samedi 30 mars 2013

Truyện CHẶNG ĐỜI Đỗ Bình

Truyện
CHẶNG ĐỜI

Đỗ Bình
Thời gian thoáng qua nhưgiấc mộng, mới ngày nào tóc còn xanh, hồn tung tăng trên đường đầy hoa bướm,đời như cánh chim lướt gió, chớp mắt tuổi đã xế chiều ! Lên đỉnh tháp Effel ngóng về cuối chân trời nơi quê hương vạn dặm, lòng tôi bỗng dâng cảm một nỗi buồn xa vắng ! Có phải thời gian lại bước vào những ngày tháng tư ?Nói đến tháng tư làm sao tôi quên được mùa chiến chinh ấy ! Từ xa xưa hàng ngàn năm trước chiến chinh đã xảy ra khắp nơi, lịch sử của mỗi dân tộc đều viết lại những trang thiên hùng ca ghi dấu những chiến công hiển hách của dân tộc. Những trận đánh lẫy lừng, những cuộc chém giết thật hãi hùng đều được ghi lại.

" Lô Trung Tiểu Hỏa " thơ Trần Văn Lương, lời bàn "Phi Dã Thiền Sư" và những bài thơ tiếp nối LTĐQB, VNTVNĐ, Caroline Thanh Hương

tt
Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.



Dạo:

     Bập bùng ngọn lửa trong tim,

Láo liên con mắt đi tìm chốn nao.





Cóc cuối tuần:





         



,

,

,

.

             



Âm Hán Việt:

       

       Lô Trung Tiểu Hỏa

Phách sơn thác mịch cựu vân tung,

Phá kính vọng cầu tích nhật dung,

Hố thủy si tâm tầm lý ảnh,

Hồi gia, hỏa vị tức lô trung.

     Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:


         Đốm Lửa Nhỏ Trong Bếp Lò



Xẻ núi lầm lẫn đi tìm vết chân của đám mây cũ (đã bay qua),

Đập vỡ kính sai lầm mong cầu (được lại) bóng dáng ngày xưa, (1)

Lòng ngu si tát nước để tìm hình ảnh của con cá chép, (2)

Quay về nhà (mới thấy) lửa chưa tắt trong bếp (3)





Ghi chú:



(1)     Khóc Thị Bằng của Tự Đức:



       ...

       Đập cổ kính ra tìm lấy bóng"

       ...



(2) Bích Nham Lục, tắc 7, Huệ Siêu Vấn Phật



Bài Tụng của Tuyết Đậu :



             Giang quốc xuân phong xuy bất khởi,

             Chá cô đề tại thâm hoa lý.

             Tam cấp lãng cao ngư hóa long,

             Si nhân du hố dạ đường thủy.



Nghĩa :



             Ở Giang quốc, gió xuân thổi không lên,

             Chim chá cô kêu hót trong rừng hoa.

             Sóng cao ba bực con cá đã hóa rồng (bay mất),

             Kẻ ngu si vẫn còn tát nước tìm trong ao đêm.





(2) Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 9, Qui Sơn Linh Hựu Thiền Sư



Sư (Qui Sơn) một hôm đứng hầu thầy là Bách Trượng.

Bách Trượng hỏi:

    - Ai đó ?

Sư đáp:

    - Là con.

Bách Trượng bảo:

    - Con vạch trong bếp xem có lửa không.

Sư vạch bếp xong thưa :

    - Không có lửa.

Bách Trượng đứng dậy, vạch bếp thật sâu, tìm ra chút lửa giơ lên và nói:

    - Sao bảo là không có lửa ?

Sư bỗng nhiên đại ngộ, lễ bái và trình kiến giải.



 Phỏng dịch thơ:


                Lửa Bếp

      Xẻ non tìm dấu mây qua,

Đập gương mong gặp nét hoa năm nào,

      Dại khờ cố tát cạn ao,

Về khơi bếp, lửa may sao vẫn còn.

            Trần Văn Lương

             Cali, 03/2013



Lời than của Phi Dã Thiền Sư :

         Mây bay qua nào để lại dấu vết trong núi.

         Người đi rồi nào còn gì để lại trong gương.

         Cá hóa rồng rồi đâu còn để lại ảnh trong ao.

         Thế mà chúng sinh vẫn mê mờ xẻ núi tìm mây,

         đập gương tìm bóng, tát nước tìm cá. 

========

Tứ tuyệt thất ngôn thử dịch thôi
Dám mong nhị vị sửa dùm tôi
Vui liều cố gắng dù non sức
Nên chỉ đưa lên mấy vận tồi

ĐỐM LỬA BẾP NHÀ ĐỦ ẤM TIM

Xẻ núi mong tìm lại dáng mây
Dập gương ham kiếm bóng xưa bay
Tát ao khờ khạo mò tăm chép (cá)
Đốm lửa trong nhà vẫn ấm đây

trân trọng

LTĐQB
+++++++++

 Đóm Lửa Chửa Tàn

Nghìn trùng phá núi đuổi theo mây
Đập vỡ gương này kiếm bóng ai
Tát nước cạn ao , đào dáng chép
Bên nhà, bếp lửa chửa tàn đây

Thanh Hương

La Flamme Est Encore Là
Je traverse la montagne en suivant les nuages
Je cherche ton âme en cassant ce beau miroir
Je vide l 'eau de tous ces lacs  en espérant trouver un souvenir
Croyant tout perdu, je redécouvre cette flamme chez nous
Caroline Ph
========

Lửa Lò Còn Xanh 
(Song Thất Lục Bát phỏng dịch)

Đi xẻ núi kiếm vầng mây cũ
Đập kính ra lùng thử dáng xưa
Ngu si tát cả ao hồ
Cá đâu tìm thấy, lửa lò còn xanh !

Vntvnd
(28/03/2013)

+++++++


Mây tan để lại núi buồn

Bóng em nhòe nhạt kiếng hồn vỡ tan!

Nước sầu cá đã sang ngang,

Bếp nhà còn ấm ta đàn đợi em!



lad
 =======
LỬA BẾP CHƯA TÀN   
Xẻ núi cố tìm mây: đã bay! 
Đập gương toan kiếm dáng ai đây?  
Tát nước những mong còn thấy cá.  
Về nhà lửa bếp chửa tàn: May!   
MÙI QÚY BỒNG (phóng tác) 03/28/2013
 


mercredi 27 mars 2013

Nghe những bài thơ phổ nhạc Trần Văn Lương.

Kính mời quý anh chị vào nghe thơ anh Trần Văn Lươngphổ nhạc rất độc đáo.

tt



.Kính mời thưởng thức Nồi Cháo Lú kỳ 203.

.Kính mời thưởng thức Nồi Cháo Lú kỳ 203.



Mời click vào link Nồi Cháo Lú kỳ 203 để thưởng thức những video clips hay, vui, đẹp và những bài vở sâu sắc, cảm động, đầy ý nghĩa trích từ rừng kiến thức mênh mông trên internet:


Bill Gates dọn rác trong tâm như thế nào?

NƠI 2 DÒNG SÔNG > KHÔNG CHỊU HOÀ HỢP >

1. Sông Rhone và sông Arve, Geneva, Thụy Sĩ
1-329290-1372508762_500x0.jpg
Bên trái là sông Rhone xanh rì khi vừa mới chảy ra khỏi hồ Lehman. Còn bên phải là dòng Arve trắng đục, vốn nhận nguồn nước từ các sông băng hội tụ ở thung lũng Chamonix (mà chủ yếu là sông băng Mer de Glace). Việc đi qua một vùng đồng bằng khiến sông Arve nhận nhiều phù sa và màu sắc tương phản hẳn.
2. Sông Ilz, sông Inn và sông Danube, Passau, Đức
2-507761-1372508762_500x0.jpg
Sông Ilz vốn chỉ bắt nguồn từ một dòng suối nhỏ trên núi, vì vậy mà nước giữ nguyên màu xanh ngắt. Trong khi đó, sông Inn khởi nguồn xa hơn từ một dòng sông lớn hơn ở Salzburg, thuộc nước láng giềng Áo. Khi hợp lưu lại chung với một dòng của Danube, cả ba mang chung tên gọi này. Thành phố Passau ở Hạ Bavaria vì vậy mà có thêm tên mới Dreiflussestadt nghĩa là ‘Tam Hà Phố’.
3. Sông Ohio và sông Missisippi, bang Illinois, Mỹ
3-466366-1372508762_500x0.jpg
Sông Ohio hợp lưu với sông Missisippi ở thị trấn nhỏ Cairo thuộc bang Illanois. Theo ảnh chụp từ trên cao, màu sắc nâu sậm đậm phù sa và trầm tích của sông Ohio nhất quyết không hòa hợp với màu xanh ‘nghèo sinh dưỡng’ của dòng Missisippi. Tuy nhiên, khi có mưa kéo dài, màu sắc ở nơi hợp lưu này lại đảo ngược hoàn toàn.
4. Sông Gia Lăng và sông Dương Tử, Trùng Khánh, Trung Quốc
4-797028-1372508762_500x0.jpg
Sông Gia Lăng bên phải dài 119 kilômét, khi đến địa phận thành phố Trùng Khánh thì hòa nhập vào dòng Dương Tử nổi tiếng. Sau khi nhận thêm nước từ Gia Lăng, Dương Tử trở nên rộng lớn hơn, và tiếp tục hành trình hàng nghìn dặm sau đó. Tuy nhiên, Gia Lăng vẫn quyết sự màu nâu trù phú của mình.
5. Sông Rio Negro và sông Rio Solimoes, Manaus, Brazil
5-845818-1372508763_500x0.jpg
Sở dĩ nó có tên là Rio Negro bởi màu đen của nó, cực kì tương phản với màu cát vàng của sông Rio Solimoes bên cạnh – một nhánh từ thượng lưu của sông Amazon. Hơn 6 kilômét nước, một quãng đường thật dài có hai hàng nước đối màu chạy song song trước khi chịu thống nhất. Người ta nói hiện tượng này xảy ra do sự khác biệt về tính chất nước, nhiệt độ và tốc độ chảy của hai dòng sông.
6. Sông Green và sông Colorado, bang Utah, Mỹ
6-970226-1372508763_500x0.jpg
Vốn bắt nguồn từ dãy Wind River của rặng núi Rocky, sông Green đã đi một quãng đường rất dài trước khi hợp lưu với dòng Colorado tại vườn quốc gia Canyonlands, hạt San Juan.
7. Sông Thompson và sông Fraser, Lytton, Canada
7-951287-1372508763_500x0.jpg
Dòng Thompson trong veo kết thúc dòng chảy của nó ở British Columbia này khi hòa vào dòng Fraser đục ngầu. Sự trong – đục tương phản thể hiện khá rõ nét.
8. Sông Alaknanda và sông Bhaghirathi, Devprayag, Ấn Độ
8-683947-1372508763_500x0.jpg
Sông Alaknanda là một trong năm nhánh lớn hợp lưu để tạo nên sông Hằng nổi tiếng, bắt nguồn từ hạ lưu sông băng Satopanth và Bragirath. Trong khi đó, Braghirathi lại bắt nguồn từ hai sông băng linh thiêng khác là Gangotri và Khatling ở Hymalaya, tạo nên nhánh hợp lưu thứ hai của sông Hằng sau này.
9. Sông Mosel và sông Rhine, Koblenz, Đức
9-631314-1372508763_500x0.jpg
Con sông Rhine huyền thoại của Đức, tương truyền là nơi cất giấu kho báu của các anh hùng trong thần thoại Bắc Âu, được nhận thêm nhiều nước từ sự hợp lưu với sông Mosel. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng hòa nhập nhau.
10. Sông Drava và Danuve, Osijek, Croatia
10-313326-1372508763_500x0.jpg
Sông Drava bên phải như có chút ‘lấn át’ dòng Danube bởi màu phù sa lan rộng.
Tường VyẢnh: Twisted Sifter

"Xuân Viễn Xứ", Nhất Lung sưu tầm

Nhạc đệm  Xuân Viễn Xứ
         Thơ Hồng Thúy - Nguyễn Ánh 9 phổ nhạc
          Diệu Hiền trình bầy

http://nguyentran.org/NhatLung/Special5/XuanVienXu.mp3

Đỗ Bình và "Thơ Hoài Niệm "


Chưa một lần về quê, qua nỗi nhớ tạo dòng cảm xúc.
Xin gởi dến các bạn chút tâm tình.

ĐB



ĐÊM MƠ
Trăng đêm bàng bạc cõi tình
Vàng không gian mộng, lung linh sóng đời.
Ngoài hiên chiếc lá thầm rơi,
ta mơ tìm lại khoảng trời mong manh.
Về đây vẫn bước độc hành
Màu xưa, kỷ niệm đã xanh kiếp nào?
Hàng bông giấy, dáng xanh xao!
Nhìn quanh rất lạ xiết bao ngậm ngùi!

Chỉ số huyết áp


 
  Chỉ số huyết áp
 
                                                        Theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới – WHO, chỉ số huyết áp chuẩn được tính như trong bảng sau:
 
Độ tuổi
Nam
Nữ
Huyết áp tối da (tâm thu)
Huyết áp tối thiểu (tâm trương)
Huyết áp tối da
Huyết áp tối thiểu
15 – 19
120
70
111
67
20 – 29
124
75
114
69
30 – 39
126
79
118
73
40 – 49
130
83
126
78
50 – 59
137
85
134
81
60 – 69
143
84
139
81
70 – 79
145
82
146
79
 
 
 
Huyết áp thấp có nguy hiểm?
 
Ở người bình thường có chỉ số huyết áp trung bình bằng 120/80mmHg, vì vậy người trưởng thành nào mà có chỉ số huyết áp thấp hơn huyết áp trung bình (lúc nghỉ ngơi thoải mái) thì có thể gọi là huyết áp thấp, tức là dưới 120/80mmHg, nặng hơn là dưới 90/60mmHg. Tuy nhiên để đánh giá có bị huyết áp thấp hay không phải được đo huyết áp đúng quy định và phải là người biết đo huyết áp, đây là tiêu chuẩn hết sức quan trọng. Bởi vì một số người có quan niệm sai là ai cũng có thể đo huyết áp hoặc tin tưởng tuyệt đối vào chỉ số đo của máy đo huyết áp điện tử.

Nem chua (làm bằng "Ham"," jambon") hướng dẫn bằng hình, vừa đẹp, vừa ngon.

Nem chua (làm bằng Ham)
(VienDongDaily.Com - 20/01/2013)
“Ăn thế mà lại lành!” - Đây không phải lời khích lệ mà các bậc lớn tuổi hay nói, nhưng chính là sự an tâm của người nội trợ khi sửa soạn món ăn cho cả gia đình. Tết sắp đến rồi, mua ham về làm để cùng nhau thưởng thức các bạn nhé.
Thực hiện: Vũ Phương-Dung
Ảnh: Vũ Phương-Dung/Viễn Đông Những ngày gần Tết, người nội trợ bỗng nhớ ra một món hay dành để cả nhà “lai rai” mà hồi này ít thấy ai làm, đó là Nem Chua làm bằng Ham, còn gọi tắt là Nem Ham. Có thể, món nem này đã bị bỏ quên vì không sánh kịp với nem chua xứ Huế, hay nem làm bằng thịt heo tươi đang bán khắp nơi, ngon và hấp dẫn. Nem Ham là món dành riêng cho những ai không thích ăn thịt sống, lại còn là món ăn mang nhiều kỷ niệm của người Việt những ngày mới định cư trên đất Mỹ.

Ham chính là thịt đùi heo muối (tiếng Pháp là Jambon), bán đủ loại trên thị trường với giá tiền khác nhau. Ham thường dùng để ăn với bánh mì, nhưng lại là món truyền thống của người Mỹ trong ngày Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh và Tết Dương Lịch. Món Nem Ham được người Việt hải ngoại chế biến ra từ những đùi ham bán sale, hay “mua một tặng một” sau những ngày lễ lớn. Những tảng thịt to tướng này, thoạt tiên chỉ cắt thành hình vuông nhỏ, ngâm một tuần trong giấm, đường, ớt, tỏi cho thấm là vớt ra ăn chung với bún, nước mắm, đậu phộng, rau sống thấy cũng đã ngon. Sau này nhờ vào máy xay thịt, món Nem Chua làm bằng Ham mà Phương-Dung thực hiện lại trên trang Bếp Hồng Gia Đình hôm nay đã khéo hơn rất nhiều. Miếng nem ham khi đặt trên đĩa hình thức và màu sắc không khác gì nem thật, khi ăn thì cũng được tám phần mười, nhất là bảo đảm sạch sẽ và đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
“Ăn thế mà lại lành!” - Đây không phải lời khích lệ mà các bậc lớn tuổi hay nói, nhưng chính là sự an tâm của người nội trợ khi sửa soạn món ăn cho cả gia đình. Tết sắp đến rồi, mua ham về làm để cùng nhau thưởng thức các bạn nhé.




Bài viết với trích đoạn trên đây cùng công thức đã lên báo Viễn Đông số ra ngày Thứ Hai tuần này. Kính mời quý độc giả liên lạc với tòa soạn để mua báo: (714) 379-2851, viendong@aol.com

Quý độc giả ở xa, tòa soạn có thể gửi báo qua đường bưu điện theo yêu cầu với lệ phí tính theo giá cước hiện hành.

Thành thật cám ơn quý vị đã theo dõi Blog Ẩm Thực lâu nay.


Vật liệu :
- 2 gói bì heo đông lạnh
- 1.5 lbs cook ham – tiêu hột
- dấm và đường pha chua ngọt
- tỏi ( xắt lát )
- ớt chín đỏ ( xắt lát xéo )
- cling wrap
Cách Làm:
Ham mua về, thái nhỏ ra, dùng nước lọc đun sôi để nguội rồi hòa chung với dấm đường, ngâm ham để trong tủ lạnh qua đêm cho ham thật thấm,
da heo bóp muối , rửa sạch để qua một bên
 
Ham lấy ra bỏ vào máy xay không cần nhuyển , nếu muốn màu đẹp thì bỏ vài giọt food color màu đỏ vào lúc này, trộn ham lên cho đều ,tỏi xay nhuyển 2 củ lớn phân nửa phi vàng, phân nửa đề sống, sẳn chảo nóng cho ham vào xào cho thịt săn lại rồi cho bì tươi vào xào chung cho bì nóng sơ , cuối cùng cho tỏi phi, tỏi xay + tiêu hột.
Khuôn lót plastic wrap rồi múc ham đè chặt để Nem thật nguội bỏ vào tủ lạnh qua đêm . Nếu muốn gói thì múc ham ra cuốn tròn lại rồi xoắn 2 đầu cho thật chặt.
  
ngày hôm sau lấy ra cắt miếng gói chung với ớt cắt xéo + tỏi miếng bào mỏng.



Nem Chua Bằng Ham
by tuyetuss



Vật Liệu:

3 lbs ham
2 c. dấm trắng
2-1/2 c. nước lọc
1 c. đường
2 bọc da bì trụng

Cách Làm:

dùng nước lọc đun sôi để nguội rồi hòa chung với dấm đường, ngâm ham để trong tủ lạnh qua đêm cho ham thật thấm, da heo bóp muối , rửa sạch để qua một bên. Ham lấy ra bỏ vào máy xay không cần nhuyển , nếu muốn màu đẹp thì bỏ vài giọt food color màu đỏ vào lúc này, trộn ham lên cho đều ,tỏi xay nhuyển 2 củ lớn phân nửa phi vàng, phân nửa đề sống, sẳn chảo nóng cho ham vào xào cho thịt săn lại rồi cho bì tươi vào xào chung cho bì nóng sơ , cuối cùng cho tỏi phi, tỏi xay + tiêu hột. Khuôn lót plastic wrap rồi múc ham đè chặt để Nem thật nguội bỏ vào tủ lạnh qua đêm , ngày hôm sau lấy ra cắt miếng gói chung với ớt cắt xéo + tỏi miếng bào mỏng.


Ham sắt xợi , bỏ vào máy xay không cần nhuyển.


Bì bóp muối xả sạch, tỏi băm


Bỏ vào nồi cho một chút dầu, tao tỏi cho thơm rồi bỏ Ham vào xào, cho thêm chút đường, chút dấm , vì Ham đả mặn sẳn, kế tiếp cho bì vào đảo qua cho đều nêm sao cho vừa ý chua chua ,ngọt ngọt , bắc xuống.


Khuôn lót plastic wrap , đổ ham vào đè chặt. Nếu muốn gói thì múc ham ra cuốn tròn lại rồi xoắn 2 đầu cho thật chặt.




Để qua đêm trong tủ lạnh, cho Nem thật cứng, cắt ớt , tỏi miếng , gói lại thành hình miếng nem.




Ham cắt miếng ,ngâm trong dấm +đường+nước (hổn hợp này pha chua chua ngọt ngọt ) lấy cái đỉa úp lên mặt ham để cho ngập nước dấm.


Sau khi ngâm qua một đêm lấy Ham ra , cắt miếng , xay sơ sơ



Bỏ ham lên chảo xào với Bì đã rửa sach bẳng muối = thêm vài giọt food color cho đẹp, sau đó cho tỏi phi vàng , tỏi tươi xay nhuyển , tiêu hột. Bắc xuống bếp bỏ vào khuôn đè chặt , ngày hôm sau lấy ra cắt miếng và gói lại, kỳ này tui có gói thêm rau răm. 




 

mardi 26 mars 2013

Thơ xướng họa Liên Tài & Ðố Kỵ Lạc Thủy ÐQB & Huệ Thu


Thơ xướng họa

Liên Tài & Ðố Kỵ
Lạc Thủy ÐQB & Huệ Thu

Không thân thích sao lòng dâng cảm mến
Chẳng gái trai nhắc đến vẫn nao nao
Ôi Mạnh thường xuất thế tự khi nào ......
Mà thi khách ,văn hào ôm trọn vẹn
Vòng tay rộng mênh mang bốn biển: ...
Cả năm châu cùng hẹn quay về ,
Từ Ðông Kinh ,Nữu Ước đên Ba Lê
hồn thi thoại đã cùng ghi một mối .
Người cầm bút hãy khai quang đêm tối !

VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG.

Nguyễn Trần Diệu Hương, một cựu học sinh trường Ngô Quyền - BH.



VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH
NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG.

Tác giả, hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose, đã hai lần nhận giải viết về nước Mỹ do Việt Báo chủ xướng. Ngay từ năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, cô nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005, với bài về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà và bài về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Bài sau đây trích, kể chuyện một mình vượt biển giữa thập niên 80’ và trở thành cô giáo cho những thiếu niên không thân nhân tại trại tị nạn.
 
Ngày 30 tháng Tư 1975, Saigon sụp đổ. Những gia đình đang ở trong các cư xá sĩ quan, cư xá công chức bị đuổi ra khỏi nhà. Cùng chung số phận, gia đình chúng tôi bị đuổi khỏi mái nhà thân yêu trong cư xá, nơi chúng tôi có một thời nhỏ dại êm ả. Mẹ đưa chúng tôi về căn nhà riêng Ba Mẹ đã xây nên bằng công sức của Ba Mẹ, nhưng nhà này cũng bị tịch thu. Sau hai lần mất nhà, chúng tôi lớn lên như câu ca dao :