caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 9 mars 2013

Chuc Mung Ngay Quoc Te Phu Nu 2013 / Trần thị Lại Hồng

Ngày Phụ nữ Quốc tế, mời đọc nguyên bài bên dưới của   Trần thị LaiHồng chuyển ngữ và Việt hóa mấy dòng tặng phụ nữ trong nước, đã lấy ra sẵn, hay vào link này dễ dàng tuy không hilite màu xanh  mấy dòng về ViệtNam.

http://sangtao.org/2013/03/08/banh-mi-va-hoa-hong/#more-43344
Inline image 1
Bánh Mì và Hoa Hồng
James Oppenheim Trần thị LaiHồng chuyển ngữ và Việt hóa mấy dòng tặng phụ nữ trong nước

Khi chúng ta đi, đi diễn hành
trong ngày rạng rỡ
thì cả triệu căn bếp u ám
nghìn cơ xưởng tối tăm xám xịt
bừng rạng rỡ với hào quang chói lói
của vầng hồng vừa soi rạng

Vì người người nghe chúng ta ca vang :
Bánh mì và hoa hồng
(cơm gạo và hoa dủ dẻ, bông chó đẻ hay bông cứt lợn)
Bánh mì và hoa hồng
(cơm gạo và hoa dù dẻ bông chó dẻ hay bông cứt lợn)
Khi chúng ta đi, đi, đi diễn hành
ta cũng dấu tranh cho đàn ông nữa chứ !
Bởi chính thanh niên là con cái đàn bà chúng ta
và giờ ta lại làm mẹ họ
(bởi đàn ông chẳng bao giờ tự do
cho đến khi đàn bà hết là nô lệ)
Chúng ta chẳng thể cứ đổ mồ hôi sôi nước mắt
từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa đời
cả trái tim hồng và cơ thể cùng khao khát
hãy cho chúng ta sống đầy đủ
với bánh mì và cả hoa hồng
(cơm gạo và hoa dủ dẻ, bông chó đẻ hay bông cứt lợn)
Khi chúng ta đi, đi, đi diễn hành
có vô số hồn thiêng anh linh nữ kiệt hay người nữ nghèo hèn vô danh
cũng hòa nhịp chân trong tiếng khóc cùng hát với chúng ta
cất cao lời cầu xa xưa xin bánh mì
(xin gạo xin cơm)
Với bao mỹ nghệ phẩm thêu đan dệt và yêu thương và vẻ đẹp nết na thùy mị
tâm linh khổ nhọc của họ thấu hiểu
phải, thấu hiều chúng ta đấu tranh cho bánh mì
(đấu tranh cho cơm gạo)
mà cũng đấu tranh cho hoa hồng
(cho hoa dủ dẻ, bông chó đẻ hay bông cứt lợn)
Khi chúng ta đi, đi, đi diễn hành
chúng ta đi, đi, cùng đi
đem lại những ngày vĩ đại
những ngày mới, phụ nữ đứng lên, cả cuộc vận hành đấu tranh nhân chủng
không còn khổ nhọc, không còn ăn không ngồi rồi
kẻ làm người hưởng
mười lao lực cho một nằm chơi xơi nước
mà là chia sẻ mọi vinh hạnh của cuộc đời
là bánh mì và hoa hồng
(cơm gạo và hoa dủ dẻ, bông chó đẻ hay bông cứt lợn)
bánh mì và hoa hồng
(cơm gạo và hoa dủ dẻ, bông chó đẻ hay bông cứt lợn)

James Oppenheim
Trần thị LaiHồng chuyển ngữ và Việt hóa mấy dòng

Hoa bang, Ngày Phụ nữ Quốc tế 8 tháng 3, 2013
Nguồn: Dịch giả gửi
Mấy câu in nghiêng trong ngoặc là của dịch giả Việt hóa cho thêm thi vị với người Việt.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3, Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.
Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ thời Cổ Hy Lạp và tiếp tục khắp thế giới từ năm 1857 đến 1911.
Ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là “Bánh mì và Hoa hồng” (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Bài thơ do James Oppenheim sáng tác trở thành bài ca trong các cuộc diễn hành Ngày Quốc tế Phụ nữ.
BREAD AND ROSES
Poem: James Oppenheim; Music: Mimi Fariña; Singer: Judy Collins
As we come marching, marching in the beauty of the day,
A million darkened kitchens, a thousand mill lofts gray,
Are touched with all the radiance that a sudden sun discloses,
For the people hear us singing: “Bread and roses! Bread and roses!”
As we come marching, marching, we battle too for men,
For they are women’s children, and we mother them again.
(For men can ne’er be free til our slavery’s at an end)
Our lives shall not be sweated from birth until life closes;
Hearts starve as well as bodies; give us bread, but give us roses!
As we come marching, marching, unnumbered women dead
Go crying through our singing their ancient cry for bread.
Small art and love and beauty their drudging spirits knew.
Yes, it is bread we fight for — but we fight for roses, too!
As we come marching, marching, we bring the greater days.
The rising of the women means the rising of the race.
No more the drudge and idler — ten that toil where one reposes,
But a sharing of life’s glories: Bread and roses! Bread and roses!
James Oppenheim

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire