dimanche 17 juillet 2016

Tại sao một nước có thật nhiều vàng mà vẫn nợ ngập đầu?

Vàng nơi đâu nhiều bằng nơi này?

Mà tại sao 1 đất nước có nhiều vàng như thế mà vẫn bị nợ ngập đầu, có ai hiểu không?





Bên trong kho chứa vàng khổng lồ dưới lòng New York



Nằm ở độ sâu hơn 80 m so với mặt đường, kho chứa vàng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York là nơi người ta cất 200 tỷ USD dưới dạng các thỏi vàng.
Cất giữ vàng là một trong những dịch vụ tài chính của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Họ nhận bảo quản vàng của các ngân hàng trung ương, chính phủ các quốc gia hay các tổ chức quốc tế dưới danh nghĩa của Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ. Kho vàng nằm dưới tầng hầm thứ sáu của tòa nhà nằm giữa Manhattan, New York, Mỹ. Nó được xây dựng trong đầu thập niên 1920 nhằm tạo ra nơi cất vàng và tiền an toàn cho ngân hàng.

  photo vang2.jpg
Tuy nhiên, lượng vàng chỉ bắt đầu đổ dồn về kho chứa này trong Thế chiến II, khi các quốc gia khắp thế giới cần đảm bảo vàng dự trữ của họ an toàn tuyệt đối. Lượng vàng ở đây đạt đỉnh năm 1973 với khoảng 12.000 tấn vàng thỏi. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ ngừng đổi vàng thành USD cho các quốc gia ký gửi nên nhiều nước hạn chế tham gia các hoạt động này. Tính tới năm 2012, người ta giữ 530.000 thỏi vàng trong kho với khối lượng khoảng 6.700 tấn. Chúng là nơi cất giấu vô cùng an toàn vì nằm sâu 80 m dưới đường phố Manhattan và 50 m dưới mặt biển.
 photo vang3.jpg
Quá trình vận chuyển vàng vào và ra khỏi hầm phải tuân theo những quy định khắt khe. Ngay sau khi thang máy đưa vàng xuống hầm, người ta cử một nhóm gồm ba chuyên viên tài chính cấp cao tới để giám sát. Người ta kiểm tra trọng lượng và độ tinh khiết của mọi thỏi vàng trước khi chuyển vào kho. Sau cùng, họ đưa vàng vào một trong 122 ngăn chứa dưới hầm để bảo quản. Người ta đặt riêng vàng của từng khách hàng. Trong trường hợp vàng gửi quá ít, họ sẽ cho chúng vào một ngăn chứa chung có các ngăn chứa nhỏ hơn.
 photo vang4.jpg
Mỗi ngăn chứa vàng được bảo vệ bởi hai ổ khóa, trong đó nhân viên kho dự trữ giữ một chìa và khách giữ chìa còn lại. Các ổ khóa cũng được niêm phong. Người ta phải dùng cả hai chìa khóa để mở ngăn chứa vàng. Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York không tính phí lưu trữ vàng nhưng lại thu phí giao dịch vàng gửi tại đây, ngay cả khi khách hàng chuyển vàng giữa các ngăn trong cùng kho dự trữ.
 photo vang5.gif
Hình dạng các thanh vàng trong kho chứa ở New York cũng rất khác biệt. Trước năm 1986, thanh vàng tại Mỹ thường giống viên gạch hình chữ nhật. Tuy nhiên, hình dạng phổ biến của các thanh vàng ngày nay là hình thang. Người ta rất khó nhận dạng nơi đúc các thanh vàng hình thang nhưng dễ dàng nhận biết xuất xứ của các thỏi vàng hình chữ nhật dựa vào phần khác biệt trên thân chúng.
 photo vang6.jpg
Ngoài ra, vàng trong các kho chứa thường không phải vàng nguyên chất. Do các thỏi vàng nguyên chất rất dễ biến dạng trong quá trình vận chuyển nên người ta trộn thêm các kim loại khác như đồng, bạc và bạch kim. Người ta nhận biết kim loại pha tạp bằng màu sắc trên thỏi vàng. Nếu chúng có những vệt màu trắng thì đó là dấu vết của bạc hoặc bạch kim trong khi đồng để lại màu đỏ và sắt tạo ra màu xanh lục.
 photo vang7.jpg

Giá cả của vàng trong kho phụ thuộc vào trọng lượng, độ tinh khiết và giá cả thị trường. Tuy nhiên, giá không biến đổi từng ngày theo giá thị trường. Nó được Cục dự trữ liên bang New York ấn định và chỉ thay đổi khi biến động lớn xảy ra.
 photo vang8.jpg
Hầm vàng được đảm bảo an ninh nghiêm ngặt và toàn diện. Lối duy nhất dẫn vào kho chứa nằm sau cánh cửa thép 90 tấn. Chúng nằm trong hộp thép và bê tông có trọng lượng 140 tấn. Khi cửa đóng, nó có khả năng ngăn nước tràn vào bên trong. Người ta chốt cửa bằng 4 thanh thép lớn.
 photo vang9.jpg
Ngoài ra, hầm vàng còn được lớp bê tông cốt thép dày bao bọc cùng cơ chế bảo vệ vòng ngoài với hệ thống máy quay an ninh và giám sát viên suốt 24/24. Cửa hầm sẽ tự động đóng khi các cảm biến an ninh kích hoạt. Ngoài ra, cảnh sát cũng bảo vệ nghiêm ngặt tòa nhà của Cục dự trữ Liên bang New York.

Kính mời đọc thêm

Tài khóa 2016: Hoa Kỳ thâm thủng ngân sách 600 tỳ đô la

Vào hôm thứ Sáu 15.7, Washington tiên liệu thâm hụt ngân sách vào ngày chấm dứt tài khoá năm nay lại vọt lên con số 600 tỷ đô la, cao hơn năm ngoái 162 tỷ. Đây là con số thâm hụt có chiều hướng tăng vọt trước khi TT Obama rời nhiệm sở.
Vào lúc tổng thống Obama kế nhiệm TT Bush, ông đã thừa hưởng một ‘gia tài’ nặng nề với con số thâm hụt 1400 tỷ đô la do cuộc suy thoái kinh tế 2007-2009 trong nhiệm kỳ TT Bush để lại. Vào nhiệm kỳ đầu của TT Obama, kinh tế tăng trở lại, việc tăng thuế vào người giàu cũng như tăng thuế đã giúp chính phủ Obama rút ngắn lại thâm hụt ngân sách.
Nhưng theo các chuyên gia thì họ bắt đầu thấy viễn cảnh bi quan và cảnh báo con số nợ nần quốc gia tăng cao sẽ kéo nền kinh tế quốc gia đi xuống trong nay mai.
Theo con số chính thức nhìn nhận, sự tăng trưởng kinh tế tiên liệu cho Mỹ chỉ còn 2.2 phần trăm thay vì 2.7 phần trăm. Lạm phát duy trì và giá tiêu thụ tăng 1.1 phần trăm thay vì tiên đoán 1.4 phần trăm vào mùa đông trước.
Ông Shaun Donovan, giám đốc Cơ Quan Hoạch Định và Ngân Sách viết trong một báo cáo, ” Ngân sách của Tổng Thống rất quan trọng cho phát triển. Do nó đầu tư mạnh vào nền kinh tế nội địa cũng như những an ninh hàng đầu quốc gia.”
Từ bà Hillary cho tới Trump không ai chú ý đến vấn đề thâm hụt ngân sách cùng nợ nần trong cuộc tranh cử, nhưng những hình ảnh đang nổi lên về vấn đề thâm hụt thực ra là vấn đề quan trọng cho Hoa Kỳ.
Trump từng hứa cắt thuế rầm rộ, nhưng theo các chuyên gia việc này chỉ càng làm ‘sổ nợ’ của chính phủ Mỹ dày thêm. Bà Clinton thì đoan quyết sẽ tăng thuế vào giới giàu có nhưng lại chẳng ngó ngàng gì đến đầu tư tiền bạc vào cơ sở hạ tầng, bổ sung thêm cho giáo dục đại học và thiếu nhiều sáng kiến khác.
Sau nhiều năm không thành công, vào hôm nay thứ Sáu 15.7 Tổng thống Obama lại kêu gọi tăng thuế và chặn lại một ít tới các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế để thu hẹp thâm hụt trong tương lai. Những kế hoạch này hiện không khởi động được do đảng CH nắm đa số tại QH.
Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giảm con số Tăng Trưởng Quốc Dân GDP còn 2.% thay vì 2.2%. Theo JPMorgan Chase cho con số bi quan về tăng trưởng năm nay chỉ còn 1.8% so với năm 2015 là 2.%.
Cũng cần biết thêm, tài khoá 2016 của chính phủ Mỹ sẽ chấm dứt vào ngày 30 tháng 9 tới.
Đinh Hoa Lư (theo NYTimes)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kính mời đọc thêm

PENTAGON PAPERS:
SAU 40 NĂM, HỒ SƠ MẬT VỀ VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN MỚI ĐƯỢC GIẢI TỎA

 photo image011.jpg

http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/ * * *

All files in the "Title" column are in PDF format.
Due to the large file sizes, we recommend that you save them
rather than try to open them directly.

Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.
 photo image002.jpg

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.

 photo image003.jpg

Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay!
 photo image004.jpg

Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.

Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?
 photo image005.jpg

Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.

 photo image006.jpg
August 6, 2007: Daniel Ellsberg, who released the Pentagon Papers in 1971,
participating in a die-in against nuclear weapons in front of the LLNL West Gate.

Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Douglas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.

 photo image007.jpg

Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.

Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang . Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

 photo image008.jpg

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.

Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.

 photo image009.jpg
                                                                                                                            Richard Nixon - Henry Kissinger
Lời Kết:
Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng.
Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nguồn: http://baomai.blogspot.ca/2013/01/pentagon-papers-sau-40-nam-bi-mat-uoc.html

Khai quật xác tàu chở 13,6 tấn vàng ở Mỹ




Hồng Duy
Ảnh: NewYorkfed







Những khẩu súng dát vàng, nạm kim cương nổi danh thế giới



Súng AK-47 của cố tổng thống Iraq Saddam Hussein; súng lục của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi là hai trong những khẩu súng dát vàng nổi danh nhất hành tinh.
Một khẩu Kalashnikov AK-47 dát vàng của cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Australia. Nó nằm trong bộ sưu tập những hiện vật chiến tranh sau năm 1945. Theo đại diện bảo tàng, khẩu súng này có thể bắn bình thường. Nó được sản xuất tại Tabuk, Iraq. Nó thường được vệ sĩ thân cận của Saddam Hussein mang theo. Ảnh: News.com.au
Lính Mỹ cũng tìm thấy những khẩu súng dát crôm của Saddam Hussein. Nó là 1 trong 500 hiện vật được trả về Iraq trong 9/2010. Ảnh: AFP
Trong 42 năm cầm quyền, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi luôn mang bên mình một khẩu súng lục bằng vàng. Khi ông bị bắn ngày 20/10/2011, một tay súng nổi dậy đã tìm thấy khẩu súng bên mình người đàn ông từng được coi là anh hùng dân tộc Libya. Hiện nay, người ta chưa thể xác định được số phận khẩu súng, BBC đưa tin. Ảnh: Daily Mail
Theo tờ Times của Anh, một tay súng phát hiện khẩu súng ngắm Dragunov dát vàng khi phá hủy nơi ở của Gaddafi trong tháng 8/2011. Ảnh: Thetimes.co.uk
Trong chiến dịch đột kích nơi ở của Tirso Martinez Sanchez, trùm băng đảng buôn bán ma túy khét tiếng ở Mexico, cảnh sát phát hiện núi tiền khổng lồ cùng kho vũ khí dát vàng, bao gồm một khẩu AK-47 cùng băng đạn. Ảnh: Therichest
Người ta cũng phát hiện những khẩu súng lục Desert Eagles dát vàng với trị giá khoảng 2.150 USD/khẩu trong bộ sưu tập của Sanchez. Ảnh: Therichest
Khẩu súng lục của trùm ma túy Mexico Alfredo Beltran Leyva, người còn có biệt danh El Mochomo. Hiện tại, khẩu súng đang được lưu giữ tại bảo tàng quân sự ở Mexico. Ảnh: AP
Bảo tàng này được Bộ Quốc phòng Mexico mở cửa năm 1985 để làm nơi trưng bày các hiện vật về cuộc sống xa hoa của những tên trùm buôn bán ma túy. Ảnh: Reuters
Những khẩu súng lục dát vàng, đính kim cương hoặc các loại đá quý thuộc sở hữu của băng đảng Valencia, liên minh của tổ chức buôn bán ma túy Sinaloa khét tiếng tại Mexico. Ảnh: Reuters
Những khẩu súng trường tấn công do Mỹ sản xuất được dát vàng và bạc. Binh sĩ Mexico tịch thu hơn 30 vũ khí loại này trong một đợt truy quét. Ảnh: Reuters
Hồng Duy




Xin lưu ý với các bạn hữu Blogger, Website nào muốn trích đăng bài sưu tầm hay bài viết, thơ, nhạc của groupe chúng tôi về Blog, WordPress, Google Plus,​ của các anh chị, xin vui lòng đợi
 1 tuần ​sau khi bài trong Blog của chúng tôi đã đưa ra public.
Riêng phần tiếp chuyển, thì xin cám ơn quý anh chị đã giới thiệu dùm đến người thân quen.​

Caroline Thanh Hương

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire