caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 13 décembre 2019

Ai không sợ ma mời đọc thơ Ma Cầm của anh Trần Văn Lương, Đỗ Quý Bái và Mùi Quý Bồng..

tt


 Phải đọc thơ mới thấy bài thơ này quả là đáng sợ với những hình ảnh và âm thanh ma quái.
Nếu quý anh chị kiếm thử trái dừa khô để gỏ xem âm thanh ra sao, chứ đầu lâu thì có thành nhạc cụ  tuyệt hảo đến đâu, tôi cũng không muốn bị thu hồn vào đó đâu.
Bài thơ này quá độc đáo đó anh Lương ạ.
Caroline Thanh Hương

Bài hát  trên đây của người Hongrois sáng tác và gây nhiều tác hại đến tâm thần người nghe,
Bên dưới có một nhạc sĩ đã chuyển qua lời việt, có lẽ thế hệ xưa đã nghe qua mà không rõ xuất xứ.
Mời quý anh chị nghe lại nhé


Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
     Tưởng đàn ai tấu đêm thâu,
Nào hay mưa gõ đầu lâu bên thềm.

Cóc cuối tuần:

     魔 琴   
      ,
      .
      ,
      .
      ,
      .
      ,
      .
               

Âm Hán Việt:

          Ma Cầm 
Hà nhân vũ dạ tấu không hầu,
Lung hán văn thanh, biệt tiểu khâu.
Cổ tháp, hoang sơn, hầu cử nhạc,
Hàn chi, lão thụ, hạc thôn sầu.
Lâm trung khô mộc hưu long vịnh,
Mộ lý tử thi quýnh nhãn châu.
Bì lụy kỵ ngưu quy cựu bích,
Thùy tri bái trích khấu khô lâu.
             Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:

             Cây Đàn Ma
Người nào (trong) đêm mưa đánh đàn, (1)
Gã điếc nghe tiếng (đàn bèn) giã từ ngọn đồi nhỏ (ra đi).
(Nơi) tháp cổ, núi hoang, khỉ trổi nhạc,
(Trên) cành lạnh, cây già, hạc nuốt sầu. (2)
(Trong) rừng cây khô ồn ào tiếng ngâm vịnh của con rồng. (3)
(Đáy) mộ phần xác chết sáng rực tròng con mắt. (4)
Mệt mỏi cưỡi trâu về (bên) vách  cũ, (5)
Hóa ra (chỉ) là tiếng giọt mưa đang gõ cái đầu lâu.


Chú thích:

(1) Không hầu: theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn thì đó tên một loại nhạc khí xưa, giống như cái đàn sắt mà nhỏ. Nay thường được dùng để chỉ cái đàn harp của Tây phương.

(2) Bích Nham Lục, bản dịch của Thiền Sư Thích Mãn Giác, tắc 36, Trường Sa Du Sơn:

Bài Tụng của Tuyết Đậu:

     Đại địa không hạt bụi,
     Người nào mắt không mở?
     Đi theo mùi cỏ thơm,
     Về theo vết hoa rụng.
     Hạc gầy đậu cây lạnh,
     Khỉ điên hú đài xưa.
     Trường Sa vô hạn ý.
     Ôi!

Trích lời Bình của Viên Ngộ:
...
      Há không nghe Vân Môn nói, "Dù cho là không thấy chút tơ hào lầm lẫn nào trong sơn hà đại địa, vẫn cứ còn một chuyện cũ. Không thấy tất cả các sắc, chỉ mới là một nửa vấn đề. Vẫn phải biết rằng có lúc toàn thể vấn đề được nêu lên, chỉ còn một lời hướng thượng, lúc ấy các ông mới có thể ngồi yên được sao?" Nếu như các ông hiểu thấu được thì như xưa núi lại là núi, sông lại là sông, mỗi cái trụ nơi cương vị, mỗi cái nằm trong tư thế của mình. Lúc ấy các ông giống như thể một người mù với cái phách lớn. Triệu Châu nói, "Gà gáy sớm, tỉnh dậy buồn thay vẫn lậu đậu. Chẳng quần mà cũng chẳng áo đơn, vỏn vẹn một chiếc cà sa thôi. Quần không trôn khố không lỗ, trên đầu dăm ba vết tro xanh. Tu hành vốn để cứu độ người, ai dè lại thành gã hát rong!
      Nếu như người ta có thể thực sự đạt đến mức độ này, thì có mắt ai mà lại không mở? Dù cho có thất điên bát đảo đi nữa, tất cả mọi nơi đều là cảnh giới này, đều là thời tiết này. Mười phương không vách,bốn phía cũng không cửa. Cho nên Trường Sa mới nói, "Đi theo mùi cỏ thơm, về theo vết hoa rụng." Tuyết Đậu quả là khéo léo, chỉ cần bên phải thêm một câu, bên trái thêm một câu, giống như thể một bài thợ "Hạc gầy đậu cây lạnh, khỉ điên hú đài xưa." Tuyết Đậu dẫn đến chỗ này, tự cảm thấy lậu đậu, hốt nhiên nói, "Trường Sa vô hạn ý. Ôi!" Giống như thể nằm mộng rồi tỉnh. Tuy Tuyết Đậu có hét một tiếng, song vẫn chưa giải quyết hết vấn đề. Nếu gặp sư núi tôi đây hẳn đã không như thế. "Trường sa vô hạn ý, đào đất chôn sâu thêm."

(3) Đây dùng theo nghĩa đen của từng chữ trong câu "Khô mộc (lý) long ngâm" (rồng ngâm vịnh trong cây khô). "Khô Mộc Long Ngâm" là một thuật ngữ của Thiền Tông có ý chỉ là diệt hết tất cả vọng niệm vọng tưởng, phải chết lớn (đại tử) một lần rồi sống lại để đạt đến cảnh giới đại tự tại bất sinh bất diệt. Ngoài ra "Khô Mộc Long Ngâm" cũng là tên một khúc đàn từ đời nhà Đường, hiện được tàng trữ tại Nghệ Thuật Nghiên Cứu Viện của Tàu.

(4) Bích Nham Lục, bản dịch của Thiền Sư Thích Mãn Giác, tắc 2, Triệu Châu Chí Đạo:

Trích bài Tụng của Tuyết Đậu:
...
    Trong đầu ý cạn sao còn vui
    Cây khô điệu sáo vẫn chưa dứt
...

Trích lời Bình của Viên Ngộ:
...
       "Trong đầu ý cạn sao còn vui, cây khô điệu sáo vẫn chưa dứt". Đây chính là chỗ phối hợp, các công án hỏi về Đạo của người xưa, Tuyết Đậu rút tỉa ra, xâu vào một chuỗi, rồi dùng mà tụng "đạo lớn không khó, miễn đừng so đo". Người bây giờ không hiểu ý cổ nhân, chỉ cắn chữ nhai câu, đến bao giờ mới hết đây? Phải là một người thông thạo lắm mới hiểu được lối nói chuyện này.

       Chẳng lẽ chưa nghe có ông tăng hỏi Hương Nghiêm, "Thế nào là đạo?" Hương Nghiêm đáp, "Điệu sáo trong rừng cây khô." Ông tăng hỏi, "Thế nào là người trong đạo?" Hương Nghiêm đáp, "Đôi mắt trong đầu lâu". Sau đó ông tăng hỏi Thạch Sương, "Thế nào là điệu sáo trong rừng cây khô?" Thạch Sương nói, "Vẫn còn thấy vui." Ông tăng nói, "Thế nào là đôi mắt trong đầu lâu?" Thạch Sương nói, " Vẫn còn vướng vào trong tri thức". Ông tăng thuật lại cho Tào Sơn. Tào Sơn nói, "Huyết mạch chưa đoạn". Ông tăng hỏi," Thế nào là đôi mắt trong đầu lâu?" Tào Sơn nói, "Chưa khô hết". Ông tăng hỏi, "Ai là người nghe thấy?" Tào Sơn nói, "Khắp trời đất là không có người nào không nghe." Ông tăng hỏi," Không hiểu cái câu 'điệu sáo'  kia trích dẫn từ đâu?" Tào Sơn nói, "Không hiểu là trích dẫn từ đâu, song những ai nghe thấy đều chết cả." Rồi tụng rằng, "Cây khô điệu sáo thật thấy đạo, đầu lâu không thức mắt mới sáng. Hỉ thức diệt hết mọi sự dứt, sao phân biệt được trong với đục?" Tuyết Đậu có thể nói là có kỹ xảo lớn, một lúc mà có thể tóm lược bài tụng cho các ông. Tuy như vậy, chẳng hề vướng vào nhị nguyên.
...

(5) Cưỡi trâu về nhà: tiếng Hán là "kỵ ngưu quy gia". Đây là tên của bức tranh số 6 trong 10 bức tranh chăn trâu (Thập Mục Ngưu Đồ) của Thiền tông, cho thấy những chặng đường tu tập để hàng phục cái tâm và tiến tới cảnh vô trụ Niết Bàn. Ở đây con trâu tượng trưng cho cái tâm mình và cưỡi trâu về nhà là cưỡi tâm về chỗ ban sơ.
Thập Mục Ngưu Đồ có tên như sau:
    1. Tầm ngưu (tìm trâu)                 2. Kiến tích (thấy dấu)           3. Kiến ngưu (thấy trâu)
    4. Đắc ngưu (được trâu)               5. Mục ngưu (chăn trâu)        6. Kỵ ngưu quy gia (cưỡi trâu về nhà)
    7. Vong ngưu tồn nhân (quên trâu còn người)           8. Nhân ngưu câu vong (người trâu đều quên)
    9. Phản bổn hoàn nguyên (trở về nguồn cội)           10. Nhập triền thùy thủ (thõng tay vào chợ)

Xin xem thêm Thiền Luận (Essays on Zen) của Daisetz Teitaro Suzuki, Trúc Thiên dịch, quyển Thượng, luận Tám, từ trang 599.



Phỏng dịch thơ:

             Cây Đàn Ma
Đàn ai vang vọng suốt canh thâu,
Kẻ điếc sục tìm chốn bể dâu.
Khỉ sớm lau chau gào tháp cổ,
Hạc khuya khốn khổ đỗ cây sầu.
Rừng sâu, khúc nhạc còn dư vận,
Sọ trắng, con ngươi vẫn đậm màu.
Mệt mỏi cưỡi trâu về chợt thấy
Mưa đêm tí toáy gõ đầu lâu.
            Trần Văn Lương
              Cali, 12/2019

 Lời than của Phi Dã Thiền Sư :
      Người điếc nghe được tiếng đàn trong mưa ư ? May mắn ư ? Bất hạnh ư ?
      Than ôi, lang thang tìm kiếm mãi cuối cùng cũng phải trở về bên vách cũ!
      Hóa ra tất cả chỉ là tiếng mưa thánh thót rơi trên một cái đầu lâu đơn độc.
      Đến điền địa này rồi thì dù cho gió thiên cổ có thổi về buốt lạnh căm căm mình vẫn cứ "đói thì ăn, mệt thì ngủ, ngơ ngơ ngáo ngáo thõng tay vào chợ", hơi đâu mà thắc mắc. Thiền cũng được mà Đạo cũng được, ma cũng được mà người cũng được, sắc cũng được mà không cũng được. Không còn có cái tâm phân biệt (Tín Tâm Minh: chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch): sinh tử là Niết bàn, Bồ đề tức phiền não.
      Hỡi ơi, lão tăng lại vọng ngữ nữa rồi!


tt tt

Kính gửi anh Lương và chị Thanh Hương cùng các anh em :

Xin liều họa bài MA CẦM của anh Lương có gì sơ xuất vụng về xin được tha thư 
 HỌA THƠ MA CẦM ( ĐÀN MA)

Nghễnh ngãng nhìn đàn nhạc muốn thâu ,
Thâu rồi nào biết chứa vào đâu ?
Khỉ còn nhảy nhót leo cành cụt . 
Hạc vẫn lom khom đậu nhánh sầu .
Rừng thẳm âm u nào sẵn ý ...
Óc khô ngươi rỗng chẳng còn màu ...
Kiến Ngưu (Thấy Trâu) vội cưỡi nên quên bẵng 
Sọ trắng dầm mưa đã quá lâu

LTĐQB

Image associée

Cám ơn anh Bái.
Anh luôn họa thật hay và thật nhanh.
Phe ta giờ này trên 7 bó mà còn minh mẫn chưa lú lẫn thì xin tạ ơn Trời Phật Chúa Mẹ.
L

Image associée

Xin góp với anh Lương con nhái con:


          Ma Cầm 

Hà nhân vũ dạ tấu không hầu,

Lung hán văn thanh, biệt tiểu khâu.

Cổ tháp, hoang sơn, hầu cử nhạc,

Hàn chi, lão thụ, hạc thôn sầu.

Lâm trung khô mộc hưu long vịnh,

Mộ lý tử thi quýnh nhãn châu.
Bì lụy kỵ ngưu quy cựu bích,
Thùy tri bái trích khấu khô lâu.
             Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:

             Cây Đàn Ma
Người nào (trong) đêm mưa đánh đàn, (1)
Gã điếc nghe tiếng (đàn bèn) giã từ ngọn đồi nhỏ (ra đi).
(Nơi) tháp cổ, núi hoang, khỉ trổi nhạc,
(Trên) cành lạnh, cây già, hạc nuốt sầu. (2)
(Trong) rừng cây khô ồn ào tiếng ngâm vịnh của con rồng. (3)
(Đáy) mộ phần xác chết sáng rực tròng con mắt. (4)
Mệt mỏi cưỡi trâu về (bên) vách  cũ, (5)
Hóa ra (chỉ) là tiếng giọt mưa đang gõ cái đầu lâu.


TIẾNG ĐÀN MA



Ai đó trong mưa gẩy khúc đàn 

Điếc nghe, đồi bỏ, đi lang thang.

Núi hoang, tháp cổ, hầu ca ngạo

Cành lạnh, cây khô, hạc ngậm buồn. 

Rừng vắng, rồng vang lời xướng vịnh 

Mộ sâu, ma trợn mắt trông chừng,
Cưỡi trâu mỏi mệt về nơi cũ. 

Mưa nhỏ đầu lâu vọng tiếng vang.

Mùi Quý Bồng
12/12/2019
Cám ơn anh Bồng nhiều.
Lúc nào cũng có mặt anh và anh Bái. Bravo quý anh.

L

4 commentaires:

  1. Cám ơn CR nhiều.
    Tôi cũng sợ ma luôn :-)))
    Có nhiều ma còn dễ sợ hơn: ma (femme), ma(dame), CR không tin thì cứ hỏi anh Bồng & anh Bái !!!!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Có một "Ma" để sợ cũng là chuyện hay đó chứ, công nhận là anh Lương có cái nhìn rất sâu sắc.

      Supprimer
  2. ĐÓNG CỬA DẬY VỢ

    Anh Bẩy Hổ nổi tiếng sợ vợ.
    Cả chung cư đã rõ từ lâu.
    Ấy vậy mà không hiểu tại sao
    Lại lớn tiếng ào ào quát vợ.
    Tiếng quát vang vọng khắp mọi chỗ,
    Khiến mọi người quá cỡ ngạc nhiên,
    Thán phục anh "trượng phu" quá chừng.
    Ai cũng nghĩ đàn ông phải thế.
    Phần tôi, vì tò mò quá thể,
    Nên đến bên cạnh cửa, đứng nghe.
    "Choang! Choang!", bát đĩa vỡ, thấy ghê!
    Rồi "Bụp! Bụp!", dường như đấm, đá.
    Tiếng anh Bẩy đe nạt cô vợ:
    "Im mồm! Tôi đã bảo im mồm.
    Để tôi nói, cô có nghe không?
    Bao lâu nay, cả chung cư biết.
    Cô làm tôi nhơ mặt hết sức.
    Ai cũng chê tôi rất cù lần.
    Để vợ đạp lên đầu bằng chân.
    Đáng làm chúa tể dân sợ vợ.
    Bây giờ, chuyện ấy kể như bỏ.
    Phải làm rõ ngôi vợ, ngôi chồng!"
    "Choang! Rắc! Rắc! Choang! Rắc! Rắc! Ùm!"
    Tiếng bát, đĩa, chân bàn, ly, chén
    Vỡ, gẫy, đổ, văng, rơi, tứ tán.
    Anh Bẩy Hổ lại rống to lên:
    "Tôi ra đường, cô rỉ, cô rên!
    Tôi về muộn, cô gằn giọng chửi.
    Cái ví tôi, cô đào, cô xới,
    Có đồng nào, cô bới ngay ra,
    Tịch thu hết sành sạch, không tha!
    Điện thoại tôi, về nhà, cô chớp
    Kiếm từng số, tin nhắn, kiểm soát!
    Nhưng từ nay, cô hết lăng loàn.
    Gật đầu ngay, thay cho tiếng Vâng.
    Cấm cô nói, tôi không cho phép!"
    Rồi liên tiếp mấy tiếng "Bốp!", "Chát!"
    "Cô có thấy lão Bất Quá Tam,
    Lão già dê ở trên lầu năm.
    Ai cũng rõ nổi danh sát gái.
    Vợ lão biết, mà đâu dám nói.
    Chả như cô, từ tối đến ngày
    Cứ lồng lộn như con choi choi
    Khi thấy tôi đùa chơi các mợ!
    Cô chửi tôi hơn lũ cộng đỏ
    Ngoác mỏ ra chửi cả dân lành.
    Từ nay phải chừa bắt nạt chồng.
    Chồng luôn luôn sánh bằng cha mẹ.
    Nói một câu là vợ phải dạ!
    Cô nghe chửa? Phải nhớ nằm lòng!'
    Rồi có tiếng "Víu! Víu! Bùng! Bùng!"
    Những cú đá khinh công! Kinh lắm!
    Bỗng có tiếng anh Bẩy dọa dẫm:
    "Đưa dao đây! Cô dám cãi lời?
    Tôi chặt một ngón tay cô chơi.
    Cho cô biết thằng tôi, hảo hán!
    Đã nói gì thì làm, chắc chắn!
    Đưa dao đây! Cô dám không nghe?"
    "Ối Giời ơi!" Tôi vội hét to
    Và tông cửa, chạy xô vào gấp.
    Anh Bẩy Hổ, mặt đỏ như gấc,
    Sát khí đằng đằng, gập cong người,
    Giữa đống ly chén vỡ khắp nơi,
    Bàn ghế đổ tơi bời hoa lá.
    Tôi vội ôm ghì anh: "Khoan đã!
    Bình tĩnh lại! Anh Bẩy Hổ ơi!
    Ngừng tay đánh mắng cổ đi thôi!
    Vợ chồng cãi cọ nhau tí chút
    Anh đòi chặt tay cổ sao được!"
    Anh Bẩy Hổ vẫn cứ như điên:
    "Nhưng nó quá quắt quá với em.
    Không trị nó, em không chịu được!"
    Tôi nhìn quanh, rồi chợt ngơ ngác:
    "Ủa! Mà cổ ẩn nấp đâu rồi?
    Anh làm cổ sợ quá đi thôi!"
    Anh Bẩy Hổ giọng hơi ngượng nghịu:
    "À, ngày hôm qua chiều tối,
    Cổ về quê, ở tới tuần sau!"

    CHẨM TÁ NHÂN
    (phóng tác)
    12/13/2016

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Kính anh Bồng,
      Hic hic!
      Bài thơ thật là vui.
      Yêng hùng như anh chàng này thì chẳng có "ma" nào làm anh ta sợ được cả :-)))

      Supprimer