jeudi 21 janvier 2016

Chiếc Bóng Đêm Trừ Tịch, thơ Trần Văn Lương và bạn hữu/ đọc thêm Đêm Trừ Tịch là gì

Có người con nào bỏ đất nước mình ra đi mà không mong ngaỳ trở lại, dù chỉ còn là nấm tro tàn, dù chỉ còn linh hồn vất vưởng đó đây.

Đọc thơ anh Trần Văn Lương, một người xa xứ luôn ngóng về cố hương, mà ngày về chưa bao giờ tìm được ngày về, khiến người đồng cảm thêm nỗi sầu ly hương.

Kính mời quý anh chị đọc thơ anh Trần Văn Lươngđược post dưới đây.

Caroline Thanh Hương Afficher l'image d'origine

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
    Cuối đường chiếc bóng bơ vơ,
Biết còn chi nữa mà chờ với mong.


Cóc cuối tuần:


  Chiếc Bóng Đêm Trừ Tịch

Con phố muộn, khách bộ hành đã ngót,
Ánh điện đường vàng vọt bám sương bay.
Người ngồi chờ xe đón, dạ quắt quay,
Trên đất lạnh, chiếc bóng gầy cô quạnh.

Con chim nhỏ từ chân trời trốn lạnh,
Đáp cạnh người, xếp cánh tạm dừng chân.
Đèn khuya soi, hai bóng đổ thật gần,
Chim lặng lẽ, người âm thầm trăn trở.
                       x
                 x          x
Đã hơn bốn mươi năm qua từ thuở
Phải đau lòng lìa xứ sở ra đi.
Tử biệt tiếp sinh ly,
Lối vượt thoát xanh rì bao nấm mộ.

Biển xanh cuồng nộ,
Khốn khổ sao rơi.
Oán khí ngập trời,
Xương phơi khắp chốn.

Đất tạm trú, buồn vui lẫn lộn,
Chút an bình lẩn trốn nơi đâu.
Kỷ niệm về rúc rỉa suốt canh thâu,
Đêm thanh vắng, tiếng nhạc sầu rên siết.

Đường thiên lý một mình đi mải miết,
Chuyện ngày sau ai biết sẽ ra sao.
Nỗi oán hờn trong giấc ngủ xôn xao,
Mộng ước vỡ thì thào bên tóc rối.

Non nước lạ, thân miệt mài sớm tối,
Trời mênh mông, chân lạc lối bơ vơ.
Con tim đau chưa vợi hết mong chờ,
Thấm thoắt đã đến bên bờ thiên cổ.

Bất hạnh vẫn rình mò trên đất khổ,
Người dân lành không một chỗ dung thân.
Bao năm dài canh cánh đợi mùa xuân,
Mà xuân vẫn chưa một lần trở lại.

Nghe tiếng sóng giữa đêm dài trống trải,
Khẽ rùng mình, sợ hãi chuyện tương lai.
Lời thề nguyền theo tuế nguyệt tàn phai,
Gươm định mệnh có chừa ai cuối nẻo.

Cành hoa buổi chia tay dù khô héo,
Từng cánh còn lẽo đẽo chẳng chịu rơi.
Người có hay hoa vẫn nhớ thương người,
Nên nấn ná giữa chợ đời giông gió.

Hồn xanh xao bỏ ngỏ,
Chờ chuông mõ xứ xa.
Quá khứ thoáng nhìn qua,
Trang sử cũ xót xa từng nét chữ.

Nhọc nhằn đời lữ thứ,
Hiện tại buồn đầy ứ có nào hay.
Bạn bè xưa đang rơi rụng liền tay,
Đứa còn lại đếm từng ngày từng tháng.

Bình minh chưa tỏ rạng,
Tìm bóng dáng xuân đâu.
Mai kia khi quê hương hết cơ cầu,
Ai sống sót để cùng nhau đón Tết.

Tuổi trời cho sắp hết,
Bước lưu vong mỏi mệt trăm phần.
Cõi gian trần dần vắng bớt người thân,
Lửa hy vọng cũng lần hồi tắt ngấm.

Dòng máu loãng chẳng còn mang hơi ấm,
Người cam lòng chịu số phận đành hanh.
Từng đêm dài nhớ tiếng trống cầm canh,
Miệng lẩm bẩm hoài câu kinh cứu khổ.
                       x
                 x          x
Xe đưa đón đã thập thò cuối phố,
Trong sân chùa, tiếng pháo nổ rền vang.
Thêm một năm mới nữa lạnh lùng sang,
Hai chiếc bóng cùng bàng hoàng tỉnh giấc.

Con chim nhỏ vừa hết cơn gà gật,
Vụt quăng mình biến mất giữa màn đêm.
Người khách già chầm chậm gượng đứng lên,
Buồn bã ngắm bóng mình trên đất lạnh.
                        Trần Văn Lương
                           Cali, 1/2016








Afficher l'image d'origine



Chị Thanh Hương & anh Văn Lương đọc cho vui

Cũng liều cảm tác mấy vần chơi
Chứ Họa  anh Lương mệt quá trời !
Cánh bướm chín mươi còn đủ sức
Còn tôi gác bút chịu nằm ngơi

ĐÊM TRỪ TỊCH TRONG BUS STATION

Trừ tịch đêm nay chẳng có nhà ,
Co ro chiếc bóng góc sân ga .
Thây chàng sóc nhỏ mò tay tớ ,
Mặc chú chuột già nhấm gót ta .
Thùng rác chúng moi toàn giấy đó
Gầm bàn mình móc  độc chai mà
Ba con ma đói đành trơ mắt
Ngó lẫn nhau mà lệ muốn sa

LTĐQB





Afficher l'image d'origine

Đêm trừ tịch trong ngày cuối cùng của năm có ý nghĩa gì?

Y.Dương |



Đêm trừ tịch trong ngày cuối cùng của năm có ý nghĩa gì?

Lễ trừ tịch trong thời khắc Giao thừa ở Huế. (Ảnh: Thái Lộc/Tuổi Trẻ)

Trừ có nghĩa là đã qua, tịch có nghĩa là đêm. Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, trừ tịch nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy.


Đêm trừ tịch là khoảng thời gian giao thừa giữa năm cũ và năm mới, tính trong khoảng thời gian từ 11h đêm 30 đến 1h sáng mùng 1 Tết. Khi đó, các gia đình người Việt đều làm lễ trừ tịch, còn gọi là lễ cúng Giao thừa.
Ở thời điểm trừ tịch, các gia đình người Việt thường dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thu dọn mọi thứ gọn gàng.
Ý nghĩa của lễ trừ tịch là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới, tốt đẹp của năm mới.
Đây cũng là khoảng thời gian thiêng liêng của mỗi gia đình người Việt khi các gia đình sum họp đón Tết.
Thông thường, các gia đình thường cúng lễ trừ tịch cả ở ngoài trời và trong nhà. Việc cúng này cũng có nơi cử hành ở đình, miếu.
Mâm cỗ cúng trừ tịch thường gồm đĩa xôi, con gà luộc hoặc thủ heo, hoa quả, trầu cau, bánh kẹo, vàng hương, bánh chưng, rượu, nước...
Lễ vật có đầy đủ hay không cũng tùy thuộc vào gia cảnh của gia chủ. Nhà nghèo thì người ta làm lễ trừ tịch với những lễ vật đơn giản mà gia đình có thể sắm sửa được.
Tuy nhiên, người xưa cho rằng, lễ vật bao giờ cũng phải có vàng hương và rượu.
Theo quan niệm của dân gian, mỗi năm thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một người có trí như quan toàn quyền.
Do đó, năm nào quan toàn quyền giỏi giang, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật.
Trái lại, nếu gặp phải quan toàn quyền lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới sẽ chịu mọi thứ khổ.
Sau khi cúng Giao thừa ngoài trời xong, các gia đình sẽ cúng ở trong nhà.
"Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc Giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào.
Trước khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết", theo thông tin trên Ban Tôn giáo Chính phủ.
Một tục lệ mà từa xưa đến nay, ở cả nông thôn và thành thị vẫn còn giữ đó là tục đi lễ chùa, hái lộc và xông đất sau lễ cúng Giao thừa.
Nguồn gốc lễ trừ tịch
Người xưa cho rằng có 12 vị Hành khiển, Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí (con chuột) đến năm Hợi (con lợn), luân phiên trông coi việc dưới hạ giới.
Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên. Các “quan nhà trời” đều có ông Thiện và ông Ác.
Ông Thiện chuyên phù hộ những điều tốt đẹp cho con người. Còn ông Ác gây ra hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém.
Việc lành hay việc dữ là do sớ tấu của các quan Hành khiển, Ngọc Hoàng dựa trên sớ tấu đó mà ban phúc hay trừng phạt con người. Với quan niệm như thế, người xưa làm lễ rất cẩn trọng.
Đúng lúc nửa đêm, quan cũ giao lại công việc, quan mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ ra ngoài trời để cúng hai đoàn các quan.
Ngày xưa, thậm chí các vị chức sắc ở thôn xã cũng phải thiết lập hương án chào lạy các quan trời ở nơi trung thiên, ở sân đình, ở văn chỉ, vàng hương trầu rượu, hoa quả, xôi gà, tế lễ trọng thể với trống chiêng vang dậy đêm khuya.
(Theo Ban Tôn giáo Chính phủ)
(Tổng hợp)
theo Trí Thức Trẻ


Afficher l'image d'origine
Rất xúc động khi đọc hết tâm tình của nhà thơ rất được kính trọng, anh Lương, có thể là
tâm trạng chung của một số lớn quí vị cao niên vào những ngày cuối năm tiếc nhớ thời oanh liệt
xa xưa , xin rất cám ơn anh.
         
         Để nói lên những điều anh chưa tiện nói , xin phép anh được bầy tỏ sau đây qua lời thơ
 mộc mạc đơn sơ múa rìu qua mắt thợ, mong quí vị cao thâm miễn thứ :


        
   
SỐNG  VỚI  HIỆN TẠI

Hãy quên đi chuyện đã qua
Để mà sống mãi, tà tà ngày nay
Ngày nay, lắm việc lầy bầy
Thời gian, hãy để lấp đầy khó khăn

Tinh thần mã thượng, băn khoăn
Việc làm anh dũng vẫn đang đợi chờ
Thân trai, ai nỡ hững hờ
Tiềm năng ai để lờ mờ trôi đi

Giờ đây là lúc phải ghi
Tình, muôn sắc thái khả thi với đời
Cho thân, cho bạn, cho người
Nâng cao thắng lợi, gặt nhiều quả hay

Vui đời, vì đến ngày mai
Biết đâu nước mắt, phôi phai tấc lòng
Hôm nay, nguồn sống muôn dòng
Ai chinh phục được, mãi hòng yên vui


            Trần Trọng Thiện


 Cám ơn anh Thiện.
Bài thơ cảm tác của anh thật tuyệt.
Chúc anh cuối tuần vui.
L
Afficher l'image d'origine

LỄ TRỪ TỊCH - CÚNG GIAO THỪA

Xuân đã tràn về khắp nơi. Lòng người vui tươi chờ đón một năm mới thật nhiều điều mới, may mắn, sức khỏe và tài lộc.

Tuy Tết là ngày để ăn chơi, nhưng cũng không nên quên đi những lễ nghi truyền thống làm nên phong vị rất riêng của tết Việt.

Ngố đã cất công đọc và sưu tầm những bài văn khấn theo các tiết lễ cụ thể, trình tự. Xin được đăng lên cho mọi người cùng đọc và chia sẻ.

Trừ: Trao lại chức quan
Tịch: Ban đêm.



Lễ trừ tịch được cử hành lúc giao thừa. Lúc hết giời Hợi sang giờ Tý - cũ mới tiếp nhau, bắt đầu sang ngày khác.
Lễ này là để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Cũ giap lại công việc, mới tiếp nhận.

Tục xưa tin rằng, mỗi năm có một vị hành khiển coi việc nhân gian, mỗi vị có tên riêng với vương hiệu và cũng gọi là đương niên chi thần (mỗi vị có một phụ tá là phán quan). Có 12 vị hành khiển luân phiên từ năm Tú đến năm Hợi là 12 năm. Hết lượt lại quay trở lại.

Hành khiển có ông Thiện, có Ác. Có năm trời gây ra thiên tai, hạn hán, mất mùa, đói kém, hay dịch tễ chết hại, là do sớ tấu của hành khiển trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở còn dở. Bởi vậy lễ giao thừa là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Người ta cũng lễ ở ngoài trời và trong nhà.

Sắp đến giờ lễ giap thừa, gia định chuẩn bị lễ vật đúng đến 12 giờ đêm lễ được tiến hành.

Lễ vật cúng ngoài trời: Ngoài những phẩm vật không thể thiếu: hương, nến, trầu, cau, rượu ... còn có lễ mặn: thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, được chuẩn bị sẵn sàng, bày lên bàn hay mâm kê cao.

Đúng thời điểm giao thừa, gia thủ thắp đèn hương rồi khấn. Nếu viết văn khấn giấy để đọc thì ngay sau khi đọc xong sẽ hóa (đốt) cùng tiền vàng dâng cúng.

VĂN KHẤN TRỪ TỊCH:

Nam mô A - di - đà Phật (3 lần).
Lạy 9 phương trời mười phương đất
Lạy chư Phật mười phương
Lạy đương niên thiên quan ... năm ...
Lạy: Đông phương Thanh đế
Bắc phương Hắc đế
Nam phương Hồng đế
Tây phương Bạch đế.

Lạy Đông trù tư mệnh, Táo chủ thần quân, Long mạch, thổ thần, cập thổ chư vị thần tài mới bái.
Tín chủ tên là: ...
Ngụ tại: Thôn ... xã ... huyện, tỉnh ... nước Việt Nam
Lòng thành sắm lễ
Hương đăng, trà, quả
Tiền vàng cánh sớ
Phẩm, vật chi nghi
Nhân phút thiêng liêng giao thừa đã tới.
Pháo nổ vang lừng đón tiết đầu xuân,
Cầu mong vạn lượng canh tân.
Tam dương khai thái cung trần lễ nghi.
Nguyện tôn thần phù trì bảo hộ
Cầu anh linh tiên tổ lưu ân.
Ban cho can cháu hạ trần
Anh linh khang thái muôn phần tốt tươi
Thiều quang chiếu rọi sáng ngoài
Đầu năm chí cuối mọi người đều an
Có được sức khỏe lâu bền
Tâ tâm, tích đức, được nên danh phần.
Bốn mùa thu, hạ, đông, xuân.
Làm ăn phát đạt bớt phần nguy nan
Những điều tai vạ trái ngang
Ơn trời phù hộ tiêu tan tức thì
Điều lành mang đến, điều dữ bỏ đi
Dam xin sám hối bù trì cho con
Một lòng theo đạo sắt son
Sống trên dương thế để còn tu tâm
Nam mô A - di - đà Phật (3 lần).

Sau khi làm lễ dâng hương ngàoi trời xong thì gia chủ vào làm lễ dâng hương tổ tiên.

Khi hóa vàng mã quý gia chủ lưu ý hóa hoạn trong tiết trời hanh khô.

Năm mới, xin được gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể quý bằng hữu gần xa.

(Phong tục tập quán Việt Nam - Vũ Mai Thùy biên soạn - NXB Văn hóa thông tin).







Afficher l'image d'origine


Tục lệ trong đêm trừ tịch

Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
  • Lễ chùa, đình, đền:Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
  • Kén hướng xuất hành:Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
  • Hái lộc:Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
  • Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năn
Xông nhà:Thường người ta kén một người “dễ vía” trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire