jeudi 14 août 2014

Trần Văn Lương với bài thơ " Chút Quê Hương Tạm Mượn" , Gửi Người Còn Nhớ Quê Tôi , thơ Thanh Hương​, Trần Trọng Thiện và nghe đọc nghe câu chuyện Cà Phê Saigon Xưa​

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
     Tưởng chừng thấy lại quê hương,
Ngờ đâu chốn cũ vẫn phương trời nào.
Cóc cuối tuần:
    Chút Quê Hương Tạm Mượn
    (Kỷ niệm những ngày ở Dominican Republic,
     nơi tưởng chừng gặp lại chút quê hương
     qua những quả dừa xanh, những trái bàng vàng
     và nhất là những chùm hoa phượng đỏ)
Xanh xanh từng đợt nắng trùng dương,
Chân thấp chân cao dọ dẫm đường.
Thoảng chút yêu thương đầu ngọn gió,
Tưởng chừng đâu đó bóng quê hương.

Sửng sốt dừng chân ở giữa đàng,
Ngỡ mình lạc lối, dạ hoang mang.
Chợt nghe phảng phất làn hương cũ,
Chăm chú nhìn quanh thoáng ngỡ ngàng.
Lần mò theo tiếng sóng lang thang,
Háo hức về thăm lại xóm làng.
Men dấu dã tràng quanh bãi vắng,
Chân trần, tóc trắng, nắng chang chang.
Chầm chậm băng ngang dựa gốc bàng,
Bùi ngùi nghe quá khứ dần loang.
Mơ màng sống lại ngày thơ dại,
Cùng bạn trèo cây hái trái vàng.
Xào xạc miên man rặng lá dừa,
Nghe như tiếng gọi của làng xưa,
Nghe như tiếng võng đưa nhè nhẹ,
Tiếng mẹ vỗ về giấc ngủ trưa.
Lần khua từng bước nhỏ lông bông,
Rực sáng chung quanh sắc phượng hồng.
Kỷ niệm chất chồng trong trí nhớ,
Theo hoa rộ nở kín trời không.
Phố lẻ nằm im dưới nắng nồng,
Quán hàng vắng khách đứng buồn trông.
Con đường tráng nhựa vòng vo lượn,
Cây uốn quanh co lá phập phồng.
Rác rưởi long nhong khắp phố phường,
Rì rào nước cống chảy tràn mương.
Nghênh ngang vài chiếc xe hai bánh,
Nặng gánh, rồ ga, khói ngập đường.
Thấp thoáng xa xa một xóm nghèo
Nép mình bên vũng nước trong veo.
Mươi căn nhà cột kèo xiêu vẹo,
Chèo kéo ngôi trường bé tẻo teo.
Hắt hiu mộ cũ ngóng mây trời,
Bên bụi chuối già lá tả tơi.
Dăm ngọn cau buồn phơi trước gió,
Mơ hồ như có tiếng à ơi.
Phải chăng là đó chính quê hương,
Bỏ lại đằng sau với tiếc thương.
Từ phút lên đường đi lánh nạn,
Đà hay sẽ cách vạn trùng dương.
                        x
                   x        x
Rộn rã sau lưng tiếng nói cười,
Buồn thay, nào phải tiếng quê tôi.
Bồi hồi chợt thấy mình đơn độc,
Cười khóc vu vơ giữa xứ người.
             Trần Văn Lương
                Cali, 8/2014

Khi chúng ta là người tha phương, trong tấm lòng người xa xứ, không thể naò hình bóng quê nhà có thể xóa được trong tim mình.
Anh Trần Văn Lương hay bất cứ ai, dù đến nơi naò thấy một chút cây cỏ giống nơi mình sinh ra thì đã mường tượng quê nhà ở nơi đó.

"Tưởng chừng thấy lại quê hương,
Ngờ đâu chốn cũ vẫn phương trời nào."

Trần Văn Lương





Có xa quê mà quê nhà thì ngaỳ xa dần trong ký ức trở lại, nay thì bao công sức của anh như một  kiếp sống dã tràng...

"Lần mò theo tiếng sóng lang thang,
Háo hức về thăm lại xóm làng.
Men dấu dã tràng quanh bãi vắng,
Chân trần, tóc trắng, nắng chang chang."

​Trần Văn Lương



Viết đến đây, lòng đầy cảm xúc, kính gửi đến ai còn nhớ đến quê tôi 1 bài thơ viết vội trên máy.

Caroline Thanh Hương



Gửi Người Còn Nhớ Quê Tôi


Một mối tình quê có nhớ chăng ?

Ruộng lúa, đồi nương dưới ánh trăng.

Rợp bóng dừa xanh, trầu trẩy nhánh

Một người con vắng thấy buồn giăng.


Cò cò, đánh đũa tiếng cười vang

Bao trẻ hò ca dưới cờ vàng.

Ngày cũ phai dần theo nguyệt lặn

Nhà ta bên ấy vẫn lầm than.


Trời tây khắc nghiệt, tuyết đông sang

Nắng ấm Việt Nam, thấy ngỡ ngàng.

Ký ức còn đây bao kỷ niệm

Phai sương, mái tóc  nhuộm sang vàng.


Thanh Hương

1 commentaire:


  1. Chị Thanh Hương tả một phần nỗi nhớ, xin tiếp tay chị để nói lên
    ẩn ý xâu sắc mà chị chưa diễn hết .


    Gửi Người Còn Nhớ Quê Tôi

    Tình quê có nhớ, chỉ phải chăng
    Còn đâu những lúc mình với trăng
    Hoa cười , nguyệt thẹn, cây đâm nhánh
    Hạnh phúc vui tươi luôn bổ giăng

    Tâm óc vẳng nghe những tiếng vang
    Dân oan kêu khổ thay oanh vàng
    Ngư ông dầy dạn, con tầu lặn
    Tham ô, bán nước, vạn câu than

    Lòng nhớ quê hương lại đổi sang
    Ngóng trông Dân Chủ chẳng ngỡ ngàng
    Trăm triệu con dân đang khẩn niệm
    Ngày đó nhớ thương được bát vàng


    Trần Trọng Thiện

    RépondreSupprimer