samedi 12 avril 2014

Le Kaizen

Le Kaizen
   

 



   
   
Kaizen tire son origine de deux mots japonais Kai (qui signifie « changement ») et Zain (qui signifie « bon »). Kaizen revient donc à dire « bon changement » soit en d’autres termes, « amélioration continue ». C’est un concept ou une philosophie appliquée dans les entreprises et dont le but est de promouvoir quotidiennement de petites améliorations à tous les niveaux et sans induire de gros investissements.
 
Avec l’évolution et les transformations permanentes de l’environnement des entreprises (concurrence, nouveaux procédés, innovations technologiques, nouveaux produits), les réalités des marchés imposent en interne des réformes qui peuvent se traduire soit par l’acquisition de nouvelles ressources encore plus performantes en terme de coût, de délais, de productivité (souvent coûteuses et peu concertées), soit simplement par l’amélioration des ressources dont on dispose déjà. Le Kaizen repose essentiellement sur cette seconde option. C’est une méthode assise sur l’analyse de l’existant, la comparaison à la réalité afin de rendre meilleur les acquis.
 

Définition kaizen.jpg (13242 octets) Retour La méthode KAIZEN est japonaise

Définition kaizen.jpg (13242 octets) Retour
La méthode KAIZEN est japonaise. Ce mot est en fait l'association de deux mots :
  • KAI : changement
  • ZEN : bon (pour mieux)
Ces deux pictogrammes associés forment le mot Kaizen que l'on peut traduire par "continuelle amélioration".

Thay đổi nhỏ để thành công lớn - Kaizen, tác giả Võ Hiếu Nghĩa

Thay đi nh đ thành công ln - Kaizen
- Để tưởng nhớ đến Cha tôi -

NHỎ : Lúc xưa, cha tôi thường dạy tôi : ”Petit à petit, l’oiseau fait son nid”- Từng chút một, chim đã làm thành tổ. Ý Người nói rằng hãy chăm sóc từng việc nhỏ, hoàn thành từng việc nhỏ một, rồi mới hoàn thành được việc lớn hơn.

THAY ĐỔI : Einstein cũng đã từng khuyên “Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.” – Tác giả đã từng dịch là :
Thật điên rồ, việc cũ cứ làm hoài
Lại trông chờ kết quả diệu kỳ mới      
Để cuộc sống thay đổi, phải tự đổi
Mọi hành động suy nghĩ, cũng phải thay.

KAIZEN - CẢI TIẾN :  Thật bất ngờ, quả là mình đã rất lạc hậu, mãi đến giờ tôi mới khám phá ra được từ KAIZEN. Tìm trên Google thì đã thấy có đến trên 3,380,000 người đã truy tìm ngữ nghĩa của từ này rồi. KAI = Change = thay đổi; ZEN : Good : Tốt, Thiện, và hiện nay từ đang thông dụng là CẢI TIẾN.

Tháng Tư Hoa Vàng, tác giả Võ Hương Phố


 


 

                                                         Tháng Tư Hoa Vàng

 

 

      Mỗi sáng trên đường đến sở làm, tôi thích lái xe chậm chậm qua những con đường nhỏ quanh vùng nhà tôi ở. Hạ cửa kiếng xe xuống thật thấp để cho gió đi vào thổi bay tóc tôi. Mái tóc dài còn xanh mà tôi đã chải thật kỹ, thật suông rũ thẳng qua vai để bắt đầu cho một giòng thời gian êm ả trôi vào một ngày làm việc của tôi. Trong bầu khí lạnh của buổi sớm mai, tôi ngây ngất như cố hít hết làn gió sớm trong lành thơm nhẹ mùi hoa vào hai buồng phổi nhỏ. Từng hàng cây Palo Verde hai bên lề chạy dọc theo từng con đường nở hoa vàng rộ. Chạnh lòng nhớ cố hương, tôi lại nghĩ đến những rừng mai xôn xao tươi cười cùng gió xuân trong những ngày cận tết ở quê nhà. Dù là đang cuối tháng tư, hoa vẫn nở, cành vẫn đâm chồi xanh cho lá vươn ra. Tháng của một chia tay với nàng xuân nên nàng ta lại càng cố vươn mình thêm để khoe sắc, duỗi những cánh tay dài nõn nà như muốn níu giữ những nắm tay từ giả luyến tiếc, ngầm hứa hẹn năm sau sẽ trở lại. Thế mà tôi lại muốn tháng tư ấy qua nhanh như bóng chim bay qua cửa sổ. Vì tháng tư ấy không xinh đẹp như tôi đã thấy, chỉ là một định mệnh buồn, và đang là một vết đen không tài nào bôi xóa trong lòng mọi người Việt chúng ta. 

Danh sách các sĩ quan và quân nhân tự sát trong và sau ngày 30/4

Chưa có quân đội nào mà vận mạng các  chiến sĩ lại đau thương như quân đội VNCH.
Khi còn đầy đủ vũ khí trong tay thì không được Bắc tiến, và vận mệnh con người như những con chốt trên bàn cờ quốc tế ...
Trách ai đây ???
CRTH
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2013/06/trieu-hon-tu-si-anh-buc-tuong-en-cau.html


"Triệu Hồn Tử Sĩ", show, thơ Caroline Thanh Hương par crth2837


Không hàng !
Tự vận không hàng : bỏ cuộc chơi
Danh thơm tiếng tốt : đễ muôn đời
Nam , Hưng(*)tiết tháo hào quang tỏa
Phú , Vỹ(**)trung thành ánh sáng ngời
Hảo hớn : nhiều anh ........ lưu xứ lạ
Anh thư : lắm chị ..... lạc quê người
Tháng tư Quốc hận : còn hoài bảo ?!
Chống cộng hăng say chết mới thôi ?!
Tím
(*)Tướng Nguyễn Khoa Nam , Lê Văn Hưng
(**)Tướng Phạm Văn Phú , Lê Nguyên Vỹ

Danh sách các sĩ quan và quân nhân tự sát trong và sau ngày 30/4

DANH SÁCH NẦY CHỈ TẠM THỜI ĐƯỢC THU THẬP TRONG 37 NĂM SAU 75 . QUÝ VỊ NÀO CÓ TÀI LIỆU XIN VUI LÒNG BỔ TÚC THÊM .

vendredi 11 avril 2014

VUA HỀ VANG BÓNG MỘT THỜI… HỀ RÂU THANH VIỆT

VUA HỀ VANG BÓNG MỘT THỜI…

HỀ RÂU THANH VIỆT

Khán giả các chương trình Đại nhạc hội trong hai thập niên 60, 70 khi nhắc đến Hề nhựa Thanh Hoài hoặc Hề mập Khả Năng thì người ta nhắc ngay đến Hề râu Thanh Việt. Thủ pháp gây cười độc đáo của Thanh Việt chính là… bộ râu của mình. Ông có bộ râu quặp vô cằm, cái miệng móm rất có duyên, cặp mắt nheo nheo, giọng nói ranh mãnh. Cái tài của ông là làm cho bộ râu nhúc nhích, chỉ cần nhìn bộ râu của Thanh Việt “hoạt động”, khán giả cũng có thể cười rần rần…
Tất nhiên, nghệ thuật hài của Thanh Việt không chỉ nhờ ở bộ râu mà có. Nhưng bộ râu mang đến cho Thanh Việt sức hút riêng, góp phần đưa chất hài của ông lên độ lôi cuốn khán giả cao hơn. Thanh Việt rất tâm đắc với danh hiệu Hề râu của mình, ông vẫn thường hay nói vui rằng: “Không có cực hình nào tôi sợ bằng bị cạo mất bộ râu này đi”.
“Chọc cười” rất trí thức

Ashit Desai trình bày bộ ảnh về cuộc sống bên cạnh đường xe lửa Việt Nam






Tờ Daily Mail (Anh) mới đăng tải loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Ấn Độ Ashit Desai chụp cuộc sống của người dân Việt Nam ngay bên cạnh đường tàu. 




Ads by NewYtadblocker. More Info | Hide These Ads

Nhiếp ảnh gia Ashit Desai 54 tuổi, sống ở Bangalore, Ấn Độ đã chụp được loạt ảnh này khi đi nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Trong ảnh là đoàn tàu chạy qua xuyên qua đường Nguyễn Thái Học. Những cửa hàng, nhà ở của người dân nằm khá sát đường tàu.

BÀ CỐ, tác giả Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

BÀ CỐ
                                                                                            
 Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 
     Chiến tranh vừa chấm dứt, Bến Hải hết còn là dòng sông ngăn cách. Dân miền Bắc ùn ùn kéo vô Nam đông như người ta đi trẩy hội. Từ cái phong trào vô Nam kiếm ăn của dân Bắc Kỳ, người miền Nam vốn có tính trào phúng, sáng tác ra được một câu vè châm biếm và cũng rất thực: Nam ra nhận họ, Bắc vô nhận hàng. Nói là Nam ra, nhưng thực tế, người Nam chẳng có ai ra Bắc làm gì, trừ ra đám tù cải tạo là quân, cán, chính VNCH bị cộng sản đưa ra nhốt ngoài đó.
 
     Mẹ con bà Chiến cũng dắt díu nhau xuôi theo dòng người vô Nam. Ba đứa con bà đã khôn lớn. Thằng Tiến, con trai cả đi bộ đội, bị thương, được phục viên. Cứ vài ba tuần mới thấy nó về nhà một lần, tụ tập bạn bè ăn nhậu, rồi lại đi biền biệt. Bà Chiến chẳng biết nó đi đâu. Bà có hỏi, nó trả lời cụt ngủn: đi làm ăn. Chỉ có thế. Đứa con gái út tên Lan, cũng gần như anh nó. Nó cũng đi, nhưng chỉ đi ban đêm. Ban ngày nó ở nhà. Công việc ở nhà duy nhất của nó là ngủ. Nó đúng là một chiếc đồng hồ người. Chiều nào cũng thế, nó ra khỏi nhà đúng vào lúc đèn đường vừa bật sáng, và trở về sáng hôm sau, khi người đưa thư đến gõ cửa từng nhà phải bỏ thư. Lúc này là bắt đầu giờ ngủ của nó. Hai đứa con này hầu như không ăn cơm ở nhà bao giờ, nên bà Chiến được rảnh rang việc bếp nước. Một mình bà ăn uống sao cũng được. Còn người con trai thứ hai là thầy Sáu Hóa, đã đi tu từ mấy năm nay, được Nhà Chung nuôi.

25 cuốn sách làm thay đổi lịch sử thế giới.


Tất cả những ai đọc sách đều biết rằng một cuốn sách có thể làm thay đổi cuộc đời mình. Nhưng với cuộc đời của cả một thế hệ thì sao? Liệu một cuốn sách có thể làm thay đổi được tương lai hay không?


Miriam Tuliao, trợ lý giám đốc bộ phận phát triển các sưu tập cốt yếu tại Thư viện Công cộng New York, đã giúp chúng ta lập nên một danh sách gồm 25 cuốn, 25 tựa sách có một tầm ảnh hưởng rất lớn đã làm thay đổi tiến trình của lịch sử.

jeudi 10 avril 2014

Sương Lam mời đọc bài viết Bận Rộn Quá Trời


Thưa quý anh chị,


Ai cũng than bận rộn hết? Nhưng tại sao lại bận? Bận chuyện gì?
 Xin mời quý anh chị đọc bài tâm tình Bận Rộn Quá Trời  của SL nhé.  Smile!
Sương Lam


Bận Rộn  Quá Trời

http://i86.photobucket.com/albums/k88/suonglam_2006/MCTN%20ORTB/suynghichonlua.jpg

  Hình như ai cũng than” Bận Rộn Quá Trời”! Nhưng chúng ta Bận Rộn gì nhỉ?

Anamorphic Illusion, Drawing a 3D Horse, Tri

How to Draw a Horse.
Trick art on paper.
Magic realism.

Bài Trường Ca Máu, tác giả Trần Văn Lương

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần mùa Quốc Hận.

Dạo:
       Bài trường ca tắt nửa chừng,
Lòng người sớm đã dửng dưng vô tình.

Cóc cuối tuần:

        Bài Trường Ca Máu

          (Tháng Tư Đen về, nhớ đến Việt Khang và
            những người Việt yêu quê hương đang
               bị giam cầm trong lao tù Cộng sản)

Phòng giam lạnh, người tù se nét mặt,
Lặng lẽ vin tường, ánh mắt xa xôi.
Trôi lăn trong ngục tối mấy năm rồi,
Chỉ vì "tội" hát lên lời yêu nước.

Sức dẫu yếu, nhưng lòng không khiếp nhược,
Vì quê nhà, luôn giữ được quyết tâm.
Phút giây đây, trong bóng tối âm thầm,
Gượng đứng thẳng, lâm râm câu thề nguyện.
                          x
                     x        x
Dù chúng có giam cầm tôi vĩnh viễn,
Vẫn không làm tắt được tiếng hát tôi.
Vì bao lâu còn có chút tàn hơi,
Chí tranh đấu vẫn còn nơi nương náu.

Tôi sẽ viết lên bài trường ca máu,
Vạch trần điều chúng cố giấu lâu nay,
Là dân tôi đang gánh chịu đọa đày,
Sống kềm kẹp dưới bàn tay ác thú.

Tôi sẽ dựng lại xóm làng xưa cũ,
Nơi bao năm luôn ấp ủ tình người,
Nhưng giờ đây, sau một cuộc đổi đời,
Đã bất hạnh thành nơi đầy bất trắc.

Tôi sẽ tới miền cao nguyên xa lắc,
Đang dần dà bị chúng cắt sạch cây,
Và cho Tàu khai thác khắp đó đây,
Mưa trút xuống, thành vũng lầy đỏ ối.

Tôi sẽ nói thay người dân vô tội,
Vượt thác ghềnh đến Hà nội kêu than,
Vì đất đai bị cán bộ tham tàn,
Đem súng ống đến ngang nhiên làm chủ.

Tôi sẽ đến tiễn đưa đoàn ngư phủ,
Chết oan khiên dưới súng lũ giặc Tàu,
Để nhìn rừng khăn tang trắng phau phau,
Mà thấm thía dần nỗi đau bị trị.

Tôi sẽ khấn các vong hồn tử sĩ,
Đau lòng vì chốn yên nghỉ ngàn thu,
Cũng không sao thoát nanh vuốt kẻ thù:
Nghĩa trang cũ thành khu buôn bán lẻ.

Tôi sẽ gặp, dù lòng đau như xé,
Người dân lành đang làm mẹ, làm cha,
Đói nghèo đành đem máu, thận... mình ra,
Cắn răng bán, cầu qua cơn khốn khó.

Tôi sẽ tiếc thương người con gái nhỏ,
Vì miếng ăn phải rời bỏ thôn nhà,
Rồi vô tình vướng cạm bẫy phồn hoa,
Thành hàng hóa bày bán ra xứ lạ.

Tôi sẽ khóc khi nhìn khay thuốc lá,
Của người đang vất vả kiếp thương binh,
Vì cho dân xưa được sống an bình,
Đã không ngại hy sinh phần thân thể.

Tôi sẽ đến góp chung đôi dòng lệ,
Với gia đình những người trẻ hăng say,
Chống bọn Tàu xâm lược, để giờ đây,
Phải đau đớn chịu đắng cay tù rạc.

Tôi sẽ kể hết muôn ngàn tội ác,
Của bọn cầm quyền khắc bạc phi nhân,
Chà đạp nhân quyền, bán nước, hại dân,
Theo lệnh chủ, như một phần món nợ.

Tôi sẽ hát thật to lời nhắc nhở,
Để dân mình luôn nhớ đến non sông,
Để mai sau con cháu giống Lạc Hồng,
Không phải sống lưu vong trên đất Việt.

Và tôi sẽ cầu xin trong đoạn kết,
Cho toàn dân thôi hết sợ bạo quyền,
Cất cao đầu, cương quyết đứng vùng lên,
Đem hạnh phúc trở về trên cố thổ.
                          x
                     x        x
Từ ngục tối, từng câu ca thống khổ,
Vượt tường giam như thác đổ băng rừng.
Nhưng than ôi, lòng người đã dửng dưng,
Nên tiếng hát nửa chừng đành đứt đoạn.

Chỉ còn lại mớ âm thanh hỗn loạn:
Tiếng chào mời, tiếng rao bán hét la,
Tiếng bấm hình của các nhiếp ảnh gia,
Tiếng lanh lảnh của các nhà "từ thiện",

Lẫn với tiếng huênh hoang trò chuyện,
Của đàn người vượt biển năm nao,
Về ăn chơi chè chén xôn xao,
Thành tích nổ ào ào vui hơn Tết.

Người nhạc sĩ trong tù nằm lịm chết,
Bản trường ca đoạn kết chửa kịp vang.
Và ngoài kia, dưới xiềng xích ngoại bang,
Vùng đất khổ vẫn ngập tràn tang tóc.
                          x
                     x        x
Đêm đất trọ, mấy ai còn trằn trọc,
Tháng Tư  về, mấy kẻ khóc quê hương!
                   Trần Văn Lương
            Cali, Mùa Quốc Hận 2014

Vidéo Hùng Lê: "RIENG MOT GOC TROI "

 Nếu ai trong chúng ta có nghe qua và yêu thích giọng hát của Tome Jones, thì người Việt chúng ta có tiếng hát của anh Paolo cũng không thua gì ca sĩ xứ người.
CRTH

http://youtu.be/i7Ib9xkcT40

VIỆT VĂN MỚI nguyệt san số 9 phát hành ngày 15 . 03 . 2014

Việt Văn Mới


http://en.calameo.com/read/00255524571d44cb50a8b

Caroline Thanh Hương giới thiệu:"Sự khác biệt về TƯ DUY giữa Người Giàu và Người Nghèo" (Tư Duy Triệu Phú MMI)

Tư duy thịnh vượng: http://lamthaison.com/tuduythinhvuong

"Có một triết lý bí mật về tiền bạc mà hầu hết mọi người đều không biết. Đó là lý do tại sao họ không bao giờ thành công về mặt tài chính. Thiếu thốn tiền bạc không phải là vấn đề, mà vấn đề chính là những suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc trong bạn." - T.Harv Eker

http://youtu.be/YNaaGnF9ZM0 

 

NỖI LÒNG NGHỆ SĨ, Trần Trọng Thiện và Caroline Thanh Hương.



    Kính thưa quí bạn yêu nhạc,

          Trong tất cả các bài viết với chủ đề " Thăm vườn âm nhạc " từ trước đến nay tôi không nhằm vào một nhân vật điển hình nào người Việt Nam, vì các nhân tài này đã được nói đến rất nhiều qua báo chí, sách vở và phương tiện truyền thông tân tiến về thân thế, sự nghiệp, với những ngòi bút điêu luyện sâu sắc.  Ở đây, tôi chỉ giữ nhiệm vụ một người tầm thường yêu nhạc, tò mò tìm hiểu lối sống của một nghề nghiệp mà người bản xứ đã lãnh cho mình, để cống hiến cho quí bạn một khái niệm tổng quát, từ đó so sánh nền nhạc của người và của ta có gì khác biệt. nếu có gì thiếu xót trong khi tìm tòi chưa thấu đáo, xin được bổ túc .
        Thành thật cảm tạ
                 T. T. T.
  photo ChaomungCATBUI.jpg
THĂM VƯỜN ÂM NHẠC
     Nỗi lòng nghệ sĩ
                 CA SĨ VÀ NGHỆ THUẬT
    Đi dự một buổi trình diễn ca nhạc, hay nghe từ cuốn băng video, đĩa nhạc, cassette, phần đông người nghe trước hết chỉ chú trọng đến giọng ca của ca sĩ qua những bài hát được ưa chuộng hay mới ra lò, và cùng nhau phẩm bình, ca sĩ này hay vì có giọng ca trong trẻo, ca sĩ nọ khá với giọng thật ấm áp, ca sĩ kia âm thanh thật tròn trịa, và dùng đủ mọi ngôn từ để đánh giá chê khen giọng hát của từng người ca, nào êm dịu, trầm lặng, ảm đạm, trong sáng, tiếng đục, tiếng khàn khàn, tiếng lanh lảnh, giọng rè, giọng chắc nịch, the thé, sang sảng như hí lên, như rặn ra, nuốt giọng, quá nhiều hơi, hú như cú kêu, rên rỉ như heo đói, v.v.  và v. v. . Thỉnh thoảng có nhà phê bình nhạc lên tiếng trên trang báo văn nghệ thì biết thêm những tài khéo của ca sĩ mình mến chuộng với những cách thức láy luyến, dặm thêm, soay ngang, uốn giọng, rung giọng, lúc đổ xuống ào ạt, lúc nhẹ nhàng lướt từ đoạn này qua đoạn kia, lúc đổ lệ sụt sùi, lúc run giọng, lúc đay nghiến, lúc làu nhàu lẩm bẩm, theo với lời thơ đang phát ra, nói lên cảm xúc của bài ca hay tinh thần của bản nhạc.

   Xét cho cùng, trong một ngành nghệ thuật, âm nhạc là môn khó diễn tả và định nghiã, và trong mọi món nhạc khí, giọng người luôn có vẻ bí ẩn nhất, mặc dù nó nằm ngay trong cơ thể cuả mỗi người chúng ta. Âm nhạc đi vào đời sống được, nhờ có người trình diễn và giải thích. Cái giá trị cao của giọng người là được ví như một nhạc cụ mà lại có thêm khả năng chuyển đạt được một thông điệp của cái đẹp từ một trái tim đến nhiều trái tim.

   Muốn thành một ca sĩ giỏi phải qua nhiều chặng đường. Từ chỗ có được một cấu tạo bộ phận phát thanh nơi cổ họng với kiến trúc tương xứng để âm thanh phát ra tròn trịa, êm ái, qua một sự huấn luyện dài lâu để biết sử dụng hơi thở mà phát ra âm thanh lúc lên cao lúc xuống thấp một cách thoải mái.

   Về hoạt năng, giọng hát tốt phải lớn lên dần đến độ chót (fortissimo) mà không bị căng thẳng, và nhỏ dần đến độ thấp nhất (pianissimo) vẫn còn có âm vang, đôi khi giọng có rung chuyển cũng không làm mờ nhạt mất nhiều nốt nhạc. Giọng ca tốt phải có thể phát biểu mọi tình cảm hay ý tưởng một cách dễ dàng.

   Qua thời kỳ tập luyện mới phát hiện ra  tài năng . Tài năng không thể định nghĩa một cách rõ rệt nhưng có thể nhận biết ngay. Tài năng mang lại nhiều âm sắc cho giọng ca và đem sức sống vào cách biểu lộ cảm xúc của bài ca. Không thể dạy cho thành người ca sĩ giỏi nếu người đó không có tài năng, nhưng một tài năng còn ấu trĩ có thể đem ra khai triển. Một sự hòa trộn giữa giọng người và năng khiếu về nhạc, sự rung động bên trong của nhạc và thơ là những điều kiện căn bản cho người muốn thành ca sĩ, nhưng những phẩm chất đó phải được pha thêm chút khiêm tốn và lòng tự tin nữa.

    Thêm một điều quan trọng hơn, là để nắm vững cái cơ ngơi làm người ca sĩ giỏi phải có một tâm tình nhạc sĩ. Chúng tôi muốn nói đến bốn yếu tố căn bản :  tiết điệu , độ cao , nhịp điệu , và các  động lực  .

     Tiết điệu  là cột sương sống của âm nhạc. Không biết điều hành tiết điệu, âm nhạc sẽ thành một khối nhão không có hình thể.

      Độ cao   của giọng phải vừa đúng. Thật đáng buồn khi giọng hay, và cảm động lại bị lu mờ khi lên cao quá độ.

      Nhịp điệu  thật cần thiết để qui định vào từng bản nhạc. Bài ca sẽ đổi hoàn toàn đặc tính nếu hát quá nhanh hoặc quá chậm. Tất cả mọi kết cấu sống động sẽ biến mất nếu ca quá chậm, và có thể làm lạc mất những điều mỹ lệ hay đánh mất toàn thể ý tưởng bài ca nếu ca với tốc độ phi thường. Mỗi nhịp điệu có một đặc tính riêng. Đôi khi thay vì các dòng chữ allegro
( mau gấp ), moderato ( vừa phải ), lento ( chậm ), nhà soạn nhạc còn chú thích thể nhạc như tenderly ( âu yếm ),  solemnly ( trang nghiêm ), with ease
( thoải mái ), jubilantly ( khoan khoái ), gaily ( vui tuơi ) để giúp người trình diễn chuyển cái đặc tính mà người soạn nhạc đã thấy trong lời thơ, đến người nghe. Và lúc đó là lúc người trình diễn phải quyết định nhịp điệu như thế nào để làm nổi rõ những đặc tính ấy.

   Động lực  cũng là cách nói lên đặc tính của bài ca. Nhà soạn nhạc đã không quên chỉ dẫn bằng các chữ pianissimo ( thật nhẹ ), piano ( nhẹ ), mezzo piano ( hơi nhẹ ), mezzo forte ( hơi mạnh ), forte ( mạnh ), fortissimo 
( mạnh hết sức ). Nhạc sĩ giỏi hay dở cũng tùy vào cách chú ý theo các lời chỉ dẫn .  

                ( còn tiếp ) 


                    Trần Trọng Thiện

Cám ơn anh Trần Trọng Thiện đã thay lời những người được gọi là nghệ sĩ viết lên tâm trạng của họ.
Đến với public, cho dù với bất cứ lãnh vực nào, cũng là cơ duyên của tài năng  tự nhiên hay rèn luyện, học hỏi.
Chúng ta thường hay đến với người ca sĩ vì họ có những lời bài hát hay do ai đó sáng tác.
Chúng ta hay đến với người ca sĩ qua giọng hát của họ và cách trình bày.
Chúng ta hay đến với người nhạc sĩ vì dòng nhạc của họ thích hạp với mình, nghe êm dịu hay hoà âm , cấu trúc chọn lọc nghe du dương hay rầm rộ.
Chúng ta gần gủi hơn với người nghệ sĩ khi họ có những tâm sự miên man giống tâm sự ai đó, và khi người nghệ sĩ tìm được khán giả của họ thì đó là món quà vô giá mà họ có trong đời.
Caroline Thanh Hương

mercredi 9 avril 2014

Toccata-TH/th51bis practices on CLAVINOVA

English below) Đang tập bản này, khó về số ngón; Pietro Paradisi (Ý, 1707-91). Âm thanh "mạnh thật mạnh" ("ff") nghe hạn chế khi sang ra CD khỏi bị nghe rè. * I'm still practicing this, the difficulty is fingering and tempo. Using both of left & right pedals according to the song.

Bộ ảnh: Cổ tháp 1.300 tuổi của đế chế Phù Nam

   




Trong thời kỳ hưng thịnh, Phù Nam đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan.




Có niên đại từ thế kỷ thứ 8, tháp Chót Mạt (ấp Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) là một trong những di tích tiêu biểu nhất của văn hóa Óc Eo giai đoạn hậu Phù Nam - vương quốc từng thống lĩnh vùng đồng bằng sông Mekong những thế kỷ đầu Công nguyên.

Tự Đức và bi kịch của một ông vua hay chữ

Có thể nói, cuộc đời làm vua của Tự Đức là một bi kịch của cá nhân và cũng là bi kịch của lịch sử đất nước.





Ông vua hay chữ nhưng ốm yếu

Năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà. Hoàng thân quốc thích và bá quan văn võ họp tại điện Cần Chánh. Đại học sĩ Trương Đăng Quế tuyên đọc ý chỉ lập hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm lên làm vua. Di chiếu chưa đọc xong, người con cả là Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết ra một đấu, nằm ngã vật ngay giữa sân điện. Hồng Bảo không chịu tin đó là ý chỉ của vua cha, mà cho rằng Trương Đăng Quế đã sửa đi.

mardi 8 avril 2014

Người lính tiền phong.tác giả Giang Văn Nhân.

Người lính tiền phong.
 

Giang Văn Nhân.



Trời tờ mờ sáng, các cánh quân đóng cập hai bờ Kinh xáng cụt bắt đầu xuất phát. Bên bờ Đông, toán Tiền sát của Đại đội 4 đang dò dẫm từng bước. Binh Nhất Nguyễn Văn Điểm khinh binh đi đầu, đạn nằm sẵn trong nòng, khoá an toàn đã mở, anh cẩn thận quan sát cảnh vật, vài căn nhà lợp lá dừa dọc theo kinh, nhìn con đường đi có vẻ khác lạ, không có vết tích của một sinh hoạt bình thường. Điểm thận trọng dùng thủ hiệu liên lạc với Tiểu đội thuộc Trung đội 1 của Chuẩn Úy Đinh Viết Thắng đang nối bước theo sau. Điểm dừng lại, ngồi thụp xuống, phía trước mặt anh là con mương nhỏ, bề ngang cũng tròn trèm 4 thước tây, một thân cây dừa nằm bắc ngang qua, bên trái rải rác những bụi dừa nước, xa xa có căn nhà lá, im lìm như vô chủ.

Tìm hiểu Cơ thể học với hình ảnh Photo Cơ thể học

Photo Cơ thể học

Cơ quan tổng quát


Não bộ cerveau

Hệ Thần kinh

Tế bào thần kinh

Đường xương sống

Colon vertebrale

Hê tuần hoàn

Tim Coeur

   Tuần hoàn circulation

Hệ hô hấp - Phổi 

 

Hệ tiêu hóa

Tụy tạng Pancréas

 

Gan Foie

 

Thận Rein 

 

Bàng quang Nam

 

Bàng quang nữ 

Tuyến nước bọt

Cơ cấu Tai 


Mũi

 

Miệng

Mắt

Ngực phụ nữ

   Cấu trúc vú phụ nữ

 
Ung bướu vú 

Chụp ảnh vú 
Chống ung thư vú
Để tránh nguy cơ phát hiện ung thư vú quá trể, 
thông thường ở người phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh 
nên chụp hình vú mammographie, 2 năm một lần

Bộ phận sinh dục nam


Tinh trùng 
Lộ trình di chuyển của Tinh trùng spermatozoides

Noãn Ovule

Noãn Ovule và Tinh trùng Spermatozoïdes

Bộ phận sinh dục phụ n



Mang thai Grossese

  15 tuần

26 tuần

30 tuần

34 tuần

Đầu gối Genou