vendredi 16 janvier 2015

Caroline Thanh Hương giới thiệu về tác giả và tác phẩm Tứ Sầu Khúc, thơ Trần Văn Lương, Bốn Giai Điệu U Ẩn, thơ Thanh Hương, Bốn Khúc Ca Sầu, thơ Đỗ Quý Bái, Mùi Quý Bồng, Trần Trọng Thiện

Lời giới thiệu về các tác giả trong những bài xướng họa bên dưới.

Kính thưa quý anh chị, nhân dịp giới thiệu về những bài thơ xướng họa từ thơ anh Trần Văn Lương, tôi xin chia sẻ với quý anh chị chút chuyện về tâm tình thơ của mỗi thi sĩ dưới đây thường xuyên đóng góp hay gửi bài cho tôi.

Thơ được sáng tác có khi đến từ cảm xúc, như đa số những bài của tôi thường gửi đến quý anh chị, thấy cảnh sinh tình hay có câu chuyện giả tưởng do nguồn đọc truyện ngắn hay băt́ gặp câu chuyện đó đây.

Khác với thơ của anh Lương, thật xúc tích hình ảnh, anh nắm vững ngôn ngữ quốc tế, gồm nhiều thể lọai văn chương các nước khác nhau. Cách gieo vần thì thật hài hòa, nhịp nhàng như bài ca vì có chất nhạc trong thơ.

Thể thơ của anh Đỗ Quý Bái thì  phải hiểu anh là người rất thông minh và rất lanh lẹ trong chuyện xướng họa. Anh thường chờ các tiểu bối hay bạn hữu xướng rồi  lúc đó anh nhào vô dùng ngòi bút chấm phá những nét đẹp, xấu, những đùa giởn, biết người, biết ta trăm trận, trăm thắng.

Là người thông minh, có lẽ ngoài đời anh rất hoạt bát và nhiều bạn bè khắp năm châu, đa số họ cũng là những người mang danh của thời xa xưa nơi anh đã sống hay đã đi qua, anh không ngại mà gửi lời chào hỏi.

So với tuổi đời, tuổi người thật khó mà đóan anh bao nhiêu tuổi vì  là người cầm bút xông pha như 1 chiến sĩ không bao giờ chịu dừng bước giang hồ.

Tôi biết anh rất thích thú đọc những lời của kẻ hậu bối như tôi viết về anh, ít nhất 1 lần anh cũng chiù ý tôi gợi anh dịch những bài thơ ngụ ngôn của  Jean De La Fontaine chẳng thua ai dù ai đã cất gói chữ nghĩa tiếng tây này vào xó tủ lúc tôi mới sinh ra đời. Vẫn ngạo nghễ, vẫn phong độ là ngòi bút của LTĐQB.

Người bạn trưởng thành khác trong groupe bạn thơ là anh Trần Trọng Thiện. Anh được anh ĐQB giới thiệu vào groupe CAT BUI và là người thi sĩ có nguồn sáng tác dồi dào, đủ thể loại và thỉnh thoảng anh có gửi thêm những câu chuyện ngắn.

Và, người bạn thi sĩ bút sa, gà chết là anh Mùi Qúy Bồng mà tôi thường hay gọi ngược tên anh, tôi cũng không hiểu tại sao. Thơ anh, nhiều bài là câu chuyện được viết thành thơ hay những bài chơi chữ nghĩa. Người bác sĩ tài hoa này cũng thường hay phóng bút ... để vẽ những nét đẹp của giai nhân.

Vì tôi vừa đi làm, vừa soạn bài gửi đến quý anh chị  tham khảo kinh nghiệm, lịch sử  và những tài liệu đó đây hay và bổ ích nên không thể vừa trả lời email, vừa làm việc kỷ thuật, vừa làm thi sĩ, làm Blog và  groupe CAT BUI, nên tôi thiếu sót rất nhiều để có thể bàn bạc với anh chị trong nhiều đề tài khác nhau, đành khất lại chờ có dịp thì viết như ở đây cho quý anh chị thông cảm.

Đa số bài vỡ quý anh chị post, tôi cũng cố gắng lướt qua, nhưng nếu tôi làm việc cho mình nhiều hơn cho ai khác, chỉ vì đó là niềm đam mê học hỏi, giản dị có thế thôi.

Tôi học của tiền nhân những bài lịch sử, tôi học cái hay từ mỗi người thành công hay thành nhân,  học người tuổi trẻ với bầu máu nóng, học ở người bạn thơ, nhạc, kinh nghiệm người đi trước để từ đó rút ra bài học cho mình.

Hôm nay tâm tình hơi dài ở đây, tôi chỉ muốn giảm sự buồn bã của những bài thơ xướng, những bài thơ mà tâm tư người viết cho rằng mình không còn gì để làm khi tóc đã bạc mà những giấc mơ vẫn chưa thành hay đành quên lãng.

Bên anh Lương còn có những cây bút, bên anh Lương, còn có những người bạn khắp bốn phương, đủ lứa tuổi lắng nghe. Tôi còn nhớ lúc tôi đi dự Đại Hội PTK Âu châu bên Đức, khi ngồi thấy ai nấy im lặng đón nghe những nét thơ chấm phá của anh viết về đề tài Hãy  Chụp Dùm Tôi.

Ngòi bút không có tuổi và không bao giờ ngừng có ước mơ, vì con người luôn là giấc mơ của nhân loại.

Caroline Thanh Hương
17 tháng giêng năm 2014


Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.
 
Dạo:
     Đêm đêm vẳng khúc ca sầu,
Phương xa có kẻ gục đầu nhớ quê.
 
Cóc cuối tuần:
 
 
 
 
                I
  :
,
.
,
.
 
               II
  :
,
.
,
.
 
              III
: 
,
滿 ,
,
.
 
              IV
: 
,
.
,
.
     
 
Âm Hán Việt:
 
   Tứ  Sầu Khúc
                  I
    Đệ nhất: Khô Diệp
Phế tỉnh nguyệt quang trầm,
Phong cương tự thiết châm.
Cù lâm khô diệp lạc,
Mộc đạc cử sầu ngâm.
 
                 II
     Đệ nhị: Cô Hài
Tích nhật khán hoa khai,
Kỳ hương mạn hiểu nhai.
Kim tài hoa hựu tiếu,
Nùng phức nhiễu cô hài.
 
                III
    Đệ tam: Không Ốc
Lô lý khí thành băng,
Khuê trung mãn cát đằng.
Vụ thăng, di ảnh thán,
Tử nhãn nhiếp hàn đăng.
 
                IV
    Đệ tứ: Hoang Tân
Giang bàng thổ nhất đôi,
Cựu mộng cửu thành hôi.
Vãng sự thôi đầu bạch,
Na ly khách vị hồi.
        Trần Văn Lương
          Cali, 1/2015
 
 
Dịch nghĩa:
 
 
   Bốn Khúc Ca Sầu
 
                I
  Thứ nhất:  Lá Khô
(Trong lòng) giếng bỏ hoang, ánh trăng chìm,
Gió (rét) cứng như kim sắt.
(Trong) rừng cây si, chiếc lá khô rụng,
Mõ gỗ cất lên khúc ngâm sầu.
 
                II
  Thứ hai: Chiếc Giày Lẻ Loi
Ngày xưa (cùng nhau) ngắm hoa nở,
Hương hoa tỏa khắp đường phố sớm.
Nay (những cây) hoa (được) trồng lại nở,
Hương nồng làm phiền (bước) giày lẻ loi.
                 
                III
  Thứ ba: Nhà Trống
Trong lò, hơi nước đóng thành băng,
Phòng khuê đầy dây leo chằng chịt.
Sương mù dâng, bức di ảnh than thở,
Mắt chết (cố) thu vào hình ảnh chiếc đèn (đã) lạnh.
                 
                IV
  Thứ tư:  Bến Đò Bỏ Hoang
Bên sông, một đống đất,
Mộng cũ (đã) biến thành tro từ lâu.
Chuyện đã qua thúc giục mái đầu (hãy) bạc,
Người khách ra đi (ngày xưa) đó chưa về.                       
                   
 
 
 
Phỏng dịch thơ:
 
  Bốn Khúc Ca Sầu
 
                 I
  Thứ nhất: Lá Khô
Giếng lạnh, ánh trăng chìm,
Gió cào buốt tựa kim.
Cây im nhìn lá đổ,
Mõ gỗ gõ sầu đêm.
                 
                 II
  Thứ hai: Bước Lẻ
Xưa sánh bước rong chơi,
Hương hoa tỏa ngút trời.
Đường hoa nay lại nở,
Buồn khổ bước chân côi.
                   
                III
 Thứ ba: Nhà Trống
Bếp nguội, giá băng đầy,
Phòng khuê cỏ dại quây.
Ảnh thờ cay khoé mắt,
Đèn tắt đã bao ngày.
                 
                 IV
 Thứ tư: Bến Hoang
Mộng ước chết từ lâu,
Ven sông một nấm sầu.
Chuyện xưa, đầu chóng bạc,
Khách cũ lạc về đâu.
       Trần Văn Lương
          Cali, 1/2015
 
 Lời than của Phi Dã Thiền Sư :
        Đêm dằng dặc, văng vẳng những lời ca đứt ruột.
        Trời đất mênh mông, đâu là nước, đâu là nhà, đâu mẹ già, đâu bến cũ?
        Sầu chăng? Oán chăng? Thương chăng? Nhớ chăng?       
        Hỡi ơi!
 
 
Tối hôm nay vào đọc thơ của anh Lương thì làm sao không khỏi chạnh lòng khi thơ của anh là niềm đau  dấu kín, chỉ gửi qua thơ... Có lẽ chỉ là thơ, nên  CR cũng mạn phép gửi Bốn Giai Điệu U Ẩn , gọi là dịch thơ của người anh thầy đồ, mong anh chỉ dạy thêm nếu có chỗ không đúng,
CR
 
Bốn Giai Điệu U Ẩn, thơ Thanh Hương
 

Lá héo hon


Đáy giếng đón vầng trăng

 
Gió nghiến thịt da cằn.

Lá oằn rời nhánh rã

Mõ nhà ai vẫn ngân.


Thanh Hương




Giày lẻ bạn


Nhớ ngày trước thưởng hoa
Hương ngào ngạt phố xa.
Hương, hoa ngày  trở lại
Bóng ai vẫn nhạt nhòa.
 


Thanh Hương



​Nhà Bỏ Trống



Chút hơi lạnh hóa băng
Phòng buốt gía dây giăng.
Di ảnh buồn than thở
Mắt mở thấy gì chăng?


Thanh Hương

Bến Đò Hoang Vu


Bến đò cũ lẻ loi
Gợi giấc mộng chìm trôi.
Tóc ai giờ nhuốm bạc
Người khách lạ xa xôi.

Thanh Hương
 

Tứ Sầu Khúc của Thi sĩ Trần Văn Lương bằng hai ngôn ngữ Hán, Việt thật đặc sắc và đúng như ThanhHương nhậ́n xét, đó là “niềm đau dấu kín chỉ gửi qua thơ”.
Còn bài thơ Bốn Giai Điệu U Ẩn của Thanh Hương sáng tác chỉ trong một đêm sau khi đọc Tứ Sầu Khúc, thật là tuyệt diệu. 
Tôi sắp đi cruise dài hạn, đến sát Tết mới về, nên khó thể liên lạc với Thanh Hương trong thời gian kể trên.
Khi về tôi sẽ gửi hình cho Hương xem, như video trượt tuyết của chúng tôi ở Lake Tahoe vào mùa Lễ Hội cuối năm 2014, đã gửi Hương tuần trước.
Bên thềm Xuân Ất Mùi, xin chúc Thanh Hương cùng quý quyến và quý bạn trong nhóm, được mọi sự như ý trong suốt năm mới.
 
Thân ái,
 
Lệ Khanh
 
 
 Anh Lương chị Thanh Hương ơi,

Trạn Lương độc chiếm ba bồ chữ (*)
Thánh Quát so cùng cũng khó qua
 La Tinh Anh , Pháp , Việt đều giỏi
Xin tôn làm trạng xứng ghê mà

(*) cụ Cao bá Quát có lần nói rằng thiên hạco' năm bồ chữ mình ông chiếm hết ba anh ông ,Cao bá Đạt giữ một còn một chia cho sĩ tử Việt nam .

Bắt chước anh Lương thử  " dạo " chơi
Chắc là anh chị sẽ cười chơi
Cóc cần nghĩ ngợi vui là lợi
Vì vậy cho nên cứ cố chơi

Dạo
Hằng đêm nghe thương nữ ca
Mây Hàng ra ngắm hỏi nhà ta đâu
Rồi thơ anh dịch vài câu
E rằng ý tứ không đầu không đuôi

Bốn Khúc Ca Sầu

Thứ nhất : Lá Khô

Ánh trăng chìm đáy giếng
Gió lạnh kim thép đâm
Héo hắt lá si rụng
trầm trầm mõ gỗ ngâm


Thứ hai :Chiếc giầy lẻ bạn

Hoa xưa chung ngắm nở
Hương ngát phố phường bay
Đường mới hoa khai mở
 Cô đơn, lẻ loi giầy


thứ ba :Nhà Trống

Bếp lò lạnh giá băng
Phòng the dây dợ chằng
Mù sương nhòa ảnh cũ
Mắt dại níu đèn tàn


thứ tư : Bến Đò Hoang Phế

Bên sông nằm nấm đất
Mộng cũ chuyển ra tro
Chuyện xưa làm đầu trắng
Khách đi lạc nẻo mô ?

LTĐQB


 Kính anh Bái,
Anh thương bạn mà quá khen làm tôi xấu hổ quá (mặc dù cái mũi vẫn phồng lên):-)))) Tài thơ của anh cũng đâu có thua ai .
Cám ơn anh rất nhiều đã luôn xướng họa thật hay với tôi .
L




Lại xin góp với anh Lương mấy chú nhái con: 

1*
 CỌNG LÁ KHÔ
Ánh trăng chìm đáy giếng,
Gió như kim sắt đâm,
Rừng si lá khô rụng,
Mõ gỗ khúc sầu ngâm. 

2*
BƯỚC CHÂN LẺ LOI
Xưa cùng ngắm hoa nở,
Đường phố ngát mùi hương,
Nay hoa lại rực rỡ,
Tỏa hương cợt chân buồn.

3*
NHÀ VẮNG
Lò lạnh, nước đóng băng,
Cây leo kín khuê phòng,

Sương mù lan, ảnh khóc
Đèn tắt, bóng còn không?

4*
HOANG TÀN
Một đống đất bên sông,
Mộng cũ thành tro tất,
Người đi chẳng thuỷ chung,
Hoài niệm nên đầu bạc.

MÙI QUÝ BỒNG
(phóng tác)
01/15/2015
 
Cám ơn anh Bồng . Bốn bài "phóng tác" của anh thật ra còn sát nghĩa với nguyên tác hơn những bài dịch của tôi nhiều lắm .
Kính chúc anh tiếp tục sáng tác mạnh và luôn cho ra nhiều bài thật hay dù trong bất cứ thể loại nào (như anh đã làm).
Kính,
L
 
 
Kính chị Thanh Hương,

      Những bài thơ chữ Hán, ẩn ý rất xâu sắc, tuy đã được anh Lương dịch nghĩa từng chữ
mà khó có thể hiểu rõ ngay, các anh chị cao thâm thơ Đường đã dùng đủ ngôn ngữ Việt
thích ứng để dịch, riêng tôi, thấy cần phải dùng thể thơ tự do mới có đủ không gian nói
lên ý bài thơ theo nhận xét của mình. Vậy mấy giòng sơ thiển tạm dịch bài  " Lá khô " góp
ý với quí anh chị, mong sẽ được chấp nhận để mở rộng thi đàn Cát Bụi .


             L Á   K H Ô

Lá khô rơi rụng giữa rừng si
Đời người lạnh lẽo, gió thị phi
Như trăng, chìm ngấm trong giếng vắng
Mõ gỗ, người dâng khúc sầu bi

                Trần Trọng Thiện
Kính chị Thanh Hương,
Xin gửi tiếp bản dịch những bài còn sót cho đủ bốn, theo câu dịch nghĩa chữ Hán anh Lương
đã làm sẵn, rất cám ơn anh .

                     T. T. Thiện


         CHIẾC GIẦY LẺ LOI
Nhớ ai, xưa dạo vườn hoa
Khắp đường phố sớm, hương pha tỏa tràn
Nay nhìn hoa nở bạt ngàn
Hương xưa vẫn đó, bạn vàng nay đâu


             NHÀ TRỐNG
Lò không lửa bốc, nước đóng băng
Chằng chịt dây leo, dọc khuê phòng
Di ảnh mờ sương, lòng nhớ tiếc
Mắt chết còn vương chiếc đèn chong


         BẾN ĐÒ HOANG
Đống đất bên sông, nhắc nhở nhiều
Đã tàn, mộng cũ biến thành tro
Chuyện qua, thúc đẩy cho đầu bạc
Chim xưa vắng bóng, hạc đợi tin

Trần Trọng Thiện
 

Cám ơn anh Thiện thật nhiều . Bravo anh . Tôi thích nhất là bài lục bát của anh đó .
L
 
 

4 commentaires:

  1. Thanh Hương quá nhún nhường
    Xứng thi hậu nữ vương
    Anh Đông Hải vẫn nói :
    Tài nghệ chị cao cường
    Diễn đàn anh đã lập
    Là do chị chỉ đường
    Bọn tôi vẫn phục chị
    Là mệnh phụ phi thường
    Bắc cầu cho kết bạn
    yêu lục bát thơ Đường

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Kính thưa anh Đỗ Quý Bái.
      Cám ơn những lời nhắn gửi của anh Đông Hải và cám ơn tấm lòng quý mến của các anh chị trên các diển đàn.
      Tài nghệ thì còn thua xa những thi sĩ nổi tiếng lâu đời, tôi chỉ góp sức làm chút văn chương, chút kỷ thuật học được đó đây để cho những người văn hay, võ giỏi có sân chơi lành mạnh và trao đổi thơ văn ở nước người.
      Kính chúc anh ĐQB luôn là người cầm bút tô điểm cho đời thăng hoa,
      CRTH

      Supprimer
  2. Thưa Anh Trần văn Lương và cô Thanh Hương,
    Đã lâu không nhận được thơ Anh Lương, tôi vội vào trang nhà CÁT BỤI thấy liền thơ anh Lương và những bài họa
    của quí vị, TN vội góp vài ý như sau:

    Tha Nhân ngả mũ tán thành
    Trần Văn Lương thật xứng danh bậc thày
    Chữ Anh chữ Hán chữ Tây…
    Thời nay thật hiếm có tay sánh bằng
    ***
    Quí Huynh đã dịch hết rồi
    Tha Nhân chậm bước còn lời nào thưa
    Cố theo phỏng dịch như đùa,
    Giúp vui góp mặt dám đua chen nào!!

    THỂ NGŨ NGÔN
    I._ Lá Khô:
    Lìa cành lá thở than
    Đáy giếng bóng trăng tàn
    Gió lạnh da thịt buốt
    Mõ đêm khúc sầu ngân

    II._ Lẻ Bước
    Một thời bước có đôi
    Hạnh phúc hưởng khắp trời
    Đường cũ hoa lại nở,
    Khổ thêm bước lẻ loi!!

    III._ Nhà Trống
    Lò nguội giá thành băng
    Cô phòng cỏ dại giăng
    Ảnh thờ nhòa như khóc
    Đèn tắt có buồn chăng?

    IV._Bến Đò Hoang
    Một nấm sầu bên sông
    Mộng con chết trong lòng
    Thoáng qua đầu đã bạc
    Bạn cũ có về không?

    Qua thể lục bát
    LÁ KHÔ
    Lìa cành lá úa thở than
    Lẻ loi đáy giếng trăng tàn buồn riêng
    Thịt da lạnh buốt ưu phiền
    Đêm đen mõ gỗ sầu miên ngân trầm…

    LẺ BƯỚC
    Một thời sánh bước có đôi
    Thênh thang hạnh phúc khắp trời bên nhau
    Đường xưa hoa nở muôn màu
    Lẻ loi bước một đớn đau nào bằng!!

    NHÀ TRỐNG
    Lạnh tanh lò nguội đóng băng
    Cô phòng trống vắng dây giăng tứ bề
    Ảnh nhòa cay mắt ủ ê
    Đèn thờ tắt lụn càng tê điếng lòng

    BẾN ĐÒ HOANG
    Đất sầu một nấm bên sông
    Mộng con đã vỡ trong lòng còn thương
    Thoáng qua đầu bạc như sương
    Người xưa đâu tá cố hương chưa về?

    Tha Nhân

    RépondreSupprimer