dimanche 18 novembre 2018

NHẬT KÝ TRÊN BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG CỦA BÁC SĨ P.NEIS năm 1885 đến 1887.

Kính mời quý anh chị đọc và nghe đọc truỵên lịch sử Biên Giới Việt Trung của tác giả Paul Neis. nếu chưa biết.
Công khó đó còn được bao lâu nữa?

tt


NHẬT KÝ TRÊN BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG CỦA BÁC SĨ P.NEIS
Hoàn cảnh
Sau khi chiếm xong Bắc Kỳ, ngày 11-5-1884 Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh đã ký Công ước "Hữu nghị và Láng giềng" tại Thiên Tân (Trung Quốc). Theo nội dung của công ước này Pháp tôn trọng và bảo vệ biên giới phía Nam của nhà Thanh; nhà Thanh rút ngay các lực lượng quân sự đóng tại Bắc Kỳ về.
Tuy nhiên, chỉ 15 ngày sau khi ký kết, nhà Thanh đã có những hành động vi phạm công ước, đòi Pháp phải công nhận biên giới truyền thống của nhà Thanh vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam mà Pháp đang quản lý.
Phía Pháp đã không chấp nhận yêu sách đó của nhà Thanh. Cuộc chiến tranh Pháp - Thanh xảy ra trong tám tháng mới kết thúc và hai bên lại đi vào cuộc thương lượng mới. Kết quả là, ngày 9-6-1885 tại Thiên Tân (Trung Quốc), đại diện của Pháp và nhà Thanh đã ký Công ước hoà bình và thương mại Pháp - Thanh.
Về vấn đề biên giới, điều 3 của Công ước Pháp - Thanh năm 1885 ghi: "Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký kết công ước này, các uỷ ban do các bên ký kết cử ra sẽ đến tại chỗ để hội khám biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, ở nơi nào có nhu cầu, họ sẽ đặt những mốc nhằm làm rõ đường biên giới”.
.........................
Buổi chiều ngày 24/7/1887 một ngày trước khi con tàu thương mại hàng hải Canada cập bến Le Havre nước Pháp. Trong căn phòng hạng nhất trên tàu, một người đàn ông trong quȃn phục Pháp trạc 35 tuổi đang viết những dòng nhật ký “Ngày mai 25/7 tàu sẽ cập bến Le Havre, gần 2 năm sau ngày mình rời cảng Marseilles để thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Tonkin (Bắc Kỳ) giờ đȃy xa lắm, nơi chôn giữ biết bao ký ức không thể quên, những chiều mưa trên biên giới Việt-Trung, những đêm lạnh bên bếp lửa giữa rừng, những biến cố hiểm nguy giết chết những người bạn…” Ông ngước mắt nhìn lên tấm bản đồ Tonkin và rồi như thể không chịu đựng nổi ông đã bước ra khỏi phòng đi trên boong tàu nhìn về một phương trời xa trên biển bao la, mặt trời xuống dần đến đường chȃn trời trong hoàng hôn.
 Biển chiều thật đẹp, gió biển lay động vạt áo chiến trận, sóng xô đẩy ầm ỉ không ngừng và bọt nước biển trắng xóa lấp lánh trôi dạt xuôi về phía mặt trời, những hình ảnh Tonkin (Bắc Kỳ) chập chùng trở về trong ký ức của Bác sĩ Paul Neis.
Tonkin (Bắc Kỳ) ngày ấy.
Sau khi nhận nhiệm vụ của bộ ngoại giao Pháp, Bác sĩ Paul Neis cùng các ủy viên khảo sát biên giới và đoàn quȃn nhȃn Pháp và các phu khuȃn vác An Nam di chuyển đến Ɖồng Ɖăng, một khu phố nhỏ nằm sát biên giới Việt Trung. Ɖoàn quȃn cưởi ngựa, các phu khuȃn vác đi bộ (khoảng 30-40 người.) Khung cảnh chung quanh đường đi, những trụ điện ngã nhào, hầm hố chiến đấu của quȃn Trung Hoa còn rãi rác, những nấm mộ hoang sơ sài,.. Không có nhà cửa dân làng, xa xa có những lều tranh xơ xác. Những bước chȃn ngựa vẫn đều bước, tiếng thở phì phò của ngựa,.. Viên chỉ huy đưa ống nhòm nhìn xa xa. Các quȃn nhȃn đi đều bước cẩn thận, các phu khuȃn vác tiếp tục khiêng hành lý và vật dụng quȃn trang theo đoàn.
Khung cảnh Ɖồng Ɖăng
… Quȃn Trung Hoa đã rút khỏi Ɖồng Ɖăng và nhà cửa bị đốt cháy trơ trụi những trụ cột cháy đen.
………….
Bác sῖ Paul Marie Neis sinh ngày 28 tháng Hai 1852 tại Quimper, Finistère nước Pháp và mất ngày 4 tháng Ba năm 1907 trong nhà thương quȃn đội tại Nice nước Pháp, ông được sinh ra trong gia đình với 10 anh chị em, và có hai đời vợ Marie Lalour và N. Tourbiez tại Thổ Nhῖ Kỳ khi ông làm bác sῖ tại đȃy.
Ông theo học trường y khoa hải quȃn tại Brest 1871, bác sῖ hải quȃn năm 1873, bác sῖ hạng nhất 1878, ông bắt đầu làm việc tại nhà thương Pháp ở Istambul rồi được gởi sang Ɖông Dương năm 1879, ông phụ trách một sứ mạng khoa học tại phía nam Annam, trên sông Ɖồng Nai, trong tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, Bình Ɖịnh, Phú Yên, miền núi, gần như không có cư dȃn, nhưng rất nhiều cọp. Ɖược giao công việc nhà thương quȃn đội tại Saigon, ông lợi dụng thời gian nhàn rổi để thám hiểm xung quanh và đến tận nguồn sông Ɖồng Nai (1881).

Trở thành bác sῖ hạng nhất, ông được giao nhiệm vụ y khoa tại Côn Ɖảo, trở thành trưởng ban Y tế tại Ɖông Dương và đảm trách sứ mạng của bộ Giáo dục công cộng tại Bắc Việt và tại Lào 1882-1884 và đã viết lại chuyến hành trình trong tác phẩm “Chuyến Hành Trình lên Thượng Lào.”
Ông được Bộ Ngoại Giao Pháp chỉ định là thành viên của Ủy Ban Phȃn Ɖịnh biên giới Việt Nam và Trung Quốc vào tháng 6, 1885 và theo dấu vết đường biên giới giữa Lào Kay và Móng Cái. Hành trình lên biên giới Việt-Trung bắt đầu vào ngày 10 tháng 12/1885. Ngày 26 tháng 6, 1887 từ Móng Cái, ông trở về Hà nội và rời Hà Nội vào vài ngày sau đó, kể từ đó, Bs Paul Neis đã không còn trở lại Ɖông Dương cho đến cuối đời năm 1907, ông đã chết tại một nhà thương quȃn đội tại Nice, miền Nam nước Pháp.
…………………..
Nhật Ký Trên Biên Giới Việt –Trung là một tác phẩm được viết dưới dạng một Nhật Ký về chuyến phiêu lưu và nghiên cứu có tính khoa học của Bác sĩ P. Neis, trong đó ông cũng tỏ lộ những quan điểm trung thực nhân bản với người Việt Nam.
Khi người Pháp đến Việt Nam thì vùng biên giới nước ta là hoang sơ, vắng vẽ, cướp bóc khắp nơi. Tuy thế, chúng ta hãy xem tình yêu đất nước quê hương qua việc một người An Nam trong Ủy ban Phân định Biên giới đã bị bịnh chết nhưng các bạn anh không muốn chôn anh trên đất Trung Hoa (Chương 11, trang 42), hoặc hãy xem một phụ nữ Thô miền biên giới với lòng hiếu khách thử nấu món ǎn xứ An Nam cho các ủy viên Pháp ǎn (Chương 10, trang 40). Từ những vùng biên cương xa xôi đó, người dân Việt Nam luôn một lòng nhớ về nguồn gốc dân tộc mình. Làng Trà Cổ nơi có rất nhiều giáo dân Công giáo ngày ấy ra sao. Người đọc cũng biết được những phụ nữ Việt Nam xưa ở vùng Móng Cái bị người Trung Hoa bắt làm nô lệ (Chương 23, trang 85).
Tóm lại Nhật Ký Trên Biên Giới Việt –Trung 1885-1887 là một tác phẩm xứng đáng để mọi người Việt Nam đọc để từ đó có thể hiểu rõ hơn về biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa và hoàn cảnh xứ sở ta khi đó.
…………………….
Nhật ký được chia làm 28 chương.
Từ chương 1 đến 5: http://noralangdu.blogspot.com/…/sur-les-frontieres-du-tonk…
 Từ chương 6 đến chương 10: http://noralangdu.blogspot.com/…/sur-les-frontieres-du-tonk…
Ảnh: Bác sῖ Paul Marie Neis (1852-1907)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire