caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 1 avril 2023

Bộ ảnh khó tin về xe hai, ba, bốn bánh không cần nhiên liệu mà chuyên chở vượt kỷ lục tuyệt đẹp.

Sức người có hạn, mà sức chuyên chở của những chiếc xe đạp thì sao?
Các hãng xe vận tải trên thế gới chắc phải sáng tạo ra những xe chở hàng bằng nhiên liệu mồ hôi mà thôi.
Không biết những chiếc xe chở hàng này có biết phản đối sự bốc loột sức lao động này không nhỉ?
 
“ Người vận chuyển” đẳng cấp nhất thế giới.

Việt Nam chúng ta thường để lại ấn tượng rất đậm nét với bạn bè thế giới với hình ảnh những chuyến xe thồ chất đầy hàng hóa thuộc đủ mọi mặt hàng. Người ta có cảm tưởng người Việt có thể chở nguyên một cửa hàng trên chiếc xe đạp hay xe máy nhỏ bé của mình. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia người Pháp Alain Delorme đã chứng minh rằng, những người chở hàng ở Việt Nam chưa phải là những người giỏi nhất. 

Alain Delorme một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Pháp đã dành 6 tuần liên tiếp đạp xe quanh Thượng Hải 6 giờ mỗi ngày để chụp ảnh lại nhưng “người vận chuyển” đẳng cấp nhất thế giới.

Lần đầu tới với Thượng Hải Alain Delorme không ấn tượng với những tòa nhà chọc trời hiện đại của thành phố này. Với anh ấn tượng nhất là những người thồ hàng đang đi lại khắp thành phố, trên những chiếc xe hết sức thô sơ, nhưng đằng sau tay lái của họ là những chồng hàng cao và to đến khó tin. Chính họ mới là điều mà anh muốn tìm hiểu và khắc họa trong những tác phẩm của mình.

Anh cho biết:“Chúng ta đã thấy khá nhiều hình ảnh về nhóm người làm việc ở khu công nghiệp hay các nhà máy lớn. Nhưng tôi muốn đi theo hướng ngược lại,tôi sẽ tập trung khai thác từng cá nhân“.

Theo nhiếp ảnh gia này, những người vận chuyển – đối tượng chính trong các bức ảnh của anh, đa số họ đều là dân nhập cư, tới sinh sống ở thành phố xa hoa bậc nhất Trung Quốc để tìm kiếm một cơ hội làm việc và kiếm tiền tốt hơn. Quyết định đó đã biến họ thành những “người vận chuyển” siêu việt như thế này. Tuy nhiên, theo Alain Delorme những người dân lao động này đang bị thành phố ngó lơ. Hình ảnh của họ như lạc ra khỏi sự phát triển và tinh thần hướng tới một cuộc sống sung túc của cả thành phố.

Những bức ảnh này đều do chính nhiếp ảnh gia lựa chọn từ hơn 6000 tấm ảnh mà anh đã chụp. Tuy nhiên, Alain Delorme dùng một vài kỹ thuật Photoshop để truyền tải cảm nhận của anh về một góc nhỏ trong xã hội Trung Quốc mà anh cảm nhận.

“Lần đầu nhìn vào bạn sẽ thấy đây là một bức ảnh bình thường, tuy nhiên tôi đã phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh khi phóng to hình những người lao động chuyển hàng này lên để thu hút sự chú ý của khán giả. Khuếch đại hiện thực cũng mang lại rủi ro, người xem sẽ nghĩ mình làm quá nên tôi đã cố gắng ở trong mức chấp nhận được”.

Lần lượt qua từng bức ảnh, Delorme trình bày suy nghĩ của anh về đất nước Trung Quốc trong hiện tại:

“Tôi không thể tin được rằng người ta có thể đi khắp Thượng Hải bằng xe đạp, xe ba bánh hay xe đẩy với những khối hàng khổng lồ này”.

“Những biểu tượng về sự giàu có mà những người nhập cư đang chở sau tay lái của họ tạo nên một sự tương phản đáng kinh ngạc với sự nghèo khó của chính họ”.

“Mỗi hình ảnh đều có một format chung: một người nhập cư đang vật lộn với sức nặng của những khối hàng ở cảnh chính, còn phông nền là thành phố Thượng Hải với những tòa cao ốc”.

“Mặc dù Thượng Hải là một thành phố ô nhiễm, nhưng nó lại rất sạch sẽ: Mọi thứ đều được những người nhập cư thu nhặt để tái chế”.

Nhiếp ảnh gia người Pháp này gửi gắm góc nhìn của anh về hiện thực xã hội Trung Quốc trong 18 tấm ảnh: “Người di cư xuất hiện giống như một siêu anh hùng có thể mang vác hết tất cả mọi thứ. Nhưng chúng ta có thể thấy, những món đồ mà họ đang thồ trên người như nuốt chửng họ… giống như cách người Trung Quốc bị choáng ngợp trước các mặt hàng tiêu dùng”.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh ấn tượng về những người vận chuyển đẳng cấp nhưng thầm lặng ở Thượng Hải:

n

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire