caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 9 mars 2013

LẠM BÀN VỀ KẺ SĨ / Đỗ Bình

Kính Qúy Diễn Đàn
Chiều nay tôi nhận được bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Minh Mạch bàn về Kẻ Sĩ. Tôi tôn trọng những suy nghĩ về bài viết, nhưng nhạc sĩ Minh Mạch lại muốn tôi gởi đến qúy bạn, và anh đã viết thêm phần dẫn nhập để tránh sự ngộ nhận. Nhân đây tôi cũng xin được nói qua về nhạc sĩ Minh Mạch : Là một cựu sĩ quan VNCH, dạy học. Anh có năng khiếu về âm nhạc, và theo học guitare cổ điển ngay từ thuở còn trẻ. Cách nay trên hai mươi năm tôi may mắn được một số bạn nhạc sĩ chọn thơ để phổ nhạc, trong đó có nhạc sĩ Minh Mạch. Khi phổ xong anh có đến nhà, và đàn hát cho tôi nghe.
Thời gian đó nhạc sĩ Phạm Duy có mặt ở Paris, tình cờ anh Minh Mạch gặp nhạc sĩ Phạm Duy ở khu thương mại Á Châu Paris 13, và đã cho anh xem bản nhạc mới viết. Anh Phạm Duy xem qua nhưng chẳng nói gì. Nhạc sĩ Minh Mạch về kể cho tôi cuộc gặp gỡ đó, và hỏi tại sao anh Phạm Duy không biểu lộ ý kiến ! Ít ngày sau tôi gặp nhạc sĩ Phạm Duy ở Paris, anh bỗng đề nghị : «Cậu lựa một ít bài thơ đắc ý khi nào hứng tôi phổ cho». tôi dạ, rồi tháng ngày trôi đi mà tôi vẫn không gởi những bài thơ chọn lọc cho anh. Tôi nghĩ anh quá bận nhiều việc, chắc không có thì giờ. Quả thật tôi không muốn gởi, vì nếu muốn phổ một bài thơ, với tài năng của anh Phạm Duy chẳng cần có hứng, chỉ mất 15 phút, hay nửa tiếng, sau đó thêm thắt một chút là xong. Nếu bản phổ ra đời theo lối đó, thì thôi ! Thà tôi nhận một bài phổ của một nhạc sĩ thật sự chia sẻ tâm tình bài thơ tôi cảm thấy vui thích hơn ! Khoảng 2006 nhạc sĩ Trịnh Hưng có về VN và đến thăm nhạc sĩ Phạm Duy, anh Phạm Duy có nhắc tôi trong câu chuyện. Ngay lức đó nhạc sĩ Trịnh Hưng tặng cho nhạc sĩ Phạm Duy bản nhạc mà anh phổ thơ của tôi. Sở dĩ nhạc sĩ Phạm Duy nhớ đến tôi vì có lần sau năm 2000, hội Dược Sĩ ở Paris tổ chức Ngày VănHóa, có mời một số diễn giả, trong đó có nhạc sĩ Phạm Duy nói chuyện về Kiều, nhân tiện giới thiệu luôn CD vừa ra mắt ở Mỹ. Nhưng có một sự việc xảy ra khoảng thời gian trước khi nhạc sĩ Phạm Duy sang Paris, trong một lúc vui cùng các bằng hữu văn nghệ anh đã phát biểu một số câu không hợp tai người nghe ! Sự việc đó trở nên trầm trọng, tiếng đồn ầm ĩ khiến nhiều người phẫn nộ! Hôm đến dự Ngày Văn Hóa ở Cité internationale universitaire de Paris tôi tình cờ vào cửa phụ mà không vào cửa chính, nếu tôi vào cửa chính chắc sẽ không thấy nhạc sĩ Phạm Duy! Khi vào giảng đường tôi thấy tất cả quan khách đều ngồi một phía cánh phải, chỉ mỗi anh Phạm Duy ngồi một mình ở cánh trái giảng đường, và khoảng giũa là nhà văn Thụy Khuê cùng đến với anh Phạm Duy, đang trông quầy sách. Tôi tiến thẳng đến ngồi cạnh anh Phạm Duy, tôi thấy anh xúc động, anh nói : «Cậu không bỏ Tớ !». Thật ra trong đầu tôi luôn trân trọng nghệ thuật và qúy một nhạc sĩcó tài như anh, nên đến với anh, mà không nghĩ gì khác ! Sau đó có thêm một số người quen, họ đến ngồi bên chúng tôi và nghe các diễn giả và nhạc sĩ Phạm Duy nói chuyện cho đến chấm dứt.
Tôi đã viết đôi dòng về nhạc sĩ Phạm Duy qua con người và nghệ thuật, được đăng trên các tạp chí văn học ở Mỹ, lúc anh còn tại thế. Hôm nay lại thêm ít dòng vì bài viết của nhạc sĩ Minh Mạch đã gởi cho các bạn ở Paris, trong đó có tôi. Xin gởi bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Minh Mạch đến qúy Anh Chị.
Kính
ĐB
NhânPHẠM DUY, lạm bàn về KẺ SĨ.

Guyait Charles.

Dẫn khởi: Trong suốt quảng đời thiếu niên của tôi,anh Phạm-Duy
là một kẻ sĩ, thứ bậc được trọng vọng nhất, trên hàng nông công, thương.Nhớ lại vào thập niên 50 cho đếnđầu thập niên 60,nhạc-sĩ Phạm-Duy gần gũi với thế hệ của chúng tôi như một người thân quen trong gia đình.Tuổi thơthì thích nhạc.Vào thời buổi đó, ở miền Nam Việt-Nam trên khắp các tỉnh thành không có nguồn vui tinh thần nào khác hơn cho tuổi trẻ ngoài âm nhạc.Thơ thì nhàm chán ngoài những bài thơ ngụ ngôn Lã - Phụng-Tiên phải học thuộc lòng để trả bài cho thầy giáo.Làm thơ thì không đủ sức nên chỉ biết nghe nhạc và ca hát vui chơi.Trong suốt thời gian hơn 10 năm đó, nnhạc của P.D.đã hướng dẫn lớp trẻ của chúng tôi đến tình tựvới quê hương.Từ đó chúng tôi được anh gắn liền chúng tôi với vận nước:" Bốn nghìn năm ròng rã, ngược xuôi.Khóc, cười theomệnh nước nổi trôi.Tiếng nước tôi...".Đó là bài hát của anh đã làm chúng tôi ứa nước mắt và càng thêm yêu quê hương, đất nước. Và cũng từ đó, nhiều thế hệ đã dấn thân, nhiều bè bạn đã gục ngã để bảo vệ miền Nam cho đến bây giờ .Sau lần giã biệtvới người nhạc-sĩ quê hương đó, chúng tôi sẽ đau đớn nhìn thấy nước non đi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 4 . Nước tôi sẽtrở thành một thuộc địa của Trung-Quốc !Vì đâu và vì sao ?
Dù sao đi nữa, với chúng tôi, anh vẫn là kẻ sĩ, ít ra trong một thời chúng tôi còn là người Việt, những người Việt-Nam cuối cùng còn thiết tha với Tổ-Quốc. Anh đã là một kẻ sĩ ,đã một thời dạy cho chúng tôi biết yêu nước.

                                                   °°°
Chữ " SĨ " là một danh từ mà người Việt ta dùng để định danh cho một người có lý tưởng hoặc có thành tích cao quí nào đó trong mọi lĩnh vực của sinh hoạt: văn học, nghệt thuật, âm nhạc, y khoa, kỹ thuật, lý tưởng phục vụ quần chúng, tôn giáo, đại diện một số đông do tập thể quần chúng bỏ phiếu ,đề bạt, ...Vì thế mới có những danh từ như quân sĩ, bác sĩ, nhạc sĩ, tu sĩ, nghị sĩ, hoạ sĩ, thi sĩ, chí sĩ , liệt sĩ,văn sĩ,võ sĩ,...
Chữ" SƯ " cũng thế. Thay vì dùng chữ kỷ sĩ nghe hơi chỏi tai, người ta dùng tiếng "kỹ sư", và lại gọi là "giáo sư" để phân biệt với chữ "giáo sĩ ".Riêng chữ "bác học" thì lại dành riêng cho lãnh vực khoa học.
-Về đặc tính chuyên môn trong nghệ thuật, người mang danh "sĩ" không cần phải có sáng tạo. Một người biết đặt nhạc cho dù là nhạc tầm thường, thiếu chất sáng tạo vẫn được gọi là nhạc sĩ như thường, hay hoặc dở tuỳngười thưởng thức. Chuyên môn về y khoa, y dược đều là kẻ sĩ, không bắt buộc phải có phát minh, khám phá chuyên môn mà chỉ cần có học về chuyên môn là đủ.
-Người có lý tưởng nhiệt thành với nước hay hy sinh bổn mạng vì lý tưởng " cư an, tư nguy" cũng được trân trọng gọi là chí sĩ hoặc liệt sĩ.
-Người dấn thân đi tìm chân lý cho mình và cho nhân loại cũng được liệt vào hàng "Sĩ": tu sĩ, giáo sĩ.
-Người có bí quyết khéo léo,hoặc có tài năng huyền bí cũng được liệt vào hàng thuật sĩ, đạo sĩ.
Tuy nhiên khi thẩm định giá trị tinh thần của kẻ sĩ, người Á - Đông rất trọng những giá trị về đạo đức nên họ xét giá trị của kẻ sĩ qua 3 tiêu chuẩn : liêm sĩ, sĩ khí và sĩ diện. Ba tiêu chuẩn trên được người Á Châu xem nặng hơn khía cạnh chuyên môn, thành tích và tài năng.
Một kẻsĩ được xem như xứng danh nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên về mặtđạo đức. Trong lãnh vực chính trị, người làm chính trị vẫn chưa xứng được gọi là kẻ sĩ .Thật là tế nhị, ta chưa gặp nhóm từ "chính trị sĩ " bao giờ. Có lẽ vẫn phải mang chữ "gia"(chính trị gia), vì 3 tiêu chuẩn của kẻ sĩ chưa được bàn đến cho một chính trị gia.
Lại vẫn chưa hẳn việc làm chính trị là việc làm cao quí. Xứng danh là một kẻ sĩ hoàn toàn theo quan niệm Á -Đông thậtkhông dễ ! Càng cao danh vọng, càng lắm gian nan !
Một tài năng về học thuật, về nghệ thuật hay tôn giáo nếu phạm phải một vài điều trái ngược với 3 tiêu chuẩn trên sẽ bị người đời xem nhưlà viên ngọc có tì vết.Nhẹ lắm là bị khinh khi, bị "tẩy chay", nặng hơn có thể mang án tù tội hoặc tử hình. Nữ ca sĩ Sylvie Vartan, người ca sĩ đầu tiên về nhạc ROCK'roll của Pháp, vốn là người Bảo -gia-Lợi ( Bulgarie), có gốc gác lai Hung-gia-Lợi và Arménien. Từ lúc gia -đình lưu vong tại Pháp, tránh nạn Cộng-Sản, lớn lên cô không hề trở về du lịch quê hương cho tới khi nước của cô giải thể chế độ CS. Lúc ấy cô mới trở về thăm xứ sở và tuyên bố rất hảnh diện tìm lại được tự do trên đất nước.Đây là một ca sĩ có đầy đủ sĩ khí và sĩ diện .Cô được nhắc đến và rất được kính trọng là bậc kẻ sĩ. Nên nhớrằng cô Sylvie Vartan sanh năm 1944,tại một thành phốnhỏ trên nước Bulgarie, ngay trước khi gia đình cô lánh nạn Cộng-Sản về thủ đô Sofia rồi lánh nạn sang Pháp.Nước Việt-Nam ta có biết bao nàng ca kỹ, không xứng danh kẻ sĩ nnhưSylvie Vartan. Những nàng ca kỹ VN này thật ra chỉ về nước ăn chơi hoặcđể kiếmăn, kiếm sống, bất cần sĩ khí và sĩ diện !
Tô-Đông-Pha ngày xưa có thơ rằng:
"Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng hậu đình hoa "
(Cô gái kia thật là tội, nào biết đâu nước non đã bị mất? Cô vẫn ca hát thong dong chốn lầu đài bên bờ sông).
Hẳn là Tô -Đông-Pha muốn ám chỉ một cách lịch sự rằng cô ấy chỉ là một nàng ca kỹxướng ca vô loại, không xứng đáng là một ca sĩ.
Khi xưa, có biết bao kẻ sĩ bị chết oan ức hay bị ruồng bỏ chỉ vì đi ngược lại với quyền lực phong kiến, độc tài : Nguyễn-Du, Cao-bá-Quát, Nguyễn-văn-Vĩnh, Tô -Hải, Văn-Cao, Minh-Kỳ, ...
Nhưng với lương tri của đại chúng, 3 tiêu chuẩn trên vẫn là 3 điều kiện có giá trị phổ quát , đi ra ngoài sự thẩm định của quyền lực cai trị hay thái độ cực đoan của một nhóm người. Bài này không riêng chỉ nhắm vào Phạm-Duy mà thôi vì ông không phải là kẻ sĩ duy nhất trên đời và trên mọi lỉnh vực. Đây là một bài luận bàn tổng thể và khách quan về vai trò kẻ sĩ. Riêng về hiện tượng khách quan, ta thấy nhạc của Phạm Duy rất ítđược nhắc nhở đến trong làng nhạc đại chúng tại hải ngoại. Nhạc của Phạm Duy quá khó hay quá cũ ,trở thành nhàm ? Ngay cả nhạc của Trịnh-công-Sơn cũng bịchung số phận.
Chỉ có ở trong nước VN hiện thời, chế độcai trị dùng phương tiện truyền thông đểthỉnh thoảng nhắc nhở về nhạc Trịnh-công- Sơn. Riêng nhạc của ông Phạm Duy lại bị bỏ rơi bên kia "Chiếc cầu biên giới "( Cầu Hiền- Lương, theo ẩn ý của nhạc-sĩ P.D.).
Đó là hiện tượng thật tế, rất đáng cho chúng ta phân tích và suy gẫm về phương thức định giá của người đời, lắm khi tuỳ thuộc cả vào chính kiến ! Ông Phạm-Duy là một nhạc-sĩ lớn trong lảnh vực âm nhạc, lại là người đã nằm xuống .Chúng ta chiêm ngưỡng ông nhưng nên tránh phê bình cá nhân ông. Mỗi cái chết đều nênđược người còn sống rút tỉa điều gì hay, đẹp của người quá cố để học hỏi và điều gì không cần thiết để học. Học hỏi nơi tài năng sáng tác của P.D.đã là điều rất khó. Xét chớ nên học hỏi đạo đức của P.D. mà cũng chẳng nên thẩmđịnh P.D. trên tiêu chuẩn đạo đức :
Thật vậy,quan niệm về 2 chữ "Đạo Đức" biến thiên không ngừng theo không gian , thời gian và theo luật tiến hoá của nền văn minh nhân loại :
Cùng một đối tượng thẩm xét, thời này thì " hợp đạo đức", thời sau lại bị bác bỏ. Về nơi chốn cũng vậy ! Ở Trung-Đông có nhiềukhác biệt với Ấ-Đông về tiêu chuẩn đạo đức.Ởcác nước theo đạo Hồi, mọi tiêu chuẩn về Đạo đứcchỉ được xét nghiệm qua kinh Coran mà thôi.Với người theo Hồi giáo, giá trị đạo đức mang tính hằng cữu (trường tồn) và duy nhất.Ở Á - Châu:" Gái thì tiết, hạnh làm câu trao mình", nhưng ở Âu -Châuthì lại khác. Đạo đức chỉ là hệ thống qui luật, trật tựdo loài người đặt để, tùytheo từng thời kỳ, tùy theo nơi chốn và lắm khi tùy theo tôn giáo nữa !
"Đừng nên lo trách người,hãy gắng lo cho mình nên người"
Cổ nhân đã từng khuyên như vậy.
Lạm bàn thêm một chuyện: có nên thêm vàoở cuối câu trên của lời cổ nhân 8 chữ nữa:"sống hợp với nơi chốn và thờiđại "?Nếu chấp nhận thêm vào cụm từ trên, ta càng thêm lý do để đừng nên tỏ ra khắc nghiệt với Phạm-Duy.Ông là một nghệ sĩ vượt không gian và vượt thời gian ! Với bản năng sáng tạo, người nghệ sĩ này không thể tự thu mình trong mọi định chế của xả hội. Thu mình lại sống một cách trung dung, hợp với lẻ đạo của đương thời một cách chuẩn mực là một kiểu sống đóng khung đối với những tài năng muốn tìm cõi hư cấu để sáng tạo. Do đó, người đời thường nói câu : "Có tật mới có tài ". Nhớ xưa , Tản-Đà, Tú Xương, Vũ-hoàng-Chương,... đều có cuộc sống cá nhân bị bình phẩm là rất xấu, rất hư đốn , nhưng lại đều là những bậc kỳ tài. Ngày nay, ở Pháp, có ông D.S.K. cũng khủng khiếp lắm , nhưng tên tuổi , tài năng của ông ta được toàn thể thế giới công nhận là bậc kỳ tài về Quản trị Kinh tế ,Tài chính !
Ngày xưa lúc còn ở Mỹ, Phạm-Duy có nói :
« Rồi đời sau , người ta sẽ hiểu tôi hơn ».
Vậy phẩm chất cao quí của « kẻ sĩ » phải được xét theo tiêu chuẩn nào, thời đại nào, không gian nào cho tài năng của Phạm-Duy ?
Đây là nguyên nhân gây ra ý kiến trái ngược khi nói về P.D. :
Kẻ chê, người khen. Khen thì mở cửa cho ông ấy “sổ lồng” mà chê thì nhốt ông ấy vào cái khung củi ! Con chim lạ hoặc sẽ tung bay trên vòm trời nghệthuật hoặc là sẽ héo hon chết rủ trong chiếc lồng oan nghiệt của kẻ sinh bất phùng thời.
Thế gian này là cỏi trung giới, đủ thứ hỉ, nộ, ái, ố.Làm sao buộc ông Phạm-Duy phải là một ông Bụt ? Nếu ta chê ông D.S.K.,tạisao ta lại khen ông Phạm-Duy ? Điều để được khen, được học hỏi là điều cao quí ,có giá trị trường tồn. Điềuđể kết án nằm trong quan niệm về giá trị của từng không gian,từng thời đại. Bạn có thể cho rằng:
"Và khi bầu trời xuống thật thấp, câu chuyện lại bắt đầu ".

                                                                      
***

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire