Lần này Minh Di bàn về Cổ Sử, tất cả có 5 bài.
Tôi đã lưu lại trong Mediafire, quý anh chị khi mang về máy đọc và lưu lại rất gọn.
Bài thứ 1, tôi cố gắng post tại đây,
Cám ơn anh Lý Trung Tín đã chuyển những tài liệu quý báu này.
Caroline Thanh Hương
Đọc lại bài đã post
Lý Trung Tín giới thiệu những bài phê bình văn học của Minh Di, tất cả 5 tài liệu.
Bài mới
Minh Di phê bình Trần Gia Phụng
Minh Di trả lời ông Nguyễn Thiên Thụ
Minh Di và cuốn tự điển của bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh
Minh Di và chuyện Tề Thiên
Minh Di và Học Giả, Kinh Dịch
Kính thưa quí Độc giả các Diễn Đàn,
Từ trên 24 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc
phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch
sai” sẽ di hại các thế hệ sau.
Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn
trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có óc
cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm...
Hôm nay,
một điều thú vị, người phê bình và người bị phê bình đều là
nhà giáo trước 1975 tại miền Nam.
Để
các Diễn đàn đăng được trọn vẹn, nên TCDV chia ra thành 2 kỳ.
Như thường lệ, quý vị nào cần ngay cả
bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu Quý vị.
Trân trọng,
Germany, 08.09.2008 (lần 1), lần 2 (ngày
03.10.2014) theo yêu cầu
của nhiều độc giả.
-
Điều Hợp
Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
- Chủ
Nhiệm TCDV,
Lý
Trung Tín
Trả lời
chung: Sau khi đăng tải bài "Nói chuyện Cổ Sử" kỳ 1, nhiều vị đã mail
cho TCDV xin trọn bài và yêu cầu cho một ít thông tin về anh Minh Di và anh
Trần Gia Phụng.
-
Anh Minh Di cư trú tại Châu Úc, cộng tác viên thường trực
của TCDV từ trên 24 năm qua, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Saigon, niên kỷ chưa tới
70 tuổi, thông thạo Hán Văn, hiện Anh đang biên soạn các bộ Sách về Cổ Sử VN.
-
Anh Trần Gia Phụng định cư tại Canada, tốt nghiệp Đại Học
Sư Phạm Huế, dạy Sử trước 1975, có người đã xưng tụng Anh là “Sử Gia...”
TCDV sẵn
sàng đăng tải các điều "phản bác" của anh Trần Gia Phụng về loạt bài
phê bình này.
Germany,
10.09.2008
Lý Trung
Tín
-----------------------------------------------------------------
Nói Chuyện Cổ Sử.
01 -
19 (21).
Mới
hôm qua đây tình cờ đọc được bài 'Hai Bà Trưng Khởi Nghĩa’ của ông Trần Gia
Phụng, ở Canada, trên 'Calitoday.com'.
Là
một bài viết về Cổ sử nhưng chừng như ông Trần Gia Phụng không rõ lắm về Cổ sử,
ở đây là kiến thức về Cổ sử học Trung
Hoa. Nói rõ hơn nữa, là ông Trần Gia Phụng không rành chữ Hán để có thể tham
khảo trực tiếp, tận nguồn, những Sử liệu Trung Hoa viết về 1 thời kỳ trong Cổ
sử Việt Nam, và viết một bài cho phong phú hơn, nhất là chính xác hơn!
*
(KỲ 1)
Những
cái SAI trong bài viết kể trên của ông Trần Gia Phụng đại khái gồm mấy phương
diện:
(1).
Viết tên Nhân danh, Địa danh Lịch sử sai.
(2).
Không rõ Cổ sử Trung Hoa.
(3).
Trích dẫn nguyên tác sai, và thiếu, đôi khi dư ra nữa.
(4).
Tự thuật sai Sự kiện liên quan nhân vật Lịch sử.
-
Nếu tóm lại thì, những cái sai thuộc 4 phương diện kể trên khởi đi từ việc ông
Trần Gia Phụng không thông Hán văn!
Tôi
lần lượt kê những cái sai trong mấy phương diện kể trên đây.
Nhưng,
cũng cần nói rõ ở đây là đôi lúc những cái sai của ông Trần Gia Phụng ở 2
phương diện khác nhau lại nằm cùng trong 1 đoạn, do đó, nếu tách ra, đặt cái
sai nào vào chỗ của cái sai đó thì sẽ khó theo dõi. Trường hợp này tôi cứ theo
đoạn văn của ông Trần Gia Phụng mà phê bình.
(1).
Viết sai Nhân danh và Địa danh.
Thủ
phủ của nước Nam Việt ông Trần Gia Phụng ghi là 'Phiên Ngung'.
Nếu
tra Từ điển Trung Hoa thì sẽ thấy chữ 'PHIÊN' ở đây phải đọc là 'PHAN'.
Chữ
'Ngung' còn âm đọc nữa là 'Ngu’, tên thành do đó cũng gọi là Phan Ngu.
Tóm
lại, chỉ có Phan Ngu, hoặc Phan Ngung, mà không có Phiên Ngung.
Từ
điển 'Từ Nguyên' thiết âm chữ này ở mục thiết âm thứ 5 như sau:
-
'5. Phổ + Quan thiết, Bình, Hoàn vận'.
-
'5. Thiết âm là Phổ + Quan, Bình thanh, vận của chữ Hoàn'.
Trước
đó hơn 1,000 năm học giả Nhan Sư Cổ (581 - 645) đời Đường chú thích bộ 'Hán
Thư’ đã chú âm chữ 'Phiên' này là 'Phổ an phiên'. - nghĩa là: 'Phiên thiết là
Phổ + An'.
(Tham
khảo Hán Thự Qu. XCV (Qu. 95). Tây nam di, Lưỡng Việt, Triều Tiên truyện).
Tên
gọi Phan Ngu ghép từ tên của 2 ngọn núi trong địa hạt là Phan sơn và Ngu sơn.
Theo
truyền thuyết sau khi chết Triệu Đà được táng ở Ngu sơn.
(Tham
khảo Quảng Đông Tân Ngữ. Qu. XIX (Qu. 19). Phần Ngữ. Triệu Đà mộ).
Thành
Phan Ngu ở sát bên vịnh Quảng Đông, vị trí ở Kinh độ 113o 10' và Vĩ độ 23o 04'.
Phan
Ngu sau thời Triệu Đà hơn 1,000 năm là Thủ đô của vương triều Nam Hán (917 -
971), là vương triều đã đưa quân qua đánh Giao Chỉ và bị Ngô Quyền phá tan trên
Sông Bạch Đằng vào đầu mùa Đông (tháng 10 Âm lịch) năm Mậu Tuất, tức năm 938.
Hiện
nay Phan Ngu là 1 huyện của tỉnh Quảng Đông, Thủ phủ Quảng Châu đặt tại huyện
này.
Từ
trước tới nay các sách Việt ngữ đều theo nhau ghi sai là Phiên Ngung. Tới lúc
cần điều chỉnh lại cho đúng là Phan Ngu (hoặc Phan Ngung).
(2).
Sai về Cổ sử Trung Hoa.
Việc
Trần Gia Phụng bất thông cổ sử Trung Hoa thì chẳng có gì đáng trách - có trách
chăng là ở chỗ ông bất thông những đoạn sử cũng như nhân vật lịch sử Trung Hoa
liên quan Việt Nam.
1). Ông Trần Gia Phụng viết:
-
'Năm canh ngọ (111 TCN), Hán Vũ Đế (Han Wu Ti, trị vì 140-87 TCN) sai Lộ Bác
Đức (tước là Phục Ba tướng quân) đem quân đánh nhà Triệu, giết vua Triệu lúc
bấy giờ là Triệu Dương Vương và thái phó Lữ Gia, chiếm Nam Việt, rồi đổi Nam
Việt thành Giao Chỉ bố’.
Những
cái Sai (gạch đỏ) của ông Trần Gia Phụng ở đoạn trên:
1/.
Trước hết, Hán Vũ đế (156 - 87 tr. Cn; tại vị: 141 - 87) tức đế vị vào đầu năm
Canh Tý - ứng năm 141 tr. Cn, không phải năm 140 như ông Trần Gia Phụng ghi
trong ngoặc đơn ở đoạn trên.
Sử
gia Tư Mã Quang (1019 - 1086) chép trong 'Tư Trị Thông Giám':
-
'Hậu Nguyên niên......
Tam
niên...... Xuân chinh nguyệt......
Giáp
Tý, đế băng vu Vị Ương Cung, thái tử tức hoàng đế vị, niên thập lục'.
/
Tư Trị Thông Giám. Qu. XVI. Hiếu Cảnh hoàng đế, Hạ /.
-
'Năm Hậu Nguyên......
Năm
thứ 3...... mùa Xuân, tháng Giêng......
Ngày
Giáp Tý, vua băng ở Cung Vị Ương, thái tử lên ngôi hoàng đế, 16 tuổí.
Năm
Hậu Nguyên thứ 3 'Tư Trị Thông Giám' đề cập ở đoạn trên là năm Canh tý (tức năm
141) thời Hán Cảnh đế (188 - 141 tr. Cn; tại vị: 157 - 141), đã nói ở trên.
(Hậu
Nguyên không phải là Niên hiệu.
Trước
khi có Niên hiệu vua Hán gọi năm đầu là Nguyên niên rồi cứ thế tính tới, năm 2,
năm 3... Nhưng đến 1 năm nào đó một vị Hoàng đế có thể lấy năm này làm Nguyên
niên, như năm thứ 17 Hán Văn đế (202 - 157 tr. Cn; tại vị: 180 - 157), năm Mậu
Dần, lấy năm này là Nguyên niên, và gọi là Hậu Nguyên, rồi tiếp đó là năm thứ
2, năm thứ 3....)
Tức
vị được 1 năm thì qua năm sau - năm Tân Sửu, ứng năm 140 trước công nguyên, Hán
Vũ đế mới lấy Niên hiệu là Kiến Nguyên (140 - 135 tr. Cn). Trước năm 140 này
thì Trung Hoa chưa có Niên hiệu, đây là Niên hiệu đầu tiên trong Lịch sử Trung
Hoa.
2/.
Kế đến, năm 111 tr. Cn, Hán Vũ đế sai Lộ Bác Đức đưa binh chiếm nước Nam Việt
thì lúc đó chưa lập Thích Sử Bộ, phải đến 6 năm sau đó mới lập Thích Sử Bộ, và
như thế, làm gì có chuyện Hán Vũ đế 'chiếm Nam Việt, rồi đổi Nam Việt thành
Giao Chỉ bố’ như Trần Gia Phụng viết!
Ban Cố (32 - 92) chép trong 'Hán Thư’:
- 'Nguyên Phong......
Ngũ niên......
Sơ trí Thích Sử Bộ, thập tam Châu’.
/ Hán Thự Qu. VỊ Bản kỉ. Vũ đế /.
- 'Niên hiệu Nguyên Phong......
Năm thứ 5......
Lần đầu tiên thành lập Thích Sử Bộ, 13 Châu’.
Niên hiệu Nguyên Phong khởi từ năm 110, kết thúc năm
105 trước Tây lịch (110 - 105), như vậy năm thứ 5, năm thành lập Thích Sử Bộ ở
đây, tức năm 106 trước Công nguyên.
2). Về 'Giao Chỉ Thích Sử Bộ’ ông Trần Gia Phụng viết:
- 'Đáng chú ý là bộ Giao Chỉ là một tên chung để chỉ
một vùng rộng lớn gồm chín quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao
Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đạm Nhĩ mà trong đó, theo Ngô Thời Sỹ, chỉ
có 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam mới riêng hẳn là cổ Việt. (4) Phải
chăng vì lầm lẫn giữa bô. Giao Chỉ và quận Giao Chỉ mà nhiều sử thuyết đã đưa
Triệu Đà thành một triều đại của cổ Việt và cho rằng lãnh thổ cổ Việt là khu
vực cai trị của Triệu Đà bao gồm cả vùng Quảng Châu (Trung Hoa) ngày nay (5)'.
- Về tên gọi của quận, tên quận là Đam Nhĩ, Đam (Đam
không có dấu Nặng) chứ không phải là Đạm (Đam + dấu Nặng) như ông Trần Gia
Phụng ghi sai.
Từ điển Trung Hoa thiết âm chữ này như sau:
- 'Đồ cam thiết, Bình, đàm vận'. (Từ Nguyên).
- 'Thiết âm là Đồ + cam, Bình thanh, vận đàm'.
Tiếp đến là vấn đề chính ở đây: - Vấn đề chính thống
của triều Triệu (207 - 111 tr. Cn).
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) viết như sau:
Việt Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tháo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.
(Bình Ngô Đại Cáo).
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần cho đến
nước ta ngày nay,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, người xưng đế một phương.
Ở đây, qua câu trên, thì Nguyễn Trãi xác nhận Triệu là
1 triều đại chính thống của Việt Nam.
Sự xác nhận này có một ý nghĩa hết sức quan trọng là
nó đồng thời xác nhận luôn rằng các vùng
đất Quảng Đông, Quảng Tây rồi thuộc chủ quyền Đại Việt! Chúng ta đều rõ
Triệu Đà khai sáng Nước Nam Việt, Thủ đô đặt tại Phan Ngu (hay Phan Ngung), mà
Phan Ngu thời Triệu Đà chính là Thị xã Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông hiện nay.
Một số người chép Sử Việt Nam cận, hiện đại có người
nhận Triệu triều là triều đại chính thống của Việt Nam (Trần Trọng Kim), có
người lại phủ nhận tính cách này (Phạm Văn Sơn).
Và ở đây, ông Trần Gia Phụng cũng (mặc nhiên) cho rằng
Triệu Đà không chính thống.
Gần đây càng ngày càng có nhiều người gạt triều Triệu
ra khỏi Lịch sử Việt Nam.
Những người phủ nhận Triệu Đà hẳn cũng rõ Nguyễn Trãi,
rồi trước đó nữa, từ Lê Văn Hưu đến Ngô Sĩ Liên đều chấp nhận Triệu Đà. Quí vị
không đồng ý với cổ nhân nhưng lại tránh né không phê bình. Tại sao phải tránh
né?
+ Nhận định của tôi:
- Ông Trần Gia Phụng có nghĩ rằng một người học vấn
uyên thâm, và là một Chiến Lược gia cỡ Nguyễn Trãi lại có thể ngờ nghệch đến
đỗi không biết Triệu Đà là người Trung Quốc, lại có thể lơ mơ đến đỗi không
phân biệt được 'Giao Chỉ Quận' và 'Giao Chỉ Thích Sử Bộ’ hay không?
Ngôn từ của những tiền nhân nói trên của chúng ta là
ngôn từ Chính trị, Ngoại giao. Nói rõ hơn là các vị 'nhận' Đất chứ 'không nhận'
Người! Thế nhưng, 'Người’ gắn liền với 'Đất', bởi thế mà các vị, nhằm giành chủ
quyền 1 vùng đất, đành chấp nhận Triệu Đà, thế thôi!
Thâm ý của tiền nhân là ở 'ĐẤT', không ở 'Người’, đọc
Sử chúng ta cần nhận rõ điểm này!
Nhận định của tôi là như vậy!
- Sau đây chúng ta hãy duyệt qua cương vực của Nam
Việt để có 1 khái niệm về độ lớn rộng của 1 vùng đất mà nhiều thế hệ tiền nhân
chúng ta vẫn nhận Chủ quyền.
Năm 113 trước Tây lịch, Thái hậu Cù thị triều Triệu
(207 - 111 tr. Cn.) nước Nam Việt tư thông với An Quốc Thiếu Quí (? - 113 tr.
Cn.), sứ giả Hán triều, âm mưu đem nước Nam Việt dâng cho Trung Quốc, do đó, Tể tướng đương triều là Lữ
Gia (? - 111 tr. Cn) mới dẫn quân tiến vào Cung giết Cù thị và Thiếu Quí. Sự
việc xảy ra vào tháng 4, đầu mùa Hạ năm này.
2 năm sau, vào mùa Thu năm 111, Hán Vũ đế phong Lộ Bác
Đức (? - ?) là Phục Ba Tướng quân và Dương Bộc (? - ?) Lâu Thuyền Tướng quân,
chia 2 ngả thủy, lục tiến chiếm Nam Việt.
Mùa Đông cùng năm, quân Hán giết được Lữ Gia, tiêu
diệt Nam Việt.
Năm sau, mùa Xuân năm 110, Hán triều phân đất Nam Việt
thành 9 Quận:
(1). Nam Hải. Toàn tỉnh Quảng Đông ngày nay, trừ góc
Tây nam.
(2). Hợp Phố. Phần đất Tây nam Quảng Đông ngày nay.
(3). Thương Ngộ 1/ 2 tỉnh mặt Đông tỉnh Quảng Tây hiện
nay.
(4). Uất Lâm. 1/ 2 tỉnh mặt Tây tỉnh Quảng Tây hiện
nay.
(5). Chu Nhai. Gồm 1/ 2 đảo Hải Nam mặt Đông.
(6). Đam Nhĩ. Gồm 1/ 2 đảo Hải Nam mặt Tây.
(7). Giao Chỉ. Toàn miền Bắc hiện nay (tới phân giới
Ninh Bình và Thanh Hóa hiện nay).
(8). Cửu Chân. Gồm các tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh hiện
nay.
(9).
Nhật Nam. Lãnh thổ là các tỉnh Bình, Trị, Thiên, Nam, Ngãi, Định và Phú Yên
ngày nay, và biên địa phía Nam giới hạn ở Vĩ tuyến 12o 48'.
(Vậy
Nam Việt bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Tính diện tích:
-
Quảng Đông 209,556 csv (trong đó đảo Hải Nam là 33,556 csv), Quảng Tây 236,00
csv, Tổng diện tích là 445,556 csv).
Không
lâu sau đó, 29 năm sau, đến thời Hán Chiêu đế (94 - 74 tr. Cn; tại vị: 87 -
74), năm thứ 5 Niên hiệu Thủy Nguyên (86 - 80 tr. Cn), tức năm 82 trước Tây
lịch, thì nhập Quận Đam Nhĩ vào Quận Chu Nhai. Vậy, tới năm 82 này Giao Chỉ
Thích Sử Bộ chỉ còn 8 Quận.
Dân
Chu Nhai cứ vài ba năm lại nổi lên giết quan lại cai trị. Từ lúc thành lập Quận
tới năm đầu Niên hiệu Thủy Nguyên, trước
sau 24 năm (110 - 86) dân Chu Nhai nổi dậy 6 lần.
Tới
năm đầu Niên hiệu Sơ Nguyên (48 - 44 tr. Cn) dân Chu Nhai lại nổi dậy; đình
thần phần lớn nói nên đem quân đánh dẹp, chỉ có Giả Duyên Chi (? - ?) là nói
Chu Nhai không đáng để giữ.
Và 2
năm sau đó, đến năm thứ 3 Niên hiệu nói trên, năm 46 trước công nguyên - theo ý
kiến của Giả Duyên Chi, Hán Nguyên đế (76 - 33 tr. Cn; tại vị: 49 - 33) bãi bỏ
Quận Chu Nhai.
(Tham
khảo Hán Thự Qu. LXIV Hạ. Giả Duyên Chi truyện.
Tư Trị Thông Giám. Qu.
XXVIII. Hiếu Nguyên hoàng đế. Thượng).
Và
như vậy, đúng 60 năm sau khi thành lập (106 - 46 tr. Cn), Giao Chỉ Thích Sử Bộ
từ 9 Quận lúc đầu năm 106 trước Tây lịch, tới đây, năm 46, chỉ còn 7 Quận.
Tới
cuối đời Đông Hán (25 - 220), năm thứ 8 Niên hiệu Kiến An (196 - 220) - tức năm
203, theo lời tâu của Trương Tân (? - ?), lúc ấy đang là Thích sử Giao Chỉ, và
Sĩ Tiệp (137 - 226), bấy giờ làm Thái thú Quận Giao Chỉ, Hán Hiến đế (181 -
234; tại vị: 190 - 220) đổi cấp Giao Chỉ thành Giao Châu, Giao Chỉ Thích Sử
Bộ đổi gọi là Giao Châu Thích Sử Bộ từ
năm này.
(Tham
khảo Tấn Thự Qu. XV. Địa lý hạ. Giao Chỉ).
Từ
năm 46 trước Công nguyên thời Tây Hán (206 tr. Cn - 08) cho đến lúc Giao Chỉ
Thích Sử Bộ đổi thành Giao Châu Thích Sử Bộ, 'Bố này vẫn gồm 7 Quận, chỉ có số
huyện của 1 vài Quận là thay đổi tùy giai đoạn.
[Vấn
đề bên lề.
+ Về
chữ 'Tháo’ trong câu 'Việt Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tháo ngã quốc'.
Câu
này, các ông Bùi Kỷ (1888 - 1960), Mạc Bảo Thần (ông còn 1 Bút hiệu nữa rất nổi
tiếng, là Nhượng Tống, ông tên là Hoàng Phạm Trân, sinh năm 1904, bi. Việt Minh
sát hại năm 1949), và Trúc Khê đã phiên âm như sau:
'Việt Triệu, Đinh, Lý, Trần chi
triệu tạo ngã quốc'.
Khác
nhau là ở chỗ tôi đọc chữ thứ 8 là Tháo, trong khi các ông nói trên đọc là Tạo.
Cũng
bởi phiên âm chữ thứ 8 là 'Tạo’ cho nên:
+
Ông Bùi Kỷ dịch: - 'Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập'.
(Minh
Di án. Có thể thấy Câu này ông Bùi Kỷ dịch thiếu mất chữ 'Triệu’, mà thừa ra
chữ 'Lê’).
+
Ông Mạc Bảo Thần dịch: - 'Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần đã gây dựng thành một nước'
+
Ông Trúc Khê dịch: - 'Cơ đồ gây dựng trải Triệu, Đinh, Lý, Trần'.
Ở
đây tôi dịch là:
'Trải Triệu, Đinh,
Lý, Trần cho đến thuở hiện tạí.
Chữ
thứ 8 của câu trên phải đọc âm 'Tháo’.
Tạo,
Tháo, 2 chữ này trong Hán tự chỉ là 2 âm đọc khác nhau của cùng 1 chữ viết.
Trong
Hán ngữ, cùng 1 chữ viết mà âm đọc khác nhau thì ý nghĩa cũng khác đi. Trường
hợp này trong Hán tự gọi là Giả Tá, hoặc Thông Tá, hoặc Thông Giả.
+
Tạo có nghĩa là 'làm ra’, 'dựng nên', như nói 'kiến tạo’, 'sáng tạo’, 'tạo
dựng'......
+
Tháo có nghĩa là 'đến', 'tới, cho đến, cho tới’.
Vương
Dẫn Chi (1766 - 1834), Ngữ ngôn học gia trứ danh triều Thanh (1644 - 1911),
trong mục giải thích chữ Việt đã viết như sau:
-
'Việt. ...... Việt giả, thừa thượng khởi hạ chi tứ’.
/ Kinh
Truyện Thích Từ. Qu. II. Việt. Việt /.
-
'Việt. ...... Chữ Việt là tiếng nối kết đoạn trên để mở ra đoạn dướí.
Do
đó, ở đây phải đọc là Tháo vì chữ này đi đôi với chữ 'Việt' ở đầu câu:
Việt........
tháo = Từ....... (cho) đến, mạch văn rất rõ ràng.
Cũng
vì phiên âm chữ thứ 8 câu trên là 'Tạo’ cho nên các ông Bùi Kỷ, Mạc Bảo Thần,
Trúc Khê mới dịch chữ này là:
-
Gây (Bùi Kỷ).
-
Gây dựng (Mạc Bảo Thần).
-
Dựng thành (Trúc Khê)].
Tiếp
đến, về 2 Bà Trưng và Mã Viện, ông Trần Gia Phụng có đoạn viết:
-
'......... trong một đoạn nói về việc cai trị của Mã Viện sau khi dẹp Hai Bà
Trưng, Hậu Hán thư (quyển 54, tr. 747) chép......'.
Và ở
1 đoạn dưới nữa Trần Gia Phụng viết:
-
'Hậu Hán thư còn viết tiếp Mã Viện chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gởi đầu về Lạc
Dương vào tháng giêng năm 43. (22)'.
Coi
chú thích số (22) ghi trên đây thì được ông Trần Gia Phụng cho biết:
-
'(22) Hậu Hán thư, quyển 54, tr. 747. Nguyễn Phương trích dẫn, sd. tr. 183'.
Có
điều cũng cần nói rõ ở đây, ông Nguyễn Phương ghi phần 'truyện' Mã Viện ở
'quyển 54' của bộ 'Hậu Hán Thư’, đây là theo 'Mục lục' của 'Quan Bản' bộ 'Hậu
Hán Thư’.
Còn
Bản tôi dùng ở đây là cuốn 'Hậu Hán Thư Tập Giải’ của Vương Tiên Khiêm (1842 -
1917) đời Thanh (1644 - 1911). Ở đây Vương Tiên Khiêm căn cứ 'Cấp Cổ Các Bản'.
Mục lục Bản này có khác với 'Quan Bản' của ông Nguyễn Phương sử dụng.
Như
Mục lục của 'Cấp Cổ Các', ghi chép về 2 Bà Trưng và Mã Viện trong 'Hậu Hán Thư’
nằm ở 2 Quyển:
1/.
Quyển XXIV (Quyển 24), trong 'Mã Viện truyện'.
2/.
Quyển XXCVI (Quyển 86), trong 'Nam man, Tây nam di truyện'.
(Phần
Truyện trên đây, trong 'Quan Bản' là ở Quyển 116).
Có
sự khác biệt trong Quyển thứ như trên là vì sự sắp xếp thứ tự các phần có khác:
-
Quan Bản đặt phần 'Chi’ tiếp theo phần 'Bản Kí, sau đó mới tới phần 'Truyện'.
-
Cấp Cổ Các Bản, trái lại, sau phần 'Bản Kí’ là phần 'Truyện' rồi mới tới phần
'Chi’.
Cần
dẫn giải sơ qua như trên để ông Trần Gia Phụng khỏi thắc mắc khi thấy cùng một
ghi chép về truyện Mã Viện mà ông Nguyễn Phương thì nói 'Quyển 54', còn tôi lại
nói 'Quyển 24'.
Những
tự thuật về 2 Bà Trưng và Mã Viện trong Bài viết của mình, ông Trần Gia Phụng chủ
yếu lấy từ 2 bộ 'Hậu Hán Thư’, 'Thủy Kinh Chú’ - và theo như ông cho biết trong
1 số chú thích ở dưới Bài viết thì những gì ông dẫn dụng từ 2 tác phẩm này đều
do ông Nguyễn Phương trích dẫn và phiên dịch.
Duyệt
qua những gì ông Trần Gia Phụng dẫn theo đó, về 'Hậu Hán Thư’ thì thấy có những
lầm lẫn như phiên âm Hán Việt sai, không biết được phần chính văn của Phạm Việp
và chú thích của Lý Hiền, còn về Bộ 'Thủy Kinh Chú’ thì cũng vậy, trích dẫn
sai, thiếu (và thừa nữa)......... tất cả những sai lầm này tôi sẽ nêu ra trong
phần tiếp theo đây.
Ngoài
ra, có một vài chi tiết liên quan nhân vật Mã Viện và tác giả cuốn 'Thủy Kinh
Chú’ cũng sai lầm trầm trọng - và, bởi ông Trần Gia Phụng chủ yếu dẫn lại những
gì liên quan 2 tác phẩm vừa kể từ ông linh mục Nguyễn Phương, do đó, tôi nghĩ,
những sai lầm vừa kể cũng bắt nguồn từ ông Nguyễn Phương.
(3).
Trích nguyên tác sai và thiếu.
Ở
phần đầu ông Trần Gia Phụng viết:
-
'Trong phần chính văn bộ Hậu Hán Thư của Phạm Việp, có đoạn về Hai Bà Trưng như
sau: ''Hựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ đệ Trưng Nhị phản công đầu kỳ
quận. Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố man di giải ứng, khấu lược Lĩnh ngoại lục
thập dư thành, Trắc tự lập vi vương.'' (nghĩa là: ''Ở Giao Chỉ có người đàn bà
tên là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị nổi lên làm loạn đánh phá trong quận.
Người man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đến hưởng ứng, cướp phá hơn
60 thành ở Lĩnh ngoại. Trắc tự xưng vương'') (10)''.
Những
cái Sai, và thiếu, trong đoạn trích dẫn Hán văn trên đây của ông Trần Gia
Phụng.
1).
Trích Sai.
a/.
'Hậu Hán Thư’ viết: - 'Công một kỳ quận', chữ 'Một' ở đây ông Trần Gia Phụng
viết Sai là chữ 'Đầu’, để viết là 'Công đầu kỳ quận'.
(Tham
khảo Hậu Hán Thư Tập Giải. Qu. XXIV. Mã Viện truyện).
Không
rõ ông Trần Gia Phụng giải nghĩa chữ 'Đầu’ ở đây ra làm sao?
Chữ
'Một' ở đây có nghĩa 'Mất', 'Tiêu diệt', 'Chết'...... như nói 'Mai một'.
Về
mặt tự dạng:
Chữ
'Một' bên trái là Bộ 'Thủy’ (Nước), bên phải là chữ 'Thú’ (1 loại binh khí ở
thời cổ).
Chữ
'Đầu’ bên phải cũng là chữ 'Thú’ nhưng bên trái là Bộ 'Thú’ (Bàn tay).
Chữ
'Đầu’ ở đây có một số nghĩa: 'liệng, tặng biếu, chui vào, gởi cho, theo
về...'), ý nghĩa ở đây chẳng ăn nhập gì với chuyện công phá thành trì của 2 Bà
Trưng cả.
Câu
'tâm đầu ý hợp', chữ 'đầu’ trong câu chính là chữ 'đầu’ này.
b/.
Tiếp đến, câu 'man di giai ứng', chữ 'giai’ ông Trần Gia Phụng ghi sai là
'giải’. Ở đây cũng có thể là quá tay đánh thêm dấu Hỏi.
Chữ
'Giai’ có nghĩa là 'đều’.
2).
Trích thiếu.
Câu 'man
di giai ứng', sau chữ 'ứng' có chữ 'chí’, ông Trần Gia Phụng thiếu mất chữ này.
Về
văn phạm, động từ 'ứng' phải có 1 túc từ ở sau, và ở đây là chữ 'chí’, chỉ 2 Bà
Trưng.
Và
đây là chưa nói phần dịch Việt ngữ của ông Trần Gia Phụng cũng có vài chỗ sai:
a/.
'nổi lên đánh phá trong quận'.
Ở
đây là 'đánh chiếm lấy’ quận thành, chứ không đơn thuần là 'đánh phá’ không mà
thôi!
b/.
'đến hưởng ứng'.
Nguyên
tác không có chỗ nào nói các 'dân man di’ đến hưởng ứng hết, những dân này nổi
dậy ở ngay bản quận.
3).
Lẫn lộn Chính văn và phần Chú thích Chính văn.
Ông
Trần Gia Phụng viết:
-
'Dựa vào tài liệu Thủy kinh chú, trong khi chú thích phần chính văn viết về Hai
Bà Trưng của Hậu Hán thư, thái tử Lý Hiền (12) đời nhà Đường, vào thế kỷ thứ 8,
đã chú thích rằng: ''Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện lạc tướng chi nữ dã, giá vi
Châu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng.'' (nghĩa là: ''Trưng Trắc là con
gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi
Sách, bà rất hùng dũng.'' (13)'.
Cũng
việc trên, ở một đoạn dưới nữa ông Trần Gia Phụng viết:
-
'........ khi chú thích Hậu Hán thư của Phạm Việp, cũng trong đoạn viết về cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thái tử Hiền đã viết vào thế kỷ thứ 8: ''... Giao Chỉ
thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ cố phản....'' (... Thái thú
Giao Chỉ là Tô Định dùng luật pháp trói buộc nên [bà] Trắc tức giận làm
phản...). (20)'.
Ông
Trần Gia Phụng chỉ chép theo người khác, người khác này sai mà ông không biết.
+
Câu 'Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện Lạc tướng chi nữ dã, ..............' trích
dẫn ở đoạn trên, và câu 'Giao Chỉ thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi.........'
ở đoạn dưới, Trần Gia Phụng đều nói là chú thích của Lý Hiền (655 - 684).
-
Sai, đây là những Câu của Sử gia Phạm Việp (398 - 445) viết trong bộ 'Hậu Hán
Thư’, ở đây Lý Hiền chỉ lập lại những gì Phạm Việp đã chép, không chính xác gọi
là 'chú thích' được!
Ông
Trần Gia Phụng không biết mấy câu này ở đâu trong 'Hậu Hán Thư’, bởi một lẽ
giản dị là người ông căn cứ vốn cũng không biết.
Sau
đây tôi xin trích dẫn 'Hậu Hán Thư’ để độc giả thấy sự việc chính xác.
Phạm
Việp chép :
-
'Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc cập kì muội Trưng Nhị phản, công quận. Trưng Trắc giả
Mê Linh Lạc tướng chi nữ dã, giá vi Chu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng!
Giao Chỉ Thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc phẫn, cố phản'.
/ Hậu
Hán Thự Qu. XXCVI. Nam Man, Tây Nam Di Liệt Truyện /.
-
'Người đàn bà Giao Chỉ là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị phản, công phá
Quận thành. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, gả làm vợ Thi Sách,
người Chu Diên, rất hùng dũng, Thái thú Giao Chỉ Tô Định lấy pháp luật ràng
buộc, Trắc nổi giận nên làm phản'.
(Ta
thấy: Phạm Việp chép 'Trắc phẫn, cố phản', Lý Hiền viết lại là 'Trắc oán nộ, cố
phản').
Coi
2 ghi chú số '(13)' và '(20)' ông Trần Gia Phụng ghi ở cuối 2 đoạn trên:
-
'(13). Nguyễn Phương, trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa, sd trang 178'.
-
'(20). Nguyễn Phương trích dẫn, sd. tr. 176'.
'sd'
('sách đã dẫn') nói ở đây là Bộ 'Thủy Kinh Chú’, như ông Trần Gia Phụng cho
biết ở câu Chú thích '(12)' trước đó. Cũng ở câu Chú thích '(12)' này ông Trần
Gia Phụng viết:
-
'Về tên tác giả Thủy kinh chú, sử gia Nguyễn Phương phiên âm là Lệ Đào Nguyên,
tác giả Đào Duy Anh phiên âm là Lệ Đạo Nguyên, nay theo phiên thiết của Từ hải
xin phiên âm là Lịch Đạo Nguyên'.
Ông
Trần Gia Phụng căn cứ cái ông Nguyễn Phương, nhưng, Lịch Đạo Nguyên ông ta
phiên âm thế nào mà ra Lệ Đào Nguyên thì tôi sợ rằng phần 'phiên âm và dịch
nghĩa’ Thủy Kinh Chú của cái ông linh mục họ Nguyễn này trước hết là một sự phỉ
báng học giả Lịch Đạo Nguyên, tiếp đến là dối gạt người đọc - ông Trần Gia
Phụng đây là bằng chứng rõ nhất!
-
Sau nữa, ở 2 đoạn dẫn trên ông Trần Gia Phụng còn sai lầm về Niên đại của Nhân
vật Lịch sử khi nói rằng Thái tử Lý Hiền sống ''vào thế kỉ thứ 8''.
Lý
Hiền, cũng còn gọi Chương Hoài Thái Tử, sinh năm 655 và mất năm 684, tức từ
khoảng giữa đến gần cuối thế kỉ thứ 7, làm gì bước qua thế kỉ thứ 8 như ông
Trần Gia Phụng ghi quá sai đi.
Năm
680 Lý Hiền bị mẹ mình là Võ Tắc Thiên (624 - 705, tại vị: 690 - 705) truất làm
thứ dân và đày ra đất Ba Trung (thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay). 4 năm sau đó,
vào năm 684, Võ Tắc Thiên sai người đến ép Lý Hiền phải tự sát. Năm Sinh, năm
Tử của một nhân vật Lịch sử là việc dễ tra hơn cả, vậy mà ông Trần Gia Phụng
lại có thể sơ sót đến như vậy.
+ Từ câu 'Giao Chỉ Thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ, cố phản', Trần Gia Phụng đưa ra nhận định của ông về Lý do khởi nghĩa của 2 Bà Trưng như sau:
- 'Chữ ''pháp'' mà thái tử Hiền dùng không phải chỉ một nghĩa hẹp là ''luật lê, mà chữ 'pháp' ở đây có thể hiểu rộng hơn như là pháp chế, tổ chức hành chánh, chính trị cũng như kinh tế, văn hóa, phong tục. Nói một cách khác, Tô Định đã áp đặt mạnh mẽ chế độ cai trị của Trung Hoa theo chính sách đồng hóa của nhà Hán (202 TCN - 220), làm mất tự do của ngườI cổ Việt, và Trưng Trắc đã nổi lên khởi nghĩa chống lại Tô Định'.
Chuyện ai cũng có thể biết là một dân tộc bị trị không bao giờ chấp nhận những định chế của kẻ thống trị. Do đó nhận định của ông Trần Gia Phụng ở đây có dư thừa. Ông giảng chữ 'PHÁP' ở chỗ nào đâu thì được, còn với trường hợp Tô Định đây nói riêng - và những thái thú tàn ác khác nói chung, thì những kẻ này khi tới vùng đất (xa xôi) mình cai trị thì liệng bỏ hết những định chế của cái triều đình sai mình tới đây. Lại nữa, ông Trần Gia Phụng cũng không rõ mấy chính sách cai trị của Hán triều, ở đây là triều Đông Hán (25 - 220). Bởi vậy nhận định của ông phải nói là phiến diện, không có căn bản.
Vào năm 1989, tôi viết 1 bài tựa là 'Một vài Sử liệu về Giao Chỉ Bộ thời Đông Hán', đề cập 1 số vấn đề Địa dư, Nhân vật, Chế độ Cai trị của Trung Hoa ở các vùng Biên quận.....
Ở đây tôi trích lại 1 vài điều về 2 Bà Trưng, và 1 vài nét về thời đại của 2 Bà dưới đây.
Một thi nhân, đồng thời 1 học giả, người Trung Hoa đã viết về 2 bà Trưng như sau:
- 'Việt nữ tri danh giả, tư. Trưng Trắc, Trưng Nhị thủy! Nhị nữ giả, Mê Linh Lạc tướng chi nữ dã...... Nhị nữ sơ khởi thời tự xưng Mê Linh vương, cứ Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố tam quận, binh thế trương thậm! Phục Ba Tướng Quân Mã Viện chinh chi, du lưỡng niên nãi diệt! Cổ nữ tử tiếm hiệu vi vương, hoa nhung giai sở vị hữu, khả dị dã!'.
/ Quảng Đông Tân Ngữ. Qu. VIII. Nữ Ngữ. Ngũ nữ tướng /.
- 'Phụ nữ đất Việt nổi danh được mọi người biết tới bắt đầu từ Trưng Trắc, Trưng Nhị! 2 bà là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh.... Lúc mới nổi lên, 2 bà tự xưng là Mê Linh vương, chiếm Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, 3 quận, binh thế rất hùng mạnh! Phục Ba Tướng quân Mã Viện đưa quân đánh dẹp, phải trải 2 năm trời mới diệt được! Đàn bà thời cổ tiếm hiệu xưng vương, kể trong giới nữ tướng rồi chưa có người nào được như vậy cả, đáng gọi là kỳ lạ!'.
[Phụ chú.
+ Tác giả bộ Quảng Đông Tân Ngữ dẫn trên đây là Khuất Đại Quân (1630 - 1696), sống trong khoảng cuối thời Minh (1368 - 1644) và đầu đời Thanh (1644 -1911). Tác phẩm này có thể được coi như 1 cuốn 'thông chi’ của tỉnh Quảng Đông. Trong Bộ 'Vân Đài Loại Ngữ’ Lê Quí Đôn đã trích dẫn rất nhiều điều trong tác phẩm kể trên].
Có người cho rằng động cơ cuộc khởi nghĩa năm 40 của 2 bà là 'thù chồng' - và bên cạnh đó là sự đụng chạm tới quyền lợi của giới Lạc hầu, Lạc tướng đương thời.
Phạm Văn Lan (1893 - 1969), học giả, Sử học gia trứ danh hiện đại của Trung Hoa viết:
- 'Giao Chỉ quận Thái thú Tô Định thị cá trương trước nhãn tình khán tiền, bế trước nhãn tình biện sự đích tham liệt quan.
Công nguyên tứ thập niên, Giao Chỉ Mê Linh huyện Lạc tướng đích nữ nhi Trưng Trắc hòa tha đích nữ đê. Trưng Nhị khởi binh phản kháng. Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đẳng quận Việt nhân, Lí nhân quần khởi hưởng ứng. Trưng Trắc thủ đắc lục thập ngũ thành, tự lập vi vương.
Hậu Hán Thư thuyết Trưng Trắc thậm hùng dũng, bi. Tô Định ngược đãi, phẫn nộ khởi binh.
Giá thị thố ngộ đích thuyết pháp! Như qua? Trưng Trắc cận cận thị vị liễu cá nhân đích phẫn nộ, tứ quận Việt nhân, Lí nhân vị thập ma khởi lai hưởng ứng nỉ vị thập ma Thích sử, Thái thú khốn thủ cô thành bất đắc đáo cư dân đích viện trợ nỉ - Túc kiến giá ta Thích sử, Thái thú đô thị Tô Định nhất loại đích tham liệt quan, tảo vị cư dân sở yếm khí.
Trưng Trắc đích thắng lợi chính thị do ư tha đích hành động thuận ứng liễu khu trục tham liệt quan đích công ỵ
/ Trung Quốc Thông Sử Giản Biên. Đệ ngũ tiết.
Hán văn hóa đối Quốc ngoại chư tộc đích ảnh hưởng: Nam phương /.
Dịch văn:
- 'Tô Định, Thái thú quận Giao Chỉ là 1 quan lại tham lam, ươn hèn, chỉ mở mắt để nhìn tiền và nhắm mắt mà xử lí công việc.
Năm 40 Công nguyên, con gái Lạc tướng huyện Mê Linh là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị khởi binh phản kháng. Người Việt, người Lí tại các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố rần rần nổi lên hưởng ứng. Trưng Trắc chiếm được 65 thành, tự lập làm vua.
Sách Hậu Hán Thư nói rằng Trưng Trắc là người rất hùng dũng, vì bị Tô Định đối xử tàn tệ cho nên phẫn nộ khởi binh.
Đây là nhận định sai lầm! Nếu như Trưng Trắc chỉ vì một nỗi phẫn nộ cá nhân thì tại sao những người Việt, người Lí ở 4 Quận lại nổi lên hưởng ứng? Thì tại sao đám Thích sử, Thái thú lại phải cùng khốn giữ những thành trì trơ trọi, không được cư dân ở các nơi đó trợ giúp? - (Như vậy thì) đủ thấy cả đám Thích sử, Thái thú tại các quận này đều rặt 1 phường quan lại tham lam, ươn hèn như Tô Định, và từ lâu rồi đã bị dân chúng ghét bỏ.
Thắng lợi của Trưng Trắc chính là do nơi hành động của bà thuận ứng với ý chung là đánh đuổi bọn quan lại cai trị tham lam, ươn hèn!'.
Ở 1 đoạn trước tôi đã trích dẫn 'Hậu Hán Thư’ chép là vì bị 'Thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy luật pháp mà ràng buộc' cho nên bà Trưng Trắc mới phản.
Bây giờ hãy thử xét vấn đề luật pháp thời bấy giờ.
Sau khi chiếm lãnh đất Nam Việt vào năm 111 trước Tây lịch Hán triều đã tổ chức xứ này thành quận, huyện và đặt quan cai trị y như chế độ hành chánh ở nội địa Trung Quốc.
Chế độ Hành chánh là một, luật lệ cũng là một, đại khái là vậy. Thế nhưng, trên thực tế các viên Thái thú đã thi hành luật lệ theo ý mình, và hơn thế nữa, còn tự ý đặt ra những luật lệ nghiệt ngã và gắt gao nhằm kiềm chế dân bị trị. Là những biên quận xa xôi, chính quyền Trung ương không kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên được cho nên là mỗi viên Thái thú là 1 ông vua 1 cõi, tha hồ mà tung hoành.
Câu nói 'lấy luật pháp mà ràng buộc' ghi trong 'Hậu Hán Thư’ phải hiểu đây là thứ Luật pháp hà khắc do Tô Định đặt ra.
Sau đây là 1 minh chứng về sự tự tung tự tác của các Thái thú ở các Biên quận:
- 'Thập bát niên...... Hạ, tứ nguyệt......
Quí dậu Chiếu viết:
- Kim Biên quận đạo cốc ngũ thập hộc, tội chí ư tử, khai tàn lại vọng sát chi lộ. Kì quyên trừ thử pháp, đồng chi nội quận'.
/ Hậu Hán Thự Qu. I Thượng. Đế kỉ. Quang Vũ đế /.
- 'Năm thứ 18...... Mùa Hạ, tháng tư......
Ngày Quí dậu, ra Chiếu chỉ:
- Nay ở các Biên quận, ăn trộm 50 hộc lúa mà tội đến đỗi phải xử tử, việc này rồi mở đường cho những quan lại tàn ác giết chóc bừa bãi. Vậy nay ra lệnh bãi bỏ luật này để đồng một luật như ở nội quận'.
[Chú.
+ Thời Hậu Hán, 1 Hộc = 19.81 Lít, vậy 50 Hộc = 19.81 x 50 = 990.5 Lít.
Tính ra kí lô:
990.5 Ĩ 3 / 4 = 742.875 kí lô.
Năm thứ 18 ở đây là năm thứ 18 Niên hiệu Kiến Vũ (25 - 56) thời Quang Vũ đế, tức năm 42].
Nhìn chung, chế độ cai trị của Hán triều là 1 chế độ khoan hòa.
Sau khi lật đổ chế độ bạo Tần (221 - 206 tr. Cn), để lòng dân an định, hết bị ám ảnh vì Chính sự hà khắc hơn cả cọp, Hán Cao tổ (256 - 195 tr. Cn; tại vị: 206 - 195) đã áp dụng Nhân chính mà chủ yếu là giảm sưu thuế thực nhẹ, trọng Nông, ức Thương, khai phóng nô lệ. Các vị vua kế tiếp cũng dựa theo đó mà trị dân cho nên xã hội tương đối ổn định.
Cho tới cuối triều Tây Hán (206 tr. Cn - 08 Cn), Vương Mãng (45 tr. Cn - 23; tại vị: 08 - 23 Cn) cướp ngôi Hán triều thì bộ máy cai trị xiết lại.
Lưu Tú (06 tr. Cn - 57 Cn; tại vị: 25 - 57) lật Vương Mãng, trung hưng Hán triều thì Nhân chính được tái lập. Sinh trưởng giữa giới bình dân, Lưu Tú hiểu rất rõ nguyện vọng của giới đa số này hơn ai hết, vì vậy rồi không lạ khi thấy những Luật lệnh, những Chiếu chỉ của ông vua này đa số chú trọng về dân sinh.
Xã hội Việt Nam và Trung Quốc thời cổ là 1 Xã hội Nông nghiệp, do đó, chỉ cần xét 1 khía cạnh điền tô (thuế ruộng) chúng ta đã có thể rõ quá nửa chế độ cai trị của 1 triều đại.
Từ thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) cho tới thời Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn), trong khoảng từ thế kỉ XXI tới đầu thế kỉ thứ II trước Tây lịch, Thuế suất trung bình của ruộng đất là 1 / 10 - tức 10%, Thuế Suất mà các thư tịch cổ gọi là 'THẬP NHẤT' (10 PHẦN đánh thuế 1). Thuế suất này Mạnh Tử (390 - 305 tr. Cn) đã cho là lí tưởng, vì theo ông đây chính là THUẾ SUẤT dưới chế độ của những bậc hiền quân thời cổ.
(Tham khảo: 'Mạnh Tứ. Đằng Văn công Thượng. Chương 3).
Thế nhưng, Thuế suất đời Hán còn nhẹ hơn thế nữa! Thời Hán Cao tổ, rồi tiếp theo đó, thời Hán Huệ đế (? - 188 tr. Cn; tại vị: 194 - 188) Thuế suất còn thấp nữa, chỉ có 1/ 15, tức khoảng 6.6%.
Và rồi sau đó không lâu, tới đời Hán Cảnh đế (188 - 141 tr. Cn; tại vị: 157 - 141), thuế suất này lại xuống nữa, chỉ còn 1 / 30, tức vào khoảng 3.3%.
Thời Hán Quang Vũ đế Lưu Tú thì lúc đầu định SUẤT là 1 / 10, nhưng sau đó, tờ Chiếu chỉ ngày Quí Tỵ tháng Chạp năm thứ 6 Niên hiệu Kiến Vũ (25 - 57), tức năm 30, đã định lại là 1 / 30:
- 'Kỳ lệnh quận quốc thu kiến điền tô tam thập thuế nhất như cựu chê.
/ Hậu Hán Thư. Qu. I Hạ. Đế kỉ. Quang Vũ đế /.
- 'Lệnh cho toàn quốc thu thuế ruộng, cứ 30 phần thâu thuế 1 phần, như định chế cũ’.
+ Từ câu 'Giao Chỉ Thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ, cố phản', Trần Gia Phụng đưa ra nhận định của ông về Lý do khởi nghĩa của 2 Bà Trưng như sau:
- 'Chữ ''pháp'' mà thái tử Hiền dùng không phải chỉ một nghĩa hẹp là ''luật lê, mà chữ 'pháp' ở đây có thể hiểu rộng hơn như là pháp chế, tổ chức hành chánh, chính trị cũng như kinh tế, văn hóa, phong tục. Nói một cách khác, Tô Định đã áp đặt mạnh mẽ chế độ cai trị của Trung Hoa theo chính sách đồng hóa của nhà Hán (202 TCN - 220), làm mất tự do của ngườI cổ Việt, và Trưng Trắc đã nổi lên khởi nghĩa chống lại Tô Định'.
Chuyện ai cũng có thể biết là một dân tộc bị trị không bao giờ chấp nhận những định chế của kẻ thống trị. Do đó nhận định của ông Trần Gia Phụng ở đây có dư thừa. Ông giảng chữ 'PHÁP' ở chỗ nào đâu thì được, còn với trường hợp Tô Định đây nói riêng - và những thái thú tàn ác khác nói chung, thì những kẻ này khi tới vùng đất (xa xôi) mình cai trị thì liệng bỏ hết những định chế của cái triều đình sai mình tới đây. Lại nữa, ông Trần Gia Phụng cũng không rõ mấy chính sách cai trị của Hán triều, ở đây là triều Đông Hán (25 - 220). Bởi vậy nhận định của ông phải nói là phiến diện, không có căn bản.
Vào năm 1989, tôi viết 1 bài tựa là 'Một vài Sử liệu về Giao Chỉ Bộ thời Đông Hán', đề cập 1 số vấn đề Địa dư, Nhân vật, Chế độ Cai trị của Trung Hoa ở các vùng Biên quận.....
Ở đây tôi trích lại 1 vài điều về 2 Bà Trưng, và 1 vài nét về thời đại của 2 Bà dưới đây.
Một thi nhân, đồng thời 1 học giả, người Trung Hoa đã viết về 2 bà Trưng như sau:
- 'Việt nữ tri danh giả, tư. Trưng Trắc, Trưng Nhị thủy! Nhị nữ giả, Mê Linh Lạc tướng chi nữ dã...... Nhị nữ sơ khởi thời tự xưng Mê Linh vương, cứ Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố tam quận, binh thế trương thậm! Phục Ba Tướng Quân Mã Viện chinh chi, du lưỡng niên nãi diệt! Cổ nữ tử tiếm hiệu vi vương, hoa nhung giai sở vị hữu, khả dị dã!'.
/ Quảng Đông Tân Ngữ. Qu. VIII. Nữ Ngữ. Ngũ nữ tướng /.
- 'Phụ nữ đất Việt nổi danh được mọi người biết tới bắt đầu từ Trưng Trắc, Trưng Nhị! 2 bà là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh.... Lúc mới nổi lên, 2 bà tự xưng là Mê Linh vương, chiếm Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, 3 quận, binh thế rất hùng mạnh! Phục Ba Tướng quân Mã Viện đưa quân đánh dẹp, phải trải 2 năm trời mới diệt được! Đàn bà thời cổ tiếm hiệu xưng vương, kể trong giới nữ tướng rồi chưa có người nào được như vậy cả, đáng gọi là kỳ lạ!'.
[Phụ chú.
+ Tác giả bộ Quảng Đông Tân Ngữ dẫn trên đây là Khuất Đại Quân (1630 - 1696), sống trong khoảng cuối thời Minh (1368 - 1644) và đầu đời Thanh (1644 -1911). Tác phẩm này có thể được coi như 1 cuốn 'thông chi’ của tỉnh Quảng Đông. Trong Bộ 'Vân Đài Loại Ngữ’ Lê Quí Đôn đã trích dẫn rất nhiều điều trong tác phẩm kể trên].
Có người cho rằng động cơ cuộc khởi nghĩa năm 40 của 2 bà là 'thù chồng' - và bên cạnh đó là sự đụng chạm tới quyền lợi của giới Lạc hầu, Lạc tướng đương thời.
Phạm Văn Lan (1893 - 1969), học giả, Sử học gia trứ danh hiện đại của Trung Hoa viết:
- 'Giao Chỉ quận Thái thú Tô Định thị cá trương trước nhãn tình khán tiền, bế trước nhãn tình biện sự đích tham liệt quan.
Công nguyên tứ thập niên, Giao Chỉ Mê Linh huyện Lạc tướng đích nữ nhi Trưng Trắc hòa tha đích nữ đê. Trưng Nhị khởi binh phản kháng. Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đẳng quận Việt nhân, Lí nhân quần khởi hưởng ứng. Trưng Trắc thủ đắc lục thập ngũ thành, tự lập vi vương.
Hậu Hán Thư thuyết Trưng Trắc thậm hùng dũng, bi. Tô Định ngược đãi, phẫn nộ khởi binh.
Giá thị thố ngộ đích thuyết pháp! Như qua? Trưng Trắc cận cận thị vị liễu cá nhân đích phẫn nộ, tứ quận Việt nhân, Lí nhân vị thập ma khởi lai hưởng ứng nỉ vị thập ma Thích sử, Thái thú khốn thủ cô thành bất đắc đáo cư dân đích viện trợ nỉ - Túc kiến giá ta Thích sử, Thái thú đô thị Tô Định nhất loại đích tham liệt quan, tảo vị cư dân sở yếm khí.
Trưng Trắc đích thắng lợi chính thị do ư tha đích hành động thuận ứng liễu khu trục tham liệt quan đích công ỵ
/ Trung Quốc Thông Sử Giản Biên. Đệ ngũ tiết.
Hán văn hóa đối Quốc ngoại chư tộc đích ảnh hưởng: Nam phương /.
Dịch văn:
- 'Tô Định, Thái thú quận Giao Chỉ là 1 quan lại tham lam, ươn hèn, chỉ mở mắt để nhìn tiền và nhắm mắt mà xử lí công việc.
Năm 40 Công nguyên, con gái Lạc tướng huyện Mê Linh là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị khởi binh phản kháng. Người Việt, người Lí tại các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố rần rần nổi lên hưởng ứng. Trưng Trắc chiếm được 65 thành, tự lập làm vua.
Sách Hậu Hán Thư nói rằng Trưng Trắc là người rất hùng dũng, vì bị Tô Định đối xử tàn tệ cho nên phẫn nộ khởi binh.
Đây là nhận định sai lầm! Nếu như Trưng Trắc chỉ vì một nỗi phẫn nộ cá nhân thì tại sao những người Việt, người Lí ở 4 Quận lại nổi lên hưởng ứng? Thì tại sao đám Thích sử, Thái thú lại phải cùng khốn giữ những thành trì trơ trọi, không được cư dân ở các nơi đó trợ giúp? - (Như vậy thì) đủ thấy cả đám Thích sử, Thái thú tại các quận này đều rặt 1 phường quan lại tham lam, ươn hèn như Tô Định, và từ lâu rồi đã bị dân chúng ghét bỏ.
Thắng lợi của Trưng Trắc chính là do nơi hành động của bà thuận ứng với ý chung là đánh đuổi bọn quan lại cai trị tham lam, ươn hèn!'.
Ở 1 đoạn trước tôi đã trích dẫn 'Hậu Hán Thư’ chép là vì bị 'Thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy luật pháp mà ràng buộc' cho nên bà Trưng Trắc mới phản.
Bây giờ hãy thử xét vấn đề luật pháp thời bấy giờ.
Sau khi chiếm lãnh đất Nam Việt vào năm 111 trước Tây lịch Hán triều đã tổ chức xứ này thành quận, huyện và đặt quan cai trị y như chế độ hành chánh ở nội địa Trung Quốc.
Chế độ Hành chánh là một, luật lệ cũng là một, đại khái là vậy. Thế nhưng, trên thực tế các viên Thái thú đã thi hành luật lệ theo ý mình, và hơn thế nữa, còn tự ý đặt ra những luật lệ nghiệt ngã và gắt gao nhằm kiềm chế dân bị trị. Là những biên quận xa xôi, chính quyền Trung ương không kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên được cho nên là mỗi viên Thái thú là 1 ông vua 1 cõi, tha hồ mà tung hoành.
Câu nói 'lấy luật pháp mà ràng buộc' ghi trong 'Hậu Hán Thư’ phải hiểu đây là thứ Luật pháp hà khắc do Tô Định đặt ra.
Sau đây là 1 minh chứng về sự tự tung tự tác của các Thái thú ở các Biên quận:
- 'Thập bát niên...... Hạ, tứ nguyệt......
Quí dậu Chiếu viết:
- Kim Biên quận đạo cốc ngũ thập hộc, tội chí ư tử, khai tàn lại vọng sát chi lộ. Kì quyên trừ thử pháp, đồng chi nội quận'.
/ Hậu Hán Thự Qu. I Thượng. Đế kỉ. Quang Vũ đế /.
- 'Năm thứ 18...... Mùa Hạ, tháng tư......
Ngày Quí dậu, ra Chiếu chỉ:
- Nay ở các Biên quận, ăn trộm 50 hộc lúa mà tội đến đỗi phải xử tử, việc này rồi mở đường cho những quan lại tàn ác giết chóc bừa bãi. Vậy nay ra lệnh bãi bỏ luật này để đồng một luật như ở nội quận'.
[Chú.
+ Thời Hậu Hán, 1 Hộc = 19.81 Lít, vậy 50 Hộc = 19.81 x 50 = 990.5 Lít.
Tính ra kí lô:
990.5 Ĩ 3 / 4 = 742.875 kí lô.
Năm thứ 18 ở đây là năm thứ 18 Niên hiệu Kiến Vũ (25 - 56) thời Quang Vũ đế, tức năm 42].
Nhìn chung, chế độ cai trị của Hán triều là 1 chế độ khoan hòa.
Sau khi lật đổ chế độ bạo Tần (221 - 206 tr. Cn), để lòng dân an định, hết bị ám ảnh vì Chính sự hà khắc hơn cả cọp, Hán Cao tổ (256 - 195 tr. Cn; tại vị: 206 - 195) đã áp dụng Nhân chính mà chủ yếu là giảm sưu thuế thực nhẹ, trọng Nông, ức Thương, khai phóng nô lệ. Các vị vua kế tiếp cũng dựa theo đó mà trị dân cho nên xã hội tương đối ổn định.
Cho tới cuối triều Tây Hán (206 tr. Cn - 08 Cn), Vương Mãng (45 tr. Cn - 23; tại vị: 08 - 23 Cn) cướp ngôi Hán triều thì bộ máy cai trị xiết lại.
Lưu Tú (06 tr. Cn - 57 Cn; tại vị: 25 - 57) lật Vương Mãng, trung hưng Hán triều thì Nhân chính được tái lập. Sinh trưởng giữa giới bình dân, Lưu Tú hiểu rất rõ nguyện vọng của giới đa số này hơn ai hết, vì vậy rồi không lạ khi thấy những Luật lệnh, những Chiếu chỉ của ông vua này đa số chú trọng về dân sinh.
Xã hội Việt Nam và Trung Quốc thời cổ là 1 Xã hội Nông nghiệp, do đó, chỉ cần xét 1 khía cạnh điền tô (thuế ruộng) chúng ta đã có thể rõ quá nửa chế độ cai trị của 1 triều đại.
Từ thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) cho tới thời Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn), trong khoảng từ thế kỉ XXI tới đầu thế kỉ thứ II trước Tây lịch, Thuế suất trung bình của ruộng đất là 1 / 10 - tức 10%, Thuế Suất mà các thư tịch cổ gọi là 'THẬP NHẤT' (10 PHẦN đánh thuế 1). Thuế suất này Mạnh Tử (390 - 305 tr. Cn) đã cho là lí tưởng, vì theo ông đây chính là THUẾ SUẤT dưới chế độ của những bậc hiền quân thời cổ.
(Tham khảo: 'Mạnh Tứ. Đằng Văn công Thượng. Chương 3).
Thế nhưng, Thuế suất đời Hán còn nhẹ hơn thế nữa! Thời Hán Cao tổ, rồi tiếp theo đó, thời Hán Huệ đế (? - 188 tr. Cn; tại vị: 194 - 188) Thuế suất còn thấp nữa, chỉ có 1/ 15, tức khoảng 6.6%.
Và rồi sau đó không lâu, tới đời Hán Cảnh đế (188 - 141 tr. Cn; tại vị: 157 - 141), thuế suất này lại xuống nữa, chỉ còn 1 / 30, tức vào khoảng 3.3%.
Thời Hán Quang Vũ đế Lưu Tú thì lúc đầu định SUẤT là 1 / 10, nhưng sau đó, tờ Chiếu chỉ ngày Quí Tỵ tháng Chạp năm thứ 6 Niên hiệu Kiến Vũ (25 - 57), tức năm 30, đã định lại là 1 / 30:
- 'Kỳ lệnh quận quốc thu kiến điền tô tam thập thuế nhất như cựu chê.
/ Hậu Hán Thư. Qu. I Hạ. Đế kỉ. Quang Vũ đế /.
- 'Lệnh cho toàn quốc thu thuế ruộng, cứ 30 phần thâu thuế 1 phần, như định chế cũ’.
(KỲ 2, chót)
Nhưng rồi, lệnh triều đình là lệnh triều đình, chỉ có giá trị ở các Nội quận, còn ở các Biên quận luật lệ rồi nằm trong đầu các Thái thú. Bởi vậy mới có chuyện:
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành.
(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca).
Tóm lại:
Thời cổ, những Biên quận xa xôi cõi ngoài thường bị coi là những vùng đất lưu đày, những vùng lánh nạn chính trị của những quan lại khác chính kiến với những quyền thần trong triều! Bởi thế những quan lại trấn nhiệm ở các Biên quận thường có tâm lý của kẻ bị lưu đày. Tâm lý này cộng với bản chất tàn ác, tham ô của 1 số quan cai trị thì lãnh hậu quả khốc hại không ai khác hơn là dân bị trị, nhất là kẻ bị trị lại khác chủng tộc nữa! Đây là chưa kể tâm lý tự tôn của một dân tộc chiến thắng, và tự cho mình là văn minh, lễ giáo hơn dân tộc chiến bại.
Tôi nêu 1 số chứng cứ trong Sử liệu cổ để cho thấy chữ 'PHÁP' trong câu 'dĩ pháp thằng chi’ là thứ luật pháp của bọn Thái thú tàn ác đặt ra để trấn áp, vơ vét, bóc lột dân bị trị, ngoài ra tất cả những thứ như chính sách, định chế của Trung ương bọn này đều liệng bỏ hết, còn chừng nào có khâm sai triều đình về thanh tra thì tính tiếp. Khâm sai đi rồi đâu lại hoàn đó.
Trong hơn 1,000 năm thời kỳ Bắc thuộc, nguyên nhân trực tiếp của những cuộc nổi dậy của dân Giao Chỉ thường khởi đi từ sự tàn ác, bất chấp luật lệ, của bọn quan lại cai trị Trung Quốc! Nếu quan cai trị khoan hòa, dân an cư, lạc nghiệp thì rất khó sách động dân chúng nổi dậy - sự việc dân 3 Quận Hợp Phố, Cửu Chân, Nhật Nam nổi lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của 2 Bà Trưng là 1 minh chứng.
Lúc nào dân bị trị cũng tìm cách nổi dậy cởi ách thống trị, nhưng tất cả đều tùy vào thời cơ - và thời cơ ở đây không ngoài 2 điều kiện:
1/. Chính quyền thống trị suy yếu.
2/. Quan lại cai trị tàn ác khiến dân căm phẫn.
- Do đó, diễn dịch của Trần Gia Phụng về chữ 'PHÁP' ở đây đã không diễn chính xác cái ý của Sử gia Phạm Việp, tác giả 'Hậu Hán Thư’ - hoặc nói khác đi, ông Trần Gia Phụng không rõ là chính sách cai trị của Đông Hán là 1 chính sách khoan hòa, và qua những chứng cứ tôi nêu trên có thể thấy rằng bọn Thái thú như Tô Định có quan tâm gì tới chính sách cũng như định chế của cái triều đình đã sai bọn chúng tới đâu!
Từ đó có thể nói rằng ông Trần Gia Phụng rồi đã không nhìn ra nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa của 2 Bà Trưng.
(4). Kiến thức sai lạc về nhân vật Lịch sử.
Ông Trần Gia Phụng viết:
- 'Vào thế kỷ thứ 6, một tác giả khác tên là Lịch Đạo Nguyên, đã du lịch sang cổ Việt, đến thăm vùng Mê Linh. Khi trở về Trung Hoa, ông viết sách Thủy kinh chú, trong đó ông có đề cập đến chuyện Hai Bà Trưng và viết như sau: ''... Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương bình thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê...'' (nghĩa là:.. Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ... [Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) (11)'.
Nhưng rồi, lệnh triều đình là lệnh triều đình, chỉ có giá trị ở các Nội quận, còn ở các Biên quận luật lệ rồi nằm trong đầu các Thái thú. Bởi vậy mới có chuyện:
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành.
(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca).
Tóm lại:
Thời cổ, những Biên quận xa xôi cõi ngoài thường bị coi là những vùng đất lưu đày, những vùng lánh nạn chính trị của những quan lại khác chính kiến với những quyền thần trong triều! Bởi thế những quan lại trấn nhiệm ở các Biên quận thường có tâm lý của kẻ bị lưu đày. Tâm lý này cộng với bản chất tàn ác, tham ô của 1 số quan cai trị thì lãnh hậu quả khốc hại không ai khác hơn là dân bị trị, nhất là kẻ bị trị lại khác chủng tộc nữa! Đây là chưa kể tâm lý tự tôn của một dân tộc chiến thắng, và tự cho mình là văn minh, lễ giáo hơn dân tộc chiến bại.
Tôi nêu 1 số chứng cứ trong Sử liệu cổ để cho thấy chữ 'PHÁP' trong câu 'dĩ pháp thằng chi’ là thứ luật pháp của bọn Thái thú tàn ác đặt ra để trấn áp, vơ vét, bóc lột dân bị trị, ngoài ra tất cả những thứ như chính sách, định chế của Trung ương bọn này đều liệng bỏ hết, còn chừng nào có khâm sai triều đình về thanh tra thì tính tiếp. Khâm sai đi rồi đâu lại hoàn đó.
Trong hơn 1,000 năm thời kỳ Bắc thuộc, nguyên nhân trực tiếp của những cuộc nổi dậy của dân Giao Chỉ thường khởi đi từ sự tàn ác, bất chấp luật lệ, của bọn quan lại cai trị Trung Quốc! Nếu quan cai trị khoan hòa, dân an cư, lạc nghiệp thì rất khó sách động dân chúng nổi dậy - sự việc dân 3 Quận Hợp Phố, Cửu Chân, Nhật Nam nổi lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của 2 Bà Trưng là 1 minh chứng.
Lúc nào dân bị trị cũng tìm cách nổi dậy cởi ách thống trị, nhưng tất cả đều tùy vào thời cơ - và thời cơ ở đây không ngoài 2 điều kiện:
1/. Chính quyền thống trị suy yếu.
2/. Quan lại cai trị tàn ác khiến dân căm phẫn.
- Do đó, diễn dịch của Trần Gia Phụng về chữ 'PHÁP' ở đây đã không diễn chính xác cái ý của Sử gia Phạm Việp, tác giả 'Hậu Hán Thư’ - hoặc nói khác đi, ông Trần Gia Phụng không rõ là chính sách cai trị của Đông Hán là 1 chính sách khoan hòa, và qua những chứng cứ tôi nêu trên có thể thấy rằng bọn Thái thú như Tô Định có quan tâm gì tới chính sách cũng như định chế của cái triều đình đã sai bọn chúng tới đâu!
Từ đó có thể nói rằng ông Trần Gia Phụng rồi đã không nhìn ra nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa của 2 Bà Trưng.
(4). Kiến thức sai lạc về nhân vật Lịch sử.
Ông Trần Gia Phụng viết:
- 'Vào thế kỷ thứ 6, một tác giả khác tên là Lịch Đạo Nguyên, đã du lịch sang cổ Việt, đến thăm vùng Mê Linh. Khi trở về Trung Hoa, ông viết sách Thủy kinh chú, trong đó ông có đề cập đến chuyện Hai Bà Trưng và viết như sau: ''... Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương bình thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê...'' (nghĩa là:.. Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ... [Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) (11)'.
Ở đây ông Trần Gia Phụng sai tới 3 chuyện:
1/. Chuyện thứ nhất, Lịch Đạo Nguyên chưa từng đặt chân đến Giao Chỉ, chứ đừng nói là tới tận đất Mê Linh.
Không rõ ông Trần Gia Phụng căn cứ sách nào mà viết sai lạc đến thế?
Qua việc này tôi thấy ông Trần Gia Phụng không thông Cổ sử Trung Hoa.
- Lịch Đạo Nguyên là người triều Bắc Ngụy (386 - 534), và như danh xưng cho thấy, cương vực của triều đại này ở phương Bắc. Nói rõ hơn nữa, vào thời cực thịnh, lãnh thổ Bắc Ngụy bao gồm từ Tây qua Đông: - Tỉnh Cam Túc + miền Bắc tỉnh Thiểm Tây + các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông và Hà Bắc + miền Bắc các tỉnh Hà Nam, Giang Tô + miền Tây tỉnh Liêu Ninh. - Tức từ miền trung Trung Hoa trở lên miền Bắc và Đông bắc Trung Hoa.
Mạn dưới là Nam Tề (479 - 502). Đương thời 2 phương Nam, Bắc loạn lạc, các triều chiến tranh liên miên, đường xá cách trở thế thì làm thế nào Lịch Đạo Nguyên có thể đi xuống 1 vùng xa lắc ở dưới nữa để tới Giao Chỉ?
- Tiếp đến, căn cứ phần 'Truyện' (Tiểu sử) Lịch Đạo Nguyên trong 2 bộ Chính Sử Trung Hoa là bộ 'Ngụy Thư’ của Ngụy Thu (506 - 572) triều Bắc Tề (550 - 577) và kế đến là bộ 'Bắc Sử’ của Lý Diên Thọ (? - ?) đời Đường, thì không bộ Sử nào nói Lịch Đạo Nguyên từng tới Giao Chỉ cả.
(Tham khảo:
+ Ngụy Thư. Qu. XXCIX (Qu. 89). Khốc lại truyện. Lịch Đạo Nguyên.
+ Bắc Sử. Qu. XXVII (Qu. 27). Phụ sau phần Truyện của Phạm Lịch, cha Lịch Đạo Nguyên.
+ Cuối Bộ 'Thủy Kinh Chú Sơ của Dương Thủ Kính (1839 - 1915), Hùng Hội Trinh (? - 1936) nhà xuất bản Giang Tô Cổ Tịch Xuất Bản Xã thêm phần 'Phụ Lục' gồm 6 Bài 'Luận', tựa chung là 'Thủy Kinh Chú Lục Luận' luận về tác giả và tác phẩm 'Thủy Kinh Chu. 6 Bài luận này đều do Đoàn Hi Trọng, giáo sư tại Đại Học Sư Phạm Nam Kinh viết.
- Bài thứ 3 tựa là 'Lịch Đạo Nguyên Chi Sinh, Tốt Niên Đại, Gia Thế, Sĩ Lý cập Trứ Tác'.
['Năm Sinh, Năm Mất của Lịch Đạo Nguyên, Gia Thế, Đường Làm Quan và việc Trứ Tác'].
- Bài thứ 4 tựa là: 'Thủy Kinh Chú Trứ Tác chi Đặc Điểm'.
['Đặc Điểm của việc Biên Soạn Thủy Kinh Chu].
Duyệt đọc 2 'bài luận' liên quan thân thế sự nghiệp của tác giả 'Thủy Kinh Chu trên đây cũng không thấy chỗ nào nói Lịch Đạo Nguyên từng qua Giao Chỉ cả!
2/. Chuyện thứ hai, bộ 'Thủy Kinh Chú’ là 1 Tác phẩm viết về sông ngòi Trung Hoa, không cần tới Mê Linh (mà thực sự là chưa từng tới đây) Lịch Đạo Nguyên cũng viết như thường.
Nói khác đi, viết như ông Trần Gia Phụng thì độc giả có thể sẽ hiểu sai rằng nhờ đã tới Mê Linh mà khi trở về lại Trung Hoa Lịch Đạo Nguyên mới có 'cái hứng' viết về sông ngòi Trung Hoa.
Mới năm ngoái, năm kia đây tôi cũng đã phê bình ông 'Hàn Lâm' Nguyễn Phú Thứ ở bên Pháp về chuyện Lịch Đạo Nguyên tới Giao Chỉ, bây giờ tới ông Trần Gia Phụng.
Sự kiện 2 ông Nguyễn Phú Thứ, Trần Gia Phụng cùng viết như nhau chứng tỏ 2 ông cùng đọc từ 1 nguồn nào đó. Trước đây, tôi đã hỏi ông Nguyễn Phú Thứ về việc Lịch Đạo Nguyên nhập cảnh Giao Chỉ, và tới tận quê hương của 2 bà Trưng, nhưng không thấy ông trả lời.
- Bây giờ tôi xin hỏi ông Trần Gia Phụng ông căn cứ vào đâu để nói Lịch Đạo Nguyên từng đến Mê Linh, và hơn thế nữa sau chuyến đi này về soạn bộ 'Thủy Kinh Chú’ nữa!
3/. Chuyện thứ ba, vẫn là Chuyện ông Trần Gia Phụng trích dẫn thiếu. Tôi trích dẫn nguyên văn Thủy Kinh Chú ghi chép về 2 vợ chồng bà Trưng Trắc sau đây để độc giả tham khảo:
- '...... Chu Diên Lạc tướng tử - danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ - danh Trưng Trắc, vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khởi tặc, công phá Châu, Quận, phục chư Lạc tướng giai chúc Trắc vi vương, tri. Mê Linh huyện, đắc Giao Chỉ, Cửu Chân nhi. Quận dân nhị tuế điệu phú. Hậu Hán khiển Phục Ba Tướng quân Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Kim Khê cứu tam tuế nãi đắc'.
/ Thủy Kinh Chú. Qu. XXXVII. Diệp Du thủy /.
- '..... Con Lạc tướng huyện Chu Diên - tên là Thi, đi hỏi con gái Lạc tướng huyện Mê Linh - tên Trưng Trắc, làm vợ. Trắc là người can đảm, phụ trợ Thi làm giặc, đánh phá các Châu, Quận, uy phục các Lạc tướng, để tất cả đều để cho Trắc làm vua, Đô ở huyện Mê Linh, được dân ở 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân nộp 2 năm thuế hộ. Sau đó Hán triều sai Phục Ba tướng quân Mã Viện đưa quân đánh dẹp, Trắc, Thi chạy vào vùng hang động Kim Khê, 3 năm (sau) mới trừ được'.
Minh Di án.
Câu 'đắc Giao Chỉ, Cửu Chân nhi. Quận dân nhị tuế điệu phú.' học giả Đái Chấn (1723 - 1777) sửa lại thành: - 'phúc Giao Chỉ, Cửu Chân nhi. Quận dân nhị tuế điệu phu. Nghĩa là:
- 'miễn 2 năm thuế hộ cho dân 2 Quận Giao Chỉ, Cửu Chân'.
Tức sửa chữ 'đắc' ra chữ 'phúc'. 2 chữ này dạng từa tựa, thoáng qua rất dễ lầm. Chữ PHÚC này vốn là chữ 'Phục' (= trở lại), nhưng ở đây phải đọc là 'PHÚC', nghĩa là 'miễn cho, trừ đi’.
Trong 'Thủy Kinh Chú Sơ Dương Thủ Kính và Hùng Hội Trinh dẫn lại Câu hiệu đính trên đây của Đái Chấn, và để trong câu chú thích số [6], đặt cuối Quyển XXXVII (Qu. 37), và 2 ông cũng đồng ý với Đái Chấn.
Tôi xin thêm: - Đái Chấn có lý, miễn thuế thường là hành vi của vua chúa thời cổ khi lên ngôi.
+ Kim Khê cứu. Hậu Hán Thư chép là Cấm Khê cứu.
Ở đây, và suốt bài, Trần Gia Phụng ghi là Cẩm (Câm + dấu Hỏi), có thể là do lỗi đánh máy.
+ Điệu phú. Điệu là thuế đánh theo đơn vị từng nhà (hộ), còn gọi là Hộ thuế, Hộ điệu. Thuế này do Ngụy Vũ đế Tào Tháo (155 - 220) đặt ra sau khi diệt Viên Thiệu (? - 202), khoảng năm 202.
(Tham khảo Văn Hiến Thông Khảo. Qu. III. Điền phú Khảo 3. Lịch đại điền phú chi chế).
Bộ 'Tân Đường Thứ của Âu Dương Tu (1007 - 1072) chép:
- 'Hàm Thông......
Tam niên.....
Thất nguyệt, Tân mão Sóc, Nhật hữu thực chi. Miễn An Nam hộ thuế, đinh tiền nhị tuệ
/ Tân Đường Thự Qu. IX. Bản kỉ. Ý tông /.
- 'Niên hiệu Hàm Thông......
Năm thứ 3......
Tháng 7, ngày Tân mão, mồng 1, Nhật thực. Miễn cho An Nam 2 năm thuế hộ, thuế thân'.
+ Ở trên, những chữ tôi gạch dưới là những chữ ông Trần Gia Phụng trích dẫn thiếu.
Ở đây là ông Trần Gia Phụng chép lại từ người khác mới ra vậy, vì nếu đọc thẳng từ nguyên tác ông Trần Gia Phụng phải biết nguyên tắc trích dẫn là khi lược bỏ 1 câu nào, 1 đoạn nào thì ông phải thay vào đó những cái chấm... Trong đoạn văn trên của ông tôi không thấy những cái chấm ở đâu hết!
Ở đoạn trước, tôi nói ông Trần Gia Phụng và ông Nguyễn Phú Thứ cùng căn cứ 1 nguồn tài liệu viết về Lịch Đạo Nguyên cho nên mới sai như nhau.
Ở đây, lại thêm một chứng cứ nữa về việc nói trên:
Ông Nguyễn Phú Thứ cũng đã trích dẫn đoạn văn trên của Tập 'Thủy Kinh Chú’, và cũng thiếu mất mấy câu như ông Trần Gia Phụng ở đây, tức mấy câu mà tôi gạch dưới ở đoạn dẫn trên, tức các câu 'công phá Châu, quận, phục chư Lạc tướng, giai chúc Trắc vi vương, tri. Mê Linh huyện, đắc Giao Chỉ, Cửu Chân nhi. Quận dân nhị tuế điệu phú. Hậu......'.
Và đây là chưa kể Nguyễn Phú Thứ và Trần Gia Phụng đều một giọng như nhau rằng: - Lý Hiền là người của thế kỉ thứ 8, thay vì thứ 7 như tôi đã chứng minh.
+ Về phần dịch văn thì câu 'tương Thi khởi tặc' của 'Thủy Kinh Chú’ trên đây Trần Gia Phụng dịch là 'cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc'.
Thực không có gì sai bằng!
Chữ 'tương' ở đoạn trên cũng là chữ 'tướng' (Võ quan chỉ huy quân đội), nhưng trong mạch văn phải đọc là 'tương', có nghĩa là 'giúp đỡ, phụ trợ’.
Và như vậy, câu 'tương Thi khởi tặc' phải dịch là 'phụ trợ Thi làm giặc'.
Ông Trần Gia Phụng cứ nhắm mắt dựa theo ông Nguyễn Phương dịch chữ 'tương' là 'cùng', mà không biết chữ 'tương' nghĩa là 'cùng' Hán văn viết khác chữ 'tương' nói trên. Chữ 'tương' này có 1 âm nữa là 'tướng', là người đứng đầu các quan, như Tể tướng, Thừa tướng, Tướng quốc......
+ Và rồi, ở đoạn dẫn trên, ngoài trích dẫn 'thiếu’, ông Trần Gia Phụng cũng trích dẫn 'thừa’ ra 1 chữ 'tứ’ trong câu 'Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc'. Việc trích dẫn nguyên tác thiếu cũng như thừa của ông Trần Gia Phụng cho thấy rõ ông không đọc tận nguồn (Hán văn).
Cũng về kiến thức sai lạc về nhân vật lịch sử, Trần Gia Phụng có đoạn viết về việc Quang Vũ đế sai Mã Viện đi đánh 2 Bà Trưng ở Giao Chỉ như sau:
- 'Cần chú ý, lúc đó Mã Viện đã về hưu trí, nhưng vua nhà Hán phải mời Mã Viện ra cầm quân trở lại để bình định cô? Việt, đủ thấy sức kháng cự của Hai Bà Trưng rất mạnh mẽ làm cho nhà Hán phải lo ngại gởi một danh tướng đi đánh dẹp'.
Tôi xin hỏi ông Trần Gia Phụng, căn cứ vào đâu ông nói là lúc được sai qua Giao Chỉ đánh dẹp 2 Bà Trưng 'Mã Viện đã về hưu tri’
Tôi đọc 'Hậu Hán Thư’ thì không thấy chỗ nào chép là lúc đó, năm Kiến Vũ thứ 17 (là năm 41) Mã Viện đã về hưu như ông viết cả! Lúc đó Mã Viện (14 tr. Cn - 49) 55 tuổi (ta).
Tôi lại đọc tuổi về hưu của quan chức của 2 thời kỳ Tây Hán và Đông Hán (tức Hậu Hán) trong 2 tác phẩm 'Tây Hán Hội Yếu’, 'Đông Hán Hội Yếu’ của Từ Thiên Lân (? - ?), học giả khoảng cuối triều Nam Tống (1127 - 1279) thì chỉ thấy viết là chỉ khi nào già-và-bệnh quan chức mới về trí sĩ mà thôi.
(Tham khảo:
- Tây Hán Hội Yếu. Qu. XLII (Qu. 42). Chức quan 12. Trí sĩ.
- Đông Hán Hội Yếu. Qu. XXV (Qu. 25). Chức quan 7. Trí sĩ).
Duyệt 'Hậu Hán Thư’ chỉ thấy mỗi đoạn như sau:
- '... Nhị thập tứ niên, Vũ Uy tướng quân Lưu Thượng kích Vũ Lăng Ngũ Khê man di, thâm nhập quân một! Viện nhân phục thỉnh hành, thời niên lục thập nhị. Đế mẫn kỳ lão, vị hứa chi! Viện tự thỉnh viết: - Thần thượng năng bị giáp, thướng mã.
Đế lệnh thí chi, Viện cứ yên cố phiến dĩ thị khả dụng. Đế tiếu viết: - Quắc thước tai thị ông dã!'.
/ Hậu Hán Thự Qu. XXIV. Mã Viện truyện /.
- '... Năm thứ 24, Vũ Uy tướng quân Lưu Thượng đánh dân man Ngũ Khê ở Vũ Lăng, quân binh tiến sâu vào đất man đều tử trận! (Mã) Viện nhân đó xin đi dẹp, lúc đó ông 62 tuổi. Vua thương ông già, không cho đi! Viện (vào) tự xin (vua), nói rằng: - Thần còn mặc giáp, cỡi ngựa được.
Vua ra lệnh thử, Mã Viện ngồi trên yên, ngoảnh lại nhìn chăm chăm, cho thấy là mình còn dùng được. Vua cười, nói: - Ông già này thực là hùng dũng!'.
Lúc này Mã Viện đã 62 tuổi, tức 7 năm sau khi qua Giao Chỉ. Ta thấy, đoạn văn trên chỉ chép là vì thấy Mã Viện già nên Quang Vũ đế không cho đi, chứ chẳng hề nói Mã Viện đã về hưu.
Ở đoạn tiếp theo đó 'Hậu Hán Thư’ cho biết là Mã Viện được lệnh đi dẹp giặc, để qua năm sau khoảng đầu mùa Hè (tháng 3) Mã Viện nhiễm bệnh dịch ở vùng Ngũ Khê, chết trong quân, đúng với sở nguyện 'lấy da ngựa bọc thây’ của ông:
'Nam nhi yếu đương tử ư biên dã, dĩ mã cách khỏa thi hoàn táng nhĩ, hà năng ngọa sàng thượng tại nhi nữ tử thủ trung giá’.
(Sd. Mã Viện truyện).
'Nam nhi thì phải chết ở chốn biên cương, lấy da ngựa bọc thây đem về chôn, sao lại có thể nằm trên giường, chết trong tay đàn bà con trẻ được?'.
Mã Viện cùng từng nói:
- 'Trượng phu vi chí, cùng đương ích kiên, lão đương ích tráng'.
(Sd. Mã Viện truyện).
- 'Kẻ trượng phu lập chí, gặp lúc khốn cùng thì càng phải cứng cỏi hơn, chừng tuổi già thì càng phải mạnh mẽ hơn'.
- Một con Người như thế thì làm thế nào chịu về hưu được, nếu như có qui định tuổi về hưu, chứ đừng nói là ở đây không có qui định nào cả ngoài lý do bệnh.
(Ngoài ra, thời cổ có 2 lí do để về trí sĩ, một là phụng dưỡng cha mẹ già, hai là cư tang cha mẹ).
Sau cùng, hẳn ông Trần Gia Phụng cũng biết câu:
Phận trai già ruổi chiến trường,
Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về.
Danh tướng Ban Siêu (32 - 102) ở vùng Tây vực 29 năm, từ năm 73 tới năm 102 mới trở về - tức từ năm 42 tuổi (ta) đến năm 71 tuổi, về được ít lâu thì bệnh chết. Như vậy, ở đây vì bệnh cho nên Ban Siêu mới về mà thôi.
Tóm lại, chuyện ông Trần Gia Phụng nói khi đem quân qua Giao Chỉ 'Mã Viện đã về hưu trí’ là 1 chuyện hoàn toàn sai lạc, không có 1 chứng cứ nào cả, ngoài một Sự tự hào về dân tộc, một Sự tự hào nhiều lúc đến lố bịch! Sự tự hào lố bịch nào rồi cũng dẫn tới cái hố 'bóp méo Lịch sử’.
*
&. Lập luận của ông Trần Gia Phụng.
Sau hết, tôi nói về sự lập luận của ông Trần Gia Phụng, lập luận của ông Trần Gia Phụng ở đây liên quan tên thực của chồng bà Trưng Trắc.
Ai cũng đều rõ, từ trước tới giờ ở học đường chúng ta vẫn dạy học sinh tên chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách.
1/. Tên 'Thi Sách' khởi đi từ Phạm Việp (398 - 445) trong 'Hậu Hán Thư’, tuyệt đối không là từ một đoạn chú thích bộ 'Hậu Hán Thư’ của Lý Hiền - như ông Trần Gia Phụng đã viết dựa theo kiến thức sai bét của Nguyễn Phương.
2/. Sau Phạm Việp chưa tới 100 năm, Lịch Đạo Nguyên (469 - 527), qua 1 đoạn văn tôi vừa dẫn trong 'Thủy Kinh Chú’ trên đây, xác định tên chồng bà Trưng Trắc là 'Thi’.
(Theo Đoàn Hi Trọng (đã dẫn trước đây) Lịch Đạo Nguyên khởi soạn Bộ 'Thủy Kinh Chu vào khoảng năm 515, hoàn tất trong khoảng 3 năm cuối đời ông, tức từ 524 đến 527).
Điều này mãi cho tới Triệu Nhất Thanh (1710, hoặc 1711 - 1764) mới được nêu lên, và được các học giả tán đồng.
Về việc khám phá nói trên ông Trần Gia Phụng viết như sau:
- 'Người phát hiện ra sự lầm lẫn về tên chồng bà Trưng trong chú thích của thái tử Hiền là học giả Huệ Đống, vào thế kỷ 18, dưới đời nhà Thanh (Trung Hoa). (15) Khi so sánh chú thích của thái tử Hiền trong Hậu Hán thư và câu văn nguyên thủy của Thủy kinh chú, Huệ Đống viết như sau: ''Cứu Triệu Nhất Thanh (16) viết ''Sách thê do ngôn thú thê. Phạm sử tác: ''Giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê mậu hỉ. Án Thủy kinh chú ngôn ''tương Thi, ngôn ''Trắc Thi, minh chỉ danh Thi (nghĩa là: ''Xét Triệu Nhất Thanh nói ''Sách thê còn có nghĩa là ''cưới vơ; các sử học Phạm chép ''Gả làm vợ người Châu Diên là Thi Sách'' là sai. Xem Thủy kinh chú thấy nói ''tương Thi, rồi nói ''Trắc Thi, chỉ rõ ràng tên ông đó là Thi (17)'.
Coi câu ghi chú '(17)' của ông Trần Gia Phụng:
- '(17) Nguyễn Phương trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa, sd. tr. 179. Theo sử gia Nguyễn Phương, ông đọc được lời phê bình của Huệ Đống ở phần ''Phụ lục'' quyển 54 của Hậu Hán thư trong bản in của Nghệ Văn Ấn Thư Quán, Hương Cảng, 1952'.
Trước khi đi xa hơn tôi xin nói về những chỗ sai trong những đoạn dịch của Nguyễn Phương mà ông Trần Gia Phụng chép lại trên đây.
1/. Câu 'Cứu Triệu Nhất Thanh...'.
- Tại sao lại có chữ 'Cứu’ lọt vào đây kìa? Cái ông được ông Trần Gia Phụng tâng bốc, đưa lên tới mây xanh thành 'sử gia’ lại có thể sai đến như thế sao?
Hoàng Sơn (? - ?) thời Dân Quốc (1911 - 1949), trong phần 'Hiệu bố’ đặt ở cuối Qu. XXIV của Bộ 'Hậu Hán Thư Tập Giảí của Vương Tiên Khiêm (1842 - 1917), lược lại vấn đề như sau:
- '..... Trắc vi nhân thậm hùng dũng, tương Thi khởi tặc, Mã Viện tương binh thảo, Trắc, Thi tẩu nhập Kim Khê Cứu. Triệu Nhất Thanh viết: - Sách thê do thú phụ......'.
- '... Trắc là người rất hùng dũng, phụ trơ. Thi làm giặc, Mã Viện đem quân đánh dẹp, Trắc, Thi chạy vào vùng hang động Kim Khệ Triệu Nhất Thanh nói: - (Nói) kiếm vợ như nói cưới vơ......'.
Ta thấy, chữ 'Cứu’ ở đây là 1 thành phần của tên 'Kim Khê Cứu’, ông 'sử gia’ lại ngắt nó ra, để ở đầu câu sau, thành 'Cứu Triệu Nhất Thanh'. Chữ 'Cứu’ nghĩa là 'vùng hang động khe suối’.
2/. Triệu Nhất Thanh nói 'thú phú’, không nói 'thú thế’ như Nguyễn Phương viết.
Không phải là lỗi nặng nhưng thiếu sự chính xác khi trích dẫn văn của người! Đáng nói ở đây là nó cho thấy sự bị động, sự bất lực, của Trần Gia Phụng trong việc đi tìm sự thực Lịch sử.
3/. Về phiên dịch, tôi thấy nguyên văn là 'Phạm sử tác....' mà ông Nguyễn Phương dịch - và ông Trần Gia Phụng dẫn lại, là 'các sử học Phạm chép....'. Câu dịch này thực tối nghĩa!
Câu này rất giản dị là: - 'Bộ Sử của họ Phạm chép....'. Và chúng ta đều rõ, 'Bộ Sử’ nói đây tức bộ 'Hậu Hán Thư’, và 'họ Phạm' đây tức Phạm Việp. 1 câu quá sức giản dị!
Trần Gia Phụng dẫn lại có lầm chăng? Nếu không lầm thì đúng là Nguyễn Phương ú ớ.
Và ở đây, qua câu nói trên, có thể thấy Triệu Nhất Thanh chỉ đề cập 'Hậu Hán Thư’, mà không đề cập câu Lý Hiền lập lại từ 1 đoạn viết về Bà Trưng Trắc ở Quyển XXCVI bô. Sử nói trên, vì lẽ Triệu Nhất Thanh có đọc suốt Bộ 'Hậu Hán Thứ, bởi vậy, ông biết rất rõ sư. Sai lầm bắt nguồn từ đâu: - từ Phạm Việp, chứ không từ Lý Hiền.
Ông Nguyễn Phương không biết đoạn viết ở Quyển XCVI Bộ 'Hậu Hán Thư’, chỉ biết được Câu Lý Hiền lập lại, để từ đó 'đổ riệt' cho ông Chương Hoài Thái Tử Lý Hiền là đầu mối của sai lầm tên Đặng Thi thành Đặng Thi Sách.
Và rồi, ông Trần Gia Phụng lại theo ông Nguyễn Phương mà 'đổ riệt' thêm lần nữa cho Lý Hiền cái 'tội’ kể trên! Thiệt là oan!
Sự 'đổ riệt' này cho thấy ông Nguyễn Phương chưa đọc tới 'Nam Man, Tây nam di truyện' trong bộ 'Hậu Hán Thư’, nếu đọc tới thì ông đã không nói rằng Lý Hiền truyền cái sai lầm về tên của chồng Bà Trưng Trắc.
(Trong 'Quan Bản' Bộ 'Hậu Hán Thư’ ông Nguyễn Phương căn cứ - như tôi đã dẫn giải qua ở 1 đoạn trước đây, mục 'Nam Man, Tây nam di truyện' là ở Quyển CXVI (Qu. 116). Minh Di).
Sau hết, ông Trần Gia Phụng nói Huệ Đống là người đầu tiên (có phải ý ông là như thế không?) đã 'phát hiện ra sự lầm lẫn về tên chồng bà Trưng'.
Nếu thế thì xin ông Trần Gia Phụng cho biết 'vị tri của học giả Triệu Nhất Thanh rồi ở chỗ nào trong việc 'phát hiện' này?
- Nếu như nói rằng Huệ Đống là người đầu tiên phát hiện sự việc, nhưng Huệ Đống lại viện dẫn Triệu Nhất Thanh, như vậy có phải là học giả họ Triệu này thừa ra không?
Tôi thấy, nói cho đúng thì Trần Gia Phụng phải nói thế này:
- 'Huệ Đống là người đầu tiên phát hiện ra người đầu tiên phát hiện ra Sự lầm lẫn về tên chồng bà Trưng Trắc'.
Nói như vậy thì mới chính xác và công bình với học gia? Triệu Nhất Thanh.
Hơn nữa, trong cuốn 'Thủy Kinh Chú Sơ trứ danh tôi không thấy 2 tác gia? Dương Thủ Kính và Hùng Hội Trinh đề cập gì tới Huệ Đống cả. Các học gia? Trung Hoa khi đề cập Vấn đề này cũng chỉ nhắc tới Triệu Nhất Thanh mà thôi!
Là 1 Địa lý học gia, Triệu Nhất Thanh đã tổng hợp thành quả nghiên cứu 'Thủy Kinh Chu của Thầy học mình là Sử học gia Toàn Tổ Vọng (1705 - 1755) và học gia? Thẩm Bính (? - ?) mà soạn thành Tác phẩm 'Thủy Kinh Chú Thích'. Tác phẩm này, ngoài phần trưng dẫn cực kỳ uyên bác còn đính chánh được những lầm lẫn, biện biệt được những Sai sót của người trước. Và, sau cùng cần nói thêm 1 điểm nữa là trước Triệu Nhất Thanh, bộ 'Thủy Kinh Chú’ phần Kinh, phần Chú lẫn lộn, và ông đã là người đầu tiên tách rời 2 Phần này ra, sắp xếp lại cho mạch lạc.
Công của ông đối với việc nghiên cứu 'Thủy Kinh Chú’ không phải nhỏ!
Cũng về sự lầm lẫn về tên của chồng 2 bà Trưng ông Trần Gia Phụng viết:
- 'Cách viết của thái tử Hiền về tên chồng bà Trưng dẫn đến cách viết của các tác giả Việt, từ Việt điện u linh tập, đến Việt sử lược, (14) qua Lĩnh Nam chích quái, rồi đến các bộ chính sử Toàn thư và Cương mục, nghĩa là các sách này đều cho rằng chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sự lầm lẫn này không phải do các tác giả Việt tự ý viết ra, mà do ảnh hưởng của lời chú thích Hậu Hán thư của thái tử Hiền bên Trung Hoa’.
Sử gia thời cổ sức học uyên thâm, dĩ nhiên các vị đó đọc suốt cả Bộ 'Hậu Hán Thư’, không đọc lởm chởm như ông 'sử gia’ Nguyễn Phương, và cái Sai của các vị về tên chồng Bà Trưng Trắc là vì căn cứ 'Hậu Hán Thư’ - từ Sử gia Phạm Việp, không phải bắt nguồn từ học giả Lý Hiền, như các ông Nguyễn Phương, Trần Gia Phụng cứ một mực mà 'đổ riệt' cho người (Lý Hiền) đâu!
Cung cách làm việc của ông Trần Gia Phụng đại khái là nghiêm cẩn, nói có trưng dẫn, điều này chứng tỏ ông có sự thận trọng khi viết. Đáng tiếc, sự nghiêm cẩn này rồi chỉ giới hạn trong vòng trích dẫn lại theo người một cách thụ động, máy móc, như đã thấy.
Cho nên kết quả của sự thận trọng này rất bấp bênh, nếu không nói là nhiều lúc rồi không mang lại kết quả như ý muốn, nếu không muốn nói là sai lạc. Bởi một lẽ rất giản dị là Trần Gia Phụng không kiểm chứng được những gì người ông căn cứ viết, ở đây, đã biết, là ông Nguyễn Phương.
Người ta đúng thì may cho ông, người ta sai thì dĩ nhiên là chẳng may cho ông, và cho cả những độc giả từ trước tới giờ vẫn tin vào ông!
Về Cổ Sử Việt Nam và Trung Quốc, chừng nào ông Trần Gia Phụng chưa đọc thẳng - nói rõ ra là đọc 'tận nguồn' (Hán văn), chừng đó ông Trần Gia Phụng vẫn tiếp tục Sai những cái Sai như tôi đã dẫn ở đây, những cái Sai rất căn bản! Đây là 1 khẳng định!
- Còn nói 'đại khái nghiêm cẩn' thôi là bởi còn một vài sự kiện quan trọng ông Trần Gia Phụng chỉ đưa ra khơi khơi, không trưng ra được chứng cứ nào cả, chẳng hạn sự việc Lịch Đạo Nguyên đến Giao Chỉ, và lại đến tận Mê Linh, khảo sát! Kế đến là năm được sai qua Giao Chỉ đánh dẹp 2 Bà Trưng Mã Viện đã về hưu trí! Đây là 2 Sự kiện không thể nói khơi khơi, hoặc suy đoán, mà không đứng trên 1 nền tảng nào.
Người ta nói Lịch sử là 'Lịch sử phỏng đoán' (Histoire conjecturée), nhưng phỏng đoán nào nữa cũng phải dựa trên 1 số kiến thức nào đó, chứ không là phỏng đoán hỏng cẳng.
Người ta nói 'LẬP LUẬN' là nói tới một 'Cái Nền', một 'Chỗ để đứng', nhưng rồi ở đây tôi thấy Trần Gia Phụng chẳng có chỗ nào để đứng cả!
Minh Di.
Vu Xứ. Bất Túc Trưng Thư Trai.
01 tháng 9. Ngày xuân đầu tiên ở Úc Châu Trời Nam.
19 giờ đúng.
Mậu Tý.
Bát nguyệt (tiểu). Sơ nhị.
Bạch Lộ tiền lục nhật.
Thư Mục.
[1]. Hán Thư.
Đông Hán. Ban Cố.
Đường. Nhan Sư Cổ chú.
Trung Hoa Thư Cục 1983 / 4.
[2]. Hậu Hán Thư Tập Giải.
Lưu Tống. Phạm Việp.
Thanh. Vương Tiên Khiêm tập giải.
Dân Quốc. Hoàng Sơn hiệu bổ.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1984 / Sợ
[3]. Tấn Thư.
Đường. Lý Thế Dân (Đường Thái tông).
[4]. Ngụy Thự
Nam Bắc triều - Bắc Tề. Ngụy Thụ
[5]. Bắc Sử.
Đường. Lý Diên Thọ.
[6]. Tân Đường Thự
Bắc Tống. Âu Dương Tụ
4 bô. Chính sử ghi số hạng [3]. [4]. [5]. [6] trên đây:
Nhị Thập Ngũ Sử Bản.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1991 / 8.
[7]. Tư Trị Thông Giám.
Bắc Tống. Tư Mã Quang.
Nguyên. Hồ Tam Tỉnh chú.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1987 / 7.
[8]. Tây Hán Hội Yếu.
Nam Tống. Từ Thiên Lân.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã 2006 / Sợ
[9]. Đông Hán Hội Yếu.
Nam Tống. Từ Thiên Lân.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã 2006 / Sợ
[10]. Văn Hiến Thông Khảo.
Nguyên. Mã Đoan Lâm.
Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã 2000 / Sợ
[11]. Quảng Đông Tân Ngữ.
Thanh. Khuất Đại Quân.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1997 / 2.
[12]. Trung Quốc Thông Sử Giản Biên (Tu đính bản).
Phạm Văn Lan.
Nam Quốc Xuất Bản Xã (HC) Không ghi năm xuất bản.
[13]. Thủy Kinh Chú Sớ.
Tây Hán. Tang Khâm (truyền thuyết).
Nam Bắc triều - Bắc Ngụy. Lịch Đạo Nguyên - Chú.
Dân Quốc. Dương Thủ Kính & Hùng Hội Trinh - Sớ.
Giang Tô Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1999 / 2.
[14]. Trung Quốc Địa Danh Từ Điển.
1 nhóm các Viện, Sở nghiên cứu và Đại học biên soạn.
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã 1994 / 3.
[15]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. (Tần. Tây Hán. Đông Hán thời kỳ).
[16]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. (Đông Tấn. Thập Lục Quốc. Nam Bắc Triều thời kỳ).
2 Tập Bản đồ Lịch sử ghi số hạng [15]. [16] trên đây:
Đàm Kỳ Tương chủ biên.
Trung Quốc Địa Đồ Xuất Bản Xã (TQ) 1996 / 3.
[17]. Trung Quốc Độ Lượng Hành Sử.
Dân Quốc. Ngô Thừa Lạc.
Thượng Hải Thư Điếm 1984 / Sợ
[18]. Tiên Tần Chư Tử Hệ Niên.
Tiền Mục.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1985 / Sợ
[19]. Trung Quốc Lịch Đại Danh Nhân Từ Điển.
Nam Kinh Đại Học Lịch Sử Hệ Biên ta? Tổ.
Giang Tây Nhân Dân Xuất Bản Xã 1982 / Sợ
[20]. Mạnh Tử Chính Nghĩa.
Thanh. Tiêu Tuần.
Thượng Hải Thư Điếm (TQ) 1992 / 2.
[21]. Từ Hải (Hợp đính Bản. 1947 Bản).
Chủ biên. Thư Tân Thành. Thẩm Dị Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.
Trung Hoa Thư Cục (HC) 1983 / trùng ấn.
[22]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản).
Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính Tổ.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC) 1987 / Sơ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire