Kính gửi quý anh chị một tài liệu của ông Lê Xuân Nhuận viết về sử liệu chuyển cho groupe của chúng tôi.
Chung quanh cuộc đời của cố tổng thống Ngô Đình Diệm luôn có những nghi vấn, bí mật và được sửa đổi theo từng tác giả, những phê phán và những âm mưu theo các thời đại người ghi lại lịch sử.
Dưới đây chỉ là một trong những phần được ghi chép, sưu tầm của ông Lê Xuân Nhuận và tôi chỉ chép lại để quý anh chị có thêm một tài liệu để hiểu biết thêm.
Nên nhớ, những thủ phạm giết hai anh em của cố tổng thống Ngô Đình Diệm đều đã bị diệt khẩu, cho nên, chúng ta phải hiểu sức mạnh chính trị của cố tổng thống có lối đi riêng dành cho nưức Việt Nam, nhưng chuyện này không bao giờ thành công, đó gọi là vận nước.
Đa số những người yêu nước, nhật là một đất nước nghèo như Việt Nam, nghèo nhưng nhiều tài nguyên và có một vị trí chiến lược mà bao nhiêu cường quốc thèm thuồng và hay dòm ngó thì thật khó mà chống đỡ với các thế lực bên ngoài và lòng dân còn chưa ổn định vì đất nước nằm trong tình trạng còn chia đôi.
Nếu đất nước này được thống nhất theo bầu cử như nguyện vọng của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì đây có phải là nguyên do mà ông bị giết???
Cám ơn ông Lê Xuân Nhuận đã gửi bài cho chúng tôi, kính chúc ông và quý ông bà, anh chị luôn được bình yên và mạnh khỏe.
Caroline Thanh Hương
tt
(sử-liệu) CON ĐƯỜNG LÀM QUAN CỦA Ô. NGÔ ĐÌNH DIỆM (có sửa Đoạn 13)
Ô. NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀM QUAN:
quan gì? ở đâu? vào thời-gian nào? lúc bao nhiêu tuổi?
Về nhân-vật Ngô Đình Diệm, đến nay đã có rất nhiều sách & báo đề-cập rồi.
Nói chung thì Ô. Diệm không có sinh-quán thực-sự (Xem).
Ô. Diệm cũng không có sinh-nhật chính-xác (Xem).
*
Về hoạn-lộ của Ô. Diệm thì cũng có nhiều mâu-thuẫn trong cáctài-liệu về lý-lịch, tiểu-sử của nhân-vật lịch-sử này mà các tác-giả liên-quan đã viết ra.
Hôm nay tôi xin nêu lên một số điểm bất-minh.
Bài này nói riêng về các chức-vụ của Ô. Ngô Đình Diệm dưới thời Hoàng-Đế Bảo Đại, để mong từ đó tìm ra Sự Thật.
1/ Theo nhà-văn Nguyễn Lý Tưởng, trong bài “Bổ Túc Vài Điều về Họ Ngoại của Cố Hồng Y [Nguyễn Văn Thuận]”thì:
“Ông Ngô Đình Diệm (1901-1963)
Năm 1918(vào năm 17 tuổi) thi vào trường Hậu Bổ, sau 03 năm tốt nghiệp (tức1921, vào năm20 tuổi), lần lượt giữ các chức vụ:
Tri huyện Hương Thủy (1922, vào năm 21 tuổi),
Tri huyện Quảng Điền (1923, vào năm 22 tuổi),
Tri phủ Hải lăng(1925, vào năm 24 tuổi),
Quản đạo Ninh Thuận (1927, vào năm 26 tuổi),
Tuần vũ Bình Thuận (1930, vào năm 29 tuổi),
Thượng Thư Bộ Lại(1933, vào năm32 tuổi) đượchơn 02 thángthì từ chức...”
2/ Theo Tiến-Sĩ Phạm Văn Lưu, trong cuốn “Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại – Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt-Mỹ 1954-1963”(Centre for Vietnamese Studies, Melbourne, Vic, Australia, 1994, trang 8, thì:
“Đến năm 1919 (vào năm18 tuổi), (chứ không phải năm 1918 vào năm17 tuổi như tác-giả Nguyễn Lý Tưởngviết) đã đủ tuổi để thi vào trường Hậu Bổ, và đã đỗ kỳ thi nhập học một cách dễ dàng...
Suốt 3 năm tại trường Hậu Bổ (tức là đến năm 1922, vào năm 21 tuổi) (chứ không phải năm 1921tức vào năm 20 tuổi như tác-giảNguyễn Lý Tưởngviết; cũng không phải năm 1926 tức vào năm 25 tuổi như tác-giả Nguyễn Đình Tuyến viết, mà cũng không phải năm1924 tức vào năm 23 tuổinhư tác-giả Hoàng Ngọc Thành viết)... ông đã tốt nghiệp ra trường...
Quyền tri huyện (chứ chưa phải làTri Huyện chính-thức như các tác-giả khác viết) huyện Hương Thủy năm 1923 (vào năm 22 tuổi) ông được cử Tri Huyện Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
rồi Tri Phủ Hải Lăng...
Đến năm1927, ông làmQuản Đạo tỉnh Ninh Thuận...
Đến năm 1930, ông được đề cử Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận...
... Ngô Đình Diệm nhất quyết từ bỏ chức vụ (Thượng Thư Bộ Lại) ra đi vào1.9.1933” (tức là ngót 4 tháng, gần giống với tác-giả Hoàng Ngọc Thành, chứ không phải là hơn 02 thángnhư tác-giả Nguyễn Lý Tưởng viết.)
3/ Theo Tiến-Sĩ Hoàng Ngọc Thành, trong cuốn “Những Ngày Cuối Cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm” (Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, San Jose, CA, USA, 1994, trang 22-23) thì:
“Ông Ngô Đình Diệm là con trai thứ ba (chứ không phải là thứ tư, như nhà-văn Tưởng viết) của ông Ngô Đình Khả.
Ông tốt nghiệp năm 1924 khi mới 23 tuổi (chứ không phải là năm 1921 tức vào năm 20 tuổi như Ô. Nguyễn Lý Tưởng viết; và cũng không phải là năm 1926 tức vào năm 25 tuổi như Tiến-Sĩ Nguyễn Đình Tuyến viết), ông sinh ngày 3-1-1901.
Từ năm 1924 đến 1933, ông lần lượt được bổ nhiệm làm:
tri huyện Hương Trà, (là chức-vụ và địa-phương mà các tác-giả khác không đề-cập đến, nhưng tác-giả Hoàng Ngọc Thành lại không nêu rõ là vào năm nào) tỉnh Thừa Thiên,
tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị,
quản đạo tỉnh Ninh Thuận tại Phan Rang,
Tuần Vũ Phan Thiết (Phan-Thiết là tên của tỉnh-lỵ tức Thị-Xã chứ không phải là tên của Tỉnh Bình Thuận.)
(Không đề-cập việc học, các nhiệm-sở Hương-Thủyvà Quảng-Điền.)
Đến ngày 2-5-1933, ông Ngô Đình Diệm được cử làm thượng thư bộ Lại, tức bộ nội vụ...
và ông từ chức, vào tháng 9 năm 1933” (tức là làm Thượng-Thư Bộ Lạikhoảng 4 tháng, trong khi tác-giả Nguyễn Lý Tưởng viết là hơn 2 tháng.)
4/ TheoTiến-Sĩ Nguyễn Đình Tuyến, trong cuốn “Những Biến Cố Lớn trong 30 Năm Chiến Tranh tại Việt Nam 1945-1975” (Đại Học Đông Nam, Houston, TX, USA, 1995, trang 85) thì:
“Sau khi tốt nghiệp trường Hậu Bổ vào lúc 25 tuổi (tức 1926) (chứ không phải 1921 tức vào năm 20 tuổinhư nhà-văn Nguyễn Lý Tưởng viết), ông được cử giữ chức Tổng Đốc Phan Thiết (chứ không phải làTuần Vũ Bình Thuậnnhư Ô. Tưởng viết); và Tiến-Sĩ Tuyến không kể đến các chức-vụ trước đó của Ô. Diệm sau khi ra trường...
Vào năm 1933, vào lúc 32tuổi, ông được vua Bảo Đại đề cử giữ chức vụThượng Thư Bộ Lại nhưng sau đó ông từ chức…” (không đề-cập ngày từ-chức.)
5/ Theo ký-giả Tú Gàn [Lữ Giang, tức Nguyễn Cần] trong một e-mail gửi trên “Diễn Đàn Tin Tức” và một số diễn đàn khác, vào ngày 29-10-2004, thì:
“Năm 1928ông (Ngô Đình Diệm) được bổ làm Tri PhủHải Lăng, Quảng Trị(chứ không phải vào năm 1925 như nhiều tác-giả khác viết). Năm 1930ông được thăng làm Quản Đạo Ninh Thuận (Phan Rang) (chứ không phải vào các năm 1927, 1926 như các tác-giả khác viết) và năm 1931 làm Tuần Phủ Bình Thuận”(chứ không phải vào năm 1926 như tác-giả Nguyễn Đình Tuyến viết, hoặc năm 1930 như các tác-giả Nguyễn Lý Tưởng, Hoàng Ngọc Thành và Phạm Văn Lưu viết.)
Ký-giả Tú Gàn cũng gọi chức-vụ Trưởng Tỉnh Bình-Thuận là Tuần Phủ, chứ không phải Tuần Vũ như tất cả các tác-giả khác.
(Không đề-cập việc học, tốt-nghiệp, các nhiệm-sở Hương-Thủy và Quảng-Điền, cũng như Thượng-Thư và từ-chức.)
6/ Theo Ô. Bùi Tín, cựu đại-tá Phó Tổng-Biên-Tập báo Nhân Dân của cộng-sản Việt Nam, trong bài “Ngô Đình Diệm với tư cách nhân vật lịch sử”, thì:
“Ngô Đình Diệm... vào học trường hậu bổ rất sớm, làm tri huyện Hải Lăng khi 28 tuổi (Ô. Nguyễn Lý Tưởng viết là 24 tuổi và Ô. Tú Gàn viết là27 tuổi), làm tuần phủ Phan Thiết (đứng đầu tỉnh) khi mới 30 tuổi (Ô. Nguyễn Lý Tưởng viết là 29 tuổi, và Ô. Nguyễn Đình Tuyến viết là 25 tuổi)... xin từ chức thượng thư bộ Lại vào tháng 7 năm 1933” (nhưng các Ô. Hoàng Ngọc Thành và Phạm Văn Lưu cũng như Cựu-Hoàng Bảo Đại lại viết là từ-chức vào tháng 9-1933.)
7/ Riêng về học-trình thì ký-giả Ngô Kỷ, trong bài “Khui hồ sơ 'Tối Mật': Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm”, lại viết:
“(Ông Ngô Đình Diệm) Học trường Quốc Học Huế và tốt nghiệp lúc 16 tuổi... Sau đó ghi danh học trường Luật và Quản Trị của Pháp ở Hà Nội,(các tác-giả khác không nói đến việc họcLuật và Quản Trị của Pháp, và ở Hà Nội)... Tốt nghiệp, ông Diệm đi làm việc ngay cho chính phủ”(các tác-giả khác viết là họctrường Hậu Bổ — củaNam-Triều — ở Huế, rồi mới được bổ làm quan.)
Ô. Ngô Kỷ cũng viết: “vào ngày02 tháng 03 năm 1933, Vua Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm nắm chức vụ Thượng Thư Bộ Lại”(trong lúc, theo Tiến-Sĩ Hoàng Ngọc Thành, thì đó là ngày 2 tháng 5-1933 — xem Đoạn 3 trên kia.)
8/ Theo Cựu Hoàng Bảo Đại, trong cuốn hồi-kí “Le Dragon d’Annam”(Con Rồng Việt Nam, 1990, trang 92-93), thì:
“Sau bốn tháng, vào đầu tháng 9 năm 1933, Ngô Đình Diệm không tìm thấy ở Phạm Quỳnh một sự giúp đỡ gì, liền gặp tôi” ... (và xin từ-chức)...
CHÚ THÍCH:
Trong bài viết này, tôi đã dùng bản văn của nhà-văn Nguyễn Lý Tưởng làm chuẩn để đối-chiếu với các bản văn của các vị khác, vì bài viết của Ô. Tưởng mới hơn các bài viết khác, và vì Ô. Tưởng cho biết là “đã căn cứ vào Sổ Rửa Tôi, Sổ Hôn Phối và Sổ Khai Tử của giáo xứ Phủ Cam (Giáo Phận Huế) hiện còn lưu trữ tại nhà Cha Xứ...” là “những tài liệu gốc chính xác và giá trị”; vả lại khi tìm hiểu về Ô. Ngô Đình Diệm và gia-đình họ Ngô thì hẳn là các tài-liệu lưu-trữ tại quê-quán Phú Cam của họ phải là đáng tin-cây hơn hết chứ.
Tuy nhiên, tôi cũng không thể không tin vào các tài-liệu của các vị khoa-bảng (tiến-sĩ) khác, vì họ cho thấy công-trình nghiên-cứu sâu rộng, chi-tiết và đầy tính khoa-học của họ.
Bởi thế, tôi tự hỏi mình phải chăng các tài-liệu lưu-trữ tại giáo-xứ Phú Cam cũng có những điểm đã được chép khác đi, vì nhà-văn Nguyễn Lý Tưởng có viết rằng “tài liệu về lý lịch” (thì do) “các Linh MụcGiáo Phận Huế” (biên soạn)... và do “Tòa Giám Mục Huế ấn hành”, mà “Linh Mục (sau này là Hồng Y) F.X. Nguyễn Văn Thuận” thì “là 01 trong những tác giảđã góp phần biên soạn tài liệu nầy” (tức là tự viết về mình và thân-thuộc của mình).
Thế nhưng, chính những tài-liệu của các vị khác, ở ngoài Phú Cam, như đã trích trên, cũng có mâu-thuẫn với nhau, thì biết kết-luận sao đây?
*
Thật đáng thương cho Cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, tưởng đã chết đi tức là yên nghỉ, nhưng vẫn chưa được nghỉ yên, vì có những người quá yêu-mến ông mà phổ-biến thêm các chi-tiết khác thường, làm nhiễu thông-tin.
Tôi xin ghi thêm:
9/ Theo từ-điển bách-khoa
Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/
“Năm 1921, Nhận chức tri huyện Hương Trà và sau đó là Hương Thủy.
Năm 1926, Nhận chức tri phủ Hải Lăng, thăng dần lên quản đạo Ninh Thuận.
Năm 1929, ông được bổ nhiệm làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận…”
Các năm 1921, 1926, và 1929 đều khác với những năm Ô. Ngô Đình Diệm giữ các chức-vụ mà các tác-giả khác nêu lên, và không đề-cập đến các nhiệm-sở khác.
10/ Theo Ô. Nguyễn Hùng Kiệt trên mạng lưới Hồn Việt bên nước Anh:
“Năm 1932, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại dưới triều vua Bảo Đại…
Vì thấy không được chấp nhận, ông từ chức ngày 12.07.1933.”
Điểm đáng để ý là, theo Ô. Kiệt, “Ô. Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại” vào năm 1932 (chứ không phải 1933.)
Và Ô. Diệm làm Thượng-Thư 7 tháng 12 ngày trong năm 1933, cộng với ít nhất là một thời-gian đầu tháng 12 của năm 1932 (từ ngày 24 đến ngày 31 là Lễ Nô-En rồi Tết Tây, không ai nhậm chức vào lúc tháng tận, năm cùng), tức là khoảng trên 8 tháng (?!)
Nguồn:
http://hon-viet.co.uk/
11/ Theo Ô. Bảo Giang, “Đời hoạt động, Giai đoạn làm quan triều Nguyễn” của Ô. Ngô Đình Diệm được ghi:
“Năm 1923, ở tuổi 22 ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1929, ông được bổ nhiệm làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận… (không có nhiệm-sở Huyện Hương-Thủy và Tỉnh Ninh-Thuận.)
Năm 1932, khi vừa 31 tuổi, ông được bổ nhiệm Thượng thưBộ Lại… Vì không được chấp nhận, ông từ chức ngày 12.07.1933…”
Nguồn:
“Lịch sử Việt Nam: TT Ngô đình Diệm và con đường dang dở”
12/ Theo Ô. Ngô Đình Luyện (kỹ-sư, em Ô. Ngô Đình Diệm, cựu đại-sứ VNCH tại Anh), được Tiến-Sĩ Vũ Ngự Chiêu (bút-danh Chính Đạo) phỏng-vấn tại Paris (Pháp) ngày 02-11-1985, và TS Chiêu kể lại trong cuốn “Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng” (Văn Hóa, Houston, Texas, USA, 2004):
“Ô. Ngô Đình Diệm đã được tập ấm chức Cửu Phẩm và làm việc tại Tân Thư-ViệnHuế năm 1917, khi mới 16 tuổi”, cho nên đến năm 1918-1919 (17-18 tuổi) thì vào học Trường Hậu-Bổ là điều khả-tín.
Nhưng khi TS. Vũ Ngự Chiêu hỏi KS. Ngô Đình Luyện về tuổi của Ô. Ngô Đình Diệm, Ô. Luyện trả lời là “Diệm khai tăng 4 tuổi (từ 16 lên 20 tuổi) để có thể vào trường Hậu Bổ”.
Như thế, theo Ô. Luyện, thời-gian Ô. Diệm khai tăng thêm tuổi là năm 16 tuổi, tức năm 1917. Vậy tôi tự hỏi: chỉ cần đợi thêm 1 năm, tức năm 1918, thì là đủ tuổi; mà nếu nôn-nóng muốn vào học ngay (chỉ cần tăng thêm 1 tuổi) thì sao lại khai tăng thêm đến những 4 tuổi?
Hơn nữa, Ô. Luyện nói là “lên 20 tuổi để có thể vào Trường Hậu-Bổ” tức Trường Hậu-Bổ chỉ nhận học-sinh trẻ nhất là 20 tuổi (năm 1921). Thế sao tài-liệu của các tác-giả Nguyễn Lý Tưởng (căn-cứ vào Sổ Rửa Tôi, Sổ Hôn Phối và Sổ Khai Tử của giáo xứ Phủ Cam (Giáo Phận Huế) hiện còn lưu trữ tại nhà Cha Xứ), cũng như Phạm Văn Lưu (một tiến-sĩ “khởi đi từ những công cuộc sưu tầm dựa trên những tài-liệu vô cùng phong phú bao gồm những ấn phẩm, văn bản chưa phổ biến, và những cuộc phỏng-vấn”) thì lại nói tuổi nhập trường Hậu Bổ là 17-18 (năm 1918-19)?
16 tuổi mà khai là 20 tuổi, để vào Hậu-Bổ học chung với bọn trẻ 17-18 tuổi, nhỏ hơn mình đến 2-3 tuổi, thì còn gì là cái huyễn-thoại[để tự-hào là] “học sớm, đậu sớm, làm quan sớm hơn mọi người”?!
Chưa hết, Chương-trình Open Vault thuộc hệ-thống truyền-hình truyền-thanh WGBH Hoa-Kỳ đã hỏi Ô. Ngô Đình Luyện tại sao Cựu-Hoàng Bảo Đại chọn cử anh của ông là Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng. Ông Luyện trả lời:
“Vâng, có nhiều lý-do.
Cha tôi [Ngô Đình Khả] đã từ chức vì không đồng ý để Pháp đày vua Thành Thái. Rồi thì một trong các con trai của Người, còn rất trẻ và đã thành đạt, lên đến đỉnh cao của sự nghiệp [Ngô Đình Diệm làm Thượng-Thư Bộ Lại], đã từ quan sau sáu tháng nhậm chức…”
Vậy, theo Ô. Luyện, thời-gian Ô. Diệm làm Thượng Thư là 6 tháng.
Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/
13/ Trong Chương-Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việtcủa nhà báo Tạ Phong Tần, vào hạ-bán-niên 2021, Ô. Phạm Hồng Phúc, Hội Trưởng Hội Bắc Kỳ Di Cư Hải Ngoại, đã kể lại “những gì thuộc về lịch-sử, sự thật mà mình đã biết, nếu không thì các thế-hệ mai-sau không biết là lỗi của bậc tiền-bối.”
Về nhân-vật Ngô Đình Diệm, theo Ô. Phạm Hồng Phúc thì:
Năm 1921, Ô. Diệm, 20 tuổi, làm Tri-Huyện Hương-Thủy (Tỉnh Thừa-Thiên) 3 năm (1921-24);
Ô. Diệm làm Tri-Huyện Quảng-Điền (Tỉnh Thừa-Thiên) 3 năm (1924-27);
Ô. Diệm làm Tri-Huyện [đúng ra là Tri-Phủ] Hải-Lăng (Tỉnh Quảng-Trị) hơn 4 năm (1927-31);
Năm 1933 Ô. Diệm được bổ làm Thượng-Thư “là chức quan lớn nhất triều-đình” [triều-đình chỉ có một Thượng-Thư, chứ không phải là Thượng-Thư Bộ Lại trong số 6 Thượng-Thư của 6 Bộ] từ tháng 1 đến tháng 9 thì từ-chức.
Như thế tức là:
Ô. Ngô Đình Diệm làm Tri-Huyện 3 nơi, mà mỗi nơi thì ở lâu hơn so với tài-liệu của các tác-giả khác, nhất là Tri-Huyện Hải-Lăng (trong lúc Hải-Lăng là một Phủ, quan đầu Phủ là Tri-Phủ chứ không phải Tri-Huyện), mà không có nhiệm-sở tại Tỉnh Ninh-Thuận và Tỉnh Bình-Thuận, và làm Thượng-Thư đến 8 tháng.
Trong cuốn video này [nhất là các đoạn về sau mà tôi chưa nói đến], Ô. Phạm Hồng Phúc còn phạm nhiều sai+sót khác không thể chấp-nhận được.
Nguồn:
https://www.youtube.com/watch?
BẢNG SO-SÁNH
CÁC DỮ-KIỆN MÂU-THUẪN VỀ HOẠN-LỘ CỦA Ô. NGÔ ĐÌNH DIỆM
Tóm lại, các chi-tiết về quá-trình tham-chính, cụ-thể là các chức-vụ của nhân-vật lịch-sử Ngô Đình Diệm, dưới thời Hoàng-Đế Bảo Đại, là một phần quan-trọng không thể thiếu trong tiểu-sử của đương-nhân; mà các chi-tiết ấy thì phải được ghi chép chính-xác, chứ không thể cứ để lẫn-lộn [hẳn là phải có] một ít dữ-kiện khả-tín, với nhiều dữ-kiện vô-căn-cứ mà lại mâu-thuẫn nhau (tức là không đúng sự thật) như trên.
Vậy, viết lịch-sử mà viết không đúng (dù có một phần Sự Thật thì cũng không phải là Sự Thật) thì chỉ là viết “phịa sử” mà thôi.
Và cũng không quên là các hồ-sơ hộ-tịch “tài-liệu về lý lịch” (giấy chứng-sinh, giấy chứng-hôn, giấy chứng-tử, v.v…) thì do “các Linh Mục thuộc Giáo Phận Huế biên-soạn và Tòa Giám Mục Huế ấn-hành”; mà trong số Linh Mục ấy thì có người cháu gọi Cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm bằng cậu: Nguyễn Văn Thuận (nay đã là cố Hồng Y.)
Xem thêm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire