mardi 24 juin 2014

Bà Đầm Xòe, tác giả Phạm Thành

Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 23.

Phạm Thành

23.

Khi cha tôi còn ở trong Trại Cải tạo, cứ mỗi lần tôi nhớ đến cha tôi là tiếng nói của Hò Văn Đản lại oang oang vang lên trong đầu tôi:
“Ấp vịt kinh doanh là phát triển tư bản tự phát, là tạo ra giai cấp tư sản”,
làm tôi rùng mình cả người,
làm tôi tự nhiên lại đưa tay bóp chặt chim tôi lại,
làm nước đái trong chim tôi bị bất ngờ chặn lại,
làm chim tôi lập tức bị phồng lên,
làm mặt tôi buộc phải cúi xuống nhìn nó.

“Ồ, không làm sao”.
Đầu chim tôi vẫn tròn tròn như hai con mắt của Hò Văn Đản đang mở to hết cỡ nhìn vào những con vịt non tơ mới nở, óng ánh màu lông sặc sỡ, và đôi mắt chúng đang mở to ngơ ngác với cái miệng bẹp bé tí cố kêu lên khiếp, khiếp, kinh hải nhìn những con người sắp bắt chúng đem đi. Và trong đầu tôi đồng thời lại xuất hiện, rõ mồn một lá cờ đỏ búa liềm mang hồn máu đang tung bay phần phật, phấp phới
trong gió,
trong mưa,
trong bom,
trong đạn
cùng tiếng giáo huấn đang oang oang của Hò Văn Đản:
Giết nhầm còn hơn bỏ sót.
“Ôi, búa với chả liềm. Búa thì nện mà liềm thì cắt, còn gì là đời, chim ơi!”.
Tôi rùng mình cảm thấy ớn lạnh ở giữa cái đoạn kết nối thân chim với hai quả tinh hoàn.


Vọng
Cậu Cao Công Thắng đội thẳng đầu lên nắp quan tài, phát ra âm thanh ùng ùng, rồi gắt gỏng tôi rất quyết liệt:
“Thằng cháu loạn chữ nghĩa mất rồi. Nó là cái lá khoai không hơn không kém. Nó không thể bịt nổi cái lồn thì làm sao mà đánh lừa được cái cặc thúi. Chẳng qua là người ta sợ súng đạn nên buộc phải tin nó mà thôi”.
Bác sĩ Minh Quân hốt hoảng:
“Súng đạn nào?”.
Cậu Cao Công Thắng:
“Còn súng đạn nào nữa. Cứ hỏi Hò Văn Đản ấy. Tội của hắn cả đấy. Bây giờ bị giảm lỏng trong nhà tù do chính hắn xây dựng mà hắn vẫn chưa nhận ra đâu. Bị người ta moi óc, cắt lưỡi, moi lòng ruột vứt cho chó nhai mà vẫn chưa nhận ra đâu. Hắn đang phải cô đơn một mình và đang rên rỉ đấy. Hắn rên rỉ một mình, khóc than một mình mà các đồng chí của hắn vẫn nhắm mắt làm ngơ, vẫn tiếp tục lừa bịp người bằng niềm tự hào không thể san sẻ cho ai của hắn. Các ông có nghe hắn vẫn đang hát một mình ở kia kìa, không?”.
Cả bốn ông cùng im lặng lắng nghe Hò Văn Đản đang gân cổ lên hát:
“Ta là người vĩ đại. Ta đã đi khắp Nam – Bắc – Tây – Đông. Ta đã vào đất thánh của Mác, Anghen, Lênin ngay nơi các ông ấy đã sinh ra và lớn lên. Ta là em của Stalin, Mao Trạch Đông- những con người vĩ đại. Bơ sữa bánh mì Tây chả xa lạ gì với ta. Cả gái Tây nữa. Những con bê Tây non, êm đềm như nhung như lụa, ta cũng chả lạ gì.
Ta đã nhất quyết đem luận thuyết từ trời Tây về đây, rồi ta hô biến nó vào cờ đỏ, sao vàng, cờ búa và liềm, rồi nhất quyết treo lên đỉnh cao nhất của đình làng nước Mynga.
Chính từ cái cờ búa và liềm đó, ta đã sinh ra đảng viên, chi bộ, đảng bộ, đảng uỷ, trung ủy cho nước Mynga với quyền năng tối thượng trong cai trị dân chúng, giống như vua Lê Tương Dực tàn bạo, Lê Long Đĩnh mượn cái đầu nhà sư để lóc vỏ đẫn mía.
Dân Mynga chả mấy ai quên cái ngày tưng bừng đó đâu.
Ta tự hào về ngày đó. Đó là ngày ruộng đồng, sông núi Mynga trở nên chộn rộn. Từ đường cái quan đến đường ngang, đường dọc, ngõ nhỏ, phố nhỏ, trong từng ngôi nhà, đâu đâu cũng thấy búa và liềm cùng cờ đỏ, sao vàng phất phới tung bay như gió cuốn với những lời sát thát theo Chủ nghĩa anh hùng cách mạng rầm vang:
Cách mạng muôn năm.
Đập tan đế quốc, phong kiến.
Mác- Lenin vô địch muôn năm.
Stalin muôn năm.
Mao Trạch Đông muôn năm.
Đảng Cộng sản Mynga muôn năm.
Hò Văn Đản muôn năm.
Ta còn dùng loa để gọi, dùng dân quân du kích lùa dân ra đình làng để nghe ta huấn thị.
Dân sung sướng lắm khi ta long trọng hứa chỉ trong vòng vài chục năm nữa thôi, dân ta sẽ hạnh phúc, no đủ
Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Nghĩa là, của cải thừa mứa, ai muốn ăn gì, ăn bao nhiều thì tùy, ai muốn làm, không làm cũng tùy thích…
Dân Mynga ta đang như bày chin sẻ đói, đàn cào cào đói, đang đỏ mắt từng ngày, từng giờ mong có miếng cơm vào bụng, có manh áo che bộ hạ,
Ta tuyên truyền thế, chẳng có đứa dân điên nào lại không theo. Rồi ta lại hát đầy nhiệt huyết và khí phách để lôi kéo họ:
Cơm áo về cho nông dân,
Ruộng đất về với dân cày.
Tự do về cho nhân dân.
Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rể.
Giết nhầm hơn bỏ sót.
Cò hồn Xã nghĩa muôn năm.
Ta chỉ mới hát có thế mà dân Mynga như ngửi thấy trong gió có mùi cây xanh, lá non ở phía trước, đồng loạt vỗ cánh, ào ào bay theo cờ đỏ, sao vàng, miệng cũng hát vang như sấm rền:
Đâu rừng xanh,
Đâu mạ non,
Đâu có lá là ta cứ đi…
Đó là những lời đường mật của ta. Ong, bướm nào không rộn ràng mắc bẩy. Ta ban mệnh lệnh ra. Ta đem ảnh Kax marx, Anghen, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Vũ Đại, Võ Sắt, Việt Quốc, Văn Hoang…phát không cho mỗi nhà, yêu cầu họ treo ảnh những lãnh tụ này vào vị trí trang trọng nhất trên ban thờ của mỗi nhà.
Ta đã làm một công cuộc đổi mới trên ban thờ cho mỗi nhà.
Ta cũng là người đầu tiên cho dân ở nước Mynga biết, thế nào là lãnh tụ, là tranh ảnh hiện đại.
Hình ảnh lãnh tụ to và rõ lắm. Mặt ông nào cũng béo tròn, phương phi. Đến ông đại tướng năm sao, đang nhọc công đánh giặc, mặt cũng nung núc những thịt là thịt. Dân Mynga khoái lắm, cứ trầm trồ khen từ cái lông tơ trên má chú này, cái tóc muối tiêu trên đầu chú kia, đến cái ngôi sao trên ve áo chú Đại tướng, tất cả đều rõ mồn một; còn ảnh ta, mặt ra mặt, cằm ra cằm. Cái bộ râu của ta, cái bạc, cái đen, xoăn xoắn vào nhau mà cái nào ra cái nấy; đặc biệt trên mỗi con ngươi của mắt ta lại có những hai đốm sáng:
Mắt ta sáng
Chí căm thù[1]
Đâu có người là ta dương súng bắn”.
Cậu Cao Công Thắng cắt ngang bài hát của Hò Văn Đản:
“Cái thằng, mắt có những bốn đốm sáng trong con người, nhất định mày là một xạ thủ giói, bắn đâu trúng đó. Cho nên, khi thấy mày dương súng lên,
một là, đối thủ phải chấp nhận chịu chết với mày;
hai là, đối thủ phải chấp nhận đầu hàng mày.
Không thể có con đường thứ ba cho nhân dân lựa chọn”.
Tôi cũng gào to lên, cắt ngang tiếng hát của Hò Văn Đản:
“Bà con ơi! Thấy chưa kìa, biết chưa kìa, mắt Hò Văn Đản có bốn con ngươi đấy. Chả trách ông ta tài giỏi. Đôi mắt ấy đến ma qủy cũng phải khiếp, chứ nói gì đến kẻ thù.
Chả trách mà ông ta cái gì cũng biết, cái gì cũng hay.
Dân Mynga nhờ ông ta mà đánh thắng mấy kẻ thù to, dân lại ngày một thêm
no ấm,
hạnh phúc,
và cả
tự do
nữa kìa.
Những ảnh ấy treo trên bàn thờ,
ông bà nào còn dám về?;
hồn tổ tiên nào còn dám về?;
ma mảnh nào còn dám quấy?
Mà ông bà tổ tiên còn có việc gì nữa mà về, chung riêng gì, vật chất, tinh thần gì người ấy lo liệu cho cả rồi; mà có về cũng chẳng có cỗ bàn mốc nào ở trên đó đâu”.
Tôi gào lên rồi tôi rùng cả mình, rồi tôi mở lòng tôi ra nhận về sự vĩ đại ấy. Chao ôi là vĩ đại. Rồi tự nhiên miệng tôi cũng mở ra hát những lời theo giọng điệu ông ta vừa hát:
“Chim ơi, đừng co lại nhé.
Chim ơi đừng phóng tinh trùng nhăng nhít nhé.
Đừng vì kinh sợ mà vội xả ra một đống tinh trùng vố lối nhé”.
Tôi cũng chưa lúc nào nguôi ngoai lời nói oang oang bất hủ của Hò Văn Đản đối với nhà tôi:
“Nhà mày nhiều người, học giỏi thì tao có nhiều gông, nhiều nhà tù cho nhà mày”.
“A, có lẽ vì tinh thần của lời nói này mà có lần thày Hà Độ đã quẳng sách học tập của tôi đi chăng?”.
Ấy là khi tôi đang học lớp bốn.
Một bận, thày Hà Độ ra bài tập toán cho học sinh, yêu cầu:
“Ai làm xong bài trước, đưa lên bàn để anh chấm trước”.
Tôi làm xong trước tiên, đem lên cho thày chấm.
Tôi:
“Thưa thày, em đã làm xong”.
Chẳng biết thày đang giận ai mà chỉ xem qua bài của tôi, mắt xước ngược lên, tay thày quẳng vù quyển vở làm bài tập của tôi ra ngoài cửa sổ, mặt thày hầm hầm:
“Học với hành. Này học, ra khỏi lớp. Cút về nhà”.
Tôi ngoan ngoãn ra khỏi lớp vì nghĩ rằng tôi làm bài sai nên thày mới giận mà quẳng vở của tôi đi.
Về tới nhà, tôi đem chuyện ở lớp kể cho cha tôi nghe, rồi đưa vở cho cha tôi xem. Cha tôi cũng không nói cho tôi biết là tôi làm bài đúng hay sai, chỉ thở dài, rồi hỏi:
“Thày giáo nào chấm bài cho con?”.
“Thầy Hà Độ”, tôi thưa.
Cha tôi lại thở dài một lần nữa.
Mãi sau này tôi mới biết, mấy ngày trước đây, có cán bộ Ủy ban đến đọc quyết định hạ thành phần cho nhà tôi và mời cha tôi lên làm chân thư ký Ủy ban. Cha tôi không những không lên mà còn mắng lại chúng: “Tao không làm việc với quân vô học”. Có lẽ vì câu nói ấy mà thầy giáo Hà Độ đã nhận lệnh của Ủy ban quẳng sách của tôi đi chăng?
Thầy còn nói:
“Học giỏi mà làm gì? Học nhiều, giỏi giang, giầu có cũng chỉ để làm mồi ngon cho Hò Văn Đản”.
Do cha tôi không giải thích lý do vì sao thầy Hà Độ lại giận tôi nên tôi cứ ấm ức mãi. Tôi cứ tưởng thầy Hà Độ quăng vở của tôi là vì tôi đã không gọi thầy bằng anh.
Chế độ mới không cho phép gọi thầy giáo bằng thày mà phải gọi bằng anh. Lý do là xã hội mới, con người buộc phải sống bình đằng với nhau vì tư cách ai cũng buộc phải như ai, mỗi người mỗi việc đều do nhà nước phân công giao việc. Anh đi cày thì thôi đi bừa. Anh đi dạy học thì thôi gánh phân. Chẳng có ai là thày ở đây cả.
Tôi đã không nhớ đường lối này của Hò Văn Đản, lỡ mồm gọi thày Hà Độ bằng thày nên mới bị thày xử lý như vậy.
Sở dĩ tôi hay nhầm nhò như vậy là do cha tôi không chịu cái đường lối gọi thày bằng anh của Hò Văn Đản.
Cha tôi nói:
“Truyền thống Mynga là tôn sư trọng đạo.
Bán tự vi sư, nhất tự vi sư,
Không thày đố mày làm nên, ngàn vạn năm nay nó thế. Đạo có thể mất, nhưng tôn sư cũng mất theo thì cáí xã hội đó là xã hội của bọn Cái Bang[2], bọn du thủy, du thực, bọn cá mè một lứa, bọn trâu bò, chó ngựa đội lốt người… Vì vậy, cha tôi vẫn khuyên tôi gọi những người dạy chữ cho thiên hạ, cho chính mình là thày. Vì thế mà trong đầu tôi lúc nhớ, lúc quên.
Ở nhà tôi buộc phải gọi thày là thày.
Ở lớp, ở trường, ở nơi đông người… tôi buộc phải gọi thày bằng anh.
Tôi cứ đinh ninh thày Hà Độ quăng vở của tôi vì tôi đã lỡ lời gọi thày bằng thày. Và thày không muốn tôi tái phạm, gọi anh bằng thày, nên thầy mới cố tình quăng vở học của tôi đi để tôi có ấn tượng mạnh mà ghi nhớ vào tâm can, không thể tái phạm.
Vì chuyện quăng vở học mà tôi đã hận oan thày suốt một thời gian dài.


[1] Lời trong bài hát “Hành quân xa” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

[2] Tên trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Pari của Victohuygo,văn hào nước Pháp.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire