tt
Bốn mươi bốn năm qua đi khi ngày quốc hận 30 tháng 4
sắp đến và nhắc cho người Việt Nam lưu vong nào còn tha thiết nhớ về
ngày tháng cũ.
Nước mất nhưng lòng người và những vong hồn tử
sĩ vẫn còn đó để người trước nằm xuống thì người sau đứng lên tiếp
nối dòng máu anh hùng.
Một nghìn năm dưới sự đô hộ của giặc tàu mà có
ai quên đâu, người người vẫn nối tiếp nhau chiến đấu để lấy lại đất
nước này.
Năm 2019,chúng ta tiễn đưa một anh hùng Lý Tống.
Mời quý anh chị đọc bài thơ của anh Trần Văn Lương
để hiểu thêm về tấm gương anh hùng của một người lính không bao giờ
ngừng chiến đấu.
Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần mùa Quốc Hận.
Dạo:
Vẫn chưa tàn cuộc đấu tranh,
Hỡi người chiến sĩ sao đành ra đi.
Cóc cuối tuần:
Một Cánh Bằng Rơi
(Kính dâng anh linh người chiến sĩ Quốc Gia
vừa mới giã từ cuộc chiến ra đi)
Mùa Quốc Hận, hương trầm réo
rắt,
Lòng tha hương quặn thắt từng
cơn,
Mấy
mươi năm giấc chập chờn,
Càng thương đất mẹ, nỗi hờn càng tăng.
Đường lữ thứ sầu dâng đặc
quánh,
Tháng Tư buồn, một cánh bằng
rơi,
Thù
nhà nợ nước chưa vơi,
Thân kia dẫu thác, hồn thời nào quên.
Dù không bỏ mình trên chiến địa,
Nhưng lời thề chính nghĩa khắc
sâu,
Can
trường chiến đấu bấy lâu,
Thì giường bệnh ấy khác đâu chiến trường?
x
x
x
Ngày mất nước đau thương bất
hạnh,
Chim không may gãy cánh lần đầu,
Năm
năm tù tội rừng sâu,
Lời thề cứu nước một câu nằm lòng.
Rồi đơn độc sổ lồng phá cũi,
Liều băng rừng, vượt núi, ra
khơi,
Trải
bao sóng gió tả tơi,
Lênh đênh đến được chân trời tự do.
Chẳng màng chuyện cơm no áo ấm,
Tiếp tục đời lính trận đấu
tranh.
Dù
cho mộng lớn chưa thành,
Tấm gương trung liệt lưu danh muôn đời.
Dẫu biết rõ cơ trời khắc nghiệt,
Nhưng khi nhìn nước Việt nát
tan
Dưới
bàn tay lũ Cộng gian,
Lẽ nào làm kẻ bàng quan cho đành.
Chuỗi ngày tháng gập ghềnh tiếp
nối,
Một mình lo lặn lội "vá
trời",
Cho
dù mỏi sức mòn hơi,
Vẫn không hề thốt nửa lời thở than.
Khi thì chốn trại giam gặp nạn,
Suýt chết vì súng đạn công
an,
Khi
thì ngục tối Thái lan,
Hiên ngang coi nhẹ nguy nan gông cùm.
Xông pha tận hang hùm mấy bận,
Quyết đem lời Quốc Hận truyền
rao.
Nhưng
thời không có, biết sao,
Cánh chim cô độc lao đao khốn cùng.
Chuyện thành bại, anh hùng
nào sá,
Miễn giữ gìn chí cả không
phai,
Một
thân văn võ toàn tài,
Dù trời không tựa, vẫn hoài đấu tranh.
Trò phú quý công danh bỏ mặc,
Trọn đời vì xã tắc ruổi
giong.
Than
ôi, việc lớn chửa xong,
Người đà nhắm mắt, đau lòng nước non.
Trường chiến đấu hãy còn dang
dở,
Cuộc chưa tàn người nỡ ra đi.
Nghẹn
ngào giọt lệ phân ly,
Dù lòng vẫn biết "tử quy" lẽ thường.
Giờ người đã Thiên đường có
chỗ,
Xin đừng quên nỗi khổ dân
Nam,
Bao
năm phải sống lầm than,
Dưới bàn tay lũ Việt gian cầm quyền.
x
x
x
Quê mẹ vẫn mây đen vần vũ,
Những người thân năm cũ mất dần.
Nếu
không sớm có mùa Xuân,
Ngày về ắt phải mộ phần tìm nhau.
Nước nhà đã khổ đau vô hạn,
Mãi liên miên kiếp nạn chất
chồng.
Mong
sao giành lại non sông,
Để dân thôi phải ngóng trông mỏi mòn.
Khi đất nước hết còn Cộng sản,
Đàn chim xưa tỵ nạn về làng,
Trời
quê rợp bóng Cờ Vàng,
Buồn không thấy cánh chim bằng năm nao.
Trần Văn
Lương
Cali, Quốc Hận 2019
Thường thì dòng
thơ của anh Lương lúc nào cũng được tiếp nối với thơ của anh Đỗ Quý
Bái, vì thế, tôi gửi lthêm bài của anh đã viết
Cảm tác sau
khi thưởng ngoạn bài : Một Cánh Bằng Rơi của Thầy Đồ Lương :
THẦY ĐỒ
LƯƠNG TIẾC THƯƠNG LÝ TỐNG
Thầy Đồ
Lương xót thương Lý Tống ,
Cánh chim bằng
bay bổng trời cao
Coi thường
nguy hiểm ba đào
Nghề văn
nghiệp võ luyên sao tuyệt vời
Cưỡi máy bay
khắp nơi : Việt Thái .
In truyên
đơn trải mãi Cu Ba .
Rừng
Nam biển Bắc xông pha
Hoa Kỳ chọn
tạm làm nhà nghỉ ngơi
Vì dân Việt
mệnh trời chưa ngán
Thì sá chi
Thanh Mãn Nguyên Mông
Kinh Kha
không đáng nửa đồng
Sánh bằng được
với con Rồng cháu Tiên
Anh hùng tử
hồn thiêng bất tử
Sẽ lưu danh
thanh sử muôn đời
Treo gương
cho thế nhân soi
Lý Tống thực
đúng giống nòi Lạc Long !!!!
LTĐQB
Kính anh
Bái,
Cám ơn anh đã lên tiếng cảm thông bằng một bài cảm tác thật hay, mà lại làm
theo thể song thất lục bát của bài viết trước.
Tôi không biết nói sao để có thể tả hết lòng cảm phục của tôi đối với ông Lý Tống,
một người anh hùng đích thực đã có tài,
có lòng và
can đảm làm những chuyện mà khó có người thứ 2 làm được.
Ước gì VN
mình có nhiều người như ông Lý Tống.
L
Chuyện Lý Tống tại San Jose
Chuyện Lý Tống tại San Jose.
Giao Chi San Jose
Cuộc đời Lý Tống. (1946-2019) Phi công thời chiến với hàng
trăm phi vụ. Một lần gẫy cánh, 2 lần nhẩy dù, ba lần thả truyền đơn, bốn
lần ở tù và 1 lần không tặc. Một đời ngang dọc, một thủa hào hoa, khí
phách anh hùng, có một không hai. Khi ra đi lần cuối không gia đình,
không vợ con nhưng có hàng ngàn bằng hữu. Người anh hùng của 2 cộng đồng
Việt và Cuba tại Hoa Kỳ. Ngàn thu Vĩnh biệt.
Sơ lược tiểu sử như sau:
1965. Lý Tống sinh ngày 1 Tháng Chín, 1946 tại Thừa Thiên –
Huế, Việt Nam, và bắt đầu phục vụ trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa năm
1965.
Tháng Tư, 1975, chiếc A-37 thuộc Phi Đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi, ông bị “tù cải tạo” trong vòng 5 năm.
1980:
Vượt ngục, và vượt biên bằng đường bộ đến Thái Lan, qua ngả Cambodia,
xin tị nạn chính trị tại Singapore. Chuyến đi phi thường.
1984: Ông đến Hoa Kỳ năm 1984 theo học cao học tại University of New Orleans.
Năm 1992:
Uy hiếp phi công chiếc A310 của Vietnam Airlines, bay qua Sài Gòn, thả
truyền đơn kêu gọi dân Việt Nam nổi dậy. Rồi ông nhảy dù xuống bị bắt,
và bị kết án 20 năm tù. Người không tặc yêu nước.
Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Tháng Giêng, 2000,
ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả
truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.Trở về Mỹ, ông bị biên phòng
bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc
Cuba coi như là anh hùng.
Tháng Mười Một, 2000, ông Tống lại cướp một chiếc máy bay nhỏ
tại Thái Lan, bay sang Sài Gòn, thả hơn 50,000 tờ truyền đơn. Lúc trở về
Thái Lan, ông bị bắt kết án 7 năm tù. Sau được tụ do ông về Mỹ.
Tháng Tám, 2008, ông thuê một chiếc máy bay huấn luyện của
Nam Hàn, nhưng bị bắt tại sân bay Seoul khi định bay đi rải truyền đơn ở
Bắc Hàn.
Ngày 19 Tháng Bảy, 2010,
ông Lý Tống đóng giả phụ nữ, lọt vào một buổi biểu diễn ca nhạc cua ca
si duoc coi la nguoi cua Cong san Viet Nam.. Khi Đàm Vĩnh Hưng đang hát,
ông Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếp xịt hơi cay vào mặt ca
sĩ. Ông bị bắt và được tại ngoại tại San Jose.
Trong phiên tòa Tháng Bảy, 2012, Lý Tống bị sáu tháng tù và ba năm quản chế vì tội hành hung Đàm Vĩnh Hưng
Tháng 5-2012 . Lý Tống tuyệt thực tại San Jose yểm trợ cho đồng bào đòi danh hiệu Little Sai Gon.
5 Tháng tư 2019 Lý Tống qua đời tại San Diego vì bệnh xơ phổi. Tang lễ rất lớn tổ chức tại Orange Couty, miền Nam CA.
Tháng 5-2019. Lễ
tưởng niệm quy mô sẽ tổ chức ngay tại San Jose City Hall nơi Lý Tống
2012 đã tuyệt thực cùng hàng ngàn đồng bào tranh đấu cho danh hiệu
Little Sai Gon. Dự trù sẽ có phi cơ bay trên không phận thị xã San Jose,
thả những truyền đơn năm 2000 Lý Tống thả 50 ngàn lá xuống Sai gon. Các
di sản của Lý Tống sẽ được ban tổ chức trao tặng Việt Museum.
NgànThuVĩnhBiệt
Sáu năm về trước, chúng ra tiễn nhạc sĩ Việt
Dũng, nhưng những bài ca anh để lại vẫn luôn nuôi những người ở lại
tiếp tục đấu tranh nhân quyền như bài Cho Đồng Bào Tôi.
Hàng hàng lớp lớp đã nằm xuống nhưng ngọn đuốc
thiêng của mẹ Việt Nam muôn đời vẫn nhen nhúm trong lòng những đàn con trên toàn cầu.
Nghe bài hát này ở cuối bài.
Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
南國山河南帝居
截然分定在天書
如何逆虜來侵犯
汝等行看取敗虚
Nam quốc
sơn hà Nam đế cư
Tiệt
nhiên phận định tại thiên thư
Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng
hành khan thủ bại hư.
Thế đấy, sử trong nhà trường đã bị ngừng soạn
thảo một cách đứng đắn, và đó chỉ là phạm vi nhỏ bé cho người đời
tham khảo, thế nhưng nguồn internet thì sẵng
sàng mang nhiệm vụ to tát hơn để có hình ảnh và thơ, nhạc, nhân
chứng, vật chứng ghi lại những anh hùng vị nước vong thân mà không ai có thể che dấu được.
Khi xưa, không ai hiểu rõ vì sao miền Nam lại rơi vào
tay miền Bắc thì ngày hôm nay, có lấy giấy bọc lửa cũng không ai là
không hiểu ngọn ngành chiến tranh Việt Nam.
Quý anh chị cứ tìm hiểu thử xem, ai chiến thắng ai
vì chính nghĩa.
Không phải người ra đi là người thua trận và không
phải người ở lại là kẻ chiến thắng đâu.
Năm nay, tôi gửi đến quý anh chị một trang đọc
truyện có tính cách lịch sử để quý anh chị cùng nghe lại những bài
mà nhân chứng, vật chứng còn đó.
Bài có nhiều chi tiết những chiến lược, những
cuộc chiến đấu với những tướng tá cầm quân mà quyền hạn của họ có
khi không nằm trong tay họ.
Một Phan Nhật Nam, một Phạm Huấn. một Lê Xuân
Nhuậnở những thời cuộc gay go nhất để quý anh chị có thể tham khảo đã ghi lại tất cả những cuộc chiến
tranh .
Chân thành cảm tạ những bài viết, bài đọc đã
được lưu lại trên internet để làm tài liệu cho bài viết của tôi hôm
nay.
Caroline Thanh Hương
SAN JOSE --
Nhà bình luận Phạm Huấn, cũng là một nhà báo quân đội kỳ cựu thời VNCH, đã từ
trần hôm 21-10-2005 tại San Jose, California, thọ 68 tuổi.
Đây là một mất mát lớn cho làng báo Việt hải ngoại.
Theo bản tin
của Vann Phan/Lê Thụy trên tờ Người Việt, từ những năm trước 1975, nhà báo
Trung tá Phạm Huấn từng ở trong bộ biên tập Diều Hâu và là chủ tịch Hội Phóng
Viên Chiến Tranh Việt Nam. Ông cũng phục vụ trong tư cách thành viên Ban Liên
Hiệp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, đặc trách về báo chí sau khi Hiệp Định Ba-lê đứợc
ký kết vào năm 1973, và sau thực hiện chuyến đi Hà Nội về vấn đề trao trả tù
binh các bên.
Cũng theo bản
tin này, Phạm Huấn tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1956 và Trường Đại
Học Quân Sự năm 1963. Ông cũng từng theo học các trường quân sự tại Hoa Kỳ như
Infantry School (Fort Benning, Georgia) năm 1958, Civil Affairs School, (Fort
Gordon, Georgia) năm 1962, và Special Warfare School (Fort Braggs, North
Carolina) năm 1965.
Bút ký “Cuộc
Triệt Thoái Cao Nguyên 1975” của Phạm Huấn là một trong những quyển sách được
bán chạy nhất tại hải ngoại. Qua cuốn sách này, độc giả biết được nhiều bí mật
trong cuộc rút quân của Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi Cao Nguyên (Vùng 2 Chiến Thuật)
cũng như “Quyết Định Cam Ranh” ngày 14, Tháng Ba năm 1975 của các tướng lãnh Miền
Nam Việt Nam đưa đến sự suy sụp tinh thần của quân lực Miền Nam Việt Nam, và cuối
cùng là sự tan rã của Việt Nam Cộng Hòa.
Ngoài ra, mọi
diễn tiến xảy ra trong suốt chín ngày đêm ròng rã trên 300 cây số đường máu
kinh hoàng từ Pleiku tới Phú Bổn và đến Phú Yên đều được tác giả tường thuật rõ
ràng từng chi tiết, y như trong một nhật ký chiến trứờng.
Được biết,
nhà báo Phạm Huấn là bào đệ của cựu Đại Tá Phạm Hậu, tức thi sĩ Nhất Tuấn,
nguyên Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xã của Việt Nam Cộng Hòa và là bào huynh của ông
Phạm Long, một phóng viên kỳ cựu, và mới đây là xướng ngôn viên Đài Little
Saigon Radio, ở Orange County.
tt
tt