Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm về Hoàng Hạc Lâu.
Bài thơ này có rất nhiều bài dịch và bao nhiêu thi sĩ đều muốn thử một lần viết lại theo ý tác giả bằng ngôn từ của mình.Vì sao bài thơ này lại có sức lôi cuốn người yêu thơ đến thế?
Kính mời quý anh chị đọc thử và nghiên cứu những bài viết dưới đây nhé.
Caroline Thanh Hương
Truyền
thuyết:
Theo
sách “Liệt tiên toàn truyện” của Vương Thế Trinh đời Minh, có một câu chuyện kể
rằng: Xưa có một người họ Tân, bán rượu ở chân núi Hoàng Cốc kiếm sống qua
ngày. Một hôm có có đạo sĩ già ăn mặc rách rưới đến xin rượu uống. Anh bán rượu
nghèo tốt bụng, thấy ông lão đáng thương, bèn cho rượu uống. Từ đấy, ngày nào đạo
sĩ cũng đến xin rượu. Một hôm, đạo sĩ từ biệt anh bán rượu, nói: “Một năm qua,
ngày nào anh cũng cho rượu uống, chẳng có gì đền đáp. Lão có con hạc quí, tặng
anh để tỏ lòng biết ơn”. Nói rồi ông lấy vỏ cam vẽ lên tường một con hạc, dặn:
“Chỉ cần anh vỗ tay là hạc sẽ bay ra nhảy múa, mua vui cho khách”.
Dứt lời,
đạo sĩ biến mất. Anh bán rượu làm theo, quả nhiên có hạc vàng bay ra nhảy múa.
Từ đấy, khách uống rượu hiếu kì kéo đến rất đông, chẳng bao lâu, anh trở nên
giàu có. Bỗng một hôm đạo sĩ quay lại nói: “Mười năm qua, tiền anh kiếm được chắc
đã đủ trả chỗ rượu anh cho lão uống?”. Rồi, ông rút cây sáo thần thổi lên một
khúc, gọi hạc vàng bay ra, cưỡi hạc bay đi mất. Vì thế, về sau, căn lầu xây ở
nơi này được mang tên Hoàng Hạc.
Tuy
nhiên, theo Vương Tượng Chi của đời Bắc Tống viết trong “Dự Ðịa kỷ thắng” thì lại
ghi nhận rằng sở dĩ tháp quan sát được gọi là Hoàng Hạc Lâu là vì tháp này nằm
trên Hoàng Hộc Sơn, phía tây nam của Từ Thành ngày xưa. Vào thời cổ đại, chữ Hộc
(con ngỗng trời: thiên nga) trong ngôn ngữ cổ đại Trung Hoa cũng còn có nghĩa
là Hạc, nên về sau người ta dùng chữ Hạc cho rõ nghĩa hơn. Từ đó, Hoàng Hộc Sơn
được gọi là Hoàng Hạc Sơn. Nhưng về sau, ngọn núi nhỏ Hoàng Hạc này có hình thù
ngoằn ngèo giống như Rắn nên đời sau đã lấy môt tên khác là Xà Sơn thay vì gọi
là Hoàng Hạc Sơn.
Lầu
Hoàng Hạc vốn là một đài quan sát quân sự, được xây từ thời Tam Quốc, ở bờ nam
Trường Giang, thuộc địa phận nước Ngô(thành phố Vũ Xương, Vũ Hán ngày nay). Đài
quan sát này tồn tại được 50 năm thì nước Ngô bị diệt vong. Từ đấy không có ý
nghĩa quân sự nữa. Nhưng, do được xây ở nơi phong cảnh hùng vĩ, lầu Hoàng Hạc dần
dần trở thành điểm tham quan của tao nhân, mặc khách và ngày càng nổi tiếng, là
biểu tượng, niềm tự hào của người dân Vũ Hán.
Lầu
Hoàng Hạc nguyên thuỷ là một kiến trúc bằng gỗ chạm trổ gồm ba tầng, ở trên đỉnh
bằng đồng. Trải qua nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, chịu biết bao cuộc
chiến tranh huỷ diệt; rồi lại được dựng lên, sau nhiều lần trùng tu thì cho đến
nay lâu Hoàng Hạc được tái sinh trở lại với sự kết tinh nhuần nhuyễn những
phong cách độc đáo của Hoàng Hạc Lâu của các triều đại trước, lộng lẫy hơn nhiều
gồm 5 tầng với chiều cáo 51.4 mét, ngói vàng, trụ đỏ.
Các tầng
mái hiên được uốn vênh lên như đôi cánh hạc. Lầu có thể chia ra làm 3 phần
chính. Phần thứ nhất bao gồm cách thiết kế bên trong của tầng 1, tầng này cao
hơn 10m và phần trang trí bên trong được thiết kế cho người xem hiểu ngay được
về sự tích của Hoàng Hạc Lâu. Phần hai bao gồm các tầng từ tầng 2 cho đến tầng
4. Ðây là các tầng gìn giữ lại những bài thơ, những bài từ bất tử nói về Hoàng
Hạc Lâu, những bức họa tranh nói về các sự kiện lịch sử từ thời tam quốc, những
danh nhân của đất Sở ngày nào như Khuất Nguyên, những thi tài Lý Bạch, Thôi Hiệu,
danh tướng Tống Nhạc Phi, những kiến trúc cũ của Hoàng Hạc Lâu đời Ðường, đời
Nguyên, Minh, Thanh..v..v. được trưng bày tại đây để mọi người thưởng ngoạn.
Phần
ba bao gồm tầng 5 cũng là tầng cao nhất của Lầu. Ðứng ở đây, người ta có thể ngắm
cảnh trời sông bao la bát ngát, nhìn dòng sông Trường Giang và Hán Thủy hợp lưu
lại thành hình một chữ “Nhân” trong Hán tự .
Các bài thơ về Hoàng Hạc Lâu:
Theo
tài liệu văn học Trung Quốc thì có khoảng 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc,
nhưng chỉ có bài thơ của Thôi Hiệu đời Đường là xuất sắc nhất, phổ thông nhất,
có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến
ngày nay. Tương truyền, khi “Thánh thi” Lý Bạch đến lầu Hoàng Hạc du ngoạn, định
đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó, ông đành nghiêng mình gác
bút, ngửa mặt lên trời mà than rằng :“Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô tắc, Thôi Hiệu
đề thi tại thượng đầu” (Cảnh đẹp nhường kia sao khó viết, Trên đầu Thôi Hiệu đã
đề thơ).
Để ghi
nhớ giai thoại văn học “Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút” thú vị này, ngày nay
ở phía Nam lầu Hoàng Hạc, người ta xây dựng “Đình gác bút”, làm điểm tham quan,
dừng chân cho du khách.
Còn với các thi sĩ Việt Nam, khi đi sứ sang nhà Thanh,
Nguyễn Du cũng qua lầu Hoàng Hạc và viết bài Hoàng Hạc
Lâu:
黃鶴樓 Hoàng Hạc
lâu
阮攸 Nguyễn Du
何處神仙經紀時 Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì
猶留仙跡此江楣 Do lưu tiên tích thử giang mi
今來古往盧生夢 Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng
鶴去樓空崔顥詩 Hạc khứ lâu không Thôi Hiệu thi
軒外煙波空渺渺 Hiên ngoại yên ba không diểu diểu
眼中草樹尚依依 Nhãn trung thảo thụ thượng y y
衷情無限凴誰訴 Trung tình vô hạn bằng thùy tố
明月清風也不知 Minh nguyệt thanh phong dã bất tri
阮攸 Nguyễn Du
何處神仙經紀時 Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì
猶留仙跡此江楣 Do lưu tiên tích thử giang mi
今來古往盧生夢 Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng
鶴去樓空崔顥詩 Hạc khứ lâu không Thôi Hiệu thi
軒外煙波空渺渺 Hiên ngoại yên ba không diểu diểu
眼中草樹尚依依 Nhãn trung thảo thụ thượng y y
衷情無限凴誰訴 Trung tình vô hạn bằng thùy tố
明月清風也不知 Minh nguyệt thanh phong dã bất tri
Lầu Hoàng Hạc
Nào thuở tiên đi mãi đến giờ ,
Dấu tiên bên bến đứng trơ vơ .
Xưa qua nay lại Lư dồn mộng ,
Hạc khuất lầu không Hạo để thơ .
Thăm thẳm nước mây ngoài vạn dặm ,
Dờn dờn cây cỏ vẫn nghìn xưa .
Nỗi lòng ấp ủ cùng ai tỏ ?
Gió mát trăng trong luống hửng hờ
Nào thuở tiên đi mãi đến giờ ,
Dấu tiên bên bến đứng trơ vơ .
Xưa qua nay lại Lư dồn mộng ,
Hạc khuất lầu không Hạo để thơ .
Thăm thẳm nước mây ngoài vạn dặm ,
Dờn dờn cây cỏ vẫn nghìn xưa .
Nỗi lòng ấp ủ cùng ai tỏ ?
Gió mát trăng trong luống hửng hờ
(Quách Tấn dịch)
Chưa hết, những bài thơ về lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu
và Nguyễn Du, lại khiến cho một tài thơ khác có một nỗi đồng điệu, đó là nhà
thơ Vũ Hoàng Chương với bài thơ cùng tên Hoàng Hạc Lâu:
Hoàng Hạc Lâu
- Vũ Hoàng Chương -
- Vũ Hoàng Chương -
Đã bao giờ có hạc vàng đâu
Mà có người tiên để có lầu!
Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở
Lầm Thôi Hiệu trước Nguyễn Du sau.
Hạc chưa thoát khỏi mê hồn kịch
Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu
Trăng gió hão huyền như khói sóng
Nồi kê đã chín nghĩ mà đau
Mà có người tiên để có lầu!
Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở
Lầm Thôi Hiệu trước Nguyễn Du sau.
Hạc chưa thoát khỏi mê hồn kịch
Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu
Trăng gió hão huyền như khói sóng
Nồi kê đã chín nghĩ mà đau
Sau đây là bài được trích trong Sài Môn Thi Đàn của tác giả Phạm Trọng Chánh.
HOÀNG HẠC LÂU
QUA THI CA CÁC SỨ THẦN NƯỚC NAM
HOÀNG HẠC LÂU
QUA THI CA CÁC SỨ THẦN NƯỚC NAM
NGUYỄN DU,
PHẠM SƯ MẠNH, LÊ ANH TUẤN, NGUYỄN TÔNG KHUÊ, LÊ QUÝĐÔN, PHAN HUY ÍCH, ĐOÀN NGUYỄN
TUẤN, NGÔ THỜI VỊ, PHAN THANH GIẢN.
PHẠM TRỌNG
CHÁNH
Hoàng Hạc Lâu được xây dựng tại Vũ Hán từ năm 223 do Tôn Quyền thời
Tam Quốc : khi xây cổ thành Hạ Khẩu, phía Tây giáp Trường Giang, góc Giang
Nam có bờđá lớn, ông cho xây lầu cao làm đài quan sát. Về sau đời Đường có chuyện
Phí Vân Vi cỡi hạc vềđây nghỉ nên lầu có tên là Hoàng Hạc Lâu và trởthành một
thánh tích của Đạo Lão. Lầu xưa chỉ có 3 tầng cao 20 mét rộng 30 mét. Lầu trải
qua 12 lần tu sửa qua các triều đại, năm 1884 đời Quang Tự thứ 10 bị phá hủy.
Năm 1957 cầu Trường Giang xây dựng, chân cầu chiếm vị trí này. Năm 1981, lầu
Hoàng Hạc được xây dựng lại, nguy nga 5 tầng lầu cao 51, 4 mét dời cách vị trí
cũ một cây số. Trước lầu có hai câu đối : Sảng khí tây lai, vân vụ tảo khai thiên địa hám. Đại ngư đông giang khứ,
ba đào tẩy tịnh cổ kim sầu. dịch : Hơi
mát từ hướng Tây đến, mây mù quét sạch mở ra lay động đất trời. Sông lớn chảy về
đông, sóng gió theo dòng rửa sạch cả nỗi sầu kim cổ. Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng
với bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, được xem là một trong những bài thơ
hay nhất của thi ca Trung Quốc, lại càng nổi tiếng hơn khi Thi hào Lý Bạch viết :
« Trước mắt có cảnh không tả được. Vì thơ Thôi Hiệu ở trong đầu. »
Bài thơ Thôi Hiệu tả cảnh một cuộc chơi Lầu Hoàng Hạc : Ngày xưa Phí Văn
Vi sau khi thành tiên thường cưỡi hạc vàng vềđây nghỉ, nên ởđây nên mới gọi lầu
này là Hoàng Hạc Lâu. Người tiên đi rồi chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc trống
không. Hạc vàng từ khi ra đi, không thấy trở lại, nghìn năm dằng dẳng, trên lầu
chỉ có mây trắng lững lơ. Đứng trên lầu nhìn ra đằng trước ánh nắng soi xuống
lòng sông, cây cối trên bến Hán Dương trông rõ sắc màu. Bên cạnh cỏ thơm trên
bãi Anh Vũ một mầu xanh tươi. Bãi cỏ gọi tên là Anh Vũ vì cuối đời Hán, Hoàng Tổ
làm chức Thái Thúở Giang Hạ, con cả là Hoàng Sạ mời nhiều khách vào trong bãi uống
rượu, giữa lúc ấy có người dâng con chim anh vũ. Nễ Hành liền làm bài thơ phú
Anh Vũ để tả buổi vui chơi đó. Từ đấy người ta mới gọi là bãi Anh Vũ. Trời đã
chiều rồi, riêng quê quán mình nhìn chẳng thấy ởđâu. Trên mặt sông, sóng bập bềnh,
sương khói bốc lên mờ mờ như báo chiều sắp tối, khiến lòng thêm nhớ quê hương
buồn biết bao.
HOÀNG HẠC
LÂU
Người xưa cưỡi hạc khuất từ lâu,
Chốn cũ còn trơ Hoàng Hạc Lâu.
Một biệt hạc vàng không trở lại,
Ngàn năm mây trắng lững lơ lầu.
Rực soi bến Hán soi cây vàng nắng,
Thơm ngát châu Anh cỏ biếc mầu.
Chiều xuống quê hương đâu đó nhỉ ?
Đầu sông khói sóng dục khơi sầu.
Thơ Thôi Hiệu,
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt :
HOÀNG HẠC
LÂU
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng xử nhân sầu.
Lý Bạch cũng có bài thơ Từ Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng : Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía Tây. Tháng ba hoa
khói xuống Dương Châu. Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút. Chỉ thấy Trường
Giang vẫn chảy bên trời.
TỪ LẦU HOÀNG
HẠC
TIỄN MẠNH HẠO
NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
Từ tây Hoàng Hạc cố nhân xa,
Dương Châu hoa khói tháng ba nhòa.
Buồm đơn xa khuất, trời xanh thẳm,
Chỉ thấy Trường Giang bát ngát qua.
Nhất Uyên dịch
thơ
HOÀNG HẠC
LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN
DU QUẢNG
LĂNG
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Nguyễn Du đến lầu Hoàng Hạc trong lần đi sứ năm 1813, ngày 30-7 năm Quý Sửu.
Nguyễn Du cũng từng đến nơi này năm 1790 trong thời thanh niên đi giang hồ nên
viết « trước mắt cỏ cây vẫn như ngày xưa. Nguyễn Du viết : Thần tiên ở
nơi nao đến dã trải bao thời, còn để lại dấu tiên ở bờ sông này ? Nay lại
xưa qua chỉ là giấc mộng của chàng họ Lư. Lư sinh đời Đường thi trượt trên đường
về nghỉ trọở Hàm Đan, gặp một đạo sĩ cho mượn chiếc gối để ngủ. Trên gối ấy, Lư
sinh mơ thấy mình thi đỗ, làm quan đến Tể Tướng, hưởng giàu sang trên mười năm.
Khi tỉnh dậy nồi kê của chủ quán nấu vẫn chưa chín. Hạc vàng đi, lầu vắng, chỉ
còn lời thơ Thôi Hiệu. Khói sóng phía ngoài lan can một cõi mênh mang. Cây cỏ
trước mặt vẫn y như cũ. Biết cùng ai bày tỏ niềm cảm xúc tựđáy lòng ?
Trăng trong gió mát cũng không biết được nỗi niềm đó.
HOÀNG HẠC
LÂU
Thần tiên đã đến tự bao giờ ?
Còn lại dấu tiên trên bến mơ.
Giấc mộng Lư Sinh kim cổ vọng,
Vần thơ Thôi Hiệu hạc lầu trơ.
Ngoài hiên khói sóng bay mờ mịt,
Trước mắt cỏ cây vẫn thuở xưa.
Nỗi niềm có biết cùng ai tỏ.
Trăng thanh gió mát cũng thờ ơ !
Thơ Nguyễn
Du, Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt :
HOÀNG HẠC
LÂU
Hà xứ thần tiên kinh kỷ thì,
Do lưu tiên tích thử giang mi.
Kim lai cổ vãng Lư Sinh mộng,
Hạc khứ lâu không Thôi Hiệu thi.
Hạm ngoại yên ba chung diểu diểu,
Nhãn trung thảo thụ thượng y y.
Trung tình vô hạn bằng thùy tố,
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.
Phạm Sư Mạnh đi sứ đời Trần năm 1345 đã đề thơ:
ĐĂNG HOÀNG HẠC
LÂU (PHẠM SƯ MẠNH)
Bình Thành xanh núi chập chùng quanh,
Như bình phong ngọc lấn mây xanh.
Cuồn cuộn Trường Giang ngấm trục đất,
Đông Nam sủi bọt sóng dồn nhanh.
Hoàng Hạc lầu cao lơ lững trông,
Lên cao nhìn xa ba ngàn dậm,
Trước đài Hạng Vương nắng xế hồng,
Trên mồ Quán Quân nổi gió thảm.
Trời hoang đất cũ chiến trường xưa,
Anh hùng nghìn xưa nay đâu trận mạc ?
Nhà ta ở tận cõi Nam xa,
Tay cầm tiết ngọc lên lầu Hoàng Hạc.
Mài sườn núi khắc thơ Đông Pha,
Bình sinh chẳng phụ chí du lịch.
Thơ Phạm Sư
Mạnh, Nhất Uyên dịch theo bản dịch nghĩa của Viện Sử Học
Nguyễn Tông Khuê (1693-1767) Hội Nguyên Tiến Sĩ Khoa Tân Sửu (1721) Làm phó sứđi
sứ nhà Thanh năm 1742 trở về năm 1745. Nguyễn Kiều làm Chánh Sứ.
Năm 1748 lại làm Chánh Sứ sang nhà Thanh. Trong Sứ Trình Tân Truyện thơ lục bát
chen lẫn với thơ Đường luật chữ Nôm 670 câu lục bát. Đoạn tả cảnh Hoàng Hạc Lâu
ông viết như sau :
Vũ Xương có cảnh thờ lơ
,
Câu 315.
Nước thu Hán Miện thành người Kinh,
Tương.
Non từng cuốn rũ Phượng Hoàng,
Một doi Anh Vũ giăng ngang giữa dòng.
Bến tiên đá gấm trùng trùng,
Ngô Vương trước đã cắm cung chốn này,
Của ngon vật lạ đủ thay,
Bích đào, hồng hạnh chốn này khá ưa.
Ông tiên cỡi hạc bao giờ,
Lầu còn chần chẩn đứng chờ bến sông.
Một thơ Thôi Hiệu ngoan nồng,
Làm cho gát bút, mếch lòng thơ tiên.
Xóm nhà giàu của lớn thuyền,
Thông mười bốn tỉnh hợp miền Hán
Dương.
Người người khói khói lạ dường,
Chẳng mưa cũng sấm, chẳng sương cũng
mù.
Quy Sơn trên núi có chùa,
Tình Xuyên có gác bốn mùa phong
quang.
Mới hay sông Hán, sông Giang,
Đã dài muôn dậm lại ngang muôn tầm,
Hạ thiên nước lũ ầm ầm,
Bốn bề lai láng đã kham lòng người,
Chu nhân ấy cũng nực cười,
Thờ ơ rước trúc đón mai lần lần.
Non Kinh nguyệt đã kề gần,
Chào ai cầm gảy Nam Huân đòi
ngày
.
Câu 340
Tinh Tuyển
Văn Học Việt Nam tập 5. Văn học thế kỷ XVÌ I. nxb KHXH. Hà Nội.
2004
Lê QuýĐôn (1726-1784), môn sinh Nguyễn Tông Khuê.Đi sứ năm 1761 Cảnh Hưng thứ
21 đời Lê làm Phó sứ. Chánh sứ là Trần Huy Bật có viết bài thơ Hoàng Hạc Lâu
trên đường về, nhân ở thành Vũ Xương tặng quan Khâm Sai nhà Thanh và quan
Chánh Sứ Trần Huy Bật. Bên ngoài gác Tình Xuyên lại xuống thuyền,
HOÀNG HẠC
LÂU
Ngoài gác Tình Xuyên thuyền lại đưa,
Trước lầu Hoàng Hạc nhớ chơi xưa.
Cỏ thơm hệ lụy niềm thương hận,
Mây trắng còn nguyên thu năm qua.
Núi xanh mồn một dường quen biết,
Sáo ngọc miên mang chẳng thiết tha,
Vời ngóng quê Nam gần chút nữa,
Nhìn khói trên sông bớt nhớ nhà.
Nhất Uyên dịch
thơ
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt:
HOÀNG HẠC
LÂU
Trú Vũ Xương
thành giản Khâm Sai Quan khiêm trình Bản Bộ Thái Sứ Công.
Tình Xuyên gác ngoại hựu phương chu,
Hoàng Hạc lâu đầu ức cựu du.
Phương thảo phi quan tiền cổ hận,
Bạch vân hồn tự khứ niên thu.
Thanh sơn lịch lịch như tương thức,
Ngọc địch mangmang bất khả cầu.
Nam vọng gia hương kim giáo cận,
Yên ba giảm khước nhất phân sầu.
Phan Huy Ích,Chánh sứ năm 1790 thời Tây Sơn, đoàn đi sứđông nhất trong lịch sử
với 158 người, cóông vua giả Nguyễn Huệ (do người cháu vua là Phạm Công Trị giả
dạng) , có hoàng tử Nguyễn Quang Thùy, có cả một ban hát bội 10 người, trong sứđoàn
còn có Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn.. đồ cống phẩm có hai con voi đực. Khi đi đến
Hoàng Hạc Lâu, Phan Huy Ích viết bài thơ gửi về Binh Bộ Thượng Thư Ngô Thời
Nhậm.Ngô Thời Nhậm là anh rễ Phan Huy Ích, theo sự phân chia công việc trong
lúc sứđoàn sang Trung Quốc, Ngô Thời Nhậm túc trực ở thành Lạng Sơn, nhận tin tức
thường xuyên sứđoàn. Vua Quang Trung thật ẩn danh tại Thăng Long bàn bạc theo
dõi tình hình cùng Nguyễn Nể tại dinh Kim Âu (Bích Câu).
Bài thơ Hoàng Hạc Lâu, ở nhà trạm Võ Xương kèm Quốc thư gửi quan Binh Bộ Ngô
(Thì Nhậm): Muôn dậm rong ruổi mới được nửa đường. Tóc nhuốm sầu mà sinh bạc
phơ. Bóng buốm côi ngoài gác Tình Xuyên. Tiếng đoãn địch trước lầu Hoàng Hạc.
Nhớ lại hương thơm hoa chi, chung niềm chí khí. Chi lan là tình bạn anh em thân
thiết (anh em bạn rễ); Sách Gia Ngữ: Đức Khổng Tử chép: Ở với người thiện như
vào nhà có cỏ chi cỏ lan. Khiến ngòi bút thay nhau vịnh việc ởđi. Một vầng
trăng tròn trên thành bên sông. Tưởng cũng sáng thâu đêm ở Cầu Đông. Cầu Đông
là cầu bắt ngang sông Tô Lịch ở phía Đông thành Thăng Long, thường gọi Cầu
Đông bến Đá. Thăng Long Tam Thập Vinh có cảnh Đông kiều lộng địch là cầu
này.
HOÀNG HẠC
LÂU
Ở nhà trạm
Võ Xương gửi quan Binh Bộ Ngô
Muôn dậm ruổi rong được nửa đường,
Bạc phơ mái tóc nhuốm sầu sinh.
Tình Xuyên ngoài gác buồm đơn lướt,
Hoàng Hạc lầu bên tiếng sáo vang.
Hồi tưởng hoa thơm cùng chí khí,
Phân chia ngòi bút việc cư hành.
Một vầng trăng tỏ thành sông sáng,
Tưởng sáng thâu đêm cầu bến Đông.
Thơ Phan Huy
Ích, Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt:
HOÀNG HẠC
LÂU
Võ Xương dịch
thứ phụ Quốc thư ký Ngô Binh Bộ
Vạn lý trì khu thủy bán trình,
Phân phân hoa phát đới sầu sinh.
Tình Xuyên các ngoại cô phàm ảnh,
Hoàng Hạc lầu tiền đoản địch thanh.
Hồi ức chi hương đồng chí khí,
Phân giao tảo bút diệc cư hành.
Giang thành nhất phiến đoàn viên nguyệt,
Tưởng diệc Đông kiều nguyệt dạ minh.
(Dụ Am ngâm
lục tập II. Nxb KHXH. TP HCM 1978 tr 20 , tr 28 )
Phan Huy Ích
chú thích về Hoàng Hạc Lâu như sau:
“Lầu ở thành Vũ Xương, nhìn xuống
dòng sông Hán. Truyền thuyết Phí Văn Phi đắc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc
vàng chơi ở đó. Nay tầng thứ nhất có tương thờ Phí, tầng thứ hai có tượng thờ
Lã Tiên (tức Lã Đồng Tân hiệu là Thuần Dương người đời Đường gặp loạn Hoàng
Sào, đem gia quyến đến núi Chung Nam ở và tu tiên đắc đạo ở đó) bên cạnh đó có
tương thờ Lư Sinh, phía sau có đình Táo Tiên, rễ táo vẫn giống như rễ trầm
hương. Cách bờ là bến lớn sông Hán, người tụ tập đông đúc, hàng hóa chất đầy..
Núi Qui, gác Tình Xuyên, bãi Anh Vũ thật là những cảnh đẹp trong trời đất. Người
ta vẽ nhiều cuốn tranh lầu Hoàng Hạc để bán cho khách. Sứ bộ ta từ nhà công
quán ở Hán Dương, bơi ngang thuyền đến. Buổi chiều lên gác cao, bồi hồi nhìn bốn
phía, lúc đó quan Hàn Lâm họ Đoàn (Đoàn Nguyễn Tuấn), đã làm ba bài thơ trước,
tôi mượn một bài, có nhuận sắc thêm, dựa vào bài bút đề trênvách lầu của ông
Đoàn, tôi cũng ghi lại bài thơ.”
Phan Huy Ích
viết bài thơ nghĩa như sau: Buộc neo vào mỏm đá dưới khe, lên thăm cảnh tiên.
Mái lầu cao trăm thước đứng trên đầu. Hạc vàng mây trắng, lời thơ tuyệt trần.
Sóng biếc cây hồng cảnh thu trong trẻo. Thị thành hoa lệ vẻ tranh chẳng giống.
Khói nước mênh mông lòng khách thêm sầu. Cảnh thật đầy trước mặt, ngâm vẫn chưa
xong. Mượn đề tài tạm ghi lại chuyện chơi lầu.
CHƠI
HOÀNG HẠC LÂU
Ghềnh đá buộc neo thăm cảnh tiên,
Mái cao trăm thước đỉnh lầu trên.
Hạc vàng, mây trắng, lời ngâm tuyệt,
Sóng biếc cây hồng thu gió lên.
Thành thị vẽ tranh lầu chẳng giống,
Khói sông man mác khách sầu thêm.
Cảnh đầy trước mặt ngâm chưa đã,
Mượn thơ ghi lại thú lầu tiên.
Thơ Phan Huy
Ích, Nhất Uyên dịch thơ;
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt
DU HOÀNG HẠC
LÂU
Khê ki duy lãm phỏng tiên du,
Bách xích phi manh nhiếp thượng đầu.
Hoàng Hạc bạch vân nga tuyệt diệu,
Bích ba hồng thụ điếu thanh thu.
Thị thành hoa lệ đồ phi tiếu,
Yên thủy thương man khách diệc sầu.
Chân cảnh mãn tiền ngâm vị cánh,
Tá đề liêu kí thử đăng lâu.
Thơ Phan Huy
Ích
Phan Huy Ích còn có bài thơ khác làm lúc đi về lại lên thăm Hoàng Hạc Lâu: Trước
kia đến Lầu Hoàng Hạc có làm thơ gửi cho quan Binh Bộ Ngô (Thì Nhậm), nay trở về
lại lên chơi lầu, bèn họa bài thơ trước gửi tặng : Cỏ thơm, sông tạnh vẫn con
đường ngày trước, nay trở về lòng mừng tưởng như mọc cánh. Ánh sáng mùa thu lặng
lẽ chiếu vào ba tầng lầu, lòng nhớ quê hương vội vã bay theo một tiếng nhạn.
Xong việc báo tin về, ngựa trạm chạy nhanh, đường sứ xa xôi thuyền khách đang
đi. Nhớkhi ởẢi Nam Quan, cầm tay hẹn hò nhau, Thỉnh thoảng lại nhìn bóng trăng
sáng ngời ở ngôi đài trên núi (đài Chiêu Đức, nơi sứ thần bày đồ cống phẩm cho
quan nhà Thanh xem xét).
LẠI LÊN CHƠI
HOÀNG HẠC LÂU
Sóng tạnh, cỏ thơm vẫn lối xưa,
Tưởng như mọc cánh lúc xe về.
Ánh thu lặng chiếu ba tầng gác,
Tiếng nhạn bay theo một nỗi quê.
Xong việc tin về ngựa trạm lướt,
Xa xôi đường sứ khách thuyền về.
Nam Quan ải nhớ cầm tay hẹn,
Trăng soi trên núi bóng đài xưa.
Thơ Phan Huy
Ích, Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt:
TẠC LAI
HOÀNG HẠC LÂU
Hữu thi thiếp
ký Ngô Binh Bộ kim hồi du tư lâu tái y tiên vận phi ký.
Phương thảo tình xuyên cựu khứ trình,
Qui biền hỉ tự vũ hàn sinh.
Thu quang tỉnh chiếu lâu tam điệp,
Hương tứ mang tùy nhạn nhất thanh.
Thoan sự thư hồi bưu kỵ mẫn,
Chu tư lộ viễn khách chu hành.
Nam quan bả ác tưong kỳ cứu,
Thời phán sơn đài nguyệt sắc minh.
Đoàn Nguyễn Tuấn, cùng đi sứ trong sứđoàn năm 1790, trong Hải Ông thi tập. nxb
KHXH. Hà Nội 1982 có viết 4 bài thơ về Hoàng Hạc Lâu, rất tiếc tập thơ Viện
Nghiên Cứu Hán Nôm lược bỏ 3 bài chỉ còn bài thứ nhất:
Trăm thước lầu cao dựa vòm trời biếc, một dãi lụa trắng chia cõi tây đông. Lay
đọng trước sông, thảm cỏ rậm rạp trên bãi thơm phô màu xanh biếc.Trên bờ bên
kia, rặng phong thưa nơi gác nắng rực rỡ sắc hồng (gác Tình Xuyên). Nơi đâyxưa
thuộc nước Sở của Hạng Vũ từng tranh giành cuộc cờ với Lưu Bang, thời Tam Quốc
thuộc nước Ngô của Tôn Quyền. nơi xảy ra cuộc chiến đấu tranh hùng tranh bá,
giành nhau hơn thua nhưđánh cờ.. Thần tiên ngâm vịnh trong tiếng sáo, nhiều nhà
thơ vịnh phong cảnh Hoàng Hạc Lâu, tiếng ngâm vịnh của họ vẫn còn văng vẳng đâu
đây. Có khách cưỡi bè lên cao ngắm cảnh, sông dài man mác vang lên tiếng cối
chiều hôm.
LÊN LẦU
HOÀNG HẠC
Trăm thước lầu cao dựa biếc xanh,
Một làn lụa trắng cách tây đông.
Bãi thơm cỏ mượt xanh khung cửa,
Gác nắng rừng phong đỏ cách sông.
Hùng bá cuộc cờ tranh cuộc chiến,
Thần tiên ngâm vịnh sáo đàn vang.
Cưỡi bè có khách lên cao ngắm,
Tiếng cối chiều hôm nổi giữa dòng.
ThơĐoàn Nguyễn
Tuấn, Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt
ĐĂNG HOÀNG HẠC
LÂU
Bách xích phi lâu ỷ bích không,
Nhất điều tịnh luyện giới tây đông.
Phương châu thảo mật dao song thúy,
Tình các phong sơ cách ngạn hồng.
Hùng bá tranh hành kỳ cục lý,
Thần tiên khiếu vịnh địch thanh
trung.
Thừa xà hữu khách đăng cao vọng,
Thanh điếu trường giang khởi mộ trung.
Lê Anh Tuấn (1671-1731) hiệu Địch Hiên, người làng Thanh Mai, huyện Tiên Phong
(nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây); Đỗ Tiến sĩ năm 1694 từng làm Chánh Sứ sang nhà
Thanh năm 1715, cha nuôi của Đoàn ThịĐiểm, có bài thơ viết về Hoàng Hạc Lâu:
Danh tiếng vùng sao Dực, sao Chẩn ghi nhớđó là đất Hán Dương, cảnh sắc bốn bềởđây
đãđi vào thi ca và ngâm vịnh. Khói sóng mênh mang khiến tâm tư thêm buồn, gió
trăng mời gọi làm chén khách phải say. Cây cổ thụ giăng ngang như tấm mành che
trên bờ sông. Cột buồm dựng thẳng tựa cây rừng giữa bến mê. Ở bên vùng bến nước
ai là bậc trượng phu ? Thẹn vì cơ tâm lâu nay vẫn còn vương vất. Vùng sao Dực,
sao Chấn chỉ miền Nam Trung Quốc theo địa lý xưa. Cơ tâm: sách Liệt Tử ghi: Có
người hàng ngày ra bể chơi đùa với chim âu. Chim âu cũng vui nhờn với anh ta.
Sau đó anh ta nảy sinh ýđịnh bắt chim âu làm thịt nên chim âu thấy anh ta là xa
lánh vì anh ta nảy sinh cơ tâm, lòng không tốt.
LÊN LẦU
HOÀNG HẠC NGẮM CÂY Ở HÁN DƯƠNG
Dực, Chẩn danh lam đất Hán Dương,
Bốn bề cảnh sắc vào văn chương.
Mênh mang khói sóng buồn lòng khách,
Trăng gió gọi mời say chén suông.
Cổ thụ giăng màn che bến nước,
Cột buồm dựng thẳng tựa rừng sương.
Trượng phu trên bến là ai đó ?
Có thẹn lòng bao nỗi vấn vương.
Thơ Lê Anh
Tuấn, Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt
ĐĂNG HOÀNG HẠC
LÂU VỌNG HÁN DƯƠNG THỤ
Dực Chẩn danh phong chí Hán Dương,
Tứ hoàn cảnh sắc nhập bình chương.
Yên ba hạo diểu sầu nhân tứ,
Phong nguyệt chiêu yêu túy khách
thương.
Già ngạn mạc liêm hoành cổ thụ,
Mê tân lâm mộc thụ phong tường.
Cư tân thùy thị trượng nhân giả,
Tu thuyết cơ tâm cứu thượng hương.
Ngô Thời Vị (1774-1821). Đi sứ đời vua Gia Long làm Phó sứ năm 1807, và
Chánh sứ năm 1821, thay thế Nguyễn Du mới mất. Năm 1807 ông viết: Bức thành bên
sông Hán Thủy, dưới bóng cây và bóng mây mùa thu lờ mờ. Người tiên không thấy
đâu, chỉ thấy mái lầu trơ trọi. Còn hạc vàng ở bên trời bao giờ trở lại ? Hình
như dòng sông phó mặc cho đàn âu trắng bơi lội. Nhà thơ Lý Bạch chưa chịu thua
ai vè bút lực bao giờ sao lại chùn bút. Nhà thơ Thôi Hiệu sao lạ cảnh, chạnh
lòng nhớ quê buồn rầu thế ? Sứ thần nước Việt Nam là Ngô Thời Vị, chẳng sợ đề
thơ kỷ niệm cuộc chơi hôm nay.
ĐỀ LẦU HOÀNG
HẠC
Sông Hán bên thành rợp lá mây,
Người tiên không thấy, thấy lầu đây.
Hạc vàng đi mãi bao giờ lại ?
Âu trắng dành riêng dãi nước đầy.
Lý bá cớ chi chùn bút vội ?
Thôi quân sao lại nhớ quê ngay
?
Sứ thần nước Việt: Ngô Thời Vị,
Chẳng sợ làm thơ viếng cảnh này.
Thơ Ngô Thời
Vị, Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt:
ĐỀ HOÀNG HẠC
LÂU
Hán thủy thành biên vân thụ thụ,
Tiên nhân bất kiến, chỉ không lâu.
Hà thời tiên tế lai hoàng hạc,
Đề ý giang trung phó bạch âu.
Lý bá vị ưng thâu bút lực,
Thôi quân bất hợp tác tương sầu.
Việt Nam sứ giả Ngô Thời Vị,
Đấu đảm đề thi ký thử du.
Phan Thanh Giản, Chánh sứ năm 1834, năm Minh Mệnh thứ 14 viết: Hạc vàng đã khuất
đến nay bao nhiêu năm. Nay có người vùng cực Nam đến thăm. Phan Thanh Giản xác
định mình là người đất Nam Kỳ, vùng cực Nam xa xôi nhất đến thăm Hoàng Hạc
Lâu. Bãi Anh Vũ trước mặt vẫn xanh cỏ thơm. Trên gác Tình Xuyên đám
mây trắng lững lơ che bóng mát. Vén nửa bức rèm thấy mặt trời lặn như trôi trên
sông Hán. Câu thơ tuyệt đẹp. Đầy mắt khói sóng mênh mông làm cho lòng cảm
xúc.Câu kết: Du du trần mộng thập thu tâm. Nhặt chút lòng thu giấc mộng trần.
Phan Thanh Giản chơi chữ thật thú vị : dùng chữ thu tâm chữ Hán hai chữ
viết chung lại thành chữ sầu để nhắc đến chữ sầu trong thơ Thôi Hiệu.
LÊN LẦU
HOÀNG HẠC
Hạc vàng xưa khuất đã bao năm,
Từ góc trời Nam người đến thăm.
Anh Vũ trước bờ xanh cỏ mượt,
Tình Xuyên gác lững trắng mây râm,
Nửa mành trời lặn trôi Giang
Hán,
Một dãi sông dài xuyên cổ kim.
Khói sóng mênh mông lòng cảm xúc
Nhặt chút lòng thu giấc mộng trần.
Thơ Phan
Thanh Giản. Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác
phiên âm Hán Việt:
ĐĂNG HOÀNG HẠC
LÂU
Tích thời hạc dĩ hà niên khứ,
Thiên tải nhân tòng nam cực lân.
Anh Vũ châu tiền phong thảo lục,
Tình Xuyên gác thượng bạch vân thâm.
Bán liêm lạc nhật phù Giang Hán,
Nhất phiến hàn lưu tống cổ câm (kim)
Mãn mục yên ba chuyễn trù trướng,
Du du trần mộng thập thu tâm.
Thơ ngâm vịnh Hoàng Hạc Lâu tạm dừng nơi đây, còn rất nhiều
bài thơ Hoàng Hạc Lâu của các sứ thần khác, như Hồ Sĩ Đống tôi chưa đọc
được. Điều này chứng tỏ các sứ thần Việt Nam không hề sợ thơ Thôi Hiệu, mỗi người
một vẽ, hăng hái làm thơ vịnh lầu Hoàng Hạc, xin nhường lại cho bạn đọc thưởng
thức và bình luận những bài thơ hay nhất về Hoàng Hạc Lâu của các bậc thi hào,
khoa bảng Việt Nam.
Paris
6-11-2015
Tha Nhân gửi cô Thanh Hương:
RépondreSupprimerLẦU HÒANG HẠC (Thể thơ Đường)
Xưa người cưỡi hạc biệt về mô
Để lại Hạc Lầu đứng ngẩn ngơ
Cánh Hạc ngàn đi không trở lại
Vầng mây trăm lượn mãi bơ vơ
Hán Dương nắng chiếu hàng cây ngóng
Anh Vũ sương giăng lớp cỏ mơ
Chiều xuống xa quê tràn nỗi nhớ
Mặt sông khói phủ ngập mong chờ
Tha Nhân
LẦU HOÀNG HẠC (Thể Lục bát)
Hạc Vàng bay tít tầng mây
Hạc đi để lại lầu này bơ vơ
Hạc bay biệt tích giang hồ
Ngàn năm mây trắng ngẩn ngơ nỗi sầu
Hán Dương sông lạnh bấy lâu
Cỏ kia Anh Vũ một màu tang thương
Chiều hôm nặng nhớ Quê Hương
Mặt sông khói phủ vấn vương mối sầu.
Tha Nhân
Phỏng dịch