caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 5 février 2020

Nghe đọc bộ truyện hay rất dài Truyện trinh thám Đại Minh Huyết Án

tt
 Kính mời quý anh chị nghe đọc bộ truyện trinh thám rất khoa học xuyên không nhưng không nhàm chán chút nào.
Những tập truyện audio sẽ lần lượt được thêm vào và rất hấp dẫn.
Cám ơn người đã lưu trên net.
Quý anh chị nếu thích nghe trên Youtube thì bắt đầu nghe từ tập một theo hình ở trên đây và nếu chỉ muốn nghe đọc tjì xem phần hướng dẫn bên dưới.
Caroline Thanh Hương



Résultat de recherche d'images pour "Đaị minh huyết án""

Nhấn vào đường dẫn dưới đây để nghe đo ̣c truyện 

Truyện trinh thám Đại Minh Huyết Án 

 

 

tt
Truyện trinh thám Đại Minh Huyết Án tập 1 với tựa đề TA LÀ AI qua sự diễn đọc của mc tuấn anh là một câu truyện trinh thám mới nhất rất hay và hấp dẫn, hứa hẹn mang lại cho các bạn rất nhiều cảm xúc. -Kênh youtube truyện studio là kênh youtube chủ yếu đăng tải các bộ truyện audio hay còn gọi là truyện đêm khuya bao gồm nhiều thể loai như truyện kiếm hiệp, truyện tiên hiệp, truyện trinh thám, dưới sự diễn đọc của mc tuấn anh. - Kính mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ quý vị khán thính giả để kênh ngày càng lớn mạnh hơn. - Hãy ĐĂNG KÍ KÊNH VÀ T..LIKE.....SHARE các video cho mọi người cùng nghe và để nghe thêm thật nhiều câu chuyện mới. -Mc Tuấn anh chúc bạn có những phút giây nghe truyện thật thư giãn và thoải mái. *Donate ủng hộ MC tuấn anh qua số tài khoản vietcombank : 0041 000 180 648-nguyễn tuấn anh-VCB Ngũ hành sơn-đà nẵng Hãy Đăng Ký – Subscribe để được nghe mc tuấn anh diến đọc nhiều câu chuyện hay hơn nữa.. -Truy cập và follow fanpage nhé: https://www.facebook.com/truyenmaviet... #mctuananh #truyendemkhuya #truyentienhiep #linhvuthienha ĐĂNG KÍ KÊNH ĐỂ ỦNG HỘ MÌNH NHÉ! XIN CẢM ƠN SỰ ỦNG HỘ CỦA MỌI NGƯỜI!

Bí mật bị bật mí.

Bí mật bị bật mí

Coronavirus : comment ce médecin chinois a été réduit au silence après avoir donné l’alerte

Li Wenliang, 34 ans, a mis en garde ses contacts dès le 30 décembre sur une potentielle épidémie à venir. Mais les autorités chinoises l’ont accusé de propager des rumeurs.




 Wuhan (Chine), le 4 février 2020. Un membre du personnel médical récupère des échantillons sur un patient pour savoir s’il est atteint du nouveau coronavirus.
Wuhan (Chine), le 4 février 2020. Un membre du personnel médical récupère des échantillons sur un patient pour savoir s’il est atteint du nouveau coronavirus. AFP/STR



















C'est une petite bombe qu'a lâchée Li Wenliang ce 30 décembre 2019. Un message diffusé sur WeChat -la messagerie instantanée la plus populaire en Chine- et destiné à ses camarades de médecine. L'ophtalmologue de 34 ans y affirme que sept personnes semblent contaminées par le Sras et qu'elles sont en quarantaine dans l'hôpital où il travaille, à Wuhan.
Ces quelques mots inquiètent : l'épidémie de Sras (syndrome respiratoire aigu sévère), apparue en 2002 en Chine, a tué 349 personnes dans le pays et 774 au niveau mondial. « Tellement effrayant, répond un des destinataires du message. Le Sras est-il en train de revenir? »
Li Wenliang vient en fait de donner l'alerte sur un nouveau coronavirus, qui sera officiellement identifié par les autorités chinoises comme le 2019 n-CoV le 7 janvier. Depuis, l'épidémie a fait 492 victimes, dont 490 en Chine, et infecté plus de 24 500 personnes. L'ophtalmologue fait aujourd'hui parti des contaminés.

«J'ai compris que j'allais être puni»

Dans son message, il conseille à ses amis de prévenir leurs proches des dangers de cette maladie. Il précise ensuite, dans un second texte, que le virus n'est pas le Sras mais un nouveau type de coronavirus. Mais les captures d'écran de son premier message deviennent virales en quelques heures. « Quand je les ai vues circuler en ligne, j'ai compris que ça devenait hors de contrôle et que j'allais être puni », raconte le médecin à CNN.
Dans la nuit du 30 au 31 décembre, les autorités sanitaires de Wuhan le convoquent et lui demandent pourquoi il a partagé cette information. Le 31, le gouvernement chinois signale à l'Organisation mondiale de la santé que plusieurs cas de pneumonie d'allure virale ont été déclarés dans la ville de Wuhan. Le marché de Huana, d'où serait partie l'épidémie, ferme le 1er janvier.
Li Wenliang n'est pas tiré d'affaire pour autant. Depuis 2016, pour lutter contre la propagation des fake news, Pékin a criminalisé la conception et la diffusion de rumeurs en ligne. « Sauf que, dans un régime autoritaire comme la Chine, toute information qui n'est pas validée par les autorités peut être considérée comme fausse, même si elle est vraie… » explique au Parisien Antoine Bondaz, chercheur à la Fondation pour la recherche stratégique et maître de conférences à Sciences Po - USPC.
Le 3 janvier, la police convoque à son tour l'ophtalmologue : elle l'accuse d'avoir « répandu des rumeurs en ligne » et « perturbé gravement l'ordre social ». Le trentenaire doit signer une déclaration dans laquelle il reconnaît son « délit » et promet « de ne plus commettre d'actes illégaux ». Li Wenliang reprend son travail à l'hôpital de Wuhan. « Je ne pouvais rien faire, tout doit respecter la ligne officielle », explique-t-il à CNN.

D'autres lanceurs d'alerte

Mais l'épidémie prend de l'ampleur. Un premier patient décède le 11 janvier. Deux jours plus tard, la Thaïlande annonce être touchée par le nouveau coronavirus. D'autres pays suivront. Le 20 janvier, la transmission interhumaine est « avérée ». Le gouvernement chinois doit prendre des mesures. Le 23 janvier, l'agglomération de Wuhan est mise sous quarantaine. Le 30, l'OMS décrète l'urgence sanitaire mondiale.
VIDÉO. Un expatrié se filme dans les rues de Wuhan
Entre la fin décembre et le 7 janvier -date à laquelle les autorités chinoises indiquent avoir identifié un nouveau coronavirus-, plusieurs médecins comme Li Wenliang ont été réduits au silence. La police de Wuhan annonçait ainsi, sur le réseau social Weibo, le 1 er janvier, avoir pris des mesures contre huit personnes qui « répandaient des rumeurs en ligne ». « Nous avons rappelé qu'Internet n'est pas un endroit hors la loi », écrivait-elle.
Rétrospectivement, cette posture des autorités a suscité une véritable grogne dans la population. De nombreux internautes ont critiqué la gestion de cette crise sanitaire, estimant que si le personnel de santé avait sensibilisé la population plus tôt, la propagation du 2019-nCoV aurait pu être réduite. Le président Xi Jinping, en appelant à enrayer l'épidémie le 20 janvier et en lançant des mesures fortes, est alors apparu comme un sauveur.
« Devant l'opinion publique en colère, Pékin tente de rejeter la faute sur les autorités locales, explique le chercheur Antoine Bondaz. Mais ces dernières ont une responsabilité partagée avec les autorités centrales. » Le maire de Wuhan s'est excusé d'avoir retardé la diffusion d'informations sur le coronavirus, dans une interview à la télévision chinoise fin janvier. Il a néanmoins rappelé qu'il n'avait rien pu faire car il n'avait pas reçu l'autorisation de l'Etat.

«Plus de transparence»

La rhétorique du gouvernement a donc radicalement changé en quelques jours. « Les lanceurs d'alerte comme Li Wenliang sont passés de menaces pour les autorités à des anges en blanc, comme l'opinion publique les appelle, note Antoine Bondaz. Le gouvernement les met désormais en avant en les présentant comme des soldats sur le front. »
Cette situation illustre bien, selon le chercheur, tout l'enjeu de la politique sur les fake news en Chine. « D'un côté, le régime utilise des moyens de coercitions pour éviter que des informations ne sortent, comme pour ces médecins donneurs d'alerte ou pour les hôpitaux surchargés dont on ne veut pas parler. De l'autre, le pouvoir fait aussi face à de véritables fake news qu'il tente de contrôler, notamment sur les mesures d'hygiène à appliquer », explique-t-il. Et de citer des recommandations loufoques qui se propagent sur les réseaux sociaux chinois, comme ce « gargarisme avec du vinaigre salé ». « Il y a un vrai enjeu de santé publique. »
Li Wenliang, dont l'épouse est enceinte de leur deuxième enfant, est actuellement en quarantaine, pour récupérer de la maladie. « Si les autorités avaient divulgué des informations sur l'épidémie plus tôt, je pense que ça irait bien mieux, écrit-il au New York Times depuis son lit d'hôpital. Il devrait y avoir plus d'ouverture et de transparence. »

Tẩy trùng bằng chất gì đây tại Yichang, Trung Cộng.

Kính mời quý anh chị dùng outils Google để dịch bài trên Net về


Les autorités de la ville de Yichang ont procédé à une large opération de pulvérisation dans les rues.

À LA LOUPE – Des images de campagnes de désinfection circulent ces derniers jours sur Internet. Les autorités de la ville chinoise de Yichang sont suspectées de pulvériser des produits chimiques pour lutter contre le coronavirus. LCI a remonté la trace de ces photos et vidéos surprenantes.


Pour lutter contre la propagation du coronavirus, les autorités chinoises se mettent-elles à désinfecter massivement de grandes villes ? Une vidéo postée sur Twitter mardi en fin de journée montre une scène impressionnante : des camions en file indienne avancent dans des rues désertes et semblent épandre un produit volatile.
Si l'on en croit les informations des distillées par les internautes, les images ont été tournées dans la ville chinoise de Yichang, 4 millions d'habitants et située 350 kilomètres à l'ouest de Wuhan. Des "produits chimiques inconnus" seraient pulvérisés, sans plus d'éléments sur lesquels s'appuyer ou de source pour les étayer.
"C'est pour tuer les moustiques", lance une internaute, "sinon il y aura propagation du virus". "Bon courage, le pays est grand", glisse un autre, caustique. En commentaires, plusieurs sollicitent des services de vérification pour tenter d'en savoir plus sur cette vidéo pour le moins inhabituelle. 

Une vaste opération lancée à Yichang


Sans indication précise sur la source des images, difficile de juger de leur authenticité. Des recherches sur le terme "Yichang" permettent de trouver d'autres documents, photos et vidéos, notamment sur Facebook. On y découvre plus en détails le dispositif mis en place, ainsi que les véhicules chargés de diffuser des produits.
La présence d'une tour dans la première vidéo, reconnaissable en pleine nuit grâce à son éclairage, permet de confirmer qu'il s'agit bien d'images tournées à Yichang. Il s'agit en effet de la tour "Tianran", une pagode assez aisément reconnaissable. Pour en avoir la confirmation et savoir si la séquence a été captée récemment, il faut s'aventurer sur des sites d'information chinois. 

Lire aussi

Si aucun édition anglophone ou francophone d'un média local ne se fait l'écho d'une opération comme celle observée dans la vidéo, des sources en chinois fournissent des détails. Plusieurs articles apportent des précisions : l'un d'eux indiquait mardi dans la matinée que serait menées le jour-même (4 février) une opération de "pulvérisation" et de "désinfection". Une mobilisation prévue dans la zone urbaine de Yichang, à travers une série de districts. Il s'agit, selon cette source, de mesures de "prévention" visant à "garantir la santé des habitants". Durée de l'opération : 7 heures, de 21h mardi à 4h du matin ce mercredi.
Une série de précautions ont été formulées auprès de la population. Le grand public a ainsi été "prié de fermer les portes et les fenêtres à l'avance, tandis que le stockage d'objets divers était "strictement interdit" sur la voie publique. Sur les vidéos diffusées par les médias locaux, on observe en effet que les rues sont vides, uniquement peuplées par les équipes en charge de la désinfection. 

Une pulvérisation d'eau de Javel fortement diluée


Les messages diffusés sur les réseaux sociaux évoquent la pulvérisation de "produits chimiques inconnus", une terminologie pour le moins anxiogène. Des produits inconnus ? Pas tout à fait. Les autorités ont en effet apporté des précisions, indiquant qu'il s'agissait d'une pulvérisation d'hypochlorite de sodium "à faible concentration". Un désinfectant présenté comme "inoffensif pour l'Homme et les animaux".
L'hypochlorite de sodium dont il est ici question n'a rien d'un produit chimique mystérieux. En réalité, nous en avons tous dans un placard puisque derrière ce nom peu connu se cache l'eau de Javel.
Diluée avec de l'eau, celle-ci forme un mélange assez peu coûteux, ce qui peut expliquer les quantités très impressionnantes pulvérisées dans la ville de Yichang. Pour autant, la question de l'efficacité d'un tel épandage pour s'attaquer au virus. Contacté par LCI, le ministère de la Santé explique que l'usage d'eau de Javel n'est pas farfelu, et renvoie vers une note qu'il a publié il y a quelques jours.  À la question "Peut-on 'tuer' le virus", il explique que si l'on se base sur la connaissance des autres formes de coronavirus, "l’ensemble des produits de désinfection virucides sont efficaces. C’est le cas des solutions hydroalcooliques pour l’hygiène des mains ou des produits de désinfection utilisés pour les dispositifs médicaux et les produits d’entretien pour l’environnement, notamment l’eau de javel ou les produits hydroalcooliques."
Aussi impressionnantes qu'elles soient, les images de pulvérisation qui circulent en ligne sont donc bien réelles. Elles ont été tournées dans la soirée du 4 février ou la nuit du 5 à Yichang, dans le centre-est de la Chine, non loin du foyer de l'épidémie. En revanche, il est faux d'évoquer des produits chimiques inconnus puisque les autorités mettent en avant l'usage d'eau de Javel fortement diluée.

En vidéo

Coronavirus : l'épidémie aux portes de Shanghai


Partager sur





  • % buffered00:33

    Tình trạng ngăn ngừa bệnh từ con Coronavirus tại Trung Cộng và trên thế giới.

     Kính mời quý anh chị dùng outils Google để dịch bài trên Net về

    Coronavirus: les mesures de restriction s'étendent en Chine et dans le monde


    Relevé de température à l'hôpital Princess Margaret, le 4 février 2020 à Hong Kong
    4/4
    © AFP, Anthony WALLACE

    , publié le mercredi 05 février 2020 à 20h43
    Les mesures de confinement et les restrictions ont été étendues mercredi à travers la Chine et à l'étranger pour endiguer l'épidémie de pneumonie virale qui a déjà fait près de 500 morts.
    Après la mise en quarantaine de facto de Wuhan et de la province du Hubei (centre), épicentre du nouveau coronavirus, un nombre grandissant de villes de l'Est de la Chine imposent des restrictions de déplacement à des dizaines de millions d'habitants supplémentaires.
    A Wuhan, un responsable a assuré que malgré la construction en urgence d'un hôpital et la conversion de bâtiments officiels en lieux d'accueil pour les malades, la ville connaissait un "sévère" manque de lits, "d'équipements et de matériel", et que ses médecins étaient débordés.
    L'OMS a lancé mercredi un appel de fonds de 675 millions de dollars (613 millions d'euros) et annoncé que 500.000 masques, 350.000 paires de gants allaient être envoyés dans 24 pays, ainsi que 250.000 tests dans plus de 70 laboratoires du monde entier.
    La fondation Bill & Melinda Gates a indiqué mercredi qu'elle s'engageait à investir 100 millions de dollars pour la lutte contre le nouveau coronavirus, dont 60 millions seront consacrés à la recherche de vaccins, de traitements et d'outils de diagnostics. Au moins 490 personnes atteintes par le virus 2019-nCoV sont mortes en Chine continentale (hors Hong Kong et Macao), la plupart au Hubei, selon un bilan officiel mercredi. Plus de 24.000 cas de contamination ont été confirmés dans le pays. Parmi elles, un nourrisson chinois âgé d'un jour à peine, selon les médias publics chinois, le plus jeune cas d'infection.

    Près de 200 cas de contamination ont été identifiés en dehors de Chine dans une vingtaine de pays, Hong Kong --territoire chinois semi-autonome-- faisant par ailleurs état mardi de son premier décès.
    Au Japon, 3.700 personnes de dizaines de nationalités différentes se retrouvent coincées, pour au moins 14 jours, dans leurs cabines à bord d'un bateau de croisière à Yokohama au Japon après la découverte de dix cas de coronavirus à bord.
    Dans le port de Hong Kong, 1.800 personnes étaient aussi retenues mercredi pour passer des tests médicaux, après trois cas de coronavirus détectés chez de récents passagers du navire.
    Sous pression, les autorités hongkongaises ont fermé la quasi-totalité des postes frontières avec le reste du pays et imposeront à partir de samedi une quarantaine de deux semaines à tous les visiteurs venant de Chine continentale.

    Les compagnies aériennes américaines United et American Airlines ont annoncé mercredi suspendre leurs vols vers Hong Kong, après avoir déjà cessé leur desserte de la Chine continentale.
    L'Indonésie, elle aussi, a interrompu mercredi soir ses liaisons aériennes avec la Chine, bloquant des milliers de touristes chinois sur l'île touristique de Bali.
    D'autres pays musclent leurs mesures face à l'épidémie: l'Italie, où l'état d'un couple de patients s'aggrave, a commencé à contrôler dans ses aéroports, à l'aide de caméras thermiques, la température de tous les passagers en provenance de l'étranger.
    Le Vietnam, de son côté, est en train de mettre en place des hôpitaux de fortune pour ses ressortissants de retour de Chine.
    - Avenues désertes -
    En Chine, les mesures de confinement s'intensifient: plusieurs agglomérations de la province du Zhejiang (est), à plusieurs centaines de kilomètres de Wuhan, ont mis en œuvre depuis mardi de nouvelles restrictions aux déplacements.
    A Hangzhou (plus de 200 cas rapportés), une métropole technologique et touristique à environ 150 kilomètres de Shanghai, des barrières bloquaient mercredi les avenues menant au siège du géant chinois du commerce en ligne Alibaba, une zone où le confinement n'autorise qu'une seule personne par foyer à sortir tous les deux jours.
    Les rues étaient désertes tandis qu'un avion militaire tournoyait dans le ciel. Des haut-parleurs hurlaient: "S'il vous plaît, ne sortez pas, ne sortez pas!", avant d'appeler à dénoncer les personnes originaires du Hubei.
    Au moins trois autres grandes villes -- Taizhou, Wenzhou et  Ningbo -- ont imposé ce type de restrictions à quelque 18 millions de personnes.
    Des mesures de confinement s'étendaient mercredi à des villes d'autres provinces, jusqu'aux lointaines régions industrielles du nord-est, aux confins de la Sibérie.
    A Zhumadian dans le Henan, province limitrophe du Hubei, une personne par foyer seulement est autorisée à quitter son domicile... une fois tous les cinq jours. Des primes sont promises en cas de dénonciation de personnes venues du Hubei.
    "Nous devons prendre des précautions drastiques pour combattre et éliminer tous types d'actions perturbatrices menées par des forces hostiles", a martelé mercredi le ministère de la Sécurité publique.
    Face à de violentes critiques sur sa gestion de la crise, le gouvernement a reconnu des "défaillances".
    Wuhan, dont le système de santé est débordé, a accueilli mardi ses premiers malades dans un nouvel hôpital construit en dix jours et qui compte 1.000 lits.
    Un second de ce type devrait bientôt ouvrir, tandis que huit autres bâtiments étaient en cours de transformation pour accueillir des malades.
    - Airbus s'arrête -
    Avec pour l'instant un seul décès, Hong Kong reste loin du lourd bilan enregistré en 2002-2003 lors du Sras (299 morts) sur son territoire. Hors de Chine, seules les Philippines ont fait état d'une mort imputée au coronavirus.
    Paralysée par les restrictions et quasi-coupée du monde, l'économie chinoise pourrait être durablement plombée. Les congés du nouvel an lunaire ont été étendus jusqu'en fin de semaine dans de nombreuses provinces et la plupart des entreprises et usines resteront fermées jusqu'au 9 février au moins.
    La présidente de la Banque centrale européenne, Christine Lagarde, a estimé mercredi que la propagation du nouveau coronavirus chinois apportait une "nouvelle dose d'incertitude" à la croissance économique.
    L'avionneur européen Airbus a annoncé mercredi que sa ligne d'assemblage d'A320 à Tianjin, près de Pékin, resterait fermée pour une durée indéterminée.
    Devant l'avancée de l'épidémie, les organisateurs des JO de Tokyo, qui se tiendront du 24 juillet au 9 août, se sont dits mercredi "extrêmement inquiets".

    dimanche 2 février 2020

    Kim Chi và bài tuỳ bút: Ông Đại Tá Ở Cao Bằng, Chú tôi.

    Có những ký ức không thể nào quên.
    Kính mời quý anh chị cùng đọc bài tuỳ bút của chị Kim Chi.
    Caroline Thanh Hương

    Résultat de recherche d'images pour "Cao Bằng""


    Tùy bút: Ông Đại Tá Ở Cao Bằng, Chú tôi
    Kim Chi

    *****

    Ba tôi một mình lạc vào trong Nam làm việc từ năm 1948. Tất cả dòng họ bà con, đại tộc bên nội lúc ấy đều sống ở miền Bắc. Đến 1954, khi Hiệp Định Genève ký chia đôi đất nước, ba tôi mua vé tàu tất tả chạy ngược ra Bắc để níu kéo gia đình nhưng không kịp nữa vì dòng họ nội đều ở Cao Bằng, quá xa Hà Nội, không có đủ phương tiện để đi và về kịp… Ba đành phải đau khổ lên tàu quay về lại Sài Gòn…
    Thế là bắt đầu từ đấy, ba tôi quay quắt nhớ cha mẹ, nhớ đàn em tám đứa hãy còn nheo nhóc, nhớ núi, đồi, làng xóm…
    Khi vào Nam làm việc cho Pháp, cũng có vài bác cùng quê ở Cao Bằng, cùng học và ra trường với ba tôi chung Khoá Một Quốc Gia Hành Chánh, khoá đầu tiên của Pháp đào tạo, và cũng vào Nam làm việc như ba tôi. Ba và các bác chơi rất thân thiết với nhau. Khi gặp nhau, ba và các bác hay phì phèo điếu xì gà, nói chuyện với nhau bằng tiếng Tày, là ngôn ngữ của sắc dân Tày ở Cao Bằng. Khi ấy, tôi loáng thoáng, mơ hồ đoán ba tôi có những nỗi niềm mà chỉ có các bác mới chia sẻ được với ba… Đến khi biến cố 1975 ập đến, chúng tôi mới biết chúng tôi còn có một… ông anh cùng cha khác mẹ sống bao nhiêu lâu nay ở Cao Bằng, thiếu hoàn toàn hơi ấm với những săn sóc, thương yêu của người cha mà chúng tôi ở Sài Gòn đã được hưởng trọn vẹn…
    Ba và cả má của tôi lúc ấy đang là công chức trong Tòa Hành Chánh ở Bình Dương. Tháng 6/75, như bao công chức khác, ba tôi được lệnh phải đi học tập MỘT tháng để biết “đường lối của nhà nước mới”. Chúng tôi, cũng như tất cả người miền Nam lúc ấy, đã ngây thơ soạn cho ba chỉ vỏn vẹn một ba lô gồm ít quần áo, vật dụng cá nhân, một cái chiếu với cái gối bằng gỗ bọc da màu đỏ đã đi theo ba tôi cả cuộc đời của ông
    (Má của tôi sau đó cũng bị đi học tập, nhưng chỉ học tại Bình Dương sáng đi chiều về trong ba tháng!).
    Trước ngày ba đi học tập một ngày, trưa ấy chỉ có tôi và má tôi ở nhà để lo thức ăn cho ba ngày mai sáng lên đường. Bỗng có tiếng chuông reo. Ôi! Tiếng chuông như đã bị quên lãng sau cái ngày tang thương 30/04/75, chẳng ai dám thăm viếng ai cả, nhất là những gia đình Mỹ Nguỵ như gia đình của tôi, họ đều ngó lơ đi khi chạm mặt chúng tôi ngoài đường…
    Tôi nhìn ra cổng, thấy anh bạn học cùng trường với chị Hai của tôi, có mái tóc quăn tít, đi với một người cán bộ Việt Cộng. Cả hai cùng mang dép râu, cùng kẹp nách đầy sổ sách giấy tờ…
    Tôi và má tôi đoán rằng họ muốn bổ túc giấy tờ trước khi ba đi học tập, nên tôi đã ra mở cổng…
    Nhưng không phải như chúng tôi đoán! Cái người bạn học của chị tôi là… điềm chỉ viên cho tên cán bộ, đến nhà chúng tôi để… kiểm kê và tịch biên nhà!
    Họ ghi xuống tất cả những gì đang có trong nhà của chúng tôi. Từ chiếc ghế đẩu, đến cái… chuồng gà…; từ cái nồi cơm điện, bộ ấm trà, đến các… toilet bowls! Cuối cùng, trước khi ra về, họ đã bắt má tôi ký vào. Trong tờ kiểm kê dài cả chục trang giấy này, họ bảo rằng vì ba và má của tôi đã làm việc cho Mỹ Ngụy tức là thuộc thành phần phản động, vì chị Hai của tôi làm việc cho…C.I.A, một thành phần “cực kỳ nguy hiểm”! (Chị tôi đang du học môn… Kinh Doanh và Kế Toán tại Nhật mà cái tên bạn học của chị tôi đã cố tình chụp mũ gia đình tôi!), vì các cậu, các dì, và chánh yếu là vì ông anh rễ của má tôi là một Tổng Trưởng của guồng máy Tổng Thống Thiệu đến ngày 29/04/1975 nên chúng tôi có… quá nhiều tội với nhân dân, phải… trả nợ lại cho nhân dân! Và, cái câu quan trọng, khủng khiếp nhất trong văn bản này là: “Phải ra khỏi nhà trong vòng một tháng mà không được đem theo những thứ đã liệt kê!” Có nghĩa là phải để lại hết tất cả của cải vật chất đã oằn lưng dành dụm cả đời để cho bọn họ chia chát, rồi ra đi với hai bàn tay trắng!
    Ba tôi đi “trình diện học tập” ngày hôm sau với cõi lòng tan nát. Không biết rồi gia đình sẽ dọn đi đâu? Không biết rồi vợ con mình sẽ làm sao mà sống? Nhìn ba tôi rưng rưng lệ, bước chân thiểu não mà tôi thật đau lòng. Phải chi họ đến kiểm kê trễ hơn một ngày, chỉ một ngày thôi, thì có lẽ ba tôi đi … “học” mà không đau khổ và lo lắng như vậy.
    Các cậu, các dì, các bà con của má tôi cũng đi học tập khắp các trại cải tạo hẻo lánh, đều bị kiểm kê, đều bị lấy nhà, khổ không thua gì chúng tôi… Gia đình năm người của chị Hai Ng., (con của dì Ba tôi) vì lên tàu ra sông Sài Gòn ngày 30/4/75, đã bị đạn bắn theo. Chiếc tàu Hải Quân chở các sĩ quan viên chức cao cấp cùng gia đình đi chuyến di tản cuối cùng đã nổ và cháy tan tành, nhấn chìm những đứa con Việt Nam da vàng, những tương lai và tuổi trẻ xuống dòng nước oan khiêng, tanh tưởi mùi máu của gia đình chị Hai Ng. Các cháu của tôi, từ hai đến tám tuổi, chưa kịp lớn để hiểu chiến tranh là gì, miệng hãy còn ngậm nắm vú, tay hãy còn ôm con búp bê có đau không khi những mảnh đạn xé nát thân thể của các em? Đã thế, họ còn hăm hở đến tịch thu nhà và tiệm bán đồ dùng điện tử của chị Hai Ng. Một tên cán bộ có gò má hóp cao, mắt thâm quầng, tím đen như bị ai đấm, cầm cái máy cạo râu lên ngắm nghía, rồi áp vào tai nghe ngóng… Hắn ngờ nghệch hỏi chúng tôi:
    – “Này, có phải đây là cái… đài không?”
    Tôi cảm thấy thương hại cho sự khù khờ, quê mùa của hắn quá. Thời ấy, cái máy cạo râu hơi to và thô thiển, nhưng không thể nào nhầm với cái “đài” được... Chúng tôi chỉ xin nhặt lại các quyển albums hình của gia đình chị Hai Ng. mà thôi. Đứng lật và xem sơ hình các cháu cùng anh chị Hai tươi cười rất hạnh phúc trong các albums, chúng tôi nghẹn ngào, không cầm được nước mắt. Nâng những quyển albums hình lên như chúng tôi đang nâng thân thể lạnh lẻo của các cháu bé bỏng thơ ngây lên. Một đám tang của gia đình năm người, không có lấy một quan tài, không kèn trống, không nhang khói, không bóng người đưa tiển….
    Sáng hôm sau, tôi chở ba tôi đi xuống một trường trung học công lập để tập trung và điểm danh. Có đông người lắm… Tôi cố gắng tìm xem các bác làm việc trong Toà Hành Chánh tỉnh của ba má tôi ai còn ai mất. Tôi mừng thầm cho… sự vắng mặt của các người ấy. Họ thật là may mắn hơn chúng tôi… Sau vài giờ chờ đợi và điểm danh, họ chất những khuôn mặt ủ dột, buồn bả lẫn lo âu của những người chiến bại lên xe cam nhông, chở các quân nhân, công chức đi mà không cho biết là đi đâu cả! Thật tâm tôi lúc ấy chỉ muốn chạy cái xe Honda theo đoàn cam nhông kia, để biết họ sẽ đem ba tôi đi đâu…
    Ba tôi đi được hơn mười ngày, má tôi chạy đôn chạy đáo lên xuống Sài Gòn, Cai Lậy, Biên Hòa, Bình Dương... để năn nỉ bà con xa gần cho ở nhờ. Cho đến hôm ấy, vẫn chưa biết chúng tôi sẽ dọn đi đâu ở! Và má tôi cũng phải chạy đôn chạy đáo để bán nữ trang (để có tiền đi chợ!) mà má tôi nhanh tay dấu kịp… Thời ấy, vàng vòng bán không ai muốn mua cả… Nếu mua thì họ mua với giá rẻ mạt…
    Hôm ấy, tôi và má tôi đang ở nhà tém dẹp đồ đạc. Ngoài cổng lại có tiếng chuông! Từ trong cửa sổ nhà nhìn ra, tôi thấy có một chiếc xe jeep đậu ngay trước cổng. Có hai người bộ đội đang đứng chờ mở cửa. Một người trẻ, một người trung niên, dáng dấp to lớn. Trên cổ áo của cả hai người loáng thoáng những sao vàng và huân chương đầy tràn trên ngực, lại còn dắt súng lục bên hông nữa! Tôi nấp vào trong nhà, người tôi run lên… Tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực…
    Tôi đoán họ đến lấy nhà sớm hơn ngày ghi trên giấy tờ! Tôi khẽ bảo má tôi hãy trốn vào trong! Mặc cho họ bấm chuông liên tục, tôi và má tôi cuống quít trong nhà như những con gà đang tìm ổ, chạy vội lên lầu, rồi lại quýnh quáng chạy ngược xuống lầu… Má tôi rưng-rức khóc, không biết phải giấu cái gì vào người, phải làm sao với hai ông tướng tá bộ đội ngoài kia… Còn tôi thì sững sờ và chết điếng cả người khi nghĩ rằng phải giao nhà cho họ ngay bây giờ… Tôi rùng mình hình dung ngay cảnh tượng gia đình anh chị em tôi sẽ chui rúc dưới một gầm cầu nào đó để sống tối nay… Phản xạ, tôi vơ vội một bộ đồ rồi mặc chồng vào, để nếu ra khỏi nhà thì tôi cũng có thêm một bộ quần áo…
    Có lẽ vì thấy thấp thoáng bóng chúng tôi ở trong, người bộ đội dáng dấp to lớn mới nói thật to vọng vào trong nhà bằng giọng Bắc Cao Bằng như của ba tôi:
    – Chị ơi! Em là em họ của anh Ch. đây! Em ở Cao Bằng vào Nam tìm anh đây. Chị ơi, em là người nhà ngoài Bắc vào đây, chị mở cửa đi nào… Em là người nhà đây chị ạ…
    Tôi và má tôi nhìn nhau… Nghe thật là… lạ lùng quá, lạ… tai quá! Chúng tôi chưa bao giờ biết đến bất cứ một người thân nào ở bên nội. Chưa nghe! Chưa thấy! Chưa biết bao giờ… Ôi! Ngạc nhiên quá, lạ quá….
    Tôi đi từ từ lại cửa sổ để lén nhìn kỹ họ lần nữa. Trên cổ áo của họ có rất nhiều sao vàng lấp lánh, nhưng cả hai có vẻ rất thân thiện. Má tôi hỏi từ trong nhà ra vài câu rồi mới bảo tôi mở cửa cổng.
    Người trẻ tuổi tên Thuỵ, có chức vụ quân đội là trung uý (hai sao). Còn người to lớn, đấy là em rể họ của ba tôi. Chú tên là Phan Ninh.
    *****
    Chú Phan Ninh cao lớn, phải trên 1 mét 75, da dẻ trắng và hồng hào như người Đà Lạt. Trên ngực áo của chú đeo dày đặc huân chương. Cổ áo của chú gắn hai gạch với ba ngôi sao. Lần đầu tiên sau ngày 30 tháng 4, tôi mới được thấy một người bộ đội đeo nhiều… sao như thế! Và cũng là lần đầu tiên, tôi được thấy một người bộ đội cao lớn, trắng trẻo, đẹp trai, phương phi, dáng dấp như Tây Phương chứ không… quê mùa, đen đủi, răng hô mã tấu như những bộ đội mang dép râu lúc ấy!
    Thật là vô cùng thú vị khi nghe câu chuyện của chú kể nhờ đâu mà chú tìm được chúng tôi…
    Sau khi tốt nghiệp đại học, chú đăng ký đi bộ đội để… giải phóng miền Nam! Chú rời Cao Bằng cả hơn sáu tháng nay để vào “Giải Phóng miền Nam”. Khi rời Cao Bằng, cả dòng họ đại tộc đã đặt hết tất cả hy vọng vào chú. Bằng đủ mọi cách, chú phải tìm cho ra người cháu, người anh Cả, người bác, người chồng và người cha đã mất tông tích mấy chục năm qua!
    Chú kể, chú nằm dưới hầm hố ngay trong… tỉnh Bình Dương đã ba tháng trời trước ngày 30/4! Sau đó, chú lên chức đại tá. Nhưng vì chưa tìm được tông tích của ba tôi nên chú không thể về Cao Bằng.
    Mà làm cách nào để tìm ba tôi đây? Biết mặt mũi ba tôi thế nào! Biết ba tôi ở đâu mà tìm! Biết bắt đầu tìm từ đâu!
    Chú cùng Thuỵ, người cận vệ của chú, hay đi ăn phở Pasteur ở Sài Gòn. Một hôm, trong quán phở đông đúc, đa số là dân Sài Gòn, nên chú và Thuỵ chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Tày…
    Chú băn khuăn tâm tình với Thuỵ:
    – Công tác giải phóng miển Nàm đã xong rồi. Nhưng còn công tác tìm anh Ch. thì chưa xong, nên ta không thể về quê bây giờ được. Cả cái miền Nam rộng lớn thế này, biết đi đâu mà tìm anh Ch. bây giờ?! Ngay cả nếu anh Ch. ở Sài Gòn này, cũng không biết làm cách nào mà tìm anh đây?! Chưa thể về Bắc được, khi chưa tìm được anh Ch…
    Ngồi ở cái bàn sát bên chú Linh là bác Cược. Bác Cược là bạn thân nhất của ba tôi cũng là người Cao Bằng. Bác cùng học Quốc Gia Hành Chánh, cùng rời Cao Bằng và cùng vào Nam chung với ba tôi. Nhưng bác lại làm việc cho Tòa Lãnh Sự Pháp trực thuộc chính phủ Pháp nên bác không bị đi học tập. Tất cả bạn của ba đều cùng số phận như ba tôi, ngoại trừ có một mình bác Cược!
    Bác Cược lắng nghe hai người bộ đội bàn kế bên nói chuyện với nhau bằng tiếng Tày. Và bác quyết định bắt chuyện ngay với hai người bộ đội cũng bằng tiếng Tày:
    – Hai anh có phải đi tìm anh Ch. người quê Hà Quãng, Cao Bằng đấy không? Anh ấy có tám người em tất cả, có bố làm Chánh Tổng ở… mẹ tên là …, có cậu em Út tên là … Các em gái tên là ...
    Chú Ninh cùng Thuỵ và cả bác Cược reo ầm lên, vô cùng mừng rỡ. Thế là nhờ vào cái tiệm phở, nhờ vào câu chuyện bằng tiếng Tày, nhờ bác Cược không đi học tập, và nhất định là phải có bàn tay của trời đất ơn trên sắp xếp cho gia đình tôi gặp được một đại ân nhân, chú Phan Ninh, người đã cứu và cưu mang chúng tôi rất nhiều…
    Sau khi kể sơ chuyện gia đình ngoài Bắc, và hỏi thăm tình hình gia đình chúng tôi trong Nam. Chú Phan Ninh ngỏ ý muốn đi tìm thăm ba tôi ngay lập tức, để chú có thể giúp ba được gì chăng? Chú đã chở má tôi cùng Trị, (em trai Út của tôi), đi tìm ba tôi ngay trưa hôm đó. Chú đi hỏi hết tất cả các cơ quan công an đến các cơ quan hành chánh để biết ba tôi đang ở trại học tập nào. Họ đã dời ba tôi ra, vào nhiều trại. Và bấy giờ thì ba đang ở trại tù Long Khánh. Vì quá bất ngờ, nên má tôi chỉ kịp ngừng xe dọc đường mua cho ba tôi ít chôm chôm và hộp sữa Ông Thọ mà thôi!
    Khi đến trại Long Khánh khoảng hai giờ trưa, chú Phan Ninh đã vào văn phòng của thủ trưởng trại cải tạo nói chuyện. Chỉ mươi phút sau, loa phóng thanh gọi tên ba tôi ra ngoài cổng, bảo rằng có người cần gặp. Tất cả các trại cải tạo thời điểm ấy, chưa có ai được gặp người nhà bên ngoài, mà thân nhân bên ngoài cũng chưa có ai được vào thăm nuôi người nhà đang học tập cả… Cho nên, khi ba tôi được tên cán bộ dẫn ra, ba đã đứng khựng lại, sững sờ, gần như muốn ngất xỉu khi thấy má tôi và Trị bị hai tên… tướng tá bộ đội kè sát!
    Ba tôi lúc ấy có thể nghĩ bọn họ đã bắt luôn cả má và em trai Út tôi vào học tập chung! Từ xa, ba thiểu não bước về hướng cổng trại tù, những bước chân như lê, như lết… Đôi mắt trũng sâu, đôi lông mày đen thật rậm ngày xưa của ba đổi thành màu bạc trắng, quần áo mặc rộng thùng thình như mặc đồ khính… Chỉ mới mười mấy ngày trong tù thôi mà ba tôi tiều tụy thấy rõ…
    Chú Phan Ninh đoán được nỗi lo sợ của ba tôi. Chú dùng tiếng Tày nói trấn an ba tôi ngay:
    – Em là em họ của anh đây. Em từ Cao Bằng vào tìm anh. Anh yên tâm, chị và gia đình không sao cả. Anh đừng sợ, có em vào Nam lo cho anh và các cháu…
    Họ cho thăm ba tôi độ nửa tiếng. Chú Ninh cố gắng xen vào ít câu tiếng Tày để dạy ba cách khai lý lịch như thế nào, nên khai cái gì và không nên khai cái gì… Ba tôi bảo chú rằng ba phải khai lý lịch… mỗi ngày! Phải kể hết tất cả tên tuổi những người bà con xa gần, họ làm gì, ở đâu… Nếu khai không rõ điều gì là họ bắt lên tra khảo mãi tới đêm khuya! Và cho đến hôm ấy, ba vẫn còn đang viết lý lịch vì họ… chưa vừa lòng!
    Thế là chú điện báo tin ngay cho ngoài Bắc biết đã tìm được ba tôi rồi. Cả họ hàng ngoài Bắc vô cùng mừng rỡ, mọi người truyền tin cho nhau, cả dòng họ lẫn xóm làng vui hơn cả ngày Tết.
    Và việc cần kíp phải làm là làm sao giữ lại được căn nhà đang gần ngày phải dọn ra! Chú rất thông minh. Chú nói má tôi viết một tờ giấy bán nhà cho… chú! Cái ngày má tôi “bán” cái nhà là cái ngày trước cái ngày của hai tên cán bộ đến kiểm kê!
    Sau đó, chú cùng Thuỵ, người cận vệ của chú, cầm tờ giấy “mua bán nhà “đi thẳng lên Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương. Ông đại tá Phan Ninh để tờ giấy mua bán nhà trên bàn của tên cán bộ tỉnh ủy rồi gằn giọng:
    – “Đây là nhà của tôi, tôi đã mua trước rồi. Ai muốn lấy nhà này cứ đến tìm tôi nói chuyện. Có ai thắc mắc gì không?!”
    Không ai “thắc mắc” cả! Và chúng tôi ở yên ổn trong căn nhà luôn cho đến ngày đi ra khỏi Việt Nam. Chú cũng chở các dì của tôi đi các trại học tập để thăm nuôi chồng. Người thì bị học tập ở miền Trung, người thì miền Tây, … Phải đi ghe xuồng, băng rừng, phải ngủ tạm trên xe hơi ban đêm mới đến được những nơi khỉ ho gà gáy ấy. Nếu không có chú xông xáo vào từng ty Công An để hỏi cho ra tông tích của các dượng, các cậu, thì có lẽ các cậu các dượng đã bỏ xác trong trại rồi. Ban ngày, những kẻ chiến bại này phải khai phá rừng. Ban đêm thì làm kiểm điểm và nghe họ o ép hài tội Mỹ Ngụy! Họ nhục mạ những kẻ chiến bại trong trạng thái bần cùng khánh kiệt. Họ cũng không cần phải đánh đập gì cả, chỉ… bỏ đói thôi! Đói lắm, không có gì để ăn hết, phải ăn cả… giun dế ngoài đồng, phải ăn sống khoai mót khoai sùng… Rừng thiêng nước độc, rất nhiều người bị bệnh sốt rét rừng, kiết lỵ và chết vùi xác vì không có đến một viên thuốc, hay là chết vì đói, chết gục ngay trên luống khoai chính mình đã trồng.
    Thời ấy, tranh tối tranh sáng, nhiều xã trưởng, ấp trưởng, chỉ là bọn vô lại mới lên… Chú dắt chúng tôi đi “chơi” khắp mọi nơi để họ không còn ức hiếp chúng tôi nữa. Mỗi lần từ Sài Gòn lên Bình Dương thăm chúng tôi, chú cứ đi rễu rễu ngoài đường, gặp ai chú cũng “vui vẻ” bắt chuyện không sót một người. Chú không quên tự giới thiệu là chú RUỘT của chúng tôi!
    Gia đình tôi có một miếng đất trống khoảng nữa mẫu ở Gò Đậu, cách nhà chúng tôi chừng hai cây số.. Chúng tôi phải xuống đó trồng khoai lang và đậu phộng để bán, sinh sống tạm thời như bao gia đình quân nhân công chức phải làm thời ấy, và cũng để hàng xóm nhìn vào thấy chúng tôi đã giống… nông dân lắm rồi! Anh em chúng tôi đã cật lực cuốc cỏ lột cả da tay, bật cả máu để hiểu thật sâu sắc… “lao động là vinh quang”! Chúng tôi trồng đậu phộng, khoai lang từ sáng sớm, đến chiều tối mịt mới về nhà. Ngôi nhà có vườn hoa đẹp nổi tiếng của khu phố ngày xưa đã mất hẳn dấu tích, chỉ còn lại chăng là cuốc, xẽng nằm la liệt chung với mớ khoai- đậu ngỗn ngang trên sân xi-măng, nhìn thảm thương không thua gì chủ nhân của nó…
    Cái tên chăn trâu ở cạnh đấy biết gia đình tôi là người của chế độ cũ bị đi học tập, nên mỗi ngày sau khi chúng tôi về, nó nhổ ăn cắp từ từ những cái cọc hàng rào bằng sắt để… bán lấy tiền. Hắn nhổ đều đặn, nhổ mỗi ngày hầu như công khai mà má tôi chẳng biết kêu gào với ai đây?! Chẳng những thế, rào kẽm gai cũng mất từ từ…
    Chú Phan Ninh đến nói chuyện bâng quơ với hắn:
    – Này! Anh để ý hộ cháu và chị tôi nhá. Thấy đứa nào nhổ cọc với ăn trộm hàng rào thì báo cho tôi biết, tôi bắn bỏ mẹ cả nhà nó… nát óc, chết tươi ngay….
    Từ đấy, tuyệt nhiên không bị mất cọc với hàng rào nữa…
    Chú Phan Ninh là chỗ dựa của chúng tôi thời ấy. Chú vạch rõ đường đi cho chúng tôi. Chú chở tôi đi xin học, lăn xả đi tìm việc làm. Tôi nhớ, khi công ty Shell cần tuyển người, chú từ Sài Gòn chạy xe jeep về Bình Dương, và chở tôi vội vàng đi ngược về Saigon nộp lý lịch để xin việc. Hởi ôi, người đông như kiến, không có cách chi mà chen vào chỉ để nộp cái đơn thôi. Chú Ninh bèn vẹt mọi người ra, đẩy tôi đến ngay trước cái bàn nhận đơn. Rồi chú đứng cung tay ra, không cho ai xô đẩy, chen lấn tôi cả. Đợi mãi cả tiếng đồng hồ, họ gọi tên tôi lên để.... trả đơn lại! Tôi cũng đã đoán trước rồi! Tôi nào có tha thiết gì lúc ấy. Ai giở cái lý lịch của tôi ra cũng sẽ…choáng váng! Họ ghi chú thật thậm tệ bên trong, một loạt hàng chữ ngoệch ngoạc chụp mũ và cố dìm chết chúng tôi… Nào là “thành phần xấu”, “gia đình có người làm cho CIA..”, “gia đình là tay sai của Thiệu và đế quốc Mỹ”, “gia đình thuộc thành phần phản động”… Ai sẽ mướn tôi? Ai sẽ chứa tôi? Ai cho tôi ghi danh học Đai học, Cao Đẳng, hay bất cứ ngành nghề gì khi thấy cái lý lịch như thế này?
    Chú Ninh giận lắm khi bị trả cái đơn lại. Chú to giọng lên hỏi:
    “Sao lại không nhận cháu của tôi? BÁC và ĐẢNG ta đã có chủ trương rõ ràng là ai làm thì người ấy chịu cơ mà? Cháu tôi chỉ là một đứa học trò trung học thôi. Nó nào có tội tình gì? Các người sai bét nhè cả rồi…”
    Khi đi ra cửa, chú vẫn cứ văng tục, chửi thề.
    Tôi còn nhớ chú đã mắng xối xả vào tên ấp trưởng của gia đình tôi khi họ bắt má tôi phải đi học tập, rồi họp ngày, họp đêm mãi… Chú bảo họ:
    “Gia đình chị của tôi đã có anh tôi đi học tập rồi. Chị và các cháu cũng đã… học tập… tốt rồi. Gớm! Cả nhà 7, 8 miệng ăn mà suốt ngày cứ bảo người ta hội với họp, học với tập. Bộ nói họp là … xách cái… quần đi họp được ngay à? Thế các anh nuôi các cháu tôi đi nhé để chị tôi mới rảnh rỗi mà đi họp!”
    Chú cũng dẫn tôi đến “thăm” một tên thư ký của xã nơi gia đình cư ngụ. Tên này đã “mời” tôi làm một tờ kiểm điểm vì tôi mặc một cái quần… Tây! Thời 75, quần Tây được cắt rất rộng rãi, ống xì gà. Hắn đã hăm dọa tôi mà còn mặc các loại quần áo Mỹ Ngụy như thế này nữa thì hắn sẽ… cắt ngay. Chú chỉ nói với hắn ta có một câu thôi:
    – “Cháu của tôi nó dại khờ lắm nên mới bị người ta… ăn hiếp thôi. Chú xem cháu có gì cần dạy bảo cứ… mách thẳng tôi nhá”.
    Chú cũng dạy cho chúng tôi biết thế nào là chế độ… Cộng Sản. Tôi nhớ mãi câu nói để đời của chú:
    – “Cộng Sản là cái chế độ giống cái mặt bàn này đây. Ở trên đánh vẹc-ni bóng loáng, nhưng ở dưới nhám xịt, sờ vào sướt da đau đấy cháu ạ! …”.
    Chú cũng u uất kể cho chúng tôi nghe, trước khi vào Nam để thực hiện công tác “giải phóng miền Nam” chú đã bị gạt rằng trong miền Nam rất đói khổ, bọn Mỹ Nguỵ hành hạ và ức hiếp dân đen thật ghê gớm… nên chú càng hăm hở làm nhiệm vụ “giải phóng miền Nam” với tất cả nhiệt huyết con tim… Đến khi chú vào tới miền Nam rồi, ngày thì chú trốn dưới hầm, đêm chú trốn ra, đi chơi bên ngoài lẫn lộn với dân chúng. Chú đã choáng váng, ngỡ ngàng khi biết chú và tất cả dân miền Bắc bị gạt…. Chú đã bàng hoàng cả tháng trời vì thấy ra chủ nghĩa Cộng Sản là một trò lừa bịp, nhưng chú không còn đường thối lui nữa… Chú cay đắng nói với chúng tôi, chú và thân nhân ngoài Bắc đã để dành khá nhiều tiền để vào Nam cho ba tôi (!) vì họ bảo dân miền Nam làm việc nhiều mà… lương rất ít, rất nghèo và rất đói khổ, không mua sắm được gì cả.
    Anh Ba của tôi lúc ấy vừa học Luật vừa học Đại Học Khoa Học để lấy chứng chỉ SPCN chuẩn bị thi Y Khoa. Chú Phan Ninh đã giả lả, mon men, la cà với ban lãnh đạo trường. Cuối cùng, chú đã khuyên anh Ba rằng:
    “Cháu không vào được các ngành ấy đâu. Ngay cả cháu có học giỏi cách mấy cũng vậy. Họ sẽ đánh rớt cháu đấy… Cháu nên đổi qua... Nông Nghiệp thì hoạ may họ còn cho cháu đậu! Mà cháu phải đổi ngay trong năm nay, chứ sang năm sau sẽ không được đâu…. Cả dòng họ mình ngoài Bắc chỉ vì có một mình ba cháu vào Nam, mà các chú, thím, các em... đều có lý lịch xấu ba đời không được học hành hay có chức tước gì cả đấy cháu ạ!”.
    Anh Ba của tôi thật buồn, mộng làm bác sĩ bay theo mây khói! Nhưng cũng nhờ chú hướng dẫn, nên anh đã đậu môn mục súc trong đại học Nông Nghiệp ở Thủ Đức để tốt nghiệp làm bác sĩ thú y. Anh đã học ngày học đêm vì rất sợ bị đi… nghĩa vụ quân sự như số đông các bạn bè của anh…
    Sau nầy khi ba tôi bị dời về học tập ở Bình Phước, ba tôi “được” phân công gánh… phân xanh để tưới rau! Ông không chịu làm, bị làm kiểm điểm, bị chửi bới, phạt kỷ luật! Chú Phan Ninh vào trại dàn xếp cho ba tôi. Cuối cùng ba tôi được làm anh… nuôi! Tức là người... nấu cơm... Từ bé, tôi chưa bao giờ thấy ba tôi vào bếp cả.
    Kế sát nhà tôi là nhà ông bà trưởng ty Điền Địa. Rồi đến nhà ông bà Bác Sĩ R. Ông bà trưởng ty lúc ấy phải trên dưới bảy mươi tuổi rồi. Bỗng dưng nhà ông bà để đèn suốt ngày đêm cả tuần lễ, rồi sau đó Hội Phụ Nữ đến... đóng đô! Lúc ấy chúng tôi mới biết ông bà… đã… đi vượt biên! Và rồi lại đến nhà ông bà Bác Sĩ R!
    Chú Phan Ninh đi dò la tin tức, trầm tư suy nghĩ, rồi bảo chúng tôi:
    – “Hai ông bà hàng xóm… già thế kia mà còn đóng tàu đi vượt biên được. Ông bà đã qua tới Mỹ rồi. Có khi các cháu phải đi vượt biên thôi chị ạ… Các cháu không thể nào chịu nổi chế độ Cộng Sản đâu… Chị cố gắng gói ghém lại và tìm cách cho các cháu đi càng sớm càng tốt chị ạ. Hay! Thật hay! Em mà còn trẻ và không vướng bận gia đình, chắc em cũng phải đi vượt biên thôi chị ạ. Nhất định là phải lo cho các cháu đi vượt biên nhé chị. Hay lắm! Thật là hay đấy chị!”..
    Chúng tôi đã nhận ra những lời chú nói đều đúng như thế. Trị, em trai Út của tôi thi vào Đại Học Nông Nghiệp. Em học giỏi, bài thi làm trôi chảy. Nhưng lại không có tên trên danh sách thí sinh đậu dán trên văn phòng Ty Giáo dục tỉnh BD. Đi hỏi các thầy chấm bài, thì các thầy đều nói bài của em phải đậu điểm cao. Chắc có sự nhầm lẫn?! Má tôi đạp xe lên Ty Giáo Dục tỉnh để hỏi. Khi về má tôi khóc nức nở… Họ đã mắng như tát nước vào mặt của má tôi rằng:
    – “Bà đi về đi! Các con của bà đến ba đời cũng không học đại học được đâu. Bà đừng mơ tưởng….”
    Chú Ninh giận dữ, đùng đùng lái xe jeep đi đến Ty Giáo Dục tỉnh, chú đứng chống nạnh và chửi họ không ngớt miệng:
    – “Các anh làm công tác giáo dục mà các anh chị sao có thể nào lại ăn nói lỗ mãng thua cả thằng chăn trâu chăn bò thế kia?! Các anh các chị dốt nát nên sợ người khác khôn hơn mình à?! Nên đánh gạt hết những người tài giỏi, chỉ để lại toàn một lũ… dzòi bám đít các anh chị, thối tha, ngu xuẩn… Rồi tương lai nước ta sẽ có những lãnh đạo… thối…địt! Mẹ kiếp! Con “người ta” chỉ muốn học có cày cấy thôi mà cũng gạt bỏ, không cho học… Chả trách có những thằng bác sĩ không biết… cầm tiêm, thằng kỹ sư thì không biết làm toán… chia! Và các anh chị làm ngành giáo dục mà chẳng biết trọng nhân tài. Hãy dẹp… mẹ cái biển Ty Giáo Dục xuống đi…”.
    Chú về Bắc rồi chú lại vào Nam thêm vài ba lần. Mổi lần vào trong Nam là chú dẫn theo các chú, các cô hay các cháu ở Cao Bằng vào Nam thăm ba tôi trong trại học tập. Chú ở lại trong Nam cho đến khi cả họ ngoại tôi đi thăm nuôi thân nhân đều đặn, chú giúp các dì lấy lại đất đai, nhà cửa đã bị mất. Chú đi săn tin từ trong… công an ra, và biết ba tôi hay các cậu sắp bị chuyển trại, là chú về báo cho chúng tôi hay ngay tức khắc. Rồi chú chở từng thùng xăng, từng bao gạo sấy mà trại lính Mỹ đã bỏ lại, để chúng tôi bán lấy tiền thăm nuôi ba tôi và sinh sống. Ngày chú phải trở về Bắc luôn, tôi rất buồn vì mất đi một người chú xốc vác, nương tựa. Chú dặn chúng tôi không được nói cho ai biết là chú về Bắc luôn vì sợ họ sẽ ăn hiếp gia đình chúng tôi nữa. Và chú nhắc nhở chúng tôi phải tìm đủ mọi cách để phải đi... vượt biên! Quà mang về Bắc, chú chỉ xin chiếc máy ảnh Nikon cũ của ba tôi để kỷ niệm và cũng để về quê chụp hình, có thể kiếm thêm chút ít cho những ngày hưu trí.
    Tôi đã nghe lời chú, tôi trầy vi tróc vảy đi vượt biên bốn, năm lần. Tôi bị công an rượt đuổi ở Phan Thiết, trốn chạy trong ruộng mía cả ngày y hệt như đóng phim trinh thám! Xã hội đảo điên, tôi cũng bị lường gạt sạch túi vài lần. Tôi đi vượt biên bị bắt và bị cả tù cùm chân… Sống dưới chế độ Cộng Sản, tôi như con thú phải sống trong rừng sâu, không thể ra ngoài ánh sáng. Nhưng cuối cùng, trời đất ơn trên đã phù hộ cho tôi đến được xứ sở tự do.
    Tôi ước ao được một lần về thăm quê nội, thăm hằng trăm người bà con của tôi vì có ba tôi vào Nam mà họ đã không ngóc đầu lên được cả mấy đời con cháu. Thăm lại ông anh một cha khác mẹ thật đáng thương của chúng tôi. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh của ba và anh trong trại cải tạo, anh đã khóc rưng rức khi thấy dáng Ba từ xa, rồi oà lên khóc tồ tồ, khóc như chưa bao giờ được khóc. Hầu như đây là lần đầu tiên trong cuộc đời của anh Cả được gọi tiếng BA, được biết cái bàn tay, cái gương mặt, cái tướng đi của mình giống Ba như thế nào khi tuổi của anh đã ba mươi ngoài. Còn ba tôi, tóc bạc muối tiêu, tay run lẩy bẩy, vai nấc lên, mắt ràn rụa, ướt nhòe nhoẹt…
    Bây giờ, tôi thật thấm câu chú Phan Ninh đã nói với tôi khi tôi chưa tròn mười tám tuổi:
    – “Người dân ở miền Bắc tội nghiệp không thua gì dân ở miền Nam bây giờ. Họ cũng cùng số phận như người miền Nam, cùng bị chế độ độc tài Cộng Sản cai trị… Chỉ khác có một điều là người miền Bắc đã bị bọn Cộng Sản cai trị trước người miền Nam thôi!”.
    Chú Phan Ninh đã thấy quá rõ đời sống trước và sau ngày 30/4 /75 của người dân miền Nam và của gia đình tôi như thế nào, ngược hẳn với những gì mà chú bị tuyên truyền và nhồi sọ! Chú đã nhìn thấy sự đau khổ của chúng tôi khi... đổi đời như thế nào! Chú sững sờ lặng ngắt người, đau đớn không thua gì gia đình chúng tôi khi nghe tin em trai út Trị của tôi đã mất tích trong lòng đại dương lạnh lẽo…
    Chú về lại Cao Bằng, người ta thẳng tay cho chú về…hưu! Chanh đã vắt kiệt, họ vất ngay cái vỏ, mà là cái vỏ đầy… gai góc. Trước khi về hưu, họ đã bắt chú tường trình những gì chú đã làm cho chúng tôi, chú đã đi đâu, đã thấy những gì từ cái gia đình Mỹ Nguỵ kia… Họ trông đợi một tố giác của chú, mà chú đã không đáp ứng như ý họ… Chú Phan Ninh nổi điên lên, càng chửi bới nhiều hơn. Chú uống rượu giải sầu, cũng là để mượn rượu mà chửi “thiên hạ”. Khi say, dân làng, hàng xóm được nghe người đại tá say này kể rất nhiều chuyện “phản động” mà họ đã bị dấu bưng bít!
    *****
    Chú ơi! Hôm nay cháu ngồi nhỏ nước mắt gỏ lộc cộc trên phím của computer, bồi hồi ôn lại chuyện chú cháu mình đúng tháng ngày này của 41 năm về trước. Cháu đang mang một kiếp lưu vong với những vinh nhục, vui buồn trên xứ lạ quê người. Ôm cái computer, cháu mỗi ngày thờ thẫn bàng hoàng vì những tin tức đen tối bên trời Nam…
    Cái án tử nặng ngàn cân sắp cứa vào cổ dân mình năm 2020 rồi chú ạ! Quê hương và dân tộc Việt Nam đang lâm vào cảnh khốn đốn, tồi tệ nhất trong lịch sử. Nếu chú còn ở dương gian này, chú sẽ chỉ bảo cháu làm gì để cứu lấy Bản Giốc, cứu những tôm cá nuôi cả triệu đồng bào Việt Nam, cứu quê hương chúng ta đây? Hay chú cũng chỉ làm người lưu vong tủi nhục như cháu, cái mầm lưu vong đã nhú lên ngay từ 41 năm về trước, để cây lưu vong mọc ngay trên dãi đất hình chữ S cong quẹo đau thương này, không biết khi nào mới ngẫng mặt đứng thẳng với thế giới và lịch sử mai sau…
    Cháu không còn trẻ để vẫy vùng được như 20, 30 năm trước nữa. Ai cũng phải bước tới cái ngày nhắm mắt lìa đời… Nhưng chú ơi, cháu đau lòng lắm nếu ra đi mà không giúp ích gì được cho quê hương và dân tộc mình…
    Có phải cũng cái đau này đã canh cánh, đeo đẳng chú về tận bên kia thế giới không, thưa chú Phan Ninh kính yêu…

    Kim Chi

    Người viết tên thật là Nông Thị Ngọc Diệp. Khi còn ở Sài Gòn, từng là diễn viên ca vũ kịch. Vượt biển năm 1985, là thuyền nhân tại Galang, Nam Dương. Định cư tại Gia Nã Đại năm 1986, sống ở thành phố Toronto. Từ 2005, di dân qua Úc, hiện sống ở thành phố Melbourne. Công việc: Nội trợ và sinh hoạt cộng đồng tại địa phương. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 2-2016 và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng năm nay.

    Phim tài liệu về tuyến xe lửa xuyên Việt Nam của truyền hình nước Đức.

    tt

    Phim tài liệu dài khoảng 45 phút của đài TV Đức đưa ta từ Lào Cai đến những điểm dừng chính như Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, để cuối cùng tới Sài Gòn. Phim cho ta thấy vài khía cạnh sinh hoạt địa phương và có nhiều cảnh chụp từ trên cao (arial photography) trông rất đẹp. Phim nói tiếng Đức nên tôi chẳng hiểu mô tê gì cả .. hi hi ... nhưng xem phim tôi vẫn thấy hay. Mời quý anh chị và các bạn đón năm mới với phim tài liệu đường xe lửa xuyên Việt: tt

    Đọc trên net Những bí ẩn từ quái thai Coronavirus, chiến tranh sinh học dần lộ diện P.1và 2.

    Đọc tin tức trên net, đây là bài trích dẫn.

    Những bí ẩn từ q.uái thai Coronavirus, chiến tranh sinh học dần lộ diện P.1




    1/02/2020 1:20 chiều
    Đây là bài viết thuộc thuyết âm mưu, tuy có dẫn chứng rất nhiều nhưng tin hay không là do bạn. Nếu bạn muốn đọc một câu chuyện hay thì hãy bắt đầu cùng mình vén bức màn bí ẩn này cũng như tìm hiểu về Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ), một chuyên gia Virus học hàng đầu thế giới đang làm việc tại Viện nghiên cứu Virus học Vũ Hán, người được cho là đã tạo ra Virus Corona.
    Viện sĩ Cao Phúc, Chủ nhiệm Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, người tham gia nhóm nhà khoa học tố cáo việc che dấu tình trạng dịch bệnh (Ảnh: Đa Chiều)
    Xâu chuỗi những nghi vấn bất thường.
    Nghi vấn thứ nhất: Corona Virus đã được biến đổi gen để nguy hiểm với người già, ít nguy hiểm với trẻ em?
    [1] Ngày 29/1, tờ Gulfnews đưa tin về một ca nhiễm Corona quái dị ở Vũ Hán. Khi cả gia đình bao gồm cha, mẹ, ông, bà đều nhiễm bệnh tuy nhiên đứa con trai 10 tuổi thì lại không hề có bất kì triệu chứng nào. Các bác sĩ chỉ phát hiện ra trên người cậu bé mang mầm bệnh khi được yêu cầu xét nghiệm, họ đã rất kinh ngạc nói rằng “cậu bé là ổ dịch không hề có triệu chứng” – y như một vũ khí sinh học di động vậy.
    Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Phùng Tử Kiện phải thừa nhận rằng “Biểu hiện bệnh ở Trẻ em và trẻ sơ sinh là khá nhẹ trong khi những người lớn tuổi thì các triệu chứng cũng trầm trọng hơn”
    Nếu nói sức đề kháng con người là yếu tố quyết định để chống lại dịch cúm, thì trẻ em và người cao tuổi đều có hệ miễn dịch tương đối kém. Tại sao bệnh lại “có vẻ” chừa trẻ em ra?
    Nếu đặt giả thuyết rằng Corona được biến đổi gen bởi Trung Quốc với mục đích ban đầu là phát tán sang Mỹ thì ngẫm nghĩ rất phù hợp. Dân số Mỹ có đến 40% là béo phì (một dạng tiền sử bệnh án tức là điều kiện quan trọng để virus gây t.ử v.ong).
    82% dân Mỹ lại sống ở các thành thị, môi trường Virus rất dễ lây lan. Có thể nói nếu tâm dịch là ở Mỹ chứ không phải Trung Quốc thì chắc chắn dân Mỹ c.h.ết sẽ ngang ngửa Trung Quốc hoặc hơn, mặc cho những điều kiện về y tế hùng hậu.
    Corona Virus đưa tất cả giáo sư, tiến sĩ thâm niên mà Mỹ dày công chiêu mộ hàng chục năm nay vào trong tầm ngắm, tức là những nhân lực chất xám vô cùng quan trọng. Một đối tượng khác bị Virus “ưu tiên” là nam giới, với tỉ lệ mắc bệnh gấp 2 lần nữ giới. Là do hệ miễn dịch nữ giới mạnh hơn nam một cách bất thường hay vì Virus đã được biến đổi gen để đánh vào lực lượng chính trong mỗi quân đội?
    Lưu ý: Mình ủng hộ cho học sinh nghỉ học vô thời hạn, Corona tuy có thể ít nguy hiểm hơn cho trẻ em nhưng đó là sinh mạng con cháu của các bạn, đừng vì một đánh giá sơ bộ của ông Phùng Tử Kiện mà chủ quan
    Nghi vấn thứ hai: Đằng sau vụ bắt giữ Charles Lieber là cuộc chiến gián điệp?

    Charles Lieber, trưởng khoa hoá học đại học Harvard bị bắt vì những mối liên hệ với Đại học Công nghệ Vũ Hán (lại là Vũ Hán).
    Điều này cho thấy những cuộc đấu đá sau hậu trường về gián điệp và phản gián của 2 quốc gia này là vô cùng khốc liệt. Việc Trung Quốc có thể luồn chân rết vào tận Harvard – thành trì của giới tinh hoa Hoa Kỳ là một chỉ dấu đáng ngại.
    Có thể nói với danh tiếng và mạng lưới quan hệ của một Trưởng khoa danh giá, thì Trung Quốc sẽ từ ông này tiếp cận được rất nhiều trí thức Mỹ qua vỏ bọc các chương trình hợp tác nghiên cứu. [2]
    Ngoài ra, Lieber cũng được nhận xét là một nhân tài, một “nhà hoá học siêu đẳng”, Lieber đã đóng góp những kiến thức chuyên môn gì cho Đại học Công nghệ Vũ Hán? Giữa Đại học Công nghệ Vũ Hán và Phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán có liên hệ gì với nhau?
    Không những trực tiếp tiếp cận trí thức Mỹ để ăn c.ắp chất xám, Trung Quốc còn thông qua vỏ bọc tưởng chừng như an toàn là các chương trình hợp tác với Canada.
    Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Trump vừa kí kết hiệp định thương mại Mỹ – Canada – Mexico gọi tắt là USMCA để thay thế hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA. Mà trong USMCA thì vấn đề sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) là một nội dung chính.
    Nghi vấn thứ ba: Ngay từ đầu Trung Quốc đã giấu diếm, ỉm dịch, họ sợ bại lộ điều gì?
    Cho đến ngày hôm nay 31/1, tức đã được 1 tháng từ ngày Trung Quốc công bố dịch bệnh đã lây truyền từ động vật sang người ở chợ hải sản Hoa Nam [3], chưa có bất kì tổ chức y tế độc lập nào đủ khả năng và thẩm quyền đề kiểm tra tận hiện trường cũng như đối chiếu những con số ca bệnh và t.ử v.ong.
    Điều này không phải chỉ là mối hoài nghi không có cơ sở của người viết mà còn là mối lo ngại của quốc tế. Rất nhiều tạp chí Phương Tây đã đặt nghi vấn Trung Quốc đang cố gắng làm giảm nhẹ số người c.h.ết trong bối cảnh Vũ Hán bị cô lập [4].
    Liên tục xuất hiện những video người đổ gục, nằm la liệt trên đường phố và các trung tâm y tế, mới đây còn có một nguồn tin khác chưa được kiểm chứng là 14 lò hoả thiêu tại Vũ Hán đang hoạt động liên tục ngày đêm!
    HHO

    Bài 2


    Những bí ẩn từ q.uái thai Coronavirus, chiến tranh sinh học dần lộ diện P.2




    1/02/2020 1:37 chiều
    Mới đây nhất, TQ ba lần từ chối trợ giúp nhân sự của Mỹ để hỗ trợ giải quyết dịch bệnh một cách nhanh chóng nhất. Điều này là vô cùng phi Logic bởi vì kinh tế TQ đang bị thiệt hại cực kì nghiêm trọng, chưa biết sau khi dịch bệnh kết thúc có thể phục hồi lại được hay không.

    TQ đã chính thức thông báo kéo dài kì nghỉ Tết đến vô thời hạn. Thực chất là “Đình chỉ hoạt động kinh tế vô thời hạn”! Trường học phải đóng cửa, hàng quán không dám mở bán, văn phòng công ty không hoạt động thì có khác gì đóng băng cả nền thương mại? Rồi ngành du lịch sẽ thế nào? Bất động sản sẽ ra sao? Thậm chí, theo nguồn tin của tờ Epoch Times thì Cục Chính Trị TQ đang đặt ra vấn đề tồn vong của đảng cộng sản.
    Không những như thế, toàn bộ nhân lực y tế của TQ đang bị quá tải, trang thiết bị đã cạn kiệt từ lâu, tất cả tỉnh thành đều đã biến thành những ổ dịch. Như vậy việc từ chối giúp đỡ kịp thời từ đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm của Mỹ là một chuyện hết sức vô lý.
    Giả thuyết là, TQ đang lo ngại rằng khi Mỹ đến sẽ bại lộ những dấu vết không thể chối cãi về một vụ rò rỉ sinh học! Nên nhớ những dấu vết sinh – hoá (Biochemical trail) là rất khó để xoá bỏ hoàn toàn.
    Nếu dùng giả thuyết này để lý giải cho việc cách ly Vũ Hán, thì sẽ giải thích được tại sao TQ đã báo động trước để 5 triệu người Vũ Hán lần lượt rời khỏi thành phố. Như vậy thực chất việc cách ly Vũ Hán ban đầu không phải là cấm “nội xuất” mà là cấm “ngoại nhập” (ngăn những người đủ khả năng vào trong thành phố điều tra làm rõ tình hình)
    THẾ NHƯNG, CHÚNG TA VẪN CHƯA ĐI ĐẾN PHẦN HAY NHẤT!
    Điều này có thể làm bạn giật mình: kiến thức của TQ về con Virus Corona có thể thâm sâu hơn chúng ta tưởng rất nhiều!
    Nói cho đúng, thì nguy cơ một virus kiểu SARS xuất hiện từ dơi đã được giới khoa học biết đến từ lâu.

    Thạch Chính Lệ – Nhà khoa học sinh năm 1964 là một nhân tài kiệt xuất trong lĩnh vực Virus học, tiếng tăm lừng lẫy. Chỉ một số giải thưởng của bà ta là đủ khiến người bình thường ngưỡng mộ: Giải nhất giải thưởng khoa học Hồ Bắc, Khoa học gia Kiệt xuất của Học viện khoa học Trung Hoa, Công trình nghiên cứu Khoa học tự nhiên hạng xuất sắc, vv…
    Bà ta là thành viên của hàng loạt hiệp hội đi đầu trong lĩnh vực Hoá Sinh như Hiệp hội Hoá Sinh và Phân tử học Trung Hoa, Hiệp hội Siêu vi sinh Mỹ, Tổng biên tập Tạp san Vi rút học… Nhưng tổ chức mà bà ta gắn bó lâu đời nhất chính là Viện nghiên cứu Virus học P4 Vũ Hán, bà hiện đang giữ chức Trưởng phòng Nghiên cứu tại đây.
    P4 tức là viết tắt của “Pathogen 4” – ứng với cấp độ cao nhất trong virus học. Virus được xếp vào loại 4 khi nó có thể gây t.ử v.ong trên diện rộng cho con người mà cho đến nay chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị.
    Hiện nay Viện nghiên cứu này của TQ là nơi duy nhất đủ sức tạo ra một virus tầm cỡ Corona. Năm 2016, Viện nghiên cứu Vũ Hán đưa thông cáo đã tách được virus chủng corona từ chất thải của loài dơi. [5]
    Một cách kì lạ, vị trí của Viện nghiên cứu Virus học Vũ Hán trên google vừa bị dời đi vài cây số, đến nơi “đồng không mông quạnh”, cách xa Chợ Hải Sản Hoa Nam là nơi chính quyền công bố nguồn dịch. Nếu không tin, bạn hãy tự lên Google map kiểm tra! Không có tật tại sao người TQ lại giật mình?

    Một trong những công trình gần đây của Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán chính là “Nguồn gốc và tiến hoá của mầm bệnh virus chủng Corona”. Theo chú thích nhà nghiên cứu Shi ZL chính là Thạch Chính Lệ. Lưu ý rằng, Corona có nhiều chủng và chủng nCOV ở Vũ Hán là loại mới, nên thông tin trên vẫn không phải là chứng cứ tuyệt đối.
    Thế nhưng, còn rất nhiều những chỉ dấu khác!
    Thạch Chính Lệ là người có hiểu biết sâu sắc bậc nhất thế giới về virus chủng SARS, đặc biệt bà chính là người đặt nền móng cho việc phát hiện nguồn gốc virus SARS ở loài dơi năm 2010.
    Lúc đó Công trình “Dơi và Virus” của bà rất nổi tiếng, nêu rõ “Dơi là ổ dịch tự nhiên cho các mầm bệnh lây lan” [7]. Các công trình nghiên cứu sau đó của bà trong cùng một đề tài được trích dẫn rất nhiều.
    Bà đã bắt đầu nghiên cứu các tái tổ hợp protein và các trình tự bộ gen đặc biệt từ năm 2006, cũng với chủng SARS và loài dơi. Bà ta được công nhận là “người khám phá ra các virus chủng Corona giống SARS trên loài dơi” ở Website của Hiệp hội Virus học thế giới. [8]
    Không những thế, Thạch Chính Lệ đã tiên tri được sự bùng phát của dịch Corona!
    Thật vậy, tháng 3 năm 2019, trong nghiên cứu Bat Coronaviruses in China bà ta đã dự báo sự bùng phát dịch bệnh Corona từ dơi có thể đã đến rất gần [9]
    Trùng hợp nhất là, chỉ MỘT ngày trước khi TQ tuyên bố ca đầu tiên nhiễm bệnh Corona Vũ Hán ngày 12 tháng 12, thì ngày 11 tháng 12 Bà đã xuất bản một báo cáo khoa học chỉ rõ hướng đi tìm ra vaccine corona [10].
    Đây là một hành động bấn loạn khi chưa tìm ra vaccine mà virus đã bị rò rỉ ra ngoài không thể kiểm soát, buộc lòng phải chỉ hướng đi để các nhà virus học thế giới cùng vào cuộc?
    Bà đã viết trong báo cáo mới nhất của mình ngày 23 tháng 1 là đã có 198 ca lây nhiễm trong phòng thí nghiệm, trong đó 3 người t.ử v.ong [*]. Câu hỏi là 198 ca lây nhiễm này có thực sự chỉ được bắt đầu từ ngày bùng phát dịch bệnh một cách tự nhiên?
    Nên nhớ rằng phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Vũ Hán có cơ sở vật chất ngang với Mỹ, 198 ca lây nhiễm trong môi trường như vậy chỉ trong một thời gian ngắn là quá vô lý.. Điều này chỉ có thể giải thích là 198 ca lây nhiễm từ chính virus corona xuyên suốt 4 năm (2016-2019) người ta nghiên cứu nó!
    Mỹ có lẽ đã “đánh hơi” được điều gì đó thông qua mạng lưới tình báo sâu rộng của mình. Trước khi dịch bệnh Corona bùng phát tại Vũ Hán, Cơ quan giảm thiểu mối đe doạ Quốc phòng (Defense Threat Reduction Agency) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã tài trợ cho một nghiên cứu về Các kháng thể Phản ứng của Người và Dơi [11], cho chính Thạch Chính Lệ.
    Có lẽ việc tài trợ nghiên cứu chỉ là một bước đi thăm dò, ẩn trong đó là hoạt động tình báo và ngăn chặn việc phát triển vũ khí sinh học của người TQ?

    Giả thuyết của mình có thể dùng lí giải cho nhiều câu hỏi hiện tại về đại dịch này,
    Hoặc bài này cũng có thể kích thích trí tưởng tượng của các bạn! Xin được nhắc lại, đây là thuyết âm mưu, bạn có thể nghĩ mình nằm mơ ra cũng được, tin hay không tuỳ bạn!
    * Lưu ý một lần nữa là mình ủng hộ cho học sinh nghỉ học chờ xem tình hình dịch.
    NL