caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 8 septembre 2019

Chương trình đọc và nghe đọc truỵên hay với truỵên dài của Phạm Kim Vinh, Cái Chết Của Nam Việt Nam.

Kính mời quý anh chị cùng đọc một quyển truyện lịch sử về chiến tranh của miền Nam Việt Nam.
Nếu tác giả cho một phần tưạ của quyển sách là Cái Chết thì có lẽ không đúng lắm.
Nhưng nếu đứng về phương diện tâm linh thì có lẽ khi nói đến Cái Chết là được Sống Mãi trong lòng của những người yêu quý nó.
Đọc quyển sách này, quý anh chị sẽ hiểu thêm tại sao quân đội miền Nam rất dũng cảm để bảo vệ mảnh đất của cha ông mình giành cho mình mà ̣đành phải mất nó vào tay người anh em không cùng chiến tuyến.
Chúng ta không có vị trí tự do hành động và lại bị báo chí ngoại quốc xuyên tạc để biến những chiến thắng thành những bất công mà người lính miền nam luôn bị hiểu lầm.
Sau này, ở những tài liệu phim ảnh các nước khác như nước Đức đã có những đoạn phim chân thật hơn quay lại những cảnh Việt Cộng bị hạ mà không có những commentaires ngược chiều.
Miền Bắc xâm lược miền Nam là điều không ai có thể chối cãi và cái chiến thắng đó ngày hôm nay chắc chấn cũng không ai chối cãi được là tại sao từng mảnh đất quê hương đã thay dần bởi những người chủ mới một cách âm thầm.
Nếu chúng ta có những phương tiện thông tin như ngày hôm nay là nguồn Internet thì chúng ta khó mà bị sa lưới một cách thảm hại mà không được ai bênh vực lúc buông súng không tự nguyện,
Caroline Thanh Hương

Résultat de recherche d'images pour "Cái Chết Của Nam Việt Nam"
Đọc Sách Cái Chết Của Nam Việt Nam, tác giả Phạm Kim Vinh

Nghe đọc truyện

Cái chết của Nam Việt Nam - Phạm Kim Vinh (Tám tình tang đọc

Postby chu8ha » 22 Sep 2012

Phạm Kim Vinh không còn nữa

Lời giới thiệu: Nhà báo Phạm Kim Vinh vừa từ-giã chúng ta ở tuổi 68. Ông mất vào sáng ngày 25-1 vừa qua tại Fountain Valley, California. Được biết như một nhà bỉnh-bút trực-ngôn, phê-bình thẳng thắn, ký tên Trương Tử Phòng, ông cũng đã đụng chạm không ít người trong thời-gian còn miền Nam tự do vì những bài phân-tích hay xã-luận thẳng thừng của ông trên tờ Chính Luận ở Sàigòn. Ra hải-ngoại, ông vẫn tiếp-tục viết với một tốc-độ phi thường, trong các lãnh-vực chính-trị, ngoại-giao và quân-sự để theo ông là bảo-vệ chính-nghĩa của người Việt quốc-gia, phơi bầy thực-chất của chính-sách Mỹ đối với miền Nam tự do và tố-cáo cái mà ông cho là những hèn kém của cả đôi bên, cả phía Quốc-gia lẫn phía Cộng-sản. Sau đây là bài nhận-định của ký-giả Tâm Việt về sự đóng góp của ông Phạm Kim Vinh... Năm 1975 khi ông rời miền Nam sang định cư ở Hoa-kỳ, tóc ông đã trắng xóa. Dù như ông định cư ở Quận Cam thuộc bang California, ông ít khi tham-gia vào những sinh-hoạt ồn ào ở nơi được mệnh danh là "thủ-đô tỵ nạn." Trái lại, vì con ông phần lớn đã trưởng-thành và có sự-nghiệp riêng rồi nên ông gần như bỏ toàn-thời ra viết sách. Trong 25 năm ông ở hải-ngoại, mặc dầu có một nguồn tin cho rằng ông đã hoàn-tất 37 cuốn sách, riêng cá-nhân chúng tôi đếm thì cũng được chừng 25 cuốn, nghĩa là ít nhất một cuốn một năm từ ngày ông rời nước ra đi. Điều này đủ nói lên sự thiết tha của ông đối với vận-mệnh của quê hương và tấm lòng của ông đối với những thành-phần mà ông cho là bị thiệt thòi hay hiểu lầm. Trong những sách của ông, người ta thấy có ít nhất là năm loại: Loại thứ nhất là những sách trong đó ông tìm hiểu về sự sụp đổ của miền Nam, một miền đất mà ông cho là có một mô-thức xã-hội hơn hẳn mô-thức xã-hội-chủ-nghĩa ở miền Bắc, tóm lại một xã-hội và chế-độ có chính-nghĩa về phía mình dù như trước năm 75 ông là một trong những tiếng nói chỉ-trích mạnh nhất về xã-hội đó. Vì ông không phải là chứng-nhân những ngày cuối cùng của miền Nam tự-do, ông đã tìm cách thu thập các dữ-kiện về những ngày này qua các hồi-ký hay phóng-sự do chính những chứng-nhân về sự sụp đổ của Việt-nam Cộng-hòa viết ra. Do vậy nên cuốn đầu tiên ông viết ở hải-ngoại là cuốn "Vĩnh-biệt Sài-gòn," trong đó ông kể lại, tóm lược những nét chính, những nhận-định quan-trọng nhất rút ra từ một số sách do các ký-giả người Pháp, người Mỹ, người Anh, người Đức viết sau khi họ chứng-kiến việc vào thành của Quân-đội Nhân-dân miền Bắc và những ngày đầu của chế-độ đó ở trong Nam. Về sau, cũng trong tinh-thần này, ông dịch cuốn "Cruel Avril" của Olivier Todd, ký-giả của tờ Express ở Pháp, nhưng ông đã lược đi khoảng 1 phần tư cuốn sách của nguyên-tác-giả vì ông cho là ông muốn dịch "theo tinh-thần của người Việt Quốc-gia." Chính vì những lựa chọn như thế này mà có người trách ông là không hoàn-toàn khách-quan nếu không muốn nói là đã quá chủ-quan hay thiên lệch, một chiều! Nhưng ngòi bút Phạm Kim Vinh là một ngòi bút như thế, hắc bạch phân minh và ông có rất ít kiên-nhẫn đối với những người mà ông cho là "đâm sau lưng chiến-sĩ" hoặc mơ hồ đối với kẻ địch, tức là người và nhất là chế-độ Cộng-sản kiểu Stalinít ở Việt-nam vào lúc bấy giờ. Cũng vì thế mà ông cũng lại là tác-giả cuốn "Phê bình tài-liệu Đại Thắng Mùa Xuân," tức hồi-ký của tướng Văn Tiến Dũng về chiến-dịch Hồ Chí Minh, chiến-dịch cuối cùng đã đưa người Cộng-sản miền Bắc vào hoàn-tất việc xâm-chiếm miền Nam và nhân thể, loại bỏ luôn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng như chính-phủ lâm-thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam của phía Cộng-sản. Loại sách thứ hai ông viết nhằm phanh phui cái mà ông gọi là "Những bí ẩn về cái chết của Việt Nam Cộng-hòa". Trong loại này ta phải kể một loạt những tác-phẩm mà ông còn viết cả bằng tiếng Anh với dụng-ý nói thẳng với người đồng-minh năm xưa là họ đã sai và điều này sẽ dẫn họ đến những hậu-quả không tốt: đó là những sách như "The Politics of Selfishness: Vietnam, the Past as Prologue" mà ta có thể tạm-dịch là "Chính-trị ích kỷ: Trường-hợp Việt Nam, quá-khứ như một tiền-đề," cuốn "The Shrinking of America," "Sự teo lại của nước Mỹ," và một cuốn sách viết bằng tiếng Pháp, "Le déclin de l'Amérique," "Sự suy đồi của nước Mỹ." Cũng trong chiều hướng này ông có những cuốn như "Chính trị Mỹ sau vụ phản bội VNCH" và "Chính trị con buôn của nước Mỹ: Nước mắt Sài-gòn, giọt lệ Kabul." Là một cựu-quân-nhân-trước khi trở thành nhà báo và giảng-viên ở hai trường Cao Đẳng Quốc Phòng ở Sài-gòn và Chiến Tranh Chính Trị ở Đà Lạt, ông đã từng là Đại-úy trong Quân-lực VNCH-ông xót xa cho một quân-đội bị hiểu lầm và đánh giá sai nên ông cũng viết một loạt sách nhằm giành lại danh-dự cho đồng-đội và quân-đội của ông. Đó là những cuốn như "Lịch sử cuộc chiến đấu của Quân lực VNCH," "The Vietnam War Re-written" (nghĩa là "Lịch-sử Chiến-tranh Việt-nam viết lại"), "Thiên anh hùng ca viết cho Quân lực VNCH" hay "Chiến tranh Việt Nam: Những huyền thoại và thực tại." Cùng lúc, ông cũng thấy có bổn-phận viết, lên tiếng để bảo vệ danh-dự cho những chiến-hữu đồng-minh của ông, do đó nên ông còn có cuốn "In Their Defense: U.S. Soldiers in the Vietnam War" ("Lên tiếng thay cho các quân-nhân Mỹ trong chiến-tranh Việt-nam"). Đây, theo ông, không phải là một nỗ lực tô vẽ lại một sự thực bi đát của cuộc chiến ở Việt Nam, sự thất trận của quân-đội miền Nam và quân-đội đồng-minh. Đây, theo ông, chỉ là đem trả lại công-bằng cho những người đã hy sinh nhiều nhất, những người đã đem mạng sống ra bảo vệ tự do dù cuối cùng đã không thành công nhưng vẫn đã làm điều phải, do đó vẫn đáng những khải-hoàn-môn trong tâm tưởng của người dân, như nhà văn Lê Tất Điều đã mô-tả trong sách "Thư về Bloomington, Indiana." Đó là về quá-khứ. Nhìn vào hiện-tại, ông một đằng lên tiếng chống lại những vi-phạm nhân-quyền ở quê nhà, nhất là trong những năm tệ-hại nhất ngay sau khi miền Bắc chiếm xong miền Nam và lùa cả trăm nghìn người vào trại tù nhưng lại được mỹ-hóa bằng danh-từ "học tập cải tạo." Đó là những cuốn sách như "The Vietnamese Holocaust and the Conscience of Civilized Nations," ("Cuộc tàn-sát ở Việt Nam và lương-tâm của các nước văn-minh trên thế-giới"). Mặt khác, ông lại kể về "Lịch-sử hai cuộc di cư vĩ đại," tức cuộc di cư 1954 của người miền Bắc vào Nam và cuộc di cư sang Mỹ và thế-giới tự do từ năm 1975 đến nay. Cùng lúc, ông tìm cách bảo vệ văn-hóa Việt Nam không những ở hải-ngoại trước sự Mỹ-hóa, Tây-hóa của nhiều người, nhất là của giới trẻ Việt Nam, mà còn chống luôn cả sự xâm-nhập của văn-hóa Cộng-sản mà ông cho là đang làm suy đồi văn-hóa truyền-thống của người Việt. Vì vậy nên có những tác-phẩm như "Culture in Exile: The Vietnamese Experience" (Văn-hóa trong lưu đày: Kinh-nghiệm Việt Nam") và cuốn "Văn hóa dân tộc và văn hóa lưu vong." Để cho con em chúng ta hãnh diện và giữ đuợc nguồn gốc, ông cũng viết cuốn "Vietnam: The Country and the People" ("Việt Nam: Đất nước và dân-tộc"), có lẽ cùng tham-vọng với Lâm Ngữ-đường khi ông này viết về dân-tộc Trung-hoa của ông trong cuốn "My Country and My People." Cuối cùng, dù như ông biết là đời ông sẽ không về được một nước Việt Nam tự do, dân-chủ, không Cộng-sản, ông cũng mơ đến một "Nước Việt Nam thứ 3." Nhưng có thể nói là đến đây, cái nhìn của ông dù tha thiết và tấm lòng của ông dù vằng vặc như trăng ngàn song cũng không đưa ra được một cái nhìn mà nhiều người trong chúng ta có thể xem được là thực-tế. Đó, con người Phạm Kim Vinh là như vậy. Không ít người buồn phiền hay tức tối vì bị ông vạch mặt chỉ tên, có người khách-quan hơn thì cho là trong cái đóng góp rõ ràng và hiển-hiện của ông cũng có lúc ông quá đà, gay gắt không đúng chỗ và do đó bất công với người khác. Nhưng trong tất cả việc làm của ông, ta cũng thấy rõ ràng không kém một ngòi bút hoàn-toàn tự do, chịu trách-nhiệm về những gì mình viết ra và một tấm lòng.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire