samedi 31 mai 2014

Tại Sao Miền Nam Thua Trận 1975 ?? tác giả Nguyễn Duy Sâm ĐĐT 2/290 ĐPQ /TKBT


 
 


             Tại Sao Miền Nam Thua Trận 1975 ??


                                                                
 

Nguyễn Duy Sâm
ĐĐT 2/290 ĐPQ /TKBT Hình 8.1974


 
 

Nhớ lại những ngày cuối cùng của tiểu khu Bình-Thuận trong cuộc chiến Quốc Cọng, tôi không sao quên được cái đêm đau thương ấy… Lúc 10 giờ tối, ngày 18 tháng 4 năm 1975, tôi đang ngồi dưới chân tượng Phật trên đỉnh Lầu Ông Hoàng, lòng như lửa đốt nhìn ra quốc lộ số 1, là thời điểm bi quan nhất của tiểu khu Bình-Thuận trong cuộc chiến chống Cọng.
Một máy bay khủng long từ Biên-Hòa bay ra để cứu Bình-Thuận? Chiếc Khủng long chỉ bắn được một tràng đạn lửa xuống cầu Bến Lội thì hàng trăm làn đạn lửa phòng không từ quốc lộ một bắn lên mà tôi rùng mình căm hận. Tôi thấy xót xa cho Khủng long, tôi tin chắc Khủng Long sẽ bị bắn rơi và tôi đã đoán không sai. Khủng long không còn bắn nữa! Phép mầu nhiệm mà tôi chờ mong vào lúc nầy là bom CBU, nhưng CBU đã không đến thì làm sao mà ngăn chận đà tiến của Cọng-Sản (CS). Tôi vẫn chưa hoàn toàn thất vọng. Chiến tranh Triều-Tiên phía Nam-Hàn chỉ còn một vùng đất như tỉnh Cà-Mâu của miền Nam mà vẫn phản công lấy lại toàn lãnh thổ đã mất. Miền-Nam Việt-Nam còn Thủ-Đô, còn vùng 4 và hơn một nửa vùng 3. Tôi hy vọng Mỹ sẽ đổ quân như Triều-Tiên thì dù gian khổ miền Nam cũng phản công lấy lại giang sơn như đã lấy lại Quảng-Trị hồi Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Những tia hy vọng đó vẫn còn trong đầu quyết chiến của tôi, vì tôi chưa nhận được lệnh bỏ vị trí và tôi cũng không muốn bỏ vị trí phòng thủ. Tôi vẫn hy vọng giải pháp như Triều-Tiên hay quá lắm thì giải pháp như Đài-Loan, hay một giải pháp nào đó chứ không thể thua trắng tay như vậy được! Đó là những hy vọng không bao giờ đến với miền Nam Việt-Nam !
Theo vết chân lịch sử, từ năm 1954 đến đầu năm 1975 chưa có giai đoạn nào đáng mất miền Nam. Năm 1975 miền Nam có binh hùng tướng mạnh sao lại để mất miền Nam vào tay đảng cướp CSVN ?

 
 

Những năm đấu tranh chính trị với CS. Dù CS đã chuẩn bị từ trước, bí mật cài lại miền Nam cả hàng trăm ngàn đảng viên mà CS vẫn thua đậm. Thua đến nỗi Lê Duẫn suýt bị bắt trong gang tấc phải chạy thoát thân về Bắc, vì khiếp sợ „Đoàn Công Tác Đặc Biệt“ của ông Ngô Đình Cẩn. Lê Duẫn lấy lý do về báo cáo, nhưng thực chất để trốn khỏi miền Nam là tuyến đầu đấu tranh chính trị rất nguy hiểm, nếu chậm chân Lê Duẩn có cơ may vào nhà lao Côn-Đảo lần thư hai.
Để đối phó với thủ đoạn cài người ở lại miền Nam của CS, chính quyền miền Nam đưa ra chiêu phản đòn bằng cách: Tố Cộng, Chiêu Hồi và Đoàn Công Tác Đặc Biệt. Sau ngày 1.11.1963 có tên là „Mật Vụ Miền Trung“. Miền Nam đã thắng mặt trận chính trị rất ngoạn mục nhờ các yếu tố sau:
1.     Tố Cộng. Là phản chiêu bất ngờ CS chưa có cách đối phó ngay.
2.     Chiêu Hồi. Dân VN kháng chiến chống Pháp chứ không phải theo Việt   Minh nên họ nhanh chóng nhận ra chiêu hồi là đúng, với 94.041 người chiêu hồi, nhưng chỉ có 5.613 bị bắt. Với hai con số quá chênh lệch đã nói lên họ chống Pháp chứ không theo Việt-Minh.
3.     Tình báo. Quá thành công mà không ai có thể ngờ được, đã nói lên khả năng của chính quyền, cộng với sự giác ngộ, chuyển hướng của phạm nhân  cộng tác với chính quyền ( xin đọc phía dưới )
Khi đảng CS thấy đấu tranh chính trị đang thất bại, CS đổi sang sách lược Du-Kích-Chiến. Thực chất Du-Kích-Chiến là dùng du kích để che đậy chiến tranh khủng bố, len lỏi vào nông thôn để khủng bố chính quyền địa phương. Trước tiên là giết chính quyền xã, ấp để không có người dân nào dám cộng tác với chính quyền, rồi đến uy hiếp người dân nào không nghe chúng. Chặt đầu một người trong ban đêm, uy hiếp cả xã khi trời sáng. Từ đây, dù đêm hay ngày, lúc nào, đi đâu cũng có thể bị giết. ( người viết đã sống thời đó ở nông thôn). Sách lược này thật nguy hiểm với nông dân và chính quyền miền Nam.
           Để đối phó với Du-Kích-Chiến. Chính quyền Miền Nam đưa ra chiến lược to lớn toàn dân chiến đấu. Đó là Quốc Sách Âp-Chiến-Lược. Khi miền Nam dùng kế sách Ấp-Chiến-Lược để chống lại Du-Kích-Chiến thì Cọng Sản lo sợ Du-Kích-Chiến sẽ bị đánh bại như ở Mã-Lai. Nếu du kích chiến thất bại như đấu tranh chính trị đang thua thì quá nguy hiểm. Thấy trước tình thế sẽ khó khăn đến với sách lược thôn tính miền Nam. Ông Hồ Chi Minh phải giã lã tặng ông Ngô Đình Diệm một cành đào vào dịp tết nguyên đán, để lót đường cho ý muốn tiếp xúc với miền Nam, tuy chỉ mới bước đầu.Đó là Tết Quý Mão, tức 1963. Đến tháng 3, Hà Nội gởi Tướng Trần Độ vào Dinh Gia Long gặp ông Ngô Đình Nhu“. Như bà Ngô Đình Nhu nói sau đây:
Lời bà Ngô Đình Nhu trả lời báo chí trên youtube 1982
 Xem video phỏng vấn tại: http://youtu.be/N_AxMwIgi6M

HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI

 
 
       Ô. NGÔ ĐÌNH NHU & TT. NGÔ ĐÌNH DIỆM                           
 
                                               
 
 
BÀ TRẦN THỊ LỆ XUÂN                                   ÁC TĂNG THÍCH TRÍ QUANG
[PHU NHÂN NGÔ ĐÌNH NHU]
 
 „Cuối cùng, bà Nhu kể lại nỗ lực của ông Ngô Đình Nhu trong việc tiếp xúc với Bắc Việt, ‟Vì cộng sản không làm gì được; thay vì leo thang chiến tranh họ đã gởi người đến nói chuyện với chồng tôi; rồi họ lật lọng nói là chồng tôi đi nói chuyện với họ. Đó là nói láo. Không đúng chút nào. Họ là người đi bước đầu.”(14a). Và sự kiêu ngạo của Hoa Kỳ trong việc can thiệp vào nội bộ Việt Nam đã đưa đến kết quả ngày 1/11/1963.“  
Người Mỹ đã phóng tay trên làm đảo chánh ngày 1.11.1963 để không cho cuộc thương lượng Nam Bắc được tiến hành.
Cành đào mà Hồ Chí Minh gởi vào dinh Độc-Lập là ngăn chận Bắc tiến, nếu Chiến-Tranh-Du-Kích thất bại, và cành đào đó là tang vật chứng minh lời bà Nhu nói Bắc Việt đi bước đầu là đúng. Nghĩ cho cùng, nếu miền Nam không bảo vệ được nông dân thì miền Nam sẽ thua, vì nông dân là „hậu cần“ to lớn, vô tận cho bên nào chiếm được nông dân. Có thể nói miền Bắc không cần chi viện một thư gì ngoài vũ khí, nếu họ chiếm được nông dân miền Nam. Sách lược lấy nông thôn bao vây thành thị được CS áp dụng, là sách lược hạ cấp, giết người để thành công, chứ không cao cơ như Ấp-Chiến-Lược không giết người mà vẫn thành công. Viễn tượng Du-Kích-Chiến sẽ thua, khi mới 1/2 Âp-Chiến-Lược toàn miền Nam hoàn tất. Liên-sô đã đề nghị cho cả hai miền Nam, Bắc vào LHQ đây cũng là cách ngăn Bắc Tiến của Liên-Sô…                                                          
Đây là thời điểm vững vàng nhất của miền Nam. Vì Việt-Nam chia đôi là thuận ý Trung-Quốc, Liên-Sô đang ve vãn Sài-Gòn. Ông Ngô Đình Diệm đã thấy điều nầy, ông sẽ đi một chiêu ngoại giao khéo léo, để Liên-Sô an tâm, miền Bắc không bị nguy hiểm, mà cũng không có khả năng tấn công Miền Nam. Đây là điều có lợi cho mọi phía, nhưng Bắc Việt không vừa lòng lắm, vì họ có ý đồ thôn tính miền Nam. Nếu ông Ngô Đình Diệm thực hiện được sách lược nầy thì tránh cho giống nòi một đại họa nội chiến 20 năm.  Đáng tiếc, dự định không thành vì người Mỹ không muốn.
Người viết được nghe Tướng Huỳnh Văn Cao trả lời LS Lâm Lệ Trinh trên youtube „ đánh bốc thì có khi mình đánh trúng mặt nó và cũng có khi nó đánh trúng mặt mình có chi mà phải sợ“. Trong cuộc phỏng vấn nầy, Tướng Cao có đưa ra trận Ấp-Bắc. Tướng Cao nói : „Người ta đã không đánh như cách của tôi đã nói, nhưng ông Bùi Đình Đạm làm sai, tôi đã nói trước mặt ông Bùi Đình Đạm và cố vấn Mỹ: Ngày mai sư đoàn 7 sẽ thất bại“. Có phải cố vấn Mỹ đã cố vấn cho sư đoàn 7 đánh sai ý của Tướng Cao nên thất bại rồi đổ cho Tướng Cao, trong kế hoạch đưa quân bộ chiến vào Nam VN của Mỹ? (xin vào youtube để biết „phỏng vấn tướng Huỳnh Văn Cao“). Thật ra, trận Ấp-Bắc miền Nam không thua. Theo thiếu úy hồi chánh Trần Đạt On có tham dự trận Ấp-Bắc nói tại Trung Tâm Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn mà người viết nghe được năm 1966   thì, „quân của CS chết gần hết đang chạy thoát thân, may nhờ bắn rơi mấy chiếc máy bay lên thẳng. Phía Cọng nghe các đài phương Tây la lên chết nhiều lính Mỹ, rớt nhiều máy bay. Từ đó CS la làng theo là chúng thắng lợi.“   
Để biết những đối phó của chính quyền miền Nam thành công đến mức nào. Xin độc giả hãy nghe chính người CS nói ra:
Trích „ THẤT BẠI NẶNG NỀ CỦA HÀ NỘI 
 
“Chúng ta hãy nghe một đoạn nói về hoạt động của Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Ngô Đình Cẩn do những cán bộ cao cấp của Việt Cộng ghi lại sau ngày 30.4.1975: 
 
Trong cuốn hồi ký mang tên “Bội Phản hay Chân Chính?”, Dư Văn Chất, Phái khiển của cụm tình báo chiến lược A.22 đã viết: 
 
Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một “siêu tổ chức” với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và táo bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến ta ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hỏi hiệp thương tổng tuyền cử cho tới tiếng súng Đồng Khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá vào cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Năm, Tỉnh Ủy Thừa Thiên, Thành Ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở Đặc Khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là Mật vụ Miền Trung đánh bắt gọn các lưới Tình Báo Chiến Lược của ta trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ một năm.”  (BPhCC.tr. 2) 
 
Phải công nhận bọn mật vụ Ngô Đình Cẩn giỏi thật… Nó nắm vững mình từ tổ chức, phương châm công tác, quy luật hoạt động tới tâm lý và quy luật tư tưởng. Nó rành cả cách xử lý cán bộ bị bắt và sau khi ra tù. Mình đánh giá địch quá thấp, chỉ vì giáo điều…một chiều... trong khi địch thiên biến vạn hóa - đặc biệt về ngành an ninh tình báo, công an…” (BPhCC.tr. 113) 
 
Trong loạt bài viết về Mười Hưong, dưới nhan đề: “Tướng Tình Báo Chiến Lược” đăng trên tờ Thanh Niên, số 300 ra ngày 26-11-2002 đăng lời của Mười Hương (Trần Quốc Hương) như sau: 
 
Những năm 1940, tôi có cảm giác cô đơn lạnh lùng khi phong trào đi xuống. Thế nhưng hồi ấy cũng không đen tối bằng những năm 1957 đến 1959 sau này…” 
 
Ông ta nói tiếp: 
 
Chúng ta lâu nay cứ chê bai thằng Cẩn rằng: Nó đi guốc mộc, miệng nhai trầu bỏm bẻm… chê như vậy không đúng đâu. Thằng Cẩn nó giỏi lắm, có mưu trí lắm. Nó biết hết đường đi nước bước của chúng ta.” 
 
Chính Mười Hương cũng đã nhìn nhận: 
 
Cái chủ trương bao trùm của Ngô Đình Cẩn là chuyển hướng tù nhân, đối tượng là những người kháng chiến nằm vùng hoặc từ Bắc vào. Ai có bị bắt, bị nhốt trong các nhà lao ấy mới thấy sự thâm hiểm của chúng. Ngô Đình Cẩn thường nhốt chung năm bảy người vào một cụm. Chúng nó vẫn cho ăn, uống, đi lại, thậm chí có thể gởi mua sách báo đọc. Nhốt từng buồng giam nhưng như kiểu không nhốt, có khoảng cách khó hiểu, để mọi người nghi ngờ lẫn nhau, muốn đoàn kết vẫn không đoàn kết được.” 
 
Theo tài liệu của Bộ Thông Tin VNCH, tính đến tháng 5 năm 1956 đã có 94.041 cán bộ Việt Cộng về hồi chánh và 5.613 bị bắt. 
 
Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975” của Bộ Quốc Phòng Hà Nội, Tập II (tr. 73 - 74) đã viết: 
 
Chỉ từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, Mỹ - Diệm đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước. Cơ sở đảng, cơ sở quần chúng bị tổn thất nặng. 
 
“Ở Tây Nam Bộ, sau hai năm thực hiện đấu tranh chính trị, đã có một đồng chí Phó Bí Thư Xứ Ủy, 18 tỉnh ủy viên, 100 huyện ủy bị bắt. 
 
“Tỉnh Thủ Dầu Một ta bố trí ở lại 1.647 đảng viên chỉ còn 260. Tỉnh Gia Định 3.000 đảng viên chỉ còn 350. Huyện Hàm Thuận (Bình Thuận) từ 656 đảng viên đến ngày 20.7.1955, chỉ còn 80 đảng viên, v.v. 

 
 

Đặc biệt nghiêm trọng, do bị khủng bố dã man ở một số địa phương đã ra đầu hàng, tự thú với địch. Ở Bình Định, hầu hết đảng viên bị bắt đều khai báo tự nhận mình là đảng viên hoặc khai cho người khác. Hai huyện Nghĩa Hành và Đức Phổ (Quảng Ngãi), tính đến tháng 8–1955, có 80% đảng viên khai báo. Xã Phong Chương (Phong Điền, Thừa Thiên) có chi bộ 25 đảng viên, ra đầu hàng 24 còn một phải chạy trốn. Một số đảng viên không tin ở đấu tranh chính trị thành công đã dao động, chạy dài, tránh né công tác, thậm chí có người tập ăn nhạt, uống ít nước để nằm hầm bí mật được lâu...” 
 
Báo Công An Nhân Dân online ghi nhận thêm: 
“Hầu như nhiều vùng Quảng Trị, Thừa Thiên mất trắng. Đa phần cán bộ ta đã bị chúng bắt, cơ sở bị xóa. Một số ít dạt ra miền Bắc, lên xanh hoặc chuyển công tác vào phía.” 
 
Vì không chịu nổi chiến dịch tố Cộng tại miền Nam, năm 1957 Lê Duẫn, Xứ Ủy Nam Bộ, phải bỏ ra Hà Nội.”(hết trích)
 Với những thắng lợi như vậy, cho phép ta nghĩ miền Nam sẽ đứng vững, đây là giai đoạn lạc quan của miền Nam.  Một điều đáng buồn, có những người  được ông Diệm mời gánh trách nhiệm gúp nước thì chấp nhận ngay. Nhưng khi thấy tướng Nguyễn văn Hinh tay sai của Pháp đòi lật đổi TT Ngô Đình Diệm, họ sợ ông Diệm thua nên rất nhiều trong những người nầy từ chức gây cho ông Diệm điêu đứng. Nếu không có bản lãnh thì chính phủ ông Ngô Đình Diệm đã sụp đổ vào lúc đó rồi, chứ làm gì có 9 năm đáng nhớ nền Đệ Nhất Cộng Hòa được ghi vào sử sách. Nhưng khi ông Diệm đã tống cổ được Nguyễn văn Hinh đi khỏi nước thì cũng những người nầy lại họp nhau ở nhà hàng Caravelle để đòi chia quyền, trong số đó có một người mà ai cũng thương mến. Đó là TT Trần văn Hương, tôi không hiểu tại sao đã được ông Diệm mời làm đô trưởng Sài-Gòn mà lại từ chức khi chính phủ đang gặp muôn vàn khó khăn. Phải như họ trung thành với ông Diệm đừng từ chức thì đẹp biết bao. Ý Trời cũng cho ông Hương làm tổng thống một tuần để ông thông cảm với cái khó của ông Diệm. Thành thật mà suy, những người gánh vác việc nước mà thấy khó khăn bỏ chạy thì không nên nhận việc bao giờ, chỉ làm khó khăn cho những người có thiện chí!
Từ đây, người Mỹ ỷ là người bỏ tiền, dành quyền điều khiển chiến tranh. Người Mỹ đã không thấy Việt-Nam vừa bị người Pháp cai trị 80 năm tủi nhục, dân chúng thấy mũi lõ mắt xanh là căm thù tới tim gan. Trong bối cảnh đó, chính quyền miền Nam không thể chấp nhận quân bộ chiến của Mỹ cầm súng đi nghênh ngang trên đất nước Nam VN (Nam Việt Nam ) dễ gây hiểu lầm cho dân chúng. Điều đó sẽ làm cho Nam VN mất chính nghĩa (hai miền Nam Bắc đang đối đầu dành chính nghĩa, vì CS miền Bắc cũng là người Việt Nam ). Vì thế, người dân quê Nam VN chỉ cần một lời tuyên truyền của CS như: Mỹ hay Pháp cũng đề là bọn cướp nước ta, là dân chúng nghe theo ngay. Đến cả những người ở thành phố có học, nhưng chưa sống với CS cũng tin những lời tuyên truyền đó của CS. Người Mỹ không bao giờ thấy trong lòng nhười dân Nam VN phải lựa chọn khó khăn, Quốc Gia hay Cọng Sản. Trong khi đó người Mỹ cứ nghĩ đem quân đến để giúp Nam VN là tốt. Nhưng Cọng Sản lại tuyên truyền ngược lại Mỹ đến xâm lược nước ta. Vô tình Mỹ đã làm hại cả Nam VN lẫn Hoa Kỳ cho đến hôm nay. Vì thua trận chiến VN, mà Mỹ mất uy tín trên thế giới, mang hội chứng VN cho đến bây giờ chỉ mới phôi pha chứ chưa mất hẳn, nhưng cái thẹo lịch sử: Mỹ thua ở VN thì không bao giờ mất! Lạ thật, người Mỹ cũng có nội chiến, họ cũng cần dành chính nghĩa với người anh em đối nghịch chứ? Họ cũng có chiến tranh chống người Anh dành độc lập mà người Mỹ quên rồi sao? Giá trị của chính nghĩa độc lập mà Mỹ phải trả không phải một vài mạng người mà hàng chục ngàn mạng. Sao người Mỹ không hiểu cho Nam Việt Nam! Đến nỗi  TT Ngô Đình Diệm phải nói thẳng với phó TT Johnson:
Nếu quý vị đem quân đội vào VN, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc? Đối với dân tộc VN, hình ảnh hãi hùng của quân đội viễn chinh Pháp còn đầy ắp trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Mỹ làm cho quần chúng dễ dàng chấp nhận lời tuyên truyền của CS . Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào cũng đem lại sự bất lợi VN, và Hoa Kỳ vì nó làm cho cuộc chiến tranh của chúng ta mất chính nghĩa“ (Trích „Ngô Đình Diệm và bang giao Việt Mỹ 1954 – 1963, của Phạm Văn Lưu, trang 165-1660) (TBTLS trang 231)
Qua câu trả lời của TT Ngô Đình Điệm với PTT Johnson trên đây, Liên-Sô và Trung-Quốc thấy ông Diệm khó cưỡng lại ý muốn của người Mỹ. Nhưng điều đó chưa phải là thất vọng, mà cái thất vọng lớn nhất là: Một số người Việt-Nam tay sai của Mỹ làm phản loạn 11.11.1960, làm cho ông Ngô Đình Diệm nản lòng đã muốn từ chức. Nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ của ông Ngô Đình Nhu thì ông Ngô Đình Diệm đã từ chức, trở lại nhà dòng Sant André đi tu như ông đã viết trong đơn xin đi tu từ trước, trước khi ông nhận lời vua Bảo-Đại. Cái hoài bão lớn nhất của ông Diệm là cứu nước, và đi tu. Nhưng việc nước quan trọng hơn nên ông đã nhận lời vua Bảo Đại. Ông Ngô Đình Diệm thấy sự hy sinh của ông nhận lời vua Bảo Đại về giúp nước, trong cảnh vận mệnh VN ngàn cân treo sợi chỉ. Vậy mà còn bị một số người VN nghe lời Mỹ làm nhục ông qua cuộc phản loạn 11.11.1960. Đây là nguyên nhân khiến Liên-Sô, Trung-Cọng giúp Bắc-Việt thành lập Mặt-Trận-Giải-Phóng-Miền-Nam để ăn thua một mất một còn với Mỹ, vì biết chắc trước sau ông Diệm cũng bị Mỹ lật đổ. Hai cuộc phản loạn năm 1960 và 1963 là những nhát dao chí tử đâm vào tim miền Nam từ những người con hoang đàng, vong bản của chính miền Nam thì miền Nam sống sao nổi! Không có nguy hiểm nào lớn hơn giặc từ trong nhà. 58.000 ngàn quân nhân Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh VN là hậu quả do sự xem thường ông Ngô Đình Diệm, kém thận trọng trước xu thế giải phóng các dân tộc trên toàn thế giới của chính quyền Mỹ. Câu trả lời của ông Diệm với PTT Johnson là quá chí tình và rõ ràng. Vậy mà người Mỹ vẫn coi thường sự lo lắng của ông Ngô Đình Diệm. Cái nhân giết ông Diệm thì cái qủa: Không chỉ là 58.000 ngàn lính Mỹ bỏ mạng tại VN mà thôi, mà còn thua trận ngày 30.4.1975 nữa.  Ông Ngô Đình Diệm đã thấy qua chiến tranh Triều Tiên, khi quân Mỹ chạy dài từ sông Áp-Lục giáp ranh Tàu lui về vĩ tuyến 38, nhưng người Mỹ chưa thấy, chờ cho cái quả 30.4.1975 diễn ra người Mỹ mới thấy! Coi thường ông Diệm nữa đi hỡi ông Kennedy ? Hậu quả của sự coi thường ông Diệm của người Mỹ không chỉ thua trận, mà còn mang danh phản bội đồng minh Việt Nam Cộng Hòa! Người Mỹ chưa bao giờ bị thế gới coi thường như sau chiến tranh Việt-Nam!
Phải chi, những cuộc biểu tình năm 1963 thay vì chống chính phủ ông Diệm; Mà ngược lại ủng hộ chính phủ VNCH thì đẹp biết bao! Chính phủ lên tinh thần, Mỹ không dám giết ông Diệm, mà dân ủng hộ ông Diệm thì Nga Tàu không đánh lớn. Mặc dù Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã thành lập, mức độ chiến tranh chỉ ở cấp tiểu đoàn. Đó là mức chiến tranh để thương lượng chứ không phải để ăn thua. Câu nói của ông Diệm cho ta thấy điều đó. „Chiến tranh nầy là vậy, đánh nhỏ chết ít đánh lớn chết nhiều, cứ cầm chừng như vậy để chờ biến chuyển thế giới. Nếu đánh lớn các nước lớn nhảy vào ta không kiểm soát được chiến tranh nguy hiểm“. Những người VN ủng hộ đảo chánh 1963 không thấy: Ông Diệm chết thì miền Nam cũng chết theo. Quý vị có lỗi với Quốc Gia, Dân Tộc!


 
                                        
 
 

Khi Hoa Kỳ chưa đổ quân bộ chiến vào Nam Việt Nam thì CSVN làm gì có súng AK, B40, hỏa tiến 122 ly, pháo 130 ly và chiến xa T54. Có nghĩa là ông Diệm đã ngăn cản được vũ khí từ Nga-Sô và Trung-Cộng không chuyển vào Bắc-Việt để uy hiếp miền Nam. Ai làm được điều đó, đồng bào miền Nam đều mang ơn, không riêng gì ông Diệm. Một điều tế nhị trong cuộc chiến tranh Việt-Nam, là Trung-Cộng và Liên-Sô muốn ve vãn chính quyền miền Nam đừng lệ thuộc nhiều vào Mỹ. Một phần Trung-Cộng và Liên-Sô thấy cha con ông Diệm đều không phải là những người Pháp dễ sai bảo ( cha ông Diệm là ông Ngô Đình Khả bị đuổi khỏi chức quan vì không làm vừa lòng người Pháp, ông Ngô Đình Đình Diệm từ quan). Hơn nữa, đối đầu với Mỹ bằng súng đạn là quá tốn kém và nguy hiểm vì Mỹ có bom nguyên tử trước. Trung-Cộng và Liên-Sô lại thấy ông Diệm hòa hoãn không đánh lớn, còn tha tù cho điệp viên miền Bắc (Dương văn Nhật em ruột Dương văn Minh, bị Mật Vụ Miền Trung của ông Dương Văn Hiếu bắt). Một điều nữa cũng cần biết là khi kết thúc hội nghị Geneve, Chu Ân Lai thủ tướng Trung-Cọng nói với người đại diện miền Nam là BS Trần văn Đỗ: Chúng tôi ( Tàu ) muốn đặt đại sứ ở Sài-Gòn. Lẽ dĩ nhiên, Trung Cọng và Liên-Sô cũng sợ Mỹ đổ quân vào miền Nam để đánh ra miền Bắc, thì việc cầm chân miền Nam và Mỹ không Bắc tiến là điều có lợi cho hai nước CS đàn anh. Cho dù Bắc-Việt có muốn tấn công miền Nam thì cũng không thể, vì Nga Tàu không cho vũ khí. Cũng trong sách lược ve vãn đó, cùng thời điểm đó, Liên-Sô đã đề nghị cho cả hai miền Nam và Bắc Việt-Nam vào Liên-Hiệp-Quốc như Đại-Hàn. Đó là câu trả lời, tại sao Trung-Cọng đề nghị đặt đại sứ ở Sài Gòn. Nhưng miền Nam không đồng ý vì sợ mất lòng Đài-Loan, và tôi tin cả Mỹ cũng không đồng ý.
            Viễn tượng miền Nam thoát khỏi cuộc chiến tranh đã không còn nữa! Cuộc binh biến 1963 đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà độc lập vừa mới xây xong còn thiếu trước thiếu sau. Người Mỹ tưởng rằng họ sẽ tìm được người lãnh đạo thay thế ông Ngô Đình Diệm không khó khăn. Nhưng vì người Mỹ không am hiểu nhiều về VN nên đã làm cho miền Nam khủng hoảng lãnh đạo, làm giới chính trị và khoa bảng miền Nam mất thể diện với dân, với thế giới. Bao nhiêu nhân sĩ thay nhau, thế vào vị trí ông Ngô Đình Diệm như: Ông Nguyễn Ngọc Thơ, ông Phan khắc Sửu, ông Nguyễn Khánh, ông Trần Văn Hương, ông Nguyễn Xuân Oánh, ông Phan Huy Quát, ông Nguyễn văn Lộc và ông Nguyễn Cao Kỳ, đều không làm nổi. Tuy chính phủ Nguyễn Cao Kỳ kéo dài hơn các vị tiền nhiệm, nhưng phải đối phó với nạn ly khai miền Trung làm điêu đứng chính quyền. Ở cấp nhỏ hơn là hàng bộ trưởng, có những chính khách mà không ai dám nghĩ họ không làm nổi, như ông Hà Thúc Ký giữ bộ trưởng nội vụ. Ông là đảng trưởng Đại-Việt chúng tôi cứ nghĩ ông giỏi lắm, vì ông đã từng lập chiến khu Ba-Lòng chống ông Ngô Đình Diệm, nghĩa là ông phải có đường lối, chính sách hay hơn ông Ngô Đình Diệm thì mới chống Tổng Thống chứ ? Nào ngờ ông Hà Thúc Ký lại quá tệ, đã không bắt thêm được một tên cọng sản nào nhốt vào tù cho miền Nam bớt giặc, mà lại thả tên giặc Mười Hương ( Trần Quốc Hương ) là Tướng tình báo chiến lược của CS mà „ Mật Vụ Miền Trung“ đã bắt được tên nầy tống vào nhà giam Phú Quốc.
Trong số chính khách nầy, không thiếu những người trong số 18 chính khách đã họp nhau ở khách sạn Caravelle phản đối ông Ngô Đình Diệm trước đó không lâu. Đến đây thì chúng ta mới thấy ông Ngô Đình Diệm cần thiết cho miềm Nam tới chừng nào! Dù sao CSVN cũng e dè hay đánh gía cao ông Ngô Đình Diệm hơn bất cứ chính khách nào của phía quốc gia, nhờ một phần dư âm „Đày Vua không Khả đào mả không Bài“ và nhờ sự từ quan của ông. Nếu không thì CS đã giết ông Ngô Đình Diệm hồi chúng bắt được ông ở Tuy-Hòa đưa ra Hà-Nội, rồi đưa lên rừng giam. Bằng chứng là ông Phạm Quỳnh đã bị CS giết cùng một thời với cha con ông Ngô Đình Khôi là anh và cháu ông Ngô Đình Diệm!  Quả thật vào thời đó, không một chính khách nào khả dĩ thay thế ông Ngô Đình Diệm cho bằng chính ông Ngô Đình Diệm. Nếu thời đó, có chính khách nào của miền Nam ngang cơ với ông Ngô Đình Diệm thì tôi nghĩ vua Bảo Đại đã chọn người đó chứ không cần „năn nỉ“ ông Ngô Đình Diệm đến lượt tam lượt tứ. Qua câu nói của vua Bảo Đại „ …Sự tồn vong của VN bắt ông như vậy…“. Nghĩa là giờ phút mất còn của dân tộc Vua phải chọn người kiệt suất nhất trong nước mà ông có, cho „Sư tồn vong của Việt-Nam“. Nếu không có cuộc binh biến  1.11.1963 thì không ai tin, sau ông Ngô Đình Diệm miền Nam hết chính khách tầm cở cứu nước. Có lẽ TT Tưởng Giới Thạch nói không sai „…Việt-Nam may ra một trăm năm nữa mới có Ngô Đình Diệm thứ hai…“. Những người thay ông Ngô Đình Diệm đã không làm được điều gì mới mẻ tốt hơn mà chỉ dựa vào những sách lược đã có từ thời ông Ngô Đình Diệm như: Tố Cọng, Chiêu Hồi, mà còn làm hại quốc gia như: Bỏ Ấp-Chiến-Lược, truy bắt những người cán bộ giỏi của Mật Vụ Miền Trung, làm cho tình báo miền Nam kiệt quệ đến nỗi những tên CS do Mật Vụ Miền Trung bắt đang nhốt trong tù lại thả ra, không biết đó là Tướng tình báo chiến lược của miền Bắc như tên Mười Hương sau đây:
Trích „HÀ NỘI CHUỘC MƯỜI HƯƠNG 
Mười Hương bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Dương Văn Hiếu bắt vào tháng 6 năm 1958. Mười Hương rất bất ngờ và các cấp trên của ông ta ở Hà Nội lúc đó cũng rất ngạc nhiên. Trong nghề tình báo, Hà Nội thường đánh giá Mười Hương là một người thận trọng, chín chắn, và có kinh nghiệm hoạt động. 
 
Sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, Việt Cộng đã nhờ một Trung Tướng của VNCH, người Huế, theo Phật Giáo, và là một điệp viên của Việt Cộng, vận động để thả Mười Hương ra. Trung Tướng này đã nói chuyện với Tướng Mai Hữu Xuân lúc đó được Tướng Dương Văn Minh cử làm Đô Trưởng Sài Gòn, kiêm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo với “sứ mạng” là kiếm tiền. Tướng Xuân đòi 50.000 USD (Theo tài liệu của Việt Cộng là 5.000.000$=125.000 USA). Hà Nội đồng ý. Sau khi đưa tiền, Mười Hương đã được phóng thích. Như vậy Mười Hương đã chỉ tù hơn 6 năm đúng như Mười Hương đã kể. 
 
Sau 30.4.1975, ông Nguyễn Tư Thái, Phụ Tá Trưởng Đoàn Công Tác, đã bị Công An Việt Cộng bắt và bị đưa đi thẩm vấn tại nhiều cơ quan khác nhau. Khi bị giam ở trại Thanh Liệt, nhiều cán bộ cao cấp từ trung ương đã đến hỏi ông về những lời khai của Mười Hương. Năm 1986, khi ông được đưa về giam tại trại Nam Hà, Bộ Chính Trị phái một Tướng tên là Hải và một Đại Tá đến hỏi ông về chuyện hợp tác giữa Mười Hương và cơ quan tình báo VNCH. Ông viết: “Cũng trong dịp này, hai tên cán bộ này có cho tôi biết sau năm 1963 phải lo lót cho nhóm Dương Văn Minh và Mai Hữu Xuân trên 5 triệu đồng Mười Hương mới được thả ra.” 
 
Người thứ hai cũng đã được Hà Nội thương lượng để được Tướng Mai Hữu Xuân phóng thích là Đại Tá Lê Câu, chỉ huy Cục 2 Quân Báo Miền Nam, bị bắt tại Sài Gòn năm 1962. Đại Tá Lê Câu lúc đó đang bị giam ở Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, số 3 Bến Bạch Đằng, Sài Gòn, đã được Mai Hữu Xuân cho chuyển qua Tổng Nha Cảnh Sát để chờ đợi được phóng thích sau khi thương lượng xong. Nhưng khi cuộc thương lượng về tiền bạc đang được tiến hành, CIA được tin Mai Hữu Xuân đã thả Trần Quốc Hương (Mười Hương), nên sợ Mai Hữu Xuân cũng sẽ phóng thích Đại Tá Lê Câu sau khi nhận tiền của Việt Cộng, do đó CIA đã yêu cầu Tổng Nha Cảnh Sát cho mượn Đại Tá Lê Câu để thẩm vấn. Đại Tá Lê Câu đã được đưa về lại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo rồi được CIA đưa ra chiến hạm Mỹ ở Thái Bình Dương để lấy lời khai và lưu giữ một thời gian, vì thế Tướng Mai Hữu Xuân không thể phóng thích Đại Tá Lê Câu.” ( hêt trích )
 
Xem thế mới thấy vua Bảo Đại mặc dù không có bản lãnh, nhưng nhà Vua cũng có cái nhìn khá hợp lý, khi ông mời ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng. Ông Ngô Đình Diệm trả lời nhà Vua: „ Xin Hoàng Thượng để cho anh em Việt Nam Quốc Dân Đảng họ làm“, nhà vua từ chối: „không được, ông không thấy đó sao“. Mà qủa thật hồi 1945 các đảng phái quốc gia của chúng ta quá yếu, một số đảng viên cao cấp đang ở bên Tàu dựa vào Tưởng Giới Thạch đã không về nước kịp thời để đối phó với tình hình dầu sôi lửa bỏng của đất nước. Nhìn vào các đảng phái quốc gia thì thấy, tuy có danh nhưng thực lực thì không tin được. Bằng chứng là cuộc biểu tình của phe quốc gia Trần Trọng Kim tại Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã bị CS cướp lễ đài. Các đảng phái quốc gia không giữ được chủ động để CS biến thành ngày mà CS gọi là „cách mạng mùa thu“. Sự kiện nầy đã chứng minh cho lời nói của Vua Bảo Đại khi mời ông Ngô Đình Diệm như trên là đúng. Theo dấu vết lịch sử thì thời điểm đó ông Ngô Đình Diệm đã viết đơn xin đi tu, nhưng lời nài nỉ của vua Bảo Đại nói đến lòng yêu nước và trách nhiệm, làm xoáy động lòng yêu nước và trách nhiệm của ông mà ông phải nhận lời:
 (Trích trang 515 Con Rồng Việt Nam, hồi ký của Bảo Đại) Bảo Đại cho mời ông Ngô Đình Diệm và nói: “Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.
- Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ! Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu.
- Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay, tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
  Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông đáp:
- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó....”
Đây là đơn xin nhập dòng tu của ông Diệm trước khi nhận lời vua Bảo Đại  giúp nước:
                                                         
 
 
(Xin phép được tạm dịch lá thư của cụ Diệm xin làm tu sĩ tại đan viện Saint André như sau - tuy nhiên vì không phải là Công Giáo cho nên chắc chắn có những chữ dịch không đúng lắm xin miễn thứ cho!)
Bình An + Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Amen.          
Con là thầy Jean Baptiste Odilon, Ngô Đình Diệm, xin hiến dâng đời con cho Đức Chúa Trời Toàn Năng, cho Đức Mẹ Đồng Trinh Hiển Thánh, cho Cha Thánh Benoit (*) để làm tu sĩ của đan viện Saint André và con xin hứa là sẽ cải đổi tâm tánh theo tinh thần giáo luật của chính Cha Thánh Benoit, tuân theo những điều lệ của tu sĩ, dưới sự chứng giám của Đức Chúa Trời và các vị Thánh Thần.
(Ký tên - Ngô Đình Diệm) ( lời người dịch )
Trước đó Đức Vua cũng đã yêu cầu ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ mà ông không nhận:
Trích Bảo Đại con Rồng Việt Nam trang 498)“…..Tôi (Vua Bảo Đại) gọi điện lên tu viện Viteaux cả thẩy 4 lần, nhưng ông Diệm không tiếp điện, Tôi (Vua Bảo Đại) cầu cứu bà Nam Phương, vì Tôi biết ông Diệm rất nể bà này. Quả nhiên, đúng như Tôi nghĩ, ông Diệm tiếp điện bà Nam Phương, nhưng một mực từ chối về Việt Nam làm Thủ Tướng. Thấy không gì lay chuyển được ý chí cương quyết của ông; sau cùng bà Nam Phương nói: “Thôi Tôi không đề cập đến việc quốc trưởng có ý muốn mời Ông về làm thủ tướng nữa, mà chỉ xin Ông, vì nể tình vợ chồng Tôi, cho vợ chồng Tôi được gặp một lần…”
 
Đại Sứ Frederick Nolting cũng là người bênh vực TT Ngô Đình Diệm:
 
 “Ông Đại Sứ Hoa Kỳ  Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy" của ông ta, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:
"Tôi đã có đọc lịch sử Việt Nam, và đã biết các cuộc chiến tranh giành độc lập của xứ sở này, và cũng đã biết là ông Diệm hiểu biết tường tận, thấu đáo vấn đề.  May mắn là tôi cũng đã có một căn bản hiểu biết đáng kể về  triết học và khoa tôn giáo đối chiếu.  Nhưng tôi hoàn toàn không được chuẩn bị để nghe những điều như thế nàỵ  Càng nghe tôi càng thích thú .  Tôi đặt những câu hỏi.  Mỗi câu hỏi lại mở ra một chương mới, và sau một thời gian tôi nhận ra sự dấn thân tận hiến và lòng say mê của con người này, là người đã hiến trọn đời mình để giữ cho bằng được căn cước lịch sử của dân tôc của ông  ta và ông ta hiểu nó, yêu thích nó.
...Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của ông ta là người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ông ta (TT Diệm) không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của VN. Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến đấu cho nền độc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN.
Ông bảo tôi: "Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô gía của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời". Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này và ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam VN trở nên lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt cộng là đúng.  Việt cộng thường nói rằng: "Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước VN đã từng là thuộc địa của Pháp". Về điểm tế nhị này tôi đã có thể trấn an ông ta, vì toàn bộ ý niệm của những khuyến cáo cho toán đặc nhiệm cũng như những huấn thị cho tôi do TT Kennedy ban hành, là phải giúp Nam VN tự bảo vệ nền độc lập tự Do của họ cho chính họ" (Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy"). (hết trích )
Khi đã từ chối người Mỹ đến nước đó, thì ông Ngô Đình Diệm ắt phải có cách giải quyết mà ông tin là tốt hơn cách cho người Mỹ đưa quân bộ chiến vào Nam VN. Điều mà chúng ta có thể thấy được là Liên-Sô, Trung-Quốc đang ve vãn, lôi kéo ông Ngô Đình Diệm đừng quá lệ thuộc vào Hoa Kỳ, có nghĩa là Nga Tàu muốn cho ông ngô Đình Diệm biết, ông đừng quá lệ thuộc vào Mỹ thì chúng tôi ( Nga Tàu ) không giết ông đâu. Đây là cách giải quyết tốt cho Nam VN, là vừa cầm chân Bắc Việt, vừa không lệ thuộc vào Mỹ quá đáng. Thật tiếc, người Mỹ không để cho ông Ngô Đình Diệm thực hiện cách giải quyết nầy. Rõ ràng Cọng Sản Bắc Việt lo lắng, sợ ông Ngô Đình Diệm đi đêm với Liên-Sô,  Trung-Quốc, thì mộng chiếm Nam VN của Bắc Việt không bao giờ thực hiện được.
Khi ông Ngô Đình Diệm đã chết, Bắc Việt đã học được bài học nầy từ ông Diệm để đi đêm với Mỹ bỏ rơi VNCH như hiệp định Paris 1973, nên Hà-Nội đã thắng Sài-Gòn. Thật đáng tiếc! Nga Tàu đang ve vãn ông Diệm thì việc cầm chân Bắc-Việt là chuyện khả thi. Ông Ngô Đình Diệm đã nói với cán bộ quốc gia:  „Chiến tranh nầy là vậy, đánh nhỏ chết ít đánh lớn chết nhiều, cứ cầm chừng như vậy để chờ biến chuyển thế giới. Nếu đánh lớn các nước lớn nhảy vào ta không kiểm soát được chiến tranh nguy hiểm“.
 Cách tính toán của ông Ngô Đình Diệm từ: Tố-cộng, Chiêu-hồi, Tình- báo, Ấp-Chiến-Lược, Hòa-hoãn, chờ Biến-Chuyển-Thế-Giới, là những sách lược khả thi và cần thiết cho Nam VN để thoát cuộc chiến tranh và ba thế lực hiểm độc Mỹ, Nga, Tàu. Tiếc thay, kỹ sư giỏi mà không có đội ngũ công nhân giỏi thì cũng thất bại !
Xem thế mới thấy rằng, việc Hoa Kỳ giết ông Ngô Đình Diệm là cột trụ của nền chính trị Nam VN vào thời đó, là một sai lầm chính trị quá lớn làm chết cả một nước là VNCH. Làm Hoa Kỳ thua trận, điêu đứng, mất danh một cường quốc chưa hề thua trận! Từ sau ngày 1.11.1963 Liên sô, Trunh Cọng không thèm nói chuyện với bất cứ nhân vật nào của miền Nam nữa. Từ đây Bắc Việt nói chuyện thẳng với Hoa-Kỳ. Bắc-Việt coi VNCH ngang hành với MTGPMN, còn Bắc Việt đương nhiên đòi ngang hàng với Hoa-Kỳ. Nội việc xếp chỗ ngồi tại hội nghị Paris mất thời gian cũng vì dành chỗ. Cuối cùng VNCH cũng không hạ được MTGPMN xuống thấp hơn mình !
             Chỉ sau ngày 1.11.1963 Cộng Sản mới đánh cấp trung đoàn, như trận Bình-Giã vào tháng 12. 1964, mở màn cuộc chiến tranh bất khoan nhượng. Liên-Sô, Trung-Cộng và Bắc-việt quyết tâm lấy lại nông thôn. Trước hết, phá tan Ấp-Chiến-Lược, mở rộng chiến tranh lấy nông thôn bao vây thành thị, vừa ngăn chận Bắc Tiến, vừa lấy lại tù binh. Đặc biệt CS đã thắng lợi về tình báo. Những tên CS bị “Mật-Vụ-Miền-Trung” bắt, đều được thả ra quay trở lại chiến trường, tàn sát đồng bào miền Nam hồi tết Mậu-Thân. Điển hình là số tù binh CS đang nhốt trong khu 9 hầm ở Huế: 9 cái hần đó nguyên năm 1945 quân dội Nhật Bổn xây làm kho chứa đạn. Vị trí nằm về phía tây nam Thành phố Huế cạnh Dòng tu Thiên An và cạnh lăng Vua Khải Định cách thành phố Huế Khoảng 10Km. Sau 1945 quân đội Pháp dùng 3 cái làm pháo dài an ninh xa cho thành phố Huế. 6 cái kia quân đội pháp vẫn chứa đạn. đến thời đệ I VNCH dùng 4 cái làm nơi gian giữ cán bộ cộng sản cao cấp do cơ quan tình báo Đặc Nhiệm Miền Trung của ông Dương văn Hiếu và 2 hầm của cơ quan tình báo Bắc Ông Phan Quang Đông giam giữ cán bộ tình báo cao cấp cộng sản mà cơ quan ông Đông đã bắt giữ. Ngày 2/11/1963 Thích trí Quang và cộng sản cho người đem áo cà sa và dao cạo tóc vào đó , đám Cộng sản cạo tóc mặc áo cà sa vào thành hòa thượng, phật tử kéo lên 9 hầm phao vu mật vụ Nhu Diện giam giữ các thầy, rước các thầy ra, sau đó các thầy lên mật khu“ ( trích Liên Thành ).
 
            Sau ngày 1.11.1963 quyền uy của Thích Trí Quang quá lớn, không ai dám đụng tới. Nhất là Huế cái nôi của tranh đấu 1963. Số tù binh nhốt trong khu 9 hầm bổng chốc biến thành thầy tu thì những người quốc gia như Thiếu tá Liên Thành tức chịu sao nỗi. Bởi vậy Thiếu tá Liên Thành gọi Thích Trí Quang là tội đồ.  (xin đọc Biến Động Miền Trung của Liên Thành). Bà Phan Quang Đông nhờ Tướng Đỗ Cao Trí tư lệnh vùng cho chồng bà khỏi tử hình, nhưng Tướng Trí không dám cho. Ông Tướng nói rằng: Bà hãy đến xin thầy Thích Trí Quang. Xem thế, binh biến ngày 1.11.1963 được xem như: Bà vú nuôi Mặt-Trận-Giải-Phóng-Miền-Nam lớn mạnh; Là người dẫn đường cho quân đội Mỹ vào miền Nam VN; Là con dao giết chết VNCH; Là dượng ghẻ tạo mọi bất hạnh cho miền Nam hôm nay. Khi không còn ông Diệm nữa thì Bắc Việt đánh giá miền Nam không còn bất cứ một nhân vật nào có đủ bản lãnh đứng độc lập với Mỹ nữa. Sau ngày 1.11.1963 dù Mỹ có đổ quân bộ chiến vào miền Nam Việt-Nam hay không thì Bắc Việt cũng sẽ quyết tâm chiếm Miền Nam như đã xảy ra. Mỹ thì đã không cố tình đánh dập đầu Bắc Việt, để dễ bề bắt tay với Tàu, tạo cho mình thế thượng phong trong chiến tranh lạnh. Hơn nữa, Mỹ cũng không có sức trường kỳ chiến đấu như đã thấy. Những người vô tình hay cố ý làm tay sai cho Mỹ trong cuộc binh biến 1.11.1963 đã trở thành những người tự giết mình và giết miền Nam thân yêu là Việt-Nam-Cộng-Hòa !
 
          Nguyên nhân chính làm sụp đổ miền Nam là binh biến ngày 1.11.1963, mà binh biến nầy, là một phần từ cuộc ly khai của Việt-Nam-Quốc-Dân-Đảng và Đại-Việt năm 1955. Đây là lời tâm sự của một cấp lãnh đạo vào thời đó:  
„Ông N D là một vị lãnh đạo, lão thành của Việt Nam Quốc Dân/Quảng Nam, người đã đưa QDĐ/QN vào rừng, ly khai chống chính phủ Ngô Đình Diệm. Thành tích diệt cộng sản của QDĐ, nổi tiếng về vụ họ tận diệt các ổ cán bộ được cộng sản cài lại, trước khi rút về Bắc. Đến nỗi chính quyền Hà Nội phải kêu cứu với Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến nhờ can thiệp. Ông ND tâm sự: „Hồi còn trẻ, hăng say hết chống Tây tới chống Vẹm, không biết mệt, biết sống, biết chết là gì. Khi chống ông Diệm, vô rừng đười ươi khỉ đột là bạn, rắn rết là thực phẩm vừa ngon vừa bổ, nhưng khi về hợp tác xây dựng thấy thật là vui. Khi ông Diệm bị lật đổ, rồi bị giết, Phật giáo (PG) tranh đấu đòi ly khai Sài Gòn, đòi đuổi Mỹ, đòi trung lập, chúng tôi thấy dân mình bị đưa đến cửa tử rồi, toàn thể Đảng bộ họp quyết định chống tới cùng. Tôi bị Tỉnh Hội PG Quảng Tín tuyên án tử hình. Mình có đồng chí đông sợ gì, nhưng cuộc sống không còn gì vui nữa. Khi cộng sản tràn vào, anh em chúng tôi thề quyết tử. Nhưng mười đánh một chẳng chột cũng què, tôi bị chúng giộng cho 13 cuốn lịch (13 năm tù). Bây giờ qua đây cuộc đời đã về chiều, nghĩ lại nhiều cay đắng, ít ngọt bùi, buồn thì còn đó mà vui chẳng thấy đâu! Tôi qua đây các đồng chí đến thăm khá đông, có đồng chí cựu Thượng Nghị sĩ đề nghị tôi đứng ra quy tụ anh em, vì từ thời ông Diệm, bị truy diệt tan tác, cần tái sinh hoạt để lấy lại khí thế, tôi thoái thác vì cảm thấy mệt quá rồi, và tôi nói thẳng với mấy đồng chí nầy rằng: “nói ông Diệm truy diệt mình là sai. Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, vì mình muốn diệt ông trước, mà không diệt được, nên ông diệt lại mình là đúng thôi. Sao chỉ trách  người mà không nghĩ lại mình“
  (Nguyễn văn Minh Hãy lương thiện với Đệ I Cộng Hòa)
Tôi dám nói binh biến 1.11.1963 làm sụp đổ Nam VN là do miệng kẻ thù chúng ta là Võ Nguyên Giáp nói ra „ Chiến thắng năm 1975 chúng tôi đã nhìn thấy từ năm 1963“. Tôi đồng ý với ông Dương Văn Minh khi trả lời phóng viên AP : tại sao hai ông ( Diệm, Nhu ) phải chết? Ông Minh: „Vì ông Diệm quá được lòng nông dân“, mà nông dân chiếm 80% dân số. Hãy nhìn Thái-Lan phe áo đỏ nông dân luôn luôn thắng trong các cuộc bầu cử dân chủ. Cọng Sản dùng nông thôn bao vây thành thị, mà ông Ngô Đình Diệm được lòng nông dân, Ấp-Chiến-Lược bảo vệ dân là sách lược chống Cọng đi đúng hướng, sẽ thắng cuộc chiến tranh Quốc Cọng. Con dân Việt nam không phải lưu vong, không lo mất nước như ngày hôm nay!
Đức Quốc, ngày 31. 03. 2014                                                                     
Nguyễn Duy Sâm

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire