caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 12 novembre 2017

Áo người, áo ta, không qua là áo mặc cho qua Apec trước và sau.

Người ta thường nói quần áo không làm nên thầy tu.

Đồng phục cho những vị thống lãnh cho những quốc gia khi đến dự các hội nghị quốc tế cũng là chuyện nên coi cho biết.

Xúng xính trong chiếc áo dài hay chiếc áo trùm qua đầu, áo màu sậm , áo bông hoa hay áo màu cà sa.

Kính mời quý anh chị xem lại những hình ảnh cũ những ngày họp Apec trước đây

Caroline Thanh Hương


Thứ hai, 06/11/2017 - 08:55

Ấn tượng trang phục truyền thống các chủ nhà APEC



Dân trí Hình ảnh các nhà lãnh đạo thế giới mặc những bộ trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn của nước chủ nhà đã trở thành nét đặc trưng không thể thiếu trong các kỳ hội nghị APEC từ nhiều năm nay.
 >> Vì sao APEC không kết nạp thành viên mới suốt 20 năm qua?
 >> Những sự kiện và con số “biết nói” về APEC


Nhà lãnh đạo khởi xướng truyền thống mặc áo đồng phục mang dấu ấn của nước chủ nhà đăng cai Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Trong kỳ họp APEC 1994 tại Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên đã bắt đầu mặc đồng phục trong khi chụp ảnh lưu niệm chung. Trang phục của kỳ APEC 1994 là áo batik truyền thống của Indonesia. (Ảnh: Straitstimes)
Nhà lãnh đạo khởi xướng truyền thống mặc áo đồng phục mang dấu ấn của nước chủ nhà đăng cai Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Trong kỳ họp APEC 1994 tại Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên đã bắt đầu mặc đồng phục trong khi chụp ảnh lưu niệm chung. Trang phục của kỳ APEC 1994 là áo batik truyền thống của Indonesia. (Ảnh: Straitstimes)

Năm 1996, các nhà lãnh đạo APEC mặt trang phục truyền thống “barong tagalog” của nước chủ nhà Philippines. Bộ trang phục này có thiết kế đơn giản với áo sơ mi trắng không cà vạt. Bức ảnh lưu niệm được chụp tại vịnh Subic, phía tây thủ đô Manila. (Ảnh: AP)
Năm 1996, các nhà lãnh đạo APEC mặt trang phục truyền thống “barong tagalog” của nước chủ nhà Philippines. Bộ trang phục này có thiết kế đơn giản với áo sơ mi trắng không cà vạt. Bức ảnh lưu niệm được chụp tại vịnh Subic, phía tây thủ đô Manila. (Ảnh: AP)

Tại hội nghị APEC được tổ chức ở Canada năm 1997, các nhà lãnh đạo mặc áo khoác da đặc trưng của nước chủ nhà trong bức ảnh lưu niệm chụp bên ngoài Bảo tàng Nhân chủng học ở Vancouver. (Ảnh: Straitstimes)
Tại hội nghị APEC được tổ chức ở Canada năm 1997, các nhà lãnh đạo mặc áo khoác da đặc trưng của nước chủ nhà trong bức ảnh lưu niệm chụp bên ngoài Bảo tàng Nhân chủng học ở Vancouver. (Ảnh: Straitstimes)

Áo sơ mi batik với nhiều màu sắc mang dấu ấn đặc trưng của nước chủ nhà Malaysia tại kỳ họp APEC năm 1998. (Ảnh: Reuters)
Áo sơ mi batik với nhiều màu sắc mang dấu ấn đặc trưng của nước chủ nhà Malaysia tại kỳ họp APEC năm 1998. (Ảnh: Reuters)

Lãnh đạo các nước thành viên APEC mặc áo khoác đen khoác tay nhau chụp ảnh lưu niệm trong kỳ họp APEC ở New Zealand năm 1999. (Ảnh: Getty)
Lãnh đạo các nước thành viên APEC mặc áo khoác đen khoác tay nhau chụp ảnh lưu niệm trong kỳ họp APEC ở New Zealand năm 1999. (Ảnh: Getty)

Năm 2000, trang phục truyền thống của các nhà lãnh đạo dự hội nghị APEC tại Brunei là áo sơ mi xanh nước biển với các hoạt tiết hoa văn được in thành nhiều màu khác nhau. (Ảnh: Getty)
Năm 2000, trang phục truyền thống của các nhà lãnh đạo dự hội nghị APEC tại Brunei là áo sơ mi xanh nước biển với các hoạt tiết hoa văn được in thành nhiều màu khác nhau. (Ảnh: Getty)

Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush mặc trang phục truyền thống bằng lụa của Trung Quốc khi dự hội nghị APEC ở Thượng Hải năm 2001. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush mặc trang phục truyền thống bằng lụa của Trung Quốc khi dự hội nghị APEC ở Thượng Hải năm 2001. (Ảnh: AFP)

Áo guayabera màu trắng với 4 túi là trang phục truyền thống của nước chủ nhà Mexico khi đăng cai hội nghị APEC năm 2002. (Ảnh: Sydney Morning Herald).
Áo guayabera màu trắng với 4 túi là trang phục truyền thống của nước chủ nhà Mexico khi đăng cai hội nghị APEC năm 2002. (Ảnh: Sydney Morning Herald).

Tại kỳ họp APEC năm 2003 ở Bangkok, Thái Lan, các nhà lãnh đạo thế giới đã cùng nhau khoác lên mình áo lụa với họa tiết hoa văn màu vàng. (Ảnh: Getty)
Tại kỳ họp APEC năm 2003 ở Bangkok, Thái Lan, các nhà lãnh đạo thế giới đã cùng nhau khoác lên mình áo lụa với họa tiết hoa văn màu vàng. (Ảnh: Getty)

Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Tổng thống Mỹ George Bush tươi cười khi mặc bộ chamanto truyền thống của nước chủ nhà Chile trong kỳ APEC năm 2004 (Ảnh: AFP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Tổng thống Mỹ George Bush tươi cười khi mặc bộ chamanto truyền thống của nước chủ nhà Chile trong kỳ APEC năm 2004 (Ảnh: AFP)

Tại Busan, Hàn Quốc năm 2005, đại diện các nước thành viên APEC đã mặc bộ hanbok truyền thống của nước chủ nhà với nhiều màu sắc khác nhau. (Ảnh: Reuters)
Tại Busan, Hàn Quốc năm 2005, đại diện các nước thành viên APEC đã mặc bộ hanbok truyền thống của nước chủ nhà với nhiều màu sắc khác nhau. (Ảnh: Reuters)

Tại hội nghị APEC ở thủ đô Hà Nội năm 2006, các nhà lãnh đạo đã mặc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam. (Ảnh: AFP)
Tại hội nghị APEC ở thủ đô Hà Nội năm 2006, các nhà lãnh đạo đã mặc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam. (Ảnh: AFP)

Năm 2007, đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC đã mặc áo Drizabone truyền thống vốn được thiết kế bằng vải chống thấm nước dành cho các thủy thủ ở Australia. (Ảnh: AFP)
Năm 2007, đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC đã mặc áo Drizabone truyền thống vốn được thiết kế bằng vải chống thấm nước dành cho các thủy thủ ở Australia. (Ảnh: AFP)

Lãnh đạo các nước dự hội nghị APEC tại Lima năm 2008 đã mặc áo poncho truyền thống làm từ lông lạc đà, một sản phẩm may mặc nổi tiếng của Peru, khi chụp hình lưu niệm chung. (Ảnh: AFP)
Lãnh đạo các nước dự hội nghị APEC tại Lima năm 2008 đã mặc áo poncho truyền thống làm từ lông lạc đà, một sản phẩm may mặc nổi tiếng của Peru, khi chụp hình lưu niệm chung. (Ảnh: AFP)

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đứng cạnh Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị APEC năm 2009 ở Singapore. Các nhà lãnh đạo mặc trang phục có in họa tiết ở phần đuôi áo khi chụp ảnh lưu niệm chung. (Ảnh: Straitstimes)
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đứng cạnh Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị APEC năm 2009 ở Singapore. Các nhà lãnh đạo mặc trang phục có in họa tiết ở phần đuôi áo khi chụp ảnh lưu niệm chung. (Ảnh: Straitstimes)

Trang phục truyền thống từ vải endek của người Bali với màu sắc rực rỡ đã được chọn làm đồng phục cho các nhà lãnh đạo dự hội nghị APEC năm 2013 ở Indonesia. (Ảnh: SBS)
Trang phục truyền thống từ vải endek của người Bali với màu sắc rực rỡ đã được chọn làm đồng phục cho các nhà lãnh đạo dự hội nghị APEC năm 2013 ở Indonesia. (Ảnh: SBS)

Là nước đăng cai APEC năm 2014, Trung Quốc đã chọn áo cổ tàu, trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn của quốc gia này, cho các nhà lãnh đạo thế giới. (Ảnh: Straitstimes)
Là nước đăng cai APEC năm 2014, Trung Quốc đã chọn áo cổ tàu, trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn của quốc gia này, cho các nhà lãnh đạo thế giới. (Ảnh: Straitstimes)

Áo “barong tagalog” màu trắng tiếp tục trở thành trang phục truyền thống cho các nhà lãnh đạo khi Philippines đăng cai trở lại hội nghị APEC năm 2015. (Ảnh: Straitstimes)
Áo “barong tagalog” màu trắng tiếp tục trở thành trang phục truyền thống cho các nhà lãnh đạo khi Philippines đăng cai trở lại hội nghị APEC năm 2015. (Ảnh: Straitstimes)

Các nhà lãnh đạo khoác khăn choàng truyền thống dệt từ lông lạc đà của Peru khi tham dự hội nghị cấp cao APEC tại thủ đô Lima năm 2016. (Ảnh: Sputnik)
Các nhà lãnh đạo khoác khăn choàng truyền thống dệt từ lông lạc đà của Peru khi tham dự hội nghị cấp cao APEC tại thủ đô Lima năm 2016. (Ảnh: Sputnik)
Thành Đạt
Tổng hợp

Ai hiểu chuyện này không?

Chuyện trao đổi thương mại giữa những quốc gia sau khi họp hội nghị Apec có mang lợi gì cho Việt Nam hay không?

Nhất là sự trao đổi này giữa 2 nước láng giềng nhau là Việt Nam và Trung Quốc.

Một trong 12 văn kiện đó có tiết mục số 11 về việc  giám sát các ngân hàng giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi thấy hơi khó hiểu.

11. Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý giám sát ngân hàng Trung Quốc. 

Không biết anh chị nào có thể làm sáng tỏ hơn chuyện này cho mọi người cùng hiểu hay không.

Kính mời quý anh chị theo dỏi bản tin dưới đây.

Caroline Thanh Hương

Việt - Trung ký 12 văn kiện trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình

Hai nước đạt được hàng loạt thỏa thuận quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội...

Sau cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 12 văn kiện hợp tác giữa hai bên - Ảnh: Quang Phúc.
12/11/2017 20:14
Chiều 12/11, sau lễ đón chính thức, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tại cuộc hội đàm, hai tổng bí thư bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung thời gian qua.
Tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên; giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước được đẩy mạnh; hai bên tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng của nhau, hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch đều có tiến triển; tình hình biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định.
Hai bên nhất trí phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển ổn định, bền vững.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và chân thành mong muốn thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, ngày càng đi vào chiều sâu; ủng hộ Trung Quốc phát triển lớn mạnh, phát huy vai trò tích cực và đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Xử lý tốt vấn đề trên biển
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh một số trọng tâm tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa hai đảng, hai nước.
Thứ nhất, tăng cường trao đổi cấp cao, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác giữa các ngành, các cấp. Đề nghị hai bên duy trì thường xuyên truyền thống tốt đẹp giao lưu, tiếp xúc cấp cao; đẩy mạnh giao lưu, nâng cao hiệu quả hợp tác.
Đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; thực hiện tốt Tuyên bố tầm nhìn hợp tác quốc phòng đến năm 2025, tổ chức tốt Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, đối thoại chiến lược quốc phòng, các cơ chế giao lưu hợp tác giữa bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển.
Thứ hai, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và trên các lĩnh vực khác, đề nghị hai bên tiếp tục phát huy kết quả đạt được, triển khai hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, tập trung vào một số trọng tâm như tăng cường hợp tác đầu tư, mở rộng quy mô thương mại song phương, áp dụng các biện pháp hữu hiệu cải thiện hơn nữa tình trạng nhập siêu của Việt Nam; tăng cường hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như nông nghiệp, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ, giao thông vận tải…
Thứ ba, duy trì hòa bình, ổn định, xử lý tốt vấn đề trên biển. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc bảo đảm hòa bình, ổn định bền vững, giảm thiểu các nguy cơ bất ổn, xây dựng lòng tin đối với vấn đề biển Đông giữa các nước liên quan là rất cần thiết, có lợi cho các bên, cho khu vực và thế giới.
Các bên liên quan cần kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình hoặc mở rộng tranh chấp, tôn trọng các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhau, tập trung nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên biển để ưu tiên nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, hai bên cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC); sớm tiến hành đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) hiệu lực và hiệu quả.
Tích cực xem xét thúc đẩy các hình thức hợp tác phù hợp tại một số khu vực thực sự có chồng lấn phù hợp với luật pháp quốc tế; tập trung thực hiện lộ trình đã thống nhất, phát huy kinh nghiệm về phân định biển và hợp tác trong vịnh Bắc Bộ để cố gắng đạt tiến triển đối với việc phân định và hợp tác tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Đồng thời, nghiên cứu khả năng và các phương án hợp tác giữa các bên liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc trên một số lĩnh vực có lợi ích chung và ít nhạy cảm, như quản lý đánh bắt cá và bảo vệ môi trường sinh thái trên biển, nhằm củng cố lòng tin, duy trì hòa bình, ổn định bền vững, lâu dài trên biển Đông vì lợi ích chung của tất cả các bên.
Duy trì tiếp xúc cấp cao thường xuyên
Tại cuộc hội đàm, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận khẳng định: Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Ông cho rằng, hai bên cần nhìn nhận quan hệ Trung - Việt từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài, thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đề nghị hai bên duy trì tiếp xúc cấp cao thường xuyên, tăng cường trao đổi chiến lược và tin cậy chính trị; tăng cường giao lưu hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác về thương mại, cơ sở hạ tầng, tài chính tiền tệ và kết nối chiến lược phát triển giữa sáng kiến "Vành đai và Con đường" với "Hai hành lang, một vành đai kinh tế", thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại phát triển cân bằng, bền vững, đạt mục tiêu 100 tỷ USD trong năm 2017.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 600 triệu Nhân dân tệ trong ba năm để cải thiện an sinh xã hội các tỉnh phía Bắc Việt Nam; nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông; khẳng định Trung Quốc mong muốn cùng ASEAN thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đàm phán, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
Ông cũng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp tại các cơ chế đa phương như Liên hiệp quốc, APEC, Trung Quốc - ASEAN, Lan Thương - Mê Kông, góp phần duy trì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới.
undefined - Ảnh 1.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự trong lễ đón - Ảnh: VGP.
undefined - Ảnh 2.
Cuộc hội đàm giữa hai phái đoàn cấp cao Việt - Trung tại Hà Nội chiều 13/11 - Ảnh: Quang Phúc.
undefined - Ảnh 3.
Chủ tịch Trung Quốc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lễ khánh thành Cung Hữu nghị Việt - Trung. Dự kiến, sáng mai 13/11, ông Tập sẽ tới đặt vòng hoa và viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm khu nhà sàn Bác Hồ - Ảnh: Quang Phúc.
12 văn kiện được ký kết
Sau cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 12 văn kiện hợp tác giữa hai bên.
1. Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường".
2. Bản ghi nhớ về việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc.
3. Bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm công tác, hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc.
4. Công thư trao đổi giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc nghiên cứu tính khả thi trước khi lập dự án về dự án viện trợ xây mới cơ sở 2 y dược học cổ truyền Việt Nam.
5. Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc.
6. Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về việc xác định danh mục các dự án hợp tác trọng điểm của quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017-2021.
7. Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo.
8. Bản ghi nhớ về danh mục dự án hợp tác năng lực sản xuất năm 2017 giữa Bộ Công Thương nước Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc.
9. Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp văn hóa giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Trung Quốc.
10. Kế hoạch hành động về hợp tác y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Ủy ban Quốc gia về Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc giai đoạn 2017-2020.
11. Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý giám sát ngân hàng Trung Quốc.
12. Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Ngoài ra, hai nước cũng tiến hành trao một số văn bản:
-  Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
- Thỏa thuận hợp tác về trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
- Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý pháp quy an toàn hạt nhân giữa Cục An toàn bức xạ hạt nhân Việt Nam và Cục An toàn hạt nhân Quốc gia Trung Quốc.
- Thỏa thuận khung hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Việt Nam và Cục Sự nghiệp Xuất bản Phát hành Ngoại văn Trung Quốc giai đoạn 2017-2022.
- Thỏa thuận giao lưu và hợp tác báo chí giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc.
- Văn bản chấp thuận nguyên tắc việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh Hà Nội.
- Thỏa thuận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe.
Tối 12/11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng bí thư,Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.


13/11/2017 00:42
Le secrétaire général du Comité central (CC) du Parti communiste vietnamien (PCV), Nguyên Phu Trong, et le secrétaire général du CC du Parti communiste chinois (PCC) et président chinois, Xi Jinping, en visite d’État au Vietnam, ont assisté dimanche après-midi 12 novembre à Hanoi à la signature de 12 accords de coopération et à l'échange de sept autres documents.
 
Signature du protocole d'entente entre les gouvernements vietnamien et chinois sur la promotion de la connexion entre le plan «Deux Corridors, une Ceinture» et l'initiative «Ceinture et route».
Photo : Tri Dung/VNA/CVN

Les 12 accords de coopération comprennent :

Un protocole d'entente entre les gouvernements vietnamien et chinois sur la promotion de la connexion entre le plan «Deux corridors, une ceinture» et l'initiative «Ceinture et route».

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien de l'Industrie et du Commerce et le ministère chinois du Commerce sur l'accélération des négociations en vue d'un accord-cadre sur la construction de zones de coopération commerciale transfrontalière.

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien de l'Industrie et du Commerce et le ministère chinois du Commerce sur la création d'un groupe de travail pour la coopération dans le commerce électronique.

Un document entre les gouvernements vietnamien et chinois sur l'étude de faisabilité d'un projet d'aide au développement pour la construction de deux nouveaux établissements de médicine traditionnelle au Vietnam.

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien du Plan et de l'Investissement et le ministère chinois du Commerce sur le développement des ressources humaines.
 
 
Signature du protocole d'entente entre le ministère vietnamien du Plan et de l'Investissement et le ministère chinois du Commerce sur le développement des ressources humaines.
Photo : Tri Dung/VNA/CVN

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien du Plan et de l'Investissement et le ministère chinois du Commerce sur l’élaboration d'une liste de projets de coopération clés dans la planification quinquennale de développement du commerce Vietnam-Chine pour 2017-2021.

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien de l'Industrie et du Commerce et le Comité national pour le développement et la réforme de la Chine sur le renforcement de la coopération dans le domaine de l'électricité et des énergies renouvelables.

Un protocole d'entente entre le ministère vietnamien de la Culture, des Sports et du Tourisme et le ministère chinois de la Culture sur l'industrie culturelle.

Un plan d'action entre le ministère vietnamien de la Santé et le Comité national de la santé et du planning familial de la Chine sur la coopération sanitaire pour 2017-2020.

Un protocole d'entente entre la Banque d'État du Vietnam et le Comité de régularisation bancaire de la Chine sur la coopération et l'échange d'informations en matière d'inspection bancaire.
 
 
Signature du plan d'action entre le ministère vietnamien de la Santé et le Comité national de la santé et du planning familial de la Chine sur la coopération sanitaire pour 2017-2020.
Photo : Tri Dung/VNA/CVN

Un accord de coopération entre le ministère vietnamien de la Défense et son homologue chinois sur les patrouilles frontalières.

Pendant ce temps, les sept documents échangés portent sur la formation du personnel entre les comités du Parti des provinces de Quang Ninh, Lang Son, Cao Bang, Hà Giang (Vietnam) et le comité du Parti de la Région autonome Zhuang du Guangxi (Chine); la coopération dans les échanges scientifiques entre l'Académie des sciences sociales du Vietnam et l'Académie des sciences sociales de la Chine; la coopération dans les règlements juridiques pour la gestion de la sûreté nucléaire entre l'Agence vietnamienne pour la radioprotection et la sûreté nucléaire et l'Administration nationale chinoise de la sûreté nucléaire; la coopération pour 2017 - 2022 entre la Maison d'édition politique nationale du Vietnam et l'Administration chinoise de la publication et de la distribution en langues étrangères; l’échange et la coopération journalistique entre l’Association des journalistes du Vietnam et l’Association des journalistes de Chine; l’approbation de principe pour créer une filiale de la Banque agricole de la Chine à Hanoi; et l’investissement dans la construction d'une usine de fabrication de pneus.
VNA/CVN

Đọc bài trong Blog Báo Mai ngày 11 tháng 11 năm 2017

Kính mời quý anh chị đọc một số bài trong Blog Báo Mai.
Một bài đáng quan tâm là thực phẩm nào đáng lo ngại nhất trong những món ăn khoái khẩu của trẻ em tại Mỹ.
Theo tôi nghỉ, những thực phẩm được chế biến với số lượng lớn, giá rẻ thì phải coi lại hết.
Khi chúng ta nấu thức ăn tại nhà, chúng ta biết trong thức ăn đó, chúng ta dùng những gì để chế biến, còn hàng bán tại chợ, tại tiệm, nấu thế nào, có trời mà biết.
Vì vậy, thỉnh thoảng nên đi ăn cho biết, nhưng dù sao ai cũng có số mệnh cả rồi.
Vấn đề ăn uống chỉ là chuyện đáng quan tâm, nhưng cũng cần quan tâm.
Kính chúc quý anh chị luôn vui mạnh.
Caroline Thanh Hương

https://baomai.blogspot.com/ Mỹ kêu gọi ‘cấm’ 1 món ăn yêu thích của trẻ em khắp thế giới

12.000 bác sĩ người Mỹ kêu gọi ‘cấm’ 1 món ăn yêu thích của trẻ em khắp thế giới
Rất được ưa thích do hương vị thơm ngon và tiện dụng nhưng món ăn nhanh này đang âm thầm hại sức khỏe con trẻ mà bố mẹ không hay biết. Bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo.

Bác sĩ Mỹ kêu gọi ngừng đưa xúc xích vào bữa ăn trưa của học sinh

Bộ Nông nghiệp Mỹ nên dừng việc phân phối xúc xích cũng như các loại thịt chế biến sẵn chứa chất gây ung thư vào Chương trình Bữa trưa Trường học Quốc gia Mỹ.

https://baomai.blogspot.com/
Đó là nội dung chính trong lá đơn mà Hiệp hội Uỷ ban Bác sĩ chịu trách nhiệm về y khoa (PCRM), một tổ chức phi lợi nhuận với các thành viên là 12.000 bác sĩ đã gửi lên Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack vào ngày 27.10 năm ngoái.

Theo đó, tất cả các bác sĩ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp ngừng việc mời chào các trường mua hoặc tài trợ xúc xích cho các bữa ăn của các em học sinh.

https://baomai.blogspot.com/
Xúc xích là món ăn được yêu thích nhất của các em học sinh Mỹ.
Ăn một cái xúc xích mỗi ngày có thể đưa các em nhỏ xuống mồ sớm hơn. Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim, và các loại ung thư khác nhau.

Do đó, loại bỏ xúc xích cũng như các loại thịt chế biến khác ra khỏi thực đơn ăn sáng, ăn trưa của học sinh là hướng đi đúng.

Cũng như thuốc lá, xúc xích nên được dán nhãn cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe con người “, bà Susan Levin, bác sĩ dinh dưỡng thuộc PCRM cho biết.

https://baomai.blogspot.com/
Không chỉ 12.000 bác sĩ của PCRM lên tiếng về mối nguy hại của xúc xích, món ăn yêu thích của trẻ em trên toàn thế giới, mà nhiều bác sĩ khác ở Mỹ cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về loại thực phẩm này.

Họ kêu gọi các bậc phụ huynh hãy ngừng ngay việc cho con em mình ăn xúc xích. Và đây là những lí do mà họ đã đưa ra.

Những lý do khiến các bác sĩ Mỹ kêu gọi trẻ em dừng ăn xúc xích
1. Xúc xích chứa chất gây ung thư

https://baomai.blogspot.com/
Hiệp hội Uỷ ban Bác sĩ chịu trách nhiệm về y khoa phải viết đơn “thỉnh cầu” lên Bộ Nông Nghiệp Mỹ sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng các loại thịt muối và chế biến sẵn như xúc xích, thịt lợn muối, xúc xích và giăm bông gây ra ung thư.

Và xúc xích cũng có tên trong danh sách những chất gây ung thư hàng đầu cùng với cồn, thuốc lá, a-mi-ăng và a-sen. Thói quen ăn 1 chiếc xúc xích mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư kết trực tràng lên 21%.

https://baomai.blogspot.com/
Trong xúc xích có Nitrite được sử dụng như một chất bảo quản, chủ yếu để chống ngộ độc. Trong quá trình nấu, nitrit kết hợp với các amin tự nhiên trong thịt để hình thành hợp chất N-nitroso gây ung thư.
2. Xúc xích được chế biến từ thịt công nghiệp
https://baomai.blogspot.com/

Hầu hết xúc xích được bày bán trên thị trường hiện nay được làm từ thịt xay nhuyễn từ bò, lợn, gà đều được nuôi trong các trang trại công nghiệp, sử dụng rất nhiều kháng sinh và hóc-môn nhằm chống lại bệnh tật và kích thích tăng trưởng nhanh.

Ăn xúc xích, có nghĩa con bạn đang gián tiếp “ăn” vào những loại thuốc kháng sinh và hóc-môn kích thích tăng trưởng này. Hậu quả là trẻ có thể kháng kháng sinh, dậy thì sớm…

3. Xúc xích chứa nhiều chất béo và muối

https://baomai.blogspot.com/
Chúng ta thường có thói quen ăn xúc xích trong những bữa ăn hàng ngày để bổ sung protein. Nhưng thực tế hàm lượng protein trong xúc xích rất thấp trong khi các chất béo bão hòa và muối lại nhiều.

https://baomai.blogspot.com/
Mỗi 100g xúc xích tương đương 290 calo và có chứa đến 26g chất béo. Lượng chất béo này chiếm đến 40% nhu cầu chất béo của cơ thể trong 1 ngày.

 
 

Bạn không phải yêu nước Mỹ

https://baomai.blogspot.com/2017/11/ban-khong-phai-yeu-nuoc-my.html
Sống ở nước Mỹ, bạn được giúp đỡ theo nhu cầu: Cần nhà, bạn có housing. Đau ốm, sinh nở bạn được nhà thương trị liệu. Cần thức ăn bạn có foodstamp. 


42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

image

Trước Trump nước Mỹ là đất nước của di dân và tị nạn. Đó là đất nước đã tiếp đón chúng tôi 42 năm trước. Biểu tượng nước Mỹ là Nữ Thần Tự Do đứng sừng sững ở hải cảng New York tiếp đón và mừng di dân đến xây dựng nước Mỹ. Dân tứ xứ khắp thế giới bị đất nước họ ruồng bỏ, không sống được ở quê hương, cũng đến đây xây dựng lại cuộc đời, tìm giấc mơ Mỹ, Tự Do, Hạnh Phúc và No Ấm.


Cảm nghĩ đầu tiên về nước Mỹ của một du khách Việt Nam...

https://baomai.blogspot.com/2015/01/cam-nghi-au-tien-ve-nuoc-my-cua-mot-du.html
Máy bay đang hạ cao độ để đáp xuống phi trường LAX, lòng tôi có một chút bồi hồi vì đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến Mỹ. Một đất nước được nhiều người cho là # 1 trên thế giới, và xem nó như một “thiên đường hạ giới” nên lòng tôi có một chút háo hức để xem thiên đường đó trong thực tế như thế nào?.



image
Aug 01, 2014
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng …ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung cộng …Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại ...


image
Sep 13, 2014
Tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất tiễn con đi Mỹ du học vào năm ngoái mà lòng nặng trĩu nỗi buồn. Sân bay đông nghẹt. Nhìn những em bé chỉ 15, 16 tuổi như con tôi một mình đẩy hành lý vào làm thủ tục ở sân bay mà rớt nước ...


image
Jun 19, 2014
Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này. Góc nhìn Việt Nam : "Đi Mỹ được rồi, về làm gì?" "Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học ...


image
Aug 13, 2012
Suốt mấy ngày nay, biết tin ông Sĩ sắp đi Mỹ du lịch, họ hàng, làng xóm đã thăm hỏi, chúc mừng không ngớt và nội bộ nhà ông cũng bận rộn tíu tít, lo sửa soạn hành lý và …tâm lý không ngớt. Đời cứ như là mơ, ông Tượng, ...


Nov 19, 2014
Bên nhà chúng ta vừa đi vừa nghĩ mưu, thành ra ấn tượng nhất cho tôi là sự tự tin của bước chân, nét mặt người bên đó," rồi ông "ao ước làm sao dân tộc mình có cuộc sống tốt đẹp hơn. .... Kiểu hạ thủy độc đáo của tàu Mỹ.

https://baomai.blogspot.com/