Caroline Thanh Hương

caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

  • ảnh chụp Hương Kiều Loan (30)
  • art culinaire (22)
  • bài viết Phạm Huấn (2)
  • biographie Thomas Nguyễn (1)
  • Blog Báo Mai (7)
  • Blog Người Phương Nam (1)
  • Blog Sương Lam (1)
  • Blog Thủ Khoa Huân (1)
  • Bùi Lệ Khanh (1)
  • ca nhạc và chú Nguyễn Văn Kinh (1)
  • ca sĩ Lộc Vàng (1)
  • ca sĩ Lyly (1)
  • Cải Lương (1)
  • chuyện đường phố Việt Nam (26)
  • Corona virus (14)
  • Cúm 19 (1)
  • découvert (162)
  • Défilé 14/07/2023.thơ nhạc Trần Văn Lương (1)
  • diplomatie (11)
  • Đoàn Thế Ngữ Vĩnh Lạc (1)
  • đọc và nghe đọc truyện h (5)
  • đọc và nghe đọc truyện hay (46)
  • đọc và nghe đọc truyện hay (1)
  • Dương Hồng Mô (1)
  • écologie (2)
  • écologiste (1)
  • économie (44)
  • économie kinh tế (33)
  • ed (1)
  • événement (86)
  • fashion (2)
  • France Culture (2)
  • Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh (1)
  • gười ta sắp hàng xin trợ cấp thứm (1)
  • histoire (57)
  • histoire triste (17)
  • Hoàng Hải Thuỷ (2)
  • hồi ký Nguyễn Nhơn (1)
  • Houston US (1)
  • Hướng Đạo Việt Nam (1)
  • Hương Kiều Loan (1)
  • informatique (4)
  • Johnny Hallyday (1)
  • ký ức Cần Thơ (2)
  • ký ức Việt Nam (151)
  • l'histoire; sử Việt Nam (82)
  • Lê Xuân Nhuận (2)
  • Lettre de Jean Moulin (1)
  • littérature (3)
  • món ăn Việt Nam (2)
  • nghe đọc truyện h (2)
  • nghe đọc truyện hay (101)
  • nghe đọc truyện hay (2)
  • Nguyễn Duy Linh (1)
  • Nguyễn Văn Đông (1)
  • nhạc Joe Bonamassa (1)
  • nhạc LMST (3)
  • nhạc Mai Phạm (2)
  • nhac ngoại quốc (1)
  • nhạc ngoại quốc (1)
  • nhạc Phạm Anh Dũng (2)
  • nhạc Phạm Đức Nghĩ (1)
  • nhạc Phạm Đức Nghĩa (7)
  • nhạc Phạm Mỹ Lộc (2)
  • nhạc Quách Vĩnh Thiện (6)
  • nhạc Việt (28)
  • nhạc Việt (1)
  • Petrus Ky (6)
  • Petrus Ky; photographie (6)
  • philosophie (21)
  • phim Việt Nam (1)
  • photographie (79)
  • photos de Henri-Pierre Chavaz (1)
  • poésie (3)
  • politique (8)
  • psychologie (13)
  • quân sự (10)
  • Renaud (1)
  • reportage (18)
  • santé (1)
  • science naturelle (22)
  • show Caroline Thanh Hương (15)
  • show Hùng Lê (2)
  • show Tạ Huy Thái (1)
  • société USA (1)
  • technologie (1)
  • texte Caroline Thanh Hương (22)
  • thiếu tướng Lê Minh Đảo; nhac (1)
  • thơ tranh văn Chẩm Tá Nhân (1)
  • thơ Chẩm Tá Nhân (13)
  • thơ Đinh Hùng (6)
  • thơ Đỗ Quý Bái (70)
  • thơ Hoa Văn (4)
  • thơ Hư Hao (4)
  • thơ Huy Văn (25)
  • thơ Mai Huyền Nga (1)
  • thơ Mùi Quý Bồng (8)
  • thơ Mùi Quý Bồngm nhạc ngoại quốc (1)
  • thơ nhạc Huy Văn (1)
  • thơ nhạc Trần Văn Lương (120)
  • thơ Phước Nhân (1)
  • thơ Song Như (1)
  • thơ Thanh Thanh (9)
  • thơ Trần Chương Lương (14)
  • thơ Trần Trọng Thiện (25)
  • thơ truyện Huy Văn (1)
  • thơ văn nhạc ảnh chụp Caroline Thanh Hương (133)
  • thơ văn nhạc Huy Văn (1)
  • thời sự (1)
  • thời sự trực tiếp bằng tiếng pháp (3)
  • tiếng hát Anthony Kinh (1)
  • tin tức trực tiếp từ Sky News (1)
  • Tràm Cà Mau (1)
  • truyện ngắn (2)
  • Văn (51)
  • văn Bình Nguyên Lộc (1)
  • văn Bút Xuân Trần Đình Ngọc (1)
  • văn Chu Sa Lan (1)
  • văn chương miền Nam Việt Nam Cộng Hoà; kho truyện xưa Quán Ven Đường Huỳnh Chiếu Đẳng (1)
  • Văn Duyên Anh (3)
  • văn Hoành Linh Đỗ Mậu (1)
  • văn Huy Phương (1)
  • văn Người Lính Già Oregon (3)
  • văn Nguyễn Hữu Khiêm (1)
  • văn Nguyễn Sơ Đông (1)
  • văn Nguyễn Thị Hải Hà (1)
  • Văn Nhã Ca (1)
  • văn Nhật Tiến (1)
  • văn Phạm Tín An Ninh (4)
  • văn thơ (29)
  • văn thơ chính tả tiếng Việt Nam (1)
  • văn thơ Con Cò Thơ (7)
  • văn Thuỵ Khê (1)
  • văn Tiểu Tử (1)
  • văn Tràm Cà M (1)
  • văn Trần Nhân Tông (1)
  • văn Văn Nguyên Dưỡng (12)
  • Việt Nam (1)
  • voyage (1)
  • Vương Hồng Sểnh (1)
  • web hay (1)
  • xã hội (78)
  • xã hội Mỹ (28)

lundi 18 avril 2022

Chương trình đọc và nghe đọc truyện hay Nghề Nuôi Gái của tác giả Trường Lê.

tt 

 

Kính gửi quý anh chị bộ truyện Nghề Nuôi Gái của tác giả Trường Lê.

Quý anh chị có thể nghe hay đọc bộ truyện này và từ đó hiểu rõ sự thật là thời đại nào cũng có người hành nghề bán dâm này.

Tôi còn nhớ những năm sau bảy mươi lăm, chính phủ miền Bắc Việt Nam vào miền Nam, không ngừng gia tăng bắt bớ người gửi đi cải tạo.

Họ cải tạo thành phần trí thức, gái mại dâm, cướp của, chiếm nhà thương gia, đuổi người đi kinh tế mới và vào làm ông chủ mới để thưởng thức và ghiền nhạc miền Nam khi họ nghe lén, vì không được nghe công khai để rồi bây giờ gọi là nhạc Boléro hay nhạc vàng.

Những ca sĩ này hát rong từ đường phố đến các buổi trình diển chính thức, thi ca nhạc và nhiều buổi tiệc vui, buồn.

Nghề gái gọi, gái Zalo, gái bao hay bao nhiêu cái tên gọi khác nhau được công khai trong nước và còn được xuất khẩu lao động.

Vậy thì chính quyền ngày nào đó sao không bị bắt đi cải tạo mà còn lãnh tiền thu bao từ các nhà chứa thay thế du đãng ngày xưa. Thật là lạ đó nhé.

Rất may là có những tác giả không sợ viết lên sự thật mà chúng ta có những truyện hay để nghe và đọc.

Cám ơn tác giả Trường Lê, quý anh chị đã đăng bài lên Internet và các mc đã đọc truyện.

Caroline Thanh Hương

 

Nghề Nuôi Gái

Nghề Nuôi Gái

Tác giả:

Trường Lê

Thể loại:

Ngôn Tình, Khác, Việt Nam

Nguồn:

FB: Trường Lê

Trạng thái:

Full
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đánh giá: 7.1/10 từ 44 lượt
Ngay từ tiêu đề truyện, mọi người chắc hẳn đã đoán được câu chuyện này sẽ nói về vấn đề gì... Vẫn là một cái "nghề" muôn thuở đủ loại chê trách, nhục mạ, khinh bỉ,...cái nghề trao đổi thân xác và dục vọng để mưu sinh. Tác giả đã viết nên câu chuyện này dựa trên những kinh nghiệm thực tế của bản thân, mô tả cuộc sống của những cô gái "làm đĩ"...

Danh sách chương

  • Quyển 1 - Chương 1: Công việc không ngờ đến
  • Quyển 1 - Chương 2: Ngày đầu tiên làm việc..
  • Quyển 1 - Chương 3: Ông Chú đạp xe đạp..
  • Quyển 1 - Chương 4: Lần đầu gặp khách Khốn Nạn..
  • Quyển 1 - Chương 5: Sợi dây chuyền bị mất..
  • Quyển 1 - Chương 6: Có những người còn mạt hạng hơn cả "Nhân Viên "
  • Quyển 1 - Chương 7: Trung Quốc và Nỗi Sợ khủng khiếp
  • Quyển 1 - Chương 8: Cuộc sống "nhân viên" vẫn có những tiếng cười Lầy và Bựa .
  • Quyển 1 - Chương 9: " ngọc"
  • Quyển 1 - Chương 10: Nội bộ lục đục , bằng mặt nhưng không bằng lòng
  • Quyển 1 - Chương 11: " Rủ nhau đi đập đá ."
  • Quyển 1 - Chương 12: "cuộc gọi trong đêm"
  • Quyển 1 - Chương 13: "đường quang không đi lại thích đâm quàng vào bụi rậm."
  • Quyển 1 - Chương 14: "pha lừa đảo không thành công. "
  • Quyển 1 - Chương 15: " thành viên mới."
  • Quyển 1 - Chương 16: " câu nói khó giải thích."
  • Quyển 1 - Chương 17: Truyện ma "kinh dị"
  • Quyển 1 - Chương 18: " tình cảm không phải để đốt..."đốt vía" thôi."
  • Quyển 1 - Chương 19: " nhìn mặt bắt hình dong"
  • Quyển 1 - Chương 20: " anh ấy sẽ cưới em..."
  • Quyển 1 - Chương 21: " em không ăn được tôm còn vỏ."
  • Quyển 1 - Chương 22: "vỏ quýt dày có móng tay nhọn."
  • Quyển 1 - Chương 23: " tôm có vỏ còn chẳng được ăn."
  • Quyển 1 - Chương 24: " ma cũ - ma mới."
  • Quyển 1 - Chương 25: "Bà Béo."
  • Quyển 1 - Chương 26: "Bà Béo 2 ."
  • Quyển 1 - Chương 27: " Những chuyện oái oăm ."
  • Quyển 1 - Chương 28: " Những vị khách không mời ."
  • Quyển 1 - Chương 29: "Điềm Gở."
  • Quyển 1 - Chương 30: "Kết Thúc và Sự Ra Đi."
  • Quyển 2 - Chương 1: " tâm sự sau "cơn bão"
  • Quyển 2 - Chương 2: " quá khứ đầy tủi nhục."
  • Quyển 2 - Chương 3: " thay đổi cách làm việc."
  • Quyển 2 - Chương 4: " đẳng cấp khác biệt."
  • Quyển 2 - Chương 5: " hai cô gái miền tây."
  • Quyển 2 - Chương 6: " thầy bói nói em chưa hết "nghiệp."
  • Quyển 2 - Chương 7: " biến cố không may."
  • Quyển 2 - Chương 8: " chị của hoa."
  • Quyển 2 - Chương 9: " ngày xưa là quyết đại ca - giờ ra thành phố em là snow."
  • Quyển 2 - Chương 10: "duyên" thật chứ đùa."
  • Quyển 2 - Chương 11: " cuộc gọi không thấy mặt."
  • Quyển 2 - Chương 12: " nghi vấn có bùa."
  • Quyển 2 - Chương 13: " đất khách - quê người "
  • Quyển 2 - Chương 14: " không dám tưởng tượng."
  • Quyển 2 - Chương 15: " nói thì hay làm thì chày bửa."
  • Quyển 2 - Chương 16: " mâu thuẫn nảy sinh."
  • Quyển 2 - Chương 17: " nước mắt cá sấu."
  • Quyển 2 - Chương 18: " gương mặt thân quen."
  • Quyển 2 - Chương 19: " cái giá phải trả."
  • Quyển 2 - Chương 20: " thèn quyết bị ma nhập."

    Danh sách chương

    • Quyển 2 - Chương 21: " cô gái và chùm nho."
    • Quyển 2 - Chương 22: " khách già nhưng hơi quá đà."
    • Quyển 2 - Chương 23: " lắm thầy thì nhiều ma."
    • Quyển 2 - Chương 24: " thèn quyết đi bay."
    • Quyển 2 - Chương 25: " tiền mất tật mang."
    • Quyển 2 - Chương 26: " pha ăn chặn quá mặn."
    • Quyển 2 - Chương 27: " trời đánh tránh miếng ăn."
    • Quyển 2 - Chương 28: " Quay Đầu Là Bờ Ai Ngờ Là Vực ."
    • Quyển 2 - Chương 29: Mượn đôi khi là "Mất "
    • Quyển 2 - Chương 30: " Hạ Long...... " bay "
    • Quyển 2 - Chương 31: Sự trả giá của bản thân
  •  
tt
Publié par Caroline Thanh Huong à lundi, avril 18, 2022 Aucun commentaire:
Envoyer par e-mailBlogThis!Partager sur XPartager sur FacebookPartager sur Pinterest
Libellés : đọc và nghe đọc truyện hay

Chương trình nhạc, hồi ký với bài viết Cuộc Hành Trình của anh Huy Văn và mời nghe lại nhạc rock thời chiến tranh Việt Nam những năm 60/70.

tt 

 

Kính mời quý anh chị đọc bài hồi ký của anh Huy Văn và nghe nhạc Rock Mỹ được viết và hát trong thời chiến tranh Việt Nam.

Sau này, với những xuyên tạc phản chiến hay cho rằng cuộc chiến đấu không có chính nghĩa, thì bây giờ lịch sử đã chứng minh được đâu là sự thật khi miền Bắc tràn vào Nam và luân phiên tải tài sản miền Nam về Bắc, thì chúng ta đã rõ trắng đen.

Cám ơn anh Huy Văn và kính chúc quý anh chị một ngày an vui.

Caroline Thanh Hương

Kính chuyển
Vị nào đã đọc rồi, xin kính mời đọc lại để thêm phần thông cảm.
HV (HVC )

CUỘC HÀNH TRÌNH
   Tôi không hề nghĩ sẽ có ngày mình trở thành một người lính tác chiến, nói chi đến việc khoác áo hoa rừng và đội chiếc Mũ Nâu. Tôi học trễ một năm vì bị ở lại lớp. Đó là hậu quả tất yếu của việc lạng xe, cua đào và vui chơi gần như xả láng khi được ba má mua cho một chiếc xe gắn máy. Lúc đó là thời của "đợt sóng mới" và của lối sống buông thả kiểu "hippie" ở hậu bán thập niên 60 của thế kỷ trước.

Đến khi tôi bắt đầu chăm lo học hành thì đã quá muộn! Lệnh đôn quân theo luật Tổng Động Viên năm 1972 đã xóa hết tất cả những ước mơ trong đời. Buồn, lo là những điều tất yếu phải có, khi từ trong tháp ngà đại học bước ra, để dấn thân ngay vào cuộc chiến đang đến hồi gay cấn nhứt. Một trong những niềm an ủi trong tôi lúc bấy giờ, là có tới gần 10 ngàn "nạn nhân kiêm chứng nhân thời cuộc" cũng bị thả vào chông gai, hiểm nghèo của đời quân ngũ.

   Thanh niên Việt Nam thì lúc nào cũng "sinh bất phùng thời" bởi đất nước có khi nào ngớt can qua? Đến thời của Việt Nam Cộng Hòa thì đất nước cũng phải từng ngày lây lất vươn lên trong vô vàn gian khó. Lây lất?! Đúng vậy! Việt Nam Cộng Hòa và Bắc Việt chính thức trở thành hai quốc gia vào năm 1954, cho nên rõ ràng là miền Nam đã vừa chiến đấu chống ngoại xâm- tức Cộng Sản Bắc Việt- vừa kiến thiết quốc gia suốt từ khi lập quốc cho tới lúc...chào thua định mệnh!

Hành trình dấn thân của tôi, có thể nói, đã bắt đầu từ Tết Mậu Thân, khi Cộng Sản Việt Nam trắng trợn vi phạm thỏa ước hưu chiến nhân dịp Tết nguyên đán năm đó để thực hiện ý đồ mà chúng gọi là Tổng Công Kích (của Quân đội) và Tổng Nổi Dậy (của Nhân Dân).

    Suốt từ cuối tháng 1-1968 đến cuối tháng 6-1968, chiến cuộc lan tràn tới hầu hết các đô thị và thành phố trên toàn lãnh thổ của miền Nam Việt Nam, nổi bật nhứt là những trận đánh ngay trong Đô Thành Sài Gòn- Chợ Lớn- Gia Định và cuộc phản công tái chiếm cố đô Huế của Quân Lực VNCH và Hoa Kỳ.

Với tinh thần Sắp Sẵn, cộng thêm lời hứa "phục vụ cho đất nước và giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào", tôi và các bạn kha sinh của Kha Đoàn Chương Dương (Đạo Bình Than) đã tham gia giúp đỡ di tản đồng bào tị nạn chiến cuộc và tải thương cho các đơn vị tham chiến tại Chợ Lớn và Gia Định khi chiến tranh về tới Đô Thành Sài Gòn.

   Đây là việc làm hoàn toàn tự nguyện không chỉ riêng của Đạo Bình Than chúng tôi, mà cũng là hành động chung của các đơn vị Hướng Đạo trong thủ đô Sài Gòn (Đạo Phiên Ngung, Đạo Đông Thành, Đạo Diên Hồng ...v/v... ) và đã được sự đồng ý ngấm ngầm, nếu không muốn nói là làm ngơ của Hội Hướng Đạo Việt Nam lúc bấy giờ. Tinh thần hướng đạo đó là hành trang lên đường, cũng là nghị lực dấn thân, giúp tôi vững lòng bước vào đời quân ngũ.

  Thay vì trốn điểm danh, tôi đã không ngần ngại vác túi quân trang lên máy bay ra Nha Trang để thụ huấn tại quân trường Đồng Đế. Trong khi đó, đã có một số bạn- nhứt là những ai còn muốn hít thở không khí thị thành của Sài Gòn- lén ở lại trong Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ để chờ khóa học tại Trường Bộ Binh Thủ Đức.

   "Thao trường đổ mồ hôi. Chiến trường bớt đổ máu!..." Lời của bài hát hào hùng được bạn nào đó đổi lại là "Quân trường đổ mồ hôi..."  để diễn tả sự nhọc nhằn của những ngày đầu đời khoác áo treillis. Tuy vậy, mồ hôi vẫn chưa phải là yếu tố quyết định cho sự thay đổi toàn diện của một người vừa mới rời mái ấm của gia đình và học đường.

Thời gian- mà trong quân trường gọi là 8 tuần huấn nhục- mới là thước đo của sự chịu đựng và chấp nhận hoàn cảnh bằng mọi giá của một tân khóa sinh. Tôi thầm cảm ơn hai người bạn thân đã thuyết phục tôi gia nhập Hướng Đạo ngay khi Sài Gòn còn vang rền tiếng súng đạn hồi năm Mậu Thân.

Không  có cái chất "Khai Phá" của Kha sinh, không có tí máu phiêu lưu, mạo hiểm- mà tôi thụ hưởng từ người cha- có lẽ tôi đã chọn Thủ Đức để được gần gia đình và có thể đã trở thành một Sinh Viên Sĩ Quan cả ngày lo phụ trách kiểm thực, hay làm một công việc lè phè nào đó trong thời gian thụ huấn không chừng.  

Nhưng tôi đã có mặt tại Đồng Đế để có cơ hội ngắm biển Nha Trang và để "đi cho biết đó biết đây" với người ta. Quân trường nào cũng đều có những hình phạt đủ loại, đủ kiểu- với những lý do "trời ơi đất hỡi" tưởng đâu là để dằn vặt, hay thậm chí đày đọa những thanh niên vốn chỉ quen với lối sống an lành trước đó- kỳ thật là để trang bị cho người trung đội trưởng tương lai một sức mạnh tinh thần lẫn thể chất để lãnh đạo, chỉ huy và vượt thắng gian lao, nguy hiểm.

   Con người có đặc điểm là mau chóng thích ứng với hoàn cảnh, huống chi ngoài niềm tin vào tôn giáo, tôi còn có chút hành trang vào đời góp nhặt từ sinh hoạt Hướng Đạo và huấn dụ của võ sư Sáng Tổ, cùng những điều tâm niệm của môn phái Vovinam: " ... tự thắng, khiêm cung, độ lượng... Rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh. Sống giản dị, trung thực và cao thượng....Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động...".

Ngần ấy giá trị tinh thần đã giúp tôi gạt buồn lo, quên khó nhọc, để chấp nhận định mệnh, hiểu theo nghĩa đối diện với hiện thực cam go và tương lai hiểm nghèo của đời Lính. Thích ứng với hoàn cảnh cũng có nghĩa là dấn thân trong tinh thần phó thác và tìm ủi an trong câu nói của Voltaire: "Tôi vẫn đi dù không biết mình đang đi về đâu" (*) .

  Nói cách khác- theo phong thái của dân kaki- là "Kệ mẹ nó! Tới đâu hay tới đó!" Chính vì vậy, tôi đã làm mọi người ngạc nhiên khi "... hào sảng thảy đời lên chiếu bạc, chọn phong sương và tìm thú tang bồng, Cọp chưa 'liếm' đã vung tay tự giác, ký tên vào danh sách Lính đồ bông..." 

   Ai nấy đều bất ngờ! Từ vị đại úy cán bộ cho đến cả đại đội khóa sinh. Không ai nghĩ là tôi tình nguyện về binh chủng Biệt Động Quân vì dáng vóc vốn khiêm nhường của tôi không phù hợp chút nào với chức vụ trung đội trưởng tác chiến. Chưa nói tới cặp mắt kiếng tuy không đủ dày để được hoãn dịch vì lý do sức khỏe, nhưng cũng đủ làm cho tôi có lúc bị quáng gà khi trời sụp tối.

  Khi đến phiên tôi lên chọn đơn vị thì các Tiểu Khu và Sư Đoàn Bộ Binh thuộc Quân Khu III và Quân Khu IV đều đã có người điền tên mình vào. Tuy vậy, vẫn còn một chỗ trống tại Sư Đoàn 21 BB ở Bạc Liêu- Tỉnh Ba Xuyên ( Quân Đoàn IV & Quân Khu IV ). Trong khi đó, toàn thể các Sư Đoàn BB và Tiểu Khu ở  Quân Khu I và Quân Khu II ( không kể Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận vì không có trong danh sách ) thì chưa ai chọn. Chỉ sau một thoáng suy nghĩ, tôi ghi tên mình vào khung của Biệt Động Quân, nằm ở phía dưới cùng của tấm bảng liệt kê đơn vị.

   Cái "duyên" của tôi với Biệt Động Quân bắt đầu bằng hình ảnh của vài đàn anh trong khu phố. Trông họ thật hào hùng với bộ đồ bông và chiếc Mũ Nâu trên đầu mỗi khi về phép thăm gia đình. Hình ảnh đó càng đậm nét hơn khi tôi chứng kiến cảnh Biệt Động Quân đẩy lùi cuộc tấn công của Việt Cộng trong Chợ Lớn hồi Tết Mậu Thân.

  Kế đến, một anh bạn thân và cũng là Kha Sinh trong Hướng Đạo Bình Than cũng bất ngờ trở thành trung đội trưởng Viễn Thám trong Đại Đội Trinh Sát của LĐ5 BĐQ. Anh này là người đã kể về sinh hoạt quân ngũ cho tôi nghe và kết luận đó là "một cuộc cắm trại hay picnic có mang vũ khí mà thôi!". 

  Tuy nhiên, khi chúng tôi vừa mãn khóa tại Đồng Đế, câu nói dí dỏm của vị Đại Úy Biệt Động Quân vào tuyển mộ  ( "... Biệt Động Quân không cần người đẹp trai hay to con, không màng thước tấc. Cận thị cũng không sao! Chúng tôi chỉ cần người can đảm và chịu đánh đấm ngoài mặt trận..." ), mới là lý do chính đã thúc đẩy tôi ghi tên vào binh chủng Mũ Nâu sau khi mang lon chuẩn úy được đúng...một ngày!

   Ngày hôm sau nữa, là tôi có mặt tại nhà ở Sài gòn. Má tôi và các em đều sững sờ khi thấy trên cánh tay áo bên trái của bộ treillis là huy hiệu đầu Cọp màu đen, thay vì phù hiệu "thanh kiếm bạc trên mặt trời rực sáng" của Trường Hạ Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ( tức quân trường Đồng Đế ).

   Má tôi cứ luôn miệng  "Sao lại chọn Biệt Động Quân vậy con...?! Dễ chết quá đi!..." Còn ba tôi thì trầm ngâm không nói gì. Nhưng vài hôm sau, ông đưa tôi một bộ đồ bông và đôi giày saut, kèm theo câu nói  "...Thôi! Ráng lên nghe! Nhớ cẩn thận..." Không nói ra, nhưng chắc chắn ba biết tôi đã thừa hưởng đặc tính di truyền của ông. Đó là thích phiêu lưu và ưa mạo hiểm. "Nó cận thị như vậy thì làm sao thấy đường để đánh giặc!?" là câu má tôi buột miệng than thở với ba, khi tôi từ giã gia đình để ra học khóa 57 Rừng Núi Sình Lầy tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân ở huấn khu Dục Mỹ.

   Nhờ còn "phông", tích lũy từ trong quân trường Đồng Đế, nên tôi cũng vượt qua 42 ngày, mà nhiều người gọi là "địa ngục" của khóa học một cách không mấy khó khăn. Hai tuần sau khi rời Dục Mỹ, tôi và các bạn đồng khóa chính thức dấn thân vào lửa đạn.

  Cuộc hành quân đầu đời là theo các đơn vị Biệt Động Quân tấn công lên núi Dài trong vùng Thất Sơn ( thuộc tỉnh Châu Đốc ) vào đầu tháng 10/1973 và tiếp theo đó là những ngày thực tập trung đội trưởng tại Pleimerong ( Pleiku ) vào đầu tháng 11 năm đó.

  Núi Dài và Pleimerong chỉ là giai đoạn "thực tập" để làm quen với chiến trường. Sau đó, các "chuẩn úy sữa" mới bắt thăm chọn Quân Khu để phục vụ. Vì Biệt Động Quân không còn hiện diện ở miền tây ( Quân Khu IV ) và tại Quân Khu III ( bao gồm các tỉnh gần Thủ Đô Sài Gòn ) thì thặng dư quân số, nên tôi và 35 bạn khác tình nguyện ra phục vụ tại Quân Đoàn I và Quân Khu I ( gồm 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi ).

   Sau khi chúng tôi trình diện vào tháng 12/1973, tôi được Bộ Chỉ Huy BĐQ/ QĐI và QKI đưa về Liên Đoàn 12 BĐQ để chỉ huy trung đội tại Tiểu Đoàn 37 BĐQ, lúc đó đang hành quân trong vùng Phong Thử thuộc quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ một bạch diện thư sinh, tôi vào lính bằng một niềm tin phó thác và "trái tim hướng đạo". Chỉ khi nhập cuộc, tôi mới thấm thía hơn về những hy sinh vô bờ của những người cầm súng nơi tuyến đầu.

  Trước khi trở thành một quân nhân, tôi chỉ là một thanh niên đứng bên lề cuộc chiến mặc dù có lúc đã cận kề với máu, lửa và thương vong khi chiến tranh về tới thị thành. Quan điểm mình là "nạn nhân" ( của lệnh đôn quân ) kiêm "chứng nhân" ( của thời cuộc và chiến tranh ) đã làm tôi cảm thấy xấu hổ khi nhận ra rằng từ bấy lâu nay, tôi yên lành sinh hoạt ở hậu phương là nhờ sự hy sinh về mọi mặt của những người lính trận.

  Do đó, tôi không màng những ánh mắt - dù không hẳn là coi thường hay dè bỉu- có vẻ như dò xét của thuộc cấp, khi tôi nhận bàn giao trung đội từ một Trung Sĩ I vốn là Chiến Sĩ Xuất Sắc trong trận tái chiếm Sa Huỳnh của Tiểu Đoàn 37 BĐQ, tháng giêng 1973.

   Không dễ dàng gì chiếm được niềm tin của những thuộc cấp dạn dày sương gió hơn mình, huống chi ngoại hình của tôi lại là một đề tài để anh em trong trung đội bàn tán và...cợt đùa! Ngay ngày đầu tiên, anh chàng tà lọt đã cười cười "...Tụi nó thắc mắc không biết chuẩn úy có thấy đường để đánh đấm hay không?..." Vài hôm sau thì tay hiệu thính viên cũng "phán" một câu xanh dờn "Tụi nó không thằng nào sợ ông cả!".

  Sợ!? Cần quái gì phải sợ?! Hay ho gì phải mang bộ mặt "ngầu hầm" hoặc dùng lon lá để áp đảo tinh thần thuộc cấp bằng lệnh lạc chỉ huy?! Cái cảm giác gọi là "sợ" đó luôn đi kèm với sự xa cách, trong khi đó định chế căn bản của một đơn vị tác chiến là cấp trung đội, lại cần chất "Chi Binh" và tình "Huynh Đệ" keo sơn hơn bất cứ một yếu tố tình cảm hay tâm lý nào khác. Tôi chỉ cần họ thương mến hơn là sợ sệt, vì lỡ ăn đạn trong lúc chiến đấu thì còn mong có ai đó kéo mình về.

   Không cần ai nói, tôi cũng biết cái dáng dấp thư sinh với cặp mắt kiếng nhìn có vẻ như một thầy giáo của mình không làm cho anh chàng ba gai, bặm trợn nào nể phục cả! Nhưng dù sao thì họ cũng phải nhận lệnh của tôi, trung đội trưởng của 17 người lính, đa số bất cần đời khi về nơi an toàn và liều mạng khi hàng ngang xung phong dưới làn mưa đạn. Bất cứ người lính tác chiến nào, dù ngang tàng cách mấy, bướng bỉnh cách mấy, cũng nhận rồi thi hành lệnh của cấp chỉ huy trực tiếp.

   Ở cấp trung đội, người ra lệnh trực tiếp cho lính là tiểu đội trưởng. Họ can đảm và gan lì thì lính nể nang. Họ nề nếp nhưng chịu chơi thì lính gắn bó với họ trong tình cảm lẫn khuôn phép. Nhưng quan trọng và cần thiết nhứt, để giúp cho một người chưa có kinh nghiệm chiến trường như tôi lúc bấy giờ, phải là một trung đội phó dạn dày kinh nghiệm chiến đấu.

  Tôi may mắn có được những trung đội phó đầu đời đều là Chiến Sĩ Xuất Sắc. Họ là thầy, là bạn, là đồng đội và cũng là chiếc gạch nối giữa lính và người trung đội trưởng. Tôi lần hồi hoàn thành trách nhiệm của mình và trở nên vững vàng hơn trong việc chiến đấu và lãnh đạo- chỉ huy, phần lớn là nhờ mấy ông Phó này.

   Một người để lại cánh tay trái nơi chiến trường, một người trở thành Thường Vụ đại đội, người thứ ba qua làm Phó cho một trung đội trưởng khác. Cả ba người đều là chủ nợ của tôi, một món nợ nghĩa tình không có gì cân xứng để đền đáp.

   Nhưng vẫn còn một món nợ khác mà cả đời trả không bao giờ vơi! Đó là nợ máu xương của những thuộc cấp đã hy sinh. Họ hy sinh cho tôi được sống còn. Họ giúp tôi làm tròn bổn phận và trách nhiệm được giao phó. Họ nhận lệnh trực tiếp từ tiểu đội trưởng nhưng cũng là lệnh của chính tôi qua trung gian là người trung đội phó.

  Không có những khinh binh đó thì các cấp chỉ huy không có huy chương, không có đặc cách, không là gì cả! Họ trở nên trở nên tàn phế hoặc hy sinh khi còn rất trẻ. Có người còn chưa kịp biết yêu. Đa số còn không có khái niệm rõ rệt về hận thù hay chánh nghĩa. Họ rất hồn nhiên trong cung cách sống, giản dị và mộc mạc trong suy nghĩ về vai trò của người lính trong cuộc chiến.

   Trong số những bài học được hướng dẫn lúc đang thụ huấn trong quân trường, thì họ quan tâm nhứt là những gì liên quan tới súng đạn, kỹ thuật tác chiến và...mưu sinh, thoát hiểm. Những phần còn lại, đa số nói về những đề tài liên quan tới dân vận, địch vận, tâm lý chiến...thì họ trả lại cho Huấn luyện viên hoặc giao trách nhiệm có tính cách "cao siêu" đó cho sĩ quan các cấp ngoài đơn vị.
 
  Họ chỉ biết nhận lệnh rồi xung phong vào mục tiêu, hay thận trọng dò dẫm từng bước dẫn đường cho đơn vị lúc xâm nhập vào vùng đất địch. Họ hãnh diện vì màu cờ, hiên ngang cho sắc áo. Mặc dù có lúc họ rất ba gai, phá phách, thậm chí kiêu binh cũng có.

  Nhưng đó chỉ là hiện tượng! Trong bản chất của một quân nhân, họ đều là những người lính khép mình vào kỷ luật của Quân Đội. Họ, dù là tình nguyện hay thi hành quân dịch, đều cùng chung một mục đích chống Cộng Sản xâm lược. Nói một cách đơn giản và bình dân hơn, là họ đi...đánh giặc!

   Buồn thay! Do sự sắp xếp của ván cờ thời cuộc, giặc trở thành chủ nhân mới của phần đất tự do ở miền Nam. Người Lính không cam tâm nhưng đành buông súng rồi tức tưởi tan hàng, chấp nhận làm kẻ bại trận. Đến lúc này, tôi mới thấm thía câu "nạn nhân kiêm chứng nhân của thời cuộc".

   Quả thật Quân và Dân miền Nam đều là nạn nhân của một sự phản bội trắng trợn, do "bàn tay lông lá" trực tiếp đạo diễn, đồng thời mọi người cũng là chứng nhân của một cuộc đổi đời đầy máu và nước mắt. Nước mất thì nhà tan! Kẻ thắng trận vênh váo huênh hoang. Người thua cuộc ngậm hờn qua ải. Họ chiến đấu chỉ để tự vệ, còn những kẻ xâm lăng thì đầy "hận thù trong dòng máu". Người Lính Việt Nam Cộng Hòa bị ngược đãi về mọi mặt. Kể cả người đã chết cũng không được yên thân.

   Sau hơn 40 năm, sự thù hận vẫn còn vì bạo quyền cộng sản luôn luôn tìm cách áp bức, ngăn chặn và phá hoại bất cứ hành động nào có tính cách nhắc nhở hay vinh danh chánh thể của miền Nam qua hình ảnh của lá cờ Vàng và người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

  Ngay sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản cho đến tận ngày nay, hàng triệu người rời bỏ quê hương bằng mọi cách. Chiến tranh không còn, nhưng người Lính chỉ buông súng, bỏ cuộc chứ chưa giải ngũ, nên cuộc chiến đấu chống phỉ quyền tại hải ngoại vẫn còn tiếp diễn qua một hình thức khác, đa dạng hơn và mang tính chất "hiện đại" hơn bởi lẽ "...Mặt trận ngày nay không thép súng. Giáo gươm đâu phải chỉ trên tay?!..."

   Cuộc hành trình dấn thân lại tiếp tục trên đất lạ quê người và từ trên...bàn phím! Cánh thiên di lần lượt gom đàn để tạo nên một khí thế mới tại hải ngoại. Nhưng khí thế ban đầu tưởng chừng như có thể dời sơn, lấp biển đó đã dần dà mất đi cường độ. Nạn "sứ quân", bè phái, cũng như sự thiếu tổ chức là những nguyên nhân chính của sự rạn nứt trong cộng đồng hải ngoại.

  Không có lãnh tụ chân chính, đủ uy tín và đức độ, để tập hợp lực lượng đấu tranh thành một khối đồng nhứt. Ngoài ra, đã có không ít những gương mặt nổi bật trên chính trường và trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã âm thầm mang nỗi đau vong quốc xuống tuyền đài. Sự im lặng của họ là một hành động quả cảm của kẻ sĩ lúc tàn cuộc khi chấp nhận lời chỉ trích, thậm chí không màng đến sự phỉ báng của những kẻ cuồng ngạo lợi dụng lúc giậu đổ nên bìm leo.

   Họ, những bậc trưởng thượng và các cấp lãnh đạo, đã không hề lên tiếng trước công luận để đổ thừa cho bất cứ ai khác đã làm mất nước, mặc dù trên thực tế, ai cũng biết là Việt Nam Cộng Hòa đã bị bạn "đồng minh" bán đứng cho khối Cộng Sản quốc tế.

  Sự hưng phấn của ngày nào đã lụi tàn đến mức không ngờ. Con đường tranh đấu còn dài, cuộc hành trình còn lắm chông gai, nhưng người bỏ cuộc thì mỗi ngày một nhiều. Vì đâu nên nỗi? Câu trả lời nằm trong tận cùng sâu thẳm của từng người, nhưng có thể nói nguyên do chính là ...thời gian! Thời gian tuy là liều thuốc bổ trong nhiều trường hợp, nhưng đồng thời cũng là độc dược hiểu theo nghĩa lực tàn, ý tận.

    Đau lòng hơn hết là họ đã phải sống chung với chính những kẻ đã từng đối đầu ngoài chiến trận hoặc trên bàn cờ chính trị thuở xưa. Chưa kể con cháu của họ cũng của địch đã và đang sinh hoạt trong cùng một mái trường, thậm chí sống chung dưới một mái nhà.

  Hải ngoại đã vậy, nội địa càng "thê thảm" hơn! Bởi vì những "tay súng oai hùng" thuở xưa lâu nay đã phải ẩn nhẫn cầm hơi để chờ một ngày mai tươi sáng. Câu hỏi là chờ đến bao giờ, khi chính họ cũng chỉ là thiểu số nhỏ bé trong hơn 90 triệu "cừu non" đã và đang bị đám sói hung hãn của Bắc Bộ phủ tha hồ làm tình, làm tội?

   Tuổi hạc đã cao. Cuộc hành trình còn "thăm thẳm chiều trôi" mà lực đã bất tòng tâm. Thì cũng đành phải hy vọng vào một ngày mai quang phục mặc dù vẫn chưa thấy chút ánh sáng nào le lói ở cuối đường hầm!

HUY VĂN ( HUỲNH VĂN CỦA )

(*) I don’t know where I am going, but I am on my way.



Publié par Caroline Thanh Huong à lundi, avril 18, 2022 Aucun commentaire:
Envoyer par e-mailBlogThis!Partager sur XPartager sur FacebookPartager sur Pinterest
Libellés : nhạc ngoại quốc, thơ Huy Văn

Chương trình thơ tháng tư với bài thơ Đừng Có Tìm Tao của anh Trần Văn lương và bộ ảnh những anh hùng nhân dân Ukraine.

tt

 Kính gửi quý anh chị bài thơ của anh Trần Văn Lương viết vào tháng tư năm hai ngàn hai mươi hai, sau bốn mươi bảy năm từ ngày mất miền Nam Việt Nam.

Điều chắc chắn rằng là thế hệ tỵ nạn gần như im tiếng từ từ vì đời cha ông đã nằm xuống theo năm tháng tại xứ người. Thế hệ người Việt Nam di cư mới đến đã không muốn tìm hiểu hay không muốn biết vì sao có những người việt Tỵ nạn có mối hận mất nước luôn từ chối trở lại Việt Nam hay vẫn giữ lập trường bị mất nước thì đau và không thể nào quên được.

Một số hình ảnh về chiến tranh phương tây vào tháng hai năm hai ngàn hai mươi hai gợi nhớ lại chuyện chạy giặc và người dân họ ở lại chuẩn bị đánh du kích ra sao mà thương và đáng khâm phục người dân Ukraine như thế nào.

Mời quý anh chị cố gắng xem lại những hình ảnh khó quên này ở phần dưới và một vidéo Youmaker kèm theo trang Blog này. Vidéo này phân tích thêm tình hình thế giới và sự khủng hoảng của nó ra sao khi Nga tấn công Ukraine.

Tin tức khá dài vì tôi muốn dẫn chứng bằng những bài được tiếp chuyển, với hình ảnh và bài viết được ghi lại trên các trang internet để đời sau muốn tìm tài liệu sẽ có lưu lại tại đây.

Cám ơn anh Lý Long Phan đã gửi email tóm lược.

Cám ơn anh Lương và kính chúc quý anh chị một ngày vui khi còn được sống trong đất nước hòa bình.

Caroline Thanh Hương

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

    Người sao quên hết lời thề,

Giặc thù còn đó, vẫn về vui chơi?

 

Cóc cuối tuần:

 

   Đừng Có Tìm Tao

                      (Lời người kẹt lại ở quê nhà)

 

Nghe nói là mày muốn gặp tao,

Nhờ người bắn tiếng, bảo dù sao

Tao mày nối khố bao năm trước,

Chẳng lẽ giờ không được kiếm nhau?

 

Rất cám ơn mày nghĩ đến tao,

Nhưng tao đà hết dám "trèo cao".

Quê nhà mày đã lâu từ bỏ,

Giờ có lờ tao cũng chẳng sao.

 

Hãy biết giùm tao, hỡi bạn vàng,

Nửa đời tao đất mẹ lang thang,

Nhà tan, nước mất, niềm đau hận

Đến chết lòng tao vẫn mãi mang.

 

Né làng, mày tưởng chẳng ai hay,

Mượn cớ về ăn nhậu mỗi ngày.

Hết chuyện ma chay rồi cải táng,

Ông bà, của đáng tội, nào hay!

 

Một ngày mày thoáng gặp em tao,

Mày diện áo quần thật bảnh bao,

Thấy nó mày quay đầu ngó lảng,

Tưởng rằng nó chẳng nhớ mày sao?

 

Mọi chuyện tào lao đó của mày,

Tao đều được khối kẻ cho hay,

Nhưng tao mặc kệ mày vung vít,

Chỉ tội nghiệp thay đất Việt này.

 

Mày xoay được một ít đô la,

Hí hửng đi theo đám phát quà,

Được chúng cho ra sân khấu nói,

Mặt bèn tươi rói, miệng ba hoa.

 

Phút chốc mày quên bẵng mẹ cha,

Quên bao nỗi khổ của quê nhà,

Thấy mình bỗng hóa ra quan trọng,

Choáng váng trong "danh vọng" chói lòa!

 

Mày vốn tài ba chẳng có bao,

Học hành cũng vớ vẩn như tao.

Nhưng dù gì cũng lên Trung học,

Tin tức mày không đọc hiểu sao?

 

Nhìn bao cảnh khổ tại quê cha,

Tao biết mày không chút xót xa,

Nhưng chí ít ra mày phải nhớ,

Mày luôn luôn mắc nợ quê nhà.

 

Mày rày bất đắc dĩ tìm tao,

Vì bị em tao thấy bữa nào,

Nên chẳng biết sao đành nhắn gọi,

Tao dù đói há đợi mày "khao"?

 

Mày có mớ hào lẻ lót tay,

Tưởng tao rách rưới phải cần mày,

Tiền mày giữ lấy mua "công đức",

Dẫu kiết, tao thừa sức lất lây.

 

Nhờ người nhắn lại để mày hay,

Tao nhất định không muốn gặp mày,

Mày đã quên đi ngày vượt biển,

Thì mình đành vĩnh viễn chia tay.

 

Hôm nay lần cuối gọi "mày tao",

Để nhớ một thời trót biết nhau.

Sẽ cố quên rằng tao có bạn

Đã từng đi tỵ nạn năm nao.

             Trần Văn Lương

       Cali, Tháng Tư Đen 2022
Ảnh: Người dân Ukraine chuẩn bị chiến tranh
(Photos: Ukrainian civilians prepare for war)

Feb 28,2022

An armed man on an empty street in Kyiv, Ukraine.
A small girl sorts empty bottles.
Một cô gái sắp xếp những chai rỗng sẽ được dùng để pha cocktail Molotov để chế tạo bom xăng ở thành phố Lviv của Ukraine vào Chủ nhật.
Locals gather empty bottles to make Molotov cocktails.
A volunteer demonstrates how to prepare a Molotov cocktail.
Civilian volunteers in Kyiv check their guns.
Các tình nguyện viên dân sự ở Kyiv đang kiểm soát súng của họ vào thứ Bảy.
Local residents make anti-tank obstacles.
Local residents prepare Molotov cocktails.
A local resident prepares a Molotov cocktail.
Volunteers, one holding an AK-47 rifle, in Kyiv.
A man works on an anti-tank obstacle.
A Kyiv resident and volunteer prepares a rear post with trenches.
Local residents make Molotov cocktails.
Armed civilian volunteers stand alert on a street in Kyiv.
A man carries an anti-tank obstacle in Uzhhorod, in western Ukraine.
Residents prepare Molotov cocktails.
A member of Ukraine’s Territorial Defense Forces holds a Kalashnikov rifle as a volunteer looks on.
An armed man on an empty street in Kyiv, Ukraine.
Một người đàn ông đi tuần trên đường phố Kyiv vắng người do lệnh giới nghiêm.
A woman carries a crate of empty bottles as local residents prepare Molotov cocktails.
Locals at a park in Dnipro, Ukraine, carry crates of bottles.
Civilian members of a territorial defense unit check their weapons.
A volunteer rests in a bomb shelter.
Người đi kẻ ở
Refugees arrive in Przemysl, Poland, against a dark sky as night closes in.
Hình ảnh từ cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Ukraine
A Ukrainian child in a car stuck in traffic.
A Ukrainian girl stands near a pile of donated items.
A woman and her daughter fleeing the Russian invasion in Ukraine.
A mother tends to her baby in a bomb shelter.
Ukrainian refugees walk alongside a line of vehicles.
A woman wrapped in a blanket at the border checkpoint in Medyka, Poland.
An emergency worker hands out bags of food.
Supplies for refugees slightly covered in snow.
A crying woman walking with her children.
A mother feeds her child at a refugee shelter in Hungary.
A woman holds her baby while surrounded by other people at a railway station.
Young patients, in hospital beds, in the hallway of a children's hospital.
A woman pulling a wheeled suitcase walks with two dogs after crossing the border into Hungary.
Ukrainian asylum seekers, eating or checking their phones, rest on the floor at a crowded train station.
A woman holds a child and a dog as she lies in a shelter.
A volunteer unloads aid donations at a school gym in Poland.
Two women cry at a border crossing in Poland.
Refugees from Ukraine lie on folding cots set up at a railway station.
A Ukrainian refugee carries a large garbage bag and a large stuffed toy.


Động Cơ Chiến Đấu Của Người Ukraine Khác Với Người Việt

Người Ukraine ngoài yêu nước ra thì họ hiểu về GIÁ TRỊ CỦA TỰ DO, DÂN CHỦ hơn người Việt.

Bởi vậy nên họ chiến đấu rất ngoan cường! Họ biết  chiến đấu cho ai? và vì cái gì? Một cách rất trí tuệ và cụ thể.

Còn thời chúng tôi ngày xưa đi xâm lược miền Nam là vì cái gọi là LÝ TƯỞNG!

Sau này sang Đức học, tôi mới biết đó là cái Lý tưởng thổ tả.

Rồi từ từ tôi mới nhận ra là mình hồi đó ngu. Đi giải phóng nơi sung sướng, văn minh hơn mình để hành hạ cho họ có  cuộc sống khổ như mình, rồi vỗ tay sung sướng! Ta là người chiến thắng.

Sau này có vị là Trung tá, sống sót trở về "Thủ đô Hà Nội mến yêu của ta" được Nhà nước ưu đãi cho về hưu hành nghề sửa xe đạp. Trời nóng nhìn "mặt hồ gươm vẫn lung linh mây trời" bố cu mặc quần đùi ống rộng, mà quần lót giặt lại chưa kịp khô; ngồi gác chân vá xăm xe đạp cho mấy cháu gái sinh viên, vẫn ngoan cố hoài cổ bê cả rổ Huân chương ra khoe với mấy cháu. Mồm nghêu ngao hát: "Pháo  anh trên đồi cao nã vào đầu giặc Mỹ. Trận địa dưới hầm sâu em vẫn nhìn thấy súng"...

Thật  may mắn  mà tôi còn sống. Để bây giờ ngẫm lại mới biết thôi. Còn đồng đội xấu số của tôi, các anh nằm xuống nơi rừng thiêng, nước độc, có lẽ vẫn còn đang bám lấy cái "Lý tưởng" ở đâu đó mà đã làm cho các anh phải ra đi nơi chân trời xa. Để bây giờ chúng ta đã tạo ra một bầy  tham nhũng nhiều như quân Nguyên đang đốt trong cái lò tôn giả tạo, phù phiếm để mị dân...

Nhân dân Ukraine thật có quyền tự hào vì họ không những tự nổi lên đạp đổ nền độc tài trong nước mà còn dựng lên một thể chế dân chủ mới, bầu được vị nguyên thủ rất sáng láng tuyệt vời là Volodymyr Zelenskiy;

Mà như chúng ta đang thấy, họ còn đứng lên cùng chính phủ đoàn kết một lòng, sát cánh bên nhau để đánh đổ cả độc tài  khổng lồ nước ngoài  xâm lăng họ.

Tức là trong một thời gian ngắn họ ĐÁNH ĐỔ CẢ HAI NỀN ĐỘC TÀI trong và ngoài nước.

Vì vậy mà dân tộc Ukraine rất xứng đáng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Đã đến lúc chúng ta phải quên đi cái tự hào hão huyền là "đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ". Bởi ta đánh thắng họ (nền dân chủ), để ta dựng lên chế độ độc tài.

Còn họ đã dựng lên thể chế dân chủ!!!

Điều đó khác nhau như đêm với ban ngày!

Phẩm chất và mục đích cuộc chiến của VN và của Ukraine mang bản chất  hoàn toàn khác nhau.

Mục tiêu ngược chiều nhau: Đó là họ chiến đấu để  dân tộc họ vươn lên sự sáng láng;

Còn ta "đánh nhau" huynh đệ tương tàn không như Đông và Tây Đức, để cho dân tộc mình chui xuống vực sâu.

Ngân sách thì cạn kiệt, đạo đức thì suy đồi. Chết đến nơi rồi mà vẫn ú  ớ, mồm lẩm bẩm, như người bệnh vào giai đoạn hôn mê: Hãy cho tôi tiến lên "Thiên đường CNXH", mà chả biết hình thù cái thiên đường chủ nghĩa đó nó ra làm sao.

Nhưng có người nói với tôi: Nếu Tàu cộng tràn sang VN, thì dân ta cũng  sẽ chiến đấu ngoan cường như dân Ukraine. Tôi thì hơi hoài nghi, nên đáp lại là: Việt Nam mà có thể chế như Ukraine thì Tàu cộng vào  xâm lược có thể còn thảm hại  hơn cả Putin!

Nên thể chế phải đi trước một bước!

Chứ như nhà mình thì nếu lãnh đạo theo Tàu thì ai sẽ xuống giao thông hào như Tổng thống Ukraine mà cổ súy cho ta cầm súng?

Hay là để nghe họ hô: VN là em, Trung Quốc là anh, đừng bắn?

 


Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida

Posted on April 18, 2022 by dongsongcu

OCS Florida (Trần Lý chuyển)

  Trần Lý xin chuyển đến Biển Xưa và Dòng Sông cũ, bài viết của OCS Florida về Chuyện Hải Quân và Chiến tranh Ukraine..OCS Florida viết tặng ‘lính già Hải quân ‘danh dự’ Trần Lý . Danh hiệu được (Cố) HQ Đại Úy Phạm Trọng Thu, Hạm trưởng Chiến Hạm ‘độc đáo’ không chân vịt của HQVNCH ban tặng.

Nga xâm lăng Ukraine, kéo dài đã hơn 50 ngày.. Chiến tranh trên bộ, trên không đã được báo chí và Hệ thống truyền thông phổ biến rộng rãi . Hình ảnh xe tăng Nga  thành các đống sắt vụn, máy bay bốc cháy trên không được chiếu trên màn hình thế giới.. trừ Việt Nam, Syria ! Với Việt Nam quân Nga vẫn là vô địch ?

    Biển Ukraine vẫn lặng gió ?  

Nhưng đã thật sự đã và đang nổi sóng !

   Ông Trần Lý đã viết một bài về Hải quân Ukraine trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải : Vụ Nga tấn công Đảo Snake..”Câu trả lời của các chiến sĩ trấn thủ đã theo gương Tướng Nhà Trần Việt Nam : “ thà chết không chịu hàng” lưu danh sử sách. Hải quân Ukraine chiến đấu trên bộ tại Mariupol vẫn tiếp tục chống quân Nga dù tiếp liệu cạn dần..

  Tin các báo :

  • CNN (April 14,2022 )Moskva sinking : What really happened to the pride of Russia’ s fleet ?
  • BBC News (14April 2022) : Russian warship : Moskva sinks in Black Sea
  • Thông tấn xã Tass April 14 : Moskva cruiser sank while being town..

  Tất cả các báo và các bản tin của các hãng thông tấn như AP, Reuters, AFP, Al Jazeera.. đều có tin và hình ảnh chiếc Moskva đang bốc cháy.. và cả khi đang chìm ( nhắc lại là ngoại trừ các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân..của CHXHCNVN )

     Vùng biển đang nổi sóng : Odessa đến Sebastopol 180 miles

  • Chuyện gì đã xảy ra cho chiếc Moskva ?

  Chiến hạm Moskva là niềm ‘tự hào’ của HQ Nga.một lực lượng HQ hàng đầu và hùng mạnh trên thế giới (theo.. giấy tờ) có những hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử, máy bay tối tân..Hạm đội Hắc Hải (Black Sea Fleet) còn ghê gớm hôn.. ? và Moskva là Soái hạm cũa Hạm đội Hắc hải, chắc là phải ngon lành vô cùng ?

   Bộ Quốc Phòng Nga loan tin : “đạn trên tàu.. bất ngờ bị nổ do một vụ hỏa hoạn không rõ lý do “ (nhưng tàu.. vẫn còn.. nổi !) (chấc do tình cờ thôi ? tàn thuốc ? cũng như xe tăng Nga đang chạy bất ngờ phát nổ, chiếc đầu chiếc cuối.. vài chiếc khúc giữa, nên đoàn xe tiếp liệu bị kẹt, rồi xe chở xăng cũng cháy nên các xe khác bị hết xăng, lính Nga bỏ xe đi tìm .. đồ ăn; và thế là tắc nghẽn vì.. tình cờ..!)

   Biển rộng mênh mông, dễ gì tìm được tàu chiến như trên bộ ?

  Ông Ukraine thì nói : “Bắn trúng Tàu Nga bằng 2 quả phi đạn nội hóa Neptune” (khẳng định rõ ràng do tự chế.. không liên hệ gì đến vũ khí mà Ông Biden sắp viện trợ) Thật tuyệt vời và các Ông Taiwan cần mua ngay ‘Neptune’ vừa rẻ vừa công hiệu !

                                          Các loại chiến hạm của Hải quân Nga

                 Chiếc Moskva trong loại Slava CG ; chiếc LST Orsk không thuộc các chiến hạm ‘lớn’

  • Vài chi tiết về Chiếc Moskva :

  BBC News tóm lược vài chi tiết về chiếc Moskva ( các chi tiết rõ ràng hơn xin xem trên Wikipedia, Jane’s’ Fighting Ships.. :

Thủy thủ đoàn  510 ; Dài: 186.4 m ; Vận tốc 32 knote (37mph,59 kmph) Tầm hoạt động : 10000 nm (12000 miles) Có 1 trực thăng trên tàu.

Cũng theo BBC News, Moskva được trang bị một hệ thống phòng vệ rất tân tiến :

  Chiến hạm có ‘ba lớp’ phòng thủ chống các cuộc tấn công của máy bay địch và nếu sử dụng ‘đúng’ thì .. không thể bị ‘neptune’ của Ukraine đánh trúng nổi !  

  • Ngoài các hệ thống phòng thủ tầm ‘gần’ và trung bình (short and medium): P-1000 Phi đạn Vulkan; chiến hạm còn 6 hệ thống phòng không (short-range close-in weapon=CIWS) trong hàng rào phòng vệ sau cùng (last resort)
  • “Moskva có hệ thống phòng không bao trùm 360 độ, CIWS bắn 5000 phát đạn/ phút, trên nguyên tắc sẽ tạo một .. bức vách bảo vệ cho chiến hạm”!
  • Và nếu Moskva bị trúng.. phi đạn Ukraine thì Hạm đội Nga có thể có vấn đề ? : hết đạn hay.. hỏng hệ thống bắn?  tình cờ đã xảy ra khi.. cần đến súng ?
  • Chuyện về phi đạn Neptune ?

   Cũng theo BBc News :  Phi đạn Neptune chống chiến hạm có những đặc tính tóm lược: Loại : anti-ship cruise missile (dịch theo tiếng Việt mới : tên lửa hành trình chống tàu) Đầu đạn loại nổ mạnh văng mảnh (fragmentation); nặng 870 kg; dài 5.05m, tầm xa 280 km

   Phi đạn Neptune do các nhà nghiên cứu vũ khí Ukraine tự thiết kế và Quân đội Ukraine mới nhận được vũ khí này vào tháng Ba năm 2021

Wikipedia ghi rõ hơn : R-360 Neptune, do Luch Design Bureau Ukraine thiết kế từ 2019 theo mẫu Phi đạn Nga Kh-35, cải tiến để có thể đánh chìm các chiến hạm trọng tấn 5000 tấn. Hệ thống phi đạn phòng vệ duyên hải Neptune gồm một xe vận tải (TMZ-360) gắn dàn phóng phi đạn USPO-360, mang 4 phi đạn ; một xe chỉ huy/kiểm soát RCP-360 và một xe chuyển vận riêng.. Tất cả đều di động và có thể hoạt động bên trong lãnh thổ, xa duyên hải đến 25 km

 * Hình Moskva.. bị cháy và nổ :

* Những câu hỏi chưa được giải đáp ?

   Chiến hạm .. tình cờ phát nổ, rồi chìm khi kéo về Sebastopol gặp biển động ? Số thủy thủ bị tử nạn không rõ,  được báo là hầu như được ‘di tản’ hết khỏi tàu !

   Phi đạn Neptune tuyệt vời, tìm ra mục tiêu giữa biển rộng mênh mông ! bắn 2 quả là đánh chìm Chiến hạm hàng đầu của Nga trang bị đủ loại hỏa tiễn phòng không tối tân, chưa kể các dàn S-300, S-400 đặt trên Crimea cũng không ‘thấy’ neptune để chống đỡ hay bắn rơi..Ngũ giác Đài không xác nhận !

  Lượm lặt các tin ngắn trên các tạp chí ‘chuyên môn’ về Quốc Phòng có những ‘trùng hợp’ cũng rất tình cờ:..

  • Phi cơ tuần thám viễn dương Poseidon P-8 của HQ Hoa Kỳ vẫn thường ‘bay chơi’ ngắm biển trên vùng không phận bao trùm Crimea và Vùng biển Ukraine trong lúc chiến sự diễn ra..Poseidon P-8 có các nhiệm vụ săn tìm tàu ngầm (Anti submarine warfare); chống chiến hạm (anti-surface warfare) và .. shipping interdiction.. điều hành drone canh chừng hàng hải MQ-4 Triton UAV

                                    Phi trình của Poseidon P-8  trên Vùng chiến sự

  • “Hình như” thủy thủ của chiến hạm Moskva được vớt khi đang trôi giạt trên các bè cứu sinh..và 54 người đã được một tàu Thổ Nhĩ Kỳ vớt (Chính phủ Thổ.. từ chối bình luận). Thế giới Phương Tây hầu như quên số phận các thủy thủ lâm nạn! (Nhớ Vụ Hoàng Sa, khi HQ HK từ chối tìm vớt các Chiến sĩ HQ10 trôi giạt trên biển)
  • Hoạt động cũa các “Chuyến bay thu lượm tin tình báo “ :

Các tin SIGINT  (Tình báo điện tử) nhặt từ NATO và Tình báo US có ghi ;

  • 14-4 : RQ-4 Global Hawk (drone ) bay trên Hắc hải..
  • 13 tháng 4 : US Navy P-8 trên không phận Roumania
  • 12 tháng 4 :US Navy P-8 , US Navy EP-3E Aries II ; RQ4 Global Hawk.. trên không phận Roumania và Black Ses..

                      Không thấy Pentagon.. cho biết các phi vụ này làm gì , NATO im lặng

                       hoàn toàn và tiếp tục im lặng về vụ chiếc Moskva.. bị chìm ?

  • Các diễn biến khi chiếc Moskva phát nổ :
  • Giờ địa phương không rõ : Chiến hạm phát nổ và cháy..
  • 18 giờ 52 : Vệ tinh Sentinel-1 bay trên ghi hình chiến hạm cùng các tàu nhỏ bao quanh; hình ảnh  công việc chữa lửa và thủy thủ rời tàu..
  • 01 giờ 05 : Chiến hạm phát tín hiệu cầu cứu
  • 01 giờ 14 : Moskva bị nghiêng ..
  • 01 giờ 45 : Mất kiểm soát, phòng máy ngập; mất điện hoàn toàn..

   Mãi đến ngày 16 tháng Tư, Bộ QP Nga cho phát một video ‘diễu binh’ trong đó Tư lệnh HQ Nga Đô đốc Nikolai Evmenov và Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải  ‘duyệt’ thủy thũ đoàn Chiến hạm Moskva tại Sebastopol (hình ảnh ghi rõ là quân phục mới tinh)..Khoảng trên 100 quân nhân, không bị thương. Bộ QP Nga không cho biết con số các thủy thủ hy sinh và bị thương dù chiến hạm bị nổ và cháy… Bí mật và bí mật..

  (Truyền thống thượng võ của HQ Thế giới là xin chào kính Anh linh các chiến sĩ Hải quân , bất kể phe nào, đã hy sinh và được thủy táng, yên nghĩ trong lòng Đại dương..)

    NavalNews : Dùng các nguồn tin riêng ghi thêm các hình ảnh vệ tinh (!) đã ghi rô diện biến và vị trí chiến Moskva khi bị cháy : Dùng phương pháp ‘synthetic aperture radar (SAR để giúp nhìn qua mây..

 Hình ảnh vệ tinh radar (của ai) ?, Giới tình báo không ghi quốc tịch và loại vệ tinh) trong khu vực Bắc Biển Đen ngày 13 tháng Tư đã xác định vị trí chiếc Moskva :

             Vị trí : 45 độ 10’43.39″ Bắc (N) , 30 độ 55″30.54″ Đông (E)

  Vị trí này nằm phía Đông đào Snake Island, cách Odessa 80 hải lý và cách bờ biển Ukraine 50 hải lý.

    (Không có giới chức tình báo nào ghi nhận là .. neptune “biết’ vị trí quá chính xác của chiếc Moskva để.. bay đến ?)

   Vệ tinh (không phải thương mãi) còn tiếp tục ghi  những vị trí trên biển của Moskva trước đó từ ngày 12 tháng 4 và theo dõi sự di chuyển của chiến hạm này trên biển.

Sau khi chiếc Moskva bị đánh chìm :

  Hình ảnh vệ tinh (lại vệ tinh ?) ghi lại lúc 6 giờ 30 PM ngày 15 tháng 4 : Hai Hải đội Nga, gồm cả các Tàu đổ bộ đã tiến về hướng Tây Bắc..dự định đến bờ biển Ukraine ; cùng lúc đó các hoạt động quân sự gia tăng tại Sevastopol..

   Nhưng sau đó hoạt động của các Hải đội này.. không tiếp diễn (?), có thể chỉ do tình cờ (?) hay vì sợ Biển Đen lại nổi sóng ?

           * Nhắc một chuyện cũ .. cũng lạ ?

   Tin cũ : Ngày 24 tháng Ba Jane’s Defence : “Russian landing ship reportedly destroyed in Berdyank explosion “

“ Hải quân Ukraine công bố : đã phá hủy được chiếc Tàu đổ bộ Orsk tại một địa điểm gần hải cảng Berdyanskof (bị Nga tạm chiếm trong cuộc xâm lăng) bên bờ Biển Azov.

  Đây là một chiến hạm thuộc Hạm đội Hắc Hải Nga, thuộc  lớp Alligator , mang danh số LST 148 (Orsk). Ukraine cũng cho chiếu một video về cảnh chiến hạm này bị bốc cháy và các hình ảnh trên media truyền thông cho thạ1y thêm 2 chiếc LST khác nhỏ hơn thuộc loại Ropucha đang chạy khỏi vùng bị cháy..

  (HQ Nga có 4 chiếc LST loại Alligator, trong đó 3 chiếc thuộc Hạm đội Hắc Hải. Trọng tải 5000 tấn, dài 113m, chở được 300 binh sĩ, 20 xe tanks và 40 chiến xa)

   Berdyansk cách Mariupol khoảng 50 miles và là nôi Nga chuyển tiếp liệu và chiến xa đến yểm trợ cho cuốc chiến..

  Điểm lý thú nhất là Truyền hình Nga cho phát hình tuyên truyền Chiến hạm đang đổ bộ thiết vận xa BTR-82A và công bố rộng rãi trên báo chí.

   Ukraine cho biết : Họ đã bắn một phi đạn tầm ngắn (SRBM) Tochka-U vào nhóm 3 chiếc LST : Saratov (Orks), Tsesar Kinikov và Novocherbak

LST Orsk .. khi chưa bị phá hủy

Saratov chìm sâu 5m, 2 chiếc kia hư hại và rút khỏi khu vực , Các chuyên viên vũ khí thắc mắc : Nếu Tochka đánh trúng bằng một quả đạn thì Ukraine thật may mắn ! vì theo.. giấy tổ thì sai số của Tochka-U là.. 100m xa mục tiêu..

Ukraine sau này thông báo : Tìm và bắn trúng chiếc Orsk là nhờ Truyền Hình Nga cung cấp tọa độ.. rất chính xác khi phát hình !?

                                                           Tochka – U

Nguồn: OCS Florida (Trần Lý chuyển)





Publié par Caroline Thanh Huong à lundi, avril 18, 2022 Aucun commentaire:
Envoyer par e-mailBlogThis!Partager sur XPartager sur FacebookPartager sur Pinterest
Libellés : histoire triste, thơ nhạc Trần Văn Lương
Articles plus récents Articles plus anciens Accueil
Inscription à : Articles (Atom)

Archives du blog

  • ►  2024 (7)
    • ►  07/28 - 08/04 (1)
    • ►  03/17 - 03/24 (2)
    • ►  02/04 - 02/11 (1)
    • ►  01/28 - 02/04 (3)
  • ►  2023 (21)
    • ►  12/03 - 12/10 (4)
    • ►  10/15 - 10/22 (2)
    • ►  08/20 - 08/27 (4)
    • ►  08/06 - 08/13 (3)
    • ►  07/16 - 07/23 (2)
    • ►  03/26 - 04/02 (4)
    • ►  01/22 - 01/29 (2)
  • ▼  2022 (56)
    • ►  12/25 - 01/01 (4)
    • ►  11/27 - 12/04 (2)
    • ►  11/06 - 11/13 (3)
    • ►  09/25 - 10/02 (5)
    • ►  09/04 - 09/11 (2)
    • ►  08/14 - 08/21 (2)
    • ►  08/07 - 08/14 (2)
    • ►  07/24 - 07/31 (4)
    • ►  07/10 - 07/17 (5)
    • ►  06/12 - 06/19 (3)
    • ►  05/29 - 06/05 (1)
    • ▼  04/17 - 04/24 (3)
      • Chương trình đọc và nghe đọc truyện hay Nghề Nuôi ...
      • Chương trình nhạc, hồi ký với bài viết Cuộc Hành T...
      • Chương trình thơ tháng tư với bài thơ Đừng Có Tìm ...
    • ►  03/27 - 04/03 (3)
    • ►  03/06 - 03/13 (3)
    • ►  02/27 - 03/06 (3)
    • ►  02/20 - 02/27 (3)
    • ►  02/06 - 02/13 (3)
    • ►  01/23 - 01/30 (3)
    • ►  01/16 - 01/23 (2)
  • ►  2021 (35)
    • ►  12/26 - 01/02 (3)
    • ►  12/19 - 12/26 (2)
    • ►  12/12 - 12/19 (2)
    • ►  11/21 - 11/28 (2)
    • ►  11/14 - 11/21 (1)
    • ►  10/17 - 10/24 (3)
    • ►  09/19 - 09/26 (2)
    • ►  09/12 - 09/19 (2)
    • ►  08/22 - 08/29 (1)
    • ►  08/15 - 08/22 (2)
    • ►  08/08 - 08/15 (1)
    • ►  07/11 - 07/18 (2)
    • ►  07/04 - 07/11 (1)
    • ►  06/20 - 06/27 (2)
    • ►  05/23 - 05/30 (1)
    • ►  05/16 - 05/23 (1)
    • ►  04/04 - 04/11 (2)
    • ►  03/07 - 03/14 (2)
    • ►  02/21 - 02/28 (1)
    • ►  02/14 - 02/21 (1)
    • ►  01/03 - 01/10 (1)
  • ►  2020 (153)
    • ►  12/20 - 12/27 (2)
    • ►  11/29 - 12/06 (1)
    • ►  11/22 - 11/29 (1)
    • ►  11/08 - 11/15 (1)
    • ►  10/18 - 10/25 (2)
    • ►  10/04 - 10/11 (1)
    • ►  09/27 - 10/04 (4)
    • ►  09/20 - 09/27 (2)
    • ►  08/30 - 09/06 (1)
    • ►  08/23 - 08/30 (1)
    • ►  07/19 - 07/26 (2)
    • ►  06/21 - 06/28 (2)
    • ►  05/17 - 05/24 (5)
    • ►  05/03 - 05/10 (6)
    • ►  04/26 - 05/03 (5)
    • ►  04/19 - 04/26 (14)
    • ►  04/12 - 04/19 (14)
    • ►  04/05 - 04/12 (18)
    • ►  03/29 - 04/05 (15)
    • ►  03/22 - 03/29 (12)
    • ►  03/15 - 03/22 (14)
    • ►  03/08 - 03/15 (2)
    • ►  03/01 - 03/08 (6)
    • ►  02/23 - 03/01 (2)
    • ►  02/16 - 02/23 (6)
    • ►  02/09 - 02/16 (3)
    • ►  02/02 - 02/09 (7)
    • ►  01/26 - 02/02 (2)
    • ►  01/19 - 01/26 (2)
  • ►  2019 (63)
    • ►  12/22 - 12/29 (1)
    • ►  12/08 - 12/15 (4)
    • ►  11/24 - 12/01 (1)
    • ►  11/17 - 11/24 (2)
    • ►  10/20 - 10/27 (5)
    • ►  09/15 - 09/22 (3)
    • ►  09/08 - 09/15 (4)
    • ►  08/04 - 08/11 (1)
    • ►  07/28 - 08/04 (2)
    • ►  07/21 - 07/28 (2)
    • ►  07/07 - 07/14 (2)
    • ►  06/09 - 06/16 (2)
    • ►  06/02 - 06/09 (3)
    • ►  05/26 - 06/02 (4)
    • ►  05/19 - 05/26 (2)
    • ►  05/12 - 05/19 (3)
    • ►  04/28 - 05/05 (2)
    • ►  04/14 - 04/21 (2)
    • ►  03/31 - 04/07 (3)
    • ►  03/17 - 03/24 (2)
    • ►  02/24 - 03/03 (3)
    • ►  02/03 - 02/10 (1)
    • ►  01/27 - 02/03 (4)
    • ►  01/20 - 01/27 (3)
    • ►  01/13 - 01/20 (2)
  • ►  2018 (95)
    • ►  12/30 - 01/06 (3)
    • ►  12/23 - 12/30 (3)
    • ►  12/16 - 12/23 (3)
    • ►  12/09 - 12/16 (1)
    • ►  12/02 - 12/09 (3)
    • ►  11/25 - 12/02 (1)
    • ►  11/18 - 11/25 (6)
    • ►  11/11 - 11/18 (2)
    • ►  11/04 - 11/11 (2)
    • ►  10/28 - 11/04 (4)
    • ►  10/21 - 10/28 (2)
    • ►  10/14 - 10/21 (3)
    • ►  09/30 - 10/07 (1)
    • ►  09/23 - 09/30 (1)
    • ►  09/16 - 09/23 (5)
    • ►  09/09 - 09/16 (2)
    • ►  09/02 - 09/09 (1)
    • ►  08/05 - 08/12 (2)
    • ►  07/22 - 07/29 (1)
    • ►  07/01 - 07/08 (1)
    • ►  04/22 - 04/29 (3)
    • ►  04/15 - 04/22 (2)
    • ►  04/08 - 04/15 (6)
    • ►  04/01 - 04/08 (2)
    • ►  03/25 - 04/01 (2)
    • ►  03/18 - 03/25 (6)
    • ►  03/11 - 03/18 (2)
    • ►  03/04 - 03/11 (6)
    • ►  02/25 - 03/04 (2)
    • ►  02/18 - 02/25 (1)
    • ►  02/11 - 02/18 (1)
    • ►  02/04 - 02/11 (4)
    • ►  01/14 - 01/21 (6)
    • ►  01/07 - 01/14 (5)
  • ►  2017 (203)
    • ►  12/31 - 01/07 (3)
    • ►  12/24 - 12/31 (1)
    • ►  12/10 - 12/17 (5)
    • ►  12/03 - 12/10 (5)
    • ►  11/12 - 11/19 (5)
    • ►  11/05 - 11/12 (4)
    • ►  10/29 - 11/05 (5)
    • ►  10/22 - 10/29 (5)
    • ►  10/15 - 10/22 (3)
    • ►  10/08 - 10/15 (1)
    • ►  10/01 - 10/08 (5)
    • ►  09/24 - 10/01 (2)
    • ►  09/17 - 09/24 (5)
    • ►  09/10 - 09/17 (5)
    • ►  09/03 - 09/10 (1)
    • ►  08/27 - 09/03 (1)
    • ►  08/06 - 08/13 (4)
    • ►  07/30 - 08/06 (4)
    • ►  07/23 - 07/30 (1)
    • ►  07/16 - 07/23 (4)
    • ►  07/09 - 07/16 (3)
    • ►  07/02 - 07/09 (1)
    • ►  06/25 - 07/02 (4)
    • ►  06/18 - 06/25 (3)
    • ►  06/11 - 06/18 (6)
    • ►  06/04 - 06/11 (6)
    • ►  05/28 - 06/04 (1)
    • ►  05/21 - 05/28 (5)
    • ►  05/14 - 05/21 (5)
    • ►  05/07 - 05/14 (9)
    • ►  04/30 - 05/07 (3)
    • ►  04/23 - 04/30 (7)
    • ►  04/16 - 04/23 (2)
    • ►  04/09 - 04/16 (5)
    • ►  04/02 - 04/09 (3)
    • ►  03/26 - 04/02 (3)
    • ►  03/19 - 03/26 (7)
    • ►  03/12 - 03/19 (11)
    • ►  03/05 - 03/12 (3)
    • ►  02/26 - 03/05 (7)
    • ►  02/19 - 02/26 (3)
    • ►  02/12 - 02/19 (4)
    • ►  02/05 - 02/12 (5)
    • ►  01/29 - 02/05 (6)
    • ►  01/22 - 01/29 (7)
    • ►  01/15 - 01/22 (3)
    • ►  01/08 - 01/15 (1)
    • ►  01/01 - 01/08 (11)
  • ►  2016 (178)
    • ►  12/25 - 01/01 (1)
    • ►  12/11 - 12/18 (4)
    • ►  12/04 - 12/11 (6)
    • ►  11/27 - 12/04 (6)
    • ►  11/13 - 11/20 (4)
    • ►  11/06 - 11/13 (5)
    • ►  10/30 - 11/06 (2)
    • ►  10/23 - 10/30 (3)
    • ►  10/16 - 10/23 (1)
    • ►  10/09 - 10/16 (2)
    • ►  10/02 - 10/09 (1)
    • ►  09/25 - 10/02 (1)
    • ►  09/18 - 09/25 (1)
    • ►  09/11 - 09/18 (4)
    • ►  09/04 - 09/11 (2)
    • ►  08/28 - 09/04 (3)
    • ►  08/21 - 08/28 (3)
    • ►  08/14 - 08/21 (2)
    • ►  07/31 - 08/07 (3)
    • ►  07/24 - 07/31 (4)
    • ►  07/17 - 07/24 (3)
    • ►  07/10 - 07/17 (2)
    • ►  07/03 - 07/10 (1)
    • ►  06/26 - 07/03 (4)
    • ►  06/19 - 06/26 (2)
    • ►  06/05 - 06/12 (2)
    • ►  05/29 - 06/05 (6)
    • ►  05/22 - 05/29 (7)
    • ►  05/15 - 05/22 (2)
    • ►  05/08 - 05/15 (2)
    • ►  05/01 - 05/08 (2)
    • ►  04/24 - 05/01 (3)
    • ►  04/17 - 04/24 (4)
    • ►  04/10 - 04/17 (6)
    • ►  04/03 - 04/10 (1)
    • ►  03/06 - 03/13 (4)
    • ►  02/28 - 03/06 (6)
    • ►  02/21 - 02/28 (8)
    • ►  02/14 - 02/21 (7)
    • ►  02/07 - 02/14 (9)
    • ►  01/31 - 02/07 (7)
    • ►  01/24 - 01/31 (11)
    • ►  01/17 - 01/24 (6)
    • ►  01/10 - 01/17 (7)
    • ►  01/03 - 01/10 (8)
  • ►  2015 (454)
    • ►  12/27 - 01/03 (14)
    • ►  12/20 - 12/27 (5)
    • ►  12/13 - 12/20 (7)
    • ►  12/06 - 12/13 (13)
    • ►  11/29 - 12/06 (4)
    • ►  11/22 - 11/29 (10)
    • ►  11/15 - 11/22 (6)
    • ►  11/08 - 11/15 (8)
    • ►  11/01 - 11/08 (10)
    • ►  10/25 - 11/01 (8)
    • ►  10/18 - 10/25 (8)
    • ►  10/11 - 10/18 (8)
    • ►  10/04 - 10/11 (5)
    • ►  09/27 - 10/04 (13)
    • ►  09/20 - 09/27 (4)
    • ►  09/13 - 09/20 (5)
    • ►  09/06 - 09/13 (7)
    • ►  08/30 - 09/06 (6)
    • ►  08/16 - 08/23 (6)
    • ►  08/09 - 08/16 (2)
    • ►  07/26 - 08/02 (1)
    • ►  07/19 - 07/26 (8)
    • ►  07/12 - 07/19 (6)
    • ►  07/05 - 07/12 (5)
    • ►  06/28 - 07/05 (6)
    • ►  06/21 - 06/28 (4)
    • ►  06/14 - 06/21 (3)
    • ►  06/07 - 06/14 (4)
    • ►  05/31 - 06/07 (7)
    • ►  05/24 - 05/31 (7)
    • ►  05/17 - 05/24 (9)
    • ►  05/10 - 05/17 (10)
    • ►  05/03 - 05/10 (10)
    • ►  04/26 - 05/03 (16)
    • ►  04/19 - 04/26 (4)
    • ►  04/12 - 04/19 (6)
    • ►  04/05 - 04/12 (7)
    • ►  03/29 - 04/05 (8)
    • ►  03/22 - 03/29 (10)
    • ►  03/15 - 03/22 (18)
    • ►  03/08 - 03/15 (5)
    • ►  03/01 - 03/08 (2)
    • ►  02/22 - 03/01 (25)
    • ►  02/15 - 02/22 (19)
    • ►  02/08 - 02/15 (12)
    • ►  02/01 - 02/08 (17)
    • ►  01/25 - 02/01 (13)
    • ►  01/18 - 01/25 (22)
    • ►  01/11 - 01/18 (17)
    • ►  01/04 - 01/11 (24)
  • ►  2014 (1563)
    • ►  12/28 - 01/04 (36)
    • ►  12/21 - 12/28 (21)
    • ►  12/14 - 12/21 (36)
    • ►  12/07 - 12/14 (23)
    • ►  11/30 - 12/07 (17)
    • ►  11/23 - 11/30 (18)
    • ►  11/16 - 11/23 (38)
    • ►  11/09 - 11/16 (24)
    • ►  11/02 - 11/09 (19)
    • ►  10/26 - 11/02 (20)
    • ►  10/19 - 10/26 (21)
    • ►  10/12 - 10/19 (13)
    • ►  10/05 - 10/12 (24)
    • ►  09/28 - 10/05 (18)
    • ►  09/21 - 09/28 (20)
    • ►  09/14 - 09/21 (26)
    • ►  09/07 - 09/14 (29)
    • ►  08/31 - 09/07 (20)
    • ►  08/24 - 08/31 (23)
    • ►  08/17 - 08/24 (14)
    • ►  08/10 - 08/17 (24)
    • ►  08/03 - 08/10 (36)
    • ►  07/27 - 08/03 (21)
    • ►  07/20 - 07/27 (21)
    • ►  07/13 - 07/20 (20)
    • ►  07/06 - 07/13 (22)
    • ►  06/29 - 07/06 (28)
    • ►  06/22 - 06/29 (40)
    • ►  06/15 - 06/22 (24)
    • ►  06/08 - 06/15 (21)
    • ►  06/01 - 06/08 (26)
    • ►  05/25 - 06/01 (39)
    • ►  05/18 - 05/25 (42)
    • ►  05/11 - 05/18 (27)
    • ►  05/04 - 05/11 (31)
    • ►  04/27 - 05/04 (72)
    • ►  04/20 - 04/27 (33)
    • ►  04/13 - 04/20 (37)
    • ►  04/06 - 04/13 (36)
    • ►  03/30 - 04/06 (38)
    • ►  03/23 - 03/30 (21)
    • ►  03/16 - 03/23 (43)
    • ►  03/09 - 03/16 (44)
    • ►  03/02 - 03/09 (30)
    • ►  02/23 - 03/02 (50)
    • ►  02/16 - 02/23 (41)
    • ►  02/09 - 02/16 (35)
    • ►  02/02 - 02/09 (41)
    • ►  01/26 - 02/02 (46)
    • ►  01/19 - 01/26 (47)
    • ►  01/12 - 01/19 (39)
    • ►  01/05 - 01/12 (28)
  • ►  2013 (1955)
    • ►  12/29 - 01/05 (53)
    • ►  12/22 - 12/29 (51)
    • ►  12/15 - 12/22 (46)
    • ►  12/08 - 12/15 (42)
    • ►  12/01 - 12/08 (44)
    • ►  11/24 - 12/01 (33)
    • ►  11/17 - 11/24 (31)
    • ►  11/10 - 11/17 (39)
    • ►  11/03 - 11/10 (45)
    • ►  10/27 - 11/03 (48)
    • ►  10/20 - 10/27 (57)
    • ►  10/13 - 10/20 (54)
    • ►  10/06 - 10/13 (42)
    • ►  09/29 - 10/06 (33)
    • ►  09/22 - 09/29 (37)
    • ►  09/15 - 09/22 (46)
    • ►  09/08 - 09/15 (38)
    • ►  09/01 - 09/08 (35)
    • ►  08/25 - 09/01 (26)
    • ►  08/18 - 08/25 (45)
    • ►  08/11 - 08/18 (13)
    • ►  08/04 - 08/11 (11)
    • ►  07/28 - 08/04 (38)
    • ►  07/21 - 07/28 (44)
    • ►  07/14 - 07/21 (52)
    • ►  07/07 - 07/14 (49)
    • ►  06/30 - 07/07 (36)
    • ►  06/23 - 06/30 (33)
    • ►  06/16 - 06/23 (53)
    • ►  06/09 - 06/16 (32)
    • ►  06/02 - 06/09 (33)
    • ►  05/26 - 06/02 (30)
    • ►  05/19 - 05/26 (28)
    • ►  05/12 - 05/19 (34)
    • ►  05/05 - 05/12 (30)
    • ►  04/28 - 05/05 (50)
    • ►  04/21 - 04/28 (28)
    • ►  04/14 - 04/21 (35)
    • ►  04/07 - 04/14 (30)
    • ►  03/31 - 04/07 (48)
    • ►  03/24 - 03/31 (21)
    • ►  03/17 - 03/24 (38)
    • ►  03/10 - 03/17 (30)
    • ►  03/03 - 03/10 (52)
    • ►  02/24 - 03/03 (32)
    • ►  02/17 - 02/24 (39)
    • ►  02/10 - 02/17 (37)
    • ►  02/03 - 02/10 (34)
    • ►  01/27 - 02/03 (32)
    • ►  01/20 - 01/27 (30)
    • ►  01/13 - 01/20 (34)
    • ►  01/06 - 01/13 (24)
  • ►  2012 (582)
    • ►  12/30 - 01/06 (41)
    • ►  12/23 - 12/30 (37)
    • ►  12/16 - 12/23 (32)
    • ►  12/09 - 12/16 (27)
    • ►  12/02 - 12/09 (40)
    • ►  11/25 - 12/02 (35)
    • ►  11/18 - 11/25 (33)
    • ►  11/11 - 11/18 (28)
    • ►  11/04 - 11/11 (20)
    • ►  10/28 - 11/04 (30)
    • ►  10/21 - 10/28 (22)
    • ►  10/14 - 10/21 (30)
    • ►  10/07 - 10/14 (46)
    • ►  09/30 - 10/07 (25)
    • ►  09/23 - 09/30 (44)
    • ►  09/16 - 09/23 (62)
    • ►  09/09 - 09/16 (24)
    • ►  09/02 - 09/09 (6)

Translate

Messages les plus consultés

  • Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm, vietnamfilmclub.
  • AI MUỐN ĂN KHÔ BÒ TẠI VIET NAM MẠI DÔ
  • Nem chua (làm bằng "Ham"," jambon") hướng dẫn bằng hình, vừa đẹp, vừa ngon.
  • Tự làm khẩu trang an toàn sức khỏe không cần tìm mua. Se protéger au max, facile à faire.
  • Nghệ thuật vẽ ảnh khỏa thân của Dương Quốc Định: Body painting (kỳ 1) pour adulte.
  • Đầu Năm Cảm Khái, thơ Trần Văn Lương và bài thơ khó hoạ của thi sĩ Đỗ Quý Bái.
  • Vidéo Trận Đánh Quyết Tử trên Cầu Saigon 30-4-1975
  • Caroline Thanh Hương giới thiệu chương trình thơ, nhạc Huy Văn với bài Từ Vạn Dặm và Nhớ Quá Xuân Xưa.
  • 170 Tấm hình của "Một Thủa TAXI SAIGON với câu chuyện xe Renault 4 CHEVAUX".
  • Bộ ảnh nhà thờ đá Phát Diệm độc đáo nhất Việt Nam.

Nombre total de pages vues

Thème Éthéré. Fourni par Blogger.