caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 19 février 2016

Trần Văn Lương viết Son Hằn Trên Tóc Bạc và thơ bạn hữu.

Kính gửi quý anh chị những bài thơ xướng họa với thơ của anh Trần Văn Lương.

Bài thơ lần này của anh quả là một sự kiện xã hội , là thảm hoạ của bao gia đình mà không ai là không biết, nhưng vẫn có người vẫn lặn ngụp trong mơ.

Caroline Thanh Hương

  photo 11401522_861454050612069_882997240107675_2kt7djbsbcejd.jpg

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

         Vết son trên tóc còn hằn,

Phất phơ một thoáng ăn năn muộn màng.

 

 

Cóc cuối tuần:

 

 

     Son Hằn Trên Tóc Bạc

 

     Vết son đỏ hằn trên tóc bạc,

     Đôi mắt già dáo dác láo liên,

          Bần thần tiếc nuối không yên,

Mỉa mai ngọn gió bên hiên xầm xì.

 

     Thầm nghĩ mình ngu si quá đỗi,

     Đi tin người đáng tuổi cháu con,

          Mày ngài, má phấn, môi son,

Lại thương ông lão đã non thất tuần.

 

     Quên căn cước thuyền nhân tỵ nạn,

     Hùa kéo bè kết đảng lang thang,

          Nhởn nhơ áo gấm về làng,

Vung tiền trợ cấp vênh vang lòe đời.

 

     Gặp khách già ham chơi trống bỏi,

     Nàng "chân dài" sành sỏi ra tay,

          Chỉ trong nhấp nháy mấy ngày,

Con nai bảy bó rơi ngay vào tròng.

 

     Nàng ỏn ẻn cố công làm nũng,

     Một rằng "anh", hai cũng rằng "anh".

          Nhìn đôi mắt ướt long lanh,

Hồn già như cưỡi mây xanh mấy từng.

 

     Con tim héo tưng bừng mở hội,

     Thầm tự khen đến buổi xế chiều,

          Lại còn gặp được "tình yêu",

Hí ha hí hửng quyết liều đưa chân.

 

     Biết bao lần thân nhân ngăn cản,

     Bạn bè cùng can gián lắm khi,

          Nhưng lòng đã muốn ra đi,

Lo chi tình nghĩa, sá gì trúc mai.

 

     Trau chuốt mảnh hình hài khú đế,

     Chưng diện đồ như thể diễn viên,

          Nhướng mày nhíu mắt làm duyên,

Nói cười tựa gã thiếu niên phát cuồng.

 

     Sung sướng được sổng chuồng về xứ,

     Cho bõ ngày lữ thứ lưu vong.

          Cháu con giờ cũng tạm xong,

Tiền già rủng rỉnh thong dong mặc tình.

 

     Ly dị vợ, một mình giong ruổi,

     Đem căn nhà bán vội chia đôi,

          Cầm về sắm sửa cơ ngơi,

Chủ quyền cho đứng tên người tình con.

 

     Trốn biệt bạn bè còn kẹt lại,

     Vì lòng luôn e ngại gặp người

          Cùng nhau chiến đấu một thời,

Nay đang chịu cảnh đổi đời đắng cay.

 

     Vui thụ hưởng từng giây từng phút,

     Của mang về vùn vụt sang tay.

          Một ngày thức giấc chợt hay,

Tiền nong đã chắp cánh bay qua cầu.

 

     Người tình nhỏ giờ đâu biệt tích,

     Chỉ công an đến tịch thu nhà.

          Chủ quyền tên của người ta,

Tên mình chẳng có, xót xa ra đường.

 

     Ôm trọn nỗi đau thương về Mỹ,

     Tìm gia đình năn nỉ ỉ ôi.

          Nhưng dù gãy lưỡi mòn môi,

Vợ con nhất quyết trọn đời không tha.

 

     May mắn được vô nhà dưỡng lão,

     Sáng trưa chiều trệu trạo miếng ăn,

          Đêm dài mộng mị trôi lăn,

Hoang mang nẻo nhớ, nhọc nhằn lối quên.

                            x

                       x        x

     Vết son vẫn hằn trên tóc bạc,

     Chốn mơ tàn, lác đác sao rơi.

          Trong căn phòng trọ cuối đời,

Có người ngồi nắn tuổi trời mà đau.

                   Trần Văn Lương

                      Cali, 2/2016
 
 photo girl-xinh-mac-ao-yem-tha-rong-vong-1-4.jpg
   TÌM  HIỂU  NGUYÊN  NHÂN

Xin chớ tưởng già thì đầu bạc
Bạc cũng vì lưu lạc kiếm tiền
Đến khi hưu hiếc mới yên
Thân tàn ma dại, mang tên pháo xì

Cần phải có chút gì thay đổi
Cho bõ công lúc tuổi lon ton
Lo ăn, lo mặc, điểm son
Quên đi bao chuyện nỉ non thượng tuần

Hết tình yêu, cũng là cái nạn
Chút kiếp già muôn vạn thênh thang
Vợ con chẳng trọng lão làng
Nửa con mắt ngó, phải mang cuối đời

Gái trẻ kia, mặc dù là bỏi
Đã chẳng chê sỏi đá trong tay
Cho ta vui sống từng ngày
Mấy ai thoát được ra ngay khỏi tròng

Đâu phải dễ có người nói nũng
Lại thêm kêu ta cũng bằng " anh "
Vợ nhà : " Ông " , cứ làm lanh
Đôi khi lên " Cụ ", nhiều canh đã từng

Nay được lúc mở lòng như hội
Trái tim nay sắp vội về chiều
Nhưng hồn vẫn thú, vẫn yêu
Theo luật trời định, người đều để chân

Nghe tiếng lòng, nào ai cấm cản
Muốn được yêu, ai phản mấy khi
Con đường đã vạch, ta đi
Còn hơn sống hận tủi vì, ngày mai

Đang chờ đợi hết đời vương đế
Chẳng trông gì ở thế điền viên
Già rồi, hết bạc hết duyên
Vợ chê, con bỏ, lão tiên phải cuồng

Tứ khoái luôn rền vang khắp xứ
Sắc, tửu, yên, đổ, cứ kẻ vong
Vong mạng xông vào là xong
Chẳng còn đạo đức để mong giữ mình

Tham, sân, si, tha hồ ngựa ruổi
Thói hư cùng tật xấu, mỗi đôi
Đã không tin Phật, nghỉ ngơi
Mà còn tác quái, hại đời cháu con

Kể từ khi văn minh trở lại
Đời sống thêm dễ dãi, dục người
Sống theo nếp sống hiện thời
Vật chất, xóa bỏ cuộc đời đắng cay

Tiệm tặn, căn cơ, dạy từ chút
Đến ngày xuống lỗ, phút trắng tay
Mọi người đều thuộc, đều hay
Bỏ lời chỉ bảo, chạy theo nhu cầu

Ngày lại ngày, người thêm súc tích
Chúa Phật, Tiên, ích chẳng mấy nhà
Răn đời, giáo huấn cho ta
Xấu xa phải tránh, tìm ra lối đường

Giúp trở nên tỏ tường, hoàn mỹ
Nhưng nghĩ ra cho kỹ, hỡi ôi
Chỉ là cửa miệng , đầu môi
Lòng người thiển cận, quỉ rồi chẳng tha

Thế mới có chiến tranh, sống lão
Chụm nhau giành, giật hão miếng ăn
Ăn no ấm cật, té lăn
Cái trò điên dại không lằn, khó quên
               x
           x       x

Khi đứng tuổi, đầu xanh đã bạc
Nghĩ xa xôi, lệ hạc tuôn tơi
Những ai sửa đẹp cuộc đời
Thành công chẳng thấy, thấy ngời nguồn đau


             
Trần Trọng Thiện           
Gái đẹp 2 photo girl-xinh-mac-ao-yem-tha-rong-vong-1-1.png
 
 


Hát Nói : VẠN ÁC DÂM VI THỦ

Mưỡu Tiền:

Cái chữ dâm sao mà đáng sợ ?
Mắc phải rồi sao gỡ cho ra ?

Nói:


Truyện  thư hùng bản năng mà
Giai nhân tài tử vượt qua khó lòng

Kìa lắm  kẻ long đong bởi dục
Nọ bao người  lục đục vì dâm

Trách con Trẻ Tạo chơi khăm :
Sướng C... Mù Mắt ăn năn muộn rồi  !

Mưỡu Hậu  :

Già đời trống bỏi đừng chơi nữa !
Cơm nhà ngày hai bữa đủ nó  ,
Đừng ham hủ tiếu ,phở bò ;
Vào nhà dưỡng lão nằm co ngậm sầu !
Chữ dâm vạn ác đứng đầu (*) ta ơi !

(*)Vạn ác dâm vi thủ

LTĐQB


Gái đẹp 3 photo hot-girl-oc-papy-mac-ao-yem-tha-rong-vong-1-3.jpg
 
Đã lâu lắm tôi không làm bài thơ nào dài như dưới đây, phần thì tôi có đam mê mới là thực hiện những trang Blog thật đẹp, nên cứ lo về phần kỷ thuật và nghệ thuật mà quên mất đi phần thơ văn.
 
Đúng là cứ bắt tay vào là thấy thích thú nên cứ đắm trong công việc, đôi khi quên cả trả lời thư bạn bè và bạn đọc.
 
Xin các anh chị thứ lỗi cho tôi.
 
Bài thơ dưới đây, một phần do cảm xúc từ bài thơ của anh Lương , một phần là nhớ lại câu chuyện Việt Kiều của Nguyễn Ngọc Ngạn đã được đọc trên net
 

 

Nếu Hiểu Rằng.

 
Nơi xứ nọ, bao nhiêu người nghèo khó
Muốn kiếm tiền để có chút mà ăn.
Ở đợ, đĩ điếm cũng phải siêng năng
Bán nốt lương tâm nếu may mà có.

 
Đám Việt Kiều hồi hương mê gái trẻ
Tuổi ông già, cha chú chứ chẳng chơi.
Tóc nhuộm đen, mắt kính dâm nói cười
Trong túi tiền đô, tìm nơi đấm bóp.

 
Vũ trường kia, bao ca ve chờ shop
Mở champagne cụng coupe cười đùa.
Ngỡ mình bốn mươi năm trước là vua
Quên bẳng mất vất vả đời tỵ nạn.

 
Tha phương mãi kéo cày, đã chịu nhục
Mong gia đình vợ con mai  hạnh phúc.
Bị mộng du, lời ru ngủ chung quanh
Lời đường mật gọi khẻ "Anh" ngọt sớt.

 
Thế là cong  toi, mất của, mất bạn đời
Tay trắng đã hoàn trắng tay, hỡi ơi.
Nhà đã bán, tuổi  thì già lủi thủi
Tự nghỉ sao ngu vác củi về rừng.

 
Bao nhiêu người cản khuyên bảo "Anh" đừng
Mắt "ANH" mờ hối hận chi cũng muộn.
Nơi xứ người trở lại xin tạm trú
Khi tỉnh mộng cháy túi bởi tiếng "Anh".

 
Thanh Hương
19 tháng 2 năm 2016
Gái đẹp 4 photo top-cac-quoc-gia-sinh-ra-nhung-co-gai-xinh-nhat-the-gioi.jpg

11 tấm ảnh nghệ thuật và kỷ thuật về Paris, magnifiques photos de Henri-Pierre Chavaz.

Quand on est venu déjà à Paris, c'est qu'on l'aime bien.
Je trouve ces

Superbes photos  de Henri-Pierre Chavaz
 sont magnifiques en technique et paysages.

Caroline Thanh Huong

  photo Paris jardin des Tuilleries I 2016.jpg
 Paris, jardin des Tuilleries I 2016

Date de prise de vue23/01/2016 11:31
Dimensions1364 x 2048
Nom de fichierHPC201601_X3000678 2048.jpg
Taille du fichier1.15M
Appareil photoX30
Objectif-
Longueur focale28.4 mm
Exposition1/250
Nombre Ff/5.6
ISO320
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition-0.33 EV
Vues3171


 photo Paris place Vendome I 2016 2.jpg
Paris, place Vendome I 2016

Détails de la photo

Date de prise de vue23/01/2016 12:44
Dimensions2048 x 1364
Nom de fichierHPC201601_X3000735 2048.jpg
Taille du fichier969.29K
Appareil photoX30
Objectif-
Longueur focale28.4 mm
Exposition1/200
Nombre Ff/5.6
ISO640
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition-0.67 EV
Vues2778
Paris, place Vendome I 2016 photo Paris place Vendome I 2016.jpg
Paris, Saint Lazare 2014


Détails de la photo

Date de prise de vue11/04/2014 07:13
Dimensions1366 x 2048
Nom de fichierXT100491 2048.jpg
Taille du fichier1.05M
Appareil photoX-T1
ObjectifXF10-24mmF4 R OIS
Longueur focale10 mm
Exposition1/40
Nombre Ff/6.4
ISO3200
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition-
Vues1544
Paris, Palais Royal II 2016 photo Paris Palais Royal II 2016.jpg

Paris, Palais Royal II 2016




Détails de la photo

Date de prise de vue23/01/2016 09:49
Dimensions2048 x 1365
Nom de fichierHPC201601_XP014621 2048.jpg
Taille du fichier945.04K
Appareil photoX-Pro1
ObjectifXF35mmF1.4 R
Longueur focale35 mm
Exposition1/250
Nombre Ff/5.6
ISO3200
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition-
Vues200


 photo Paris Jardins du Louvre II 2015.jpg
Paris, Jardins du Louvre II 2015
Détails de la photo
Date de prise de vue27/06/2015 14:52
Dimensions2048 x 1365
Nom de fichierHPC201506_XT103560-HDR-Modifier.jpg
Taille du fichier1.2M
Appareil photoX-T1
ObjectifXF10-24mmF4 R OIS
Longueur focale10 mm
Exposition1/450
Nombre Ff/22
ISO400
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition-3 EV
Vues622
Paris, La Defense 2013 photo Paris La Defense 2013.jpg

Paris, La Defense 2013


Date de prise de vue31/08/2013 15:37
Dimensions2048 x 1365
Nom de fichierX100s-13s2-DSCF2555 nik_1.jpg
Taille du fichier653.42K
Appareil photoX100S
Objectif-
Longueur focale23 mm
Exposition1/1200
Nombre Ff/8
ISO400
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition0.33 EV
Paris, Jardin des Tuileries III 2015 photo Paris Jardin des Tuileries III 2015.jpg
Paris, Jardin des Tuileries III 2015

Détails de la photo

Date de prise de vue27/06/2015 15:17
Dimensions2048 x 1373
Nom de fichierHPC201506_XT103577.jpg
Taille du fichier687.21K
Appareil photoX-T1
ObjectifXF10-24mmF4 R OIS
Longueur focale10 mm
Exposition1/400
Nombre Ff/10
ISO200
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition-
Vues1640



Paris, Beaubourg I 2015 photo Paris Beaubourg I 2015.jpg


Paris, Beaubourg I 2015
Date de prise de vue16/01/2016 15:46
Dimensions2048 x 1365
Nom de fichierHPC201601_XP014562 2048.jpg
Taille du fichier1.17M
Appareil photoX-Pro1
ObjectifXF35mmF1.4 R
Longueur focale35 mm
Exposition1/250
Nombre Ff/5.6
ISO320
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition-
Vues4734



Paris, Pantheon II 2014 photo Paris Pantheon II 2014 101.jpg


Paris, Pantheon II 2014


Détails de la photo

Date de prise de vue08/05/2014 11:57
Dimensions4896 x 3264
Nom de fichierParis, Pantheon II 2014 10.jpg
Taille du fichier7.88M
Appareil photoX100S
Objectif-
Longueur focale23 mm
Exposition1/850
Nombre Ff/8
ISO400
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition-
Vues216

 photo Paris  Passy I 2013 061.jpg
Paris , Passy I 2013

Détails de la photo

Date de prise de vue16/03/2013 08:25
Dimensions4406 x 2937
Nom de fichierParis , Passy I 2013 06.jpg
Taille du fichier5.3M
Appareil photoX-Pro1
ObjectifXF18-55mmF2.8-4 R LM OIS
Longueur focale18 mm
Exposition1/30
Nombre Ff/8
ISO1000
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition0.33 EV
Vues145
 photo Paris Nouvel An Chinois III 2015.jpg

Paris, Nouvel An Chinois III 2015

Détails de la photo

Date de prise de vue21/02/2015 15:36
Dimensions2048 x 1365
Nom de fichierHPC201502_XP011959.jpg
Taille du fichier459.52K
Appareil photoX-Pro1
ObjectifXF35mmF1.4 R
Longueur focale35 mm
Exposition1/200
Nombre Ff/4.5
ISO2000
Marque de l'appareil photoFUJIFILM
FlashNon utilisé
Correction d'exposition0.33 EV
Vues341



jeudi 18 février 2016

Qui veut passer le test du code de la route?


Testez vous en répondant à 15 questions du... par francebleu1071

 photo code1.jpg
Le code de la route, c'est une épreuve que on devrait passer si on veut prendre le volant.
Non seulement pour la sécurité de tout le monde mais pour nous aussi.
Caroline Thanh Huong

INTERACTIF. Testez le nouvel examen du code de la route avec notre vidéo enrichie

| MAJ :




Nous vous proposons de tester le nouvel examen du code de la route avec notre vidéo enrichie.
Nous vous proposons de tester le nouvel examen du code de la route avec notre vidéo enrichie. Capture d'écran

Souvenir pour certains, tout frais pour d'autre... L'examen du code de la route fait peau neuve à partir du 18 avril et s'appuiera sur 1000 nouvelles questions, qui porteront notamment sur les premiers secours et l'écologie, avec pour la première fois des vidéos, a annoncé mercredi la Sécurité routière.










Le nouvel examen du code prendra en compte la capacité des conducteurs à «percevoir les risques», notamment ceux liés «aux usagers vulnérables» (piétons, cyclistes), leurs connaissances sur les nouvelles technologies (radars à distance, système eCall, etc.).

INTERACTIF. Avec cette vidéo enrichie, nous vous proposons de tester le nouvel examen du code de la route. A chaque question, cliquez sur les repères rouges en bas de la vidéo pour découvrir les explications



La nouvelle banque de questions passe de 700 à 1000, entièrement réécrites, s'appuyant sur des vidéos et des vues aériennes. L'examen portera sur 40 questions dont quatre vidéos, et pour obtenir le sésame il faudra encore avoir au moins 35 bonnes réponses. Même si le support change, la durée de l'épreuve, elle, reste identique (entre 23 et 25 minutes).

En 2015, les conducteurs novices ont été impliqués dans un accident mortel sur cinq, et la mortalité des jeunes (de 18 à 24 ans) a augmenté de 7% par rapport à 2014 (642 morts contre 612). L'épreuve théorique générale du code de la route est le premier examen en France avec 1,44 million de candidats l'an dernier pour un taux de réussite de 71,5 %. Une partie des professionnels redoutent que ce nouvel examen n'entraîne automatiquement une baisse du taux de réussite. Un argument balayé par la Sécurité routière.

Magnifique air Bonsaï.

Quand on aime la végétation, on met la main à la pâte.



Air Bonsai: Levitating Magnetic Bonsai Trees by Hoshinchuby Christopher Jobson on January 25, 2016

bonsai-1
Despite the visual beauty and life-giving nature of plants, there’s always been one main problem with our vegetative friends: plants can’t fly. A small company called Hoshinchu based out of Kyushu, Japan, recently set out to fix the problem that evolution forgot by inventing the Air Bonsai, a system for magnetically levitating small bonsai trees several inches above a small electrified pedestal. The system allows you to create your own miniature Avatar-like worlds with tiny trees or shrubs planted in balls of moss, but is also powerful enough to suspend special ceramic dishes of fragments of lava rock.

Air Bonsai is currently funding like crazy on Kickstarter and is availble in a number of configurations starting with a base DIY kit for $200 that requires you to use your own plants up to more elaborate designs that may only ship in Japan. (via Spoon & Tamago)
air-bonsai
bonsai-2
bonsai-3
tree-1


mercredi 17 février 2016

Phạm Anh Dũng trình bày nhạc phẩm Yêu Em và Yêu Em.

Còn chút dư âm của ngày Lễ Valentine xin giới thiệu đến quý anh chị 1 Youtube 4K qua nhạc phẩm Yêu Em và Yêu Em của nhạc sĩ  Phạm Anh Dũng.

Muốn thực hiện Youtube này, tác giả phải có thật nhiều espace libre trong máy, có SW mới và hình ảnh thật đẹp, kỷ thuật điêu luyện nên hình trông thật mát mẻ, thật rõ.

Cám ơn những sáng tác của người thực hiện lời , nhạc và Youtube.

Caroline Thanh Hương photo nhung-loi-chuc-hay-lang-man-va-ngot-ngao-tang-nguoi-yeu-ngay-14-2-2-1024x768.jpg

Mời các bạn và các bác thưởng thức:


Hy vọng các bạn và các bác đã có một ngày Valentine's Day tràn đầy hạnh phúc.

Thân mến

HKN

Vì sao Hoàng Hải Thủy đã viết Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ.

Một chút tiểu sử về Hoàng Hải Thủy và bài viết dưới đây tìm thấy trên net, có phải chăng là  nỗi niềm của những người bạn tù của tác giả trong một thời gian ngắn ngủi nào đó sau những năm 1975.

Văn để tải đạo, tải đời hay thay lời nói ghi lại bao sự kiện xã hội... có thể  là sự thật, có thể là chuyện của ai đó được tác giả lồng vào những câu chuyện hư, thật???

Caroline Thanh Hương


Tưởng Niệm Văn Nghệ Sĩ

Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ

Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Thơ Vũ Hoàng Chương
Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Một người trong số những nghệ sĩ của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa từ trần sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 ít được người đời nhắc đến nhất là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp, giọng ngâm Thơ tuyệt vời của Ban Thi Văn Tao Ðàn, Ðài Phát Thanh Quốc Gia VNCH.
Không phải vì vô tình mà người ta không nhớ, không thương những người đã khuất như Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp. Trong những năm u ám sau 1975 người Sài Gòn chết thảm quá nhiều, người chết trong tù ngục công sản, người chết trên biển, người chết trong rừng, nhìn đâu cũng thấy tang tóc, đau thương, những người chưa chết thần hồn và trái tim tan nát, họ thấy cuộc sống của họ không biết còn mất lúc nào, người ta không còn tinh thần để nhớ, để thương những người mất tích.
Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp  đi vượt biên đêm nào, tháng nào, năm nào? Chắc chỉ có thân nhân của bà được biết. Nữ nghệ sĩ đi và mất tích. Thân xác Hồ Ðiệp từ lâu rồi nằm dươi đáy biển Ðông. Sáng nay, một sáng Tháng Bẩy ở Xứ Người, tôi trái tim sầu muộn, tưởng nhớ những văn nghệ sĩ Sài Gòn đã giã từ dương thế kể từ sau Ngày Oan Nghiệt 30 Tháng Tư 75. Người Thứ Nhất tôi tưởng nhớ hôm nay là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp.
Năm 1960 yên bình trong một cuộc họp mặt của một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn, có Vũ Hoàng Chương, Hồ Ðiệp, Mặc Thu. Trước năm 1954, ở Hà Nội, Nhà Văn Mặc Thu viết hai tác phẩm “Gang Thép Ðợi Chờ” và “Bát Cơm, Bát Máu.” Thi bá Vũ Hoàng Chương làm hai câu Thơ tặng Hồ Ðiệp, Mặc Thu;
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.Thép đợi, gang chờ xót  Mặc Thu.
Hôm nay 50 năm sau buổi chiều xưa Thi bá làm hai câu “Mưa cầm, gió bắt, thép đợi, gang chờ..,”  tôi, kẻ mất nước sống buồn những ngày thừa ở xứ người, tôi, cánh bướm già sống sót qua cuộc mưa cầm, gió bắt dài đến 20 mùa lá đổ ở Sài Gòn, tôi không có thép, có gang gì cả mà nếu có thì cũng không thép đợi, gang chờ mà thép mòn, gang rỉ, nhớ những ngày xưa và những người nay không còn nữa, cảm khái tôi tiếp hai câu của Thi bá, làm thành:
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.Ðiệp bay ra biển sương mù,Có về đâu nữa, đất Hồ ngàn năm!
—–

lexuyenLê Xuyên Chú Tư Cầu

Giữa Sài Gòn dâu biển tang thươngVỉa hè Bà Hạt thuốc lá lẻ.Nguyệt Ðồng Xoài cùng Vợ Thầy HươngBỏ Rặng Trâm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.Cu ky trong Vùng Bão LửaChú Tư Cầu đi đâu, về đâu?
Từ 1960 với tác phẩm tiểu thuyết đầu tay Chú Tư Cầu thành công, nổi tiếng ngay, Lê Xuyên viết thật đều, thật nhiều, tiểu thuyết được in thành sách cũng thật nhiều. Trong bài thơ có tên nhũng tiểu thuyết cỉa Lê Xuyên được tái bản ở Hoa Kỳ: Nguyệt Ðồng Xoài, Vợ Thầy Hương, Rặng Trâm Bầu, Vùng Bão Lửa.
Sau năm 1975, qua 20 mùa Sài Gòn mưa nắng, ngồi bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè đường Bà Hạt-Ngô Quyền, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, Chú Tư Cầu Lê Xuyên giã từ dương thế năm 2002.  Ảnh chụp khoảng một năm trứơc ngày Lê Xuyên ra đi.

trinhcongsonVô đề, Vô danh, Vô lọai

Vạc bay rã cánh cuối trờiDiễm Xưa chẳng trọn một đời thủy chung.Ðá buồn, biển nhớ mịt mùngÂm cung tiếng phản, tiếng thùng. Thế thôi!

vuhoangchuongVŨ HOÀNG CHƯƠNG

Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tayHương mùa thu mất ngậm ngùi bay.Anh vẫn Hoàng Chương vàng với ngọc,Trần ai nào lấm được trời mây.Người về ngôi cũ, Thơ trầm NhạcTàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.Cười vang một tiếng, tan tinh đẩuSáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
Bị bắt tù Tháng Ba năm 1976, đến Tháng 10, 1976 Thi Bá Vũ Hoàng Chương được trở về nhà ở Khánh Hội, Thi Bá qua đời chừng sáu, bẩy ngày sau khi về nhà.
.
.
—–

buigiangBùi Giáng

Lá cồn hay lá hoa cồn?Tồn liên tồn vẫn liên tồn bấy lâu.Hỏi Quê, rằng biển xanh dâu.Hỏi Thơ, rằng mộng ban đầu vấn vương.Em về rũ yếm mù sươngNgàn năm châu chấu vẫn thương cào cào.Mân-rô ơi, có đêm nàoMồ anh em hé Ðộng Ðào suối tuôn.Lá cồn hoa cũng lên cồnMười hai con mắt liên tồn mười hai.
Nghe nói Tập Thơ LÁ HOA CỒN của Bùi Giáng xuất bản năm 1968 được Thi Sĩ tác giả đặt tên là LÁ CỒN. Quí vị biên tập trong nhà Xuất Bản – tôi không nhớ là Nhà An Tiêm hay Nhà Lá Bối – thấy cái tên LÁ CỒN.. kỳ kỳ sao đó nên đổi là LÁ HOA CỒN. Từ 1970 đến nay không thấy LÁ HOA CỒN được tái bản. Hơn 40 mùa thu xưa tôi đọc LÁ HOA CỒN, thấy câu Thi sĩ kể trong một đêm mà:
                   Cồn lê lên miệng đến hai, ba lần…
Tôi nghĩ: Một đêm cồn lê lên miệng hai lần  may ra còn sống được, một đêm mà cồn lê lên miệng đến ba lần..! Chắc chết quá!
Một trong số hai, ba Giai Nhân đương thời được Thi sĩ ca tụng nhan sắc và tỏ tình yêu là Cô Ðào Marilyn Monroe. Thi sĩ từng ước mơ sau khi ông chết, ông sẽ cảm động lắm nếu ông được Người Ðẹp Marilyn Monroe đến đái trên mồ ông.
Năm 1970 Chủ nhiệm nhật báo SỐNG Chu Tử mời Thi sĩ Bùi Giáng viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông đăng mỗi ngày trên Nhật Báo Sống. Tôi không nhớ tên truyện, chỉ nhớ Tiểu Thuyết Gia Bùi Giáng viết lọai truyện võ hiệp Trung Hoa, các đại hiệp, nữ hiệp thi triển võ công, đánh kiếm..vv.. Trong truyện ông cho  nam nữ nhân vật nói đi, nói lại rất nhiều lần những tiếng“liên tồn, tồn liên.”  Truyện của ông gần như ngày nào, trang nào cũng có hai tiếng ấy. Như:
Làn môi hồng của nàng nở nụ cười tồn liên.
Nàng thu kiếm lại, chắp tay, dịu dàng nói:
– Cám ơn Ðại hiệp đã có nhã ý liên tồn.
Sau cuộc biển dâu, Thơ Bùi Giáng vẫn có những tiếng “liên tồn, tồn liên” không khác gì Thơ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn trước 1975. Ðây là vài câu trích trong thi phẩm Mười Hai Con Mắt, xuất bản năm 2000:
Chuyện Chiêm bao, Mười Hai Con Mắt.
Mộng ảo liên tồn vô mịch xứPhù du liêu lạc khởi năng kiêu.
Ðêm nằm thao thức tới bình minhNửa khóc, nửa cười quỉ hóa tinh.Ú ớ liên tồn vi diệu ngữẬm ừ tục tiếp quái quỉ thanh.
Gặp Em
Gặp Em ngồi tựa gốc câyHỏi Em có biết chiều nay mấy giờMưa nguồn đổ xuống trang thơLá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi…
—–

nguyenmanhconNGUYỄN MẠNH CÔN

Lính Nhẩy Dù lâm nạn ba người,Nhà Văn lâm nạn một mình thôi.Sông Rây nước chẩy, mây trôi.Nhớ về Xuyên Mộc, bồi hồi thương Anh.
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn viết những tác phẩm Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Kỳ Hoa Tử, Tình Cao Thượng, Mối Tình Mầu Hoa Ðào, Hòa Bình.. Nghĩ gì, Làm gì? Tháng Ba năm 1976 ông bị bọn Công An Cộng Sản Thành Hồ bắt giam. Năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn tuyệt thực phản đối việc ông bị cầm tù quá lâu. Bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước, Nhà Văn chết thảm trong trại tù Xuyên Mộc.
Sông Rây chẩy qua vùng rừng bao quanh Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Bà Rịa. Người Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 có câu:
Bao giờ Rừng Thác hết câySông Rây hết nước thì đây mới về.
Cùng sống và chịu cực khổ với Nhà Văn Nguyễn Mạnh Công ở Trại Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 là Duyên Anh, Ðằng Giao, Hồ Hữu Tường. Năm 1983 gặp lại nhau sau những ngày tù tội, Duyên Anh đọc cho tôi nghe câu “..Sông Rây hết nước..” Tôi không nhớ đúng tên Rừng trong câu thơ. Có thể không phải là Rừng Thác.
Bao giờ Rừng Thác hết cây,Sông Rây hết nước thì đây mới về. 
—–

duonghungcuongDương Hùng Cường

Chém cha bọn Cộng trâu bòCà Kê Dê Ngỗng nó cũng cho đi tù.Phi trường đèn tắt, điện luLái Thiêu Dê Húc, Ðạo Cù Paris.
Dương Hùng Cường, bút hiệu Dê Húc Càn, một thời giữ mục Cà Kê Dê Ngỗng trên Tuần báo CON ONG. Là sĩ quan, Dương Hùng Cường đi tù khổ sai đến năm 1979. Năm 1980 DH Cường liên lạc được với Trung Tá Không Quân Trần Tam Tiệp ở Paris. Trước năm 1975 TTTiệp thường có Thơ Khôi Hài đăng trên Tuần báo CON ONG với bút hiệu Ðạo Cù. Khi ấy ông họat động trong Hội Văn Bút Quốc Tế, ông làm được nhiều việc giúp đỡ một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn cả về tinh thần và vật chất.
Năm 1984 Dương Hùng Cường bị bắt vì tội “viết bài gửi ra nước ngoài”. Năm 1986 Cường chết trong một sà-lim ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Sài Gòn. Bị nhốt một mình trong sà-lim, Cường chết trong đêm. Bọn Công An Thành Hồ đưa xác Cường về Nhà Xác Nhà Tù Chí Hòa cho bọn gọi là bọn Pháp Y Sĩ mổ xẻ tanh banh,  rồi gọi vợ con Cường đến Nhà Xác Chí Hòa nhìn mặt Cường lần cuối, chúng không cho đem xac Cường về nhà mà cho ngay vào quan tài, cho xe của Nhà Tù đưa lên chôn ở một nghĩa trang trên Lái Thiêu.
Một trong những tác phẩm Dương Hùng Cường để lại đời là BUỒN VUI PHI TRƯỜNG viết về cuộc sống của những người lính Không Quân ở những phi trường quân sự.
Ðạo Cù Trần Tam Tiệp, bị bại liệt, đã từ trần ở Paris.
—–

 hoangvinhlocĐạo diễn HOÀNG VĨNH LỘC

Người Tình mất hết chân tayTrái tim Hoàng gửi nơi này quê hương.Sài Gòn Bến Cũ mù sươngNhớ ơi Vĩnh Lộc trên đường Bô Na.
Hoàng Vĩnh Lộc bị bắt Tháng Ba năm 1976 trong đợt bọn Công An Cộng Sản bắt tù những văn nghệ sĩ Sài Gòn. HV Lộc bị tù ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu. Trong số những bộ phim Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn có hai phim nổi tiếng là NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG, XIN NHẬN NƠI NÀY LÀ QUÊ HƯƠNG. Trở về nhà ở Phú Nhuận, HV Lộc từ trần trong sầu muộn năm 1981.
Vào lúc gần tối một ngày mùa mưa tôi đến nhà Hoàng Vĩnh Lộc chào anh lần cuối. Hôm nay khi viết những dòng chữ này, tôi thấy ẩn hiện những hình, những ảnh buổi chiều gần tối năm xưa, tôi ngồi dưới tấm bạt căng trên bãi cỏ trứơc nhà làm chỗ tiếp khách đến viếng tang, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên tấm bạt, nhìn vào căn nhà nhỏ thấy quan tài của anh với mấy ngọn nến nhỏ leo lét.
Tôi nhìn thấy Hoàng Vĩnh Lộc lần đầu vào một buổi chiều năm 1952. Lúc ba, bốn giờ chiều, nắng vừa dìu dịu, tôi đứng trên vỉa hè đường Bô-na, trước Hàng Ăn Kim Hoa, cạnh rạp Xi-nê Casino de Saigon, thấy Hoàng Vĩnh Lộc đến trên chiếc xe Peugeot Mui Trần, thường được gọi là xe Peugeot 203 Decapotable. Chiều ấy HV Lộc bận toàn đồ trắng, chiếc xe anh đi cũng mầu trắng. Năm 1952 HV Lộc đóng vai chính trong phim BẾN CŨ, phim mầu, của AnPha Thái Thúc Nha. Phim chưa chiếu, anh đã được coi là một jeune premier của Ðiện Ảnh Sài Gòn.
Tôi nhớ mãi hình ảnh ấy của Hoàng Vĩnh Lộc buổi chiều nắng vàng năm 1952 trên đường Bô-na; đã 60 mùa thu lá bay, tôi vẫn nhớ. Năm xưa ấy trên đường Bô-na, Sài Gòn, Hoàng Vĩnh Lộc 30 tuổi, tôi 20.
—–

hieuchanNhà văn HIẾU CHÂN NGUYỄN HOẠT

Trăng Nước Ðồng Nai vui Tỵ BáiChí Hòa lao ngục thở hơi tàn.La Khê Công Tử Hiếu ChânNói hay Ðừng vẳng cung đàn Liêu Trai.
Những năm 1956, 1957, Nhà Văn Nguyễn Họat viết truyện dàiTRĂNG NƯỚC ÐỒNG NAI trên Nhật báo TỰ DO. Sau đó anh viết truyệnTỵ Bái, dịch truyện LIÊU TRAI, giữ mục Nói hay Ðừng trên Nhật báo TỰ DO. Anh bị bắt cùng với các văn nghệ sĩ Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Duy Trác và bị khép vào cùng một nhóm gọi là nhóm Biệt Kích Cầm Bút. Anh từ trần trong đêm ở Nhà Tù Chí Hòa năm 1988.
Quê ngọai của anh Nguyễn Họat ở làng La Khê ngay bên thị xã Hà Ðông. Có năm anh dậy học ở Trường Tư Thục Tự Ðức trong thị xã, tôi là học trò của anh.
—–

phamthienthuPhạm Thiên Thư

Ai về hỏi Phạm Thiên ThưNgày xưa Hoàng Thị bây chừ ở đâu?Ðộng Hoa Vàng có tên nhauSao nhau tình nghĩa qua cầu gió bay?Hẹn nhau tròn cuộc nhau nàySao nhau cánh dzế chồn lây đổi mầu?Ðã buồn Từ Thức lấm đầu,Lại thương Hoàng Thị về đâu bây giờ?
Những năm 1980, Phạm Thiên Thư làm thơ Chào Mừng Sinh Nhật Hồ Chủ Tịch. Ông làm nhiều Thơ ca tụng cuộc sống trong sáng của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa và gọi loai Thơ này là Thơ Hồng.

Tiểu sử Hoàng hải Thủy


http://hoanghaithuy.files.wordpress....uy1s.jpg?w=468Tên thật: Dương Trọng Hải
Ngày sinh: Sinh năm 1933 tại Hà Đông
Bút hiệu khác: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn …
Thân thế: Vào Nam năm 1951, từng trải qua các việc: phóng viên nhật báo Ánh Sáng Sài Gòn, phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH, phóng viên nhật báo Sài Gòn Mới, thư ký sở viện trợ Mỹ. Năm 1977 bị bắt nhốt 2 năm (1977-1979) vì tội gửi một số bài thơ, bài viết sầu buồn ra nước ngoài. Tháng 5/1984 bị bắt lần thứ hai cũng vì tội gửi tác phẩm ra nước ngoài. Lần thứ hai này bị đưa ra tòa, bị án tù 6 năm. Năm 1990 trở về Sàigòn, năm 1994 sang Hoa Kỳ tị nạn, định cư ở Virginia.
Các tác phẩm đã xuất bản trước 1975:

Vũ Nữ Sài Gòn, Tây Đực Tây Cái, Chiếc Hôn Tử Biệt (tái bản với tên Đêm Vĩnh Biệt), Nổ Như Tạc Đạn, Yêu Lắm Cắn Đau, Bạn và Vợ, Môi Thắm Nửa Đời, Người Vợ Mất Trí, Định Mệnh Đã An Bài, Kiều Giang (phóng tác từ tác phẩm Jane Eyre của Charlotte Bronte), Gái Trọ, Đỉnh Gió Hú (phóng tác từ Wuthering Heights), Như Chuyện Thần Tiên (Scoprion Reef), Điệp Viên 007 (Phóng tác), Thầy Nô (phóng tác từ Dr. No), Máu Đen Vàng Đỏ (phóng tác)…

Các tác phẩm đã xuất bản sau 1975:

Công Ty Rửa Tiền (The Firm), Mang Xuống Tuyền Đài (The Chamber), Báo Cáo Bồ Nông (The Pelican Brief), Tiếng Kêu Của Máu (The Red Dragon), Mùa Hạ Hai Mươi, Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, Dữ Hơn Rắn Độc

Các bài bình luận, phiếm luận:

Mai sau… Nếu có bao giờ, Nhắc chi ngày xưa đó …, Chìm trong lãng quên, Sài Gòn và phụ nữ Việt trong phim Người Mỹ Thầm Lặng, Đọc Chùa Đàn Xem Mê Thảo, Còn gốc mất gốc, Mưa cầm, gió bắt, thép đợi, gang chờ…