caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 4 avril 2020

Di tản cấp bách dân của các nước Âu Châu ra khỏi Việt Nam.

Mời quý anh chị đoc ̣ bản tin của báo Thời Báo Đức.


COVID-19: Các nước châu Âu hồi hương công dân từ Việt Nam – Chiến dịch giải cứu hồi hương lớn nhất trong lịch sử nước Đức

Thông báo của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội về 2 chuyến bay đưa về nước người Đức bị mắc kẹt tại Việt Nam
Trong chiến dịch giải cứu hồi hương lớn nhất lịch sử CHLB Đức cho đến nay, các chuyến bay hồi hương do Bộ Ngoại giao CHLB tổ chức đã đưa về nước hơn 200.000 khách du lịch người Đức mắc kẹt ở nước ngoài. Hàng chục ngàn người vẫn đang chờ đợi – ví dụ ở Việt Nam, Peru hoặc Ấn Độ. Ban tham mưu khủng hoảng của  Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đang tìm kiếm giải pháp.
Cả Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại Tp. HCM cũng đang tích cực chuẩn bị tổ chức các chuyến bay hồi hương cho khách du lịch người Đức đang bị mắc kẹt tại Việt Nam.
Trong những ngày qua 73 công dân Đức tại Việt Nam đã được đưa về nước bằng ba chuyến bay đặc biệt của các nước châu Âu khác. Các chuyến bay được tổ chức với sự hợp tác với Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội, ĐSQ Ba Lan và ĐSQ Áo tại Hà Nội.



Chuyến bay hồi hương do Đại sứ quán CH Séc tổ chức, khởi hành từ Hà Nội đi Praha vào ngày 25/3
– Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội cho biết, chuyến bay hồi hương khởi hành từ Hà Nội đi Praha vào ngày 25/3. Trong tổng số 286 hành khách có 204 công dân Séc và 82 công dân của các quốc gia EU khác.
– Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội nói rằng, tối hôm 28/3 Hãng hàng không Ba Lan LOT đáp chuyến bay từ Hà Nội đến Warsaw để đưa công dân Ba Lan, Đức, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch về nước. Hôm nay 29/3 chúng tôi rất vui mừng máy bay đã đến nơi an toàn. Một tuần làm việc bận rộn đã kết thúc tốt đẹp.
Trước đó ngày 19/3 Hãng hàng không Ba Lan LOT cũng có một chuyến tương tự với hành trình Hà Nội – Tp. HCM – Warsaw.



Chuyến bay của Hãng hàng không Ba Lan hôm 28/3 tại sân bay Nội Bài
– Bộ Ngoại giao Áo thông báo, chuyến bay khẩn cấp từ Manila qua Hà Nội đến Vienna đưa về nước 287 hành khách bị mắc kẹt ở Philippines và Việt Nam đã diễn ra vào thứ Hai ngày 30 tháng Ba. Vào sáng sớm ngày 31/3, máy bay đã hạ cánh tại sân bay Vienna.
– Ngoài ra, hôm 31/3 đã có một chuyến bay từ Việt Nam đến Lithuania hồi hương 220 công dân của những nước EU.
 Đây là chuyến bay được thực hiện theo đề xuất của Liên minh châu Âu (EU), chính phủ Lithuania cho hay. Giờ khởi hành là 7h hôm 31/3 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM. Máy bay sẽ quá cảnh tại sân bay Suvarnabhumi, Bangkok, Thái Lan lúc 8h45 và sau đó bay thẳng tới Lithuania, hạ cánh xuống sân bay Kaunas lúc 17h15 theo giờ địa phương.
220 công dân EU bị mắc kẹt tại Việt Nam, trong đó có 120 người Lithuania sẽ trải qua hành trình 10 tiếng trên máy bay.



polyad
Sau khi đưa 286 hành khách Séc và EU hồi hương vào ngày 25/3, Bamboo Airways tiếp tục triển khai chuyến bay đưa 220 hành khách người Lithuania và EU vào ngày 31/3
Đại sứ quán Đức cảm ơn những người bạn châu Âu vì sự đoàn kết và hợp tác trong thời điểm khó khăn này. Với những du khách Đức vẫn đang mắc kẹt tại Việt Nam Bộ Ngoại giao Đức đang tích cực hoạt động để sớm triển khai một khả năng hồi hương tiếp theo.
Cuối tuần này sẽ có 2 chuyến bay đưa về nước những công dân Đức còn mắc kẹt tại Việt Nam. Hai chuyến bay hồi hương về Đức do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức:
– Chuyến bay 1: khởi hành từ Hà Nội đêm Chủ nhật ngày 5 tháng 4, và đến Đức Thứ Hai, ngày 6 tháng 4.
– Chuyến bay 2: khởi hành từ Hà Nội đêm Thứ Ba, ngày 7 tháng Tư, đến Đức Thứ Tư, ngày 8 tháng 4.
Cả hai chuyến bay khởi hành từ Hà Nội bay đến Frankfurt – Đức và sẽ dừng tại TP HCM để đón thêm công dân Đức còn mắc kẹt tại đây.
Đặc biệt cả 2 chuyến bay này, tất cả hành khách đều được miễn phí, không phải trả tiền vé.
Được biết, Chuyến bay dự kiến ban đầu vào ngày 4 tháng Tư, phải hoãn lại vào đêm ngày 5 đến 6 tháng Tư vì lý do tổ chức.
Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cũng thông báo, máy bay cất cánh từ Hà Nội lúc 1.45 giờ sáng và đến TP. HCM lúc 05.05 giờ sáng. Xử lý chuyến bay sẽ mất nhiều thời gian hơn các chuyến bay thương mại. Do đó, ĐSQ Đức yêu cầu hành khách đến sân bay ít nhất bốn giờ trước khi khởi hành.
Máy bay sẽ hạ cánh xuống sân bay Đức Frankfurt am Main lúc 12.35 giờ trưa.
Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)

Năm Đại Dịch Này Nhớ Hoạn Nạn Năm Xưa,Tùy bút Caroline Thanh Hương.

 Năm Đại Dịch Này Nhớ Hoạn Nạn Năm Xưa.
Tùy bút Caroline Thanh Hương

Năm 2003, nước pháp đang vào mùa hè, tháng tám, khi đa số dân chúng vắng mặt để đi nghỉ hè, thì nạn hạn hán đã gây sự bất lực của chính phủ để chứa những xác chết vì nóng.
Họ bỏ quên những người lớn tuổi tại nhà, quên cho uống nước, đóng bớt cửa để chận ánh nắng oi bức vào nhà và nhiều nhà không có máy lạnh hay đủ giữ mát mẻ cho số người này.
Thế là những cái chết hôi thú trong những appartement không ai hay biết đến khi người ta nghe mùi và phá cửa vào để mang thây đi.
Những thây người vô thừa nhận vì không còn thân nhân, họ mang đi đâu và làm sao chôn cất cho kịp?
Để giải quyết phòng lạnh cần bảo trì thây cho đến ngày chôn cất, chính phủ lúc bấy giờ trưng dụng những xe tủ lạnh, thường dùng chở thực phẩm tươi để chứa xác trước khi thân nhân những người này trở về từ những nơi nghỉ hè.
Năm nay, 2020,đại dịch lại đến, lại như năm 2003, chính phủ lại trưng dụng phòng lạnh của chợ bán thực phẩm tươi Rungis.
Mời quý anh chị đọc bài viết trong báo Le Parisien để biết thêm và một phóng sự truyền hình tại Mỹ nói lên sự quá tải của nhà quàng.
Kính chúc quý anh chị một ngày may mắn và an toàn sức khỏe, hạn chế đi ra đường trong lúc chúng ta chưa có thuốc ngừa hay trị bệnh này.
Caroline Thanh Hương
04 tháng 4 năm 2020


Mỹ: Các lò thiêu hoạt động hết công suất – 45 xe đông lạnh để “chứa người”

Các lò hỏa thiêu tại thành phố New York đã phải tăng thêm giờ, và thiêu xác chết mãi tới tận khuya. Bang New York đã bắt đầu cập nhật liên tục các lễ mai táng và ngày càng phải sử dụng các nghĩa trang xa thành phố hơn về hướng Bắc của tiểu bang để tạm chôn cất người chết.Dịch Cúm Vũ Hán quét qua bang New York chưa lên tới đỉnh mà những người làm công việc mai táng chưa bao giờ bận rộn tới mức này, theo bản tin của Reuters.Các nhà quàn và các nghĩa trang cho biết mức cầu tăng cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ vì dịch Cúm Vũ Hán, đại dịch đã lây nhiễm virus Cúm Vũ Hán cho hàng ngàn người, và giết chết hơn 2.300 người trên toàn bang New York, tính cho tới khoảng 2 giờ chiều ngày 2/4 – giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Chúng tôi đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, điều đang bắt đầu trở thành hiện thực theo nhiều nghĩa khác nhau” – ông Mike Lanotte, giám đốc điều hành của Hiệp hội các giám đốc tang lễ tại bang New York, cho biết.
Theo Reuters, đa số người dân New York thường lựa chọn hỏa táng hơn là chôn cất. Thế nhưng, thành phố đông dân nhất nước Mỹ này chỉ có 4 trung tâm hỏa táng: 1 ở khu Bronx, 1 ở Brooklyn và 2 ở Queens.
Không ai có thể tưởng tượng điều này sẽ xảy ra” – ông J.P. Di Troia, chủ tịch nhà hỏa táng Fresh Pond tại Queens, cho biết. Ông Di Troia miêu tả đại dịch này là một trong những sự kiện khủng khiếp nhất ông từng chứng kiến trong suốt 52 năm làm nghề.
Nhà hỏa táng thuộc nghĩa trang Green-Wood của Brooklyn cho biết họ nhận 15 đến 20 thi thể mỗi ngày từ khi tăng giờ làm việc, tăng gần gấp đôi so với con số bình thường.
Xe tải đông lạnh ở thành phố New york dùng để chứa xác
Tình trạng dồn ứ đang dần ảnh hưởng đến cả các bệnh viện. Trung tâm Bệnh viện Brooklyn hôm 31-3 thông báo các thi thể của bệnh nhân đang lưu lại nhà xác lâu hơn bình thường vì “các gia đình không thể nhanh chóng thu xếp” việc an táng.Trong khi đó, ông Andrew Nimmo, quản lý Hãng dịch vụ tang lễ Bergen, cho biết: “Các ngăn lạnh của tôi đã đầy. Nhưng tôi không thể đưa thi thể (đi hỏa táng) nhanh được“. Sức chứa của nhà xác ở Bergen lên tới 40 thi thể, theo ông Nimmo.
Một cư dân tên Moylan nói ông không nhớ trong 48 năm ông cư ngụ ở Green Wood, có bất cứ thời điểm nào chứng kiến cảnh nhiều người chết vị một nguyên nhân như thế này. Ông nói sự kiện gần nhất với dịch Cúm Vũ Hán bây giờ có thể là biến cố 11 tháng 9 khi tổ chức khủng bố Al Qaeda giết gần 3000 người.
Tiểu bang này đã phải nới lỏng các quy định về môi trường để cho phép các lò thiêu họạt động dài giờ hơn, trong khi số tử thi chờ được mai táng được dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao.
Mỹ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kép. Hôm 02/04/2020, đã có 1.169 bệnh nhân tại Hoa Kỳ qua đời vì virus Cúm Vũ Hán, đồng thời có thêm hơn 6,6 triệu người mất việc trong vòng một tuần lễ do tác động Cúm Vũ Hán.
Theo số liệu của viện đại học Johns Hopkins số ca tử vong tại Mỹ trong ngày hôm qua tăng thêm gần 1/3 so với hôm mồng 01/04. Tới nay chưa một quốc gia nào trên thế giới vượt ngưỡng 1.000 người chết vì virus Cúm Vũ Hán trong một ngày. Mỹ đang có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới với 260.000 bệnh nhân và 6.600 đã thiệt mạng.
Ảnh: bên ngoài nhà xác ở New York – nhiều cái lều bạt như thế này được sử dụng tăng cường việc chứa xác người cùng với các container tải đông lạnh
Thông tín viên đài RFI từ thủ đô Washington Anne Corpet tường thuật :«Hiện tượng chưa từng thấy. Giới chuyên gia kinh tế nói đến một tai họa, một cú sốc khủng khiếp. Trong hai tuần, số người đăng ký thất nhiệp ở Mỹ tương đương với số người bị mất việc trong vòng 6 tháng khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Các hãng nhỏ đã nhanh chóng phải sa thải nhân viên vì không có đủ tiền để tiếp tục trả lương cho họ trong lúc mà hãng phải đóng cửa.
Bộ trưởng Lao Động Mỹ kêu gọi các công ty với dưới 500 nhân viên cố gắng chịu đựng, chính phủ đang chuẩn bị một kế hoạch 350 tỷ đô la để hỗ trợ cho các công ty này. Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cũng khuyến khích các doanh nghiệp duy trì đội ngũ nhân viên, vì chính phủ vừa giải ngân khoản tiền nói trên.
Kể từ ngày Thứ Sáu, tức là từ hôm nay, các chủ doanh nghiệp có thể ra ngân hàng vay tín dụng với điều kiện cam kết không sa thải nhân các cộng tác viên hay với hứa hẹn sẽ tuyển dụng trở lại những người vừa bị mất việc.
Tuy nhiên biện pháp này không đủ để ngăn chận làn sóng thất nghiệp đang dâng cao kể cả trong các lĩnh vực công nghiệp, phân phối, ngành du lịch và vận tải. Đây là những lĩnh vực có nhiều người lao động độc lập. Số này chiếm đến 34 % nguồn nhân lực tại Hoa Kỳ
.».

Trong lúc Mỹ vượt qua mốc 5.000 ca tử vong vì virus Cúm Vũ Hán, thị trưởng Los Angeles đã kêu gọi người dân của thành phố lớn thứ hai ở Hoa Kỳ đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Thị trưởng Eric Garcetti nói rằng mọi người không nên dùng khẩu trang y tế đang khan hiếm mà những bác sỹ và y tá đang cần có, nhưng sử dụng các loại khẩu trang vải sẽ giúp làm giảm sự lây lan của virus.
Cho tới lúc này, các quan chức y tế liên bang Mỹ chưa đưa ra khuyến nghị gì cho công chúng về việc đeo khẩu trang.
Một người dân đi bộ qua một chiếc khẩu trang dùng để bảo vệ khỏi virus Cúm Vũ Hán rơi trên đường phố New York ngay bên ngoài Toà tháp Trump, hôm 14/3. Trong khi đeo khẩu trang là điều bắt buộc ở Việt Nam thì điều này không được khuyến khích ở Mỹ trong thời gian dịch Cúm Vũ Hán.
Thị trưởng Garcetti cũng nói rằng việc đeo khẩu trang không phải là một lời mời gọi mọi người “đột nhiên đi ra ngoài,” và rằng họ nên ở trong nhà trừ phi phải đi làm những việc thiết yếu như mua sắm thực phẩm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm 1/4 cảnh báo rằng bất kỳ ai cũng có thể là người mang mầm bệnh virus Cúm Vũ Hán ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào. CDC khẳng định một nghiên cứu của Singapore cho biết 10% các trường hợp dương tính mới được lan truyền bởi những người không có dấu hiệu bệnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không đáp ứng lời kêu gọi ban hành lệnh ‘ở nhà’ toàn quốc vì dịch Cúm Vũ Hán, thay vào đó ông cho biết sẽ để cho thống đốc từng tiểu bang quyết định tuỳ theo tình hình của từng nơi.
Dù vậy, chính quyền Trump đã đưa ra hướng dẫn kêu gọi dân chúng làm việc tại gia nếu có thể, đóng cửa trường học, và tránh tụ tập.
Ông Trump cho hay đang cân nhắc việc giới hạn du hành nội địa bằng đường sắt, đường không tại những ‘điểm nóng’ Cúm Vũ Hán ở Mỹ.
Trong ngày 2/4 có năm tiểu bang là Florida, Georgia, Mississippi, Nevada và Pennsylvania ban hành hoặc gia hạn lệnh ‘ở nhà.’
Hơn 285 triệu dân Mỹ tại 40 tiểu bang đã nhận lệnh hoặc được khuyến cáo ‘ở nhà’ do thống đốc ban hành. Mười bang còn lại chẳng hạn như Iowa và Nebraska, các thống đốc còn lưỡng lự ra lệnh cho toàn bang ‘ở nhà’, nhưng một số địa phương trong bang đã yêu cầu cư dân chớ có ra đường.
Các viện dưỡng lão ở Mỹ mấy tuần nay đã bị ‘phong toả’ theo lệnh liên bang để bảo vệ các cư dân già yếu tại đây trước cơn bão Cúm Vũ Hán.
Cùng ngày 2/4, Tổng thống Trump vận dụng Luật Sản xuất Quốc phòng để hỗ trợ cho các công ty sản xuất máy thở cho bệnh nhân Cúm Vũ Hán có được nguồn vật tư cung ứng cần thiết để sản xuất.
Các giới chức nói rằng Mỹ chung cuộc sẽ cần tới thêm hàng chục ngàn máy thở nữa. Thống đốc New York, Andrew Cuomo, ngày 2/4 cảnh báo nguồn cung máy thở trong tiểu bang này có thể cạn kiệt trong 6 ngày tới nếu số người nguy kịch vì virus Cúm Vũ Hán tiếp tục tăng như tỷ lệ hiện nay.
Ông cũng yêu cầu cư dân New York che mặt khi ra đường để ngăn lây lan virus.
Ông khuyên mọi người tự chế khẩu trang hoặc dùng khăn choàng, khăn quấn đầu làm vải che mặt thay vì là khẩu trang chuyên dụng dành cho nhân viên y tế, vốn đang thiếu hụt.
Toà Bạch Ốc cho biết Tổng thống Trump hôm 2/4 được xét nghiệm Cúm Vũ Hán lần nữa và kết quả cho âm tính.
Lần đầu ông Trump được xét nghiệm là hồi tháng trước sau khi tiếp xúc với một quan chức Brazil, người mà sau đó có kết quả dương tính với virus Cúm Vũ Hán.
Trong khi đó, Ủy ban Dân chủ Toàn quốc ngày 2/4 loan báo hoãn cho tới trung tuần tháng 8 sự kiện đề cử ứng viên cho cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm nay.
Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

Coronavirus France : en Ile-France, un hall du marché de Rungis ...
Coronavirus : un bâtiment du marché de Rungis transformé en morgue

Un entrepôt réfrigéré du « ventre de Paris » avait déjà été réquisitionné en 2003, pour faire face à la mortalité « hors normes » causée par la canicule.


rungis hashtag on Twitter
Un entrepôt du MIN de Rungis a été réquisitionné pour y mettre les personnes décédées du Covid-19.





































Un bâtiment du Marché d'intérêt national (MIN) de Rungis (Val-de-Marne) va être transformé en morgue. La Semmaris, société gestionnaire du « ventre de Paris », confirme qu'un de ses entrepôts a été réquisitionné mercredi par le préfet de police de la zone de défense et de sécurité d'Île-de-France. Une décision prise pour soulager les services funéraires régionaux, face à la surmortalité causée par l'épidémie de coronavirus.
Selon nos informations, l'aménagement du site par des services de pompes funèbres a débuté ce jeudi. Une capacité d'accueil de 800 à 1 000 cercueils dans cette morgue improvisée est évoquée.

« Tension sur l'ensemble de la chaîne funéraire »

Dans un communiqué publié jeudi, la préfecture justifie l'installation par la « tension qui persiste sur l'ensemble de la chaîne funéraire, et qui devrait durer pendant plusieurs semaines encore » ; rappelant que « l'Île-de-France est désormais la région la plus touchée par l'épidémie de coronavirus ».
1601 Franciliens ont déjà été terrassés par le Covid-19, selon les chiffres publiés ce jeudi soir par l'agence régionale de santé (ARS), soit 195 morts lors des 24 dernières heures. Un nombre qui ne tient pas compte pas des décès dans les Ehpad ou à domicile.
Située « dans un hall excentré et isolé des autres pavillons » du MIN de Rungis, la morgue « permettra de conserver dans les conditions les plus dignes et acceptables du point de vue sanitaire, les cercueils des défunts dans l'attente de leur inhumation ou crémation, en France ou à l'étranger », assure la préfecture. Celle-ci indique que les premiers cercueils seront accueillis dès vendredi. Les familles y auront accès à partir de lundi.

« Les masques ne sont toujours pas là »

« L'ouverture de Rungis est faite dans l'éventualité où on entrerait dans une phase de décès massifs, on n'y est pas encore aujourd'hui », réagit Richard Feret, directeur général délégué de la CPFM, première fédération patronale du secteur funéraire.
« Les opérateurs funéraires sont prêts, et attendent les masques, qui ne sont toujours par là », déplore-t-il, alors qu'un nouveau décret, publié le 1er avril, n'est pas vraiment de nature à clarifier les choses.
« Les défunts atteints ou probablement atteints du Covid-19 au moment de leur décès font l'objet d'une mise en bière immédiate et la pratique de la toilette mortuaire est interdite pour ces défunts », précise le texte. Mais sans dépistage systématique et fiable, comment les opérateurs funéraires peuvent-ils évaluer la probabilité de la contamination ?

Le précédent de la canicule de 2003

À l'été 2003, déjà, un bâtiment du site du MIN avait été réquisitionné par la préfecture pour être transformé en morgue. Un entrepôt de 4 000 m2, réfrigéré à 5°C, avait été préparé pour accueillir 700 « lits », et soulager des services funéraires alors dépassés par la mortalité « hors normes » provoquée par la canicule.



Alors que le « pic » de l'épidémie de Covid-19 n'a toujours pas été atteint, les intervenants de la chaîne funéraire voient resurgir le spectre de 2003. Le nombre de décès (15 000) avait saturé les services mortuaires, et nécessité la création de morgues temporaires.
Avant cette réquisition d'un bâtiment du marché de Rungis, d'autres initiatives ont été relevées en Île-de-France pour gérer la hausse brutale du nombre de décès. Des conteneurs réfrigérés ont ainsi été vus devant les centres hospitaliers de Créteil et de Villeneuve-Saint-Georges (Val-de-Marne). Dans le Val-d'Oise, une morgue mobile a été commandée par l'hôpital d'Argenteuil.
Nos articles sur le coronavirus

Masques ư? Có liền đây.

Khi chúng ta tìm mua masque với bất cứ giá nào và với giá nào an toàn sức khỏe đây?
Mời quý anh chị xem đoạn phóng sự bằng hình ảnh những khẩu trang này được thực hiện ra sao và có ai kiểm chứng nó thật sạch sẽ để chống hay ngừa bệnh lây nhiễm lan tràn ra không?
Caroline Tanh Hương
tt


tt

ENQUÊTE FRANCEINFO. Comment la France a sacrifié sa principale usine de masques basée en Bretagne





tt

vendredi 3 avril 2020

Cái khó ló cái khôn, một thiết bị mới chống Corona virus.

Cái khó ló cái khôn.
Khi khẩu trang che chắn cho lực lượng y tế trong bệnh viện trở nên khan hiếm thì đây quả là một sáng kiến rất hay.
Mời quý anh chị cùng khám phá.
Croline Thanh Hương




Thiết bị bảo hộ của bác sĩ Đài Loan được Philippines áp dụng trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Thiện Đức • 19:00, 03/04/20• 

Thiết bị bảo hộ của bác sĩ Đài Loan được Philippines áp dụng trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán...
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ngày càng tồi tệ, nhằm giữ an toàn cho mình tránh khỏi sự xâm nhập của virus, các bác sĩ ở Philippines đã được chấp thuận sử dụng một dụng cụ bảo vệ cải tiến dùng trong thủ thuật đặt ống nội khí quản. Dụng cụ này được thiết kế bởi một bác sĩ người Đài Loan: bác sĩ Lại Hiền Dũng (Lai Hsien-yung).
Trên Facebook hôm thứ Hai (30/3), Anton Legaspi, người sở hữu công ty gia đình chuyên thiết kế theo đơn hàng cho biết: “Chúng tôi đã làm ‘hộp khí dung’ (aerosol box) bằng nhựa acrylic này cho chị gái Dra. Frances Legaspi và cho các bác sĩ ở Bệnh viện Antipolo. Chúng tôi rất biết ơn ý tưởng và thiết kế của bác sĩ Lại Hiền Dũng”.
Tính đến hôm qua, bài đăng của Legaspi kèm theo một số hình ảnh và video thuyết trình ngắn trong bệnh viện về chiếc hộp này đã được chia sẻ hơn 60 lần.
Hộp khí dung được thiết kế bởi bác sĩ Lại, một bác sĩ gây mê tại Bệnh viện Mennonite Christian ở Hoa Liên, Đài Loan. Đó là một khối lập phương trong suốt làm bằng nhựa acrylic để che đầu bệnh nhân trong khi đặt ống nội khí quản, một thủ thuật cứu mạng cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị suy hô hấp nặng.
Nó có hai lỗ vừa đủ để các bác sĩ có thể đưa tay vào thực hiện thủ thuật trong khi được che chắn khỏi các giọt bắn từ đường hô hấp của bệnh nhân.
Thứ Bảy vừa qua (28/3), bác sĩ Lại đã chia sẻ thiết kế của mình trên Facebook cá nhân và cho phép mọi người sử dụng thiết kế này với mục đích phi thương mại. Phát minh của ông đã được Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) và một số cơ quan truyền thông địa phương khác đưa tin.
Legaspi cũng đã nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn rằng, anh cùng chị gái và một bác sĩ ở khoa cấp cứu đã biết về dụng cụ này vào tối Chủ Nhật, qua các bài đăng được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội. Anh nhanh chóng hoàn thiện một chiếc hộp tương tự vào sáng hôm sau, bất chấp những khó khăn do tình trạng phong tỏa tàu điện tại Manila.
Anh Legaspi nói thêm: “Chúng tôi đã may mắn khi có người cung cấp đủ các nguyên liệu thô. Các công nhân vẫn còn ở lại nhà máy, vì vậy chúng tôi đã có thể hoàn thành được nó”. Anh cho biết, chị gái mình trước đó đã hỏi anh xem liệu có thể làm một cái hộp như vậy không, vì nó rất cần thiết ở bệnh viện trong khi các dụng cụ phòng hộ cá nhân ở Philippines đang dần cạn kiệt.
Tính đến chiều thứ Hai, đã có 462 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 tại Philippines, trong đó 33 trường hợp tử vong và 18 bệnh nhân đã hồi phục.
Về cấu tạo, hộp khí dung của Legaspi có các lỗ lớn hơn dành cho các bác sĩ có cánh tay to hơn. Legaspi nói anh cũng nhận được nhiều đề xuất từ những nhân viên y tế khác như lắp thêm thiết bị nhựa mềm trùm lấy 2 tay nhân viên y tế khi làm việc đồng thời tạo rèm che ở phần đối diện để tăng thêm khả năng di chuyển và bảo vệ. Các nhà tài trợ và cung cấp nhựa acrylic đã cam kết hỗ trợ cho việc sản xuất dụng cụ này, và sẽ tặng lại nó cho các bệnh viện công và tư trên toàn lãnh thổ Philippines.
Anh ước tính giá thành cho mỗi hộp khí dung là 1.500 peso (29,4 USD), thấp hơn ước tính ban đầu của bác sĩ Lại là khoảng 2.000 Đài tệ (66,1 USD) cho mỗi sản phẩm.
Legaspi thấy “Thật tuyệt vời khi sản xuất hàng loạt dụng cụ này để phục vụ cho nhiều bệnh nhân hơn. Nó vẫn có thể được sử dụng ngay cả sau đại dịch COVID-19”.
Thiện Đức- Theo The Taipei Times.

jeudi 2 avril 2020

Tình Nghĩa Bạn, Thù, Thù, Bạn.

 Mời quý anh chị đọc bài tuỳ bút và bài trích báo Đức.

Tình Nghĩa Bạn, Thù, Thù, Bạn.
Tùy bút Caroline Thanh Hương

Khi cái chết đe doạ sinh mạng con người, thì người tử tế đến đâu, hay người ôn hoà cách mấy cũng trở thành ích kỷ vì sự sống còn của bản thân và gia đình họ.
Nói tới chuyện trọng đại hơn là họ trở thành i´ch kỷ đáng thương hơn ghét là họ vì muốn bảo đảm sinh mệnh người dân của đất nước họ.
Cái độc thâm sâu của người gây ra bệnh này, bây giờ lại là người sản xuất khẩu trang chống bệnh cho thế giới.
Tư cách con người từ bạn thành thù hay từ thù thành bạn có giới hạn chuyện sống chết.
Nước Mỹ đã thu mua một cách táo bạo, cao bồi  như chận mua cash masque che mặt của dân tây bên Tung cộng bằng cách trả gấp ba lần giá chính thức, vì số lượng tử vong ở nước Mỹ không còn rào che chắn nữa.
Họ không tin rằng, vũ khí chống virus, bảo vệ an toàn sức khỏe bao nhiêu năm nay bây giờ vào tay kẻ khủng bố.
Bạn hay thù, thù hay bạn, chỉ có mất mạng mới biết lo hay nói cách khác, chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ.
Lúc bắt đầu bệnh dịch Corona, tôi thấy rất lạ là bệnh dịch này dường như không vượt biên qua các nước láng giềng hay những người có quốc tịch khác mà thôi.
Dân tây được di tản về nước, chẳng có ai mang bệnh và sau mười lăm ngày cách ly, họ vui vẻ về nhà.
Đùng một cái, dân Bắc Ý bắt đầu nhiễm và chết, dân tây hơi lo, nhưng chẳng làm gì cả và tuy ra lệnh cho dân tây cách ly ở nhà ngừa lây nhiễm nhau, thì chính phủ lại bắt dân đi bầu ông maire ở từng thành phố nơi mình cư ngụ.
Vài ngày sau, họ điểm thấy, ai cũng có thể bệnh và chết vì con virus này, không kể màu da và tuổi tác thì cơ hội chuẩn bị đã muộn rồi.
Thuốc men đã bắt đầu thiếu hụt từ hai ba năm nay, thuốc ngừa cúm mùa thu hai ngàn mười chín cũng không đủ chích cho dân mà phải đi thu mua từ các nước âu châu về để tiêm cho dân mình.
Điều đau lòng nhất là không có một quốc gia nào, từ Mỹ đến Âu châu chịu dự trữ đầy đủ khẩu trang, máy trợ thở cho bệnh viện.
Họ cố tình bỏ qua những trang bị cho vật liệu y khoa để chạy theo chuyện tranh giành phiếu cử tri, tranh gian`h vai trò ai làm chủ thế giới bằng vỏ khí hạt nhân và bỏ bao nhiêu tiền vào chuyện chống khủng bố.
Dân tình các nước công nghiệp nghèo dần đi, sưu cao thuế nặng khắp nơi, việc làm khan hiếm và vai trò lãnh tụ kinh tế, chính trị đều lơ là với thiết bị y khoa.
Những nước giàu dẹp hãng xưởng trên đất nước mình đưa đi các nước có nhân công rẻ tiền để kiếm thêm nhiều lợi nhuận.
Dân càng thất nghiệp thì ngân sách càng thiếu hụt, thế thì chính phủ đặt thêm nhiều thứ thuế khác để bù đắp và vay nợ nhiều hơn.
Nợ để phát cho ai?
Cho những người không cần đi làm mà ngồi nhà hưởng lộc và chiếc tàu dù có buồm căng cách mấy cũng bị mục nát khi không còn sản xuất vải để thay thế.

Envoyé spécial


Hôm nay, đoc ̣ báo Đức, tôi xin tiếp chuyển cho quý anh chị đọc sự kỳ thị đã dữ dằn hơn như thế nào nhé.
Cám ơn quý anh chị đã đcọ bài tuỳ bút.

Caroline Thanh Hương
02 tháng 4 năm  2020







Người Trung Quốc bị kỳ thị vì dân Đức hoảng sợ cúm Vũ Hán

Ảnh chụp 2 bản tin trên báo Đức
Đại dịch virus corona đã gây ra nỗi sợ hãi ở nhiều người trên nước Đức. Có những người Đức trông thấy người châu Á nào, chẳng hạn như người Việt Nam, là họ cứ tưởng là người Trung Quốc và tỏ thái độ kỳ thị, thậm chí tấn công.
Sau đây là 3 vụ điển hình, vụ thứ nhất mới vừa xảy ra hôm qua 27/3 do chính người nhà kể lại:
Tối qua theo giờ Việt Nam chị Nho của tôi bị một lão tát đến xưng cả mặt trên đường từ München (thành phố Munich thủ phủ bang Bavaria) về Berlin.
Ban đầu hắn chửi chị tôi bằng tiếng Đức rằng “Tại chúng mày mang dịch bệnh đến cho đất nước tao, hãy cút khỏi nơi này ngay lập tức“. Hắn vẫn nghĩ chị tôi không hiểu cho đến khi chị tôi cố giải thích lại bằng tiếng Đức là khoảng 3 năm trở lại chị ấy chưa quay lại Châu Á, và quê nhà chị ấy là Việt Nam không phải Trung Quốc bằng tiếng Đức rõ ràng rành mạch.
Ps. Chị tôi có bằng Thạc Sĩ ở Hanover – Đức ngành Luật.
Sau đó hắn tiếp tục động tay động chân, bắt chị tôi phải xuống tàu ở ga tiếp theo nếu không thì “cút về nước của chúng mày đi“.
Chị tôi tiếp tục giải thích chị tôi có hộ chiếu kép, tức là chị ấy vừa có quyền công dân của CHXHCN Việt Nam và vừa có Hộ chiếu của Đan Mạch, một nước thuộc khối Schengen. Chị tôi làm việc ở 1 NGOs tại Đan Mạch và chị ấy đang có việc gấp tại Berlin nên chị ấy không thể xuống tàu được.
Cuối cùng thì hắn đã tát chị tôi 1 cái trước sự chứng kiến của hơn 20 người trong khoang tàu. Chị tôi đã báo công an ngay khi xuống Hbf Berlin (nhà ga chính Berlin) nhưng có vẻ cảnh sát ở đây không quan tâm cho lắm chỉ ậm ừ cho qua.
Chuyện gì đang xảy ra ở EEA (Khu vực kinh tế châu Âu) thế này?
Ps. Chị tôi đến Berlin thay vì bay thẳng về Đan Mạch vì chị ấy đang hỗ trợ 1 NGOs khác việc dịch lại để gửi hồ sơ năng lực doanh nghiệp bằng tiếng Việt để NGOs này mua bộ KIT xét nghiệm nhanh CoviD19. Việc chị ấy làm là giúp đỡ cho tiểu bang Berlin nói riêng và toàn bộ nước Đức nói chung.
(Theo Facebook Trương Đức Anh – xem ảnh chụp cuối bài)
———
Vụ thứ hai cũng xảy ra tại thành phố Munich (München) thủ phủ bang Bavaria (Bayern):
Cuộc tấn công kỳ lạ vào một phụ nữ Trung Quốc sống ở Munich vì sợ virus corona
Đối với một số người ở nước Đức, các dây thần kinh hiện nay dường như khá căng thẳng. Hôm thứ Ba 10/3 một người đàn ông Đức 45 tuổi đã xịt thuốc sát trùng vào một phụ nữ hàng xóm ở cạnh nhà. Ông ta vừa xịt vừa hét lên nhiều lần “corona, corona” và đe dọa sẽ cắt đầu phụ nữ Trung Quốc này. Vụ việc xảy ra vào buổi chiều, phụ nữ Trung Quốc bị tấn công khi vừa mới đi làm về tới nhà.
Từ nhiều năm nay, phụ nữ Trung Quốc 45 tuổi sinh sống ở Munich (München) và trong thời gian gần đây không có đi về Trung Quốc thăm gia đình và cũng không có bị nhiễm virus.
Cảnh sát được báo động đến nơi tiến hành điều tra về tội hành hung và đe dọa.
 Đây không phải vụ tấn công đầu tiên vào phụ nữ châu Á ở Munich. Hồi 20 tháng 2, một người đàn ông Đức 57 tuổi đã chửi rủa với từ ngữ “coronavirus” và nhổ nước bọt về phía hai phụ nữ Trung Quốc (27 và 28 tuổi) tại một trạm chờ xe S-Bahn (tàu điện).
Thử nghiệm rượu của cảnh sát cho thấy người đàn ông Đức này say rượu với mức độ 2,66 phần nghìn. Trên đường chở về đồn cảnh sát ông ta đã thóa mạ cảnh sát nhiều lần.
(Xem ảnh chụp bản tin của báo Đức)
———
Vụ thứ ba cũng xảy ra tại bang Bavaria (Bayern):
Một người đàn ông rút súng đe dọa vì hoảng sợ bị lây virus
Trưa Chủ nhật 22/3 tại thành phố Passau thuộc bang Bavaria (Bayern), một người đàn ông Đức 49 tuổi đi dạo cùng với vợ đã quá hoảng sợ, móc súng ra chĩa vào một gia đình 3 người để đe dọa, bởi vì theo ước tính của ông ta, gia đình này đã tiến đến quá gần mà không giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét như quy định của Chính phủ Đức mới ban hành nhằm tránh lây nhiễm virus Vũ Hán.
 Cảnh sát chỉ thông báo với báo chí như thế mà không nói rõ gia đình này  là người Đức hay là người châu Á. Và người đàn ông này đã bị cảnh sát tiến hành điều tra về tội dùng vũ khí đe dọa.
(Xem ảnh chụp bản tin của báo Đức)
Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)

Tử Thủ An Lộc Mùa Hè năm 1972 với tài liệu phim, ảnh.

 Nhân dịp mùa Corona bị cách ly tại gia và kỷ niệm tháng tư quốc hận, mời quý anh chị đọc tài liệu lịch sử với hình ảnh và phim ghi lại trận chiến này.
Ngày nay, khi chiến tranh đã không còn nữa, nhưng đất nước này sẽ còn được mang tên Việt Nam bao lâu nữa, nếu không còn người biết giữ bờ coĩ như cha ông mình.
Caroline Thanh Hương

Bài 1/10 : Chiến trường An Lộc mùa hè năm 1972




Xem thêm phóng sự hiếm thấy


Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng (3)

Chuyện của cuộc chiến tại An Lộc, 39 năm sau, từ từ kể những chi tiết nhỏ nhặt, cùng ngày tháng và hình ảnh, những bài phụ lục cho "An Lộc và tôi..." của người từng lấm chân bùn bụi đất đỏ. --duongtiden

Hôm nay, bụi đỏ đi rồi, nhưng hình ảnh cũ, kỷ niệm thì không. Hình như đất đò An Lộc Bình Long cũng có mùi, mùi tử khí kinh hoàng của những tháng đầu năm 72.

Tôi đọc rất nhiều bài về An Lộc trong cuộc chiến, có những ngày tháng lẫn lộn lung tung khi nói về sự việc xẩy ra, kể cả do những người trong cuộc kể lại. Phương hướng lẫn lộn, vị trí lẫn lộn lung tung. Câu trên nói hướng này, câu sau lập lại hướng khác khác nhau đến 180 độ. Kể cả những người thích mang chi tiết kích thước khoa học chính xác ra khoe tài ăn học hay chuyên môn... như mặt trận An Lộc có lúc thâu xuống còn 400 mét vuống, cứ tưởng viết lộn, cho thêm con số 0 là 4000 mét vuông, tới 40,000 m2, cho tới 400,000 m2 thấy vẫn còn qúa nhỏ, trong khi một cây số vuông là 1,000,000 mét vuông (trong bài viết của Phan nhật Nam, chiến trường An Lộc thâu nhỏ lại 400 mét vuông, là 4mx100m, thua một con đường hẻm rộng 4 mét dài trăm mét)... Đúng ra An Lộc rộng gần 4 cây số vuông là gần 4 triệu mét vuông. Đại khái những lộn xộn, sai lầm là như vậy.

Là một đứa bé từng sống ở An Lộc... nhiều năm, nên tôi sẽ từ từ viết lại từng chi tiết nhỏ, kèm hình ảnh, bản đồ, phương hướng chính xác vì tôi từng đi Hướng Đạo hồi nhỏ, vẽ bản đồ Thám Du và dĩ nhiên biết dùng địa bàn. Viết lại cho lịch sử chính xác của An Lộc trong trận chiến hè 72 được chính xác khi lưu truyền về sau.

Trận chiến An Lộc, thực sự bắt đầu từ đêm khuya ngày 4 qua sáng ngày 5 tháng 4, 1972. về phía Nam, VC tấn công chốt cầu Tầu Ô do nhóm Nghĩa Quân đi kích, tấn công đồn Nghĩa Quân tại Tân Khai gần đó. Về phía Bắc, quận Lộc Ninh, VC bắt đầu pháo vào phi trường cũng là bộ chỉ huy nhẹ của Trung Đoàn 9/Sư Đoàn 5 và Chi Khu, Quận Lộc Ninh.

Sáng ngày 5 tháng tư, Quận Trưởng An Lộc sau khi bay trực thăng CNC (control and command) quan sát Địa Phương Quân di chuyển bên dưới với xe bọc sắt V100 xuống nam cùng pháo 105 ly tới ngang Xa cát, để yiểm trợ lực lượng địa phương nhổ chốt VC tại cầu Tầu Ô, nhưng không được. Quay rút về, Quận Trưởng An Lộc được lệnh Đại tá Lê nguyên Vỹ Sư đoàn phó Sư Đoàn 5, cho đóng chốt Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Nhân Dân Tự Vệ trong thành phố An Lộc và ngăn chận tăng VC trên đường vào thị xã, quận trưởng An Lộc có ý di chuyển những xe be làm cây ra bốn cổng vào thị xã để ngăn chận tăng của VC sẽ tấn công... Lúc này Tỉnh trưởng Bình Long là Đại tá Trần văn Nhật không có mặt tại thị xã vì đang đi hội thảo hành chánh tại Vũng Tàu, ngày 7 tháng tư mới có mặt trở về An Lộc.

Lúc này Bộ chỉ huy Tiền phương Sư Đoàn 5, do Đại tá Lê văn Hưng đã dời vào hầm kiên cố của Tiểu khu ngay phía sau Tòa Hành chánh, toà nhà này đúc bê tông sàn cột cao 2 tầng rưỡi với mái ngói đỏ, bên cạnh đầu sân tennis. Còn Bộ chỉ huy Tiều khu Bình Long được dời qua bên kia đại lộ Nguyển Huệ tại Trại biệt kích B15 trước đó. Nơi này, về sau cũng trở thành bch của Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân (Trung tá Nguyễn văn Biết chỉ huy) tăng viện đến ngày 7 tháng tư, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù (Đại tá Lê quang Lưỡng chỉ huy) tăng viện đến ngày 15 tháng tư.

zal-xebe-chocu-72.jpg

 Hình trên, chụp trước tháng tư 72, cho thấy hai xe be mầu vàng (xe làm cây rừng, kéo cây súc lớn) của tư nhân đậu ngay cây xăng Esso, góc đường Hùng Vương và Đl Nguyễn Huệ (QL13), phía sau góc đường này còn thấy một cây dừa cao, tàn lá thật đẹp, qua các hình sau trận chiến giữa tháng 4 thì cây dừa này đã cháy rụi.
.

. zal-xebe-chocu-72.jpg
.
Góc Hùng Vương và QL13 dưới thấp góc phải, cây dừa cháy trụi lá, xe be mầu vàng dùng chận tăng VC ngay bên cạnh bồn nước Chợ Cũ phía đầu trên của hình bên phải. Đầu dốc đổ xuống QL có xe đò và xe vận tải dùng làm chướng ngại vật. Nhưng tăng VC không lên dốc này vì qúa cao, có thể bị bắn lật vì đưa lộ đáy tăng ra. Khi từ Quản Lợi vào thị xã theo hướng đông, xe quân sự dùng đường Ng Du quẹo lên Bắc, rẽ trái theo Hùng Vương để ra góc trạm xăng Esso rồi chuyển hướng vào QL 13 hay là Đl Nguyễn Huệ.
.
.
.
.
zal-xebe-chocu-72.jpg
.
Hai xe be mầu vàng đậu quay đít nối chận ngang hướng vào thị xả tại Nam gần Xa Ca, hai bên chỗ này có đào hào, hố sâu, hố rãnh ngang để chận tăng VC xâm nhập. Các xe be bị xì bánh xe, lấy bình điện ra để khó di chuyển. Nhưng tăng T54 sau này của VC ủi bay xe be ra dễ dàng, tuy nhiên chướng ngại vật đã làm chậm lại tốc độ di chuyển tấn công của tăng.
.

.
.
zal-xebe-chocu-72.jpg
.
Hình trên chụp cho thấy từ sau chợ Mới phía Bắc, kéo trải dài tới rừng cao su Nam ở Xa Cam (xã Thanh Bình), hình trên cho thấy xóm nhà bên hông dốc Chợ Cũ đổ đi An Lộc, góc ngay đường Nguyễn Du và Chu văn An bị cháy lớn. Hình còn cho thấy xóm nhà Ga, chùa Tịnh Độ gần suối Quản Lợi, khu này ít bị ăn bom đạn nhất. Thành phố bị san bằng nặng nề nhất là khu bắc tràn xuống từ phi trường và đường đi Lộc Ninh. Thành phố gần như chia ra hai khu: Bắc và đông, khu dân cư, Nam từ đại lộ Hoàng Hôn xuống, khu hành chánh và quân sự trên các đồi thấp thoai thoải. .
.
.
zal-xebe-chocu-72.jpg
.
Mỗi ô vuông là một cây số vuông hay một triệu mét vuông, cho thấy thị xã AL từ phi trường cực bắc cho tới lo cốt cực nam dài trên 2km, bề ngang từ cổng Phú Lố, tới gần rừng cao su Quản Lợi dài gần 2km. Nói chung thị xã Al rộng gần 4km2 Trước khi VC tấn công ngày 13 tháng tư, chu vi phòng thủ thị xã AL từ cầu Cần Lê phí bắc đi Lộc Ninh, kéo dài hướng nam tới Xa Cam. Trục Đông Tây, kéo từ phi trường Quản Lợi tới khu rừng cao su phía tây bên Phú Lố. Những ngày đầu trận chiến, hướng tấn công của VC là từ Bắc tràn xuống sau khi chiếm Lộc Ninh, tràn từ hướng đông bắc xuống sau khi chiếm phi trường Quản Lợi. Còn hướng Nam thì đã chận kín phía dưới Tấu Ô, trên 15km nam. Nên không có tấn công vào thị xã hướng này. . Sau hai lần tấn công chính từ Bắc, Đông Bắc không thành công, VC mới quay xuống tấn công từ hướng Nam và hướng Tây. Nếu lần đầu tiên vào ngày 13 tháng tư, VC có đủ quân, đồng tấn công từ 4 phía một lúc thì kết cuộc chiến trường An Lộc đã có thể thay đổi theo chiều chiến thắng của VC. .
.

.
.
zal-xebe-chocu-72.jpg
.
.
.

.


Ngày 5 tháng tư, VC bắt đầu bắn pháo vào An Lộc, vào Chi Khu quận Lộc Ninh ở trên gần biên giới Cam Bốt và phi trường gần đó nơi có Trung Đoàn 9/Sư Đoàn 5 trấn đóng. Phía trên Lộc Ninh còn có Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh với 14 xe tăng M41, thiết vận xa M113, tổng cộng tới khoảng 30 chiến xa chưa kể các đội pháo 105 và 155. Có tiểu đoàn 74 Biệt động Quân Biên Phòng và một tiểu đoàn bộ binh 2/9, tập trung trấn giữ bên trên Lộc Ninh từ căn cứ Alpha, Ấp Thanh Vịnh xuống tới ngã ba Lộc Tấn (Quốc Lộ 14A đi Bù Đốp Phước Long), chỗ này chỉ cách Quận lỵ Lộc Ninh chừng trên 6 km.

Bộ chỉ huy Trung Đoàn 9, nằm tại Phi trường Lộc Ninh, tổng cộng thêm với các đại đội Địa Phương Quân và trung đội Nghĩa Quân, cùng lực lượng thiết giáp và bộ binh bên trên ngã ba Lộc Tấn cũng là một lực lượng đáng kể, cộng pháo binh, nhất là về chiến xa. Trong khi thị xả An Lộc không có chiến xa trấn giữ, chỉ có vài xe bọc sắt, bánh hơi V100 của Tiểu khu Bình Long. Tại căn cứ hỏa lực Hùng Tâm, gần ngã ba LTL 17 (đi Tà Thiết Krom gần biên giới Cam Bốt) và QL13, cách nam Lộc Ninh chừng 12 cây số là nơi trấn đóng của Chiến Đoàn 52, tức là Trung Đoàn 52 của SĐ18 được tăng phái cho Sư Đoàn 5 với hai tiểu đoàn bộ binh và pháo đội 105 và 155.

Vào lúc sáng ngày 5 tháng tư, tình hình quân trú phòng VNCH có phần đông quân đồn trú ở từ trên cầu Cần Lê (cách An Lộc 10 km hướng bắc) về Lộc Ninh hơn là tại chính thị xã An Lộc. Lúc này tại An Lộc và cận kề như Quản Lợi chỉ có Trung Đoàn 7/Sư Đoàn 5 và các tiểu đoàn Địa Phương Quân.

Từ rạng sáng ngày 5 tháng 4, một chi đội thiết giáp được gọi từ ngã ba Lộc Tấn về tăng cường phòng thủ Lộc Ninh, tuy chỉ cách vài cây số nhưng không về được, bi kẹt ngay cua Chùm Bao vì sợ không đủ quân để xuyên qua ổ phục kích của VC trên QL13. Sáng ngày 6 tháng tư, toàn bộ Thiết Đoàn 1, Bộ binh, Biệt Động Quân tìm cách rút về Lộc Ninh thì bị đánh tan trên đường về, tuy chỉ cách xa vài cây số, Thiết Đoàn Kỵ Binh tan rã, chỉ có hai ba chiến xa thoát về tới Lộc Ninh, một chiếc M113 thoát về thẳng An Lộc. Coi như nguyên một thiết đoàn thiết giáp của VNCH bị đánh tan trong vòng vài tiếng, cộng thêm tiểu đoàn Biệt Động Quân tùng thiết. Trung tá Thiết đoàn trưởng Kỵ binh Nguyễn đức Dương bị bắt sống, hầu hết các sĩ quan chỉ huy đều tử thương. Đây là thảm bại nặng nề vì thiếu tình báo, thiếu kế hoạch chiến lược thiếu hiểu biết về vị trí cùng số lượng mai phục chận đường cũa lực lượng VC tấn công, thiếu kế hoạch rút binh.

Tới chiều tối ngày 6 tháng tư, chỉ còn Tiểu đoàn 2/9/SĐ5 đang tìm về Lộc Ninh... còn Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân BP đã bị đánh tan rã từ trưa tới chiều.

Bài tới sẽ viết tiếp tục, chiến trường An Lộc vào ngày 6 tháng tư, 1972.

Câu chuyện bắt đầu... từ từ, sẽ vào viết tiếp, xin vui lòng quay trở lại đọc... tôi không thể viết liên tục một lần... vì khá dài, thông cảm dùm.

--duongtiden
http://tmddesign-2.blogspot.com/2012/11/chuyen-cua-cuoc-chien-tai-loc-39-nam.html



Mời quý anh chị đọc thêm tài liệu và hình ảnh nơi đây, hy vọng sau này vẫn xem được và không bị xoá như những trang Blog khác.

Hai Cơn Đại Dịch, thơ Trần Văn Lương và nghe phỏng vấn tướng Lê Minh Đảo.

Trong mùa dịch Cúm Corona này, anh Trần Văn Lương chợt nhớ đến một đại dịch khác đã xảy ra cho nước Việt Nam.
Ngày tháng đó cũng là sinh nhật sắp đến sau bốn mươi lăm năm, người miền NamViệt Nam cũng đã chết vì đại nạn mất nước.
Một nhân chứng lịch sử vừa ra đi, tướng Lê Minh Đảo  ̣đã kể lại trong cuộc phỏng vấn, mời quý anh chị nhấn vào đường dẫn bên dưới để nghe chính người đã kể lại và hãy đọc, hãy khóc cho một vận nước.
Hãy đọc bốn câu thơ của anh Lương để nhớ đến đại dịch ở nước Việt Nam:

"Năm năm bốn, quê nhà lâm đại nạn,

Nước chia đôi, tiếng than oán ngập trời,

Nam Tự do, được vui hưởng kiếp người,
Bắc Cộng sản, dân sống đời trâu ngựa."
thơ Trần Văn Lương
 
Caroline Thanh Hương

Thiếu Tướng Lê Minh Đảo kể lại mặt trận Xuân Lộc
General Le Minh Dao at Xuan Loc - YouTube

 

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:

      Dịch Tàu Vũ Hán dẫu kinh,

Nhưng so với dịch Ba Đình thấm chi!



Cóc cuối tuần:



      Hai Cơn Đại Dịch



Dịch Vũ Hán như trời long đất lở,

Khắp năm châu đang khóc dở đêm ngày,

Y khoa nào cũng đành chịu bó tay,

Xác chết cứ chất đầy nhà hỏa táng.



Cơn đại dịch đã tung hoành mấy tháng,

Khiến mọi người phải hốt hoảng lo âu,

Từ Á, Âu tới Mỹ đến Úc châu,

Đâu đâu cũng thi nhau ào đóng cửa.



Dù lan tràn như bão lửa,

Nhưng áng chừng cũng chỉ nửa năm thôi,

Một khi cơn đại dịch qua rồi,

Tất cả sẽ lại phục hồi như trước.



Bệnh truyền qua nhiều nước,

Số tử vong vượt mức mấy mươi ngàn,

Dù với mình người chết chẳng liên quan,

Nhưng vẫn thấy ruột gan dường dao cắt.



Chạnh nghĩ đến quê hương giờ đã mất,

Lòng lại càng thêm chất ngất buồn đau,

Đất nước mình, dịch Vẹm có từ lâu,

Còn ghê gớm hơn dịch Tàu vạn bội.



Từ xác chết ở Ba Đình, Hà nội,

Dịch tràn bờ ồ ạt tới khắp nơi,

Bảy chục năm giết chết mấy triệu người,

Khắp đất nước là một trời bão táp.



Dịch trà trộn vào phong trào chống Pháp,

Đoạn dần dà tàn sát hết những ai

Còn sáng mắt sáng tai,

Thấy mặt trái của chiêu bài Cộng sản.



Năm năm bốn, quê nhà lâm đại nạn,

Nước chia đôi, tiếng than oán ngập trời,

Nam Tự do, được vui hưởng kiếp người,

Bắc Cộng sản, dân sống đời trâu ngựa.



Rồi cậy có Nga Tàu làm chỗ dựa,

Vẹm mưu đồ chiếm nốt nửa giang san,

Vạn gái trai phải bỏ xác trên ngàn

Cho tham vọng của tập đoàn quỷ đỏ.



Đau đớn nhẽ, cả miền Nam sụp đổ,

Vì mắc trò tráo trở của đồng minh,

Uổng công bao chiến sĩ đã hy sinh,

Để gìn giữ cho quê mình yên ổn.



Bên thất trận chịu muôn vàn khốn đốn,

Kẻ tù đày mất xác chốn rừng hoang,

Kẻ biển Đông gặp số kiếp phũ phàng,

Kẻ vuợt thoát lang thang nhờ đất khách.



Vẹm bắt chước Tần Thủy Hoàng đốt sách,

Bày đủ trò để bách hại lương dân,

Áp đặt lên một chủ nghĩa phi nhân,

Một chế độ vô luân và khắc bạc.



Vì mắc nợ quan thầy Tàu gian ác,

Chúng đang tâm hèn nhát bán non sông,

Dân mình ngay trên mảnh đất cha ông

Đành cam phận lưu vong không xứ sở.



Dân hết đường xoay xở,

Tranh giành nhau đi ở đợ khắp phương,

Mặc xác hồn, danh tiết bị tổn thương,

Miễn thoát khỏi chốn "thiên đường" cơ cực.



Thật chua xót thay cho nền đạo đức

Mà tổ tiên đã gắng sức vun bồi,

Nhân phẩm nay thành khái niệm lỗi thời,

Lương tâm cũng từ lâu thôi tồn tại.



Khi xã hội đã hoàn toàn băng hoại,

Thì tiền đồ cũng sẽ mãi tiêu tan,

Đạo đức là nền tảng của giang san,

Một khi mất, ngày tàn đà kế cận.

                          x

                     x        x

Tháng Tư đến, nhớ về ngày Quốc Hận,

Nghe bi thương lẫn căm phẫn chất chồng,

Buồn thấy người xưa thề thốt biển Đông,

Nay phủ gấm về rong chơi lũ lượt.



Hỡi trăm triệu người dân còn trong nước,

Nếu thật tâm muốn cứu được quê nhà,

Thì chính mình phải đổ máu xương ra,

Đừng trông đợi cái gọi là "quốc tế".



Họ ích kỷ lại tham hèn vô kể,

Nên Cộng nô với đồ tể Nga Tàu,

Bấy lâu nay tội ác đã ngập đầu,

Chẳng ai dám nói một câu hơn thiệt.



Dịch Vũ Hán chóng chầy rồi sẽ hết,

Dịch Ba Đình chẳng biết kiếp nào xong.

Chế độ này nếu không sớm tiêu vong,

Dòng giống Việt đừng mong còn chỗ đứng.



Nhìn dân tình hờ hững,

Buồn biết ngày diệt chủng chẳng còn xa.

                   Trần Văn Lương

         Cali, đầu mùa Quốc Hận 2020

Phạm Đức Nghĩa trình bày "Năm Bốn Bảy Lăm năm 2013"

Lê Minh Đảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm
Lê Minh Đảo
Xuanloc 18th.jpg
Chức vụ
ARVN 18 Division SSI.svg
Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh
kiêm Tư lệnh Biệt khu 31 Chiến thuật
Nhiệm kỳ4/1972 – 4/1975
Cấp bậc-Đại tá (6/1970)
-Chuẩn tướng (11/1972)
-Thiếu tướng (4/1975)
Tiền nhiệmLâm Quang Thơ
Kế nhiệmCuối cùng
Tư lệnh phóLê Xuân Mai

Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
tỉnh Định Tường
Nhiệm kỳ3/1969 – 3/1972
Cấp bậc-Trung tá (11/1968)
-Đại tá
Tiền nhiệmHuỳnh Ngọc Diệp
Kế nhiệmChung Văn Bông

Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện
Nhiệm kỳ9/1967 – 3/1969
Cấp bậc-Thiếu tá (11/1962)
-Trung tá
Tiền nhiệmChương Dzềnh Quay
Kế nhiệmNguyễn Văn Ngưu

QD IV VNCH.jpg
Giám đốc Trung tâm Hành quân Bộ Tư lệnh Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ1/1966 – 9/1967
Cấp bậc-Thiếu tá

ARVN 21st Infantry Division SSI.svg
Trung đoàn phó Trung đoàn 31
thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ6/1965 – 1/1966
Cấp bậc-Thiếu tá

Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/31/21 Bộ binh
Nhiệm kỳ1/1965 – 6/1965
Cấp bậc-Thiếu tá

Tỉnh trưởng tỉnh Long An
Nhiệm kỳ12/1962 – 12/1964
Cấp bậc-Thiếu tá
Tiền nhiệm-Thiếu tá Nguyễn Văn Xinh
Kế nhiệm-Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc

Thông tin chung
Danh hiệuNgười hùng Xuân Lộc
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh5 tháng 3 năm 1933
Bình Hòa, Gia Định, Liên bang Đông Dương
Mất19 tháng 3 năm 2020
Virginia, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởVirginia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Tôn giáoCông giáo
VợTrần Thị Bích Liên
Gia quyến-Các em trai: Lê Hằng Minh (1935-1966), Lê Hằng Nghi (sn 1940), Lê Quang Thạch (sn 1943, đã tử trận), Lê Quang Ảnh (sn 1945)
Các chị gái: Lê Thị Kỳ, Lê Thị Trình
-Các em gái: Lê Thị Mộng Huyền, Lê Thị Ánh, Lê Thị Ánh Tuyết
ChaLê Hằng Cầm
MẹNgô Thị Thao
Con cái9 người con (2 trai, 7 gái)
-Con trai: Lê Minh Đạm, Lê Hằng Minh Dũng
-Con gái: Lê Thị Bích Diệp, Lê Thị Bích Lan, Lê Thị Bích Thủy, Lê Thị Bích Hồng, Lê Thị Bích Phượng, Lê Hằng My, Lê Thị Bích Chi
Học vấnTú tài toàn phần
Học sinh trường- Trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký
- Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt
- Trường Võ bị Lục quân Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ
Binh nghiệp
Phục vụFlag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hòa
ThuộcFlag of the Army of the Republic of Vietnam.jpg Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1955 - 1975
Cấp bậcUS-O8 insignia.svg Thiếu tướng
Đơn vịARVN 21st Infantry Division SSI.svg Sư đoàn 21 Bộ binh
QD IV VNCH.jpg Quân đoàn IV và Quân khu 4
ARVN Joint General Staff Insignia.svg Bộ Tổng Tham mưu
ARVN 18 Division SSI.svg Sư đoàn 18 Bộ binh
Chỉ huyFlag of the Vietnamese National Army.svg Quân đội Quốc gia
Flag of the Army of the Republic of Vietnam.jpg Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Lê Minh Đảo (1933-2020) nguyên là tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng, xuất thân từ trường Võ bị Liên quân dưới thời kỳ Quốc gia Việt Nam (thuộc Liên bang Đông Dương của Pháp). Thời gian tại ngũ, ông đã tuần tự đảm nhiệm từ chức vụ Trung đội trưởng cho đến Tư lệnh đơn vị Bộ binh cấp Sư đoàn. Ngoài ra, ông còn được cử giữ những chức vụ ở lĩnh vực Hành chính Quân sự (tỉnh trưởng).
Ông được đánh giá là một trong những tướng lĩnh chỉ huy cấp Sư đoàn có khả năng nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, từng là Tư lệnh chiến trường Xuân Lộc, phòng tuyến cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Tại đây, tướng Đảo đã tuyên bố sẽ "tử thủ tại Xuân Lộc", nên được mệnh danh là "Người hùng Xuân Lộc". Tuy nhiên sau 11 ngày chiến đấu, ông đã buộc phải rút quân về Biên Hòa sau khi phòng tuyến khác ở Phan Rang thất thủ. Mấy ngày sau sư đoàn của ông tan rã, ông trở về Quân đoàn IV ở Cần Thơ rồi trở lại Sài Gòn, sau sự kiện 30 tháng 4 vài ngày ông ra trình diện chính quyền mới.
Ông trải qua 17 năm trong các trại cải tạo và là tướng Việt Nam Cộng hòa có thời gian đi cải tạo lâu nhất. Sau khi đến Mỹ năm 1993, ông làm việc quản lý một nhà hàng cho đến khi nghỉ hưu.

Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh ngày 5 tháng 3 năm 1933 trong một gia đình có cha là viên chức cho chế độ thực dân Pháp tại xã Bình Hòa,[1] tỉnh Gia Định. Từ nhỏ, ông có tiếng học giỏi, ông đã học tại trường Lycėe Pėtrus Ký, Sài Gòn theo chương trình Pháp. Năm 1952, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

Cuối tháng 9 năm 1953, thi hành lệnh động viên, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, mang số quân: 53/125.441. Theo học khóa 10 Trần bình Trọng tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1953. Ngày 1 tháng 6 năm 1954, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Do có thành tích học tập tốt (hạng 18/400), ông được giữ lại trường để làm Cán bộ Trung đội trưởng, hướng dẫn khóa sinh của những khóa kế tiếp: khóa 11 Phạm Công Tuân và khóa 12 Cộng Hòa.

Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Cuối năm 1955, khi Quân đội Quốc gia đổi tên thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông được chọn đi du học lớp Huấn luyện viên tại Trường Võ bị Lục quân Fort Benning, Tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Ông được xem là một học viên toàn diện, có thể tự lái Trực thăng và làm Hoa tiêu phụ bay đêm[2]. Đầu tháng 6 năm 1956, sau khi mãn khóa học về nước, ông được thăng cấp Trung úy tiếp tục làm Cán bộ và Huấn luyện viên của trường Võ bị Liên quân các khóa 13 Thống Nhất, khóa 14 Nhân Vị và khóa 15 Lê Lợi.
Năm 1959, Thiếu tướng Lê Văn Kim được bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Đầu năm 1960, ông được thăng cấp Đại úy và chọn làm Sĩ quan Tùy viên cho tướng Kim. Vì vậy, năm 1961 khi tướng Kim được điều về Bộ Tổng tham mưu làm Phụ tá Tư lệnh hành quân, ông cũng được chuyển công tác theo. Đầu năm 1962, ông được cử đi du học lớp tác chiến chống du kích trong rừng già tại Malaysia (Tác chiến trong rừng). Sáu tháng sau mãn khóa về nước, ông phục vụ tại Khối Nghiên cứu của Bộ Tư lệnh Hành quân. Ngày 2 tháng 11 năm 1962, ông được thăng cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Long An thay thế Thiếu tá Nguyễn Văn Xinh.[3]
Khi xảy ra cuộc Đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông được tướng Lê Văn Kim, bấy giờ đã được thăng Trung tướng, Tổng thư ký kiêm Ủy viên Ngoại giao của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, triệu hồi về Sài Gòn để chuẩn bị nhân sự. Tuy nhiên, sau đó không lâu, tướng Nguyễn Khánh đã thực hiện cuộc chỉnh lý để loại bỏ ảnh hưởng của các tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim và Mai Hữu Xuân để lên nắm quyền lãnh đạo. Bị cho là thuộc cấp thân tín của tướng Kim, nên cuối năm 1964, ông phải bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng lại cho Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc[4]

Thăng tiến

Đầu năm 1965, ông được bổ nhiệm vào chức vụ chỉ huy, bắt đầu sự thăng tiến trong binh nghiệp. Ban đầu là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 31, Sư đoàn 21 Bộ binh, không lâu sau, ông được thăng chức làm Trung đoàn phó Trung đoàn 31. Đầu năm 1966, ông được điều trở về Bộ Tư lệnh Quân đoàn IV, giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Hành quân.
Tháng 9 năm 1967, ông được tân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện thay thế Trung tá Chương Dzềnh Quay. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Cuối tháng 2 năm 1969, bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng Chương Thiện lại cho Trung tá Nguyễn Văn Ngưu,[5] ông chuyển sang làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Định Tường thay thế Trung tá Huỳnh Ngọc Diệp[6] Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1970, ông được đặc cách tại mặt trận thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Thời gian này, ông thường xuyên tiếp xúc và có mối quan hệ thân tình với John Paul Vann, cựu Trung tá Lục quân Mỹ, Cố vấn cao cấp của Chương trình Bình định và Phát triển nông thôn (Civil Operations and Rural Development Support - CORDS) tại Quân đoàn IV. Ông đã gây được ấn tượng tốt với John Paul Vann, một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự nghiệp của ông sau này.

Sư đoàn 18, từ An Lộc đến Xuân Lộc

Trong chiến cuộc Xuân - Hè 1972, John Paul Vann, bấy giờ cố vấn trưởng Hoa Kỳ tại Quân đoàn II, đã đề nghị Trung tướng Ngô Dzu, Tư lệnh Quân đoàn II, bổ nhiệm Đại tá Lý Tòng Bá và ông vào các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn tại Quân đoàn II, bởi viên cố vấn này cho rằng đấy chính là những sĩ quan trẻ, năng động và có kinh nghiệm chiến trường. Không lâu sau đó, Đại tá Bá nhận chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Đến tháng 3 năm 1972, ông nhận lệnh bàn giao tỉnh Định Tường lại cho Đại tá Chung Văn Bông.[7] Sau đó một tháng, do ảnh hưởng của cố vấn Vann, ông được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh kiêm Tư lệnh Biệt khu 31 chiến thuật thay thế Thiếu tướng Lâm Quang Thơ[8].
Thời điểm ông làm Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh, các sĩ quan cao cấp Chỉ huy và Tham mưu gồm có các Đại tá:
Tháng 6 năm 1972, không lâu sau khi nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 18, ông được lệnh đưa Sư đoàn vào An Lộc thay thế Sư đoàn 5 Bộ binh vốn đã bị thiệt hại nặng nề qua những đợt tấn công trong Trận An Lộc trước đó. Với sự tăng phái của Liên đoàn 5 Biệt động quân, Sư đoàn 18 trở thành đơn vị phòng thủ chính tại phía Bắc Sài Gòn. Ông nhiều lần chỉ huy Sư đoàn, liên tục hành quân giải tỏa trục đường 13, làm giảm áp lực bao vây của đối phương vây quanh An Lộc. Do chiến tích này nên ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được đặc cách tại mặt trân thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm khi mới 39 tuổi.
Đầu tháng 6 năm 1974, ông được lệnh của Trung tướng Phạm Quốc Thuần, Tư lệnh Quân đoàn III, đưa Sư đoàn 18 tiến vào Bến Cát trong Chiến dịch Tam Giác Sắt với mục tiêu đánh bật các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang soát các cứ điểm tại đây như một bàn đạp tấn công hỏa lực chỉ cách Sài Gòn 30 km. Dù nhanh chóng chiếm lại được cứ điểm An Điền, trong các đợt giao tranh tại cứ điểm Rinet (đồi 82) và Rạch Bắp, trước sự chống trả quyết liệt của đối phương, Sư đoàn đã bị thiệt hại nặng nề sau 20 ngày giao chiến, vì thế được Sư đoàn 5 Bộ binh tiến vào thay thế. Và mãi đến cuối tháng 11 năm 1974, quân Việt Nam Cộng hòa mới chiếm lại được các cứ điểm còn lại.
Với thành tích chiến trận, Sư đoàn 18 trở thành một trong những Sư đoàn tốt nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Vì vậy, đến đầu tháng 4 năm 1975, sau khi đã để mất phân nửa diện tích lãnh thổ vào tay đối phương cùng với thiệt hại 40% binh lực chỉ sau gần 1 tháng, với kế hoạch "Nỗ lực tối đa", cố gắng thiết lập 3 phòng tuyến Tây Ninh, Phan Rang, và quan trọng nhất là Xuân Lộc, các tướng Mỹ và Việt Nam Cộng hòa hy vọng sẽ chặn đứng được đà tiến công của đối phương, giữ vững những phần đất còn lại của Việt Nam Cộng hòa để đạt được chút lợi thế còn lại trong đàm phán. Và tướng Lê Minh Đảo được chính Tổng thống Thiệu chỉ định làm Chỉ huy trưởng của phòng tuyến. Để thể hiện rõ quyết tâm, tướng Đảo tuyên bố ông sẽ "tử thủ tại Xuân Lộc".
Phòng tuyến Xuân Lộc dù được bố phòng kỹ lưỡng, với binh lực tại chỗ hơn 25.000 quân (gồm Sư đoàn 18 và 3 Chiến đoàn hỗn hợp), cùng với lực lượng tăng cường là Liên đoàn 81 Biệt cách dù, Lữ đoàn 1 Nhảy dù, đồng thời với sự hỗ trợ tối đa của Không quân. Nhưng trước sự áp đảo toàn diện của đối phương, sau khi các phòng tuyến Tây Ninh và Phan Rang lần lượt thất thủ, phòng tuyến Xuân Lộc trở nên mất tác dụng. Ông cùng với các đơn vị còn lại được lệnh rút về Biên Hòa. "Cánh cửa thép" Xuân Lộc bị phá vỡ sau 11 ngày kịch chiến. Sư đoàn 18 với hàng ngàn binh sĩ đã bị đối phương bắt giữ. Tướng Đảo đã lên xe chạy về Sài Gòn chứ không ở lại "tử thủ" như tuyên bố lúc mới vào trận.

Đầu hàng

Ngày 21 tháng 4, Tổng thống Thiệu tuyên bố từ chức. Phó Tổng thống Trần Văn Hương kế vị. Để khích lệ tinh thần các tướng lĩnh chỉ huy, ngày 24 tháng 4 Tổng thống Hương thăng cho ông lên cấp Thiếu tướng. Nhưng điều đó vẫn không giảm được đà tiến vũ bão của đối phương. Tối ngày 29 tháng 4, ông nhận lệnh tiếp tục lui quân và sau đó là lệnh đầu hàng trưa 30 tháng 4 năm 1975.

Sau năm 1975

Sau khi nhận được lệnh đầu hàng, ông ra lệnh giải tán đơn vị và tìm cách về Cần Thơ rồi lại quay về Sài Gòn. Đến ngày 9 tháng 5 năm 1975, ông ra trình diện Chính quyền mới và phải đi học tập cải tạo, do tỏ thái độ bất hợp tác nên ông bị giam tới 17 năm, lâu nhất trong các tướng VNCH. Mãi đến ngày 5 tháng 5 năm 1992, ông mới được trả tự do.[16] ông về ở với mẹ tại thành phố HCM.
Tháng 4 năm 1993, ông được xuất cảnh sang Hoa Kỳ theo diện H.O và định cư cùng gia đình tại Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Khi được hỏi về việc học tập cải tạo, ông cho rằng: "Nói cải tạo để dùng cái mỹ từ cho nó đẹp chứ đi đày tụi tôi chứ cải tạo cái gì? Sự thật là ai cải tạo ai? Bây giờ phải nói rằng trình độ tụi tôi với tất cả cuộc sống của tụi tôi có cần những người cải tạo để đưa tụi tôi từ một mức con người biết đầy đủ tất cả nhân phẩm xuống thành con thú vật đâu?"[17]
Sau khi ổn định cuộc sống tại Hoa Kỳ, ông tham gia và tích cực tổ chức các hoạt động trong giới cựu sĩ quan và binh sĩ Việt Nam Cộng hòa. Tháng 9 năm 2003, ông là một trong những đồng sáng lập tổ chức "Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa" và giữ chức Chủ tịch Trung tâm Điều hợp Trung ương.
Lúc 13h45 ngày 19 tháng 3 năm 2020, ông từ trần tại Bệnh viện Hartford, Connecticut, Hoa Kỳ, hưởng thọ 87 tuổi.

Gia đình

  • Thân phụ: Cụ Lê Hằng Cầm (nguyên là công chức thời thuộc địa Pháp).
  • Thân mẫu: Bà Ngô Thị Thao
  • Bào đệ:
    -Ông Lê Hằng Minh (Sinh năm 1935 tại Gia Định, nguyên là Trung tá Thủy quân Lục chiến VNCH, tốt nghiệp khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Năm 1966, tử trận tại Phong Điền, Thừa Thiên).
    -Ông Lê Hằng Nghi (Sinh năm 1940 tại Gia Định, nguyên là Đại úy Thủy quân lục chiến VNCH, tốt nghiệp khóa 15 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức).
    -Ông Lê Quang Thạch (Sinh năm 1943 tại Gia Định, nguyên là Hạ sĩ quan Bộ binh VNCH, tử trận).
    -Ông Lê Quang Ảnh (Sinh năm 1945 tại Gia Định, nguyên là Chánh văn phòng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam)
  • Phu nhân: Bà Trần Thị Bích Liên - Ông bà có chín người con gồm 2 trai và 7 gái.

Bên lề

Thiếu tướng Lê Minh Đảo là một nhạc công guitar, thường chơi cho những tụ điểm ca nhạc, phòng trà ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1950, nhằm kiếm thêm thu nhập phụ giúp cha mẹ, lo học phí cho bản thân và các em, thậm chí còn sáng tác vài nhạc phẩm được khá đông người biết đến. Ông là thành viên của ban nhạc Lê Thương với vai trò nhạc công banjo. Một thành viên khác của ban Lê Thương là nhạc công guitar Nguyễn Văn Minh, về sau trở thành Trung tướng Nguyễn Văn Minh (biệt danh Minh đờn), Tư lệnh Biệt khu Thủ đô.[18]
Trong thời gian ông đi lao động cải tạo ông đã sáng tác bài "Nhớ Mẹ".[19] Bài này đã được một số ca sĩ ở hải ngoại trình diễn thâu thanh.
Ngoài khả năng âm nhạc, ông còn được xem là vận động viên quần vợt hạng khá.
Ông trở lại đạo Công giáo trong thập niên 90, được một linh mục trong cùng trại giam rửa tội khi còn bị giam giữ tại trại Z.30D ở Hàm Tân (tỉnh Bình Tuy cũ, nay thuộc tỉnh Bình Thuận).

Chú thích

  1. ^ Trung tâm Hành chính tỉnh Gia Định, nay thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố HCM
  2. ^ Lê Minh Đảo và nỗi đau sau ngày thăng cấp
  3. ^ Thiếu tá Nguyễn Văn Xinh sinh năm 1923 tại Long An, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế. Giải ngũ năm 1964 ở cấp Trung tá.
  4. ^ Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc sinh năm 1932 tại Sóc Trăng, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng: Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 106 Biệt động quân (đang hình thành).
  5. ^ Trung tá Nguyễn Văn Ngưu sinh năm 1920 tại Mỹ Tho, tốt nghiệp trường Võ bị Địa phương Nam Việt (Vũng Tàu), giải ngũ ở cấp Đại tá. Sau đó đắc cử vào Thượng viện làm Nghị sĩ trong Quốc hội VNCH.
  6. ^ Trung tá Huỳnh Ngọc Diệp sinh năm 1928 tại Long An, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng Phong Dinh.
  7. ^ Đại tá Chung Văn Bông sinh năm 1929 tại Bình Dương, tốt nghiệp khóa 9 Võ bị Đà Lạt.
  8. ^ Tướng Lâm Quang Thơ được cử tái nhiệm Chỉ huy trưởng Trương Võ bị Quốc gia Đà Lạt.
  9. ^ Đại tá Lê Xuân Mai sinh năm 1926 tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt.
  10. ^ Đại tá Huỳnh Thao Lược sinh năm 1930 tại Bạc Liêu, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt.
  11. ^ Đại tá Hứa Yến Lến sinh năm 1932 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Đà Lạt.
  12. ^ Đại tá Ngô Văn Hưng sinh năm 1932, tốt nghiệp khóa 3 Sĩ quan Thủ Đức.
  13. ^ Đại tá Lê Xuân Hiếu sinh năm 1934 tại Thái Bình, tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Đà Lạt.
  14. ^ Đại tá Trần Minh Công sinh năm 1933 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt.
  15. ^ Đại tá Ngô Kỳ Dũng sinh năm 1935 tại Hải ngoại, tốt nghiệp khóa 14 Võ bị Đà Lạt.
  16. ^ Tám cựu tướng VNCH được trả tự do sau cùng vào năm 1992 chia thành 2 đợt:
    -Đợt 1 (tháng 2/1992):
    Các Chuẩn tướng Phạm Duy Tất, Phạm Ngọc SangMạch Văn Trường.
    -Đợt 2 (tháng 5/1992):
    Các Thiếu tướng Trần Bá Di, Đỗ Kế Giai và Lê Minh Đảo.
    Các Chuẩn tướng Trần Quang KhôiLê Văn Thân,
  17. ^ Gặp Tướng bị 'cải tạo' 17 năm, Nguyễn Hùng, BBC, 17.5.2015
  18. ^ Hồi ký Phạm Duy, tập 3, "Ban hợp ca Thăng Long".
  19. ^ "Gặp tướng bị cải tạo 17 năm"

Xem thêm

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Liên kết ngoài