caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 7 juin 2014

BAN TIN CUA TCDV - BIEN KHAO CUA MINH DI - THU TAM DIEU LONG - KY 1.

Kính thưa qúy độc giả,
Một „modern“ mà các tác giả bây giờ hay thực hiện, là khắc cho mình một con dấu bằng tiếng Hán, rồi đóng lên trang trong sau khi ghi những lời thân tặng bằng mực đo đỏ, người không biết tiếng Hán thì „trầm trồ“ khen „triện“ của tác giả, còn người am tường chữ Nho thì sao?
TCDV may mắn được một nhà giáo thông thạo Hán Tự cộng tác từ trên 24 năm nay, đó là GS Minh Di, hiện sinh sống tại Châu Úc.
Hôm nay Anh Minh Di gởi đến Qúy vị một bài viết về việc xử dụng „triện son“, một mốt thời thượng mà chúng ta thường thấy các tác giả „đóng“ trên tác phẩm.
Bài viết khá dài, chúng tôi chia ra làm nhiều kỳ, như thường lệ, vị nào cần trọn bài, chúng tôi sẽ gởi đến hầu qúy vị.
Trân trọng,
Germany, 18.08.2011
Chủ Nhiệm TCDV,
Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn Ngữ Việt.
LÝ TRUNG TÍN
(Cho đăng lại lần thứ hai, ngày 05.6.2014)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
(chúng tôi vừa post kỳ 1, đã có nhiều độc giả yêu cầu Tòa Soạn gởi trọn bài, sau đây là thư của một trong các vị độc giả yêu thích VĂN HỌC - HỌC THUẬT…)
Kính  Ông,
Đọc được một phần bài viết về "Triện Son" tôi
thích quá. Xin Ông cảm phiền gởi cho tôi xin toàn bài .
Chân-thành cảm ơn và kính chúc Ông nhiều thành-công tốt đẹp hơn nữa trong công việc phục-vụ văn-hoá nghệ-thuật.
Trân trọng,
Tran Thế Khiem
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thư Tâm Điêu Long.
01 - 57 (61).
                                                                         &
Có gì để mà nói.
Có lần ghé chơi nhà người quen, trong câu chuyện lan man...... từ trời xuống đất, từ đất lên trời, chẳng ra đầu cua tai nheo gì hết, người quen đưa tôi coi 1 lá thư của 1 tay Bác sĩ nọ ở Brisbane gởi trước đó vài ba ngày. Nội dung lá thư chẳng có gì đáng nói, đáng nói là ở cuối thư, kèm theo chữ ký, là 1 dấu triện đỏ chói khắc tên người gởi bằng Hán tự theo thể Chân thư.
Tôi cười, nói với người quen:
- Tay này có biết chữ Hán đâu mà bày đặt khắc con dấu kiểu này!
Người quen cười:
- Thế là ông không biết gì cả, bây giờ là cái mốt đấy ông ạ, ông nào bà nào cũng có 1 con cả!
Quả thế thực, nhìn quanh, ông nào, bà nào rồi cũng làm 1 con dấu đỏ chói, cứ chực dịp là lôi ra  đóng lia và đóng lịa.
Dĩ nhiên, không chỉ những người biết chữ Hán mới được làm Dấu Triện chữ Hán, bất cứ ai cũng làm được. Có điều là trước khi tới chỗ làm con dấu mà phải đi kiếm từ điển Hán -Việt tra cho tỏ tên mình - mà đã chắc gì chữ mình tra đó rồi đích xác là chữ cha mẹ đặt cho vì rằng Hán tự có khá nhiều trường hợp 'đồng âm dị tứ’, hoặc nếu không thì cũng đi kiếm 1 người Việt Hoa nào đó để hỏi. Như vậy thì tội nghiệp quá!
Không như con dấu khắc chữ Việt, dấu triện của Trung Quốc không thuần là con dấu, mà còn là một nghệ thuật - mà nghệ thuật thì không phải bất cứ người nào cũng có thể thưởng thức, như...  giản dị đi đặt làm một Dấu Triện như tay bác sĩ hợm hĩnh học đòi văn nhã kể trên đây, cũng như nhiều kẻ khác nữa, đã làm!
Nghề chơi cũng lắm công phu, huống chi đây lại là 'nghề học'! Và như trưởng giả học làm Sang  có khi lại dễ, còn tự hồi nào tới giờ chưa từng vào vòng 'Chi, Hồ, Giả, Da’ bỗng đâu... nhảy vào mà mong người trong vòng nhìn mình như một kẻ đã từng ở chốn này thì có khác chi là đang mơ 1 giấc mơ của Nam Hoa Chân Nhân:
                                                          'Mộng chi trung hựu chiêm kì mộng'.    
Hơn nữa, mỗi Nghệ thuật có một số đòi hỏi riêng của nó, nghệ thuật Triện Khắc đòi hỏi phải có một trình độ hiểu biết nhất định nào đó về Văn tự học Trung Quốc, nhất là văn tự Cổ, thứ văn tự thường được khắc trên dấu Ấn, 1 Chuyện mà không phải bất cứ ai, bất cứ người nào cũng có thể bỗng đâu học được trong 1 sớm 1 chiều.
Ở đất 'Vu xứ’ này bỗng đâu nảy ra những kẻ vốn liếng vốn chẳng có bao nhiêu, đi lượm đầu này 1 mớ, đi lặt đầu kia 1 mớ, để rồi ba hoa, khoác lác giảng giải chữ Hán loạn cào cào! Chẳng qua cũng vì háo danh, háo danh có ngày rồi bị người vạch mặt, cuối cùng chữ Danh đâu chẳng thấy chỉ thấy 1 chữ Nhục.   
Và rồi:
           Khải tự chẳng biết Khải,
           Tần triện chẳng biết Tần.
           Hành Thảo, cũng mù tịt,
           Ấn chương mỗi khoe đần.
Kém Văn vẻ mà lại ưa ra vẻ Văn! Thói thường là thế!
Nhân đó mà tôi nói chuyện Ấn chương, Triện khắc.
                                                                           &
 
(KỲ 1)
 
[I]. Lược sử. Danh xưng.
Việc sử dụng Ấn Chương - Việt ngữ, như đã biết, gọi là Con Dấu - có 1 lịch sử khá lâu dài.
Căn cứ 1 số ghi chép vụn vặt rải rác trong thư tịch cổ thì người Trung Hoa đã sử dụng Con Dấu trong sinh hoạt xã hội từ các thời Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn - nghĩa là trước đây khoảng 5, 6 ngàn năm.
Sách 'Xuân Thu Vận Đẩu Khú chép:
- 'Hoàng Đế đắc Long đồ, trung hữu Tỉ chương, văn viết 'Thiên Hoàng Phù Tị
                                                               /  Xuân Thu Vận Đẩu Khụ 117  /.
- 'Hoàng đế được Long đồ, bên trong có Con dấu khắc (mấy) chữ 'Thiên Hoàng Phù Tị
 
Trước đó, ở đoạn 09, Sách dẫn trên đã nói Đế Thuấn đi tuần du phía Đông, đến Hoàng hà, được 1 cái hộp dài 3 thước, rộng 8 tấc, cao 1 tấc 4 phân trong có 1 Con Dấu vuông, mỗi bề 3 tấc, dầy 4 phân, khắc 'điểu văn', khắc 5 chữ 'Thiên Hoàng Đế Phù Ti.‘
Minh Di án.
Điểu Văn là 1 thể Triện tự cổ. Vì tự dạng của chữ như những 'dấu chân chim' trên đất do đó mà được gọi là 'Điểu Văn', cũng còn gọi là 'Điểu Triện'.
 
Sách 'Xuân Thu Hợp Thành Đô’ chép:
- 'Nghiêu tọa chu trung, dữ Thái úy Thuấn lâm quan, phụng hoàng phụ đồ thu. Nghiêu. Đồ dĩ xích ngọc vi hạp, trường tam xích, quảng bát thốn, hậu ngũ thốn, hoàng ngọc kiểm, bạch ngọc thằng phong lưỡng đoan, kỳ chương viết 'Thiên Xích Đế Phù Tí ngũ tứ.
                                                                                     /  Xuân Thu Hợp Thành Đồ. 13  /.
- 'Đế Nghiêu ở trong thuyền cùng với Thái úy Thuấn ngắm cảnh thì có chim phụng hoàng mang Hà Đồ giao cho Đế Nghiêu. Hà đồ để trong hộp ngọc đỏ, dài 3 thước, rộng 8 tấc, dầy 5 tấc, hộp có khóa bằng ngọc vàng, dây ngọc trắng khóa 2 đầu, trên khắc 5 chữ 'Thiên Xích Đế Phù Tị
 
2 tác phẩm dẫn trên đây là 2 bộ 'Vĩ thứ do người thời Hán (206 tr. Cn. - 220) soạn, phần lớn có tính cách phụ hội, thêm mắm dặm muối, không mấy khả tín.
Minh Di án.
Vĩ Thư là danh xưng chỉ chung những sách viết ra nhằm giảng rộng nghĩa Kinh, chủ yếu căn cứ Kinh nghĩa Nho gia, do người đời Hán soạn nhưng đã thác danh Khổng Tử. Nội dung Vĩ thư đều có tính chất thêm thắt, luận cát/hung, họa/phúc, dự đoán những Thời trị/loạn, hưng/phế.... trong phạm vi nhân sự, đa số là những luận đàm quái đản vô căn cứ.
Danh xưng 'Ví là nhằm đối với danh xưng Kinh - như những sợi dệt dọc (Kinh) giao với những sợi dệt ngang (Vĩ) trên 1 tấm vải.
Thời Hán có 7 tác phẩm được liệt loại Kinh: Dịch. Thự Thị Lễ. Nhạc. Xuân Thụ Hiếu, cho nên Vĩ thư cũng có 'Thất Ví - mỗi Vĩ lại phân nhiều Tập, mỗi Tập có một danh xưng khác Vì lượng các Tập khá nhiều không tiện liệt kê hết ra đây, tôi chỉ nêu tổng số Tập của mỗi Vĩ như sau:
Dịch vĩ 28 Tập.
Thư vĩ 29 Tập.
Thi vĩ 04 Tập.
Lễ vĩ 04 Tập.
Nhạc vĩ 04 Tập.
Xuân Thu vĩ 29 Tập.
Hiếu vĩ 15 Tập.
Tổng cộng 'Thất Ví gồm 113 Tập.
Trải từ cuối triều Tây Hán (206 tr. Cn. - 08 Cn.) đến thời Đông Hán (25 - 220), rồi tiếp theo đến Tây Tấn (265 -317) và suốt 1 đời Đông Tấn (317 - 420) việc nghiên cứu Vĩ thư cực thịnh! Nhưng tếp đó tới triều Lưu Tống (420 - 479), Nam Bắc triều (420 - 589) thì Vĩ thư bị cấm triệt để, và để ít lâu sau đó dưới triều Tùy Dạng đế (569 - 618; tại vị: 604 - 618), lệnh Cấm được xả, để Vĩ học trở lại hưng thịnh hơn bao giờ hết! Tùy Dạng đế truyền lệnh Sưu tập lại những Vĩ thư đã tản lạc trong thời kì cấm. Vào thời này, môn nghiên cứu Vĩ thư được gọi là 'Nội học'.
Hơn nữa, những khai quật khảo cổ thời cận đại đã kiếm được trong những ngôi mô. Thương triều rất nhiều vật dụng bằng đồng tinh xảo bên cạnh 1 số vật dụng trong sinh hoạt thường ngày khác nhưng không thấy một cái Ấn nào. Và ngoài ra, trên Giáp cốt văn cũng như Kim thạch văn cũng không thấy danh xưng 'Ấn'. 
 
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một vài Sử liệu khả tín về lai lịch của Ấn Chương:
Sách 'Tả Truyện' chép:
- 'Hạ, tứ nguyệt.
Táng Sở Khang vương. Công cập Trần hầu, Trịnh bá, Hứa nam tống táng......
Công hoàn cập Phương Thành, Quí Vũ tử thu? Biện, sử Công Dã vấn tỉ thư truy nhi dữ chi viết:
- Văn thu? Biện giả tương bạn, thần súy đồ dĩ thảo chi, kí đắc chi hĩ, cảm cáó.
                                                         /  Tả Truyện. Tương công 29 niên  /.
- 'Mùa Hạ, tháng tự
Chôn Sở Khang vương. (Lỗ Tương) công cùng vua các nước Trần, Trịnh, Hứa đến dự tang......
Lúc Tương công trở về, đến Phương Thành, thì bấy giờ Quí Vũ tử vừa chiếm xong ấp Biện và sai Công Dã tới vấn an Lỗ Tương công (đồng thời) hỏi giấy tờ có dấu Ấn của Tương công, xin được giữ ấp này, nói là:
- Nghe quan trấn thủ ấp Biện định làm phản thần đưa quân đi đánh dẹp, bây giờ dẹp xong được thần mới dám trình bệ há.
 
Sách 'Lữ Thị Xuân Thú viết:
'Cổ chi Quân dân giả, nhân nghĩa dĩ trị chi, ái lợi dĩ an chi, trung tín dĩ đạo chi, vụ trừ kì tai, tư trí kì phúc. Cố dân chi ư thượng dã, nhược Tỉ chi ư đồ dã, ức chi dĩ phương tắc phương, ức chi dĩ viên tắc viên'.
                   /  Lữ Thị Xuân Thụ Qu. XIX. Li Tục Lãm đệ 7. Thích uy  /.
- 'Tương quan giữa Vua và dân thời cổ vua lấy nhân nghĩa để trị dân, lấy sự thương yêu, lợi ích để an lòng dân, lấy sự trung tín để hướng dẫn dân, (tóm lại) việc trị dân rồi nhằm trừ tai nạn, và đem lại hạnh phúc cho dân - Cho nên dân đối vua cũng như Dấu ấn đóng lên mặt bùn, con Dấu vuông thì dấu đóng cũng vuông, con dấu tròn thì dấu đóng cũng tròn'.
 
Và như vậy, căn cứ những tác phẩm khả tín trên đây có thể suy định là 'Ấn chương' đã xuất hiện vào khoảng giữa thời Xuân Thu (770 - 403 tr. Cn).
Vào buổi đầu, sau khi lật đô? Thương triều Chu triều áp dụng 1 chế độ gọi là Phong Kiến, phong đất đai cho người trong gia đình, trong giòng họ, tóm lại là những người cùng huyết thống và cả những người có công trạng lớn lao, để kiến lập Quốc gia! Đất phong cho Chư hầu gọi là Ấp. Và vua chư hầu có lúc còn được thiên tư? Chu triều cho giữ 1 chức quan cao cấp nào đó tại triều. Bổn phận của Chư hầu ngoài việc định kì nạp Cống Thiên tử còn phải đưa quân bảo vê. Thiên tử lúc nguy cấp.
Cũng vậy, trong lãnh thổ chư hầu, những chức vụ quan trọng trong Chính quyền cũng được giao cho những người cùng huyết thống, người khác họ không được can dự chính sự.
Tóm lại là, từ Trung ương xuống các nước Chư hầu những quyền lực Chính trị, Quân sự, Kinh tế đều nằm trong tay gia tộc của quốc quân, và chức này thế tập, nghĩa là cha truyền con nối.
Trong một tình thế như vừa kể, quyền hành trong gia tộc từ trên truyền xuống không cần phải có 1 bằng chứng nào hết, chỉ bằng vào lời nói mà thôi.  
Cho tới khi Chu triều suy vi, thường bi. Tây Nhung uy hiếp, Chu Bình vương đã phải dời Kinh đô qua Lạc Ấp, về phía Đông của Cảo Kinh, vào năm 770 trước Cn. thì tình thế rồi có khác! Đây là thời kỳ Sử học gọi là Đông Chu (770 - 256 tr. Cn.)- đồng thời cũng là khởi điểm của Thời gọi là Xuân Thu (770 - 403 tr. Cn.).
Sau khi dời Đô qua mặt Đông thì Chu triều suy dần, các Chư hầu thừa cơ thoát ly ảnh hưởng, và Trung ương cũng không đủ lực để chế tài - để cuối cùng những Chư hầu lớn bành trướng thế lực để tạo thành 1 quĩ đạo ảnh hưởng, trong đó là những quốc gia nhỏ yếu chung quanh! Sử học gia gọi đây là những bậc Bá vương. Những Bá vương đáng kể hơn hết dưới thời Xuân Thu có:
++ Tề Hoàn công (? - 643 tr. Cn., tại vị: 685 - 643).
++ Tấn Văn công (697 - 628 tr.Cn., tại vị: 636 - 628).
++ Tần Mục công (? - 621 tr. Cn., tại vị: 659 - 621).
++ Tống Tương công (? - 637 tr. Cn., tại vị: 650 - 637).
++ Sở Trang vương (? - 591 tr. Cn., tại vị: 613 - 591).
 
Xã hội cũng có những thay đổi quan trọng trong nhiều lãnh vực - như việc Sản xuất gia tăng, và quyền tư hữu thổ địa đã bắt đầu, qua việc mua bán đất đai xuất hiện, từ sự kiện nói trên gia đình rồi nghiễm nhiên trở thành đơn vị kinh tế cơ bản, trước đây vốn đặt trên nền tảng Tông tộc.
Chế đô. Chính trị, cho tới đây dựa trên nền tảng tông pháp, từ sự thay đổi này, cũng đã có những thay đổi tương ứng. Cũng vậy, nội bộ các Nước Chư hầu cũng không tránh khỏi những biến, hóa  tương tự. Giai cấp Cai tri. Thế tập suy thoái thì ở hạ tầng xã hội giai cấp Sĩ và bình dân đi lên để thành giai cấp quí tộc mới. 2 giai cấp này được tham gia Chính quyền không phải do có quan hệ huyết thống với Quốc quân, mà, hoặc do có công trạng về Quân sự, hoặc được tiến cử! Ngoài ra về phương diện chính trị chức vụ của những nhân sự vừa kể không có tính chất thế tập, họ có thể bị bãi chức, hoặc điều động bất cứ lúc nào. Tiếp đến là về phương diện kinh tế, cũng vì không có lãnh địa, cho nên là, họ không có được những thu nhập từ sự nạp Cống, thâu thuế, lợi tức của họ chỉ nhờ vào bổng lộc quốc gia. Từ sự kiện này mà hình thành chế độ quan liêu đương thời.
Từ sự biến mất của chế độ 'Phân phong' cho những người trong giòng họ mà Quốc quân đã dần đi đến việc thu hết các Quyền lực Chính trị, Quân sự, Kinh tế trong tay, để từ đây mà hình thành cơ cấu Trung ương tập quyền. Trong một tình thế như vậy, mỗi khi giao quyền chính trị, quân sự cho các quan chức, quốc quân cần có một tín vật để làm bằng chứng cho việc giao quyền này và đương thời, về mặt Quân sự, tín vật này là cái 'Hổ phú, về mặt Chính trị là cái Ấn. Lúc bấy giờ quốc quân bổ nhiệm quan lại thì giao cho cái Ấn để làm bằng, khi bãi nhiệm thì thu hồi Ấn. Còn quan lại từ chức thì cũng phải giao trả lại Ấn cho triều đình. Nói 'treo Ấn từ quan' là do đó!
Vào buổi đầu, cái Ấn là 1 bằng chứng về Quyền lực, nhưng rồi, với sự phát triển Kinh tế, liên hệ trong Xã hội ngày càng gia tăng, phức tạp hơn, thì việc sử dụng Ấn như là 1 'bằng chứng' trong các hình thức giao dịch rồi lan ra chốn dân gian, nhất là trong giới buôn bán. Đây là Tư ấn, tức Ấn của tư nhân.
Cũng vào buổi đầu, Ấn cũng được gọi là Tỉ, cho đến sau khi Tần triều diệt Sáu nước, nhất thống thiên hạ, Tần Thủy hoàng (259 - 210 tr. Cn., tại vị:246 - 210) qui định chỉ mỗi Ấn của hoàng đế mới được gọi là Tỉ, Ấn của quan lại, tư nhân đều gọi chung là Ấn, hoặc Chương.
Từ sau thời Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn.) thì Tư ấn ngày càng nhiều, những khai quật Khảo cổ đã cho thấy điều này.
Về danh xưng 'Tí thì đời Đường (618 - 907), Võ Tắc Thiên (624 - 705; tại vị: 690 - 705) vì thấy chữ Tỉ đồng âm với chữ Tử (chết), không thích, cho nên đã đổi gọi là 'Bảó.
Sau nữa, Đường Trung tông (656 - 710; tại vị: 683 - 684 và 705 - 710) đã lấy lại chữ Tỉ. Tiếp đó Đường Huyền tông (685 - 762; tại vị: 712 - 756) vào năm thứ 6 Niên hiệu Thiên Bảo (713 - 741) lại dùng trở lại chữ Bảo. (Tham khảo 'Tân Đường Thứ. Qu. XXIV. Xa phục). Năm này là 718.
Các triều Minh (1368 - 1644), Thanh (1644 - 1911) sau đó kiêm dụng 2 chữ Tỉ và Bảo.
Bộ 'Tân Đường Thứ còn cho biết dưới thời Đường hoàng đế có tất cả 08 loại Tỉ, mỗi loại dùng cho 1 việc:
(1). Thần Tỉ.
Dùng để trấn quốc, cất trong kho không dùng tới.
(2). Thụ mệnh Tỉ.
Dùng trong đại lễ phong thiền (đại lễ tức vị) để lễ thần.
(3). Hoàng đế Hành Tỉ.
Dùng trong các văn thư trả lời các bậc Vương, Công.
(4). Hoàng đế chi Tỉ.
Dùng trong các văn thư ủy lạo các bậc Vương, Công.
(5). Hoàng đế Tín Tỉ.
Dùng trong các văn thư triệu các bậc Vương, Công.
(6). Thiên tư? Hành Tỉ.
Dùng trong các văn thư trả lời các quốc gia chung quanh (Tứ di).
(7). Thiên tử chi Tỉ.
Dùng trong các văn thư ủy lạo các quốc gia chung quanh.
(8). Thiên tư? Tín Tỉ.
Dùng trong các văn thư trưng triệu quân binh các quốc gia chung quanh.
Ngoài 08 loại Tỉ trên đây bộ 'Tân Đường Thứ còn đề cập 1 loại gọi là 'Truyền Quốc Tí nhưng không thấy nói để dùng trong việc gì.
Truyền Quốc Tỉ còn gọi là 'Thụ Mệnh Tí, thời cổ hoàng đế tự nhận lá thụ mệnh' (nhận mệnh) từ Trời để trị dân, do đó mà gọi là Thụ Mệnh Tỉ. Về loại Ấn này, có thuyết cho rằng đã khởi đầu từ Tần Thủy hoàng, do Lý Tư (? - 208 tr. Cn.) viết chữ Triện, Tôn Thọ (? - ?) khắc Ấn, Văn khắc 8 chữ: 'Thụ mệnh ư Thiên, kí thọ vĩnh xương' ('Nhận mệnh từ trời, thọ lại thịnh mãí); và theo qui chế Tần triều, ngoài Truyền Quốc Tỉ, hoàng đế còn 6 loại Ấn khác, và như đã nói, khác đây là khác về phương diện văn từ khắc trên mặt Ấn.
Sau đó, tùy triều đại mà số Ấn có khác, chẳng hạn vào đầu Minh triều có 17 loại Ấn, sau đó vào năm thứ 18 Niên hiệu Gia Tĩnh (1522 - 1566), là năm 1539, thì làm thêm 7 loại Ấn, kể trước sau là 24 loại Ấn. (Tham khảo Minh Sử. Qu. LXVIII. Chí đệ 44. Dư phục 4).
 
Thời cổ, các dấu ấn được gọi chung là Tỉ Ấn, Ấn Chương, nhưng nếu nói riêng từng trường hợp thì Ấn có khá nhiều danh xưng, như:
++ Ấn. Chương. Ấn tín (hay Tín ấn). Tín. Ký. Phù. Khế. Đồ chương. Đồ thự... 
Ngày nay tất cả được gọi qua danh xưng chung là Ấn chương.
Danh xưng Ấn xuất hiện sớm nhất là vào Tần triều (221 - 206 tr. Cn.) và tên gọi Chương là vào thời Hán (206 tr. Cn. - 220).
Còn về các danh xưng khác:
Danh xưng Ấn tín xuất hiện trong khoảng cuối triều Tây Hán (206 tr. Cn. - 08 Cn.) và Tân triều của Vương Mãng (45 tr. Cn. - 23; tại vị: 08 - 23).
 
Các danh xưng 'Tín, Ki, dưới triều Đông Hán (25 - 220) là các danh xưng rất phổ biến, có điều bấy giờ không đơn xưng là Ký mà gọi Bạch Ký. Thời Đường gọi là Chu Ký, tới triều Triệu Tống mới gọi gọn lại là Ký.
Bộ 'Tống Sứ chép:
- 'Giám Ti, Châu, Huyện trưởng quan viết Ấn, liêu thuộc viết Kỵ
                             /  Tống Sử. Qu. CLIV. Dư phục chí đệ 107  /.
- 'Ấn của các trưởng quan của các Ty, các Châu, huyện gọi là Ấn, của các cấp dưới gọi là Kỵ
Về danh xưng Tín thì ở thời Hán được ghép chung với các chữ Tỉ, Ấn, như 'Tín Tí, 'Tín Ấn', và 'Ấn Tín'! Tới cuối đời Minh, Lý Tự Thành (1606 - 1645), vì thân phụ tên là 'Lý Ấn Giá cho nên trong các Ấn chương của mình đã chỉ khắc gọn là Tín, hoặc dùng một số danh xưng khác nữa là Phù hoặc Khế. Và vì Ấn văn có sắc đỏ cho nên sau đó Ấn còn được gọi là Chu Ký.
Ngoài ra còn có những loại ấn chỉ để dùng cho những việc nhất định nào đó, chẳng hạn:
+ Tiết Tỉ là loại Ấn dùng trong thương nghiệp. Thời cổ, giới doanh thương muốn qua lại, ra vào các cửa quan buôn bán hay xuất, nhập hàng hóa thì phải có loại ấn này đóng dấu cho phép.
Sách 'Chu Lễ ’ chép:
- 'Phàm thông hóa hối dĩ Tiết Tỉ xuất nhập chí. 
                           /  Chu Lễ. Địa quan. Tư đồ - Hạ. Tư thị  /.
- 'Tất cả hàng hóa qua lại thì dùng Tiết Tỉ để xuất nhập'.
Trịnh Huyền (127 - 200), Kinh học gia trứ danh thời Đông Hán chú giải 2 chữ Tiết Tỉ, viết:
- 'Tiết Tỉ, Ấn Chương, như kim Đấu Kiểm Phong nhĩ, sử nhân chấp chi dĩ thông thương! Dĩ xuất hóa hối giả, vương chi Tư thị dã, dĩ nội hóa hối giả, bang quốc chi Tư thị dá.
- 'Tiết Tỉ, tức Con dấu, như dấu Đấu Kiểm Phong hiện nay, cho phép người có dấu Ấn này được qua lại giao dịch, buôn bán! Hàng hóa đem ra ngoài (bán) thì thuộc quyền hạn quan Tư Thị của bậc vương, hàng hóa nhập từ ngoài vào thuộc quyền hạn quan Tư Thị quốc giá.
Ở một đoạn sau nữa, sách dẫn trên chép:
- 'Môn quan dụng Phù tiết, hóa hối dụng Tiết Tỉ, đạo lộ dụng Tinh tiết'.
                    /  Sd. Địa quan. Tư đồ - Hạ. Chưởng tiết  /.
- 'Qua cửa quan dùng Phù tiết, (vận chuyển) hàng hóa dùng Tiết tỉ, đường lộ dùng Tinh tiết'.
+ Quan Phòng là loại Ấn xuất hiện vào buổi đầu Minh triều. Nhằm đề phòng quan chức các Bộ và ở các Ti Bố Chánh dành những tờ giấy trắng đã được đóng dấu Ấn sẵn để làm điều bất pháp Minh Thái tổ (1328 - 1398; tại vị: 1368 - 1398) đã cho chế tạo cái Ấn thành 2 mảnh - nửa mảnh do cấp trên giữ, nửa mảnh do cấp dưới giữ. Đóng dấu phải có cả 2 mảnh ráp lại mới có giá trị.
Ấn này hình chữ nhật, chế bằng đồng hoặc bằng ngà, mặt ấn khắc 2 chữ Quan Phòng - lấy ý từ câu 'quan phòng nghiêm mật' (đề phòng nghiêm mật).
Trên đây là những danh xưng tổng quát căn cứ công dụng của Ấn trong 1 số việc gì đó.
Ngoài ra Ấn còn 1 số tên gọi khác căn cứ ngoại hình, thể thức chế tác, nội dung Ấn văn...
+ Theo ngoại hình, có Đấu ấn (như cái Đấu).
+ Theo thể thức chế tác có Điều Thoát ấn, khắc trên những vật trang sức, như vòng đeo tay - và chuông đeo tay..., có Tử Mẫu ấn, hay Thái Cực ấn, Tháo ấn - Ấn này ở giữa là 1 cái hộc gọi là Mẫu ấn (Ấn mẹ) đựng những Ấn nhỏ gọi là Tử ấn (Ấn con). 1 Mẫu có thể có 1, 2, 3... Tử ấn.
+ Theo nội dung Ấn văn, có Cát ngữ ấn, Thành ngữ ấn, khắc những câu tốt lành, hay đẹp..... và Giám thưởng ấn khắc lời bình Thư, Họa, Trai quán ấn, còn gọi Trai Đường Quán Các ấn, hay Hiên Trai ấn, là Ấn khắc tên thư phòng, thư viện, Họa ấn, hoặc Đồ Tượng ấn, Tiếu Hình ấn là Ấn khắc hình nhân vật, điểu thú, xe ngựa, cung đình........ tương đối thường thấy trong khoảng từ thời Đông Chu (770 - 256 tr. Cn.) đến các triều Hán, Ngụy (220 - 265).            
                                                                           &                                                                              
[II]. Hình thức. Chất liệu. Kích thước.
(1). Hình thức.
Hình thức ở đây bao gồm hình thể toàn thể của Ấn và hình dạng mặt Ấn, tức phần mặt phẳng để khắc Danh, Tự......
Trước hết, nhìn chung, Ấn có Thể hình khối, và khối này được điêu, khắc thành nhiều dạng thức khác nhau, giản dị nhất là những dạng hình học, như khối vuông, khối chữ nhật, khối ống...... và phức tạp nữa là những hình thể sự vật, như trái bầu, cái chuông, tảng đá..... Nhưng phức tạp đến đâu mặc lòng luôn luôn phải chừa ít nhất 1 mặt phẳng.
Nhìn chung, Ấn phân 3 phần:
1/. Phần tay cầm.
Phần này, vị trí ở trên cùng của Ấn, đơn giản có thể là 1 cái khoen tròn, hoặc bán nguyệt, có thể là 1 cái núm tròn, hoặc vuông, hoặc bất cứ dạng thức nào, tùy ý thích cá nhân, như mẫu Tứ Linh long, lân, qui, phụng...... không có định lệ, miễn sao tiện để nắm, cầm khi đóng dấu Ấn.
Và cũng cần nói thêm ở đây là phần tay cầm hình Rùa đã được khai sáng trong lãnh vực chế tác Ấn tư nhân (Tư ấn) thời Tần.
2/. Thân Ấn.
Thân Ấn là khoản để khắc thi văn, châm ngôn, hoặc khắc tranh, khắc năm tháng khắc Ấn..., hay tất cả những thứ trên.
Phần thân Ấn được dùng để khắc thi văn, tranh vẽ, ghi năm tháng..... được gọi là Trắc khoản, và thông thường Trắc khoản nằm ở bên Trái của Ấn văn. Các phần của thân Ấn được dùng để khắc những chi tiết vừa kể được gọi chung là Ấn khoản và tùy vị trí của Ấn khoản mà danh xưng cũng khác đi. Tôi sẽ nói thêm về các 'Khoản' này ở 1 phần riêng. 
3/. Mặt bằng Ấn.
Không như nhiều người vẫn nghĩ, Ấn chỉ có một mặt bằng để khắc Danh, Tự hay chức vụ...... mà Ấn có thể có 2, 3 hoặc 4, 5 hay 6 mặt bằng ở loại Ấn là 1 khối vuông. Loại Ấn có nhiều mặt này được gọi dưới 1 danh xưng chung là 'Đa diện Ấn'.
Khối vuông có 6 mặt, mặt dưới và 4 mặt bên khắc chữ, mặt trên là vị trí phần tay cầm - nếu như phần tay cầm này là 1 khối vuông thì mặt trên có thể khắc chữ để thành mặt Ấn thứ 6.
Gọi riêng rẽ thì tùy số mặt Ấn mà gọi 'Lưỡng diện Ấn', 'Tam diện Ấn', 'Ngũ diện Ấn'....., tức Ấn 2 mặt, Ấn 3 mặt, Ấn 5 mặt,.....
Đa diện Ấn là loại Tư ấn. Từ thời cổ, trong lãnh vực hành chánh không có lệ quan chức sử dụng Đa diện Ấn.
Phần rìa mép mặt Ấn có thể được chạm đường viền, hoặc để tròn, và đường viền này có thể rộng có thể hẹp, và rộng hay hẹp đều phải tương xứng với diện tích toàn thể của mặt Ấn để tạo một vẻ hài hòa, mỹ quan.
Ngoài nữa, người ta còn khắc những đường nét phân chia mặt Ấn thành những khoảng đều nhau gọi là 'Giới cách'. Vấn đề này sẽ được nói rõ hơn ở 1 đoạn sau.
Trở lại vấn đề hình thức của Ấn.       
Có điều là khi nói hình thức thì điều này thường là nhằm chỉ hình dạng của mặt Ấn, và dạng của mặt Ấn phổ biến hơn hết là vuông, những dạng chữ nhật, tròn và bầu dục tuy cũng có nhưng vẫn kém xa dạng vuông.
Quan Ấn nhìn chung có mặt Ấn vuông! Thời cổ từ các triều Tần, Hán trở về sau đại khái đây là hình thức chính thức trong lãnh vực Hành chánh
Tư ấn Tần triều đa số có hình thức chữ nhật. Bên cạnh đó, 2 dạng thức Ấn tròn và bầu dục cũng được tư nhân ưa chuộng.
                                                                           &
 


__._,_.___



Envoyé par : "TAPCHIDANVAN" <tapchidanvan.80@gmail.com>

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire