dimanche 12 novembre 2017

Ai hiểu chuyện này không?

Chuyện trao đổi thương mại giữa những quốc gia sau khi họp hội nghị Apec có mang lợi gì cho Việt Nam hay không?

Nhất là sự trao đổi này giữa 2 nước láng giềng nhau là Việt Nam và Trung Quốc.

Một trong 12 văn kiện đó có tiết mục số 11 về việc  giám sát các ngân hàng giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi thấy hơi khó hiểu.

11. Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý giám sát ngân hàng Trung Quốc. 

Không biết anh chị nào có thể làm sáng tỏ hơn chuyện này cho mọi người cùng hiểu hay không.

Kính mời quý anh chị theo dỏi bản tin dưới đây.

Caroline Thanh Hương

Việt - Trung ký 12 văn kiện trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình

Hai nước đạt được hàng loạt thỏa thuận quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội...

Sau cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 12 văn kiện hợp tác giữa hai bên - Ảnh: Quang Phúc.
12/11/2017 20:14
Chiều 12/11, sau lễ đón chính thức, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tại cuộc hội đàm, hai tổng bí thư bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung thời gian qua.
Tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên; giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước được đẩy mạnh; hai bên tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng của nhau, hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch đều có tiến triển; tình hình biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định.
Hai bên nhất trí phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển ổn định, bền vững.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và chân thành mong muốn thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, ngày càng đi vào chiều sâu; ủng hộ Trung Quốc phát triển lớn mạnh, phát huy vai trò tích cực và đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Xử lý tốt vấn đề trên biển
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh một số trọng tâm tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa hai đảng, hai nước.
Thứ nhất, tăng cường trao đổi cấp cao, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác giữa các ngành, các cấp. Đề nghị hai bên duy trì thường xuyên truyền thống tốt đẹp giao lưu, tiếp xúc cấp cao; đẩy mạnh giao lưu, nâng cao hiệu quả hợp tác.
Đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; thực hiện tốt Tuyên bố tầm nhìn hợp tác quốc phòng đến năm 2025, tổ chức tốt Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, đối thoại chiến lược quốc phòng, các cơ chế giao lưu hợp tác giữa bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển.
Thứ hai, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và trên các lĩnh vực khác, đề nghị hai bên tiếp tục phát huy kết quả đạt được, triển khai hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, tập trung vào một số trọng tâm như tăng cường hợp tác đầu tư, mở rộng quy mô thương mại song phương, áp dụng các biện pháp hữu hiệu cải thiện hơn nữa tình trạng nhập siêu của Việt Nam; tăng cường hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như nông nghiệp, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ, giao thông vận tải…
Thứ ba, duy trì hòa bình, ổn định, xử lý tốt vấn đề trên biển. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc bảo đảm hòa bình, ổn định bền vững, giảm thiểu các nguy cơ bất ổn, xây dựng lòng tin đối với vấn đề biển Đông giữa các nước liên quan là rất cần thiết, có lợi cho các bên, cho khu vực và thế giới.
Các bên liên quan cần kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình hoặc mở rộng tranh chấp, tôn trọng các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhau, tập trung nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên biển để ưu tiên nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, hai bên cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC); sớm tiến hành đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) hiệu lực và hiệu quả.
Tích cực xem xét thúc đẩy các hình thức hợp tác phù hợp tại một số khu vực thực sự có chồng lấn phù hợp với luật pháp quốc tế; tập trung thực hiện lộ trình đã thống nhất, phát huy kinh nghiệm về phân định biển và hợp tác trong vịnh Bắc Bộ để cố gắng đạt tiến triển đối với việc phân định và hợp tác tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Đồng thời, nghiên cứu khả năng và các phương án hợp tác giữa các bên liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc trên một số lĩnh vực có lợi ích chung và ít nhạy cảm, như quản lý đánh bắt cá và bảo vệ môi trường sinh thái trên biển, nhằm củng cố lòng tin, duy trì hòa bình, ổn định bền vững, lâu dài trên biển Đông vì lợi ích chung của tất cả các bên.
Duy trì tiếp xúc cấp cao thường xuyên
Tại cuộc hội đàm, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận khẳng định: Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Ông cho rằng, hai bên cần nhìn nhận quan hệ Trung - Việt từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài, thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đề nghị hai bên duy trì tiếp xúc cấp cao thường xuyên, tăng cường trao đổi chiến lược và tin cậy chính trị; tăng cường giao lưu hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác về thương mại, cơ sở hạ tầng, tài chính tiền tệ và kết nối chiến lược phát triển giữa sáng kiến "Vành đai và Con đường" với "Hai hành lang, một vành đai kinh tế", thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại phát triển cân bằng, bền vững, đạt mục tiêu 100 tỷ USD trong năm 2017.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 600 triệu Nhân dân tệ trong ba năm để cải thiện an sinh xã hội các tỉnh phía Bắc Việt Nam; nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông; khẳng định Trung Quốc mong muốn cùng ASEAN thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đàm phán, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
Ông cũng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp tại các cơ chế đa phương như Liên hiệp quốc, APEC, Trung Quốc - ASEAN, Lan Thương - Mê Kông, góp phần duy trì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới.
undefined - Ảnh 1.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự trong lễ đón - Ảnh: VGP.
undefined - Ảnh 2.
Cuộc hội đàm giữa hai phái đoàn cấp cao Việt - Trung tại Hà Nội chiều 13/11 - Ảnh: Quang Phúc.
undefined - Ảnh 3.
Chủ tịch Trung Quốc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lễ khánh thành Cung Hữu nghị Việt - Trung. Dự kiến, sáng mai 13/11, ông Tập sẽ tới đặt vòng hoa và viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm khu nhà sàn Bác Hồ - Ảnh: Quang Phúc.
12 văn kiện được ký kết
Sau cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 12 văn kiện hợp tác giữa hai bên.
1. Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường".
2. Bản ghi nhớ về việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc.
3. Bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm công tác, hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc.
4. Công thư trao đổi giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc nghiên cứu tính khả thi trước khi lập dự án về dự án viện trợ xây mới cơ sở 2 y dược học cổ truyền Việt Nam.
5. Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc.
6. Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về việc xác định danh mục các dự án hợp tác trọng điểm của quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017-2021.
7. Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo.
8. Bản ghi nhớ về danh mục dự án hợp tác năng lực sản xuất năm 2017 giữa Bộ Công Thương nước Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc.
9. Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp văn hóa giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Trung Quốc.
10. Kế hoạch hành động về hợp tác y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Ủy ban Quốc gia về Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc giai đoạn 2017-2020.
11. Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý giám sát ngân hàng Trung Quốc.
12. Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Ngoài ra, hai nước cũng tiến hành trao một số văn bản:
-  Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
- Thỏa thuận hợp tác về trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
- Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý pháp quy an toàn hạt nhân giữa Cục An toàn bức xạ hạt nhân Việt Nam và Cục An toàn hạt nhân Quốc gia Trung Quốc.
- Thỏa thuận khung hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Việt Nam và Cục Sự nghiệp Xuất bản Phát hành Ngoại văn Trung Quốc giai đoạn 2017-2022.
- Thỏa thuận giao lưu và hợp tác báo chí giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc.
- Văn bản chấp thuận nguyên tắc việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh Hà Nội.
- Thỏa thuận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe.
Tối 12/11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng bí thư,Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.


13/11/2017 00:42
Le secrétaire général du Comité central (CC) du Parti communiste vietnamien (PCV), Nguyên Phu Trong, et le secrétaire général du CC du Parti communiste chinois (PCC) et président chinois, Xi Jinping, en visite d’État au Vietnam, ont assisté dimanche après-midi 12 novembre à Hanoi à la signature de 12 accords de coopération et à l'échange de sept autres documents.
 
Signature du protocole d'entente entre les gouvernements vietnamien et chinois sur la promotion de la connexion entre le plan «Deux Corridors, une Ceinture» et l'initiative «Ceinture et route».
Photo : Tri Dung/VNA/CVN

Les 12 accords de coopération comprennent :

Un protocole d'entente entre les gouvernements vietnamien et chinois sur la promotion de la connexion entre le plan «Deux corridors, une ceinture» et l'initiative «Ceinture et route».

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien de l'Industrie et du Commerce et le ministère chinois du Commerce sur l'accélération des négociations en vue d'un accord-cadre sur la construction de zones de coopération commerciale transfrontalière.

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien de l'Industrie et du Commerce et le ministère chinois du Commerce sur la création d'un groupe de travail pour la coopération dans le commerce électronique.

Un document entre les gouvernements vietnamien et chinois sur l'étude de faisabilité d'un projet d'aide au développement pour la construction de deux nouveaux établissements de médicine traditionnelle au Vietnam.

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien du Plan et de l'Investissement et le ministère chinois du Commerce sur le développement des ressources humaines.
 
 
Signature du protocole d'entente entre le ministère vietnamien du Plan et de l'Investissement et le ministère chinois du Commerce sur le développement des ressources humaines.
Photo : Tri Dung/VNA/CVN

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien du Plan et de l'Investissement et le ministère chinois du Commerce sur l’élaboration d'une liste de projets de coopération clés dans la planification quinquennale de développement du commerce Vietnam-Chine pour 2017-2021.

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien de l'Industrie et du Commerce et le Comité national pour le développement et la réforme de la Chine sur le renforcement de la coopération dans le domaine de l'électricité et des énergies renouvelables.

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien de la Culture, des Sports et du Tourisme et le ministère chinois de la Culture sur l'industrie culturelle.

Un plan d'action entre le ministère vietnamien de la Santé et le Comité national de la santé et du planning familial de la Chine sur la coopération sanitaire pour 2017-2020.

Un protocole d'entente entre la Banque d'État du Vietnam et le Comité de régularisation bancaire de la Chine sur la coopération et l'échange d'informations en matière d'inspection bancaire.
 
 
Signature du plan d'action entre le ministère vietnamien de la Santé et le Comité national de la santé et du planning familial de la Chine sur la coopération sanitaire pour 2017-2020.
Photo : Tri Dung/VNA/CVN

Un accord de coopération entre le ministère vietnamien de la Défense et son homologue chinois sur les patrouilles frontalières.

Pendant ce temps, les sept documents échangés portent sur la formation du personnel entre les comités du Parti des provinces de Quang Ninh, Lang Son, Cao Bang, Hà Giang (Vietnam) et le comité du Parti de la Région autonome Zhuang du Guangxi (Chine); la coopération dans les échanges scientifiques entre l'Académie des sciences sociales du Vietnam et l'Académie des sciences sociales de la Chine; la coopération dans les règlements juridiques pour la gestion de la sûreté nucléaire entre l'Agence vietnamienne pour la radioprotection et la sûreté nucléaire et l'Administration nationale chinoise de la sûreté nucléaire; la coopération pour 2017 - 2022 entre la Maison d'édition politique nationale du Vietnam et l'Administration chinoise de la publication et de la distribution en langues étrangères; l’échange et la coopération journalistique entre l’Association des journalistes du Vietnam et l’Association des journalistes de Chine; l’approbation de principe pour créer une filiale de la Banque agricole de la Chine à Hanoi; et l’investissement dans la construction d'une usine de fabrication de pneus.
VNA/CVN

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire