jeudi 16 avril 2020

Nghe nhạc và đọc câu chuyện về anh Lộc Vàng với bài Gửi Người Em Gái Miền Nam.


Trong thời kỳ chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc tại Việt Nam, đã có hiện tượng người yêu nhạc vàng ở bên kia bờ vĩ tuyến.
Nếu người ta chỉ thích và yêu nhạc vàng một cách âm thầm, lặng lẽ thì làm sao có câu chuỵên dưới đây và hãy lắng nghe giọng hát Lộc Vàng mới hiểu hát truyền cảm là ra sao.
Sau 75, người ta không gọi nhạc tiền chiến mà đổi cách gọi là nhạc Vàng, có lẽ là giống màu cờ của VViệt Nam Cộng Hòa.
Caroline Thanh Hương

Một câu chuyện về bản nhạc của Đoàn Chuẩn Từ Linh được anh Lộc Vàng kể lại trong Youtube

dưới đâyVề lời bài hát “Gửi người em gái miền Nam” Nhạc Đoàn Chuẩn, lời Từ ...

Gửi người em gái miền Nam - Lộc Vàng

Gửi Người Em Gái Miền Nam

 Tác giả : Đoàn Chuẩn & Từ Linh

  Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng
Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rũ mà chi

Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê
Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi
Ngàn phía đến lễ đền
Chạnh lòng tôi nhớ đến người em

Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương,
mắt nồng rộn ý yêu thương,
Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng kiều
Ôi, tình yêu!

Nhưng một sớm mùa thu, khép giữa trời, tím ngắt
Nàng đi gót hài xanh
Người đi trong dạ sao đành
Đường xưa lối cũ ân tình nghĩa xưa

Rồi từ ngày sống xa anh nơi kim tiền
Ngục trần gian hãm tấm thân xinh, đôi mắt hiền
Đời nghèo không lối thoát, em đành thôi, cúi đầu mà đi.

Xuân đêm nay, đường đêm Ca-Ti-Na
Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa
Dần trắng xóa mặt đường
Một người em gái nhớ người thương


Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh khôn ai ngừng
Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng
Nụ cười trong gió sớm, anh đến chờ em giữa cầu Hiền Lương

Em tôi đi, màu son lên đôi môi
Khăn san bay, lả lơi bên hai vai ai
Trời thắm gió trăng hiền
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên

Em! Tháp Rùa yêu dấu
Còn đó trơ trơ, lớp người đổi mới khác xưa,
Thu đã qua những chiều, song ý thơ rất nhiều,
Cả tình yêu !

Em nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát
Tình ta hết dở dang
Đường xưa lối ngập lá vàng
Đường nay thong thả bao nàng đón xuân

Lòng anh như giấy trắng, thanh tàn ép hoa tàn
Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng
Dịu lòng đàn dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi về em!

Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian
Em tôi mơ, miền xưa qua hương lan
Đường phố lóa ánh đèn
Một người trên đất Bắc chờ em!

__________________________________


Bài cũ

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Đượm đà phong kín cánh mong manh tấm hoa lòng
Hà Nội chờ đón tết vắng bóng người đi liễu rũ mà chi
Đêm tân xuân Hồ Gươm sao long lanh,
hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa
Đường phố vắng bóng đèn,
chạnh lòng tôi nhớ tới người em
Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương,
mắt nồng rộn ý yêu thương,
đôi mắt em nói nhiều tha thiết như dáng kiều,
ôi tình yêu

Nhưng một sớm mùa thu giữa chân trời xanh ngát,
nàng đi gót hài xanh
Nàng đi cho dạ sao đành,
đừng quên lối cũ ân tình nghĩa xưa

Rồi từ ngày ấy nước sông ngăn cách đôi dòng
Chuyện tình vỡ lỡ bến cô đơn không ai ngờ
Tình nghèo xa cách mãi em tôi đành ôm mối sầu mà đi
Em tôi đi màu son lên đôi môi
Khăn soan bay lả lơi trên hai vai
Nhìn xác pháo bên thềm gởi lòng tôi nhớ tới người em

"TÀI TỬ LỘC VÀNG: VÀO TÙ VÌ YÊU NHẠC Ông Lộc Vàng tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1945 là một trong những người mê nhạc vàng nổi tiếng tại Hà Nội. Trước năm 1954, đâu đâu cũng nghe người ta hát nhạc vàng (đó là dòng tân nhạc nay gọi là tiền chiến. Hồi đó vì vẻ đẹp sang trọng và đáng quý nên người ta so sánh nó quý như vàng, chứ không phải nhạc vàng hiểu theo nghĩa sến, héo úa sau này) nó ngấm vào ông từ khi nào không biết. Cũng vì trót yêu, trót thèm được phiêu du cùng cái cảm xúc thật của mình mà bất chấp lệnh cấm, ông Lộc cùng một nhóm bạn, trong đó có ông Phan Thắng Toán (Toán “Xồm”) và Nguyễn Văn Đắc thường xuyên tụ họp tại nhà, cùng hát với nhau những bài hát của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Đặng Thế Phong, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng... “Chúng tôi gặp gỡ, đóng cửa hát cho nhau nghe thôi chứ cũng chẳng phản đối chính sách nhà nước gì cả. Chúng tôi chỉ thấy dòng nhạc này hay quá, trữ tình và đầy tình người nên muốn lưu giữ lại và đóng cửa hát cho nhau nghe.” “Người này đồn người kia. Công an bắt bạn tôi và nói rằng vì chúng tôi thích những bài nhạc ấy nên chúng tôi phá hoại nền văn hóa CNXH và tuyên tuyền văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc. Và họ đã xét xử bọn tôi”. Ngày 27 tháng 3 năm 1968 nhóm nhạc của ông Lộc Vàng bị bắt. Vụ án “Phan Thắng Toán và đồng bọn về tội tuyên truyền văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa đế quốc” đưa ra xét xử, ông Toán “Xồm” bị tuyên 15 năm tù giam, ông Đắc bị 12 năm tù giam và ông Lộc Vàng bị 10 năm tù giam, để rồi khi ra trở về cuộc sống tự do họ vẫn không khỏi thắc mắc vì sao. “Nghĩ đến cuộc đời của mình sao mà cay đắng chua chát quá. Mình có làm cái gì đâu, chỉ yêu thích âm nhạc thôi mà bị tù đày. Sau khi dòng nhạc này được khôi phục lại, những bản nhạc này được hát lên ti vi. Khi nghe người ta hát mà mình ngồi ứa nước mắt ra”. Ra tù, nhà cửa ông Toán "Xồm" cũng tan nát. Ông lang thang trên đường phố sống vào tình thương của người qua lại. Vào quán ông Lộc Vàng, người ta bắt gặp một bức ảnh một người mặc áo sơ mi trắng ngồi châm thuốc cho một người hành khất. Người mặc áo sơ mi trắng là ông Lộc và người hành khất không ai khác chính là ông Toán Xồm (ảnh dưới). Một đêm năm 1994, người ta nhìn thấy ông Toán nằm gục chết, đói lả, cô đơn, trên hè phố. Nhưng năm 90 ông mở quán cà phê nhạc, chỉ để có chỗ cho ông thỏa niềm đam mê, vì thế tài sản của ông cứ dần “đội nón ra đi” để bù đắp vào sự thua lỗ của quán: “Lỗ nhiều tôi bán nhà to mua nhà nhỏ, từ nội thành bay ra ngoại thành. Khi chưa mở quán tôi có ngôi nhà 50 m2 ở phố Kim Mã, sau bốn năm tôi chỉ còn 50m2 đất, ở tít Cầu Diễn”. Bây giờ, ông sống luôn ở quán. Vợ Lộc Vàng đã mất hơn 10 năm nay nhưng mỗi khi thăng hoa trên sân khấu ông lại khóc. “Tôi chỉ ước vợ tôi sống lại, ở bên cạnh tôi, nghe tôi hát. Ngày xưa, tôi đi hát vợ tôi bế thằng lớn theo sau. Mấy ông bạn bảo: Trời rét, để con ở nhà mang con theo làm gì? Vợ tôi trả lời: Em không đi nghe hát đâu mà để nếu chồng em có bị bắt lần nữa, em còn biết đường đi tiếp tế”. Bà ra đi để lại cho ông hai người con và một tình yêu chưa bao giờ nguôi ngoai: “Tôi biết cô ấy từ năm 17 tuổi, chơi thân với nhau, rồi yêu nhau sau đó. Ngoài 20 tuổi tôi phải vào tù, 31 tuổi ra tù, thiên hạ dị nghị, kinh sợ tôi hơn một gã tù lưu manh, chỉ có cô ấy không ngại, vẫn yêu, vẫn thương tôi”. Vì người mình yêu, bà bỏ nghề diễn viên làm nghề bán đậu phụ ngoài vỉa hè. Suốt quãng đời bên nhau chưa một lần vợ Lộc Vàng trách cứ ông về tình yêu với dòng nhạc mang đến nhiều hệ lụy. Ngày nay, góc quán nhỏ của nghệ sĩ Lộc Vàng số 17A đường ven hồ Tây vẫn vang lên tiếng hát. Tiếng hát mà ông đã đánh đổi cả cuộc đời mình để giữ gìn, nâng niu."

Ngã rẽ oan nghiệt của ông Lộc Vàng hát nhạc vàng

- Người nghệ sỹ say sưa hát trên sân khấu, những bản nhạc bay bổng của âm nhạc Việt thời mới bén duyên với văn hóa phương Tây, có lúc ông dừng lại kể một câu chuyện, lúc vui, lúc buồn, buồn đến rơi nước mắt. Thật hiếm hoi vào thời này mà còn thấy những sự nghẹn ngào dâng lên trên sân khấu và khán phòng.

Ngã rẽ oan nghiệt của ông Lộc Vàng hát nhạc vàngHàng tuần ba tối, thứ hai, thứ năm và thứ bảy, quán cà phê nhỏ ven hồ Tây mang lên Lộc Vàng lại đông khán giả - khách hàng hơn ngày thường. Họ đến để nghe “ông Lộc Vàng” hát “nhạc vàng”. Không gian quán Lộc Vàng giản dị với những bức ảnh trên tường là các nhạc sỹ nổi tiếng của dòng nhạc tiền chiến, đặc biệt là Đoàn Chuẩn.
Những âm thanh mượt mà, sâu lắng mà bay bổng của các Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Thương, Lâm Tuyền, Văn Cao… vang lên theo một cách rất xưa, đưa người nghe về một thời xa xăm, một thời lãng mạn.
Người đến xem đủ mọi lứa tuổi, từ những bạn trẻ yêu nhạc xưa cho đến những người trung niên, cao tuổi. Họ ngồi đó và thưởng thức những lời ca tiếng đàn mộc mạc nhưng không hề dễ dãi của một con người cả một đời hát vì đam mê. Đây cũng là một trong những nơi hiếm hoi mà người hâm mộ tìm đến để nghe nhạc chứ không phải để “xem” nhạc.
Lộc Vàng khó tính, ông chỉ chọn những người hát cùng có khả năng chuyển tải cái thần của bài hát theo cách xưa, hát tròn trịa từng câu chữ và đặc biệt là hát đúng lời nguyên bản. Nhìn ông vui sống, vui hát bây giờ ít ai có thể ngờ rằng cuộc đời ông lại long đong đến thế, ít ai có thể ngờ, yêu âm nhạc lại là một cái “tội”.
Lộc Vàng là nghệ danh của Nguyễn Văn Lộc, con của một chủ thầu xây dựng lớn bậc nhất Hà Thành ngày xưa. Từ bé, ông đã sống trong môi trường âm nhạc từ chèo, tuồng, cải lương cho đến tân nhạc. Cha ông còn giảng dạy âm nhạc cho nhiều nghệ sỹ trẻ thời bấy giờ. Ông sớm yêu những giai điệu mượt mà, quyến rũ của dòng nhạc tiền chiến và say sưa hát cùng với những người bạn của mình, hát cho nhau nghe. Ông có người yêu là diễn viên ở đoàn tuồng và hai người đang tính chuyện tương lai.

Nhưng ai có thể ngờ, tình yêu âm nhạc lại dẫn ông đến một ngã rẽ oan nghiệt của cuộc đời. Những năm 1970, nhạc tiền chiến bị đánh đồng với nhạc vàng, uỷ mị, không được coi là một giá trị cần phổ biến. Ông và những người bạn bị kết án nhiều năm tù. Ra tù, ông lập gia đình và bôn ba khắp nơi, làm nhiều nghề để đi qua những khó khăn của thời đại.
Khi đã ổn định ít nhiều, ông tính chuyện mở quán. Ông xoay xở mở quán cà phê ca nhạc với ước mong mang tiếng hát đến với công chúng nhưng lần nào cũng thất bại, phần lớn là do chuyện lý lịch. Quán cà phê nhỏ giờ đây là thành quả của nhiều năm nỗ lực của ông và bạn bè. Ít ai biết được ông vẫn những công việc khác ngoài ca hát để lấy tiền duy trì quán.
Lộc Vàng giờ đây đã trở thành một “thương hiệu” và người nghe có thể dễ dàng tìm thấy các phần biểu diễn của ông trên Youtube, Facebook và cả một blog về cuộc đời và tình yêu của ông với âm nhạc. Giờ đây, ông đã có niềm vui được mang tiếng hát của mình tới công chúng không chỉ ở quán của mình mà còn ở nhiều địa điểm ca nhạc, trung tâm văn hóa, chương trình kỷ niệm các nhạc sỹ danh tiếng.
Ngã rẽ oan nghiệt của ông Lộc Vàng hát nhạc vàng
Mỗi tối thứ sáu cuối cùng của tháng, giọng ca Lộc Vàng lại vang lên trong không gian văn hóa Heritage Space – Dolphin Plaza (Hà Nội). Có thể ông hát solo, cũng có thể hát với những người bạn. Đặc biệt trong chương trình về Đoàn Chuẩn – Từ Linh vừa qua tại đây, ông đã cùng trình diễn với nghệ sỹ đàn guitar Hawai Đoàn Đính – con trai của cố nhạc sỹ Đoàn Chuẩn. Ông cũng được mời tham gia đêm nhạc tưởng nhớ cố nhạc sỹ Đoàn Chuẩn tại Hà Nội vừa qua.
Thi hào Nguyễn Du có câu: 'Đã mang lấy nghiệp vào thân/Cũng đừng nên trách trời gần trời xa". Lộc Vàng nói : "Tôi chẳng bao giờ trách trời gần trời xa! Sống hết mình, tin vào mình, tin vào tình yêu âm nhạc của mình, bạn sẽ là người hạnh phúc".
Nguyễn Đình Thành

Nghe nhạc Lộc Vàng trình bày

 

Dư âm - Lộc Vàng

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire