caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 16 janvier 2022

Liberté, Tự Do, mời nghe nhạc, đọc và xem những hình ảnh về chủ đề Những Bí Mật về những bức tượng Nữ Thần Tự Do.

tt

Tự Do là hai chữ ai cũng thích nghe chũng như biểu tượng của nữ thần Tự Do tượng trưng cho một nơi ai cũng muốn đến lập nghiệp và ở lại.

Kính mời quý anh chị nghe một bản nhạc pháp Liberté mới nhất và ngắm những hình ảnh và một chút sưu tầm chung quanh chủ đề này.

Cám ơn quý anh chị đã sưu tầm bài viết, hình ảnh và mời nghe chút nhạc đính kèm theo trang Blog của chúng tôi.

Caroline Thanh Hương 

tt

 


Tượng Nữ thần Tự do (tên đầy đủ là Nữ thần Tự do soi sáng thế giới; 
tiếng Anh: Liberty Enlightening the World; 
tiếng Pháp: La Liberté éclairant le monde) là một tác phẩm điêu khắc 
theo phong cách tân cổ điển với kích thước lớn, đặt trên Đảo Liberty
 tại cảng New York. 

Tác phẩm này do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi 
thiết kế và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. 

tượng nữ thần tự do - du lịch Hoàn Mỹ - Chân dung nhà điêu khắc trẻ tuổi Frédéric Auguste Bartholdi

Chân dung nhà điêu khắc trẻ tuổi Frédéric Auguste Bartholdi
Người cha tinh thần của bức tượng này là Edouard de Laboulaye, một nhà khoa học chính trị Pháp và cũng là chuyên gia về Hiến pháp Mỹ.
Laboulaye hâm mộ Abraham Lincoln (một vị tổng thống nổi tiếng của Mỹ).  Ông đã yêu cầu gây quỹ cho việc tạo ra bức tượng tự do “khai sáng thế giới”.Tuy nhiên Laboulaye đã không sống được đến ngày khai trương chính thức bức tượng. Ảnh: elnuevodiario.com.ni.

tượng nữ thần tự do - du lịch Hoàn Mỹ - Tượng Nữ Thần Tự Do được hoàn thành từng phần rồi ghép lại với nhau

Tượng Nữ Thần Tự Do được hoàn thành từng phần rồi ghép lại với nhau



Tượng Nữ thần Tự Do là món quà Pháp tặng Mỹ năm 1886. Con tàu 
chở bức tượng này đã suýt chìm xuống đáy biển do gặp phải một
 trận bão lớn trên đường từ Pháp sang Mỹ.



Tượng Nữ Thần Tự Do cao to sừng sững khiến nhiều người kinh ngạc khi lần đầu đặt chân đến Mỹ - tượng nữ thần tự do - du lịch Hoàn Mỹ -

Tượng Nữ Thần Tự Do cao to sừng sững khiến nhiều người kinh ngạc khi lần đầu đặt chân đến Mỹ.

Nữ thần Tự do tràn ngập từ Á đến Âu, nhiều tượng phá cách - Ảnh 1.

Tượng Nữ thần Tự do trên đảo Liberty ở New York, Mỹ - Ảnh: EXP1.COM



Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do
Ban đầu tượng Nữ thần Tự Do có lớp vỏ đồng sáng bóng. Tuy nhiên, sau 20 năm “dầm mưa dãi nắng”, lớp vỏ đã bị ôxy hóa nên có màu xanh như ngày nay.

du-lich-my-kham-pha-tuong-nu-than-tu-do

Cầu thang trong tượng nữ thần gồm 192 bậc, còn muốn từ bậc cầu thang cao nhất lên tới vương miện của nữ thần thì du khách cần đi tiếp 354 bậc vòng xoáy trôn ốc nữa.
Khám phá tượng nữ thần tự do ở Mỹ

Đôi dép mà nữ thần đi dài tới 7,5m, nói cách khác đôi xăng đan của nữ thần có size là 879. Điều này cũng khá phù hợp với trọng lượng cơ thể 225 tấn của nữ thần.
Vương miện của nữ thần có 25 cửa sổ và 7 mũi nhọn tượng trưng cho tia nắng mặt trời. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, 7 mũi nhọn này tượng trưng cho 7 đại dương.


Theo ước tính, tượng Nữ thần Tự Do đã hứng chịu khoảng 600 tia sét mỗi năm.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-5
Phần đuốc ban đầu tượng Nữ thần Tự Do đã được thay thế bằng phần đuốc làm từ vàng lá 24K năm 1984.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-6
Chi phí xây dựng tượng Nữ thần Tự Do và phần bệ lên đến 500.000 USD (tính theo tỷ giá hiện nay thì chi phí đó là 10 triệu USD).
du-lich-my-kham-pha-tuong-nu-than-tu-do


Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-8
Phần bệ của tượng Nữ thần Tự Do từng là nơi sinh sống của một số gia đình binh sĩ từ năm 1818 đến giữa những năm 1930.

du-lich-my-kham-pha-tuong-nu-than-tu-do

Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-9
Theo ước tính, 3,2 triệu người ghé thăm tượng Nữ thần Tự Do mỗi năm.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-10
Bản sao tượng Nữ thần Tự Do có mặt ở một số nước như Pakistan, Malaysia, Taiwan Brazil và TC

Số lượng bản sao của tượng nữ thần tự do tăng lên rất nhanh

Nữ thần Tự do tràn ngập từ Á đến Âu, nhiều tượng phá cách - Ảnh 5.

Tượng Nữ thần Tự do hai tay cầm đuốc ở Cadaqués, Tây Ban Nha - Ảnh: pinterest.com

Nữ thần Tự do tràn ngập từ Á đến Âu, nhiều tượng phá cách - Ảnh 7.
Nữ thần Tự do ở Thâm Quyến, Trung Quốc
Nữ thần Tự do tràn ngập từ Á đến Âu, nhiều tượng phá cách - Ảnh 8.

Tượng Nữ thần Tự do ở công viên Legoland Billund của Đan Mạch - Ảnh: flickr.com

Nữ thần Tự do tràn ngập từ Á đến Âu, nhiều tượng phá cách - Ảnh 9.

Tượng Nữ thần Tự do ở  Rio de Janeiro - Ảnh: mapstr.com

Nữ thần Tự do tràn ngập từ Á đến Âu, nhiều tượng phá cách - Ảnh 10.

Tượng Nữ thần Tự do ở vùng đô thị Karmoy của Na Uy - Ảnh: theculturetrip.com

Nữ thần Tự do tràn ngập từ Á đến Âu, nhiều tượng phá cách - Ảnh 11.

Tượng Nữ thần Tự do ở Tokyo - Ảnh: gotokyo.org

Xem tranh Mùi Quý Bồng và đọc thơ Chẩm Tá Nhân kể về "chuyện cục gạch mùa Đông"

tt

 Kính gửi quý anh chị một bài thơ phỏng từ chuyện kể lại của tác giả Chẩm Tá Nhân.

Thơ của Chẩm Tá Nhân thường cho ta nụ cười châm biếm và tự người -đọc có thể nghiệm ra một sự thật nào đó khó ai biết thực hư.

 Đã lâu anh không gửi bài đến groupe của chúng tôi, hôm nay rất vui được ghi lại bài thơ này của anh và kính chúc anh có thm nhiều sáng tác khác, chọc cười người thích cười "mếu".

Cám ơn anh Chẩm Tá Nhân và  tác giả bài post trên net.

Kính chúc quý anh chị sức khỏe và an vui.

Caroline Thanh Hương

 


 

CỤC GẠCH NUNG CỦA HỒ CHỦ TỊCH


Hồ Chí Mình khi còn tại thế 

Thường kể chuyện là hễ mùa Đông 

Trời đất chuyển vần, lạnh như băng, 

Thường tự làm ấm bằng phương cách 

Nung viên gạch cho đến đỏ rực 

Rồi đem quấn thật chặt vào trong

Mấy lớp vải rồi ôm vào lòng 

Ru giấc ngủ, yên lành, thoải mái.

Cán bộ Đảng, từ trên xuống dưới.

Nghe “Bác” kể, chới với tởn thần, 

Nhưng trăm người như một nín thinh

Rồi sau khi nhận tin sét đánh 

“Bác” Hồ đang sống bỗng từ trần 

Về hầu hạ Các Mác, Lê Nin, 

Bộ chính trị họp bàn, quyết định 

Lập một viện Bảo Tàng thật chiến 

Lưu giữ những kỷ niệm cuộc đời 

Của “Bác” qua thời gian nổi trôi 

Lang bạt khắp mọi nơi, mọi chốn. 

Các toà Đại Sứ nơi “Bác” sống 

Ra thông báo dân chúng ai còn 

Giữ kỷ vật, hình ảnh liên quan, 

Bất cứ thứ gì mang dấu “Bác”

Đến giao nộp để được chọn lọc 

Trưng bầy trong những góc bảo tàng. 

Vật được chọn có thưởng đàng hoàng.

Ở Paris, sau một tuần thông báo

Đến toà Đại Sứ, một bà lão

Dáng hom hem, thảm não, thấy thương 

Xin gặp người phụ trách bảo tàng 

Nói có kỷ vật cần giao nộp

Xin đổi lấy phần thưởng tiền mặt. 

Bà vừa thở dốc, vừa thều thào: 

(Đi bộ đến, bởi vì quá nghèo)

“Tôi biết ổng từ lâu lắm lận, 

Từ lúc ổng còn rất lận đận 

Ở Paris, nghèo tận khu luôn. 

Ổng ở trọ trong một căn phòng 

Hẹp như lỗ tổ ong, khổ lắm!”

Người phụ trách hết sức phấn chấn 

Hỏi: “Vậy Cụ có tấm hình nào 

Của căn phòng ấy hay sao?”

Bà lão lại thều thào: “Không có, 

Nhưng một vật rất quý tôi giữ 

Là cục gạch ông ấy vẫn dùng

Để sưởi ấm trong những mùa Đông.”

Người phụ trách nghe, mừng hết lớn:

“Cụ có cục gạch? Thật quý lắm!

Cám ơn Cụ giữ đến bây giờ!” 

Bà lão ho, rồi thở hắt ra:

“Tôi phải nói thực là tôi chỉ

Giữ một thôi, còn nhiều bà nữa 

Mỗi người họ giữ một như tôi 

Nhưng mà họ đã chết cả rồi.”

Người phụ trách: “Tiếc thôi là tiếc, 

Nhưng chỉ có một cục duy nhất 

Thì giá trị càng vọt tăng cao. 

Vậy là Cụ bằng lòng trao

Cho chúng tôi để vào trong Viện?

Nhưng thưa Cụ, theo đúng điều kiện 

Chúng tôi cần dữ kiện chứng minh 

Xác định tuổi cục gạch đình huỳnh.

Vì đây hiển nhiên là quốc bảo.”

Bà lão nói: “Dĩ nhiên tôi có

Giấy tờ đầy đủ để chứng minh.

Đúng tuổi, nghĩa là đúng thời gian

Mà ông Hồ Chí Minh trú ngụ

Ở Paris, trong xóm nhà lá.”

Người phụ trách lộ vẻ ngạc nhiên:

“Cục gạch có giấy tờ, lạ hen!

Xin Cụ cho tôi xem qua chút.”

Bà lão rút ra từ trong bóp 

Một tờ giấy nhầu nát, ngả vàng 

Nhưng cất kỹ trong bao nylon,

Nhỏ giọng: “Đây, thưa ông phụ trách!”

Người phụ trách mở xem, ngơ ngác:

“Cụ lầm không? Là bức thư thôi!”

Bà lão nói: “Phải, thư gửi tôi.

Ông đọc thử đi, rồi sẽ rõ!”

Người phụ trách nhẩm đọc nho nhỏ:

“Ma Chérie…..” Là lá thư tình?

Sao Cụ bảo là giấy chứng minh?

Bà lão gật đầu: “Rành rành ra đấy.

Cái năm 1919 đấy,

Thì tôi và ông ấy sống chung.

Và tôi chính là cục gạch nung 

Giúp giữ cho người ông ấy ấm 

Những lúc mà thời tiết lạnh cóng.

Mấy bà kia cũng “ gạch” như tôi.

Nhưng mà họ đã chết cả rồi!”


CHẨM TÁ NHÂN 

(phóng tác, theo Ông Tư Sài Gòn)

01/06/202

Image en ligne 

Mời đọc câu chuyện do ông Tư Sài Gòn kể

 

Đông về, lại nhớ đến… “cục gạch”

Sáng sớm, thằng Tang, con ông Tính và bà Tình – một gia đình cách mạng – đã sang nhà gõ cửa. Tôi già rồi nên dậy rất sớm, chứ gặp người khác đang ngủ mà bị đánh thức kiểu này thì chắc thằng Tang sẽ được một trận “hồn vía lên mây.”

“Làm gì mà mày qua ‘ám’ tao sớm vậy Tang?” Tôi vừa hỏi vừa mở cổng cho nó vào. Mặt nó như chưa được ngủ, vừa ngáp vừa trả lời: “Ông Tư có trà nóng không cho con một ly, nước của con Pha bán cà phê chưa sôi.”

Tôi kéo nó vào trong nhà, chứ không ngồi ngoài sân như thường lệ. Mấy ngày nay Sài Gòn tự nhiên trở rét, hoa lá còn teo, huống chi người, vào nhà ngồi cho chắc ăn.

Uống xong hai tách trà Thái Nguyên, thằng Tang mới thủng thỉnh nói:

“Ông Tư coi ba con được không. Mấy ngày hôm nay rét gần chết mà không cho bật máy sưởi, còn nói con: ‘Mày theo gương gia đình chị Thúy đó, mùa Đông người ta chống rét theo kiểu bác Hồ, vừa yêu nước, vừa tiết kiệm, không như mày, xài hoang phí quá!’ Ổng có điên không ông Tư?”

“Nó là cha mày, mà mày không biết thì sao tao biết?” Tôi hỏi ngược lại nó, “À mà con Thúy là con nhỏ nào?”

Thằng Tàng trợn mắt nhìn tôi: “Trời ơi ông Tư! Nhà văn, nhà báo nổi tiếng đó! Đỗ Bích Thúy, trung tá quân đội đó ông Tư.” Tôi nói, “Kệ nó chứ, mà nó mắc mớ gì chuyện cha con mày?”

Thế là được dịp, thằng Tang mới kể, trong chương trình Quán Thanh Xuân gì đó của Đài VTV ngoài Bắc, có “giao lưu, gặp gỡ” một số người nổi tiếng, nói chuyện về đề tài mùa Đông, trong đó có bà nhà văn Đỗ Bích Thúy này. Bả kể hồi nhỏ, những buổi tối mùa Đông ở Hà Giang, trời rét lắm, nên bố bả lúc nào cũng nướng ba cục gạch trên bếp trong hai tiếng đồng hồ. Bố bà Thúy bảo đó là kiểu chống rét của bác Hồ hồi ổng còn ở chiến khu (!?).  Bà Thúy nói ba cục gạch đó được nhét vào nhiều lớp bao tải, quần áo cũ, rồi nhét dưới lớp chăn bông cho bố mẹ bả một cục, hai anh trai của bả chung một cục, còn bả được riêng một cục. Bả nói gia đình bả không thể đi qua những mùa Đông nếu không có những cục gạch hồng của bố bả.

“Liệu có đáng tin không ông Tư? À mà ông Tư biết vụ bác Hồ chống rét bằng cục gạch không?”

Tôi nói, “Tao là người miền Nam, nên không có thằng bác thằng chú nào hết. Còn chuyện ông Hồ lấy tên Trần Dân Tiên rồi tự ca ngợi khi xưa thì còn được, chứ giờ dân người ta sáng mắt hết rồi, đâu có ai tin nữa. Thế nên chuyện con nhỏ trung tá nhà văn quân đội gì đó kể chuyện chống rét theo kiểu ông Hồ thì mày đừng tin, có ngày cháy nhà…”

Thằng Tang cắt ngang lời tôi, “Thì đó ông Tư! Hôm qua con bỏ cục gạch vô lò nướng, bật lên 400 độ C, nung hai tiếng xong mang ra bọc vô mấy lớp bao tải, xong cho vô cái mền bông dày cộm của con. Lát sau ngửi thấy mùi khét, mở ra mù mịt khói từ bao tải, làm còi báo cháy hú lên điếc cả tai.”

Không thể hiểu nổi, thời đại này mà còn có một nhà văn lên trên tivi bốc phét như thế. Từ câu chuyện xạo ông Hồ chống rét bằng gạch ở Paris hoa lệ, nhà văn này đưa viên gạch về chiến khu luôn cho nó gần gũi. Vậy mà cả đám văn nghệ sĩ đàn anh, đàn chị, cứ ngồi lơ ngơ, láo ngáo nghe không sót một chữ, uống từng lời như rót mật vào tai, nhưng lại không dám cãi một tiếng. Bố bảo cũng chẳng dám cãi. Nếu nói nhà văn đảng viên này nói xạo thì như gián tiếp nói ông Hồ xạo à!

Tôi nói với thằng Tang, “Thằng cha mày là đảng viên, nên bị ngu là phải lẽ, còn mày thì mở to con mắt ra, dùng cái đầu để suy nghĩ. Trên đời này, từ cổ chí kim chưa có thằng nào, dù nghèo khổ đến đâu chăng nữa, cũng dám ôm cục gạch đỏ hồng để ngủ. Mất ‘giống’ như chơi.”

Tôi nhớ có một câu chuyện vui về cục gạch đỏ hồng của ông Hồ ở Paris trên mạng. Nhân dịp này kể cho thằng Tang nghe, để cho nó mở mang đầu óc. Chuyện như thế này:

Ngay sau khi “nghe như sét đánh ngang tai, bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần”, về chầu các cụ tổ Mác-Lê-Mao, Bộ Chính Trị quyết định lập một Viện Bảo Tàng cho nhân vật đầy bí ẩn này.

Thế là các Tòa Đại sứ Việt Nam (TĐSVN) tại các quốc gia mà ông Hồ từng sinh sống ra thông báo, đại khái là ai có giữ những kỷ vật, hình ảnh, hay bất cứ thứ gì liên quan đến ông Hồ, nếu mang lại tặng cho TĐSVN, sẽ được trọng thưởng.

Tại Paris, sau mười ngày thông báo trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình, có một bà cụ già yếu hom hem chống gậy lò mò đến văn phòng sứ quán, xin gặp người phụ trách chương trình đổi kỷ vật của ông Hồ lấy tiền.

Giọng bà cụ như muốn hết hơi vì đi bộ tới:

– Tôi biết rõ phòng trọ mà ông Nguyễn Ái Quốc (tên ông Hồ hồi ở Pháp) đã từng trọ suốt thời gian ở Paris.

Viên lãnh sự của TĐSVN vui mừng hỏi:

– Thế bà có hình ảnh về căn phòng trọ đó à?

Bà cụ nhỏ nhẹ nói:

– Tôi không có hình ảnh gì về căn phòng đó hết, nhưng tôi có một cục gạch mà ông Nguyễn thường sưởi ấm mỗi đêm.

Viên lãnh sự vui mừng nghĩ, nếu mang được cục gạch này về là mình không những được thưởng to mà còn được lên chức nữa cũng nên. Hắn hỏi không giấu được vẻ vui mừng:

– Ôi… Quý hóa quá! Thế bà còn giữ được… cục gạch đó à?

Bà cụ vẫn nhỏ nhẹ:

– Thưa ông, đương nhiên ạ! Tôi chỉ có một cục, một số bà nữa có, nhưng họ chết hết rồi.

– Thế thì hay quá, bà có sẵn sàng giao lại cục gạch quý giá đó cho chúng tôi không ạ! Đây là một kỷ vật quý giá của quốc gia chúng tôi. Gọi là “quốc bảo” đấy cụ ạ. Chúng tôi sẽ hậu thưởng cho bà đấy. Nhưng, xin lỗi bà, chúng tôi phải cho thử nghiệm tuổi của cục gạch này trước, rồi mời đưa tiền thưởng cho bà được.

– Vâng, ông đừng lo, tôi có giấy tờ chứng minh đàng hoàng, đúng tuổi, đúng thời gian ông Nguyễn ở đây.

– Ôi! Thế cơ à, cục gạch mà cũng có giấy tờ à! Bà vui lòng cho chúng tôi xem…

Bà cụ chậm rãi rút ra một tờ giấy đã cũ vàng, nhưng rất thẳng thớm, chứng tỏ bà rất quý, và trân trọng nó.

Viên lãnh sự cầm xem và nhíu mày lẩm bẩm:

– 1919, Ma chérie Marie… (tạm dịch: Marie cưng của anh…)

– Cái giấy này là gì vậy ạ? Bà có đưa lộn không?

Bà cụ trả lời:

– Không nhầm không lộn gì cả đâu, thưa ông. Vâng, tôi là một trong những… ‘cục gạch nung mùa đông của anh Nguyễn’ lúc đó đấy ạ!

Thằng Tang nghe đến đây, rú lên như nhà bác học Archimedes năm xưa tìm ra định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. “Ô! Con hiểu rồi! Con hiểu rồi. Cái gì chứ mấy cục gạch này con có nhiều lắm, cứ là ‘vô tư’! Tối nay con rủ một cục đến ngủ chung. Hehehe…”

– Ông Tư Sài Gòn –