triết học; đưa phản kháng vào phản kháng siêu hình. Ở cuối thế kỷ 18 là mối ban sơ của phản kháng siêu hình và khởi từ đó cuộc ‘cách mạng phản kháng siêu hình’ lồ lộ giữa trần gian, mặc khải bằng một vi diệu như nhiên và liên tiếp diễn ra, bởi; cái sự sinh sôi thuở vào đời tuồng như mơ hồ qua trí tưởng. Không! Nó đã hình thành nhưng chưa có cơ hội phát tiết mà nhờ vào đó để thành hình lịch sử thời đại chúng ta (Camus). Tinh thần phản kháng đâm rễ, sinh sôi và thỏa thê ngông cuồng biến thành ‘ngu xuẩn phản kháng’ là hình thức tiêu diệt qủy ám. Đặc biệt thời kỳ động cỡn 1830 đến 1880 đó là mối đoạn trường xuất phát từ chỗ trâm anh thế phiệt (Nguyễn Du). Để mới có một Sở Khanh, một Don Juan hay một Chí Phèo bất diệt phản kháng. Do đó thi nhân tư tưởng Baudelaire phán: ’mọi sự ở đời này đều tanh hôi, tội ác, từ tờ báo tới bức tường ô nhục, từ bức tường ô nhục tới tượng đá, từ tượng đá tới con người’. Baudelaire không võ đoán chữ nghĩa nhưng thi sĩ đủ trí tuệ thiên phú để xác định ngu xuẩn phản kháng –non seulement je serais heureux d’être victime, mais je ne hairais pas d’être bourreau pour sentir la revolution des deux manières. (Baudelaire trong Le Spleen de Paris) Không hẳn ta sung sướng hạnh phúc làm nạn nhân mà cũng chẳng phải bận lòng nếu làm tay đao phủ để cảm nhận mùi vị cách mệnh theo đúng hai kiểu dáng của lối về. Nói cho ngay thi văn sĩ Baudelaire mang nặng chất lãng mạn và trộn một ít thần học cho nên làm người phản kháng đúng nghĩa cũng hơi khó huống là phản kháng siêu hình hay là phản kháng ngu xuẩn. Thảm kịch của Baudelaire là thảm kịch bi đát, một thảm kịch phản kháng(!) đó là một âm ỉ trong tinh thần phản kháng của chúng –leur silence est fracassant. Để rồi tinh thần phản kháng không còn là siêu hình học mà chuyển đổi (trading) một tinh thần phản kháng hành động và tham dự triệt để, để hoàn thành sứ mạng nhất là sứ mạng văn nghệ ngày nay.
Khuynh Hướng Sở Khanh / SoKhanhnism hay Khuynh Hướng Don Juan / Don Juanism
Nếu được coi đây là một tình yêu trọn vẹn, thì điều ấy quá dễ đi thôi. Có những mối tình mãnh liệt (có thể chết cho tình yêu) hơn cả ngu xuẩn sống dậy (the absurd grows). Thời không thể thiếu vắng tình yêu của Don Juan hay của Sở Khanh; mà đã qua tay họ những người đàn bà đẹp và quyền qúi. Nói ra cũng nực cười khi giới thiệu họ như một chuyện huyền hoặc trong việc chinh phục tình yêu. Đúng thế; bởi họ yêu những người đàn bà với một trong hai tư thế khác nhau, một là theo đuổi hai là đam mê với tất cả đánh đổi hoặc đây là món quà tặng cho chính họ hay một cái gì lỗi lược đã chinh phục. Sở Khanh hay Don Juan đều thốt: ‘Tôi cho em tình yêu / I have given you love’.Tại sao phải có sự cần thiết ấy cho tình yêu một cách hiếm hoi, hi hữu thế? Họ làm được điều này như một thách thức, đánh đổi qua một ý thức phản kháng giữa nội tại và ngoại tại của cuộc đời. Cả hai là tay đao phủ thủ của tình yêu: đục khoét và khát vọng…
Nguyễn Du đưa Sở Khanh vào truyện không phải là vai trò tạo cái cớ dụ dỗ Kiều và Don Juan là nhân vật huyền thoại hoá Tây Ban Nha; kẻ phóng đãng mà trong thi văn hay kịch nghệ mượn làm đề tài nồng cốt, bởi họ là sự cần thiết cho nhịp cầu tình yêu. Là; những nhân vật nói lên phản kháng ngu xuẩn ở mọi thời đại; chính cái ngu xuẩn của họ là đại diện mặt trận tình yêu để rồi kết hợp thành một phản kháng nội tại, những con người như Bạc Bà, Bạc Hạnh, Ưng Khuyển, Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư ‘càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều’(ND) họ là những đại biểu của ngổn ngang, gò đống. Họ dấn thân như nói lên phản kháng, tác giả đưa nhân vật Sở Khanh và Don Juan là một tiết tháo chớ không phải là kẻ điếm đàng ‘mua vui cũng đủ một vài trống canh’(ND); tựu chung nói lên mặt trái xã hội tạo ra những kẻ vô luân, không có họ không có cuộc đời nhất là cuộc đời cần phản kháng, cái đó là phản kháng thống khổ. Nguyễn Tiên Điền hay Nguyễn Ức Trai cũng biến mình thành ‘sở khanh’ với vua quan để hoà âm điền dã; đó là vai trò của người nghệ sĩ văn chương mà mỗi khi phản kháng trong một tư tưởng âm ỉ, tất không dối lòng, hoà vào khúc tiêu tương của phản kháng siêu hình mượn Nghiêu Thuấn làm hình tượng đấu tranh để giải oan.Vậy thì; Sở Khanh và Don Juan có buồn không? Có thể đây là điều không có. Mà chỉ nói đến như một huyền thoại của hai kẻ ‘chơi tình’.Trò này chỉ diễn ra giữa sân khấu đời để mua vui. Nhưng trong cái bi đát này có hai lý do hiện hữu: họ không biết về hành động hoặc họ không có một hy vọng tương lai. Sở Khanh biết nhưng hy vọng thoát còn Don Juan biết nhưng không hy vọng thoát –they don’t know or they hope. So Khanh knows but hope pass over, Don Juan knows and does not hope. Họ cho ta thấy tính chất nghệ sĩ, họ biết cái giới hạn của họ, không bao giờ vượt ra khỏi tầm nhìn. Đứng trước lằn biên tâm lý của cái chết cả hai có một nỗi buồn ngu ngơ (ignorant of melancholy) không lý giải thiệt hơn, họ là thành viên phản kháng nội tại. Phản kháng âm ỉ hay phản kháng hành động đều dấy lên từ một tư tưởng phản kháng.
Để rồi cả hai nhận ra những nạn nhân tình yêu rơi vào hố thẳm tội lỗi họ chuộc ăn năng để tỏ bày phản kháng; đó là phản kháng của lương tâm. Vì vậy; Phản kháng nội tại và phản kháng lương tâm là đẩy họ vào đời bằng hai trạng huống nhưng là một phản kháng dấy động ý thức. Niềm vui cuộc đời mà cả hai đều mong muốn để rồi chẳng có gì đáng giá hơn là mất mát thiệt thòi về cái việc đã làm. Con người cuồng si tưởng là khôn ngoan vĩ đại. Nhưng loài người, người ta sống trong hy vọng thời không còn một phát hiện nào hơn giữa vũ trụ này mà ở đây với một thể cách khác dành cho sự khoan nhượng, một tình cảm nam giới thầm lặng hơn là xô bồ, động cỡn, mà chỉ cần một trao đổi thánh thiện và lòng dũng cảm đơn độc. Đôi khi người ta đánh mất niềm tin về cái sĩ diện lớn lao vô bờ; để từ đó bùng lên bằng một trạng thái bức xúc, từ chỗ đó họ trầm mình vào tư tưởng phản kháng. Thời gian cầm họ lại để hành động. Con người ngu xuẩn không hiện diện giữa lúc này, nó không còn tách xa với thời gian. Khuynh hướng Sở Khanh hay Don Juan không nghĩ đây là việc ‘đi săn’ phụ nữ của họ. Họ muốn vượt thoát để không còn dính dáng tới đàn bà hay ‘sưu tầm’ đàn bà mà chọn cho mình một đời sống mới hơn. Nhưng tất cả là thảm họa của đau khổ; họ sanh ra không phải làm công việc sưu tập đàn bà mà hoàn cảnh xã hội đẩy họ vào như thế bị động, cả hai ý thức trong một âm vang phản kháng, thời coi đó như thể thức của hy vọng. Họ không còn khả năng để đi tìm một chân dung nào khác trong cuộc đời đang sống. Bởi cả hai và nạn nhân sẽ phản kháng dù là âm ỉ để nói lên hy vọng của tự do.
Vậy thì Sở Khanh và Don Juan có ít nhiều cái hơn thua (selfish) cho chính mình? Cũng có thể có điều ấy. Nhưng ở đây phải một điều cần thiết để cảm thông trên một bình diện khác:một bên cần làm như thế để sống, một bên cần như thế để làm tình (yêu) –there are those who are made for living and those who are made for loving. Thì ít nhất Sở Khanh và Don Juan cũng thỏa lòng phần nào. Nhưng dẫu sao họ cũng bày tỏ một đôi điều về sự chọn lựa của họ. Bởi tình yêu chúng ta đang nói ở đây là tấm vải thưa che mắt thánh trong một ảo giác của bất tận –for the love we are speaking of here is clothed in illusions of the eternal! Đây là bài học cho ta thấy tất cả là dự mưu để thỏa mãn đam mê nhưng chứa trong âm ỉ của một phản kháng nội tại. Không một ai cam chịu số phận hoặc đồng tình chấp nhận một áp đặt nào.
Đứng trên phương diện phản kháng thì cả hai kẻ bán tình và những kẻ mua tình đều được coi là phản kháng lãng mạn, để rồi quay về đối kháng, đối kháng ngay cả chính mình; Kiều van xin đám Sở Khanh, buông tha để thoát ra khỏi điạ-ngục-môn nơi đây là chỗ chứa. Don Juan thì lắc lư con tàu (to be inclined) cả hai trở nên thách thức Thượng đế đã trêu chọc chúng sinh, Người ngồi trên cao để thấy cuộc chơi mà ‘cái tình là cái chi chi’. Để rồi Dostoevski và Camus đứng lên kêu gào phản kháng. Những kẻ phản kháng lãng mạn (les révoltés romantiques) khước từ Thượng đế; mặc dù Thượng đế coi tình yêu là chính yếu –Dieu en tant que principe d’amour / God on the principle of love mà trong tình yêu lại gieo vào đau khổ, tiếng rên âm ỉ của Nietzsche qua Zarathustra, của Dostoevski qua Ivan Karamazov, của Camus qua Sisyphus tất cả qui nạp bằng một tiếng thở dài thống khổ, bi thương, một hố thẳm tội lỗi trên bước đường đi tới phản kháng. Nhưng dẫu có vùi dập hoa trôi thì đó là thân phận làm người ; sống thì phải hành động –mais vivre; c’est aussi agir thì còn nói cái gì đây –au nom de quoi? Cho nên hai gã sở khanh phải hành động để sống, để thỏa mãn tình dục đôi bên chính cớ sự đó làm nên phản kháng lãng mạn.Tôi chỉ biết độc một điều đau khổ hiện hữu‘je sais seulement que la souffrance existe.’hay lãnh vực của tôi là đúng lúc ‘my field; is time’ thì đâu còn chi là tội lỗi để rồi hư-vô chủ nghĩa hiện ra bao che cái khước từ Thượng đế; bởi Thượng đế đã chết thì gọi ai để cứu rỗi, chỉ lấy phản kháng cứu rỗi. Không vin vào hư-vô mà trải rộng luân lý vào đó, hư vô bao gồm: Như Nhiên, Như Phật, Như Pháp, Như Chúa, Như Trời tất thảy hiển lộ vào hư vô. Hư-vô là gì? là Như-Không để đi vào cõi tịnh độ. Vậy thì phản kháng là gì? là đi vào hư vô. Sao? Sao là sao! –le nihilisme n’est pas seulement dessespoire et negation. Mais surtout volont de desespérer et de nier. Là vì hư-vô không phải tuyệt vọng hay chối từ nhưng chỉ đi tới tuyệt vọng đến cùng và chối từ đến cùng của cái gọi là tư tưởng phản kháng. Phản kháng siêu hình, phản kháng lãng mạng hay phản kháng gì đi nữa trong cùng một nghĩa duy nhất: Phản Kháng Hư Vô!
Tóm tắt cái sự cố đã nêu; tư tưởng phản kháng vốn đã tích lũy và nằm chình ình trong trí tuệ siêu việt, đắm chìm trong cái miên viễn thâm hậu. Nó chứa cả một nỗi sầu ai oán, bi thương, đau khổ, một xã hội mục rữa để sanh ra nhiều thứ phản kháng ngu xuẩn: con đĩ trần truồng duỗi tay duỗi chân đòi phản kháng, những đấng tu hành cảm thấy bất công sinh ra phản kháng. Siêu hình, lãng mạn là muôn ngàn vạn thứ ở trần gian; bởi phản kháng có nhiều yếu tố gây ra, hỗn mang thuồng luồng nên chi đi tới tuyệt vọng mà chối từ. Phản kháng là tiếng gào tự đáy lòng, gào để mãn nguyện là cái lý như nhiên.Chung qui phản kháng là để nuôi hy vọng bước vào hư-vô-huyền-nhiệm của một hiện tại vô tận số sát-na-a-di-đà. Phản kháng tuyệt vọng để đi tới phản kháng hy vọng và rồi không còn một phản kháng nào hơn cho một phản kháng tự tại; đó là lãnh vực phản kháng đúng lúc ./.

(ca.ab. đạituyết 11/2013)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire