caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 7 août 2022

Câu chuyện lịch sử về ALASKA: VỤ MUA BÁN LÃNH THỔ LẠ LÙNG GIỮA NGA VÀ MỸ.

 Kính gửi quý anh chị một câu chuyện lịch sử, tuy xưa, nhưng bây giờ trở nên sôi động lại vì giá trị tài nguyên ủa nó và khí hậu trái đất biến chuyển hoàn toàn.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nơi đây sẽ là nguồn tài nguyên chiến lược mà thế giới cần khai thác.

tt 

Mời xem tài liệu trong Youtube về vị trí chiến lược của Arctique.

tt

 Kính gửi quý anh chị một câu chuyện lịch sử, tuy xưa, nhưng bây giờ trở nên sôi động lại vì giá trị tài nguyên ủa nó và khí hậu trái đất biến chuyển hoàn toàn.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nơi đây sẽ là nguồn tài nguyên chiến lược mà thế giới cần khai thác.




ALASKA: VỤ MUA BÁN LÃNH THỔ LẠ LÙNG GIỮA NGA VÀ MỸ

Năm 1867,Nga bán vùng lãnh thổ Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD
 vào thời điểm mà nơi đây đã nổi danh với nhiều mỏ vàng và khoáng
 sản. Chỉ trong vòng 50 năm sau đó, người Mỹ đã khai thác lại được 
từ mảnh đất này số tiền gấp 100 lần. Nhưng vì sao Nga hoàng lại phải 
bán đi miền đất giàu có tài nguyên của mình với cái giá rẻ mạt như vậy?

Vùng đất băng giá Alaska và thỏa thuận mua bán ký giữa Nga - Mỹ năm 1867.

Alaska là Tiểu bang thứ 49 của Mỹ, song vùng đất lạnh lẽo, giàu tài 
nguyên này vốn thuộc về Nga và chỉ "đổi chủ" sau một thương vụ 
kỳ lạ cách đây hơn 150 năm.

"Đặc sản" Alaska: Vàng và da rái cá

Alaska: Vụ mua bán lãnh thổ lạ lùng giữa Nga và Mỹ

THƯƠNG VỤ 7,2 TRIỆU USD

Alaska giáp với Canada ở phía Đông, giáp Bắc Băng Dương ở phía 
Bắc, với Thái Bình Dương ở phía Tây và phía Nam, đối diện với đất 
liền Nga qua eo biển Bering. Alaska có diện tích 1,7 triệu km2 và là
 nơi chiếm gần một nửa lượng sông băng trên thế giới.

Alaska: Vụ mua bán lãnh thổ lạ lùng giữa Nga và Mỹ - 2



















Alaska: Vụ mua bán lãnh thổ lạ lùng giữa Nga và Mỹ - 1



















Người Nga bắt đầu định cư ở Alaska vào năm 1784 nhưng rất hạn chế, 
cao điểm cũng chưa đến 1.000 người. Khoảng thế kỷ XIX, lãnh thổ
 Alaska của Nga còn là một trung tâm thương mại quốc tế. 

Thế kỷ 19, Alaska Nga là một trong những trung tâm thương mại quốc
 tế. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (ngày nay là Sitka), các nhà buôn 
mua bán nhiều hàng hóa như vải, trà từ Trung Quốc, thậm chí buôn 
cả băng tuyết tới miền nam nước Mỹ, vì thời đó chưa có tủ lạnh. 

Các nhà máy tàu thuyền được đóng tấp nập, các mỏ khai khoáng cũng
 bận rộn. Người ta đã biết đến một số lượng lớn các mỏ vàng trong 
vùng và việc bán lại mảnh đất giàu tài nguyên này thực sự là điên rồ.

Các lái buôn Nga tìm đến Alaska để săn tìm ngà moóc (ngày đó đắt 
ngang với ngà voi) và da rái cá biển -thứ hàng hóa rất giá trị được thổ
 dân Alaska cung cấp. Hoạt động thương mại được xúc tiến bởi Công
 ty Nga-Mỹ (RAC), vốn kiểm soát toàn bộ các mỏ khai khoáng ở Alaska 
và được hưởng nhiều ưu đãi độc quyền từ chính quyền Hoàng gia Nga.

 Hoàng gia không chỉ thu được những khoản thuế khổng lồ từ công ty, 
mà còn sở hữu một phần lớn cổ phần của RAC.

Người nắm quyền hành chính ở Alaska là lái buôn tài năng Alexander Baranov. Ông cho xây dựng các trường học, nhà máy, dạy người bản
 địa trồng khoai tây và rubataga, xây các xưởng tàu, pháo đài cũng như
 mở rộng buôn bán rái cá biển. Dưới thời Baranov, RAC làm ăn rất phát đạt, với lợi nhuận tăng trưởng hàng năm hơn 1.000%.

Alaska: Vụ mua bán lãnh thổ lạ lùng giữa Nga và Mỹ - 3





Alaska là vùng đất lạnh lẽo nhưng giàu tài nguyên (Ảnh: Reuters).

Tại thủ phủ của Alaska, Novo-Arkhangelsk (ngày nay là Sitka), giới
 thương nhân đã buôn bán vải vóc, trà Trung Quốc và thậm chí đá lạnh. 
Ở đây cũng phát triển ngành đóng tàu và có rất nhiều nhà máy, hay các 
mỏ khoáng sản, đặc biệt là vàng.
.

Tuy nhiên, sau cuộc chiến tranh Crimea từ năm 1853 -1856, Nga bất
 ngờ quyết định bán lại Alaska. Khi đó, Mỹ và Nga là đồng minh, nên 
Nga tìm đến Mỹ để thảo luận thương vụ Alaska.

Nga đã cử một nhóm khảo sát đến Alaska để định giá tài nguyên thiên nhiên ở đây. Được định giá khoảng 10 triệu USD, song hầu hết các
 nhà khảo sát cho rằng Nga không nên bán Alaska, thay vào đó cần 
đặt vấn đề cải cách để phát triển.
 Bỏ ngoài tai lời khuyên của nhóm khảo sát, Sa hoàng Alexander II ra
 lệnh chuyển bản đánh giá đến chính phủ Mỹ. Sau các cuộc thảo luận, 
hai bên chốt thương vụ mua bán hòn đảo ở mức 7,2 triệu USD. Các 
hoạt động thương thảo bị gián đoạn vài năm do nội chiến ở Mỹ.

Đến ngày 30/3/1867, tại Washington DC, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là 
William H. Seward và Công sứ Nga là Edouard de Stoeckl đã ký Hiệp
 ước bán Alaska cho Mỹ. Theo đó, Nga đồng ý bán vùng đất rộng
 xấp xỉ 1,7 triệu km2 cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD.

Đến tháng 4/1867, Thượng viện Mỹ phê chuẩn thương vụ và Tổng 
thống Mỹ Andrew Johnson ký thông qua chỉ một tháng sau. Nga chính 
thức bàn giao Alaska cho Mỹ vào tháng 10/1867.

Việc chuyển giao đất đai diễn ra tại Novoarkhangelsk. Binh sĩ hai bên
 đứng thành hàng bên cạnh cột cờ, lá cờ Nga bắt đầu hạ xuống. Sau 
đó, người Mỹ bắt đầu tiếp nhận các tòa nhà ở thị trấn, và đặt lại tên 
là Sitka. 
Vài trăm người Nga không nhận quốc tịch Mỹ đã được di chuyển tới
 các tàu buôn để trở về đất liền Nga khoảng một năm sau đó.

Thương vụ chóng vánh đặt dấu chấm hết cho sự hiện diện của Nga 
ở Bắc Mỹ, trong khi trao cho Mỹ chìa khóa ở vành đai phía Bắc Thái 
Bình Dương. Ngày nay, Alaska là một trong những bang giàu có nhất
 của Mỹ với GDP hàng chục tỷ USD nhờ vào nguồn tài nguyên thiên
 nhiên dồi dào như dầu mỏ, vàng và cá, cũng như vùng đất hoang sơ 
rộng lớn.

 Ngoài lợi nhuận khổng lồ từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, 
vùng đất này còn tạo vành đai bảo vệ Mỹ khỏi sự tấn công của 
các nước phương Tây.
Hàng ngàn người Mỹ đổ tới Alaska trong cơn sốt vàng Klondike.

Tuy vậy, không phải ngay từ đầu thương vụ này đã nhận được sự ủng
 hộ của người Mỹ. Nhiều người đã chế nhạo Ngoại trưởng William H. Seward vì thương vụ mà họ cho là "điên rồ".

Những người chỉ trích Tổng thống Johnson và Ngoại trưởng Seward 
vì thương vụ Alaska, gọi vùng lãnh thổ có diện tích gấp đôi Texas này 
là "Công viên gấu Bắc Cực của Johnson" hay bằng những thuật ngữ 
đầy châm biếm khác. Họ chỉ ra những mất mát Nga đã nếm trải và lập 
luận rằng, nếu mua lại Alaska, Mỹ sẽ phải gánh những mất mát đó.

Nhiều người Mỹ cho rằng, đây là thương vụ lãng phí. Thực tế, trong 
gần 30 năm đầu sau khi mua lại Alaska, Mỹ gần như không ngó ngàng
 đến vùng đất này. Alaska được điều hành thông qua các quy tắc quân
 sự, hải quân và tài chính. Năm 1884, Mỹ lập một chính quyền dân sự 
ở Alaska, đồng thời ban hành luật khai thác tài nguyên.


Lễ chuyển giao chính thức diễn ra tại thủ phủ Novoarkhangelsk. Binh 
sĩ Nga và Mỹ xếp hàng dưới cột cờ, sau đó quốc kỳ Nga bắt đầu được 
hạ xuống trong loạt đại bác. Tuy nhiên, một tình huống oái oăm đã xảy 
ra khi lá cờ mắc kẹt trên đỉnh cột, khiến một thủy thủ phải trèo lên gỡ
 và ném xuống. Lá cờ bay xuống trúng ngay lưỡi lê của hàng binh. 

Đó là một điềm gở!

Sau đó, người Mỹ bắt đầu trưng thu tất cả các tòa nhà trong thành phố Novoarkhangelsk và đặt lại tên thủ phủ Alaska là Sitka. Hàng trăm 
người Nga không chịu nhập quốc tịch Mỹ đã phải rời đi trên các tàu 
buôn.

Chỉ một thời gian ngắn sau, vàng bắt đầu chảy ra từ “hộp băng” Alaska, mang lại cho nước Mỹ hàng trăm triệu dollar.



Alaska: Vụ mua bán lãnh thổ lạ lùng giữa Nga và Mỹ - 4


 Nga bán Alaska cho Mỹ từ năm 1867 (Bản đồ: Foreign).

VÌ SAO NGA BÁN ALASKA?

Thương vụ Alaska gây không ít tranh cãi bởi sự kỳ lạ của nó. Theo 
một số nhận định, Nga quyết định bán Alaska bởi thứ nhất nước này 
đã có phần "thấm mệt" sau cuộc chiến tranh Crimea năm 1853-1856 
và không mấy hào hứng với việc phòng thủ cho một lãnh thổ hải ngoại
 ở Bắc Mỹ. Thứ hai, Nga lo ngại rằng Anh có thể chiếm giữ Alaska nếu xung đột xảy ra trong tương lai. Thứ ba, Nga lo Mỹ có thể xâm chiếm Alaska và Nga sẽ mất "trắng" lãnh thổ hải ngoại này.

Khi đó, không có nhiều người Nga mặn mà với Alaska bởi nó nằm quá
 xa đất liền Nga, khiến việc đi lại và liên lạc rất khó khăn, trong khi thời
 tiết vô cùng khắc nghiệt, không thuận lợi cho hoạt động canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, có một thực tế là Alaska rất khó phòng thủ.

Khi chiến tranh Crimea nổ ra, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chống lại Nga, Moscow phải hứng thiệt hại lớn về người và ngân sách. Trước sức 
ép từ lực lượng của quân đồng minh, Nga khó bảo vệ được Alaska vì 
các tuyến đường biển ở đó đã bị kiểm soát bởi các tàu của quân đồng minh. Ngay cả những khách hàng tiềm năng đến khai thác vàng cũng
 lo sợ Anh sẽ chặn ở Alaska. 

Lúc này, kinh tế Nga bắt đầu khủng hoảng, Sa hoàng cần tiền để tái 
xây dựng và hiện đại hóa mọi thứ càng nhanh càng tốt.

Căng thẳng giữa Nga và Anh leo thang, trong khi mối quan hệ với Mỹ
đang êm ấm hơn bao giờ hết và cả hai gần như cùng có ý tưởng mua
 bán Alaska bởi khi đó Mỹ có tham vọng mở rộng lãnh thổ về phía Bắc Cực. 
Vì vậy, Công sứ Nga tại Washington Baron Eduard de Stoeckl đã thay 
mặt Sa hoàng mở cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ William Seward.

Trong khi giới chức các bên đang đàm phán, dư luận cả hai nước đều
 phản đối vụ mua bán này. "Sao chúng ta lại có thể từ bỏ vùng đất đã
 tốn bao nhiêu công sức và thời gian để phát triển, nơi đây đã có đường dây liên lạc, một số mỏ vàng đã được tìm thấy?", truyền thông Nga bình luận. Truyền thông Mỹ cũng đặt ra câu hỏi:

"Tại sao người Mỹ lại cần thùng đá với 50.000 dân Eskimo hoang
 dã thường uống dầu cá vào bữa sáng này?".

Với Nga, khi đang phải đối mặt với tình cảnh có nguy cơ mất trắng 
Alaska, thì việc chấp thuận bán rẻ Alaska cho đồng minh có vẻ vẫn là
 một giải pháp tốt hơn là để rơi vào tay đối thủ địa chính trị như Anh.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, vàng bắt đầu chảy ra từ "thùng đá" 
Alaska. Một cuộc chạy đua tìm vàng bắt đầu tại Alaska, mang về cho 
Mỹ hàng trăm triệu USD. Ngày nay, 25% dầu lửa và hơn 50% hải 
sản của Mỹ đến từ Alaska.


Alaska: Vụ mua bán lãnh thổ lạ lùng giữa Nga và Mỹ - 5















Lễ ký hiệp ước chuyển nhượng vùng lãnh thổ Alaska cho Hoa Kỳ 
ngày 30 tháng 3 năm 1867. Từ trái sang: Robert S. Chew, Ngoại 
trưởng Mỹ William H. Seward, William Hunter, Mr. Bodisco, Công
 sứ Nga de Stoeckl, Charles Sumner, và Fredrick W. Seward 
(Ảnh: Alaska Library).


NGƯỜI NGA TIẾC NUỐI?

Những năm gần đây, nhiều người Nga cho rằng tổ tiên của họ đã
 sai lầm khi bán Alaska cho Mỹ với giá quá rẻ.
Nhà sử học Nga Nikolay Starikov cho rằng, thỏa thuận Alaska là
nhượng quyền, không phải bán đứt. "Thỏa thuận chỉ nói về việc
 chuyển nhượng lãnh thổ cho Mỹ chứ không xác định rõ trong bao
 lâu, có nghĩa là không có chuyện cho vĩnh viễn", ông Starikov nói.

 Theo ông, Nga cần nhấn mạnh rằng thỏa thuận về chuyển nhượng
 Alaska cho Mỹ "đã lỗi thời vì nó được ký kết trong một hoàn cảnh
 địa chính trị khác".

Một số nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, ngân khố Nga hoàn toàn không 
nhận được một đồng nào từ việc chuyển nhượng Alaska bởi con tàu Orkney vận chuyển số vàng đến Nga đã bị chìm ở biển Baltic.

Nhiều ý cho rằng, một ngày nào đó, Nga sẽ "lấy lại" Alaska.

Câu hỏi hay : liệu Nga có "lấy lại" Alaska hay không chắc chắn sẽ
 còn gây nhiều tranh cãi trong tương lai..

Minh Phương
Theo New York Times, Business Insider, History, Conversation

14/07/2022

Chương trình Đọc và nghe Đoc ̣truyện hay với Nghệ Thuật Ăn Trộm Và Bắt Trộm Của Người Xưa.

Mùa hè là mùa người ta hay vắng nhà để đi chơi đó đây và cũng là ngày mà ăn trộm hay trổ tài.

Vỏ quýt dầy thì có móng tay nhọn.

Mời quý anh chị vào nghe truyện do mc Đình Duy đọc hay đọc bài trong thư viện theo đường dẫn dưới đây.

Tác giả bài viết chỉ nói về miền Bắc, tôi chưa thấy bài nói về trộm miền Nam hay ở những nơi khác.

Sẽ gửi đến quý anh chị nếu có dịp tìm thấy và mời quý anh chị cùng theo dỏi những câu chuyện có khi rất hài hước.

Cám ơn các tác giả và ban đọc truyện mc Đình Duy.

Caroline Thanh Hương


  

 

Đọc Truyện Nghệ Thuật Ăn Trộm Và Bắt Trộm của Người Xưa