samedi 20 septembre 2014

Nghe đọc truyện audio book của Trường Xuân Lê Xuân Nhị "Phát Súng Ân Tình" phần 1 đến phần 253 (fin)

Phát Súng Ân Tình

Kính gửi quý anh chị nghe đọc truyện của  Trường Xuân Lê Xuân Nhị  "Phát Súng Ân Tình"
Caroline Thanh Hương
Chuyện kể...
    
ây là một sản phẩm của tưởng tượng, hoàn toàn tưởng tượng;
nếu có một sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó, hoàn toàn
ngoài ý muốn của tác giả.
Tôi trở lại thành phố Kansas City thuộc tiểu bang Missouri sau 9 năm vắng bóng. Trở lại để thăm một người bạn cũ mà tôi gặp tại thành phố này vào năm 1975, hồi tôi mới sang Mỹ tị nạn.
Bạn tôi tên Báu, tôi mới quen ở Mỹ nhưng thân nhau vô cùng. Sự thân thiết này một phần cũng là nhờ bởi tài nấu nướng của chị Báu, người vợ hiền tài giỏi mà bạn tôi đã may mắn gặp và thành hôn khoảng chừng 4 năm trước khi mất nước...

Tôi nhớ dạo đó, bỏ đất nước sang Mỹ, quê hương thì tôi nhớ chẳng bao nhiêu nhưng lại nhớ đến món ăn thức uống của quê hương vô cùng. Tệ hơn nữa, lại phải ở nhằm một chỗ chẳng có nhiều người Việt nên tôi thèm đồ ăn Việt Nam kinh khủng. Thèm từ chén nước mắm cho đến một dĩa cơm chiên, đến quả trứng hột vịt lộn mà tôi nghĩ rằng đời tôi từ nay sẽ chẳng bao giờ còn có dịp thưởng thức...
https://soundcloud.com/radiotruyen/phat-sung-an-tinh-p1?in=radiotruyen/sets/phat-sung-an-tinh
https://soundcloud.com/radiotruyen/phat-sung-an-tinh-p2
còn tiếp
Quý anh chị cũng có thể đọc hết các chương sách nơi đây
Phát Súng Ân Tình  Trường Sơn Lê Xuân Nhị

https://www.facebook.com/phongtruyenaudio/posts/562429363832321
 Nghe từ phần 1 đến phần 253 chót
https://soundcloud.com/radiotruyen/sets/phat-sung-an-tinh

[Thơ xướng họa] TỰ TRÀO - NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG, HỒ CÔNG TÂM, Lê Ðắc, Tím, Tiếu Hihi, LT Đỗ Quý Bái




  Thơ xướng họa
 
 
  TỰ TRÀO
 
  (Nhân ngày sinh nhật 9/9/2014)
 

  Luẩn quẩn, loanh quanh, bạn chén trà

  Lưng còng, gậy trúc, mấy chòm hoa

  Sáng mai thức dậy, đau xương cốt

  Trưa tối đi nằm, buốt thịt da

  Sách đọc nửa trang, buông kính xuống

  Cơm nhai vài miếng, tháo hàm ra

  Quên quên, nhớ nhớ, cười soi bóng

  Tâm Phật, nhưng người quả giống ma

  9/9/2014

 

  NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG

Nghe đọc truyện audio book của Trường Xuân Lê Xuân Nhị "Phát Súng Ân Tình" phần 1 và 2



Phát Súng Ân Tình

Kính gửi quý anh chị nghe đọc truyện của  Trường Xuân Lê Xuân Nhị  "Phát Súng Ân Tình"
Caroline Thanh Hương
Chuyện kể...
    
ây là một sản phẩm của tưởng tượng, hoàn toàn tưởng tượng;
nếu có một sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó, hoàn toàn
ngoài ý muốn của tác giả.
Tôi trở lại thành phố Kansas City thuộc tiểu bang Missouri sau 9 năm vắng bóng. Trở lại để thăm một người bạn cũ mà tôi gặp tại thành phố này vào năm 1975, hồi tôi mới sang Mỹ tị nạn.
Bạn tôi tên Báu, tôi mới quen ở Mỹ nhưng thân nhau vô cùng. Sự thân thiết này một phần cũng là nhờ bởi tài nấu nướng của chị Báu, người vợ hiền tài giỏi mà bạn tôi đã may mắn gặp và thành hôn khoảng chừng 4 năm trước khi mất nước...

Suy ngẫm về hàng hiệu

'Kính mời quý anh chị đọc về đề tài dưới đây để thấy tác dụng của vật chất khi nó mang tên nhãn hiệu mà ta mang trên người.
Tại sao ta lại làm quảng cáo hay nô lệ cho hàng hiệu một cách vô ý thức.Mời các anh chị thử suy ngẫm.
Caroline Thanh Hương

"Trên người tôi, từ trong ra ngoài toàn hàng hiệu' "


Một đất nước mà giới trẻ chạy theo những giấc mơ phù phiếm, lấy áo quần trang sức làm giá trị thì sẽ không có nội lực văn hoá và sức mạnh trí tuệ. Điều này biểu hiện khá rõ nét trong xã hội Việt Nam hiện nay.


“Trên người tôi, từ trong ra ngoài toàn hàng hiệu”. Đó là câu nói “nổi tiếng” của người đẹp Vũ Hạnh Nguyên. Nhưng ấn tượng và ra vẻ “lập ngôn” hơn là câu “Người phụ nữ không dùng hàng hiệu xem như không có tương lai” của cựu người mẫu Xuân Lan.

jeudi 18 septembre 2014

Biographie d' Omar Khayyam, tiểu sử theo Wikipédia

Kính gửi đến quý anh chị tiểu sử của

 

Omar Khayyâm

      Caroline Thanh Hương
Page d'aide sur les redirections « Khayyam » redirige ici. Pour le voilier classé Monument historique, voir Khayyam (voilier).
Omar Khayyām
alt=Description de cette image, également commentée ci-après
Statue représentant Omar Khayyām.
Nom de naissance
غياث الدین ابو الفتح عمر بن ابراهیم خیام نيشابوری
Activités Poète, Mathématicien, philosophe, astronome,
Naissance 18 mai 1048 (date approximativeNote 1)
Nichapur, Perse,
Empire seldjoukide
Décès 4 décembre 1131 (date approximative)
Nichapur, Perse,
Empire seldjoukide
Langue d'écriture persan
L’écrivain et savant persan connu en francophonie sous le nom d’Omar Khayyām1 ou de Khayyām2 (prononcé "omar khayam") serait né le 18 mai 1048 à NichapurNote 2 en Perse (actuel Iran) où il est mort le 4 décembre 11313.
On peut aussi trouver son nom orthographié Omar Khayam comme dans les traductions d'Armand Robin (1958) ou de M. F. Farzaneh et Jean Malaplate (dans l'édition critique de Sadegh Hedayat,

Chuyện Cũ Nghe Lại Phim Ảnh Sài Gòn Xưa

Nhắc đến Saigon thì không biết có bao nhiêu chuyện cu kể lại hay kể hoài không hết , tuy chuyện đã cũ.
Chuyện đã cũ , nhưng cứ nghe đi , nghe lại mãi thành chuyện mới...
Những phim chiếu trong rạp thời đó, ít nhiều người đều đã coingay thời đó hay sau này coi lại ở nơi xứ người, thế mà , người cũ , việc mới cứ y như còn là ngày hôm qua.
Kính gửi quý anh chị câu chuyện cũ vừa tìm ra post lại nơi đây
Caroline Thanh Hương

Phim Ảnh Sài Gòn Xưa



sg20
Sài Gòn vào những thập niên 1950, 1960 và đầu thập niên 1970 đa số các rạp xi-nê đều chiếu phim ngoại quốc nhập từ Pháp. Đó cũng là lý do tại sao phim Mỹ lại nói tiếng Pháp hoặc phim nói tiếng Mỹ và có phụ đề (sous-titre) tiếng Pháp. Tên phim thì đa số bằng tiếng Pháp, dù là phim Mỹ. Phần đông các phim, dù của Pháp hay của Mỹ, đều có phụ đề Việt ngữ để khán giả có thể theo dõi. Ngoài ra, một số phim nói tiếng Pháp lại có phụ đề cả ba thứ tiếng Việt-Hoa-Anh…
Nói đến chuyện phụ đề Việt ngữ, tôi xin ghi lại một chuyện khá tức cười. Trong một phim tôi không nhớ tên, có cảnh người nữ diễn viên bồng đứa con còn ẵm ngửa và bên dưới có phụ đề: “Để em bỏ con vô nồi”. Khán giả cười ồ, dù cảnh trên màn ảnh không có gì để cười. Hóa ra những người làm phụ đề sơ xuất trong việc bỏ dấu: chữ ‘nôi’ bị biến thành ‘nồi’ thay vì “Để em bỏ con vô nôi”!
Theo tôi, phụ đề Việt ngữ là cách hay nhất giúp khán giả tiếp cận với tình tiết trong phim. Tuy nhiên, có nhiều phim vì diễn viên nói vừa nhanh vừa dài nên phụ đề cũng phải chạy chữ cho kịp khiến khán giả đọc ‘hụt hơi’, chưa hết câu này đã xuất hiện câu khác. Khổ nhất là những người đọc chậm theo kiểu… ‘bình dân học vụ’.

Thơ Cổ Ba Tư THO SAY - ÔMA KHAYYAM, THAI BA TAN dich

Thơ Cổ Ba Tư
THO SAY - ÔMA KHAYYAM
BÀI NÀY CŨNG CỰC KỲ. NÊN ĐỌC. MỖI SỐ LÀ MỘT BÀI ĐỘC LẬP
Ôma Khayyam sinh năm 1040 ở thành phố Nissapurê (miền đông Iran ngày nay), lớn lên nổi tiếng khắp cả vùng Trung Á rộng lớn như một nhà triết học, toán học, thiên văn học kiệt xuất của thời đại. Ông được vua chúa nhiều nước mời đến triều đình làm việc, là tác giả một loạt tác phẩm quan trọng về vật lý và toán học. Cuộc đời ông đầy những năm tháng lưu lạc và gian khổ. Ông đi nhiều, lang thang hết nước này đến nước khác, cuối cùng trở về thành phố quê hương và mất ở đó vào năm 1112. Hiện nay vẫn còn giữ được lăng mộ của ông ở Nisapurê.
Ôma Khayyam chỉ viết thơ trong những phút rảnh rỗi và buồn chán. So với các công trình khoa học, di sản 450 bài bốn câu (rubai) của ông không lớn. Cho mãi tới thế kỷ 19, khi chưa được người châu Âu “phát hiện”, ông hầu như chỉ được biết đến như một nhà khoa học. Sau sự phát hiện đó, nghĩa là sau bản dịch tiếng Anh 75 bài của Fitzgerald (1809 – 1883) năm 1859, ông “đột nhiên” trở thành nhà thơ nước ngoài được ưa thích nhất ở châu Âu và châu Mỹ. Lúc ấy đã xuất hiện, có nơi còn giữ đến ngày nay, nhiều quán rượu và câu lạc bộ say mang tên ông.
Tap chi VAN HOC NUOC NGOAI lan nay xin gioi thieu voi ban doc nhung bai tho bon cau ve de tai ruou cua ong, ma chung toi tam goi la THO SAY OMAR KHAYYAM, qua ban dich cua dich gia quen biet THAI BA TN.

Thơ Omar Khayyam/ nghiệm về những cuộc say, phần 2, tác giả Nguyễn Viết Thắng

Kính gửi quý anh chị phần kế tiếp và đọan chót bài  post trước đây
Phần 1

Thơ Omar Khayyam/ nghiệm về những cuộc say

Caroline Thanh Hương
 Thơ Omar Khayyam -Chiêm nghiệm về những cuộc say
Trong thơ Khayyam đơn vị thời gian là một ngày đêm – ngày Hôm Nay. Hôm Nay có nghĩa là cả cuộc đời. Trường ca của Fitzgerald được bắt đầu bằng buổi bình minh (Thức dậy đi và hãy ngắm vầng đông…) và kết thức bằng đêm trăng (…Mai rồi trăng đừng kiếm tìm vô vọng/ Ta đã về nằm ở dưới bóng dương).
Có một ý nghĩ xuyên suốt luôn dằn vặt Khayyam rằng thời gian trôi vội vã, rằng hãy biết nắm bắt khoảnh khắc, biết sống với ngày hôm nay.
Rót rượu ra, em nhé, chớ phân vân
Thời gian đi ta không thể níu chân
Ngày Mai chưa về, Hôm Qua đã chết
Chỉ Hôm Nay ta hãy sống cho mình.
Biết sống trong ngày hôm nay thì khôn ngoan nhưng sống chỉ vì ngày hôm nay thì dại dột!
Khi ta tiếc nhớ về quá khứ hay mơ ước về tương lai thì ta đang dùng thời gian của hiện tại. Chỉ trong thời gian này ta đang sống theo đúng nghĩa. Nhưng tiếc nhớ về quá khứ thì phỏng có ích gì – quá khứ không còn quay trở lại. Suy nghĩ, mơ ước hay dự định cho tương lai, kể ra cũng hay đấy nhưng tốt nhất là hãy biết sống cho hiện tại bởi hiện tại là tiền đề để tạo dựng tương lai.
Trong thế giới quan của Khayyam không chỉ có hôm nay là thước đo thời gian mà cụ thể hơn là khoảnh khắc, là phút giây ta đang có.
Từ thần thánh đến vô thần – chỉ gang tay
Từ số không đến vô cùng – chỉ phút giây
Hãy gìn giữ phút giây này quý giá
Đời – không ít, không nhiều – chỉ phút giây.
Dòng thời gian vô tận đã chảy trước khi có ta ra đời. Dòng thời gian vô tận còn chảy mãi sau cái chết của ta. Nếu đem so với vĩnh hằng thì thời gian của ta: năm, tháng hay ngay cả trăm năm thì cũng chỉ là khoảnh khắc, giây phút mà thôi. Cuộc đời con người chỉ là phút chốc nhưng trong cái giây phút này con người có thể cảm nhận được sự vĩnh hằng “Đời là cõi vĩnh hằng thu nhỏ” Emerson (1803 – 1882). Điều này rất quan trọng bởi sự đầy đủ, toàn vẹn của một phút giây cũng là sự toàn vẹn đầy đủ của vĩnh hằng, bởi giây phút này là biểu tượng của hạnh phúc con người. Hạnh phúc không phải đợi đến ngày mai, ngày kia hay sau một tuần, một tháng, một năm mà hạnh phúc chính là giây phút này, khi mà ta cảm thấy hoà nhập với vũ trụ. Và nếu như ta có thể thì đây chính là giây phút tuyệt đỉnh của ta.
Muốn nếm hạnh phúc hãy rót rượu ra
Coi khinh ngày mai, đừng tiếc hôm qua
Mọi gông cùm dù chỉ trong phút chốc
Ớ người tù hãy gỡ khỏi hồn ta.
Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến Xuân Diệu (1916-1985) khi nghe Xuân Diệu giục giã:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!
Phải vội vàng bởi thời gian không đứng đợi, bởi phía trước cuộc đời là cái chết.Phải vội vàng bởi mỗi giây phút của cuộc đời ta không còn lặp lại, bởi cái chết luôn rình rập bên ta. Mà chết là hết! Không bao giờ ta còn được quay lại cõi đời này cho dù cõi đời này đau khổ thật đã nhiều nhưng sung sướng cũng chẳng ít. Và tất nhiên, sau cái chết của ta rồi trăng vẫn sáng, hoa cỏ vẫn ngát hương, chim vẫn hót líu lo trên cành, rượu và người đẹp cũng không bao giờ hết nhưng cái bông hoa kia đã héo tàn thì không còn tươi trở lại, bởi thế mà phải biết vội vàng.
* * *
Nhà nghiên cứu người Đan Mạch Christensen cho rằng tất cả quan điểm triết học của Khayyam tập trung ở một nguyên tắc: “Carpe diem”15 (nắm bắt khoảnh khắc), rằng Fitzgerald bằng cách dịch tự do đã chuyển rất chính xác cái thần của Rubaiyat…
Omar Khayyam trở thành đề tài của nhiều cuộc tranh cãi gay gắt. Một người này chỉ nhìn thấy Khayyam là người đề cao chủ nghĩa khoái lạc, một người kia chỉ nhìn thấy Khayyam là kẻ bi quan, yếm thế còn một người khác lại cho rằng Khayyam là người thần bí. Mỗi người giải thích theo một kiểu và ai cũng có lý của mình bởi Omar Khayyam có nhiều đặc điểm trái ngược nhau lại tập trung ở trong một con người.
ở một số bài thơ này ta thấy Khayyam như một kẻ tuyệt vọng, xa lạ với cuộc đời.
Dưới trời này cuộc đời là bể khổ
Chẳng bao giờ ông trời thương ta cả
Người chưa đến giá mà biết đau thương
Thì có lẽ chẳng bao giờ đến cả
hay như một người bi quan:
Người đi tìm chân lý ở khắp nơi
Rồi cứ băn khoăn cho đến cuối đời
Nhưng chẳng thể tìm đâu ra chân lý
Chỉ áo quan để khâm liệm người thôi.
thì ở một chỗ khác ta thấy Khayyam là người đề cao chủ nghĩa khoái lạc, khát khao những lạc thú của cuộc đời.
Vẫn ham mê từng gương mặt dễ thương
Và ham mê một thú uống rượu nồng
Tôi cố gắng phần của mình nhận hết
Đến một ngày riêng chưa trở thành chung.
Valentine Zhukovsky(1858 – 1918) – một trong những nhà nghiên cứu về Omar Khayyam đầu tiên của Nga đã nhận xét: “Ông là người có tư tưởng tự do, là kẻ nổi loạn đòi dẹp bỏ lòng tin. Ông là kẻ vô thần, là người duy vật, người giễu cợt chủ nghĩa thần bí, là người theo chủ nghĩa phiếm thần luận. Ông là một tín đồ ngoan đạo, một triết gia chính xác có óc quan sát tuyệt vời, một nhà bác học uyên thâm.Ông là kẻ chơi bời truỵ lạc, kẻ đạo đức giả. Ông không chỉ mạt sát Thượng Đế mà còn phủ định mọi lòng tin. Ông là người có bản tính mềm mỏng thiên về những suy tưởng thánh thần hơn là thú vui trần thế. Ông là kẻ hoài nghi, ông là Abu Ala của Ba Tư, là Voltaire, Heine16… Thực ra khó mà hình dung nổi con người này nếu ông không phải là một người quái gở mà trong đó tập trung cả trăm thứ bà rằn, vừa say mê cao thượng, vừa dục vọng thấp hèn”.
Đa số các nhà nghiên cứu Phương Tây gọi Khayyam là người đề cao chủ nghĩa khoái lạc, đại diện tiêu biểu của trường phái Epicurus (342 – 270 tCn).Thực ra quan điểm hưởng lạc của Khayyam không hoàn toàn giống với quan điểm của Epicurus, thậm chí còn có sự khác biệt.  Khayyam  có  lẽ  gần  với  Aristippos (435-356 tCn) nhiều hơn. Triết lý Carpe diem không phải là bản chất của triết học Epicurus.
Có một câu chuyện vui được kể lại rằng trước cửa ra vào khu vườn, nơi Epicurus dạy triết học có dòng chữ: “Bạn thân mến, đến đây bạn sẽ sung sướng, đến đây bạn sẽ được thỏa mãn”. Tuy vậy, những người khách đến đây chỉ được uống nước nguồn tinh khiết và ăn món ăn chay từ lúa mạch. Trong khi đề cao sự thỏa mãn Epicurus kêu gọi học trò của mình hãy ăn kiêng và rèn luyện ý chí thông qua triết học.
Về mặt này ta thấy Khayyam “vật chất” hơn.
ổ bánh mì tròn như cái nong
Chân cừu nướng, một bình rượu nồng
Người bạn gái như mùa xuân sớm
Niềm vui này vua chúa đừng mong.
Chúng tôi xin tóm tắt một số nét chính về quan điểm hưởng lạc trong triết học của Epicurus để bạn đọc có thể so sánh với thơ của Khayyam.
Epicurus cho rằng con người ta ai cũng sợ cái chết, đau khổ và lo cho số phận không được may mắn. Mặt khác, con người luôn hướng tới lạc thú trong đó có sự thỏa mãn với cái đẹp, tình yêu… Mục đích của con người là một cuộc sống hạnh phúc. Epicurus coi hạnh phúc là sự thoả mãn. Điều kiện để có một cuộc sống hạnh phúc là một thể xác khoẻ mạnh và một tâm hồn tĩnh lặng. Hãy thoả mãn với tất cả những gì mình có nhưng nên nhớ rằng sự thoả mãn thể xác quá mức sẽ dẫn đến đau khổ, bệnh tật. Không có Trời, không có Chúa, không ai mang hạnh phúc đến cho ta cả. Hạnh phúc ở trong ta, trong thú khoái lạc tinh thần và một cuộc sống tránh mọi công việc xã hội. “Hãy luôn luôn làm việc. Luôn luôn yêu. Hãy yêu vợ con hơn chính bản thân mình. Đừng trông chờ ơn huệ ở người ta và đừng phiền muộn nếu người ta không cảm ơn mình. Hãy để lời khuyên răn thay cho thù ghét, nụ cười thay cho sự coi khinh. Từ cây tầm ma hãy làm ra sợi chỉ, từ cây ngải cứu hãy nấu thành thuốc cao. Biết cúi xuống để nâng người ngã dậy. Trong đầu hãy để cho trí khôn nhiều hơn lòng tự ái. Hãy tự hỏi mình mỗi buổi chiều: ngươi đã làm được điều gì tốt. Luôn luôn có trong tủ sách một quyển sách mới, trong hầm rượu một bình rượu đầy và trong vườn một bông hoa tươi”.
Là người duy vật Epicurus cho rằng lòng tin vào linh hồn bất tử làm cho con người không hưởng được hết mọi lạc thú ở đời, những thứ chỉ đến có một lần.Khát vọng về một cuộc sống bất tử là hoàn toàn không có cơ sở vì rằng mọi thứ trên đời đều có thời hạn, có bắt đầu và kết thúc. Epicurus khuyên người đời hãy sống vui vẻ và sử dụng hợp lý cho hết thời hạn của mình, với thời hạn ấy hoàn toàn đủ để tận hưởng mọi sung sướng trên đời. Và “khi cái chết đến gõ cửa thì chúng ta, những người đã no đủ, sẽ vui lòng đứng dậy khỏi bàn nhường chỗ cho kẻ đến sau”.“Tất nhiên, ngay cả khi đã sống hết thời hạn của mình ta vẫn cảm thấy tiếc nuối vì phải chia tay với cõi đời tuyệt đẹp, nơi có đầy ánh mặt trời nhưng biết làm sao được nếu như đời sinh ra như vậy. Chẳng lẽ ta phải đau đớn với ý nghĩ rằng sao ta không sống một trăm hay một nghìn năm trước? Thì tại sao ta lại phải buồn lòng vì không được sống sau một trăm hay một nghìn năm?”
Epicurus cho rằng cái chết không có gì phải sợ vì khi đang có ta thì cái chết chưa đến còn khi cái chết đến thì ta đã không còn. Khayyam thể hiện ý này cũng khác với Epicurus. Khayyam cho rằng đời người sống chỉ có một lần và chết cũng vậy: chỉ có một lần.
Nếu một ngày cái chết đến sau lưng
Thì hãy quay mặt lại đối diện cùng
Một lần thôi chẳng có gì phải sợ
Đấy là lời dặn lại lúc lâm chung.
* *  *
Đầu thế kỷ 20, khi mà “Rubaiyat” đang rất thịnh hành thì ở nước Mỹ có một số nhà phê bình đã lên tiếng chống lại “bả” Khayyam. Theo họ thì Khayyam là người có “tâm hồn cao thượng nhưng vô liêm sỉ”. Có tính cách “cám dỗ, lôi kéo con người từ bỏ những đạo đức tôn giáo…” Nhưng từ năm 1872 trong tạp chí “Cũ và Mới” nhà truyền đạo John Chadwick đã nhận xét rất chính xác: “Trong thơ Khayyam có một sự quan tâm sâu sắc đến cuộc sống, cái chết và phía bên kia cuộc đời. Chủ nghĩa hưởng thụ chỉ là cái vỏ bề ngoài mà nếu nhìn sâu vào ta sẽ thấy một sự thể hiện vô cùng tỉnh táo. Ai đấy gọi quyển Ecclesiates là quyển “đau buồn hơn hết trong những cuốn đau buồn” thì người đó chưa đọc Omar Khayyam.Những bài thơ này còn đau buồn hơn quyển Ecclesiastes gấp nhiều lần. Thứ nhất, là bởi vì chúng vang lên một cách du dương, êm ái hơn. Thứ hai, là bởi vì trong đó tuyệt vọng nhiều hơn, và nữa, đằng sau những bài thơ này ta cảm thấy một tâm hồn cao thượng hơn”17.
Nhà truyền đạo đã đánh giá quyển thơ của kẻ hưởng lạc phương Đông cao hơn quyển Ecclesiastes của Kinh Thánh, là quyển sách phổ biến nhất, linh thiêng và kính trọng nhất của phương Tây Thiên Chúa giáo.
Có một điều thú vị là trong thơ ca phương Tây thời Phục hưng ta vẫn hay gặp những mô típ của Khayyam. Sống cách Khayyam gần 500 năm Pierrè Ronsard có những suy nghĩ về kiếp phù sinh, về ý nghĩa cuộc đời, về sự giàu có, về thời gian…rất gần gũi với Omar Khayyam.
Ba thời gian từ lúc ta sinh ra
Có hiện tại, tương lai và quá khứ
Ngày mai, than ôi! – biết gì đâu chứ
Tốt nhất đừng thiên kiến, chớ đoán mò.
Hôm qua đã đi như một giấc mơ
Và mãi mãi không còn quay về nữa
Chưa đến tương lai, không còn quá khứ
Chỉ mình ta làm chủ phút giây này.
Hãy nắm bắt, hãy biết sống hôm nay
Bởi thời gian vút qua như chiếc bóng
Bên chén rượu, quây quần quanh bè bạn
Một lần thôi hãy quý phút giây này
Hãy hát tình yêu, uống rượu và vui
Xua chiến tranh, nỗi buồn và cay đắng.
Hay như bài sonnê “Gửi Helène” nổi tiếng đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng.
Khi  mà em đã về gặp tuổi già
Ngồi một mình buổi chiều bên lò sưởi
Em đọc những dòng thơ và nhớ lại:
“Những ngày xưa thơ đã viết Ronsard”.
Và tôi như nhà thi sĩ tài hoa
Cho nữ tỳ đem tên tôi khen ngợi
Em không ngủ và em quên mệt mỏi
Nghe những lời ca tụng của người ta.
Còn tôi ngủ yên giấc ngủ muôn đời
Tình chỉ là sự quên lãng mà thôi
Nhưng còn em những đêm dài không ngủ
Em buồn rầu nhớ lại những lời tôi.
Chớ miệt thị tình yêu mà hãy nhớ
Giữa mùa xuân vội hái nụ hoa đời.
Trong sáng tạo của William Shakespeare  (1564 – 1616) ta cũng gặp những ý tưởng của Khayyam về sự tuần hoàn của vật chất. Ta hãy đọc hồi IV, cảnh 3 trong bi kịch Hamlet nổi tiếng nơi Hamlet nói với vua Claudius rằng con người có thể dùng con giun đã ăn nhà vua để làm mồi bắt cá rồi lại ăn con cá đã ăn giun. Và dưới đây là những lời của Hamlet nói với Horatio ngoài nghĩa địa (Hồi V, cảnh 1):
“… Alexander18 chết đi, người ta chôn Alexander rồi Alexander trở thành đất sét thì tại sao từ đất sét này lại không thể làm thành nắp bình rượu?
Tội nghiệp thay vị Hoàng đế oai phong
Ngài chết đi thành đất cát ngoài đồng
Ôi cục đất làm kinh hoàng thế giới
Giờ trát tường chắn ngọn gió mùa đông”.
Hamlet đã kết thúc lời thoại của mình bằng một bài tứ tuyệt. ý câu nói của Hamlet đã được Khayyam nói đến cách đó hơn 500 năm về trước:
Đừng buồn chi! Đời là vậy đó mà
Hết sáng ngày lại bóng tối buông ra
Nghìn năm sau xương ta thành đất cát
Cho người ta đem đóng gạch xây nhà.
Thật khó nói rằng làm sao mà Pierrè Ronsard hay William Shakespeare có sự ảnh hưởng của Omar Khayyam bởi chỉ đến đầu thế kỷ 19 ở Châu Âu mới xuất hiện một số bài rubaiyat được dịch đầu tiên và người Âu chỉ thực sự biết đến Omar Khayyam khi bản dịch của Edward Fitzgerald ra đời vào năm 1859.
III
Nguồn của  bản tiếng Việt này là bản tiếng Anh của Edward Fitzgerald với các lần hiệu đính và các bản tiếng Nga của nhiều dịch giả rubaiyat nổi tiếng nhất của Nga và Xô Viết như Plisetsky, Rumer, Thorgevsky, Strigkov, Derjavin, Nekora, Tenegina… Ngoài ra còn tham khảo nhiều bản khác được nêu trong thư mục tóm tắt ở cuối sách.
Bản tiếng Việt này được sắp xếp theo từng mảng đề tài theo một trình tự thời gian của cuộc đời người giống như cách sắp xếp của Fitzgerald: thời tuổi trẻ yêu đời, ca tụng Thượng Đế, thích  chơi bời, ham mê rượu, phụ nữ. Sau đó là nhà thông thái theo con đường Sufism rồi dần dần tỏ ra nghi ngờ cho đến phủ nhận Thượng Đế. Về già trở thành người bi quan, thất vọng về cuộc đời, hoài nghi tất cả.
Ở Châu Âu hiện nay có thể tìm thấy trên 2000 bài rubaiyat được coi là của Omar Khayyam nhưng chủ yếu vẫn là các dị bản. Thực tế số lượng rubaiyat của Khayyam là 200, 300, 500 hay nhiều hơn? Rất nhiều nhà nghiên cứu xác định trong khoảng 200 – 500 bài. Bản tiếng Việt này dừng lại ở con số 487 bài. Theo chúng tôi số lượng bài đã phản ánh hết mọi khía cạnh của thơ Khayyam.
Mặc dù đã chọn lọc rất kỹ lưỡng, so sánh với nhiều bản khác nhau nhưng nếu một bạn đọc để ý sẽ thấy vẫn có những bài gần giống nhau về nội dung. Thực ra đây là một vấn đề chung của nhiều ngôn ngữ và là một vấn đề phức tạp trong việc phân loại, đánh giá. Xin dẫn lời của một nhà phương Đông học nổi tiếng, Viện sĩ thông tấn Liên Xô Edward Bertels về vấn đề này: “Một người đọc chú ý thì không thể không nhận thấy có nhiều bài rubaiyat chỉ nói về một đề tài. Ta tìm thấy từng “chùm” rất giống nhau về nội dung, chỉ khác ở những chi tiết rất nhỏ. Ta có cảm giác rằng đấy là một đặc điểm của thơ Khayyam. Ta biết rằng cuộc đời Khayyam có nhiều tị hiềm ghen ghét, thậm chí cả sự nguy hiểm đến tính mạng từ những kẻ cuồng tín Islam… Khayyam có lẽ đã không có ý định tập trung rồi phổ biến những bài thơ của mình. Có thể ông chỉ viết ra trên những mẩu giấy nhỏ và khi ngồi quanh bạn bè, bên chén rượu ông đã đọc cho mọi người nghe. Ta hình dung có năm người bạn của Khayyam sau khi về nhà chép lại những bài thơ đã nghe mỗi người lệch đi một chút, thay vào một vài lời. Từ đó sinh ra ít nhất sáu bản mà rồi sau đấy khi tập hợp lại người ta coi là những bài riêng biệt. Số dị bản cứ tăng lên theo thời gian khi người đời sau tìm chép lại”.
Một đặc điểm nữa của rubaiyat mà khi dịch ra tiếng Việt rất khó giải quyết. Đó là cách gieo vần của rubaiyat thường có những từ hoặc cụm từ lặp lại ở cả ba câu (đôi khi cả 4 câu). Dưới đây là một số ví dụ mà chúng tôi cố gắng dịch đúng cách gieo vần của những bài rubaiyat dân gian:
Em không ngủ, em không biết làm sao
Con đường dài, em không biết làm sao
Nhìn con đường, anh còn quay trở lại?
Thiếu anh rồi, em còn biết làm sao!
* * *
Giấc mơ  ngọt ngào trong đêm đến rồi đi
Người đẹp dịu dàng trong mơ đến rồi đi
Và sáng ra người đẹp dịu dàng đến thật
Như trăng giữa trời người đẹp đến rồi đi.
hoặc như những bài sau đây:
Mùa xuân đến rồi. Bao giờ em đến?
Thiếu em anh buồn. Bao giờ em đến?
Em hứa rằng khi tuyết bắt đầu rơi
Tuyết tan hết rồi. Bao giờ em đến?
* * *
Em có thể phụ tình – còn anh không thể
Em có thể lại yêu, còn anh không thể
Em có thể quên hết thảy mọi điều
Quên mãi mãi, muôn đời còn anh không thể.
Thơ rubaiyat được gieo vần theo sơ đồ aaba (một số ít bài aaaa). Trong tiếng Việt nghĩa là thơ tứ tuyệt nhưng thơ tứ tuyệt chỉ có 5 tiếng hoặc 7 tiếng không thể chuyển tải hết lượng thông tin của rubaiyat. Chúng tôi đã từng loay hoay trong nhiều tháng trời dịch ép vào 7 tiếng nhưng rồi thấy không ổn. Tham khảo rất nhiều ngôn ngữ châu Âu thì nhận thấy rằng người ta đều dịch không hạn chế số tiếng, thậm chí người ta còn dịch rubaiyat 4 câu thành 8 câu, miễn là chuyển tải hết nội dung của rubaiyat. Từ đó chúng tôi quyết định không hạn chế số tiếng còn cách gieo vần thì vẫn tuân thủ cách gieo vần của rubaiyat trừ cách gieo vần cả 4 câu như nhau vì nhận thấy không phù hợp.
Trong bản tiếng Việt cũng ít khi dịch tên riêng, tên của các nhân vật truyền thuyết, các ông vua, tên địa danh mà phần nhiều chỉ dịch chung chung là vua, thần, tiên… Có một hình tượng rất quen thuộc trong rubaiyat là người hầu rượu Saki. Saki là một chàng trai trẻ vui nhộn, hoạt bát, nhanh nhảu được Khayyam hay nhắc đến. Trong bản tiếng Việt Saki trở thành cô bán hàng. Có lẽ đây là một đặc điểm của văn hoá Việt.
Xưng hô đối với Đấng Tối Cao trong rubaiyat được Khayyam dùng rất đa dạng. Từ tiếng Ba Tư khi dịch sang các ngôn ngữ khác cũng vậy. Thí dụ trong bản của Fitzgerald có rất nhiều từ đồng nghĩa của từ “Thượng Đế” (He, Thou, Lord, Maker, Potter, Master hoặc ngay cả Master of the Show, dark Ferrash, Eternal Saki rồi Trời (Heav’n), Vận (Destiny), Số (Fate), Thời gian (Time). Trong tiếng Việt cũng được dùng rất đa dạng: Thượng Đế, Ông Trời, Ông xanh, Ông Thợ gốm, Ông Tháp canh, Con tạo, Số phận, Thời gian, Người, Ngài…
Có một số đặc điểm của rubaiyat mà theo chúng tôi rất khó chuyển đạt là tính triết lý, sự cô đọng, súc tích của thơ Khayyam. Chỉ với 4 câu thơ Khayyam nói lên được những vấn đề mà người khác phải cần đến nhiều trang giấy.Thông thường hai câu đầu của rubaiyat là hai câu đặt vấn đề còn cách giải quyết vấn đề và kết luận của tác giả ở câu thứ 3 và thứ 4.
Hãy cho tôi một bình rượu thật đầy
Cô bán hàng cứ rót, chớ dừng tay
Giờ chỉ rượu người bạn hiền duy nhất
Cả bạn và tình đều đã đổi thay.
Nhưng cũng không ít khi rubaiyat trở thành một cuộc đối thoại mà tác giả chỉ làm vai trò người dẫn chuyện.
Cá hỏi vịt: “Liệu nước có trở về
Và nếu trở về thì đến bao giờ?”
Vịt trả lời: “Khi Người đem ta rán
Chảo sẽ trả lời những câu hỏi kia”.
Đôi khi hai câu đầu nêu lên vấn đề. Câu thứ 3 nêu lên một sự vật hay hành động mà ta thấy được đột ngột lật lại ở câu thứ 4.
Ta cần sống sáu mươi năm yên ổn
Không vì giàu mà chỉ vì tình bạn
Đến một ngày ta chưa trở thành bình
Cần kết bạn với cả bình và chén.
hoặc như một bài khác ;
Hãy vuốt ve mái tóc đen óng mượt
Uống rượu nồng, nói những lời đường mật
Đến một ngày thần chết chưa bắt ta
Những lạc thú trên đời cần nắm bắt.
Một đặc điểm nổi bật  trong thơ của Khayyam là sự tương phản.
Vẫn biết rằng rượu cấm bởi Koran
Rượu đắng cay nhưng tôi uống với em
Chẳng vô tình như người đời vẫn nói
Những thứ gì càng cấm lại càng ham.
Câu đầu tiên “rượu” được đặt bên cạnh “Koran”. Koran cấm rượu, bởi thế nên hai khái niệm này kỵ nhau giống như lửa với nước, như mặt trăng với mặt trời… Câu thứ hai: “rượu đắng cay” (đã đành là như vậy) nhưng Khayyam ngồi uống với “em” (vốn được coi là thứ ngọt ngào nhất trên đời). Như vậy “đắng cay” và “ngọt ngào” là một cặp tương phản thứ hai. Câu thứ ba giải quyết vấn đề đã nêu để rồi đi đến kết luận: “Những thứ gì càng cấm lại càng ham”. Khayyam nói lên một cái thói thường của người đời, cái bản năng tự nhiên của con người nhưng hai từ “cấm” và “ham” cũng là một cặp tương phản nữa.
Đi thanh minh về sự ham mê lạc thú của mình Khayyam viết:
Có phải con được thừa thì người bị thiếu đâu
Con có nghèo đi thì người cũng chẳng giàu
Thượng Đế ơi con xin Người độ lượng
Tha thứ nhiều và ít đánh con đau.
Chỉ trong 4 câu Khayyam sử dụng đến 4 cặp từ đối lập với nhau: Thừa và Thiếu, Giàu và Nghèo, Tha và Đánh, Nhiều và It…vân vân và vân vân.
* * *
Thơ của Omar Khayyam cũng như các công trình về toán học, thiên văn học hay triết học của ông – đó là thế giới của những điều bí ẩn, của những câu hỏi day dứt mà bất kỳ con người có trí tuệ nào cũng muốn tìm ra câu trả lời trong suốt cuộc đời mình. (Tất nhiên, con người của thế kỷ 21 sẽ có nhiều điểm không đồng tình với  Khayyam nhưng chúng ta không thể đem những tiêu chuẩn của thời đại mình làm thước đo cho người đã sống cách chúng ta gần 1000 năm). Omar Khayyam là con người có những suy nghĩ vượt ra ngoài thời đại mình trong khi ông mãi mãi vẫn là con người của thế kỷ 11 và 12.
Omar Khayyam suy ngẫm rất nhiều về nhân tình thế thái, đưa ra nhiều lời khuyên về cách đối nhân xử thế nhưng Khayyam không dạy khôn cho ai cả mà Khayyam chỉ bày tỏ sự mong muốn để cho người đọc tự giải quyết vấn đề. Đây cũng là một phẩm chất vô cùng quí báu của con người ở thời đại ngày nay.
* * *
Như đã nói ở những phần trên: thế giới quan của Khayyam là rất phức tạp. Thơ ông cũng vậy. Đi đối chiếu tất cả theo một công thức định sẵn, đi giải thích theo một lối mòn chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai lầm. Mỗi bài rubaiyat riêng biệt đòi hỏi một sự phân tích kỹ lưỡng xem có đúng với hồn thơ và phong cách của Khayyam hay không? Nếu của Khayyam thì có thể đã được viết trong quãng thời gian nào trong cuộc đời của Khayyam? Trong một tâm trạng như thế nào? Có sự liên hệ gì với các bài thơ khác, với tiểu sử? Nếu là bài xuất khẩu thành thơ thì được xuất ra trong tình huống nào?
Người dịch, người nghiên cứu về Omar Khayyam đã phải làm một việc tưởng chừng như không thể: tưởng tượng, hình dung lại thời đại của Khayyam với những đặc điểm về chính trị, văn hoá, xã hội của thời đại đó, nhập vai sao cho hoà nhập được với nhà thơ… Chỉ khi đó Omar Khayyam mới thực sự hồi sinh!
Nguồn: Omar Khayyam. Thơ Rubaiyat. Nhà xuất bản Văn học 2004.
1 Alfred Mc Kinley Terhune. The Life Of Edward Fitzgerald, Translator of the Rubaiyat of Omar Khayyam. L.,1947, tr. 223
2 Edward Heron-Allen. Edward Fitzgerald’s Rubaiyat of Omar Khayyam with their Original Persian Sources. L.,1899. tr. XI.
3 L. P. Elwell-Sutton. Introduction. – Ali Dashti. In Search of Omar Khayyam. L., 1962. tr. 11.
4 Peter de Polnay. Into an Old Room. The Paradox of Edward Fitzgerald. L., 1950, tr. 183.
5 Tuy vậy, năm sinh, năm mất của Omar Khayyam vẫn chưa phải đã được xác định hoàn toàn. Ngay cả những tập sách vốn được coi là “khuôn vàng thước ngọc” cũng vẫn còn có sự khác nhau. Thí dụ: Từ điển Britannica 2003 năm sinh, năm mất của Omar Khayyam được xác định là 18/5/1048 – 4/12/1131. Còn từ điển Encarta 2004 là 1050 – 1122vv…
6 Khởi thuỷ là cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ac; lòng tin vào thắng lợi của cái Thiện mà trong đó lửa đóng vai trò chủ đạo.
Theo truyền thuyết, Zarathustra là đứa bé duy nhất trên đời này khi sinh ra không khóc mà cười. Học thuyết của Ngài cũng vậy – rất yêu đời và đầy ắp tình yêu đối với thế giới xung quanh. Ngài kêu gọi tín đồ của mình hướng tới cái Thiện và sự công bằng.
Thời đại của Zarathustra được xác định rất khác nhau. Aristotle  cho rằng Zarathustra sống trước Platon 6000 năm. Một số tác giả cổ đại khác cho là 5000 trước cuộc chiến Tơ-roa (thế kỷ 13 tCn). Còn một số khác dựa theo truyền thuyết cho là Zarathustra sống trước Alexander Mác-xê-đô-nia (356-323 tCn) 250 năm.
Theo Zarathustra cái chết làm cho linh hồn con người từ giã thế giới vật chất để trở về thế giới phi vật chất. Mọi linh hồn đều chịu sự phán xử vì những hành động đã làm nơi trần thế. Kết qủa là một số lên thiên đàng, số kia về địa ngục… Zarathustra là người đầu tiên đi nói về thiên đàng, địa ngục, về sự hồi sinh… “Đạo thờ Thần lửa là tôn giáo cổ xưa nhất trong các tôn giáo biểu hiện của thế giới và có lẽ nó đã có sự ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến loài người nhiều hơn bất kỳ tín ngưỡng nào”. Mary Boyce, Zoroastrians//http://www.avesta.org/avesta.htm
7 Xem chú thich: Sufism.
8 Ghazali’s Book of Counsel for Kings. Translated by F.R.C. Bagley. L., 1969, tr.9.
9 The Doctorine of the Sufism. Translated from the Arabic of Abu Bark al-Kalabadhi by A.  J. Arberry. Cambridge. 1977, tr. 44-45.
10 Holbrook Jackson. Edward Fitzgerald and Omar Khayyam. L., 1890, tr.26.
11 Izad trong thần thoại cổ Iran có nghĩa là Ngọc Hoàng (ông trời).
12 Khayyam nhắc lại Koran 2:216: “Người ta hỏi con về rượu thì hãy nói: “ Trong rượu tội lỗi và cả ích lợi cho con người nhưng tội lỗi nhiều hơn ích lợi”.
13 Sufism – một giáo phái thần bí của Islam xuất hiện gần như đồng thời với Islam trên cơ sở của chủ nghĩa khổ hạnh. Mục đích của Sufism là sự nhận thức chân lý tuyệt đối thông qua Tình yêu và sự hoà nhập với Thượng Đế. “Con người – sáng tạo cuối cùng của Thượng Đế – cần hướng tới sự hoà nhập với Người. Để đạt được điều này cần từ chối những sung sướng vật chất và kìm nén những mong muốn, khát khao ngoài một điều mong muốn khát khao duy nhất là được hoà nhập với Thượng Đế”. (Морочник С. Б. и Розенфельд Б. А: Омар Хайям – поэт мыслитель ученый Сталинабад, 1957, tr. 15)
Con đường của Sufism theo al-Ghazali có 9 bước: 1) hối hận trong lỗi lầm; 2) chịu đựng trong đau khổ; 3) mang ơn Thượng Đế (Thánh Ala) vì những gì mà Ngài đã ban cho; 4) sợ hãi Đấng Tối Cao; 5) hy vọng ở sự cứu rỗi; 6) tự nguyện chịu đói nghèo; 7) tránh xa cuộc đời; 8) từ chối mọi ước muốn của mình; 9) tình yêu đối với Thượng Đế. Năm bước đầu tiên là con đường chung dẫn đến sự hoàn thiện tâm linh được luật Shariah xác định cho tất cả tín đồ Islam. Bốn bước cuối là của riêng Sufism. Trong mỗi bước như vậy Ghazali chia tiếp ra làm ba giai đoạn. Thí dụ, bước thứ ba: Sufi (người theo Sufism) cần nhận thức ơn huệ của Thượng Đế ban cho, điều mà Ngài có thể đã không làm. Cụ thể như Ngài đã tạo ra Sufi là một cơ thể sống chứ không phải hòn đá; có nhận thức chứ không phải như động vật không biết suy nghĩ; đàn ông chứ không phải đàn bà; có sức khoẻ đầy đủ chứ không đui mù, què quặt; người tốt chứ không phải người ác độc. Tiếp đó Sufi phải biết nhìn ơn huệ của Thượng Đế như là phương tiện để đạt được sự hoàn thiện sau này. Và cuối cùng phải biết coi sự đau khổ như là hạnh phúc và cám ơn Thượng Đế vì điều này. Đến đây, Sufi không chỉ biết chịu đựng đau khổ mà còn vui mừng vì đau khổ.
14 Laurent Tailhade. Omar Khayyam et les Poisons de l’Intelligence. P., 1905,  tr. 14.
15 Chữ dùng của nhà thơ La Mã cổ đại Quintus Horatius Flacus (65-8 tCn).
16Жуковский В. А: Омар Хайям и странвующие чевертишие. Спб. 1897 tr. 323-325.
Abu Ala (al-Ma’arri)(979-1057) – nhà triết học, nhà thơ mù Arập (Syria), nổi tiếng với những bài thơ triết lý; Voltaire (1694-1778) – nhà triết học, nhà văn Pháp; Heine (1797-1856) – nhà thơ Đức: hai ông nổi tiếng với những quan điểm phủ nhận tôn giáo. Dưới đây chúng tôi xin nêu mấy ví dụ.
-Xin hãy chớ nói rằng: “Ta trong trắng!”
Trong trắng làm sao giữa cuộc đời bụi bặm.
Thơ Abu Ala.
-Đây, trên giá sách này của tôi có quyển Kinh Thánh nhưng tôi để gần với Voltaire – giống như thuốc độc và thuốc giải độc.
Betrand Russell (1872-1970).
-Lòng tin trong tôi có thật nhiều. Tôi bây giờ đã tin vào những điều cốt yếu nhất được ghi trong Kinh Thánh. Tôi tin rằng Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Jacob; Jacob sinh Judah. Rằng Judah đã nhận ra nàng Tamar – con dâu của mình trên con đường đi đến Timnath; rằng Lot đã uống rượu quá nhiều với hai cô con gái ruột; rằng vợ của Potiphar đã giữ trong tay áo của chàng Joseph trung thành giữ phẩm tiết; rằng hai vị tu sĩ bắt gặp nàng Susanna xinh đẹp trong khi tắm đã rất già. Ngoài ra tôi còn tin rằng tổ tiên của Jacob đã lừa dối anh em, bà con mình; rằng vua David đã giao cho Uri một nhiệm vụ nguy hiểm ngoài chiến trường; rằng Solomon đã cưới cho mình cả nghìn bà vợ để rồi mà than vãn: hư không, thảy đều hư không!
Heine.
17 Arberry A. J. The Romance of the Rubaiyat. L., 1959, tr. 28.
18 Hamlet nói đến Alexander Đại đế, vua xứ Mac-kê-đô-nia, vị tướng lừng danh thời cổ đại.
Nguyễn Viết Thắng

Đọc tiếp thơ Say , thái Bá Tân dịch nơi đây
 

Thơ Cổ Ba Tư THO SAY - ÔMA KHAYYAM, THAI BA TAN dich

Thơ Omar Khayyam/ nghiệm về những cuộc say, tác giả Nguyễn Viết Thắng

Kính gửi quý anh chị đọc bài viết này về tác giả

Thơ Omar Khayyam - nghiệm về những cuộc say

Bài rất dài nên tôi xin chia post làm 2 lần cho quý anh chị dễ theo dỏi.

Mời quý anh chị hãy nghiệm thử lời dưới đây để rút cho mình 1 ý niệm riêng.

"Trong thế giới quan của Khayyam không chỉ có hôm nay là thước đo thời gian mà cụ thể hơn là khoảnh khắc, là phút giây ta đang có.
Từ thần thánh đến vô thần – chỉ gang tay
Từ số không đến vô cùng – chỉ phút giây
Hãy gìn giữ phút giây này quý giá
Đời – không ít, không nhiều – chỉ phút giây."

Caroline Thanh Hương


I
Cách đây hơn 140 năm trên bầu trời văn học châu Âu có một ngôi sao lạ xuất hiện và đột ngột sáng chói. Thơ của một nhà thơ Ba Tư thời trung cổ – người mà trên quê hương mình chưa bao giờ được coi là một nhà thơ – sau hơn 700 năm đã hồi sinh bằng tiếng Anh qua bản dịch của Edward Fitzgerald (1809-1883).

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ, Thái Bá Tân làm thơ tóm tắt tiểu thuyết của Victor Hugo.

Kính gửi quý anh chị những bài thơ

Tóm tắt xong toàn bộ nội dung cuốn tiểu thuyết vĩ đại và cảm động, tác giả Thái Bá Tân

Caroline Thanh Hương

 photo ThaiBaTan.jpg NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ
1
MÀO ĐẦU

Chào các cháu yêu quí.
Ông Tân, Ông Béo đây.
Trước ông đã từng nhắc,
Giờ nhắc lại thế này.

Đọc sách quan trọng lắm.
Sách là người bạn đời,
Giúp các cháu hiểu biết
Để tu dưỡng thành người.



Ông cũng rất ham đọc,
Từ hồi bé, chân trần.
Những cuốn sách vĩ đại.
Mà thường đọc nhiều lần.

Một trong những cuốn ấy,
Mà ngay cả bây giờ,
Mỗi lần đọc đều khóc,
Xúc động và thẫn thờ.

Đó là bộ tiểu thuyết
Của Victor Hugo.
Cuốn “Những Người Khốn Khổ”,
Hai nghìn trang, khổng lồ.

Bây giờ ông sẽ cố
Kể lại câu chuyện này,
Tất nhiên rất sơ lược,
Mà ông nghĩ cực hay.

Đọc tóm tắt cũng tốt.
Nhưng các cháu, dẫu sao,
Cũng phải đọc nguyên bản,
Không bỏ sót trang nào.

Cuốn sách này vĩ đại
Sẽ dạy rất nhiều điều.
Các cháu nhớ đọc nhé.
Ông yêu các cháu nhiều.

2
GIĂNG VAN GIĂNG

Một tù nhân người Pháp,
Tên là Giăng Van Giăng,
Được tha, có thử thách,
Sau đúng mười chín năm.

Ông phạm tội ăn cắp
Chiếc bánh giá nửa đồng
Cho lũ trẻ đang đói
Con bà chị của ông.

Phải ngồi tù lâu vậy
Là vì ông nhiều lần
Đã tìm cách vượt ngục,
Nên mức án tăng dần.

Được tha, ông cuốc bộ
Tới thị trấn Đi-nhơ,
Bị mọi người xua đuổi,
Đói, thất thểu, vật vờ.

Cuối cùng, trong tuyệt vọng,
Không bánh mì, không tiền,
Ông đánh liều gõ của
Nhà Cha Mi-ri-en.

Đức Cha, vốn tốt bụng,
Liền mời ông vào nhà
Cho ăn uống, sưởi ấm,
Mời ngủ trên xô-pha.

Thế mà ông tối ấy,
Đáp lòng tốt của Ngài,
Trộm đôi giá nến bạc
Rồi lén đi ra ngoài.

Gần sáng thì cảnh sát
Bắt ông, rất ngạc nhiên
Thấy đôi giá nến ấy
Của Ngài Mi-ri-en.

Được hỏi thì ông đáp
Rằng Đức Cha tặng ông.
Chúng bèn đưa quay lại,
Xem có đúng thế không.

Đức Cha bảo đúng thế,
Đó là quà của Ngài.
Giăng Van Giăng được thả.
Tốp cảnh sát ra ngoài.

Trong căn phòng rộng lớn
Chỉ còn lại hai người.
Đức Cha bắt ông hứa
Thành người tốt cho đời.

3
PHĂNG-TIN

Việc làm và lời nói
Đức Cha thành Đi-nhơ
Đã làm ông xúc động
Đến chết lặng, sững sờ.

Một thằng tù khốn khổ,
Tên ăn cắp đáng khinh,
Quỳ lạy, thề trước Chúa
Quyết làm lại đời mình.

Ông thay đổi tên họ,
Đến thành Mông-tơ-rơi.
Sau tám năm lao động,
Cuối cùng trở thành người

Đã mang lại phồn thịnh
Cho thành phố nghèo này.
Và rồi thành thị trưởng,
Chủ nhà máy dệt may.

Làm việc trong nhà máy
Thị trưởng Ma-đơ-len
Có cô gái xinh đẹp
Tên gọi là Phăng-tin.

Nàng đem lòng yêu mến
Một thanh niên nhà giàu.
Hắn làm nàng có chửa
Rồi trốn, chẳng thấy đâu.

Nàng đem con, Cô-det,
Gửi Tê-nác-đi-ê,
Vợ chồng chủ quán rượu,
Ác, gian xảo mọi bề.

Chúng hành hạ con bé,
Đánh, chửi mắng suốt ngày,
Ăn đói, mặc rách rưới,
Phải làm việc luôn tay.

Trong khi chúng chiều chuộng
Con mình, Ê-pô-nin.
Luôn gửi thư kể lể
Và yêu cầu Phăng-tin

Phải gửi tiền cho chúng -
Nào Cô-det ốm đau,
Nào tiền may quần áo,
Rồi cả tiền đèn dầu…

Còn Phăng-tin, tội nghiệp,
Tin lời chúng, vội vàng
Có bao nhiêu đưa hết,
“Chữa bệnh” cho con nàng.

Thế mà chúng, khốn nạn,
Cứ dục nàng gửi thêm.
Nàng phải bán răng, tóc,
Rồi thành điếm đi đêm.

Một lần do chống lại
Một thằng khốn khách hàng,
Gia-ve, cảnh sát trưởng,
Đã nhẫn tâm bắt nàng.

Phải dừng lại một chút
Để nói về Gia-ve.
Nhân vật này hay lắm,
Công tâm và giỏi nghề.

Hơn hai mươi năm trước
Hắn bắt Giăng Van Giăng.
Một cảnh sát gương mẫu,
Mẫn cán và siêng năng.

Giờ làm cảnh sát trưởng,
Dưới quyền Ma-đơ-len,
Hắn lờ mờ nghi hoặc
Vì thấy ông quen quen.

Bèn viết thư mật báo
Lên cấp trên về ông.
Nhưng cấp trên đáp lại
Rằng hắn nhầm, uổng công.

Người ta đã bắt được
Tên Giăng Van Giăng này,
Và dự định xử hắn
Trông một ngày gần đây.

Ngẫu nhiên đêm hôm ấy,
Đêm Gia-ve bắt nàng,
Ông thị trưởng đáng kính
Nhân có việc đi ngang.

Ông dừng lại, gạn hỏi,
Được nàng kể cho nghe
Về con gái, Cô-det,
Và Tê-nac-đi-ê.

Vốn là người trung thực,
Tự trọng và công tâm,
Gia-ve, cảnh sát trưởng,
Kể chuyện hắn đã “nhầm”.

Hắn xin ông tha lỗi,
Ngạc nhiên, không ngờ rằng
Chính ông tự thú nhận
Mình là Giăng Van Giăng.

Ông còn hứa với hắn
Sẽ tự mình đến tòa,
Nói rõ hết sự thật
Để người kia được tha.

Còn giờ thì xin phép
Đưa nàng về nhà mình
Vì nàng đang ốm nặng,
Cần chữa trị tận tình.

Khi Phăng-tin hấp hối,
Ông đã hứa suốt đời
Sẽ chăm nuôi Cô-det
Được khôn lớn thành người.

Cũng vừa đúng lúc ấy
Gia-ve đến bắt ông.
Một thị trưởng đáng kính
Có đức và có công.

4
CÔ-DET

Đêm đầu đông, giá rét,
Trời không sao, không trăng,
Một bé gái gầy yếu
Dò dẫm đi trên băng.

Một tay xách xô nước
To gần gấp đôi người.
Cứ đi khoảng dăm bước,
Nó dừng lại lấy hơi.

Đó chính là Cô-det,
Con gái nàng Phăng-tin.
Một con bé tội nghiệp,
Gầy trơ xương, tóc đen.

Từ ngày Phăng-tin chết,
Tức là không còn tiền,
Vợ chồng tên chủ quán
Không ngớt lời than phiền.

Đã mấy lần chúng đuổi
Cô-dét ra khỏi nhà.
Rao cho, không ai lấy,
Như con chó xấu xa.

Trong khi nó thút thít
Khóc bên xô nước đầy,
Trời vừa lạnh, vừa tối.
Bất chợt một cánh tay.

Một cánh tay khỏe mạnh
Của một người đàn ông
Nhấc xô nước của nó,
Và bế nó vào lòng.

“Cháu tên là Cô-det?”
“Vâng”, con bé gật đầu.
Ông hôn nó, nước mắt
Chảy lên má, lên râu.

Người đàn ông đêm ấy
Là người tù khổ sai
Giăng Van Giang, thị trưởng,
Vừa vượt ngục ra ngoài.

Mấy năm sau song sắt
Ông chờ đợi đêm ngày
Để có được giây phút
Ôm Cô-det trên tay.

Tới nhà, ông liền nói
Với chủ quán rằng ông
Muốn chuộc lại Cô-det,
Với giá chừng ấy đồng.

Thấy ông khách kỳ lạ
Có vẻ giàu, dễ lừa,
Vợ chồng tên chủ quán
Liền than khóc như mưa.

Rằng chúng yêu Cô-det
Còn hơn cả con mình,
Rằng không chịu cho chuộc,
Rằng chúng rất ân tình…

Cuối cùng chúng đồng ý,
Với cái giá rất cao.
Họ ra đi lặng lẽ.
Đêm không trăng, không sao.

Đến Pa-ri hoa lệ,
Dẫu có rất nhiều tiền,
Họ sống trong khu phố
Tồi tàn và lãng quên.

Tưởng được sống yên ổn,
Thế mà rồi Gia-ve
Vẫn lần ra dấu vết.
Đúng, tên này rất ghê.

Lần nữa lại chạy trốn.
Cuối cùng họ ẩn mình
Trong một tu viện kín
Hoang sơ và yên bình.

Nhiều năm ở nơi ấy
Ông làm vườn, chăm cây.
Cô-dét được đi học
Và tiến bộ từng ngày.

5
MA-RI-UT

Một chàng trai quí tộc,
Họ là Pông-mec-xi.
Tên là Ma-ri-ut,
Công dân thành Pa-ri.

Chàng sống cùng ông nội,
Một quí tộc đã già.
Cha chàng, khác chính kiến,
Bị ông đuổi khỏi nhà.

Sau khi cha chàng chết,
Chàng càng yêu quí ông,
Vì tư tưởng cấp tiến,
Chống cường quyền, bất công.

Nhân một lần cãi cọ,
Chàng bỏ nhà ra đi,
Một sinh viên trường luật,
Trong túi chẳng có gì.

Nhưng đầu thì đầy ắp
Những lý tưởng cao siêu
Về bình đẳng, bác ái,
Tình thương và tình yêu.

Chàng gia nhập hội kín
Của các chàng sinh viên
Bất đồng với xã hội
Tha hóa bởi đồng tiền.

Họ là những người trẻ
Đầy nhiệt huyết đấu tranh,
Chủ trương sẽ nổi dậy
Xây xã hội tốt lành.

Một lần, đang đi dạo
Thơ thẩn trong vườn hoa,
Chàng nhìn thấy Cô-det
Đi với một ông già.

Chỉ một cái nhìn thoáng,
Thế mà lòng xốn xang.
Kiểu tình yêu sét đánh.
Vâng, chàng yêu, yêu nàng.

Về phần mình, Cô-det
Cũng xao xuyến lần đầu.
Tiếc bố nàng không chịu
Cho hai người gặp nhau.

Mấy ngày sau, dun dủi,
Bất ngờ chàng và nàng
Lại được gặp lần nữa,
Ngẫu niên và vội vàng.

Số là ngày hôm ấy
Nàng được bố cho theo
Thăm, tặng quà từ thiện
Cho một gia đình nghèo.

Gia đình Giông-đơ-ret,
Tức Tê-nac-đi-ê,
Láng giềng Ma-ri-ut,
Đang khốn khổ đủ bề.

Hắn làm ăn thua lỗ,
Bèn dọn đến Pa-ri.
Ăn bữa no bữa đói.
Nhà trống, chẳng có gì.

Ông cho hắn tiền bạc,
Còn hẹn đến lần sau.
Thằng chủ quán khốn nạn
Nghĩ ông khách rất giàu.

Bèn lập mưu lần tới
Trấn lột ông, ban ngày.
Ma-ri-ut lo sợ,
Báo cảnh sát chuyện này.

Cũng may nhờ cảnh sát,
Lại chính là Gia-ve,
Đã kịp thời can thiệp,
Bắt Tê-nác-đi-ê.

May nữa, viên cảnh sát
Chưa kịp nhận ra ông
Thì ông đã đã lẩn trốn,
Rất lo lắng trong lòng.

Con gái tên chủ quán,
Là nàng Ê-pô-nin,
Bạn của Ma-ri-ut,
Bạn trung thành, đáng tin.

Nhờ nàng, Ma-ri-ut
Biết Cô-det ở đâu.
Hai người đã lén gặp
Và tỏ tình với nhau.

Giăng Van Giang linh tính,
Với nỗi sợ se lòng,
Rằng người ta có thể
Cướp Cô-det của ông.

Hơn thế, có dấu hiệu
Các chính biến không lành.
Ông đã lên kế hoạch
Đưa con sang nước Anh.

Ma-ri-ut vui sướng,
Đến gặp ông nội giàu,
Xin được cưới Cô-det.
Nhưng ông già lắc đầu.

Đau buồn, và thất vọng,
Chàng liền quay về nhà,
Tìm gặp lại Cô-det,
Thì nàng đã đi xa.

6
CUỘC KHỞI NGHĨA

Với trái tim tan nát
Không gặp được người tình,
Ma-ri-ut tìm đến
Các bạn cũ của mình.

Họ, những người trẻ tuổi,
Khao khát chống bất công.
Tự do và dân chủ
Luôn cháy bỏng trong lòng.

Họ âm mưu nổi dậy,
Chiếm đường phố Pa-ri
Rồi dựng các chiến lũy
Bằng bất cứ cái gì.

Như một vị thủ lĩnh,
Ma-ri-ut suốt ngày
Đôn đốc, lo công việc,
Hai súng lục hai tay.

Các thanh niên dũng cảm
Phất cao cờ, hiên ngang,
Thề cùng nhau sống chết
Với binh lính bảo hoàng.

Dưới trời mưa, trận chiến
Cuối cùng đã bắt đầu.
Tiếng súng nổ chát chúa,
Liên tục và khá lâu.

Bỗng nghĩa quân phát hiện,
Giữa khói lửa bốn bề,
Có một tên thám báo.
Thì ra là Gia-ve.

Người ta liền trói hắn,
Quyết định xử lý sau.
Hình phạt chắc sẽ nặng -
Bắn chết hoặc chém đầu.

Một tên lính nhằm bắn
Ma-ri-ut – vội vàng,
Ê-pô-nin nhìn thấy,
Lấy thân che cho chàng.

Nàng trúng đạn, hấp hối,
Lấy từ trong ngực mình
Một bức thư nho nhỏ
Cô-det gửi người tình.

Vì yêu Ma-ri-ut,
Yêu, không nói nên lời,
Ê-pô-nin giữ nó,
Không một phút xa rời.

Đọc xong thư Cô-det,
Ma-ri-ut vội vàng
Nhờ cậu bé Ga-vrôt.
Mang thư trả lời nàng.

Không ngờ bức thư ấy
Lọt vào tay người cha.
Một lát sau, chống gậy,
Ông bước ra khỏi nhà.

Với quyết định cứu giúp
Người con gái ông yêu,
Ông đi tới chiến lũy
Giữa lúc nhá nhem chiều.

Ở đấy, ông in phép
Được xử bắn Gia-ve.
Thế mà rồi ông thả,
Giữa đạn réo bốn bề.

Lúc ông quay trở lại,
Chiến lũy đầy xác người.
Có cả Ma-ri-ut,
Bị thương, nằm ngoài trời.

Ông không biết cùng lúc
Thằng Tê-nác-đi-ê
Lục lọi từng xác chết
Giữa trời mưa dầm dề.

Ông cõng Ma-ri-ut
Rồi lầm lũi bước đi,
Lội giữa lớp bùn bẩn
Cống ngầm thành Pa-ri.

Vừa ra khỏi cửa cống,
Ông đưa mắt ngước lên,
Thì thấy Gia-ve đứng,
Đang chờ ông phía trên.

Hắn, đại diện pháp luật,
Dẫu là pháp luật mù,
Sung sướng lại lần nữa
Được tống ông vào tù.

Ông khẩn khoản xin hắn
Hoãn bắt ông lúc này,
Để đưa Ma-ri-ut
Tới ông chàng, gần đây.

Gia-ve đứng, suy nghĩ
Và do dự hồi lâu.
Hàm ơn được tha chết,
Cuối cùng hắn gật đầu.

Rồi hắn, một cảnh sát
Mẫn cán và chí công,
Bị lương tâm cắn dứt
Và dằn vặt trong lòng.

Giữa một bên - trách nhiệm,
Và bên kia - tình người.
Càng nghĩ, càng bế tắc
Và càng thấy rối bời.

Cuối cùng, không chịu nổi,
Tưởng như sắp phát điên,
Viên cảnh sát trung thực
Gieo mình xuống sông Xen.

8
ĐOẠN KẾT

Giăng Van Giăng lặng lẽ
Đặt Ma-ri-ut bên thềm
Nhà ông nội giàu có,
Rồi biến mất trong đêm.

Dù bị thương khá nặng,
Ma-ri-ut cuối cùng
Đã bình phục, khỏe mạnh.
Chàng, một người anh hùng.

Rồi chính tay ông nội
Ban phước, cho cháu mình
Được lấy nàng Cô-det.
Đám cưới thật linh đình.

Ma-ri-ut không biết
Rằng người đã cứu chàng
Không phải người nào khác,
Mà chính Giăng Van Giăng.

Hôm ấy ông quyết định
Sau tiệc cưới linh đình,
Cho Ma-ri-ut biết
Về quá khứ của mình.

Chàng nghe xong, hoảng sợ,
Rất bối rối trong lòng.
Và bắt đầu tìm cách
Ngăn Cô-det gặp ông.

Cô đơn và đau khổ,
Giăng Van Giang, bần thần
Ngồi một mình, chờ chết.
Sức khỏe yếu sút dần.

Bất ngờ Ma-ri-ut
Được Tê-nac-đi-ê,
Tên ăn trộm xác chết,
Ngẫu nhiên kể cho nghe,

Rằng chính hắn nhìn thấy
Giăng Van Giăng bước đi
Vai cõng chàng hấp hối
Trong cống ngầm Pa-ri.

Hắn còn khoe chiếc nhẫn
Ăn cắp từ tay chàng.
Ma-ri-ut chết lặng,
Hối hận và bàng hoàng.

Chàng liền cùng Cô-det
Vội vã đến thăm ông.
Rồi xin lỗi, rồi khóc,
Ôm chặt ông vào lòng.

Sung sướng và cảm động,
Gặp con, Giăng Van Giăng
Đến lúc này mới kể
Chuyện đời mình với nàng.

Kể xong, ông tắt thở,
Trên môi thoáng nụ cười.
Các thiên thần bay đến,
Đưa ông lên Nước Trời.

HẾT

mercredi 17 septembre 2014

Thiếu nước, con người sẽ ra sao? 22 tấm ảnh chụp hạn hán ở Cali tháng 9 năm 2014

Tôi có đến nơi này mấy năm trước. Cali là vùng đất sa mạc, hạn hán thì khó tránh khỏi.
Nước Pháp, nước Đức rất tiện tặng về cách xài nước sao cho không phí phạm  vì tài nguyên  này ngày càng khan hiếm. Nước Mỹ rất lạ là có thể trồng cả đồn điền cam trên sa mạc với diện tích ngút ngàn.
Tôi đã ngỡ ngàng khi nhìn thấy những vườn cam như thế trên đường lái xe đi từ San José đi Las Vegas. Một bên là sa mạc đến tận chân trời và 1 bên là vườn cam với lá xanh ươm.
Kính gửi đến quý anh chị những hình ảnh dưới đây để thấy nước là của trời cho, nhưng nếu ta chỉ biết xài phung phí thì đến ngày nào đó, tài nguyên này cũng sẽ cạn và thiếu nước, con người sẽ như thế nào ?
Caroline Thanh Hương
Dramatic Photos of California's Historic Drought 

Hình ảnh khủng khiếp về hạn hán lịch sử tại California (3/9/2014)

 

According to the U.S. Drought Monitor, 82 percent of the state of California currently falls in the "Extreme Drought" category. The years-long dry spell has tapped groundwater reserves and left reservoirs at record lows. Shasta Lake and Lake Oroville are both down to 30% of full capacity, exposing steep shorelines that were formerly under hundreds of feet of water. Marinas are crowding into ever-smaller coves as the water recedes, and ramps and roads no longer reach the shoreline. Getty Images photographer Justin Sullivan traveled to a number of these reservoirs last month and captured dramatic images, evidence of the severity of the water crisis in California. [22 photos]

1 góc nhìn về vũ khí thế kỷ 21 (4) tiếp theo

 Tiếp theo lần trước


1 góc nhìn về vũ khí thế kỷ 21 (3) tiếp theo

 

10 xe tăng chở quân tốt nhất thế giới

Xe tăng chở quân của Phần Lan từng bị tấn công bằng súng phóng lựu nhưng không hề hấn trong khi xe của Thụy Sĩ có thiết kế đặc biệt giúp bảo vệ binh sĩ khi xe trúng mìn.

BTR-82
BTR-82 là biến thể mới nhất của dòng xe bọc thép chở quân (APC) BTR. Xe phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2011. BTR-82 có thể chống lại đạn xuyên giáp cỡ nòng 7,62 mm. Vũ khí chính của BTR-82 là súng máy hạng nặng 14,5 mm. Một số mẫu sử dụng pháo 30 mm. BTR-82 có khả năng chở 7 binh lính với đầy đủ trang bị. Loại taxi chiến trường này được trang bị động cơ Kamaz 740-14 công suất 300 mã lực. Nó đạt tốc độ tối đa 100 km/h, tốc độ lội nước 10 km/h. Điểm hạn chế của BTR-8 là động cơ bố trí phía sau nên cửa lên xuống cho bính lính phải bố trí ở hai bên hông khiến họ có thể bị tổn thương dưới hỏa lực trực tiếp của đối phương. Ảnh: Military-today

Câu chuyện để suy ngẫm, chỉ là CÁI CHẾT CỦA CON VOI CHỘT, tác giả Thái Bá Tân

Truyện viết cách đây đúng 30 năm.

CÁI CHẾT CỦA CON VOI CHỘT

Thái Bá Tân

1
Biết tôi viết văn, một anh bạn hiện là kỹ sư lâm nghiệp ở lâm trường S.V miền Tây Nghệ An, có gửi cho tôi một bức thư. Trong thư anh kể chuyện con voi kéo gỗ duy nhất của lâm trường, để như anh nói, tôi dựa vào đó viết một truyện ngắn mà theo anh (nguyên văn) "có thể thu hút được sự chú ý của người đọc".

Tin Tang Lễ Của Thầy Nguyễn Xuân Hoàng và những lời chia buồn bạn hữu

Kính gửi quý anh chị nào muốn biết thêm tin tức về chương trình tang lễ thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
Caroline Thanh Hương
 
Tin Tang Lễ Của Thầy Nguyễn Xuân Hoàng
Tôi vừa gọi Oak Hill Funeral Home & Memorial Park
300 Curtner Ave, San José, CA 95125
(408) 297-2447
Và đây là giờ thăm viếng:
Thứ sáu (19 tháng 9, 2014): 9 AM – 9 PM
Thứ bảy (20 tháng 9, 2014): 3- 9 PM
Chủ Nhựt (21 tháng 9, 2014) tang lễ sẽ bắt đầu vào 10: 30 AM và lễ hỏa thiêu vào lúc 11:30 AM.
Linh cữu của thầy Hoàng sẽ được quàn tại Sunshine Chapel

mardi 16 septembre 2014

Nghe đọc truyện ma Đất Độc

Kính gửi quý anh chị nào thích nghe đọc truyện ma
Caroline Thanh Hương

https://soundcloud.com/radiotruyen/sets/dat-doc

Viên Linh viết về Thơ Nguyễn Xuân Hoàng

Cám ơn anh Cường đã chuyển bài viết này.
Tôi xin post lại đây để quý anh chị thường thức nét đẹp của thơ Nguyễn Xuân Hoàng.
Caroline Thanh Hương




Viên Linh
Nhiều nhà văn nổi tiếng lúc khởi sự cầm bút đã làm thơ, về sau văn của họ được đời biết đến nhiều, mà quên rằng, hay không hề biết rằng, họ làm thơ từ lúc còn rất trẻ. Tôi đã đọc thơ của Mai Thảo trên Sáng Tạo (nhưng ký tên là Nhị, khoảng 1957), thơ lục bát Thanh Tâm Tuyền trên trang Văn Học Nghệ Thuật nhật báo Dân Chủ của Vũ Ngọc Các (khoảng 1956), và thơ Nguyễn Xuân Hoàng năm 1960.
Từ bài thơ Hoang Vu đến Người Ði Trên Mây Nguyễn Xuân Hoàng (bên mặt). (Hình: Viên Linh cung cấp)

Thi sĩ "Tây Tiến"

Kính mời quý anh chị đọc bài trong Blog bạn về  Quang Dũng
Caroline Thanh Hương

Mời xem : Nhà thơ Quang Dũng
http://phannguyenartist.blogspot.com/2014/09/quang-dung.html


La Perfection, hình nude.

Kính gửi quý anh chị những hình ảnh kỷ thuật và mỹ thuật parfait về những types người trình diển khác nhau.
Caroline Thanh Hương

Suy ngẫm nhé

Kính gửi quý anh chị youtube này để suy ngẫm.
Caroline Thanh Hương

lundi 15 septembre 2014

Tiếng Mùa Rơi, thơ Thanh Hương


Mời quý anh chị đọc thơ Thanh Hương.

Caroline Thanh Hương

Tiếng  Mùa Rơi

Nhạc Thu hay nhạc Thiền
Nhạc ôm một nỗi niềm
Hồn Thu như lãng đãng
Chầm chậm áng mây nghiêng.

Ai về một lối riêng
Trong làn khói tịnh yên
Một buổi chiều dần xuống
Suối nào thả giọt tiên ?

Cố nhớ bao kỷ niệm
Khi mùa rơi chơi vơi
Lá vàng, lá thoi thóp
Trên ngòi bút người thôi.

Vẽ chân dung của lá
Lả chả dòng lệ nhòa
Lá về với nguồn cội
Đời có  mãi xa hoa.

Thanh Hương

Nhạc tác giả, tác phẩm groupe Cat Bụi với nhạc Quách Vĩnh Thiện, Miss Saigon, Mai Đằng

Kính mời quý anh chị thưởng thức nhạc tác giả, tác phẩm với những hình ảnh thật đẹp trong các show hình.
Cám ơn quý anh chị nhạc sĩ đã chia sẻ với groupe của chúng ta.
Caroline Thanh Hương
Espagne
la Capitale MADRID 2014
Voyage en Images et en Musique :
 

NGUYỄN-XUÂN HOÀNG TRÊN CON DỐC TỬ SINH, tác giả Ngô Thế Vinh

Kính gửi đến quý anh chị bản nhạc Yesterday và  bài viết của Ngô Thế Vinh để tưởng nhớ đến sự ra đi của giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng.
Caroline Thanh Hương

Gửi Nguyễn Xuân Hoàng
cùng với 
Chị Trương Gia Vy và Các Cháu

Nếu bảo qua tuổi 70 xưa nay là hiếm, thì Nguyễn-Xuân Hoàng cũng đã bước qua tuổi 74, đó là ý niệm tuổi tác của thế kỷ trước. Sang đến thế kỷ 21, với tiến bộ của y khoa, qua tuổi 80 nay cũng không còn là hiếm. Quen được Nguyễn-Xuân Hoàng trong hoàn cảnh nào thì tôi không nhớ, nhưng đó là một tình bạn khá lâu năm. Khoảng giữa thập niên 1960-1970 Nguyễn-Xuân Hoàng đã cùng với Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Toàn, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật và Nguyễn Quốc Trụ chủ trương nhà xuất bản Đêm Trắng. Họ đều ở lứa tuổi trên dưới 30, với sức sáng tác đang sung mãn với phong cách riêng mỗi người, được coi như là nhóm “Tiểu Thuyết Mới”, với quán La Pagode như một điểm hẹn sinh hoạt. Và tên tuổi mỗi người trong nhóm, sau này đều trở thành nhân dáng những nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn-Xuân Hoàng.

dimanche 14 septembre 2014

Show photos de la Renault 4 CV avec 120 photos souvenirs de Saigon ...

Kính gửi đến những người Saigon xưa 2 shows hình lic̣h sử về xe Renault 4 Chevaux.
 
​ Chân thành cám ơn tác giả những hình ảnh, nhạc được gom về show hình này để thuật lại câu chuyện lịch sử của xe Renault 4 chevaux.
 
Đến từ nước pháp vào những năm 1950, để được xử dụng như xe Taxi, trang điểm cho đường phố Saigon.

Không ai mà không có ít nhiều kỷ niệm với hình ảnh cũ.
 
Gần 40 năm câu chuyện lịch sử đã trở lại với 1 người Saigon xưa , khi xe này được xử dụng làm xe hoa cho thế hệ sau.

Nhân dịp này , tôi sưu tầm lại hình ảnh ngày tháng cũ và chia làm 2 show hình với 1 show lời nhạc Việt, sẽ post ở trang kế tiếp
​và 1 show lời nhạc pháp để làm kỷ niệm.​

​Caroline Thanh Hương​
 

4CV3 Bánh Xe Lãng Tử par crth2837

Tìm hiểu khinh công, khi không họ ngồi chân không, hay bay bổng...




Lật tẩy những trò ảo thuật “ khinh công ” đánh lừa thị giác


Cùng tìm hiểu về những bí mật đằng sau màn biểu diễn bay trên không hay "khinh công" trên mặt nước…

Bay lượn như chim là một trong những ước mơ của toàn nhân loại. Khát khao ấy cháy bỏng tới mức nhiều người luôn tâm niệm rằng, chỉ cần luyện tập chăm chỉ là có thể bay được.
Song, không ít người đã “tận dụng” niềm tin ấy để sáng tạo ra những màn biểu diễn bay đầy “ma thuật” như lơ lửng trên không trung, điều khiển người bay hay đi trên mặt nước. Hãy cùng tìm hiểu bí mật khoa học ẩn đằng sau những tuyệt chiêu "khinh công" ấy.