jeudi 2 avril 2020

Tử Thủ An Lộc Mùa Hè năm 1972 với tài liệu phim, ảnh.

 Nhân dịp mùa Corona bị cách ly tại gia và kỷ niệm tháng tư quốc hận, mời quý anh chị đọc tài liệu lịch sử với hình ảnh và phim ghi lại trận chiến này.
Ngày nay, khi chiến tranh đã không còn nữa, nhưng đất nước này sẽ còn được mang tên Việt Nam bao lâu nữa, nếu không còn người biết giữ bờ coĩ như cha ông mình.
Caroline Thanh Hương

Bài 1/10 : Chiến trường An Lộc mùa hè năm 1972




Xem thêm phóng sự hiếm thấy


Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng (3)

Chuyện của cuộc chiến tại An Lộc, 39 năm sau, từ từ kể những chi tiết nhỏ nhặt, cùng ngày tháng và hình ảnh, những bài phụ lục cho "An Lộc và tôi..." của người từng lấm chân bùn bụi đất đỏ. --duongtiden

Hôm nay, bụi đỏ đi rồi, nhưng hình ảnh cũ, kỷ niệm thì không. Hình như đất đò An Lộc Bình Long cũng có mùi, mùi tử khí kinh hoàng của những tháng đầu năm 72.

Tôi đọc rất nhiều bài về An Lộc trong cuộc chiến, có những ngày tháng lẫn lộn lung tung khi nói về sự việc xẩy ra, kể cả do những người trong cuộc kể lại. Phương hướng lẫn lộn, vị trí lẫn lộn lung tung. Câu trên nói hướng này, câu sau lập lại hướng khác khác nhau đến 180 độ. Kể cả những người thích mang chi tiết kích thước khoa học chính xác ra khoe tài ăn học hay chuyên môn... như mặt trận An Lộc có lúc thâu xuống còn 400 mét vuống, cứ tưởng viết lộn, cho thêm con số 0 là 4000 mét vuông, tới 40,000 m2, cho tới 400,000 m2 thấy vẫn còn qúa nhỏ, trong khi một cây số vuông là 1,000,000 mét vuông (trong bài viết của Phan nhật Nam, chiến trường An Lộc thâu nhỏ lại 400 mét vuông, là 4mx100m, thua một con đường hẻm rộng 4 mét dài trăm mét)... Đúng ra An Lộc rộng gần 4 cây số vuông là gần 4 triệu mét vuông. Đại khái những lộn xộn, sai lầm là như vậy.

Là một đứa bé từng sống ở An Lộc... nhiều năm, nên tôi sẽ từ từ viết lại từng chi tiết nhỏ, kèm hình ảnh, bản đồ, phương hướng chính xác vì tôi từng đi Hướng Đạo hồi nhỏ, vẽ bản đồ Thám Du và dĩ nhiên biết dùng địa bàn. Viết lại cho lịch sử chính xác của An Lộc trong trận chiến hè 72 được chính xác khi lưu truyền về sau.

Trận chiến An Lộc, thực sự bắt đầu từ đêm khuya ngày 4 qua sáng ngày 5 tháng 4, 1972. về phía Nam, VC tấn công chốt cầu Tầu Ô do nhóm Nghĩa Quân đi kích, tấn công đồn Nghĩa Quân tại Tân Khai gần đó. Về phía Bắc, quận Lộc Ninh, VC bắt đầu pháo vào phi trường cũng là bộ chỉ huy nhẹ của Trung Đoàn 9/Sư Đoàn 5 và Chi Khu, Quận Lộc Ninh.

Sáng ngày 5 tháng tư, Quận Trưởng An Lộc sau khi bay trực thăng CNC (control and command) quan sát Địa Phương Quân di chuyển bên dưới với xe bọc sắt V100 xuống nam cùng pháo 105 ly tới ngang Xa cát, để yiểm trợ lực lượng địa phương nhổ chốt VC tại cầu Tầu Ô, nhưng không được. Quay rút về, Quận Trưởng An Lộc được lệnh Đại tá Lê nguyên Vỹ Sư đoàn phó Sư Đoàn 5, cho đóng chốt Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Nhân Dân Tự Vệ trong thành phố An Lộc và ngăn chận tăng VC trên đường vào thị xã, quận trưởng An Lộc có ý di chuyển những xe be làm cây ra bốn cổng vào thị xã để ngăn chận tăng của VC sẽ tấn công... Lúc này Tỉnh trưởng Bình Long là Đại tá Trần văn Nhật không có mặt tại thị xã vì đang đi hội thảo hành chánh tại Vũng Tàu, ngày 7 tháng tư mới có mặt trở về An Lộc.

Lúc này Bộ chỉ huy Tiền phương Sư Đoàn 5, do Đại tá Lê văn Hưng đã dời vào hầm kiên cố của Tiểu khu ngay phía sau Tòa Hành chánh, toà nhà này đúc bê tông sàn cột cao 2 tầng rưỡi với mái ngói đỏ, bên cạnh đầu sân tennis. Còn Bộ chỉ huy Tiều khu Bình Long được dời qua bên kia đại lộ Nguyển Huệ tại Trại biệt kích B15 trước đó. Nơi này, về sau cũng trở thành bch của Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân (Trung tá Nguyễn văn Biết chỉ huy) tăng viện đến ngày 7 tháng tư, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù (Đại tá Lê quang Lưỡng chỉ huy) tăng viện đến ngày 15 tháng tư.

zal-xebe-chocu-72.jpg

 Hình trên, chụp trước tháng tư 72, cho thấy hai xe be mầu vàng (xe làm cây rừng, kéo cây súc lớn) của tư nhân đậu ngay cây xăng Esso, góc đường Hùng Vương và Đl Nguyễn Huệ (QL13), phía sau góc đường này còn thấy một cây dừa cao, tàn lá thật đẹp, qua các hình sau trận chiến giữa tháng 4 thì cây dừa này đã cháy rụi.
.

. zal-xebe-chocu-72.jpg
.
Góc Hùng Vương và QL13 dưới thấp góc phải, cây dừa cháy trụi lá, xe be mầu vàng dùng chận tăng VC ngay bên cạnh bồn nước Chợ Cũ phía đầu trên của hình bên phải. Đầu dốc đổ xuống QL có xe đò và xe vận tải dùng làm chướng ngại vật. Nhưng tăng VC không lên dốc này vì qúa cao, có thể bị bắn lật vì đưa lộ đáy tăng ra. Khi từ Quản Lợi vào thị xã theo hướng đông, xe quân sự dùng đường Ng Du quẹo lên Bắc, rẽ trái theo Hùng Vương để ra góc trạm xăng Esso rồi chuyển hướng vào QL 13 hay là Đl Nguyễn Huệ.
.
.
.
.
zal-xebe-chocu-72.jpg
.
Hai xe be mầu vàng đậu quay đít nối chận ngang hướng vào thị xả tại Nam gần Xa Ca, hai bên chỗ này có đào hào, hố sâu, hố rãnh ngang để chận tăng VC xâm nhập. Các xe be bị xì bánh xe, lấy bình điện ra để khó di chuyển. Nhưng tăng T54 sau này của VC ủi bay xe be ra dễ dàng, tuy nhiên chướng ngại vật đã làm chậm lại tốc độ di chuyển tấn công của tăng.
.

.
.
zal-xebe-chocu-72.jpg
.
Hình trên chụp cho thấy từ sau chợ Mới phía Bắc, kéo trải dài tới rừng cao su Nam ở Xa Cam (xã Thanh Bình), hình trên cho thấy xóm nhà bên hông dốc Chợ Cũ đổ đi An Lộc, góc ngay đường Nguyễn Du và Chu văn An bị cháy lớn. Hình còn cho thấy xóm nhà Ga, chùa Tịnh Độ gần suối Quản Lợi, khu này ít bị ăn bom đạn nhất. Thành phố bị san bằng nặng nề nhất là khu bắc tràn xuống từ phi trường và đường đi Lộc Ninh. Thành phố gần như chia ra hai khu: Bắc và đông, khu dân cư, Nam từ đại lộ Hoàng Hôn xuống, khu hành chánh và quân sự trên các đồi thấp thoai thoải. .
.
.
zal-xebe-chocu-72.jpg
.
Mỗi ô vuông là một cây số vuông hay một triệu mét vuông, cho thấy thị xã AL từ phi trường cực bắc cho tới lo cốt cực nam dài trên 2km, bề ngang từ cổng Phú Lố, tới gần rừng cao su Quản Lợi dài gần 2km. Nói chung thị xã Al rộng gần 4km2 Trước khi VC tấn công ngày 13 tháng tư, chu vi phòng thủ thị xã AL từ cầu Cần Lê phí bắc đi Lộc Ninh, kéo dài hướng nam tới Xa Cam. Trục Đông Tây, kéo từ phi trường Quản Lợi tới khu rừng cao su phía tây bên Phú Lố. Những ngày đầu trận chiến, hướng tấn công của VC là từ Bắc tràn xuống sau khi chiếm Lộc Ninh, tràn từ hướng đông bắc xuống sau khi chiếm phi trường Quản Lợi. Còn hướng Nam thì đã chận kín phía dưới Tấu Ô, trên 15km nam. Nên không có tấn công vào thị xã hướng này. . Sau hai lần tấn công chính từ Bắc, Đông Bắc không thành công, VC mới quay xuống tấn công từ hướng Nam và hướng Tây. Nếu lần đầu tiên vào ngày 13 tháng tư, VC có đủ quân, đồng tấn công từ 4 phía một lúc thì kết cuộc chiến trường An Lộc đã có thể thay đổi theo chiều chiến thắng của VC. .
.

.
.
zal-xebe-chocu-72.jpg
.
.
.

.


Ngày 5 tháng tư, VC bắt đầu bắn pháo vào An Lộc, vào Chi Khu quận Lộc Ninh ở trên gần biên giới Cam Bốt và phi trường gần đó nơi có Trung Đoàn 9/Sư Đoàn 5 trấn đóng. Phía trên Lộc Ninh còn có Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh với 14 xe tăng M41, thiết vận xa M113, tổng cộng tới khoảng 30 chiến xa chưa kể các đội pháo 105 và 155. Có tiểu đoàn 74 Biệt động Quân Biên Phòng và một tiểu đoàn bộ binh 2/9, tập trung trấn giữ bên trên Lộc Ninh từ căn cứ Alpha, Ấp Thanh Vịnh xuống tới ngã ba Lộc Tấn (Quốc Lộ 14A đi Bù Đốp Phước Long), chỗ này chỉ cách Quận lỵ Lộc Ninh chừng trên 6 km.

Bộ chỉ huy Trung Đoàn 9, nằm tại Phi trường Lộc Ninh, tổng cộng thêm với các đại đội Địa Phương Quân và trung đội Nghĩa Quân, cùng lực lượng thiết giáp và bộ binh bên trên ngã ba Lộc Tấn cũng là một lực lượng đáng kể, cộng pháo binh, nhất là về chiến xa. Trong khi thị xả An Lộc không có chiến xa trấn giữ, chỉ có vài xe bọc sắt, bánh hơi V100 của Tiểu khu Bình Long. Tại căn cứ hỏa lực Hùng Tâm, gần ngã ba LTL 17 (đi Tà Thiết Krom gần biên giới Cam Bốt) và QL13, cách nam Lộc Ninh chừng 12 cây số là nơi trấn đóng của Chiến Đoàn 52, tức là Trung Đoàn 52 của SĐ18 được tăng phái cho Sư Đoàn 5 với hai tiểu đoàn bộ binh và pháo đội 105 và 155.

Vào lúc sáng ngày 5 tháng tư, tình hình quân trú phòng VNCH có phần đông quân đồn trú ở từ trên cầu Cần Lê (cách An Lộc 10 km hướng bắc) về Lộc Ninh hơn là tại chính thị xã An Lộc. Lúc này tại An Lộc và cận kề như Quản Lợi chỉ có Trung Đoàn 7/Sư Đoàn 5 và các tiểu đoàn Địa Phương Quân.

Từ rạng sáng ngày 5 tháng 4, một chi đội thiết giáp được gọi từ ngã ba Lộc Tấn về tăng cường phòng thủ Lộc Ninh, tuy chỉ cách vài cây số nhưng không về được, bi kẹt ngay cua Chùm Bao vì sợ không đủ quân để xuyên qua ổ phục kích của VC trên QL13. Sáng ngày 6 tháng tư, toàn bộ Thiết Đoàn 1, Bộ binh, Biệt Động Quân tìm cách rút về Lộc Ninh thì bị đánh tan trên đường về, tuy chỉ cách xa vài cây số, Thiết Đoàn Kỵ Binh tan rã, chỉ có hai ba chiến xa thoát về tới Lộc Ninh, một chiếc M113 thoát về thẳng An Lộc. Coi như nguyên một thiết đoàn thiết giáp của VNCH bị đánh tan trong vòng vài tiếng, cộng thêm tiểu đoàn Biệt Động Quân tùng thiết. Trung tá Thiết đoàn trưởng Kỵ binh Nguyễn đức Dương bị bắt sống, hầu hết các sĩ quan chỉ huy đều tử thương. Đây là thảm bại nặng nề vì thiếu tình báo, thiếu kế hoạch chiến lược thiếu hiểu biết về vị trí cùng số lượng mai phục chận đường cũa lực lượng VC tấn công, thiếu kế hoạch rút binh.

Tới chiều tối ngày 6 tháng tư, chỉ còn Tiểu đoàn 2/9/SĐ5 đang tìm về Lộc Ninh... còn Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân BP đã bị đánh tan rã từ trưa tới chiều.

Bài tới sẽ viết tiếp tục, chiến trường An Lộc vào ngày 6 tháng tư, 1972.

Câu chuyện bắt đầu... từ từ, sẽ vào viết tiếp, xin vui lòng quay trở lại đọc... tôi không thể viết liên tục một lần... vì khá dài, thông cảm dùm.

--duongtiden
http://tmddesign-2.blogspot.com/2012/11/chuyen-cua-cuoc-chien-tai-loc-39-nam.html



Mời quý anh chị đọc thêm tài liệu và hình ảnh nơi đây, hy vọng sau này vẫn xem được và không bị xoá như những trang Blog khác.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire