samedi 22 septembre 2012

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - Kỳ 6:

Thiên Sứ
20-05-2006, 04:24 PM
Thứ Năm, 11/05/2006, 01:20 (GMT+7)
Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - Kỳ 6:
Bóc lột Colombia và Ecuador
- Sau hai “chiến tích” Colombia và Ecuador, “gã nô lệ” Perkins quyết định nghỉ việc. Thân phận sát thủ ngày càng dằn vặt trong ông.
(http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=136920&ChannelID=20)
Đỉnh vòm của Mỹ Latin

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (Kỳ 5, 6 và 7)

oooo ooooo oooo  

 Đọc lại bài trước

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - Kỳ 4.



Sat Thu Kinh Te (5)

viphan tran


Sat Thu Kinh Te (7-HET)

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (kỳ cuối)
Cái chết của hai tổng thống

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (trái) bắt tay Tổng thống Panama Omar Torrijos tại lễ ký kết hiệp ước kênh đào Panama - Ảnh tư liệu
TT - Không chấp nhận trở thành "nô lệ" của MAIN, Perkins xin từ chức vào ngày 1-4-1980. Hai vụ "tai nạn" máy bay xảy ra giết chết hai vị tổng thống mà ông từng xem là hình mẫu cho thế hệ lãnh đạo mới không phụ thuộc vào Mỹ. Nhà Trắng đổi chủ
Dù không còn trực tiếp liên hệ với châu Mỹ Latin nữa nhưng tôi vẫn tiếp tục theo dõi các sự kiện diễn ra ở đấy. Lúc bấy giờ, Ecuador đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong lĩnh vực chính trị dầu mỏ quốc tế. Tổng thống Jaime Roldos đã nghiêm túc thực hiện những cam kết mà ông đưa ra trong đợt vận động tranh cử và đang tiến hành một cuộc tấn công tổng lực lên các công ty dầu mỏ.
Tháng 11-1980, Jimmy Carter để vuột chức tổng thống Mỹ về tay Ronald Reagan. Hiệp ước kênh đào Panama (ký ngày 7-9-1977, trao trả quyền kiểm soát kênh đào Panama cho người dân Panama) mà Carter đã đàm phán với Tổng thống Panama Omar Torrijos, tình hình Iran - đặc biệt là vụ bắt cóc con tin tại đại sứ quán Mỹ và thất bại trong việc giải cứu con tin - là những nguyên nhân chính.
Một tổng thống có mục tiêu lớn nhất trong đời là hòa bình thế giới, người đã làm hết sức để cắt giảm sự lệ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ đã bị thay thế bởi một người tin rằng chỗ đứng duy nhất của Mỹ là trên đỉnh kim tự tháp thế giới được dựng nên bằng sức mạnh quân sự, và việc kiểm soát các mỏ dầu bất cứ nơi nào chúng tồn tại là một phần trách nhiệm của Mỹ.
Reagan ủng hộ một nước Mỹ kiểm soát cả thế giới và những nguồn tài nguyên của nó, một thế giới phục tùng mệnh lệnh của Mỹ, một quân đội Mỹ thực thi những nguyên tắc do người Mỹ viết ra và một hệ thống thương mại và ngân hàng quốc tế xem Mỹ như vị giám đốc điều hành.
Chuyến bay định mệnh
Đầu năm 1981, chính quyền Roldos chính thức đệ trình dự luật về khí thải hydrocarbon lên Quốc hội Ecuador. Nếu được thực thi, nó sẽ cải tổ mối quan hệ của nước này với các công ty dầu mỏ. Xét theo nhiều tiêu chuẩn, luật này thật sự là một cuộc cách mạng. Ảnh hưởng của nó sẽ vượt ra khỏi Ecuador đến nhiều quốc gia châu Mỹ Latin và toàn thế giới.
Chỉ vài tuần sau khi đệ trình dự luật lên Quốc hội, Roldos đã cảnh cáo tất cả các công ty nước ngoài, kể cả công ty dầu mỏ, rằng nếu họ không thực thi những kế hoạch giúp ích cho người dân Ecuador, họ sẽ bị buộc rời khỏi đây. Sau khi đọc bài phát biểu tại sân vận động Atahualpa Olympic ở thủ đô Quito, Roldos lên máy bay đến một cộng đồng dân cư nhỏ ở miền nam Ecuador. Ông đã qua đời trong chuyến bay định mệnh ấy. Hôm đó là ngày 24-5-1981.
Cả thế giới bị sốc. Người Mỹ Latin giận dữ. Báo chí khắp nơi sục sôi với tiêu đề "Vụ ám sát của CIA!". Ngoài bằng chứng hiển nhiên là Washington và các công ty dầu mỏ rất căm thù Roldos, còn có nhiều sự kiện khác cho thấy cáo buộc trên là có cơ sở. Các nhân chứng nói rằng Roldos biết trước sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên đã cẩn thận điều đến hai chiếc máy bay. Người ta kể lại vào phút chót, một cận vệ thuyết phục ông đi lên chiếc máy bay bị giăng bẫy. Nó đã nổ tung sau đó.
Osvaldo Hurtado lên ngôi tổng thống Ecuador. Đến cuối năm, ông ta tiến hành một chương trình đầy tham vọng để giúp Texaco và các công ty nước ngoài khác tăng cường hoạt động khoan dầu ở vịnh Guayaquil và lưu vực sông Amazon.

John Perkins giảng bài tại Đại học Saint Peter's ngày 27-2-2006 - Ảnh tư liệu

Sau khi "rửa tay gác kiếm" vào năm 1981, John Perkins sáng lập và trở thành giám đốc điều hành của Hệ thống điện độc lập (IPS), một công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ năng lượng thay thế.
Năm 1990, ông bán IPS rồi thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên gọi Liên minh biến đổi ước mơ (thường gọi là Dream Change), hợp tác mật thiết với cư dân vùng Amazon giúp họ bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa.
Hiện nay công việc chính của John là viết văn và giảng dạy sinh viên các trường đại học ở Mỹ với chủ đề tư duy về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông đang sống với vợ và con gái ở bang Florida.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, John nói rằng: "Người Mỹ đã bội ước những qui tắc với thế giới về quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Và chúng ta đang tiếp tục bội ước...
Sự thay đổi luôn nằm trong tầm tay và dành cho tất cả mọi người. Tôi biết mình phải thay đổi, để thế hệ con gái tôi có thể được hưởng những gì tốt nhất!".
Quả cầu lửa của Torrijos
Cái chết của Jaime Roldos làm tôi choáng váng. Không còn nghi ngờ gì nữa, tai nạn này có tất cả các dấu hiệu của một vụ ám sát do CIA đạo diễn. Nó được tiến hành hết sức trắng trợn để gửi đi một thông điệp.
Chính quyền Reagan muốn những người còn sống như Omar Torrijos và bất kỳ ai muốn tham gia cuộc thập tự chinh chống chế độ tập đoàn trị phải biết điều đó. Nhưng Torrijos không nhụt chí trước những đòi hỏi của chính quyền Reagan để tái đàm phán về hiệp ước kênh đào Panama.
Hai tháng sau cái chết của Roldos, cơn ác mộng của Torrijos trở thành sự thật. (Trước đó ông nói rằng thường nằm mộng thấy mình bị rơi xuống từ trên cao trong một quả cầu lửa khổng lồ). Ông chết trong một vụ rơi máy bay đêm 31-7-1981.
Cả thế giới và châu Mỹ Latin chao đảo. "Vụ ám sát của CIA!" một lần nữa trở thành tiêu đề nóng hổi trên các mặt báo. Họ yêu cầu Washington điều tra các hoạt động của CIA. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Theo tôi biết, Torrijos được xem là "món nợ" phải thanh toán của chính quyền Reagan cùng nhiều giám đốc điều hành của các tập đoàn sừng sỏ.
Trong danh sách kẻ thù của Torrijos còn có các tướng lĩnh quân sự - những người đặc biệt cáu tiết về các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos - Carter, vì nó đã buộc họ đóng cửa Trường quân sự Mỹ và Trung tâm chiến tranh nhiệt đới của Bộ tư lệnh miền nam Mỹ.
Bây giờ thì Torrijos đã chết (ở tuổi 52) và được thay thế bởi Manuel Noriega - một tổng thống theo phái bảo thủ, người được dự đoán sẽ không chống lại nổi những Reagan, những Bush và những tập đoàn lớn của thế giới.
Một đêm nọ, tôi ngồi nhìn trân trối vào bức ảnh Torrijos đăng trên một quyển tạp chí và nhớ lại đêm đầu tiên của tôi tại Panama. Tối hôm ấy, chiếc taxi chở tôi đã dừng lại trước tấm apphich khổng lồ in ảnh của ông. "Lý tưởng của Omar là tự do; tên lửa được tạo ra không phải để giết chết một lý tưởng". Câu chú thích dưới bức ảnh ấy khiến tôi rùng mình.
Lúc đó tôi chưa biết được rằng Torrijos sẽ đàm phán với Carter để trả kênh đào Panama về đúng chủ. Tôi nào có hay chiến thắng của ông trong việc hòa giải khác biệt giữa các nhà xã hội Mỹ Latin với các nhà độc tài lại gây khó chịu cho chính quyền Reagan - Bush đến độ họ phải tìm cách thủ tiêu ông.
Nếu Torrijos còn sống, tôi đoan chắc ông sẽ trở thành hình mẫu lý tưởng cho thế hệ các nhà lãnh đạo mới ở châu Mỹ, châu Á và châu Phi - một hình mẫu mà CIA, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và các sát thủ kinh tế không bao giờ chấp nhận.
JOHN PERKINS (THANH TRÚClược dịch)
Bản quyền tiếng Việt thuộc về NXB Văn Hóa Thông Tin, báo Tuổi Trẻ được phép đăng tải trích đoạn với sự đồng ý của NXB Văn Hóa Thông Tin. Bản dịch của cuốn Lời thú tội của một sát thủ kinh tế sẽ được NXB Văn Hóa Thông Tin xuất bản vào tháng 6-2006. Thiên Sứ giới thiệu

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - Kỳ 4.


 Đọc lại bài trước
Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (Kỳ 3)

Sat Thu Kinh Te (4)

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - Kỳ 4
Panama và người hùng Omar Torrijos


Cảng Gatun của kênh đào Panama năm 2000 - Ảnh tư liệu
TT - Tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tocumen của Panama vào một tối tháng 4-1972. Qua màn mưa, đèn đường làm nổi bật các chân dung một người đàn ông đẹp trai, trán cao và đôi mắt lấp lánh sáng. Tôi nhận ra đó là người anh hùng của Panama - Omar 
Torrijos.  

Lịch sử sai lầm
Như lệ thường, chuẩn bị cho chuyến đi này, tôi tìm tới thư viện Đại học Boston. Tôi biết được một trong những nguyên nhân khiến Omar Torrijos nổi tiếng là vì ông đã bảo vệ kiên cường cho quyền tự quản của Panama và cho việc nước này sở hữu kênh đào Panama.


Khi kỹ sư người Pháp Ferdinand de Lesseps điều hành việc xây dựng kênh đào Suez quyết định xây một kênh đào ở eo biển Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Panama là một phần của Colombia.
Đầu thế kỷ 20, Mỹ đòi Colombia ký thỏa thuận chuyển eo biển này cho Tập đoàn Bắc Mỹ nhưng Colombia từ chối. Năm 1903, Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt gửi tàu chiến Nasville tới đây. Quân Mỹ bắt giết chỉ huy dân quân nổi tiếng vùng này và tuyên bố Panama độc lập.
Chính phủ bù nhìn được dựng lên và ký thỏa thuận đầu tiên về kênh đào, thiết lập khu vực của người Mỹ ở hai bên kênh đường thủy tương lai, hợp pháp hóa cuộc xâm lược của quân Mỹ và bảo đảm cho Mỹ quyền kiểm soát quốc gia "độc lập" mới này.
Hơn nửa thế kỷ tiếp đó, Panama được một số nhân vật giàu có, quan hệ vững chắc với Washington điều hành. Là những nhà độc tài cánh hữu, họ làm tất cả những gì cho là cần thiết để phục vụ lợi ích Mỹ.
Họ ủng hộ CIA và Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) trong các hoạt động của chúng chống lại những người cộng sản trên khắp bán cầu, hỗ trợ những doanh nghiệp lớn của Mỹ như Standard Oil của Rockefeller và United Fruit Company. Quân đội Mỹ không ít lần can thiệp vào Panama từ khi Panama tuyên bố độc lập cho đến năm 1968.
Torrijos - người hùng
Mưa hắt vào cửa kính, đèn xanh sáng lên và tài xế nhấn còi khi cho xe lao về phía trước. Tôi trầm tư về vai trò của mình.
Người ta gửi tôi tới Panama để hoàn tất một hợp đồng sẽ trở thành kế hoạch chủ đạo toàn diện đầu tiên của MAIN.
Kế hoạch này phải bảo đảm cho những khoản đầu tư hàng tỉ USD của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển liên Mỹ và Cơ quan Viện trợ Mỹ đổ vào ngành năng lượng, giao thông, liên lạc và nông nghiệp của đất nước nhỏ bé nhưng rất cốt yếu này.
Dĩ nhiên đó chỉ là trò dối trá, một phương tiện để biến đất nước này thành con nợ vĩnh viễn và bằng cách đó đưa nó trở về tình trạng bù nhìn.
Vào năm 1968, khi tôi đang là nhân viên của Tổ chức Hòa bình Mỹ (Peace Corps) làm việc tại Ecuador, lịch sử Panama bất ngờ thay đổi. Sau một cuộc binh biến, Arnulfo Arias - nhà độc tài cuối cùng của Panama - bị lật đổ. Tướng Omar Torrijos lên lãnh đạo đất nước.
Torrijos được tầng lớp dân nghèo và trung lưu Panama đặc biệt kính trọng. Xuất thân từ gia đình nhà giáo, ông nhanh chóng thăng tiến trong đội cận vệ quốc gia - một đội quân ưu tú của Panama và rất được người nghèo ủng hộ vào thập kỷ 1960.
Torrijos nổi tiếng vì chịu lắng nghe những người cùng khổ. Ông đến với họ trong những khu nhà ổ chuột, tổ chức họp ở những nơi mà các chính khách khác chẳng bao giờ đến, quyên góp tiền cho những gia đình có người ốm đau hay gặp nạn.
Torrijos còn nổi tiếng là một lãnh đạo có thể giải quyết những tranh chấp của các nhóm phái khác nhau trải khắp Mỹ Latin: Honduras, Guatemala, El Salvador, Nicaragua, Cuba, Colombia, Peru, Argentina, Chile, Paraguay...
Torrijos muốn đấu tranh cho sự độc lập khỏi nước Mỹ nhưng lại không liên minh với những kẻ thù của Mỹ. Ông đồng thời chống lại việc đặt tại vùng kênh đào Panama hai cơ sở là Trường châu Mỹ và Trung tâm huấn luyện chiến tranh nhiệt đới của Bộ chỉ huy miền Nam quân đội Mỹ.
Người dân châu Mỹ Latin căm thù những trung tâm này, ngoại trừ một số gia đình giàu có trục lợi từ chúng. Người ta biết ở đó đào tạo những binh đoàn tử thần và đao phủ cho những chế độ cực hữu. Torrijos tỏ rõ ông không chấp nhận những trung tâm huấn luyện này trên lãnh thổ Panama và kênh đào phải nằm trong biên giới của Panama.


Omar Torrijos - Ảnh tư liệu
Những tên cướp biển vùng kênh đào Panama
Một ngày sau khi đến Panama, nhà cầm quyền Panama cử một người hướng dẫn tham quan tới chỗ tôi. Anh tên Fidel, cao ráo và không che giấu việc anh tự hào về đất nước mình. Anh nói tiếng Anh, nhưng khi biết tôi nói được tiếng Tây Ban Nha, anh rất vui: "Nhiều người các ông sống ở đây hàng năm mà không chịu học tiếng".
Fidel lái xe đưa tôi qua một khu vực nguy nga của thành phố mà anh gọi là "Panama mới". Khi chúng tôi đi ngang những tòa nhà chọc trời hiện đại bằng kính và thép, Fidel nói rằng Panama có nhiều ngân hàng nước ngoài hơn bất cứ nước nào ở khu vực.
"Chúng tôi thường được gọi là Thụy Sĩ của châu Mỹ, chúng tôi đặt rất ít câu hỏi với khách hàng của mình", Fidel nói.
Cuối ngày, chúng tôi dừng chân ở một công viên thơ mộng với hoa giấy bò trên những phế tích. Một tấm biển ghi tại đây khi xưa từng là một pháo đài bảo vệ khỏi cướp biển Anh. Một gia đình nào đó chuẩn bị picnic.
Bỗng dưng tôi thèm được đắm chìm trong không khí thanh bình của họ. Khi chúng tôi đi ngang họ mỉm cười, vẫy tay và chào bằng tiếng Anh. Tôi tò mò hỏi họ có phải du khách không, họ cười vang và một người đàn ông tiến tới chỗ tôi.
"Tôi đại diện cho thế hệ thứ ba của gia đình chúng tôi ở vùng Panama. Ông cố tôi tới đây chỉ ba năm sau khi việc xây kênh đào hoàn tất. Ông ấy điều khiển những con la và máy kéo đưa tàu qua cửa kênh. Cha tôi là kỹ sư và nay tôi tiếp bước ông ấy", ông kể.
Tôi hỏi ông có phải là người Mỹ không. Ông ta hoài nghi nhìn tôi và đáp: "Dĩ nhiên, kênh đào Panama là lãnh thổ của Mỹ".
Khi chúng tôi vào thành phố, Fidel đưa tôi tới khu ổ chuột. "Đây không phải là nơi khủng khiếp nhất, nhưng ông có thể biết được gì đó", Fidel gợi ý. Những căn nhà gỗ và những con mương tù đọng chạy dọc con đường.
Những túp nhà tạm bợ làm người ta liên tưởng tới những chiếc thuyền cũ mục ngập ngụa trong những hố rác hôi thối. Mùi rác và cống tràn vào ôtô cùng với những đứa trẻ bụng ỏng đang chạy theo chiếc xe.
Chúng gọi tôi là "uncle" (chú) và xin tiền. Trên những bức tường đầy hình vẽ, có vài hình trái tim bên trong lồng tên những người yêu nhau, nhưng phần lớn là các khẩu hiệu với nội dung căm thù Mỹ: "Cút về nhà, Gringo", "Chú Sam - kẻ chiếm hữu nô lệ"...
"Bây giờ qua phía bên kia", Fidel bảo, "Tôi có giấy tờ hợp pháp, còn ông là công dân Mỹ nên đi được". Dưới bầu trời ửng đỏ, chúng tôi tiến vào vùng kênh đào. Tôi tưởng là mình đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng không.
Tôi không thể ngờ có sự hào nhoáng như thế: những tòa nhà trắng đồ sộ, những bãi cỏ được cắt tỉa gọn gàng, những căn nhà sang trọng, sân golf, cửa hiệu và nhà hát.
"Đấy, cho ông thấy những sự kiện trần trụi", Fidel nói, "Tất cả những gì ở đây là tài sản của người Mỹ. Những xí nghiệp tư nhân, siêu thị, hiệu tóc, mỹ viện, nhà hàng, tất cả chúng đều không cần tuân thủ luật Panama và không đóng thuế. Bảy sân golf 18 lỗ, chi nhánh bưu điện Mỹ phân bố tiện lợi khắp nơi, tòa án và trường học Mỹ. Một quốc gia thật sự trong một quốc gia...".
"Thật sỉ nhục", tôi lên tiếng, "Chúng tôi có thể làm gì?". Fidel lắc đầu. Tôi hiểu rằng Torrijos đang cố làm điều gì đó mà tôi nghĩ có thể là việc giành lại kênh đào Panama...
Đến Panama làm việc với tư cách là chuyên gia kinh tế của MAIN hoạch định các kế hoạch phát triển Panama, thực tế "sát thủ" Perkins được mật giao nhiệm vụ hấp dẫn nhà cầm quyền bằng những chỉ tiêu phát triển được thổi phồng.
Số phận kênh đào Panama sẽ ra sao? Mời bạn đọc theo dõi hai cuộc gặp thú vị giữa Perkins với Tổng thống Omar Torrijos và nhà văn Graham Greene, hai con người đã ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ của "sát thủ".
JOHN PERKINS (DUY VĂN lược dịch

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (Kỳ 3)




Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (kỳ 2)


Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (Kỳ 3)
Bán linh hồn cho quỉ


Một gia đình Indonesia thập kỷ 1970
TT - Một báo cáo láo được viết ra, nâng "tiềm năng" của một vùng lên nhiều lần để tiền đổ vào đó. Đằng sau mưu mô đó là số phận của những người dân nghèo, là những khoản nợ vĩnh viễn. Nhưng không sao, người viết được thăng chức! 8% = 17%!
Trong những ngày đầu tiên ở Bandung (một thành phố cao nguyên ở Indonesia), tôi thường dự các cuộc họp với Charlie và Howard Parker. Howard lúc ấy đã ngoài 70 tuổi, là người có nhiệm vụ dự báo tổng năng lượng và tải điện mà đảo Java cần trong 25 năm tới, rồi lập thành dự báo cụ thể.
Vì nhu cầu sử dụng điện liên hệ mật thiết đến tăng trưởng kinh tế nên dự báo của ông phụ thuộc các đề án kinh tế của tôi. Những người còn lại trong nhóm sẽ lập kế hoạch tổng thể về các dự báo này, chọn địa điểm và lên thiết kế cho các nhà máy điện, đường truyền và các hệ thống vận chuyển nhiên liệu sao cho đáp ứng hiệu quả nhất các đề án.

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (kỳ 2)


Đọc lại bài trước, clic vào đường dẫn bên dưới.

 Sát thủ kinh tế (1)

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (kỳ 2)
"Cứu Indonesia"


Sukarno - tổng thống đầu tiên của Indonesia độc lập. Về sau ông bị chính quyền của tướng Suharto đảo chính
TT - Tôi nhận ra rằng một số giảng viên đại học của tôi đã không hiểu rõ bản chất thật của kinh tế vĩ mô: trong nhiều trường hợp, giúp một nền kinh tế tăng trưởng chỉ khiến một số người ngồi trên đỉnh kim tự tháp trở nên giàu có hơn, trong khi chẳng làm gì có ích cho những kẻ ở dưới đáy, thậm chí còn đạp họ lún sâu hơn.


Sát thủ ra đời
Trên thực tế, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản thường tạo ra một hệ thống giống với những xã hội phong kiến Trung cổ.
Chuẩn bị phiêu lưu

Để nghiên cứu thêm về nghề nghiệp mới, tôi dành thời gian đọc sách về Indonesia. Tôi thuộc lòng lời khuyên của Claudine: "Càng biết rõ về quốc gia anh đến, công việc của anh sẽ càng dễ dàng hơn".
Trong suốt thời kỳ thực dân, Indonesia được xem là một kho báu có giá trị lớn hơn cả châu Mỹ. Java là hòn ngọc trên vương miện, đồng thời cũng là chiến trường tàn sát giữa những kẻ xâm lấn người Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh. Cuối cùng, người Hà Lan giành thắng lợi vào năm 1750. Sau Thế chiến thứ hai, một nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng là Sukarno xuất hiện tuyên bố độc lập.
Chiến tranh cuối cùng đã kết thúc vào ngày 27-12-1949 khi người Hà Lan hạ quốc kỳ. Tuy nhiên, cai quản Indonesia lại là một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với đánh bại người Hà Lan. Thiếu sự đồng nhất, đất nước với hơn 17.500 hòn đảo nhỏ bị chia rẽ sâu sắc bởi sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và hận thù dân tộc. Xung đột đẫm máu thường xuyên nổ ra, buộc Tổng thống Sukarno phải thắt chặt quyền thống trị.
Lực lượng đối lập hình thành và một âm mưu đảo chính được thực hiện vào năm 1965. Ông Sukarno thoát chết trong gang tấc nhờ trí thông minh của vợ. Người đứng đầu quân đội, tướng Suharto lên nắm quyền tổng thống vào năm 1968, nhưng những người cộng sản vẫn được dân ủng hộ. Năm 1971, Mỹ càng quyết tâm lôi kéo Indonesia khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.
Phà một hơi thuốc, Charlie nói: "Ở đây chúng ta sẽ được chiều chuộng như những ông hoàng. Người Indonesia sẽ chăm sóc chúng ta cẩn thận như bất cứ ai từ Đại sứ quán Mỹ. Tuy nhiên, đừng quên rằng chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta đến đây để phát triển kế hoạch điện khí hóa Indonesia, một trong số vùng đất đông dân nhất trên thế giới. Đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng".
Chiến lược của Mỹ bắt đầu đi theo phương hướng mang tính toàn cầu hơn, tập trung vào ngăn cản "hiệu ứng domino" của chủ nghĩa cộng sản. Chiến lược đó tập trung vào một số nước, và Indonesia là chìa khóa. Dự án điện khí hóa của MAIN là một phần trong kế hoạch tổng thể đảm bảo sự kiểm soát của Mỹ ở Đông Nam Á.
Giả thuyết của chính sách ngoại giao Mỹ là tướng Suharto sẽ phục vụ Washington và Indonesia sẽ là hình mẫu cho các quốc gia khác trong khu vực noi theo. Một phần kế hoạch của Washington dựa trên lập luận là thành công tại Indonesia sẽ có tác động tích cực đến khắp thế giới Hồi giáo, đặc biệt là khu vực Trung Đông. Và nếu như vậy là chưa đủ hấp dẫn thì còn một lý do nữa là Indonesia có dầu mỏ.
Càng nghiên cứu, tôi càng thấy phấn khích. Tôi bắt đầu tưởng tượng những cuộc phiêu lưu sắp tới. Làm việc cho MAIN, tôi sẽ có cơ hội đánh đổi cuộc sống vất vả khi làm việc cho Peace Corps bằng một cuộc sống khác, xa hoa và quyến rũ hơn nhiều.
Một ngày năm 1971, một tuần trước khi bay sang Indonesia, tôi đến căn hộ của Claudine. Một bàn tiệc đã được chuẩn bị sẵn. Claudine nâng ly: "Anh đã thành công - cô cười - Giờ anh đã là một trong số chúng tôi". Khi đang thưởng thức rượu vang, Claudine nhìn tôi bằng ánh mắt tôi chưa thấy bao giờ, giọng nghiêm nghị: "Đừng bao giờ tiết lộ cho ai biết về chúng ta. Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho anh nếu anh làm như vậy, và tôi cũng sẽ không thừa nhận là đã gặp anh".
Claudine liếc nhìn tôi, và đó là lần duy nhất tôi cảm thấy bị cô ta đe dọa. Rồi cô cười lạnh lùng: "Tiết lộ về chúng ta sẽ khiến anh gặp nguy hiểm đấy". Tôi choáng váng và cảm thấy thật khủng khiếp. Nhưng sau đó, khi bước trên phố, tôi phải thừa nhận rằng đó là một kế hoạch thông minh. Sự thật là toàn bộ thời gian chúng tôi bên nhau đều diễn ra trong căn hộ của Claudine. Không hề có một bằng chứng nhỏ nào về mối quan hệ của chúng tôi, và không một nhân viên nào của MAIN dính líu vào. Một phần trong tôi còn biết ơn sự thành thật của cô ấy.
"Tập đoàn trị"
Nhóm của chúng tôi ở tại khách sạn sang trọng nhất đất nước, khách sạn InterContinential Indonesia. Trong buổi tối đầu tiên, giám đốc dự án Charlie Illingworth mời chúng tôi ăn tối trên tầng thượng một nhà hàng sang trọng.
Gương mặt Charlie rất nghiêm túc: "Chúng ta tới đây không ngoài việc cứu rỗi quốc gia này khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa cộng sản. Như các anh đã biết, Indonesia có một lịch sử dài lâu đầy những biến cố. Giờ khi nó chuẩn bị lao vào thế kỷ 20, một lần nữa nó đứng trước thử thách. Trách nhiệm của chúng ta là đảm bảo rằng Indonesia không đi theo bước chân của VN, Lào và Campuchia. Điều đó, hơn bất cứ yếu tố nào (ngoại trừ dầu lửa), sẽ đảm bảo chế độ tư bản và dân chủ".
Charlie châm một điếu thuốc khác và tiếp tục: "Nói về dầu lửa, chúng ta đều biết nước Mỹ của chúng ta phụ thuộc dầu lửa như thế nào. Theo nghĩa đó, Indonesia có thể trở thành một đồng minh hùng mạnh của chúng ta. Do đó, khi các anh phát triển kế hoạch này, làm ơn hãy làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng ngành công nghiệp dầu lửa và tất cả các ngành khác phục vụ nó - cảng biển, đường ống, các công ty xây dựng - được đáp ứng nhu cầu điện của mình trong quá trình kế hoạch 25 năm".
Đêm đó, khi nằm dài trên giường trong căn phòng hạng nhất tại khách sạn, hình ảnh của Claudine dội về tâm trí tôi. Những bài giảng dạy về nợ nước ngoài của cô ta ám ảnh tôi. Sau cùng, tôi tự nhủ với bản thân rằng tôi đến đây là để giúp Indonesia vươn lên, bước ra khỏi nền kinh tế trung cổ và giành một chỗ trong thế giới công nghiệp hiện đại.
Nhưng tôi biết khi sáng ra, tôi sẽ dõi mắt qua cửa sổ, bỏ qua sự sang trọng của khuôn viên khách sạn để nhìn thấy những khu nhà tồi tàn trải dài hàng dặm phía trước. Tôi sẽ biết rằng có những em bé đang chết dần vì thiếu thức ăn và nước uống, và người lớn cũng như trẻ nhỏ đều đang chịu đựng sự hành hạ của những căn bệnh khủng khiếp và đang phải sống trong điều kiện tồi tệ.
Trở mình trằn trọc, tôi cảm thấy không thể chối cãi được rằng Charlie và tất cả những người trong nhóm chúng tôi đến đây vì những lý do ích kỷ. Chúng tôi đang phục vụ chiến lược ngoại giao của Mỹ và lợi ích của các công ty. Chúng tôi bị thôi thúc bởi lòng tham chứ không phải là ước muốn làm cho cuộc sống của những người Indonesia trở nên tốt đẹp hơn.
Trong đầu tôi bỗng nảy ra từ "tập đoàn trị" (corporatocracy). Tôi không biết tôi đã nghe nó ở đâu đó hay tự mình nghĩ ra, nhưng nó mô tả chính xác tầng lớp thượng lưu mới mưu toan áp đặt thống trị trên toàn hành tinh.
Tuy nhiên, mỗi nửa đêm tôi vẫn tự an ủi mình với lời hứa rằng một ngày nào đó tôi sẽ nói ra sự thật.
Các người đã bán linh hồn cho quỉ dữ. Các người làm thế chỉ vì tiền". Nhưng không, họ vẫn làm. Cho đến một ngày…
"Xin chúc mừng! Cậu vừa được thăng chức". Lúc John Perkins bắt đầu "gặt hái thành công" trong nghề sát thủ kinh tế cũng là lúc ông cảm thấy mình bị bỏ rơi và cô đơn đến cùng cực, bị lợi dụng rồi vứt bỏ.
JOHN PERKINS (HIẾU TRUNG lược dịch)

Sát thủ kinh tế (1)




Sát thủ kinh tế (1)
Thiên Sứ giới thiệu
Vũ khí của họ là các bản báo cáo tài chính giả mạo, những cuộc bầu cử gian lận, những khoản tiền đút lót, những vụ tống tiền, tình dục và án mạng.
Tại sao tôi lại biết rõ đến thế? Đơn giản thôi, vì tôi chính là một sát thủ kinh tế.

Không còn đường lui
Có thể gọi Chas. T. Main, Inc (MAIN) là một công ty cổ phần. Khoảng 5% trong số 2.000 nhân viên của MAIN làm chủ công ty. Vị trí của họ khiến người khác phải thèm rỏ dãi. Họ không chỉ có quyền điều khiển người khác mà còn kiếm được bộn tiền.
Sự thận trọng là đặc điểm của giới lãnh đạo MAIN, họ luôn yêu cầu nhân viên tôn trọng triệt để luật im lặng. Liên hệ với báo giới là điều cấm kỵ và không thể tha thứ. Do đó, hầu như không có ai bên ngoài MAIN có một khái niệm nhỏ nào về sự tồn tại của chúng tôi.

Tây Tiến (Quang Dũng)

Tây Tiến (Quang Dũng)
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

"Hè Muộn" thơ Thanh Hương






Hè Muộn

Hè dần trôi mà nắng vẫn oi ả
Thà bóng dài trên những lá nằm phơi.
Những tổ chim giờ vắng bóng con côi
Ôi thời gian là đổi thay muôn thủa.

Những mùa qua , cây xanh um rồi úa
Ngày tháng đua nhau có chờ đợi ai.
Một đời người như gió thoảng mây bay
Những hăng say ngày tuổi trẻ còn dại.

Bước vào đời với chông gai ngần ngại
Chiến tranh tàn rồi trở lại đấu tranh.
Những biên giới bỗng chốc nhỏ mong manh
Người nhìn người không một chút thông cảm.

Giàu hay nghèo , muốn sống cần can đảm
Chà đạp nhau , súng đạn bắn tự do.
Kẻ co ro cũng như kẻ giàu to
Cũng nợ đời , nợ miếng cơm manh áo.
Hè muộn màng , ôi  tháng ngày tàn tạ.
Thanh Hương



Cùng đăng trong Blog CRTH này , các anh chị có thể vaò đọc những bài mới nhất trong Lang Huệ


http://langhue.org/index.php/van-hoc/tho/tho-tren-%C4%91oi-tram-hoa/tho-trong-vuon-hoa-buoi/2395-tvhb-he-muon-thanh-huong

Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt Nam ?!?!?!






  Subject: Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt Nam ?!?!?!



 

 

 

Một bài viết hay dành cho những người Việt tại hải ngoại…
Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.


Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi… nghĩ lại.

Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.


Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.


Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.


Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là “ấn tượng”. Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.


Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!


So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.
Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.


Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!


Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.


So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác. 

 
"Khi về đổi họ thay tên.
"Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng".

Nhạc Mai Phạm, Mai Sơn Đồi Nương, Lời Ru

Than goi Thanh Huong,
Cam on da goi email va post bai hat.
Xin goi tang Thanh Huong them 4 bai hat moi.
Tac gia,
Mai Pham