caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 1 juin 2013

Nghe nhạc ngoại quốc / David Gilmour- Live at Robert Wyatt's Meltdown (Full concert - Concierto Completo

http://www.youtube.com/watch?v=2VTFPHJpjZk&feature=share&list=PL80010E59748C5B6E

Breathe (fingerstyle guitar)

http://www.youtube.com/watch?v=AeWe_glrSkY&feature=share&list=PL80010E59748C5B6E

David Gilmour - So Far Away


"ĐIỂM SON CỦA TUỔI TRẺ " thơ Trần Trọng Thiện


   ĐIỂM SON CỦA TUỔI TRẺ

Bao năng lực bừng lên từ tuổi trẻ
Toả chiếu hào quang cảm xúc, nhiệt tình
Thật thơ ngây, toàn vẹn, thật trắng trinh
Đầy kỳ lạ, đầy thông minh , sáng tạo

Đầy cởi mở thanh tao, không thô bạo
Hoà mình cùng nhịp điệu với tác phong
Lúc học hành lúc tiếp cận cộng đồng
Dễ thích nghi với tấm lòng hiếu học


 Tuổi trẻ, như ngọn lửa thiêng chọn lọc
Đặt giữa đêm đông, le lói hào quang
Như sóng triều dâng, sinh động, nhịp nhàng
Độc lập riêng mình trên đường sự nghiệp

                Trần Trọng Thiện 


Programme Sport en replay

Hồi ký của nhiều tác gỉa.


Hồi ký của nhiều tác gỉa.

HỒI KÝ GIỮA ĐÊM TRƯỜNG CỦA NGUYỄN THỤY LONG

1 2 3

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1 2 3 4
TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN ĐỐI VỚI QUÂN CÁN CHÍNH VÀ ĐỒNG BÀO MIỀN NAM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 2 3 4
HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN
1 2 3 4 5 6

Spéciale Fête des mères

 


Sylvie Vartan chante ses plus grands succès, Amaury Vassili interprète quelques tubes de Michel Sardou, Léo Rispal reprend le répertoire d'Henri Salvador et Nathalie Lhermitte chante Marie Laforêt.
 

La Bretagne

La Bretagne


La Bretagne est une région aux traditions et au folklore vivaces, comme on peut le constater en la sillonnant de Carnac à Brest, en passant par Rennes.
 

Mais qu'est-ce qui ne tourne pas rond en Chine?

International

 


Copyright Reuters
Copyright Reuters

 
1
 



Romain Renier | 23/05/2013          

L'annonce d'une contraction de l'activité manufacturière en Chine a largement contribué à la dégringolade de la Bourse japonaise ce jeudi.

Justin Bridou était américain...Maintenant, il est chinois!

International

 


Des cochons d'élevage destinés à la fabrication de produits industriels à base de porc Copyright Reuters
Des cochons d'élevage destinés à la fabrication de produits industriels à base de porc Copyright Reuters


Un fonds d'investissement chinois rachète le groupe Smithfield Foods pour la coquette somme de 7 milliards de dollars. Spécialiste des hot-dogs, la société américaine avait racheté en 2006 le groupe Aoste qui compte dans son portefeuille de marques Cochonou et Justin Bridou...

Malgré la crise, le club des millionnaires s'est agrandi en 2012, surtout en Asie

Fortunes



Vue de Pékin - Copyright Reuters


Après avoir stagné, le nombre de millionnaires dans le monde est reparti à la hausse l'an dernier, selon une étude du Boston Consulting Group. La richesse privée s'accroît surtout en Asie, où les places bancaires "offshore" attirent de plus en plus de capitaux.

jeudi 30 mai 2013

(( Viết về cuộc sống )) thơ Trần Trọng Thiện


 (( Viết về cuộc sống  ))


            Lỗi  lầm

Trời Đất sinh người, với nhiều vướng mắc
Phấn đấu quyết tâm, bất trắc vùng lên
Nếm bao mùi vị đủ tên
Đắng cay, chua chát, kêu rên, tủi hờn
   Lầm đường lạc lối đã nhờn
   Mập mờ, mù quáng, chập chờn trong đêm

"Ô Mai Cali ,Ô Mai Ngày Tháng Cũ", tuỳ bút Thanh Hương.

Cám ơn chị Sương Lam đã cho thưởng thức món ngon của tuổi học trò mà thời gian khó làm người ta quên được cái tuổi đáng nhớ ... chẳng biết nhớ món ăn hàng này nhiều hay nhớ những ngày tháng vô tư.

Tuy vậy, những món trái cây khô, có chút chua, đắng, ngọt, mặn này bên mỹ cũng rất đắt... 

Khu phố Bolsa có tiệm Vua Khô Bò, vào trong đó rồi thì khó mà tránh  màn thử các món ô mai đủ loại như bài viết dưới đây, mà còn thêm món chanh khô màu đỏ tiá ngâm đường rồi lăn trong chút cam thảo, hay chút xí muội ướt ... mấy cô bán hàng , cô nào cũng ngọt ngào hơn bên tây.



"Chị ơi , chị cứ thử hết đi nhé",
"Uống thêm miếng trà này hay trà kia, mùa hè trời nóng, uống vào đi đâu mệt là hết mệt ngay",
 giá tiền thì chỉ có theo pound chứ không theo kg như bên tây, tính ra cũng cở khoảng 15 đô la/kg năm 2009, bây giờ thì không biết là giá cả thế nào.

Đang trời nóng mà bên tai, cô bán hàng nào cũng nhỏ nhe, lâu ngày không nghe con gái việt như vậy, tôi thì thích thú lắm, nhưng không dám gọi em mà gọi chị, làm mấy cô bạn đi theo cười mình đúng là dân tây, trong khi chúng nó gọi em cho chị món này món kia, làm tôi thấy mình thật buồn cười ...

Ra khỏi cửa tiệm thì trong tay cũng leo nheo những món quà vặt, thêm những cục trà thứ này thứ kia, về ngâm trong nước là có ngay những thức uống mà Cali đi dễ khó về ...



Nói đến ăn hàng thì thật là nhiều chuyện, nhưng dù sao đi dạo phố Bolsa với bạn bè ngày xưa trong một không khí hè, thời gian như dừng lại và tâm hồn thật thoải mái ...

Ô Mai Tuổi Thơ.

Hương xưa như vẫn đâu đây
Ô mai, cam thảo ngất ngây tháng ngày.
Hè sang, năm tháng phôi phai
Vẫn còn đâu đó, tiếng ai chào hàng.
Tuổi thơ qua rất nhẹ nhàng
Men chua, vị đắng, ngày vàng qua mau.

Thanh Hương

Vài hình ảnh cũ post lại gửi theo đây

Ô mai, món ăn; Ô mai, vị thuốc và Umeboshi.



Qua 30 năm các nhà khoa học tìm được nhiều điều thú vị về mơ muối, những lợi ích của nó không còn nghi ngờ gì và được chứng minh ngay cả bằng phương pháp khoa học. Nhiều khoa sinh hoá đã khám phá ra các tác dụng được tính của nó, nhưng còn nhiều hữu dụng của mơ muối mà cho đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được.

Người xưa, không hề hiểu biết về tính sinh hoá và thành phần hoá học của mơ, vậy mà họ đã thành công trong việc chuyển biến một loại trái cây không ăn được, một sản phẩm phong phú của thiên nhiên, trở thành một món gia vị tuyệt vời có được tính rất mạnh.



"Mẹ tôi thường làm umeboshi hàng năm. Khi tôi sống ở New York, công việc của tôi quá bận rộn nên tôi không có nhiều thời gian để nấu nướng, vậy là món umeboshi bị rơi vào quên lãng. Nhưng giờ đây, tôi đã nghỉ hưu và tôi muốn làm món ăn này theo cách cổ truyền. Umeboshi tự làm ngon hơn rất nhiều so với loại mua ở cửa hàng, cho nên nó rất đáng để bạn bỏ công sức ra ."
mo muoi
 Nguyên liệu và dụng cụ:
Bạn cần 4 loại nguyên liệu để làm  umeboshi: mơ, muối hạt, lá tía tô và rượu Shochu, một loại rượu cất có nồng độ trung bình mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu tại Nhật Bản với giá bình dân. Nếu như bạn không mua được shochu, thì có thể dùng rượu vodka hoặc những loại rượu cất trắng có độ cồn tương đương.
mơ muối muối
tia to ruou shochu
Các bạn cũng cần tới vài cái bát, mẹt tre, đáy phẳng , miệng rộng, hũ đựng bằng gốm, thủy tinh hoặc nhựa nguyên chất ( không được dùng đồ đựng bằng kim loại ), một túi nhựa to hoặc dày, một bình rộng để đựng umeboshi.
Sơ chế mơ
Ở Nhật Bản, umeboshi luôn được làm trong khoảng thời gian từ giữa cho đến cuối tháng 6, bởi vì trái mơ có chất lượng tốt nhất vào thời điểm này trong năm. Mơ được muối khi còn xanh và rất chua. Tôi thường dùng loại mơ trồng tại quận Wakayama, vùng Kishuu. Mơ Kishuu là lựa chọn tốt để làm loại umeboshi thượng hạng.
Tôi biết rằng bây giờ umeboshi đã có thể được tìm thấy tại Mỹ. Khi bạn mua, hãy chắn chắn rằng bạn đã chọn được sản phẩm chính hãng, có xuất xứ rõ ràng và không bị hỏng. Thậm chí là một vết hư hỏng nhỏ hoặc một vết cắt trên quả mơ cũng có thể gây mốc, đó là nguyên nhân chính khiến cho món umeboshi bị hỏng.
qua mo
Khi mua mơ về, bạn hãy nhặt sạch cuống và lá còn xót lại. Cách tốt nhất để làm việc này là dùng một cái que gạt. cố gắng không cho các quả mơ bị trầy vỏ khi thao tác nếu không nó có thể làm cho mơ bị thối hoặc mốc.
Khi cuống và lá đã được làm sạch, rửa mơ nhiều lần dưới vòi nước chảy, sau đó đổ nước lạnh vào một cái tô lớn và ngâm mơ qua đêm để loại bớt vị đắng trong quả mơ.
Sau khi ngâm qua đêm, vớt mơ và để cho mơ ráo nước. Chuẩn bị sẵn một bát rượu shochu hoặc vodka, ngâm mơ ngập trong rượu để loại bỏ tất cả các bào tử nấm mốc trên bề mặt.
Sơ chế lá tía tô
Lá tía tô sẽ đem lại màu sắc và hương vị cho món umeboshi. Lượng lá tía tô được sử dụng chiếm khoảng 10% trọng lượng mơ, ví dụ bạn dùng 1 kg mơ thì sẽ dùng 100g lá tía tô. Rửa sạch tía tô, nhặt sạch cuống, dùng tay nhầu tía tô với một ít muối cho đến khi lá mềm ra.
Tỷ lệ giữa muối/ mơ
Dùng muối thô không chứa i-ốt. Tôi dùng muối biển thô. Bạn cũng có thể thay thế bằng muối hạt.
muoi
Lượng muối, hoặc tỷ lệ muối đối với mơ quyết định đến độ mặn của món umeboshi khi nó hoàn thành. Mẹ tôi thường làm món umeboshi rất mặn với khoảng 20% muối. Tôi thích làm theo tỷ lệ của mình với lượng muối ít hơn, khoảng 8%. Việc giảm lượng muối cùng đồng nghĩa với việc làm cho mơ dễ bị mốc, vì vậy khi mới làm hãy bắt đầu với tỷ lệ muối khoảng 12% hoặc 10%. Bạn cũng có thể làm giảm bớt vị mặn khi ăn bằng cách  ngâm mơ muối vào nước muối pha loãng ( nó sẽ làm cho unmeboshi bớt mặn nhưng vẫn giữ được hương vị )
Bạn có thể dùng một trong số các tỷ lệ sau đây:
• 8%: 80g muối/ 1kg mơ
• 10%: 100g muối/ 1kg mơ
• 12%: 120g muối/ 1kg mơ
Chuẩn bị hũ đựng
hu mo
Sử dụng một bình to, miệng rộng hoặc đồ chứa có đáy sâu. Rửa sạch tất cả bên trong cũng như bên ngoài, sau đó khử trùng bên trong. Một số người khử trùng bằng cách luộc hũ đựng trong nước sôi, nhưng thông thường người ta dùng một chút rượu shochu hoặc vodka.
Cho nguyên liệu vào hũ
Trước tiên là rắc một lớp muối hạt, sau đó đến một lớp mơ, rồi một ít tía tô. Cứ lặp lại một lớp muối – một lớp mơ – một lớp tía tô cho đến khi kết thúc là một lớp mơ. Khi đã xong, phủ lên trên bằng một chiếc túi nhựa hoặc một cái vỉ, sau đó đặt lên trên một vật nặng có trọng lượng ít nhất là bằng một nửa lượng mơ, cụ thể là 1kg mơ sẽ cần một vật nặng nặng 500g để nén. Nếu bạn không có vật nén chuyên dụng bằng sứ, bạn có thể dùng bất cứ thứ gì mà bạn cho rằng có công dụng tương đương như là: túi đựng nước ( miễn là túi không bị thủng, hoặc rỉ nước), chai đựng nước, đá cuội sạch đựng trong túi nhựa, .v.v..
Cho đến khi mơ đã được cho vào hũ và được nén xuống, phủ miệng hũ bằng một tấm vải, bạn có thể dùng vải thưa hoặc một cái khăn, cột lại bằng một sợ dây hoặc sợi cao su. Đặt vào hũ vào nơi mát và tối trong nhà bạn cho đến khi mơ trở lên mềm và chìm hoàn toàn trong dung dịch màu đỏ. Dung dịch này rỉ ra từ quả mơ khi nó ngấm muối. Công đoạn này sẽ mất khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn.
Cho đến khi chất lỏng dâng lên khoảng 2 cm ( 1 inch ) so với mơ, thì giảm bớt trọng lượng của vật nén xuống còn một nửa, và để mơ ngâm trong chất lỏng trong hũ cho đến lúc mơ được mang ra phơi khô dưới ánh sáng mặt trời.
Phơi khô mơ
Phần “hoshi/boshi” của từ umeboshi có nghĩa là “phơi khô”, và khâu phơi khô là khâu vô cùng quan trọng. Ở Nhật Bản, chúng tôi tính toán thời điểm làm umeboshi sao cho công đoạn ướp muối kết thúc vào mùa Doyou no ushi no hi (土用の丑の日), mùa này thường rơi vào các ngày khác nhau trong năm, nhưng luôn luôn vào khoảng từ giữa đến cuối tháng 7. Ngày này luôn được đánh dấu trên lịch của người Nhật như những ngày nghỉ khác và những ngày đặc biệt trong năm, cũng như những ngày lễ thánh trong Ki-tô giáo được đánh dấu trên lịch của người châu Âu. Sau khi mùa mưa kết thúc và thời tiết bắt đầu trở lên khô nóng hơn, đó là dấu hiệu cho thấy rằng đã đến lúc làm mơ muối ( khoảng thời gian này được gọi là  doyou no hi (土用の日), mùa doyou). Nếu như bạn không sống tại Nhật, chỉ cần xem dự báo thời tiết để dự tính khoảng thời gian kéo dài vài ngày, khi trời đẹp, có nắng và nóng. Khi mơ ngập hoàn toàn trong chất lỏng màu đỏ, vớt mơ và tía tô ra khỏi hũ. Chất lỏng còn lại – nước mơ muối, hay còn được gọi là dấm mơ, cũng rất thơm ngon )
Cho mỗi lớp mơ trong hũ lên một cái mẹt, và lá tía tô thì trải thành từng tảng nhỏ phơi riêng. Ở đây bạn thấy rằng, tôi đặt những cái mẹt thành hàng lên trên những tờ báo phía ngoài ban công của nhà mình. Những tờ báo tránh việc làm bẩn mặt bàn phía dưới.
phoi mo

Phơi mơ như thế này ở nơi có nắng và thoáng gió trong khoảng 3 ngày. Nếu trời mưa hãy mang mơ vào trong nhà. Đảo những quả mơ ít nhất 1 lần một ngày cho khô đều các mặt.
Khi việc làm mơ muối đã hoàn thành, trông chúng sẽ như thế này. Những quả mơ khô dẻo, thật thơm ngon.
mo muoi
 Món umeboshi đã được hoàn thành. Bạn có thể đựng chúng trong bình, xếp xen kẽ từng lớp với lá tía tô. Hoặc cho một ít vào trong dấm mơ để có những quả mơ có lớp cùi mềm hơn. Đó là điều mà tôi đã làm với bình mơ muối này.
hu mo

Đây là một bình khác ( được làm từ năm ngoái ). Tôi đựng một ít mơ muối mềm trong lọ thủy tinh sạch và một ít mơ muối khô trong bình gốm.
mo muoi

Umeboshi ngày càng ngon hơn theo thời gian trong vòng vài năm. Tôi thường dùng 3 năm sau khi làm chúng, thậm chí bạn có thể dùng hết trong vòng 1 năm. Tôi nghĩ dùng umeboshi ngon nhất là trong vòng 5 năm. Sau khoảng 10 năm hoặc hơn nó bắt đầu ngấu và rữa nát nếu được ngâm trong dấm mơ, nhưng vẫn có thể ăn được.
mo muoi mo muoi lau nam

Nguyễn Phượng-duhocnhatban.net (dịch)
Nguồn tin: Internet
 

Mơ chín rộ lúc hè về. Mơ  có thể ăn tươi hay chế biến thành nước quả, nước cất mơ, ô mai , xí muội…

1.Nước quả mơ

Quả của Bạch mai ( quả mơ) lúc chín -Apricots fruit
Quả của Bạch mai ( quả mơ) lúc chín -Apricots fruit
Nước ép từ quả mai mơ được rút ra bằng cách ngâm nó với đường. Tại Trung Quốc, nước quả  mơ chua được làm từ mơ hun khói ( ô mai tức mai mơ sẫm màu). Nó có màu từ cam ánh hồng nhạt tới đen ánh tía và thường có vị hơi mặn và hơi khói. Theo truyền thống nó được tăng thêm hương vị bằng hoa mộc tê (Osmanthus fragrans), và được uống ở dạng lạnh trong mùa hè. Nước quả sản xuất tại Nhật Bản và Triều Tiên, làm từ quả mai mơ còn xanh, có vị ngọt và hương thơm, được coi là đồ uống giải khát trong mùa hè. Tại Triều Tiên, nước quả maesil, được tiếp thị như là loại đồ uống bổ dưỡng, ngày càng trở nên phổ biến. Nó được sản xuất ở quy mô công nghiệp dưới dạng xi rô đậm đặc có vị ngọt chứa trong các bình thủy tinh; được hoàn nguyên để dùng bằng cách khuấy một chút xi rô trong cốc nước. Xi rô này cũng có thể làm tại gia bằng cách lưu trữ một phần maesil tươi trong bình chứa với một phần đường (nhưng không có nước). Tương tự ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, nước xi rô làm từ mơ ngâm đường là thứ đồ uống khá thông dụng trong mùa hè ở miền Bắc Việt Nam.

2.Rượu mùi


Một cốc umeshu (mai tửu) pha đá
Rượuquả  mơ, hay vang quả mơ, khá phổ biến tại Nhật Bản và Triều Tiên, Umeshu ( mai tửu) tức là rượu mai mơ, đôi khi gọi là “vang mai mơ”) là một loại đồ uống chứa cồn của người Nhật được làm bằng cách ngâm các quả  mơ còn xanh vào trong shōchū ( thiêu trữu: một dạng rượu gạo của Nhật Bản). Sau khi ngâm nó có vị ngọt và êm. Hương vị của umeshu có thể hấp dẫn cả những người mà thông thường không thích uống rượu. Loại rượu mùi tương tự ở Triều Tiên, gọi là maesil ju ( Mai thực tửu), được tiếp thị dưới nhiều tên gọi thương phẩm khác nhau như Mae Hwa Su, Mae Chui Soon, Seol Joong Mae. Các dạng rượu mai mơ của Nhật Bản và Triều Tiên đều có loại chứa nguyên quả mai mơ trong chai.
Tại Trung Quốc, rượu mai mơ được gọi là (mai tửu). Nó có màu đỏ.
Rượu mơ giúp ăn ngon, đỡ khát nước. Có thể pha nước uống giải khát. Ngày uống 30-60ml.
Vị chua của  quả Mơ có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt. Lợi dụng phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ vị chua của mơ là hợp với khoa học. Quả mơ là thứ quả quý giải khát, sinh tân dịch, là vị thuốc Đông y nổi tiếng.
 Quả Mơ xanh được gọi là thanh mai, đem ngâm rượu gọi là rượu thanh mai, có thể chữa viêm dạ dày, nôn mửa, đau bụng, phong thấp, đau khớp xương, phòng cảm nắng, cảm nóng. Thanh mai được sấy khô có màu sẫm gọi là ô mai, là vị thuốc thường dùng trong điều trị lâm sàng của Đông y. Ô mai vị chua, tính bình, vào đường kinh can, tì phế, đại tràng, có công hiệu nhiều mặt, chữa được nhiều bệnh.
Tại Việt Nam có một số loại rượu mùi khá nổi tiếng làm từ quả  mơ như: Rượu quả  mơ Núi Tản, Rượu quả  mơ Yên Tử, Rượu  quả mơ Hương Tích…
Tại Đài Loan, sự cách tân phổ biến theo phong cách Nhật Bản của umeshu kể từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai là ô mai tửu, được sản xuất bằng cách trộn mai tửu), lí tửu ( tức rượu mận) với rượu từ trà ô long

3.Mai mơ muối và mứt mai mơ


Umeboshi
Umeboshi , hay mai mơ muối (mai mơ ngâm), là một đặc sản của người Nhật. Được tạo hương vị bằng muối với lá shiso (tía tôPerilla spp.), nó có vị khá chua và mặn, và vì thế chỉ nên ăn một cách vừa đủ. Umeboshi nói chung được ăn cùng cơm. Trong ẩm thực Trung Hoa, mai mơ ngâm dấm và muối gọi là toan mai tử , và nó có vị chua và mặn tương tự như umeboshi.
Thoại mai ,là tên gọi để chỉ chung một số loại thực phẩm của người Trung Quốc trong đó có mai mơ ngâm với đường, muối và một số loại thảo dược khác như cam thảo. Nói chung có hai dạng thoại mai: dạng khô và dạng ướt (ngâm dầm). Tuy nhiên, hương vị và cách chế biến thì có sự khác biệt lớn giữa các khu vực.
Trong ẩm thực Việt Nam,dạng mai mơ khô tương tự như vậy gọi là ô mai hay xí muội, một món mà thanh thiếu niên rất thích, đặc biệt là nữ giới. Có lẽ ô mai gắn liền với thiếu nữ nên có nhà văn đặt ra cụm từ “tuổi ô mai” để chỉ những cô gái mới lớn. Còn từ “xí muội” có nguồn gốc từ cách phát âm trong tiếng Quảng Đông của từ “toan mai” (mai chua).

Ô mai mơ
Ô mai, là vị thuốc thường dùng trong điều trị lâm sàng của Đông y. Ô mai vị chua, tính bình, vào đường kinh can, tì phế, đại tràng, có công hiệu nhiều mặt, chữa được nhiều bệnh.
Ô mai được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng. Ngậm hoặc sắc uống. Ngày uống từ 3-6g. Còn dùng chữa giun (phối hợp với các vị thuốc khác), đặc biệt trong trường hợp giun chui ống mật. Ô mai có tác dụng do môi trường acid làm cho giun chui khỏi ống mật trở về ruột và bị tống ra. Ô mai còn dùng chữa chai chân, làm rụng trĩ. Bị chứng ho lâu ngày làm tổn thương phổi, phế khí phù tán dẫn đến ho khan khó khỏi: Có thể dùng ô mai kết hợp với bán hạ, hạnh nhân, bách hợp, tử uyển, túc xác, hoàn phác hoa điều trị.
Tổng hợp

Les nouvelles du Mercredi, 29 Mai 2013


 

 
 
                          Les nouvelles du Mercredi, 29 Mai 2013  
 
                                                       Bon Mercredi
 
                                                                                                                                      Il n'y a rien de plus agréable qu'à lire les nouvelles,
                                                                                                                                                    tout en écoutant de la musique ...
 
                                                                                    100 All Time Greatest Hits CD 1 No. 1 - Franck Pourcel    
                                                                                                                                           All Time Greatest Hits - CD #1 - 
CD #2 
 
                                                                      
 
                                              BBC/Francais - Rfi/Francais -  Rfa/English - VOA/English  
                                                       Journal La Presse - Journal De Montréal - Journal Le Soleil 
                                                       Paris Match - Le Figaro - The New York Times - Le Devoir
 
                                                                       The Vancouver Sun -  Al Jazeera/English
 
                                             RDI/Nouvelles TVA/Nouvelles - CBC/News - CNN/News - Fox/News
 

Những công trình rùng rợn làm từ

Những công trình rùng rợn làm từ
xương người

1. Nhà nguyện xương tại thành phố Evora (Bồ Đào Nha)
Đằng sau những kiệt tác kiến trúc tuyệt vời của hầm mộ, nhà thờ, nhà nguyện bằng xương người này đều ẩn chứa những bí mật cũng như những câu chuyện khiến ta phải sởn gai ốc.



Boyzone - No Matter What


Món ăn Huế trên đất Phương Nam


Tác giả: Tiểu Kiều




Hiện nay , các món ăn của cố đô rất phổ biến tại thành phố phương Nam, trên khắp các con đường nhộn nhịp hay tận trong ngỏ hẻm - đâu đâu cũng có những quán ăn lớn , nhỏ, các nhà hàng , khách sạn ....bán đặc sản Huế. Thực khách sẽ được thưởng thức hương vị đậm đà của bánh lá chả tôm, bánh bèo nậm lọc, cơm hến , cơm âm phủ, bún bò , chè hạt sen .... những thức ăn độc đáo hấp dẫn người miền Nam và ấm lòng người xa Huế ...

mercredi 29 mai 2013

10 sòng bạc lớn nhất thế giới

Những sòng bạc này đã làm cho nhiều hạnh phúc lớn nhất thành bất hạnh nhất....


Đó là 10 sòng bạc hàng 
đầu thế giới được các “đại gia” chịu chơi thường lui đến và kiếm được tới hàng 
triệu đô.

1. The Venetian Macao, ở Macao, Trung 
Quốc