vendredi 9 mai 2014

10 loại trái cây có hình thù kỳ quái

Quả thanh long trông như một ngọn lửa cách điệu, quả chôm chôm đầy lông hay quả Salak với vỏ như da rắn... là những loại trái cây mang hình dạng kỳ quái nhất thế giới.

Kiwano (Dưa sừng)

Kiwano là loại trái cây khá giống dưa chuột hoặc dưa hấu và có nguồn gốc ở châu Phi. Nó được xem là tổ tiên của những loại dưa trồng khác. Khi chín, bề ngoài Kiwano có màu vàng và mọc nhiều sừng lởm chởm, trong khi ruột bên trong có màu xanh với vị chát. Đây là loại trái cây có thể ăn được, nhưng nó thường được dùng để trang trí. Hiện loại quả này được trồng ở Mỹ, Chile, Australia và New Zealand. 
Thanh long
Còn được biết đến với cái tên Pitaya, thanh long có bề ngoài màu đỏ như một ngọn lửa được cách điệu. Loài quả này có nguồn gốc ở Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ, nhưng hiện nay được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, miền Nam Trung Quốc, Australia và cả Israel. Bên trong ruột thanh long có những hạt như vừng đen và có vị thơm dịu, ngọt.
Sầu riêng
Sầu riêng là loại cây ăn quả thuộc chi Durio (chi sầu riêng) được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Sầu riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ nhiều gai. Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, với chiều dài 30 cm, đường kính 15 cm và trọng lượng từ 1 đến 2 kg. Cơm của quả sầu riêng thường có màu vàng nhạt. Mặc dù là loài trái cây thơm ngon, nhưng mùi vị của nó có thể khiến nhiều người không chịu nổi và đã bị cấm xuất hiện ở nơi công cộng tại các nước như Brunei, Indonesia, Malaysia.
Phật thủ
Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.
Chanh leo
Là một trong số các loài có thân cứng nhất trong chi Lạc tiên (Passiflora), chanh leo có các hoa lớn với các nhụy và nhị hoa to. Thân cây có thể trơn nhẵn hoặc có lông tơ, dài, bò leo và có nhiều tua cuốn. Các lá hình chân vịt 3 thùy mọc so le, kích thước 6-15 cm. Quả mọng nhiều cùi thịt, màu ánh vàng khi chín, với kích thước cỡ quả trứng gà.
Dứa dại
Dứa dại là môt loài cây nhiệt đới với lá có vị ngọt. Cây dứa được sử dụng trong nấu nướng để làm gia vị cho các món tráng miệng cũng như các món chính. Ở Ấn Độ, cây dứa dại còn được dùng để làm dầu trị liệu và dầu thơm. Quả dứa dại có vị ngọt và thường được dùng để chữa bệnh.
Chôm chôm
Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Tên gọi chôm chôm tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này. Lông cũng là đặc tính cơ bản trong việc đặt tên của người Mã Lai: rambutan (trái có lông). Ngày nay, chôm chôm được trồng trong vùng có vĩ độ từ 15° Nam tới 15° Bắc, gồm châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng gia tăng ở châu Úc và quần đảo Hawaii. Quả chôm chôm mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Quả chôm chôm có hương vị ngon ngọt, hơi chua.
Quả Mộc thông 
Mộc thông là dạng cây bụi có nguồn gốc ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Cây có thể phát triển cao hơn 10m. Lá của chúng mọc so le, thường là lá kép. Hoa thường có dạng cành hoa rủ xuống. Quả mộc thông có vỏ màu xanh, trông như một chiếc bánh kẹp nhét đầy hạt phía trong.
Atemoya
Atemoya là loài thuộc họ na và có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Loại trái cây này phổ biến ở Đài Loan, Cuba và Venezuela… Quả Atemoya thường có hình trái tim hoặc hình tròn, với màu xanh lá cây nhạt. Quả Atemoya mềm, có vỏ mấp mô. Thịt quả Atemoya nhiều nước, ngọt và hơi chát.
Quả da rắn (hay quả Salak)
Salak là một loài cây cọ có nguồn gốc ở Indonesia. Cây Salak có thân ngắn với lá dài khoảng 6m, mỗi lá có cuống dài 2m, trên đó có gai dài 15cm. Quả Salak thường mọc ở gốc cây và được gọi là quả da rắn, vì nó có vỏ vảy màu nâu đỏ. Nhân quả Salak có vị ngọt và có tính axit.
Theo Infonet.vn

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire