samedi 13 juillet 2013

Cách Dạy Dễ Mà Học Sinh Mau Đọc Được Chữ Quốc Ngữ Nguyễn Phước Đáng. Giáo viên và Phụ Huynh học sinh chắc ai cũng muốn biết cách làm sao dạy dễ mà học sinh và con em của mình mau đọc được chữ quốc ngữ, tức chữ Việt chúng ta đang dùng. Xin thưa, muốn được vậy thì giáo viên và PHHS phải thấu hiểu cách cấu tạo chữ Việt. Tôi bỏ ra 6 năm để tìm hiểu, nghiên cứu chữ quốc ngữ theo cách nhìn hoàn toàn Việt Nam. Kết quả có thể tóm gọn một phần trong bài viết nầy: I.- Vài định nghĩa: 1 - Chữ cái: còn gọi là mẫu tự, ký tự, con chữ, là những ký tự la-tinh a, b, c, d…… 2 - dấu âm là những dấu thêm vào một số chữ cái la-tinh để tạo thêm chữ cái quốc ngữ, ă, â, ơ, ô, ê, ư, đ. 3 - Chữ lời, giới ngôn ngữ gọi là từ, là chữ ghi được 1 lời nói. Đó là một hay nhiều chữ cái ráp lại để ghi được 1 lời nói. Chữ Việt (quốc ngữ) có khoảng trên 6,000 từ đơn và 3 – 4 chục nghìn từ kép. Theo nhu cầu phát triển, người ta vẫn tiếp tục tạo thêm từ kép. 4 - Chữ gốc (ngữ căn) của chữ Việt là chữ chưa có dấu giọng. (đề nghị của tôi) 5 - chữ ráp thanh là chữ có đánh dấu giọng sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. 6 - dấu giọng là những dấu đánh trên hay dưới ngữ căn để tạo thêm chữ lời (từ) II.- Mẫu tự trong hệ thống chữ Việt. Chữ Việt là loại chữ ghi âm, mượn mẫu tự la-tinh làm gốc, chế thêm một số chữ cái nữa, rồi thiết lập một bộ mẫu âm, đủ để theo những qui tắc nhất quán mà tạo ra những từ ghi lại tiếng nói của người Việt. Vậy từ đơn Việt là 1 hoặc một tập hợp chữ cái ghi lại 1 tiếng nói của người Việt. Nhìn 1 từ Việt (chữ lời), người ta phát ra được 1 tiếng đúng với tiếng mà người viết muốn ghi lại. Mượn mẫu tự la-tinh, nhưng người sáng tạo chữ quốc ngữ không lấy hết, mà bỏ bớt 4 chữ cái f, j, w và z, chỉ lấy 22 chữ cái gồm: 6 chữ cái nguyên âm a, e, i, o, u, y, và 16 chữ cái phụ âm b, c, d, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x. Như vậy không đủ âm căn bản để ghi hết được tiếng nói Việt Nam. Người ta bèn tìm cách chế biến thêm các chữ cái khác. Đầu tiên người ta chế biến thêm một chữ cái phụ âm, bằng cách thêm dấu âm, gạt đầu d để có thêm đ, rồi thêm râu, đội mũ cho một số chữ cái để có thêm một số chữ cái chánh âm nữa là: ă, â, ê, ô, ơ, ư. Như vậy, đếm lại, ta thấy có tất cả 29 chữ cái, gồm: 12 chữ cái chánh âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y, và 17 chữ cái phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x. [Chú thích: Tôi không lấy ngữ âm học, xem cách phát âm của chữ cái, để xác định chữ cái nào là chánh âm, chữ cái nào là phụ âm, mà tôi quan sát vai trò chánh/phụ của chữ cái. “Chánh âm là âm phải có trong một chữ ghi được 1 tiếng nói. Có bao nhiêu chữ cái ráp lại mà thiếu một chánh âm thì ‘tổ hợp chữ cái’ đó cũng không tạo thành được 1 chữ, như định nghĩa ‘chữ lời’ nêu trên”. Qua khảo sát chữ quốc ngữ, chúng ta thấy, thiếu 1 trong 12 chữ cái a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y nầy thì có ráp bao nhiêu chữ cái khác vào cũng không tạo ra được 1 chữ lời tiếng Việt. Do đó, tôi gọi a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y là chánh âm. Trước kia gọi là nguyên âm, nay tôi gọi là “chánh âm” để ngược nghĩa với “phụ âm” 17 chữ cái phụ âm còn được gọi là tử âm, vì chúng không phát ra âm khi ráp với chánh âm, dù chính phụ âm định đoạt tiếng phát ra của một chữ lời. Thí dụ âm của chữ “ta” khác với âm của chữ “cha” là do phụ âm “t” khác phụ âm “ch”, chứ âm chính “a” giống nhau. Giáo sư Phạm Văn Hải còn gọi phụ âm là “âm kề”, ý của ông là phụ âm luôn luôn phải đứng kề chánh âm, hoặc trước hoặc sau, hoặc kề cả trước lẫn sau] III.- Mẫu Âm (âm căn bản) trong hệ thống chữ Việt. Trong quốc ngữ có 29 chữ cái, lý ra chỉ có 29 âm căn bản. Nhưng 29 âm căn bản không đủ, nên người ta đã tìm cách tạo thêm âm mới, đủ để ghi lại lời nói của dân tộc Việt Nam. Người ta dùng đến biện pháp ghép 2 chữ cái lại để có thêm âm mới, ghép iê, uô, ươ để tạo thêm chánh âm (bán chánh âm kép); ghép ch, gi, ng, nh, ph, qu, th, tr để tạo thêm phụ âm. Do đó, quốc ngữ có tất cả 39 âm căn bản (q đứng một mình chưa là 1 một âm, không có vai trò gì trong quốc ngữ. Nó phải có u ráp vào mới là phụ âm qu, “quơ”) Phân tích ra như sau: A.- Chánh âm: Có 15 chánh âm, gồm: a. 10 chánh âm: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y b. 2 bán chánh âm đơn: ă, â. c. 3 bán chánh âm kép: iê, uô, ươ. [Chú thích: 1) Gọi là chánh âm, vì chúng có 4 chức năng tạo chữ: đứng một mình, đứng đầu, đứng giữa và đứng cuối chữ; gọi là bán chánh âm, vì chúng chỉ có 2 chức năng tạo chữ, đứng đầu và đứng giữa chữ. Ă, â, iê, uô, ươ chỉ có 2 chức năng tạo chữ: ăn chắc, ân hận, uống nước, ước suông, yên tiếng. (chữ yên gốc là iên, nhưng tuân thủ qui tắc “iê đứng đầu chữ thì i đổi thành y”.Tất cả các chữ yểm (trợ), yết (kiến)…đều tuân theo qui tắc nầy). 2) Trước đây, những nhà ngữ học dùng từ “bán nguyên âm” để chỉ cái âm bị mất phân nửa của nguyên âm khi nguyên âm nầy ráp với nguyên âm kia. Thí dụ a ráp với i ra âm ai, người ta dùng ngữ âm học tây phương để phân biệt vai trò của a và của i trong âm ai. Người ta thấy a có đủ âm a, còn i chỉ có ½ âm i trong âm ai mới tạo ra. Thí dụ ngược lại, lấy âm i ráp với âm a, thì i có đủ âm i, còn a chỉ có ½ âm a. Thế là người ta phán “trong tổ hợp có 2 nguyên âm thì nguyên âm sau là bán nguyên âm”. Gặp trường hợp o ráp với a, với e để có âm oa, âm oe hoặc u ráp với ê, với y để có âm uê, âm uy, thì theo ngữ âm học, người ta thấy ngược lại, nguyên âm đầu là bán nguyên âm, nguyên âm sau là nguyên âm (o và u là bán nguyên âm, còn a, e, ê, y là nguyên âm). Những nghiên cứu như vậy làm rối trí mọi người. Cùng 1 chữ cái nguyên âm, mà khi thì là nguyên âm, khi lại là bán nguyên âm. Chỉ khi nó đứng một mình mới chắc nó là nguyên âm. (G/s Phạm Văn Hải còn gọi các bán nguyên âm theo cách nghiên cứu nầy là âm lướt). Phát biểu như vầy thì có thể chấp nhận được “Khi 2 nguyên âm ráp với nhau để tạo chữ vần, nếu tạo ra vần hợp âm như ai, ia, oi, ui, ưu,… thì nguyên âm đầu có đủ âm, nguyên âm sau chỉ phát ra ½ âm, hay là âm lướt; trái lại nếu tạo ra chữ vần hoà âm, thì nguyên âm đầu là âm lướt hay chỉ phát ra ½ âm, còn âm sau có đủ âm.” 3) Xưa kia thầy cô từ bậc tiểu học chỉ dạy tới 12 nguyên âm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y, khi tôi xem xét lại chữ quốc ngữ, mới đọc thấy một bài của Giáo Sư Nguyễn Đình-Hoà cho biết iê, uô, ươ là nguyên âm kép. Tôi nhận xét thấy đây là một phát kiến mới, rất quan trọng cho việc nghiên cứu chữ quốc ngữ, trong phần cấu tạo của chữ quốc ngữ.] B.- Phụ âm: Có 24 phụ âm, gồm (k đồng âm với c, nên kể là một. Tôi coi k là biến thể của c. Do vậy, tính theo âm thì mất đi 1 phụ âm, chỉ còn 24 phụ âm) a. 15 phụ âm đơn: b, c (+k), d, đ, g (+gh), h, l, m, n, p, r, s, t, v, x (không có q) b. 9 phụ âm kép: ch, gi, kh, ng (ngh), nh, ph, qu, th, tr. Xét về mặt công dụng (hay chức năng) trong việc thành tạo chữ, thì 25 phụ âm chia làm 3 nhóm: a. 17 phụ âm đầu, chỉ đứng đầu chữ thôi: b, d, đ, g, gi, h, k, kh, l, ph, qu, r, s, th, tr, v, x. b. 1 phụ âm cuối, chỉ đứng cuối chữ thôi: p c. 7 phụ âm lưỡng dụng, có 2 công dụng, đứng đầu và cuối chữ: c, ch, m, n, ng, nh, t . Một số rất nhiều người không phân biệt được tên của mẫu tự với âm của mẫu tự đó, mà đã được qui ra mẫu âm, nên gây ra ngộ nhận chuyện phát âm theo VNCH hoặc theo VC. IV.- Bảng đối chiếu tên mẫu tự và mẫu âm Nhân dịp nầy tôi xin giải toả minh bạch vụ nầy qua bảng đối chiếu sau đây: Số thứ tự Chữ cái Tên Chữ cái Âm căn bản Tên âm 1 a A a A 2 ă Á ă Á 3 â Ớ â Ớ 4 b Bê b Bơ 5 c Xê c, k Cơ 6 ch Xê-Hát ch Chơ 7 d Dê d Dơ 8 đ Đê đ Đơ 9 e E e E 10 ê Ê ê Ê 11 g Giê g, (gh) Gơ 12 gi Giê-I gi Giơ 13 h Hát h Hơ 14 i I i I 15 iê I-ê iê I-ê 16 kh Ca-hát kh Khơ 17 l En-lờ l Lơ 18 m Em-mờ m Mơ 19 n En-nờ n Nơ 20 ng En-nờ-Giê ng, (ngh) Ngơ 21 nh En-nờ-Hát nh Nhơ 22 o O o O 23 ô Ô ô Ô 24 ơ Ơ ơ Ơ 25 p Pê p Pờ 26 ph Pê- Hát ph Phơ 27 q Cu qu Quơ 28 r E-rờ r Rơ 29 s Ết-sờ s Sơ 30 t Tê t Tơ 31 th Tê-hát th Thơ 32 tr Tê-E-rờ tr Trơ 33 u U u U 34 uô U-ô uô U-ô 35 ư Ư ư Ư 36 ươ Ư-ơ ươ Ư-ơ 37 v vê v Vơ 38 x It-xờ x Xơ 39 y Y dài y Y Chú thích: 1) Tất cả các chữ cái chánh âm tên sao thì âm cũng là vậy. Còn các chữ cái phụ âm có tên khác với âm của chúng 2) Đánh vần chính tả, đọc tên CHỮ CÁI. Đánh vần phát âm, đọc tên ÂM liền nhau để ra tiếng Việt mà chữ lời ghi lại. V.- Cách tạo chữ Việt. Tiếng Việt có trên 6,000 từ đơn (chữ lời đơn), trong đó có chưa đủ 60 từ do 1 âm tạo thành. Còn lại hơn 6,000 từ đơn khác đều do 2 âm ráp lại. Do đó nguyên tắc chủ đạo để thành tạo mỗi từ đơn tiếng Việt là HAI ÂM RÁP LẠI TẠO THÀNH MỘT ÂM MỚI. Đây là một nguyên tắc nhất quán, áp dụng để thành tạo cho tất cả từ đơn tiếng Việt, từ chữ lời đơn giản đến chữ lời phức tạp nhứt. Ban đầu, người sáng tạo thiết lập ra 39 âm căn bản, để dùng từng cập 2 âm ráp lại, mà tạo ra âm mới, tức tạo ra các từ đơn đơn giản, như: - phụ âm ráp với chánh âm (ba, má, cô, chú, dì…); - chánh âm ráp với phụ âm (anh, em, ăn, uống…); - chánh âm ráp với chánh âm (ai, ia, oi, ôi, ua, uê, uy…) Khi có một âm mới rồi, người ta có thể lấy một mẫu âm (chánh âm hoặc phụ âm) ráp với âm mới đó mà tạo ra một âm mới khác, tức một từ mới khác nữa. Thí dụ: Có âm an, lấy phụ âm t ráp với âm an, sẽ có được âm tan, tức chữ (từ) tan = t+an. Có âm anh, lấy chánh âm o ráp với âm anh sẽ có được từ oanh = o+anh. Có âm ai, lấy phụ âm m ráp vào sẽ có từ mai = m+ai, hoặc lấy chánh âm o ráp vào sẽ có từ oai = o+ai… Với những từ phức tạp hơn, người ta lấy âm vần xuôi ráp với âm vần ngược sẽ tạo ra một từ mới. Thí dụ: Lấy âm vần xuôi kho ráp với âm vần ngược an sẽ có từ mới khoan = kho+an. Lấy âm vần xuôi ngu ráp với âm vần ngược yên sẽ có từ mới nguyên = ngu+yên… Cứ 2 âm ráp lại thì sẽ tạo ra một âm mới, tức tạo ra từ mới, chữ mới. Cứ như vậy mà ta tạo được toàn bộ chữ lời đơn tiếng Việt. Theo nghiên cứu của tôi, tôi phân chữ Việt ra làm 3 loại chữ. Có 12 cách tạo ra 3 loại chữ đó, từ đơn giản đến phức tạp, như sau: 1) chữ âm, tức chữ chỉ có một nguyên âm: à. ồ, ò, ó, o, í, ý, u, ù, ừ... 2) chữ vần hay chữ ráp âm, tức chữ do 2 mẫu âm ráp lại, trong đó phải có 1 chánh âm: an ủi, ăn uống, yên ổn... (uống do bán chánh âm kép uô ráp với phụ âm kép ng; yên do bán chánh âm kép yê ráp với phụ âm n) thủ thỉ, ta và chú, cô, dì,... (thỉ do phụ âm kép th ráp với chánh âm i; chú do phụ âm kép ch ráp với chánh âm u) 3) chữ ráp vần, nghĩa là đã có một vần rồi, đem vần đó ráp với một mẫu âm nữa hoặc ráp với một vần khác: thỉnh thoảng vang lên tiếng chim oanh hót thảnh thót. Thỉnh: vần inh ráp với phụ âm th phía trước Thoảng: vần xuôi tho ráp với vần ngược ang (2 vần ráp với nhau) Tiếng: vần iêng ráp với phụ âm t phía trước. Oanh: vần anh ráp với nguyên âm o phía trước. Theo ông Đòan Xuân, từ đơn tiếng Việt có chừng trên 6.000. Nhiều như vậy, nhưng tất cả trên 6.000 chữ lời đơn tiếng Việt chỉ nằm trong 3 loại chữ đó mà thôi. VI.- Áp dụng nghiên cứu vào việc dạy vỡ lòng tiếng Việt: A) Đánh vần: Day tiếng Việt có cần dạy đánh vần không? Xin trả lời ngay là cần. Có hai cách đánh vần: Đánh vần chính tả và đánh vần phát âm 1) Đánh vần chính tả là đọc tên chữ cái từ trái sang phải, để học sinh viết đúng chính tả. Gặp chữ dấu hỏi dấu ngã phải đọc tên dấu giọng nữa. Gặp các phụ âm kép phải đọc rời ra từng chữ cái, gh không đọc gơ, mà đọc rời ra là giê, hát; ngh đọc rời ra en-nơ, giê, hát. Thí dụ. đánh vần chữ nguyễn là đọc ra tên từng chữ cái có trong chữ là en-nơ, giê, u, y dài, ê, en-nơ ngã = N,G,U,Y,Ê,N, ngã. 2) Đánh vần phát âm (Dạy trong thời kỳ học sinh học vỡ lòng cho đến khi chúng đọc thông được hết chữ Việt). Từ xưa tới nay có rất nhiều cách đánh vần phát âm. Áp dụng cách nghiên cứu “hai âm ráp lại thành một âm”, như trình bày ở trên, tạo ra cách đánh vần tân tiến nhất và dễ nhất để phát ra âm chuẩn nhất. Đó là đọc ráp 2 âm liền lại với nhau. Nên nhớ phụ âm là tử âm, nghĩa là không phát thành tiếng khi đánh vần, nghĩa là sửa soạn phát ra âm, nhưng chưa ra tiếng thì ráp ngay chánh âm vào. Thí dụ, đánh vần chữ ba là ngậm miệng lại, chớm phát ra tiếng bơ, nhưng chưa ra tiếng bơ ráp ngay âm a vào thì đương nhiên ra ngay tiếng ba. Đánh vần chữ mô là ngậm miệng lại, sửa soạn phát ra tiếng mơ, nhưng chưa ra tiếng mơ ráp âm ô vào thì đương nhiên ra tiếng mô. Dạy đánh vần như vậy chừng 5 – 10 chữ vần xuôi, thì học sinh sẽ tự suy ra và đọc được tất cả chữ vần xuôi. Tự nhiên chúng sẽ bỏ đánh vần mà không hay. Tôi cho rằng dạy 1 mà học sinh biết 10 là như vậy. Chúng rất mau đọc được chữ Việt. Riêng vần ngược thì hơi khó hơn một chút, vì đọc liền chánh âm với phụ âm (không ra tiếng) có vần đương nhiên ra được tiếng đúng như mình muốn, nhưng có vần không đương nhiên ra tiếng như mình muốn, mà mình phải áp đặt ra một âm như mình muốn.. Thí dụ, Đánh vần các chữ am, em, om, ôm…(chánh âm ráp với phụ âm m, n) thì phát âm ra tiếng chánh âm rồi ráp vào phụ âm (không phát ra tiếng) thì đương nhiên sẽ ra tiếng am, em, om, ôm…(an, en, on, ôn). Đánh vần các chữ ac, ach, ap, anh… phát ra tiếng chánh âm rồi ráp với tiếng phụ âm dợm phát ra thì không chắc ra đúng âm ac, ach, ap, anh…, mà mình phải buộc học sinh phát ra tiếng mình muốn, ác, ách, áp, anh… Vần ngược với bán chánh âm ă, â, nhứt là bán chánh âm kép iê (yê), uô, ươ càng khó hơn. Đánh vần không đương nhiên ra tiếng mình muốn, mà phải áp đặt ra tiếng mình muốn. Còn vần hợp âm ai, ia, oi, ơi, ôi, ui, ưi…thì dạy đánh vần là đọc nguyên âm đầu rõ, nguyên âm sau đọc lướt thì gần như đương nhiên ra âm mình uốn. Một số ít vần hoà âm oa, oe, uê, uy, thì ngược lại, đọc lướt nguyên âm đầu rồi đọc rõ nguyên âm sau thì đương nhiên ra âm trộn lộn 2 nguyên âm tạo ra vần đó. Áp dụng nghiên cứu “hai âm ráp lại tạo ra âm mới”, thì khỏi dạy theo lối cũ 31 vần xoắn môi chúm miệng sau đây: OAC, OACH, OAI, OAM, OAN, OANG, OANH, OAT, OAY, OĂC, OĂN, OĂNG, OĂT, UÂC, UÂN, UÂNG, UÂT, UÂY, OEC, OEO, OEN, OENG, OET, UÊCH, UÊNH, UYA, UYÊN, UYÊT, UYNH, UYT, UYU. Những vần nầy rất khó dạy, trẻ con học cũng rất khó, phát âm trật mãi, không chuẩn. Gọi là vần, nhưng thực ra không phải là vần, mà phải chính danh gọi là “chữ ráp vần” (chánh âm ráp với vần ngược, chánh âm ráp với vần hợp âm): OAI = O+AI (OAI do chánh âm O ráp với vần hợp âm AI); OAN = O+AN (OAN do chánh âm O ráp với vần ngược AN); UYÊN = U+YÊN (UYÊN do chánh âm U ráp với vần ngược YÊN). Cứ phân tích như vậy thì ta sẽ xoá hết những vần phức tạp rất khó dạy, mà chỉ cần dạy 4 loại vần rất đơn giản, dễ dạy, dễ học mà thôi. Bốn vần đơn giản trong chữ Việt là: vần xuôi, vần ngược, vần hợp âm, vần hoà âm (như trình bày ở trên). Học xong 4 loại vần đó rồi, thầy cô giáo chỉ cần chỉ cách cho học trò cắt chia chữ hoà âm (chữ có 2 vần) ra làm 2 phần, rồi đọc vần xuôi liền với vần ngược thì đương nhiên ra tiếng của chữ đó. Thầy cô giáo không cần sửa gì cả. Học sinh không cần uốn vặn đôi môi, mà cũng phát ra được tiếng rất đúng giọng chuẩn. Sau đó, học sinh gặp một chữ lạ, phức tạp tới đâu, chúng cũng phân tích ra được thành 2 âm để đọc ráp 2 âm đó lại để phát ra tiếng của chữ đó, đọc đúng giọng chuẩn và viết đúng chính tả. Những chữ loại nầy bắt đầu bằng nguyên âm o hay u, hoặc bắt đầu bằng vần xuôi có o hay vần xuôi có u: (Gió) thoảng, thuyền (lướt sóng). Tho+ảng, thu+yền. Dạy và học theo cách nầy chừng 5 – 7 chữ thì học sinh sẽ tự học được những chữ mà chúng chưa từng được dạy, nghĩa là chúng sẽ đọc được những chữ chưa từng thấy trước đó bao giờ. Tôi gọi là học một biết mười. Nhẹ dạy phần nầy là rất nhẹ cho giáo viên lớp Một, cũng rất nhẹ cho học sinh trong việc tập đọc đúng giọng chuẩn. Sau nầy chúng lại giỏi chính tả về các chữ phức tạp nầy. Tôi từng đọc thấy chừng 20 lần nhà văn, nhà báo, vi hữu (netter) viết sai chữ huênh hoang, khuếch đại, rỗng tuếch. Những vị đó viết huyênh hoang, khuyếch đại, rỗng tuyếch. Nếu lúc bé được dạy phân tích chữ 2 vần thì chắc không sai các loại chữ nầy. Chữ Việt không có vần ngược yêch, yênh, mà chỉ có vần ngược êch, ênh. Các vần xuôi có u như hu, khu, tu ráp với vần ngược ếch, ênh sẽ ra hu+ênh = huênh; khu+ếch = khuếch; tu+ếch = tuếch... Tóm lại, khi thấu hiểu nguyên tắc căn bản và nhất quán trong cách thành tạo chữ quốc ngữ, “HAI ÂM RÁP LẠI TẠO THÀNH MỘT ÂM”, và đem áp dụng vào việc dạy học vỡ lòng cho học sinh Mẫu giáo và lớp Một, thì kết quả sẽ nhanh và dễ ngoài tưởng tượng, so với lối dạy thuở trước. Đem áp dụng dạy tiếng Việt & chữ Việt cho người nước ngoài, nhứt là người lớn, kết quả càng nhanh và càng dễ hơn. Kính chúc quí vị thành công trong việc dạy tiếng Việt & chữ Việt cho học sinh và cho con cháu trong nhà, trong lúc sống xa quê hương. Kính, Nguyễn Phước Đáng. Viết thêm: Trong bài trên, tôi hai lần viết câu “dạy một biết mười”. Thật ra, công việc dạy trẻ chữ Việt, không phải tất cả đều dạy 1, bọn trẻ đều biết 10, có những giai đoạn dạy một biết 1, dạy bao nhiêu chỉ biết bấy nhiêu thôi: 1) Giai đoạn dạy đọc tên 10 chánh âm a, e, ê, i, o, ơ, ô, u, ư, y thì dạy chữ nào trẻ chỉ biết chữ đó. Cũng như dạy đọc ra tiếng các phụ âm bơ, cơ, dơ, đơ, gơ (ghơ), hơ, lơ, mơ, nơ, ngơ (nghơ), pơ, phơ, quơ, rơ, sơ, xơ cũng dạy một biết một mà thôi. Cho tới lúc dạy đọc phụ âm không ra tiếng thì có thể dạy 1 chúng biết 10. 2) Giai đoạn đánh dấu thanh trên nguyên âm, có thể dạy một chúng biết 2, 3. Dạy đánh dấu thanh chừng 5 nguyên âm thì có thể chúng biết được cả 10 nguyên âm: Bảng liệt kê 60 chữ âm trong tiếng Việt Chữ gốc sắc huyền hỏi ngã nặng a á à ả ã ạ e é è ẻ ẽ ẹ ê ế ề ể ễ ệ i í ì ỉ ĩ ị o ó ò ỏ õ ọ ơ ớ ờ ở ỡ ợ ô ố ồ ổ ỗ ộ u ú ù ủ ũ ụ ư ứ ừ ử ữ ự y ý ỳ ỷ ỹ ỵ 3) Giai đoạn dạy vần ngược ráp với n, m, có thể dạy 1 biết 5 – 10, nhưng vần ngược ráp với các phụ âm c, t, ch, ng, nh, p thì dạy tới đâu biết tới đó mà thôi: Bảng liệt kê các vần ngược (*) P.âm> N.âm c ch m n ng nh p t Số vần a ac ach am an ang anh ap at 8 e ec - em en eng - ep et 6 ê - êch êm ên - ênh êp êt 5 i - ich im in - inh ip it 6 o oc - om on ong - op ot 6 ơ - - ơm ơn - - ơp ơt 4 ô ôc - ôm ôn ông - ôp ôt 6 u uc - um un ung - up ut 6 ư ưc - - ưn ưng - - ưt 4 y không có chức năng tạo vần ngược ă ăc - ăm ăn ăng - ăp ăt 6 â âc - âm ân âng - âp ât 6 iê iêc - iêm iên iêng - iêp iêt 6 uô uôc - uôm uôn uông - - uôt 5 ươ ươc - ươm ươn ương - ươp ươt 6 Tổng cộng số vần 80 Tới đây, tôi thấy có 3 giai đoạn dạy 1, trẻ có thể biết 10: 1) Dạy vần xuôi: Có chừng 200 vần xuôi gốc, nhưng chỉ cần dạy chừng 5-10 vần là học sinh có thề đọc được hết các vần xuôi còn lại: Bảng liệt kê các vần xuôi (*) a e ê i y o ô ơ u ư b ba be bê bi - bo bô bơ bu bư c ca - - - - co cô cơ cu cư k ka (1) ke kê ki ky - - - - - ch cha che chê chi - cho chô chơ chu chư d da de dê di - do dô dơ du dư đ đa đe đê đi - đo đô đơ đu đư g ga - - - - go gô gơ gu gư gh - ghe ghê ghi - - - - - - gi gia gie giê gii - gio giô giơ giu giư h ha he hê hi hy ho hô hơ hu hư kh kha khe khê khi - kho khô khơ khu khư l la le lê li ly lo lô lơ lu lư m ma me mê mi my mo mô mơ mu - n na ne nê ni ny (1) no nô nơ nu nư ng nga - - - - ngo ngô ngơ ngu ngư ngh - nghe nghê nghi - - - - - nh nha nhe nhê nhi - nho nhô nhơ nhu như p - - - pi (1) - - - - - - ph pha phe phê phi - pho phô phơ phu - qu qua que quê qui quy quo - quơ - - r ra re rê ri - ro rô rơ ru rư s sa se sê si sy so sô sơ su sư t ta te tê ti ty to tô tơ tu tư th tha the thê thi - tho thô thơ thu thư tr tra tre trê tri - tro trô trơ tru trư v va ve vê vi vy vo vô vơ vu - x xa xe xê xi xy (1) xo xô xơ xu xư 2) Dạy chữ ráp vần: Khi trẻ đã biết 4 loại vần rồi thì gần như chúng cũng đọc được chữ ráp vần, nghĩa là chỉ cần dạy chừng 10 chữ ráp vần thì chúng sẽ tự biết cách đọc được chữ ráp vần, chúng biết còn hơn 10 – 20 lần mình dạy. 3) Dạy chữ hoà âm: Mình chỉ cần dạy cách tách làm đôi chữ phức tạp hoà âm ra thành âm của vần xuôi có o hay âm của vần xuôi có u với âm của vần ngược hay vần hợp âm, rồi dạy đọc liền 2 âm đó lại. Chỉ chừng vài lần thì học sinh sẽ tự học được và đọc được tất cả các chữ Việt. Dạy theo nghiên cứu “HAI ÂM RÁP LẠI TẠO THÀNH MỘT ÂM MỚI” chúng ta sẽ tránh được cách dạy từ chương, bắt học trò đánh vần dài ê a mà chúng chẳng biết gì cả. Dạy cách nầy chúng ta tập cho học sinh vận dụng trí óc để hiểu biết và tự học, mở mang nghĩ suy của chúng. Chúng sẽ không chán nãn khi học, mà tự thấy phấn khởi và nhớ dai. Nguyễn Phước Đáng, Email: namkymietvuon@gmail.com Tel: (408) 441-0559


Cách Dạy Dễ Mà Học Sinh Mau Đọc Được Chữ Quốc Ngữ


Nguyễn Phước Đáng.


Giáo viên và Phụ Huynh học sinh chắc ai cũng muốn biết cách làm sao dạy dễ mà học sinh và con em của mình mau đọc được chữ quốc ngữ, tức chữ Việt chúng ta đang dùng.

Xin thưa, muốn được vậy thì giáo viên và PHHS phải thấu hiểu cách cấu tạo chữ Việt.

Tôi bỏ ra 6 năm để tìm hiểu, nghiên cứu chữ quốc ngữ theo cách nhìn hoàn toàn Việt Nam.  Kết quả có thể tóm gọn một phần trong bài viết nầy:

Bác Sĩ PHÙNG VĂN HẠNH viết Tưởng Niệm Thiếu Úy Trần Quang Trân

HLTL , 7/08/2013

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...

Slide show tưởng niệm một Chiến Sĩ QLVNCH: Thiếu Úy Trần Quang Trân, đã oan thác trong ngục tù cộng sản.

Chiến Hữu Ngô Thường, thực hiện slide show này sau khi nhận hình ảnh và câu chuyện từ gia đình của Th. Úy Trần Quang Trân.

En direct du Festival d'Avignon # 3

En direct du Festival d'Avignon # 3

 La tristesse m'ennuie et l'ennui me rend triste



Tous en rond © - 2013 / Justin Folger

"Mang đốt tình thư" tác giả Võ Thị Trúc Giang

Mang đốt tình thư

 

Hồi đó mẹ thấy em còn bé, con gái mơ mộng bắt đầu biết yêu, mẹ sợ em khổ nên mẹ cấm con gái út đừng viết văn làm thơ.

Có lần nghỉ hè em theo Thủy về Mỹ Lòng chơi, đang chạy xe Honda Dame bỗng thấy một anh lính TQLC ngồi bên ven đường làng, tỳ tay lên báng súng nhìn bâng quơ. Màu áo trận xen lẩn màu xanh lá dừa lã lướt bay, từng hàng cau xanh bóng mát, nắng xuyên nhẹ nhẹ trên vai anh,

"Chồng Tôi Bắc Kỳ 54 "Jeanne K

Chồng Tôi Bắc Kỳ 54

   
Jeanne K         
 
Hồi nhỏ, mỗi lần nhắc đến hai chữ “Bắc Kỳ” tôi tự nhiên thấy mất cảm tình. Những hình ảnh của các bà, các cô khăn quấn mỏ quạ, răng đen ánh hạt huyền, còn các ông thì hút thuốc lào kêu két két, đi đâu cũng đủng đẳng đeo theo cái điếu cày, của những màn đánh ghen, chửi thề nghe như hát cải lương mà không hiểu gì, của cái tính keo kiệt dân xứ Bắc là những gì vẫn thường ám ảnh trong đầu bọn trẻ chúng tôi. Trong trường gặp mấy cô em “Bắc Kỳ nhỏ nhỏ” là bọn Nam Kỳ Lục Tỉnh chạy xa.

vendredi 12 juillet 2013

Trung Vuong va show Le MUR

ACE thân kính,

Xin gửi đến mọi người một show về áo dài của nhà thiết kế LE MUR xưa, với các người mẫu TV.( đệ từ 61 tới 72,73 )

Hoàng Dung

July 8, 2013
IMG_5074_rs
Các mẫu áo dài Le Mur thập niên 1940. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)

============================

Thực phẩm phòng và trị ung thư



Thực phẩm phòng và trị ung thư 
Foods to prevent and to fight cancer

***

Les concerts du jour : Ahmad Jamal et Chucho Valdes

Les concerts du jour : Ahmad Jamal et Chucho Valdes
Ce soir sur la scène du théâtre antique de Vienne :
- Ahmad Jamal invite Yusef Lateef
- Chucho Valdés & the Afro Cuban Messengers
With Spécial guest, la chanteuse Buika.

jeudi 11 juillet 2013

Les prix Goncourt

Les prix Goncourt
Alexis Jenni © Gallimard - 2013
« Qu’aurions-nous fait ? » Telle est peut-être la seule question pertinente face à l’histoire des guerres du XXe siècle.

Tiếng Đàn Boléro , nhạc Mai Phạm


Check this out on Chirbit

 http://chirb.it/sC03qK http://www.mediafire.com/download/4p3j7xspjsp3aj8/Tieng_dan_Bolero.pdf http://youtu.be/kp8vziwMobg

Làm Thơ , Trần Trọng Thiện NÓI THƠ Nguyễn Nhơn

             
Chị Thanh Hương ,

       Chị bảo :
Muốn sáng tác một bài thơ hay
thì nên mở con tim mình ra ...

   và đây là những gì đi theo sau lời khuyên của chị

       LÀM  THƠ
            ( những nguyên nhân thúc đẩy )



Làm thơ,
        để nghe chính lòng mình
                             đang thổn thức
Nghe tiếng ca, tiếng nhạc bứt rứt tâm tư
Tiếng kêu thương, tiếng uẩn ức thét gào
Cho tan biến vào khoảng không vô tận

Cho hòa mình vào cuộc sống tâm tư lận đận
Hầu kiếm tìm chốn nương náu, uất hận nguôi ngoai
Hầu tạo nên một ốc đảo, trong ngoài
Nơi dung dưỡng một hình hài xiết bao hoài vọng

Đấy là cách để trọng trân cuộc sống
Đấy là điều để đi xuống chiều xâu
Tạo cho mình một cơ cấu nhiệm mầu
Một thiền viện yên dưỡng dài lâu,
                                cho tâm tư lắng dịu


                  Trần Trọng Thiện


 NÓI THƠ

Dân Miền Đông Nam bộ, đất gò
Dân Miền Tây, miệt thứ
Quê mùa không biết đặt thơ
Chỉ biết rặc nói thơ
Từ buổi sáng tinh mơ
Trên ruộng đồng bát ngát
Câu hò vè êm ả
Cho đời bớt nhọc nhằn
Chiều tà Cửu Long Giang
Ca bài ca vọng cổ
Để lòng buồn mang mang

            Nguyễn Nhơn

Mondial La Marseillaise de la pétanque

Môn Sport mà cả thế giới tham gia , vừa già , trẻ , lớn , bé , mùa hè , hay các quán bar từ làng quê hay những xứ á châu ...
 
http://pluzz.francetv.fr/videos/petanque_f3_,85060701.html

Une maison, un artiste Christian Dior, l'ombre des jardins en fleurs

Une maison, un artiste

 http://pluzz.francetv.fr/videos/une_maison_un_artiste_saison1_,85054302.html

 

Christian Dior, l'ombre des jardins en fleurs

Génie de la mode et inventeur du New Look, la célèbre silhouette qui a révolutionné les codes de la féminité dans les années 50, Christian Dior est une référence incontournable en matière de luxe et d'élégance. Ses créations ont fait le tour du monde et son nom est connu de tous. Loin de la mythique vitrine parisienne du 30 rue Montaigne, c'est à Granville, en Normandie, que le couturier a grandi, dans une maison bourgeoise appelée la villa Rhumbs, perchée sur une falaise et nichée dans un grand parc arboré. Ici, le petit garçon a vécu une enfance heureuse et insouciante. Un âge tendre, avant les tourments de la guerre, de la ruine et de la maladie

Sáu mươi sáu câu làm chấn động thiền ngữ thế giới.


Sáu mươi sáu câu
làm chấn động thiền ngữ thế giới.
 
1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
 
2.Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.
 
3.Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

L'ombre d'un doute Edouard VIII, agent des nazis ?


L'ombre d'un doute

Edouard VIII, agent des nazis ?

http://pluzz.francetv.fr/videos/l_ombre_d_un_doute_,84683280.html

 

Le 11 décembre 1936, Edouard VIII, souverain britannique, annonce qu'il renonce au trône, un an seulement après y avoir accédé. Officiellement, il

Nigeria : les esclaves de l'or noir


Les routes de l'impossible

 http://pluzz.francetv.fr/videos/les_routes_de_l_impossible_saison5_,85054363.html

Nigeria : les esclaves de l'or noir

Le Nigeria tire principalement ses ressources du pétrole. Cette manne, qui est aussi un fléau

Những căn bệnh về mắt và cách phòng ngừa

ĐÔI MẮT

image
 
Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn, điều này ai cũng biết nhưng không ai để ý. Cho đến khi đôi mắt bị mờ, mới vội vã đi tìm Bác sĩ Nhãn khoa.
Thông thường người ta hay nghĩ mắt mờ chỉ cần thay gọng kính là xong ngay.
 
Nghĩ như thế là lầm.

Đi tìm gốc gác Lý Toét, Xã Xệ Phạm Thảo Nguyen

Đi tìm gốc gác Lý Toét, Xã Xệ
Phạm Thảo Nguyen
 
Họa sĩ Đông Sơn vẽ ra Lý Toét vào đầu thập niên 1930, và tờ báo đầu tiên đăng tranh Lý Toét, là Phong Hóa. Đó là hai điểm chính, về cụ Lý được dân chúng yêu chuộng đặc biệt từ gần tám chục năm nay. Tìm đọc lại báo Ngày Nay Xuân 1940, cũ, mới biết Nhất Linh có giải thích rõ ràng chi tiết về lý lịch của cụ, trong bài viết "Lịch sử Lý Toét...", Báo Xuân Ngày Nay 1940, tóm tắt như sau:ên Lý Toét ra đời trước, rồi hình người Lý Toét mới ra đời sau.

mardi 9 juillet 2013

Ðọc ‘Ðất Thiên Thai’ của Trà Lũ



Duyên sắc thái trong 30 chuyện phiếm


Ngọc Lan/Người Việt

Tôi từng nghe người ta nói về Trà Lũ, đúng hơn là chuyện cười của Trà Lũ, nhưng chưa bao giờ tôi thực sự đọc ông. Ðơn giản bởi vì tôi không thích chuyện cười.
Nhà văn Trà Lũ (trái). (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)
Ðến ngày tôi bất ngờ phải tham dự một chuyến đi xa, xuyên qua nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, trong đống hành trang vơ vội, tôi cho vào ba lô mình một quyển chuyện của Trà Lũ mà người bạn vừa tặng hôm đầu tuần, để có cái gì đó đọc, nếu như không ngủ được.

Testez vos connaissances sur l'oeil et la vision

Actualité > Quiz

quiz


Testez vos connaissances sur l'oeil et la vision

Des indices dans le dossier spécial de février 2013

"Une machine à remonter le temps pour nos cellules"

"Une machine à remonter le temps pour nos cellules"

-

Le Nobel 2012 Shinya Yamanaka parle des cellules iPS dans les locaux de Cellectis, la société française proposant désormais d'en fabriquer pour des particuliers.


Des cellules souches à l'Université du Connecticut. (SPENCER PLATT/GETTY IMAGES NORTH AMERICA/AFP)
Des cellules souches à l'Université du Connecticut. (SPENCER PLATT/GETTY IMAGES NORTH AMERICA/AFP)

lundi 8 juillet 2013

Cá Voi Trắng (Herman Melville ) Audio Book ; Huỳnh Chiêu Đẳng sưu tầm

Cá Voi Trắng (Herman Melville )

Moby-Dick hay con cá voi là một tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm của tác giả người Mỹ Herman Melville và được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1851 , được coi là một tiểu thuyết Mỹ vĩ đại và một kho tàng văn học thế giới. Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của thủy thủ lang thang Ishmael, và chuyến đi của mình trên một con tàu săn cá voi được chỉ huy bởi thuyền trưởng tên Ahab. Ishmael sớm nhận rằng trong chuyến đi này, A-háp có một mục đích, để tìm ra một con cá voi trắng tên là Moby Dick, nó rất hung dữ và bí ẩn. Trong một cuộc gặp gỡ trước đó, con cá voi đã phá hủy thuyền A-háp và cắn cụt chân A-háp, bây giờ ông ta quyết tâm phải trả thù.

MƯỜI O GÁI HUẾ


  MƯỜI  O  GÁI  HUẾ
Mười O
Trần Dzạ Lữ

"E M ... là " thơ Trần Trọng Thiện


    E M ...

Em là muôn sắc cầu vồng
Anh nhìn tận mắt mầu hồng ấm sao
Em là làn gió tầng cao
Cho chim bay lượn lao đao cõi lòng

Em là dế nhỏ, mênh mông
Đêm dài, ríu rít nỉ non não nùng
Là ánh dương, soi tận cùng
Cho ngày sáng sủa, lạnh lùng xua tan

Chiếc Lá Cuối Cùng ( Đoàn Chuẩn) -- Quỳnh Lan, vidéo Hùng Lê.

Kính gửi quý anh chị 1 vidéo thật đẹp về kỷ thuật thực hiện show hình và giọng hát thật quyến rủ của Quỳnh Lan, ngày hôm nay hơi vắng bóng...

Caroline Thanh Hương
Afficher l'image d'origine

ooooAfficher l'image d'origine

Max Ernst, maître onirique de l'univers

<i>La ville entière</i>, 1935-1936. Ce tableau venu de la Kunsthaus de Zurich joue sur la géométrisation de la nature. Le titre est énigmatique car il s'agit de ruines, peut-être inspirées par les photographies des voyageurs de la fin du XIXe siècle.

Rétrospective éblouissante, à la Fondation Beyeler de Bâle, de ce peintre qui interprète le monde comme un rêve. Ou comme un cauchemar ?

Phát hiện Thành phố cổ tuyệt đẹp dưới biển


 
 

1. Nhà khoa học Franck Goddio và nhóm thợ lặn đang kiểm tra một bức tượng Pharaoh. Bức tượng làm bằng đá hoa cương màu đỏ có chiều cao hơn 5 mét, được tìm thấy gần ngôi đền lớn của Heracleion dưới đáy biển.

Phát hiện chấn động: Thành phố cổ tuyệt đẹp dưới biển

Vu sur Terre Nouvelle-Zélande


Vu sur Terre


http://pluzz.francetv.fr/videos/vu_sur_terre_,85054274.html



Nouvelle-Zélande

Documentaire - 52min - Diff. le 06-07-13 à 22:06 La Nouvelle-Zélande, appelée par les Maoris, ses premiers habitants, le pays du long nuage blanc, est une île immense à la nature encore préservée. Comme oubliée au milieu de l'océan Pacifique, cette bande de terre est restée sauvage. Dans la Golden Bay, Peter, peintre voyageur, recherche des paysages vierges du passage de l'homme. Sur la côte ouest balayée par les vents violents, Dave passe l'essentiel de son temps à rechercher le jade, cette pierre symbole de la culture des Maoris. Enfin, Furhana est l'une des rares guides sur l'île Stewart, libre de parcourir cette terre hostile, fouettée par l'océan capricieux et redoutée des marins


Ngu Yên

http://www.gio-o.com/NguYen.html


Ngu Yên chuyển thơ Federico Garcia Lorca

Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị và các bạn một tác phẩm đặc biệt:  Ngu Yên chuyển thơ Federico Garcia Lorca

Câu chuyện Ngu Yên
Ngu Yên là hai tĩnh từ, ngu nhu ngu dại, yên như yên bình, nghĩa là ngụp lặn phù sinh, ngu cho trí óc tâm hồn yên vui. Ngu không có nghĩa là đui, yên không có nghĩa là buông xuôi cuộc đời.
Ngu Yên nối một danh từ. "Nguyên" là kết cuộc vẫn như khởi đầu, trộn nhào qua loạn biển dâu, xác tuy sưt mẻ hồn hầu như nguyên, nghĩa là bám chặt nhịp tim, đến giờ hấp hối điềm nhiên nụ cười.
Ngu Yên không giống động từ, bởi khi linh hoạt giống như im lìm, mới nhìn tưởng ngủ lim dim, nhung trong thức mộng nỗi niềm xôn xao. Có người giận hỏi tại sao ? Thưa, đang theo dõi chiêm bao tuyệt vời.
Nếu người nào tưởng nói chơi, kề tai ngực hắn nghe lời thật tâm, nhưng xin báo trước đừng lầm, thơ theo ngôn ngữ tâm thần ngoài thơ. Nói ra không phải giả vờ, chính ta đây cũng nghi ngờ Ngu Yên.