Nhạc sĩ Việt Dũng đã ra đi với lòng tiếc nuối, thương mến của tất cả những người yêu văn nghệ. Anh đã gửi lại cho thế gian vô tình, vô cảm này hay gửi cho những người tiễn anh đi như tiễn người bạn đã chia sẻ đau buồn của những người Việt lưu vong những món quà lịch sử qua dòng nhạc và tiếng ca của anh ...
Đến và đi không hỗ thẹn với mình và những người bạn đồng cảm.
Thanh Hương
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
Nhận được tin buồn:
Nhạc sĩ đấu tranh vì Nhân Quyền - Tự Do cho Việt Nam
1958 - 2013
Joseph NGUYỄN NGỌC HÙNG DŨNG
tức Nhạc sĩ Hưng ca VIỆT DZŨNG
đã qua đời ngày 20 tháng 12 năm 2013
tại Orange County , California - Hoa Kỳ
Hưởng dương 55 tuổi
Chúng tôi xin chân thành phân ưu cùng gia đình và tang quyến
Nguyện cầu linh hồn Joseph sớm hưởng nhan Thánh Chúa
và an nghỉ đời đời trên nước Thiên Đàng.
OB. Lê Minh Đảo
OB. Lê Văn Trang
Tiếc thương Việt Dzũng
Anh đã ra đi, nhưng chẳng xa
Vì anh để lại, gọi làm quà
Đoạn bi hùng sử người xa xứ
Tấc dạ luôn luôn nhớ nước, nhà
Bao nhiêu nôn náo xông pha cũ
Vực dậy hồn thiêng, trẻ với già
Bước nối từ nay thêm khít lại
Cho đến ngày về, bản Quốc Ca
Trần Trọng Thiện
Việt Dũng, người nghệ sĩ suốt đời ca hát cho người Việt lưu vong đã ra đi trong ngày đầu của mùa đông mà bão tuyết đã quét gần 50 tiể̉u bang Mỹ và Canada. Cuối tuần này ConCò gửi tới các bạn một bài thơ là̀m năm đầu của thập niên 1980 khi dự đám tang của một người Việt lưu vong chết rất trẻ trong một ngày có bão tuyết..Bài này Con Cò đề tặng hương hồn của những người Việt đã nằm xuống trong đất lạnh. Con Cò
NGỦ ĐI CƯNG
Con Cò
(Tặng hương hồn những nguời vừa nằm xuống trên đất khách )
Ngủ đi cưng giấc hôn mê
Bão từ bắc cực sẽ về đêm nay
Ngủ đi cưng giấc lưu đày
Mưa băng đang bọc lớp gầy thủy tinh
Ngủ đi cưng giấc tội tình
Núi non đan tuyết chít thành khăn tang
Ngủ đi cưng giấc lỡ làng
Ngựa hồng khát nuớc lên ngàn chết khô
Ngủ đi cưng giấc hồ đồ
Dòng sông đông đá lõa lồ nắng soi
Ngủ đi cưng giấc bồi hồi
Niềm vui khiêm nhuợng hỡi ôi không bền
Ngủ đi cưng giấc lãng quên
Cơn đau chả nhẽ đau rền trăm năm .
Việt Dzũng, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo, người hoạt động quên mình, tận tâm, không ngừng cùng đồng bào hải ngoại giương cao ngọn cờ vàng chính nghĩa chống cộng sản, tranh đấu cho quyền làm người, tình thương và công lý, chân thiện mỹ, truyền thông và nghệ thuật.
Anh Việt Dzũng là con cưng của nước Việt, vừa qua đời tại nam California hôm nay Thứ Sáu ngày 20.12. 2013.
Nguyện cầu cho linh hồn Việt Dzũng vĩnh viễn bình an ở Nuớc Trời cùng Thiên Chúa, các Thánh, và các Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam muôn thuở.
Nguyện cầu cho linh hồn Việt Dzũng vĩnh viễn bình an ở Nuớc Trời cùng Thiên Chúa, các Thánh, và các Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam muôn thuở.
Nghệ sĩ Việt Dzũng
Suốt hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen
thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều
người dân trong nước cũng biết đến tên anh..Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai
viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của
anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền
thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo
trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm
dìm anh xuống đáy vực sâu.
Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này
vẫn mane dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và
càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm. Cũng chính biến cố 30
tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng
rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với
36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại
của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên
biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu
cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền
sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị
nạn Subic ở Phi Luật Tân.
Chính những kinh
nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất
thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm”
với những câu ca: … “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự
do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?…
… Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây
ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?” Chưa đầy 17 tuổi mà
đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn,
mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò.
Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng
chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau
lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của
trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh.
Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của
anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và
cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh
là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn.
Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được
các sư huynh ở trường Lasalle Tabert chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình
mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam
mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở
những buổi văn nghệ liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi
văn nghệ của trường Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo
chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh
những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng
Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v..
Đó là khoảng thời
gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại
tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật
đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở
trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban
tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt
cặp bến Subic cho đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng
cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu
bang Arkansas.
Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ,
từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội
USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông
dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối
cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận
Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ.
Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri
và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại
đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam.
Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield.
Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở
Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood
River. Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một
người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối
du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên
hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây
ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các
club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy
một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành
cho anh thật nhiều thiện cảm.
Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác
nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh
là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về
bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó,
một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc
đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của
song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài
hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa
xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương”
đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích
cho đến tận hôm nay.
Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho
thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới
như những lời ca sau đây: “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời
cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con tim gan
quá đoạ đày … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang
lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn
…. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi
thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
…”
Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ
của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio,
Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi
đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng
tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra
ôm ấy anh khi anh rời sân khấu.
Việt Dzũng đã chinh
phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này. Năm sau 1980, Việt Dũng trình
diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó
anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài
hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời
Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào
băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới
thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt
nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).
Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất,
Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã
Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón
nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm
ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua
California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của
anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở
Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi.
Anh cũng đã hoàn
thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. Trước
đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách
Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai
cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình
diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã
lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh
sống.
Tại Á châu, họ đã hát
ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán
Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến
lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn
lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm
trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng
của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ
đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như
Perth và Darwin.
Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được
viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang
phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam
liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm
phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó,
CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này. Ngày 1 tháng Tư năm 1985,
hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào
Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù.
Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động
đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân
Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian hơn 25 năm
này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để
tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con
tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận
động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với
quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc…
Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có
bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi
ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực,
đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn
ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân
nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.
Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng
nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu
tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County
Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi
cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người
nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương
sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi
vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để
cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm
báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương
trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng
hồ mỗi ngày là đài Little Saigon.
Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm
chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng
từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng
đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện
trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui
nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả
ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này.
Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi
cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giỡn với thính giả chớ
không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa. Ngoài việc phổ biến tin tức,
âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood …VD còn thực
hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất
nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa
hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ
hai và thứ tư.
Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350
nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ
thu, Ý Lan, Vũ Khanh …cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như
Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ các tiểu
bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu
Hà, Văn Phụng .v.v…Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất
và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ
trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó),
chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng
vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994.
Bốn năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành
lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên
ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện
nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California)
và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ
lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Khúc Minh, Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai
Trang…
Việt Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên
với thính giả từ trẻ đến già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những
chương trình đa dạng và phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát
thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương
trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào.
(http://www.radiobolsa.com/)
Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng
ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có
khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người
Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng
năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho
tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn
Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992
trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ.
Việt Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền
thông khắp nước Mỹ như tờ Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL),
Phương Đông (Seattle, WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco
& Oakland), Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v. Hầu
như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không
làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc
thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại.
Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ
Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982).
Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những
điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó
là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình
ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết.
Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như
Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu
Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như
Cây Cà-Rem… Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions,
chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em
Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi
Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi
Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn
Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …
Sau hai mươi năm hoạt
động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng
triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng
cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần
phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau: “Nhìn vào đời sống nghệ sĩ,
ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo
tay và của những rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy.
Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những
cám dỗ chập chùng đi kèm.
Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ
muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung
động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng
thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn
sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như
một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể
bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức
tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì
nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển
Tập Nghệ Sĩ”, 1995) Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những
dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp.
Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng
đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc
đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động
của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào
Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là: Phát động chiến
dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở
Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004 Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân
Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình
Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.
Đại nhạc hội “Đêm
Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm
ca nhạc Asia (tháng 9-2005) Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn
bão Katrina tổ chức ở Wichita. Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp
Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi …. Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và
văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình
dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp
hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm
tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.
Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm
1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương
trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài
truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục
khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã
từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần
gây quỹ từ thiện …
Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp
tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng
đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai
trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng
kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất
nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục
đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời
Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình
Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành
27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005″
(thu hình 22/7/2005).
Nhưng đặc biệt nhất
là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc
động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự
video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm
tự do ngày xưa. Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về
Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho
Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50
“Vinh Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến” … đã
khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp
tục xuất hiện trong vai trò làm MC.
Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt
đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ
cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người
Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo
này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng
Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng
oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn.
Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh,
Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh
vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống
hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay.
Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê
hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang
phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương
lai rất gần.
Duy-Khiêm Vũ Xuân
Tráng
Thương Tiếc Ca nhạc sĩ Việt Dzũng
vừa qua đời!
lúc 10:35 sáng hôm nay thứ sáu ngày 20 tháng 12 năm 2013
vì chứng bịnh tim tái phát tại bệnh viện
Fountain Valley, Orange County, California, USA
Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (sinh 1958) là một nhạc sĩ và ca sĩ người Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Mỹ.
Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.[1] Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Oprỵ Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean qua sự hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài nổi tiếng như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album Một bông hồng cho người ngã ngựa sau khi ra mắt được đón nhận rất thành công. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu hát lên những bản nhạc tranh đấu, chống Cộng, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoạị[1] Cũng vì việc đấu tranh chính trị mà cả hai bị nhà cầm quyền tuyên án tử hình khiếm diện ở Việt Nam.[2] Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoạị[3]
Ngoài những bản nhạc gói ghém nỗi niềm ly hương và đấu tranh vốn là sở trường của Việt Dzũng,[4] ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh". Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạn và Lưu vong khúc.[2] Năm 1990 Việt Dzũng lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions.
Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứng ở Californiạ Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viên và xướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam Californiạ[1] Đến năm 1997 thì ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsạ
Đối với các chương trình thâu hình thì Việt Dzũng cũng xuất hiện thường xuyên là MC của chương trình ca nhạc của Trung tâm Asiạ
Dù ở lĩnh vực nào ông từng xuất hiện trong những cuộc vận động chống Cộng,[5][6] đấu tranh cho nhân quyền trong nước, cùng những vận động cứu giúp thuyền nhân tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa trao giải "Community Heroes" vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.
lúc 10:35 sáng hôm nay thứ sáu ngày 20 tháng 12 năm 2013
vì chứng bịnh tim tái phát tại bệnh viện
Fountain Valley, Orange County, California, USA
Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (sinh 1958) là một nhạc sĩ và ca sĩ người Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Mỹ.
Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.[1] Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Oprỵ Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean qua sự hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài nổi tiếng như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album Một bông hồng cho người ngã ngựa sau khi ra mắt được đón nhận rất thành công. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu hát lên những bản nhạc tranh đấu, chống Cộng, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoạị[1] Cũng vì việc đấu tranh chính trị mà cả hai bị nhà cầm quyền tuyên án tử hình khiếm diện ở Việt Nam.[2] Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoạị[3]
Ngoài những bản nhạc gói ghém nỗi niềm ly hương và đấu tranh vốn là sở trường của Việt Dzũng,[4] ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh". Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạn và Lưu vong khúc.[2] Năm 1990 Việt Dzũng lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions.
Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứng ở Californiạ Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viên và xướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam Californiạ[1] Đến năm 1997 thì ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsạ
Đối với các chương trình thâu hình thì Việt Dzũng cũng xuất hiện thường xuyên là MC của chương trình ca nhạc của Trung tâm Asiạ
Dù ở lĩnh vực nào ông từng xuất hiện trong những cuộc vận động chống Cộng,[5][6] đấu tranh cho nhân quyền trong nước, cùng những vận động cứu giúp thuyền nhân tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa trao giải "Community Heroes" vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.
BREAKING NEWS - TIN BUỒN: NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG QUA ĐỜI
SBTN xin được báo một tin buồn đến với các bạn đó là Nhạc sĩ Việt Dzũng, một trong những người đã sáng lập ra SBTN, đã qua đời vào lúc 10:35 phút sáng, ngày 20 tháng 12, 2013, sau một cơn trụy tim, tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County, California. Nói về bệnh tình của anh, thân mẫu của nhạc sĩ Việt Dzũng cho biết rằng hệ miễn nhiễm của con trai bà bị yếu từ lâu, tuy nhiên sự qua đời của anh đã thật sự gây bàng hoàng cho những người yêu mến anh.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Suốt hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh qua những nhạc phẩm viết cho quê hương cũng như những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền của anh.
Chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.
Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này. Việt Dzũng đã viết tổng cộng hơn 450 nhạc phẩm, mà nhiều các tác phẩm của anh đã nhanh chóng đi vào lòng người nghe, với những bài hát hướng về quê hương Việt Nam như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn", mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca: … “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?… … Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?”
SBTN xin được báo một tin buồn đến với các bạn đó là Nhạc sĩ Việt Dzũng, một trong những người đã sáng lập ra SBTN, đã qua đời vào lúc 10:35 phút sáng, ngày 20 tháng 12, 2013, sau một cơn trụy tim, tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County, California. Nói về bệnh tình của anh, thân mẫu của nhạc sĩ Việt Dzũng cho biết rằng hệ miễn nhiễm của con trai bà bị yếu từ lâu, tuy nhiên sự qua đời của anh đã thật sự gây bàng hoàng cho những người yêu mến anh.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Suốt hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh qua những nhạc phẩm viết cho quê hương cũng như những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền của anh.
Chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.
Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này. Việt Dzũng đã viết tổng cộng hơn 450 nhạc phẩm, mà nhiều các tác phẩm của anh đã nhanh chóng đi vào lòng người nghe, với những bài hát hướng về quê hương Việt Nam như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn", mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca: … “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?… … Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?”
NHẮC NHỞ NGƯỜI HÙNG
Đăng trình Việt Dũng đã đi xa !
Chỉ tiếc không sao gửi kịp quà
Tiễn vía anh về lo đất nước .
Đưa hồn bạn đến giúp quê nhà
Chen vai góp sức cùng đoàn trẻ
Sat' cánh bày mưu với giới già
Dựng hội Diên Hồng thề Xát Đát
Bình Mông Diệt Hán :Khải hoàn ca
LTDQB
Gửi quý
vị,
Tôi xin chuyển tiếp tin tức về nghệ sĩ Việt Dzũng ra đi sáng hôm
nay.
Tài liệu sau đây ghi lại rất đầy đủ về cuộc đời và thành tích đóng
góp của anh cho công đồng VN tại hải ngoại. Tôi coi anh như là một nghệ sĩ đấu
tranh số một.
Thân phụ anh là y sĩ trưởng của bộ tổng tham mưu nên chúng tôi có
quen biết.
Riêng Việt Dzũng, trong chỗ riêng tư có lập gia đình với nữ nhiếp ảnh
gia nhưng không có con. Mấy năm trước bác sĩ nói anh có thể chết bất cứ lúc nào
nên chàng ta sống rất thoải mái.
Kỷ niệm lần tổ chức văn nghệ Lịch sử Ngàn người viết tại San
Jose, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh đến với chúng tôi là lần cuối cùng với ban
Hưng Ca do Huỳnh lương Thiện làm trưởng Nhóm.
Bây giờ đến lượt Việt Dzũng đang lãnh đạo Hưng
Ca. Tháng trước anh làm MC cho đêm gây quỹ Tượng Đài tại San Jose của Hoàng
mộng Thu.
Xa hơn nữa, hơn 30 năm trước, chúng tôi tổ chức văn nghệ đấu tranh
lần đầu tiên tại CPA San Jose.
Cũng là lần đầu Việt Dzũng lên sân khấu lớn tại Bắc Cali... Lần gặp
nhau khi Asia tổ chức tại DC, Dzũng giới thiệu chú Lộc là người
đưa cháu vào con đường văn nghệ đấu tranh. Lời nói quá đáng nhưng rất
tình nghĩa. Dzũng đi thăm Việt Museum còn hứa sẽ giúp chú gây quỹ.
Bây giờ thì muộn rồi. Anh Huỳnh lương Thiện xuống Nam Cali lo tang
lễ.
Nhờ anh để bộ đồ Hưng Ca và đôi nạng của Dzũng cạnh áo quan và chụp
cho bức ảnh. Xin tang gia tặng di vật đó cho Việt Museum. Đó là hình ảnh còn lại
của người nghệ sĩ đấu tranh số một hải ngoại.
Trân trọng
Giao Chỉ San Jose.
---------- Forwarded message ----------
From: khongquanlevanhai <khongquanlevanhai@gmail.com>
Date: 2013/12/20
Tin Buồn Cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại: Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng Vừa Qua Đời Tại Nam Cali!
From: khongquanlevanhai <khongquanlevanhai@gmail.com>
Date: 2013/12/20
Tin Buồn Cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại: Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng Vừa Qua Đời Tại Nam Cali!
Nhạc sĩ Việt Dzũng vừa qua đời tại
California!
WESTMINSTER
(NV) - Nhạc
sĩ Việt Dzũng vừa qua đời lúc 10:35 phút sáng, ngày 20 tháng 12, 2013, sau một
cơn trụy tim, tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County,
California.
Nhạc sĩ
Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
|
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn.
Thân phụ của ông là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long. Ông theo gia đình di tản từ năm 1975, định cư tại các tiểu bang Nebraska, Texas và cuối cùng là California.
Nhà báo Nguyễn Văn Khanh, Giám Đốc Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do cho biết, thân mẫu của nhạc sĩ Việt Dzũng nói với ông rằng, hệ miễn nhiễm của con trai bà bị yếu từ lâu.
Việt Dzũng là tác giả của nhiều ca khúc được đồng bào hải ngoại
yêu mến, như “Chút Quà Cho Quê Hương,” “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về”…
Việt Dzũng là một người đa tài và có lòng với cộng đồng tị nạn hải ngoại. Ông là một trong những MC chính của tất cả các chương trình của Trung Tâm Asia.
Ông cũng là một nhà báo, là xướng ngôn viên của các đài phát thanh tại nam California, như Little Saigon Radio (1992-1996), Bolsa Radio từ 1996 đến nay.
Trong các sinh hoạt cộng đồng, ông hoạt động tích cực, đấu tranh cho các vấn đề tự do, nhân quyền cho Việt Nam. (H.G.)
Việt Dzũng là một người đa tài và có lòng với cộng đồng tị nạn hải ngoại. Ông là một trong những MC chính của tất cả các chương trình của Trung Tâm Asia.
Ông cũng là một nhà báo, là xướng ngôn viên của các đài phát thanh tại nam California, như Little Saigon Radio (1992-1996), Bolsa Radio từ 1996 đến nay.
Trong các sinh hoạt cộng đồng, ông hoạt động tích cực, đấu tranh cho các vấn đề tự do, nhân quyền cho Việt Nam. (H.G.)
VIỆT
DZŨNG : MỘT NGHỆ SĨ VỚI TÀI NĂNG VƯỢT
BỰC (Duy Khiêm)
Tiểu
Sử:
Tên thật: Nguyễn Ngọc Hùng
Dũng
Ngày sinh: 8 tháng 9 năm 1958
Nơi sinh: Sài Gòn, Việt Nam
Những trường đã theo học: Lasalle Taberd (Sài Gòn), Wood River High School (Nebraska), University of Nebraska at Omaha (UNO), University of Houston (Texas).
Nhạc khí sử dụng: Piano, Guitar
Sở thích: Âm nhạc
Màu ưa thích: Màu đen, màu xanh
Con số ưa thích: 13
Thức ăn ưa thích: Hải sản và các thức ăn khác.
Môn thể thao ưa thích: Thich xem football trên truyền hình …….
Ngày sinh: 8 tháng 9 năm 1958
Nơi sinh: Sài Gòn, Việt Nam
Những trường đã theo học: Lasalle Taberd (Sài Gòn), Wood River High School (Nebraska), University of Nebraska at Omaha (UNO), University of Houston (Texas).
Nhạc khí sử dụng: Piano, Guitar
Sở thích: Âm nhạc
Màu ưa thích: Màu đen, màu xanh
Con số ưa thích: 13
Thức ăn ưa thích: Hải sản và các thức ăn khác.
Môn thể thao ưa thích: Thich xem football trên truyền hình …….
***
Suốt ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc
với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân
trong nước cũng biết đến tên anh. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật
đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều
lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên
cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ
hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực
sâu. Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mane dạn
vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh
càng được nhiều người yêu mến anh thêm.
Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân. Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca:
Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân. Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca:
… “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ?
Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn …
hay trời vẫn làm ngơ ?…
… Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?”
… Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?”
Chưa đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau
lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt
vui tươi của tuổi học trò. Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc
Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ
lại sau lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương.
Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle
Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của
anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn
Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ
trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ
trung học Gia Long ở Sài Gòn. Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ
và được các sư huynh ở trường Lasalle Tabert chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia
đình mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại
đam mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc
ở những buổi văn nghệ liên trường.
Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của
trường Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH,
cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi
danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis
Phương.v.v.. Đó là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm
1975.
Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh
niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay
vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát,
Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp
và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại này
đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam,
rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas. Trong thời gian này Việt
Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh
hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương
trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung
quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức
cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm
trú trong một gia đình người Mỹ.
Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield. Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River.
Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield. Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River.
Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc
khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để
hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca
này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử
dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể
cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi
thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã
dành cho anh thật nhiều thiện cảm.
Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải
nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc
nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm
giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ.
Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một
Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý
muốn của song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt
với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người
dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê
Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu
thích cho đến tận hôm nay. Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về
cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ
mới như những lời ca sau đây:
“Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh
đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ
con tim gan quá đoạ đày …
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương. Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh, Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn ….
Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương. Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh, Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn ….
Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt
văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San
Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ
Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa
sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa
ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu. Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương
nơi đây kể từ lúc này.
Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở
Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly,
Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay
lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một
Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho
Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là
những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong
nước).
Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất,
Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã
Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón
nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm
ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua
California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh
nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở
Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi. Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng
nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này.
Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại
Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết
nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành
một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà
thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất
ít người Việt sinh sống. Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các
phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã
Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng
và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người
Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước
hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt
liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người
Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin. Đã có nhiều bài báo và
cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh
chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc
đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ
phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước.
Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ
này.
Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với
những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm
vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù. Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn
còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ
Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian
hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và
bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ
cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat
People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh
đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc…Có thể nói, bất cứ nơi
nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng
hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy
vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên.
Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo
đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà
không hề biết mệt.
Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng
nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu
tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register,
Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng
này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi
tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng
tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được
nguồn gốc của quê hương mình.”
Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon. Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này. Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giởn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa.
Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood …VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư. Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh …cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v…Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994
Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon. Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này. Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giởn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa.
Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood …VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư. Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh …cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v…Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994
Bốn năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành
lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên
ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện
nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California)
và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ
lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang…Việt
Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến
già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong
phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp
thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông
tin toàn cầu bất cứ lúc nào.)Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như
vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là
anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ
Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân
Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký
cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài
Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm
1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ. Việt
Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ
Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA),
Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn
(Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v.
Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án
trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng
về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát
về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai
tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982). Những bài hát này được
viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của
đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê
hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến
hết. Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối
Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những
Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà-Rem…
Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …
Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau:
Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …
Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau:
“Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực
rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của nhữNg rộn rịp âm thanh.
Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm
mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm. Cá nhân Việt
Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những
nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì
thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng
sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái
tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp
những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng
dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống.
Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa
kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”,
1995)
Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những
dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp. Việt
Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có
24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày
tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô
số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì
những lần công tác nổi bật nhất là:
Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004
Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.
Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005)
Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita.
Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi ….
Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.
Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành 27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005″ (thu hình 22/7/2005). Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa.
Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004
Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.
Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005)
Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita.
Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi ….
Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.
Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành 27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005″ (thu hình 22/7/2005). Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa.
Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về
Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho
Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 “Vinh
Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến” … đã khiến
nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục
xuất hiện trong vai trò làm MC. Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố
HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng
và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị
những người Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính
những bài báo này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ
quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến
và chia sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều
hơn.
Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh,
Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh
vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến
tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Lúc
nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương
Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê
hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất
gần.
Duy-Khiêm
Việt Dzũng -Một Nghệ Sĩ Tài Năng Đa
Dạng!
Việt Dzũng,
tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dzũng, sanh ngày 8 tháng 9 năm 1958 tại thành phố Sài
Gòn. Cha là bác sĩ - dân biểu của nền Đệ Nhị Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Bảy và mẹ là
bà Nguyễn Thị Nhung, giáo sư trường Nữ trung học Gia Long. Việt Dzũng có tất cả
ba anh chị em, hiện sinh sống tại vùng Thung Lũng Hoa Vàng, miền Bắc California.
Việt Dzũng là học sinh trường trung học LaSan Taberd và là một học sinh xuất
sắc. Việt Dzũng thụ huấn nhạc cũng tại Taberd, là thành phần trong ban nhạc
trường, đóng góp tích cực trong các buổi liên hoan vào những dịp lễ lạc. Trong
một lần đại diện trường để tranh giải tài năng trẻ, Việt Dzũng đã thắng giải
tiếng hát Nam có triễn vọng nhất trong năm. Năm 1975, Việt Dzũng cùng bà nội và
36 người Việt Nam, vượt biên trên con tàu dài 15-feet. Tại trại tỵ nạn, với số
vốn tiếng Anh sẵn có, Việt Dzũng là thiện nguyện viên cho trại trong công việc
dịch thuật, giúp đỡ cho đồng bào đồng hương hội nhập đời sống mới. Vào những
ngày cuối cùng trại đóng cửa, chàng trai trẻ 17 tuổi Việt Dzũng được Toà Giám
Mục thuộc giáo phận thành phố Springfied, tiểu bang Missouri bảo trợ. Năm đầu
tiên tại Hoa Kỳ, Việt Dzũng là cậu thiếu niên sống trong một gia đình foster
care (Gia đình bảo trợ cho các thanh thiếu niên vị thành niên mồ côi hoặc vô gia
đình). Cũng như mọi thiếu niên tỵ nạn khác, Việt Dzũng tiếp tục đi học, và là
học sinh tại trung học St. Agnes trong tỉnh. Năm sau, Việt Dzũng đoàn tụ với gia
đình và dời về tỉnh Wood River, tiểu bang Nebraska. Trong thời gian là học sinh
tại trường trung học Wood River, Việt Dzũng cùng một người bạn Mỹ thành lập một
ban nhạc lấy tên là "Firebirds" (Chim Lửa). Cuối tuần, hai chàng trai trẻ đi
trình bày nhạc Đồng quê Mỹ (American country music) tại các quán nhạc trong tỉnh
và về sau tại khắp tiểu bang Nebraska. Vernon Larsen và Việt Dzũng trở thành một
cặp song ca có tiếng trong tỉnh nhỏ này và họ được mời trình diễn trong ngày lễ
tốt nghiệp cuối năm của trường trung học tỉnh Wood River. Việt Dzũng chơi đàn và
hát rất truyền cảm. Nhiều người Mỹ rất ngạc nhiên lẫn thích thú được chứng kiến
một người Việt Nam trình bày nhạc của John Denver, The Beatles, The Eagles ...
Năm 1978, Việt Dzũng nộp một bài hát cho một cuộc tranh tài nhạc của tiểu bang
Iowa - Iowa Grand Ole Opry - và đã thắng giải nhất trong mục "Tác giả bài hát
hay nhất." Anh được một hãng dĩa nhạc đề nghị bảo trợ sản xuất một album nhạc
Đồng Quê, nhưng VD từ chối vì lúc đó anh muốn học cho xong bằng cử nhân tại đại
học Omaha, Nebraska. Cùng thời gian này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt
và các bài hát đầu tiên là:" Sau ba năm tỵ nạn tại Hoa Kỳ" và " Một Chút Quà Cho
Quê Hương". Vào thời gian đó người Việt tỵ nạn bắt đầu có tin tức người thân tại
quê nhà, và những thùng quà gói ghém tình thương được gởi về. Bài nhạc rất phù
hợp với tâm trạng mọi người Việt hải ngoại, vì thế bài MCQCQH đã nổi tiếng tức
thời trong cộng đồng người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới:
"Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn ....
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu. Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này.Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi. Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. Trước đó, vào năm 1978, anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống. Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin. Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này.Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù. Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo,v.v... Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc...Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.
Từ thành công đó, Việt Dzũng dời hẳn về California với ước vọng có cơ hội gần Cộng Đồng người Việt, hầu thăng tiến trong bước đường sáng tác nhạc Việt Nam. Thời gian đầu, Việt Dzũng làm báo, cộng tác cho tờ Người Việt, lúc đó là tuần báo, giữ mục song ngữ, giới thiệu lịch sử VN cho thế thệ trẻ tỵ nạn. Một thời gian sau, Việt Dzũng giữ chức vụ chủ bút cho tờ nguyệt san Nhân Chứng. Trong thời gian này, người Việt tại quận Cam chứng kiến sự phát triễn những cây viết mới tại hải ngoại, đó là các nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, Lê Giang Trần, thi sĩ Cao Đồng Khánh v.v. Dù rất thành công với tờ Nhân Chứng, Việt Dzũng khg quên nghệ thuật đầu tiên anh yêu thích đó là Âm Nhạc. Việt Dzũng - Nguyệt Ánh đi trình diễn thường xuyên cho cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới. Tuyển tập ca khúc / Album "Kinh Tỵ Nạn" ra đời trong thời gian này và được cộng đồng đón nhận nồng nàn. Có hơn 100,000 băng đã được thính giả khắp nơi trên thế giới mua. Năm 1985, Viet Dzũng sản xuất băng nhạc tiếng Anh đầu tiên với tựa là "Children of the Ocean" (Con cháu của Đại Dương), gồm nhiều bài hát của chính anh, cùng với sự cộng tác của các nhạc sĩ người Việt, Hoa. Viêt Dzũng cũng là nhạc sĩ VN đầu tiên được các nhà phê bình tại các tờ báo lớn như tờ the Orange County Register, tờ Los Angeles Times, tờ Austin American Statesman, có bài báo đề cập đến. Tờ Austin American-Statesman viết: "Việt Dzũng là một nhạc sĩ tỵ nạn đã hội nhập được với đời sống mới nhưng không quên nguồn gốc của mình." Bắt đầu thập niên 90, cộng đồng người Việt tại quận Cam đã trưởng thành mạnh mẽ. Khu tiểu Sài Gòn là một chốn du lịch cần phải thăm viếng khi người Việt khắp năm châu có dịp ghé qua miền Nam California. Chợ, các tiệm ăn, tiệm sách, dãy phố với các hàng quán tạp hoá, cũng như các tiệm thuốc Bắc, tiệm băng nhạc là nơi tập trung người Việt trong vùng vào dịp cuối tuần. Sinh hoạt báo chí mở rộng; Cộng đồng có tờ nhật báo "Người Việt", cũng như vô số tờ tuần báo, nguyệt báo và các báo chợ. Những người Việt tỵ nạn đến từ năm 75 tính ra cũng gần 20 năm, các người Việt đến vào thời kỳ vượt biển Đông cũng được trên dưới 15 năm. Không những thế, số người tỵ nạn hàng năm tới quận Cam gia tăng đều. Với số lượng người Việt đông đảo như thế, sự thành lập của làn sóng phát thanh Little Saigon đã đến đúng lúc. Năm 1993, Đài Little Saigon Radio bắt đầu chương trình phát thanh hàng ngày, và mời Việt Dzũng cộng tác. Việt Dzũng nghiễm nhiên trở thành xướng ngôn viên đầu tiên cho đài phát thanh hàng ngày tại quận Cam. Phải nói là VD đã cách mạng hóa lối phát thanh của đài Việt Ngữ. Trước đây tại Việt Nam, đài phát thanh có nhiều chương trình, từ âm nhạc, kịch nghệ, cho tới thi văn, sử ký, v.v. nhưng các xướng ngôn viên, các vị giữ đề mục giới thiệu chương trình một cách nghiêm trang. Việt Dzũng đã áp dụng lối trình bày chương trình theo các show Mỹ. Tại các đài phát thanh Mỹ, mỗi người Deejay có lối điều khiển, trình bày chương trình riêng biệt. Các chương trình phát thanh buổi sáng, không chỉ thuần vào một đề mục mà có thể là bất cứ chuyện gì . Ngoài phần giới thiệu nhạc, ca sĩ hay tác giả bản nhạc, các Deejay có khi mang những tin tức thời sự, tin tức "từ thành đến tỉnh" ra bàn. Tùy câu chuyện và tùy hứng, đôi lúc họ bàn tán nghiêm chỉnh, có khi lại pha trò, cười đùa, tạo một không khí vui nhộn, cởi mở. Các chương trình radio phải hay, lý thú, vì phải cạnh tranh nhau với số thính giả vào buổi sáng, thời gian thính giả nghe đài radio nhiều nhất. (Buổi tối mọi người thường xem truyền hình hơn là nghe đài radio.) Tại miền Nam California, chương trình phát thanh Việt ngữ đã có từ đầu năm 80, nhưng chỉ giới hạn vào tối thứ sáu và cuối tuần, trong một vài giờ đồng hồ mà thôi. Chương trình phát thanh hàng ngày là một mạo hiểm, và cộng đồng nao nức đón chờ sự mạo hiểm này. Cộng Đồng đã không thất vọng! Tiếng nói của Việt Dzũng mở đầu chương trình bằng lời chào đón thính giả bằng tiếng Anh rồi băng tiếng Việt, nhuyễn nhừ, ra dáng một anh xướng ngôn viên lành nghề không kém gì đài bạn. Nhờ hấp thụ hai nền văn hoá Việt Mỹ, lối nói chuyện của Việt Dzũng tự nhiên và cởi mở. Chương trình buổi sáng của VD đa dạng gồm ca nhạc, phỏng vấn nghệ sĩ, và những mẫu chuyện, từ nghiêm túc đến chuyện đó đây, linh tinh, lang tang... Phải nói hai người xướng ngôn viên Việt Dzũng và Minh Phượng đã là những người tiên phong, làm bạn đồng hành cho rất nhiều người Việt làm việc tại tư gia, hay trên đường đi đến sở làm, và cho các thính giả lớn tuổi. Việt Dzũng đã tạo sự thân mật gần gũi giữa xướng ngôn viên - tức những người có tiếng tăm, tiếng nói - với thính giả. Ngoài thính giả lớn tuổi chỉ thích nghe đài phát thanh bằng tiếng Việt, chương trình đa dạng, vui nhộn của VD cũng đã lôi kéo được một số thính giả trẻ tuổi. Lối cải cách phát thanh này, về sau được các đài phát thanh bằng tiếng Việt bắt chước, ngay cả các chương trình Á Châu quốc tế như đài VOA và BBC cũng sửa đổi chương trình của mình cho phù hợp với thế hệ đời nay. Sau bốn năm với đài Little Saigon Radio, Việt Dzũng đã thành lập đài phát thanh Radio Bolsa. Chương trình cũng được phát thanh tại tỉnh San Jose và tại Houston, Texas. Cùng với chương trình phát thanh hàng ngày, Việt Dzũng còn hợp tác với các báo như Hồn Việt, và các báo tại các tiểu bang khác.
Ngoài ra, từ năm 1996, Việt Dzũng còn cộng tác với Asia Video. Anh làm MC cho các chương trình chủ đề, viết và giới thiệu các chương trình cùng các tài năng mới tại hải ngoại. Asia Video có một số khán giả đông đảo cạnh tranh với Thúy Nga Paris trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới . Tuy Thúy Nga Paris có từ đầu những năm tỵ nạn và có tiếng với những chương trình live rất công phu và nghệ thuật nhưng Asia Video được tiếng giới thiệu và nâng đỡ các tài năng mới tại hải ngoại. Các ca sĩ Như Quỳnh, Phi Nhung, Trường Vũ, Lâm Nhật Tiến, Loan Châu, Sheila, Thanh Trúc đều bắt đầu sự nghiệp tại Asia. Hiện nay Asia là nơi dụng võ của các ca nhạc sĩ Trish Thùy Trang, Cardin Nguyễn, v.v... Asia Video đã sản xuất những chương trình chủ đề đầy tình người, không có chủ đích thương mãi nhưng lại rất thành công như Asia Video về "Người Lính", vinh danh các chiến sĩ Cộng Hoà, Asia Video "Hành trình tìm Tự Do". Trong video HTTTD, khán giả rất xúc động khi Việt Dzũng trở lại các đảo Phi Luật Tân, nơi người Việt thuyền nhân đã trải qua con đường gian lao để đến bến bờ tự do. Từ một anh chàng tuổi trẻ tóc dài, ca Nam Nhạc Sĩ Việt Dzũng, đã trưởng thành với cộng đồng. Dù đứng trên sân khấu, hay ngồi trong quán cà phê với bạn bè, Việt Dzũng với cây nạn gỗ, là một hình ảnh vui vẻ, hăng say với công việc. Anh không ngừng tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Cộng Đồng VN hải ngoại biết đến Việt Dzũng không chỉ qua dòng nhạc đấu tranh, một thời gắn liền với tên tuổi của nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh, mà còn thân quen với một VD là xướng ngôn viên, cười đùa thoải mái với thính giả, và một VD là phóng viên nhà báo, hăng hái tường trình những biến chuyển liên quan tới Việt Nam, hay cộng đồng người Việt hải ngoại. Tuy vậy, đừng quên nhạc sĩ VD còn có những bản nhạc tình rất được giới trẻ yêu thích: Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình như cây Cà Rem ... Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương... Với giọng hát nhẹ nhàng, anh chàng ca sĩ Việt Dzũng rất thích trình bày nhạc tình. Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau:“Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của nhữNg rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm. Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995). Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp. Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là:-Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004-Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.-Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005)-Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita.-Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi ….Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.
Việt Dzũng là một đóng góp tích cực và liên tục trong Cộng Đồng qua nhiều giai đoạn trong quá khứ. Chắc chắn VD sẽ tiếp tục việc làm của mình trong những năm tháng kế tiếp.
Trần Viết Minh-Thanh
"Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn ....
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu. Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này.Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi. Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. Trước đó, vào năm 1978, anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống. Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin. Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này.Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù. Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo,v.v... Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc...Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.
Từ thành công đó, Việt Dzũng dời hẳn về California với ước vọng có cơ hội gần Cộng Đồng người Việt, hầu thăng tiến trong bước đường sáng tác nhạc Việt Nam. Thời gian đầu, Việt Dzũng làm báo, cộng tác cho tờ Người Việt, lúc đó là tuần báo, giữ mục song ngữ, giới thiệu lịch sử VN cho thế thệ trẻ tỵ nạn. Một thời gian sau, Việt Dzũng giữ chức vụ chủ bút cho tờ nguyệt san Nhân Chứng. Trong thời gian này, người Việt tại quận Cam chứng kiến sự phát triễn những cây viết mới tại hải ngoại, đó là các nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, Lê Giang Trần, thi sĩ Cao Đồng Khánh v.v. Dù rất thành công với tờ Nhân Chứng, Việt Dzũng khg quên nghệ thuật đầu tiên anh yêu thích đó là Âm Nhạc. Việt Dzũng - Nguyệt Ánh đi trình diễn thường xuyên cho cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới. Tuyển tập ca khúc / Album "Kinh Tỵ Nạn" ra đời trong thời gian này và được cộng đồng đón nhận nồng nàn. Có hơn 100,000 băng đã được thính giả khắp nơi trên thế giới mua. Năm 1985, Viet Dzũng sản xuất băng nhạc tiếng Anh đầu tiên với tựa là "Children of the Ocean" (Con cháu của Đại Dương), gồm nhiều bài hát của chính anh, cùng với sự cộng tác của các nhạc sĩ người Việt, Hoa. Viêt Dzũng cũng là nhạc sĩ VN đầu tiên được các nhà phê bình tại các tờ báo lớn như tờ the Orange County Register, tờ Los Angeles Times, tờ Austin American Statesman, có bài báo đề cập đến. Tờ Austin American-Statesman viết: "Việt Dzũng là một nhạc sĩ tỵ nạn đã hội nhập được với đời sống mới nhưng không quên nguồn gốc của mình." Bắt đầu thập niên 90, cộng đồng người Việt tại quận Cam đã trưởng thành mạnh mẽ. Khu tiểu Sài Gòn là một chốn du lịch cần phải thăm viếng khi người Việt khắp năm châu có dịp ghé qua miền Nam California. Chợ, các tiệm ăn, tiệm sách, dãy phố với các hàng quán tạp hoá, cũng như các tiệm thuốc Bắc, tiệm băng nhạc là nơi tập trung người Việt trong vùng vào dịp cuối tuần. Sinh hoạt báo chí mở rộng; Cộng đồng có tờ nhật báo "Người Việt", cũng như vô số tờ tuần báo, nguyệt báo và các báo chợ. Những người Việt tỵ nạn đến từ năm 75 tính ra cũng gần 20 năm, các người Việt đến vào thời kỳ vượt biển Đông cũng được trên dưới 15 năm. Không những thế, số người tỵ nạn hàng năm tới quận Cam gia tăng đều. Với số lượng người Việt đông đảo như thế, sự thành lập của làn sóng phát thanh Little Saigon đã đến đúng lúc. Năm 1993, Đài Little Saigon Radio bắt đầu chương trình phát thanh hàng ngày, và mời Việt Dzũng cộng tác. Việt Dzũng nghiễm nhiên trở thành xướng ngôn viên đầu tiên cho đài phát thanh hàng ngày tại quận Cam. Phải nói là VD đã cách mạng hóa lối phát thanh của đài Việt Ngữ. Trước đây tại Việt Nam, đài phát thanh có nhiều chương trình, từ âm nhạc, kịch nghệ, cho tới thi văn, sử ký, v.v. nhưng các xướng ngôn viên, các vị giữ đề mục giới thiệu chương trình một cách nghiêm trang. Việt Dzũng đã áp dụng lối trình bày chương trình theo các show Mỹ. Tại các đài phát thanh Mỹ, mỗi người Deejay có lối điều khiển, trình bày chương trình riêng biệt. Các chương trình phát thanh buổi sáng, không chỉ thuần vào một đề mục mà có thể là bất cứ chuyện gì . Ngoài phần giới thiệu nhạc, ca sĩ hay tác giả bản nhạc, các Deejay có khi mang những tin tức thời sự, tin tức "từ thành đến tỉnh" ra bàn. Tùy câu chuyện và tùy hứng, đôi lúc họ bàn tán nghiêm chỉnh, có khi lại pha trò, cười đùa, tạo một không khí vui nhộn, cởi mở. Các chương trình radio phải hay, lý thú, vì phải cạnh tranh nhau với số thính giả vào buổi sáng, thời gian thính giả nghe đài radio nhiều nhất. (Buổi tối mọi người thường xem truyền hình hơn là nghe đài radio.) Tại miền Nam California, chương trình phát thanh Việt ngữ đã có từ đầu năm 80, nhưng chỉ giới hạn vào tối thứ sáu và cuối tuần, trong một vài giờ đồng hồ mà thôi. Chương trình phát thanh hàng ngày là một mạo hiểm, và cộng đồng nao nức đón chờ sự mạo hiểm này. Cộng Đồng đã không thất vọng! Tiếng nói của Việt Dzũng mở đầu chương trình bằng lời chào đón thính giả bằng tiếng Anh rồi băng tiếng Việt, nhuyễn nhừ, ra dáng một anh xướng ngôn viên lành nghề không kém gì đài bạn. Nhờ hấp thụ hai nền văn hoá Việt Mỹ, lối nói chuyện của Việt Dzũng tự nhiên và cởi mở. Chương trình buổi sáng của VD đa dạng gồm ca nhạc, phỏng vấn nghệ sĩ, và những mẫu chuyện, từ nghiêm túc đến chuyện đó đây, linh tinh, lang tang... Phải nói hai người xướng ngôn viên Việt Dzũng và Minh Phượng đã là những người tiên phong, làm bạn đồng hành cho rất nhiều người Việt làm việc tại tư gia, hay trên đường đi đến sở làm, và cho các thính giả lớn tuổi. Việt Dzũng đã tạo sự thân mật gần gũi giữa xướng ngôn viên - tức những người có tiếng tăm, tiếng nói - với thính giả. Ngoài thính giả lớn tuổi chỉ thích nghe đài phát thanh bằng tiếng Việt, chương trình đa dạng, vui nhộn của VD cũng đã lôi kéo được một số thính giả trẻ tuổi. Lối cải cách phát thanh này, về sau được các đài phát thanh bằng tiếng Việt bắt chước, ngay cả các chương trình Á Châu quốc tế như đài VOA và BBC cũng sửa đổi chương trình của mình cho phù hợp với thế hệ đời nay. Sau bốn năm với đài Little Saigon Radio, Việt Dzũng đã thành lập đài phát thanh Radio Bolsa. Chương trình cũng được phát thanh tại tỉnh San Jose và tại Houston, Texas. Cùng với chương trình phát thanh hàng ngày, Việt Dzũng còn hợp tác với các báo như Hồn Việt, và các báo tại các tiểu bang khác.
Ngoài ra, từ năm 1996, Việt Dzũng còn cộng tác với Asia Video. Anh làm MC cho các chương trình chủ đề, viết và giới thiệu các chương trình cùng các tài năng mới tại hải ngoại. Asia Video có một số khán giả đông đảo cạnh tranh với Thúy Nga Paris trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới . Tuy Thúy Nga Paris có từ đầu những năm tỵ nạn và có tiếng với những chương trình live rất công phu và nghệ thuật nhưng Asia Video được tiếng giới thiệu và nâng đỡ các tài năng mới tại hải ngoại. Các ca sĩ Như Quỳnh, Phi Nhung, Trường Vũ, Lâm Nhật Tiến, Loan Châu, Sheila, Thanh Trúc đều bắt đầu sự nghiệp tại Asia. Hiện nay Asia là nơi dụng võ của các ca nhạc sĩ Trish Thùy Trang, Cardin Nguyễn, v.v... Asia Video đã sản xuất những chương trình chủ đề đầy tình người, không có chủ đích thương mãi nhưng lại rất thành công như Asia Video về "Người Lính", vinh danh các chiến sĩ Cộng Hoà, Asia Video "Hành trình tìm Tự Do". Trong video HTTTD, khán giả rất xúc động khi Việt Dzũng trở lại các đảo Phi Luật Tân, nơi người Việt thuyền nhân đã trải qua con đường gian lao để đến bến bờ tự do. Từ một anh chàng tuổi trẻ tóc dài, ca Nam Nhạc Sĩ Việt Dzũng, đã trưởng thành với cộng đồng. Dù đứng trên sân khấu, hay ngồi trong quán cà phê với bạn bè, Việt Dzũng với cây nạn gỗ, là một hình ảnh vui vẻ, hăng say với công việc. Anh không ngừng tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Cộng Đồng VN hải ngoại biết đến Việt Dzũng không chỉ qua dòng nhạc đấu tranh, một thời gắn liền với tên tuổi của nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh, mà còn thân quen với một VD là xướng ngôn viên, cười đùa thoải mái với thính giả, và một VD là phóng viên nhà báo, hăng hái tường trình những biến chuyển liên quan tới Việt Nam, hay cộng đồng người Việt hải ngoại. Tuy vậy, đừng quên nhạc sĩ VD còn có những bản nhạc tình rất được giới trẻ yêu thích: Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình như cây Cà Rem ... Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương... Với giọng hát nhẹ nhàng, anh chàng ca sĩ Việt Dzũng rất thích trình bày nhạc tình. Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau:“Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của nhữNg rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm. Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995). Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp. Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là:-Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004-Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.-Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005)-Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita.-Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi ….Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.
Việt Dzũng là một đóng góp tích cực và liên tục trong Cộng Đồng qua nhiều giai đoạn trong quá khứ. Chắc chắn VD sẽ tiếp tục việc làm của mình trong những năm tháng kế tiếp.
Trần Viết Minh-Thanh
Việt Dzũng trả
lời nhà báo Trường Kỳ: Nhạc phẩm nào
viết ra cũng được coi là một đứa con, cho dù đứa con đó xấu xí, què quặt. Vì thế
nên không có một tác phẩm nào ưng ý nhất. Tất cả đều ưng ý như nhau và tất cả
cũng có những khiếm khuyết khiến tác giả không hài lòng. đã viết rất nhiều, trên
400 bài hát. Phổ biến nhất là những ca khúc về tỵ nạn trong hai tập tỵ nạn ca,
ấn hành năm 1980 là tập Kinh Tỵ Nạn và Lưu Vong Khúc. Qua hai tập này, những
nhạc phẩm đã nổi tiếng và được nhiều ca sĩ thu thanh là các ca khúc : ‘Một Chút
Quà Cho Quê Hương’, ‘Lời Kinh đêm’, ‘Mời Em Về ’...Tất cả những sáng tác này
được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói trong những năm lạc lõng
của đời sống lưu vong nơi xứ người. Sau này ca khúc viết cho thân phận người tỵ
nạn cũng được phổ biến nhiều. Số nhạc còn lại là tình ca, đã sáng tác nhiều,
nhưng phổ biến giới hạn, và theo thiển nghĩ của tác giả là ‘chưa phải lúc’.
Những nhạc phẩm đã được phổ biến cũng tạo thành công như các ca khúc : ‘Bài
Tango Cuối Cùng’(Lệ Thu), Thung Lũng Chim Bay (Khánh Ly) và nhiều ca sĩ khác,
‘Khóc Ru đời Trinh Nữ’(thơ Nguyễn Bính/ - Ý Lan), Bên đời Hiu Quạnh (thơ Hoàng
Ngọc Ẩn/- Lưu Hồng)vv...
* Một Chút
Quà Cho Quê Hương
Nhạc Và Trình Bày: Việt Dzũng
Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho Mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho Cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
Em gởi về cho anh một cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho Mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên
Con gởi về cho Cha vài viên thuốc ngủ
Cha rủ cuộc đời trong trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Xin chúc yên lành... trong giấc ngủ.... da.... vàng....
Con gởi về cho Cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình ...
Cha rủ cuộc đời trong trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Xin chúc yên lành trong giấc ngủ da vàng...
Nhạc Và Trình Bày: Việt Dzũng
Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho Mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho Cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
Em gởi về cho anh một cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho Mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên
Con gởi về cho Cha vài viên thuốc ngủ
Cha rủ cuộc đời trong trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Xin chúc yên lành... trong giấc ngủ.... da.... vàng....
Con gởi về cho Cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình ...
Cha rủ cuộc đời trong trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Xin chúc yên lành trong giấc ngủ da vàng...
Lời Kinh Đêm
Sáng tác : Việt Dzũng
Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm.
Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài.
Ai có nghe thấu lời kinh khổ,
Sao cúi mặt gục đầu ngủ quên.
Thuyền mong manh ôi đời lênh đênh.
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ..
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô.
Thuyền trôi xa về đâu ai biết
Thuyền có về ghé bến tự do.
Trời cao xanh hay trời oan nghiệt.
Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ.
Trời chơ vơ ôi người bơ vơ.
Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục.
Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn.
Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen.
Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mộ xanh.
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ.
Mời Em Về
Nhạc : Việt Dzũng
Tôi muốn mời em về
Thăm lại Hà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá
Trong mưa buồn lưa thưa....
Tôi muốn mời em về
Thăm lại Saigon xưa
Duy Tân chiều say nắng
Uống môi nồng hương xưa.
Tôi muốn mời em về
Nhưng quê hương tôi quá xa
Bên kia bờ Thái Bình bao la.
Tôi muốn mời em về
Nhưng chim đã gãy cánh....
Nhưng mây đã ngừng bay
Cho tôi còn lại nơi này
Tôi muốn mời em về
Thăm lại căn nhà xưa
Có Mẹ ngồi đâu đó
Sợi tóc bạc đong đưa
Tôi muốn mời em về
Thăm lại phố phường xưa
Những chiều trời mưa phủ
Lời yêu nói sao vừa...
Tôi muốn mời em về
Thăm lại Saigon xưa
Duy Tân chiều say nắng
Uống môi nồng hương xưa...
Tôi muốn mời em về
Nhưng quê hương tôi quá xa
Bên kia bờ Thái Bình bao la...
Tôi muốn mời em về
Nhưng chim đã gãy cánh
Nhưng mây đã ngừng bay
Cho tôi còn lại nơi này
Tôi muốn mời em về
Thăm lại căn nhà xưa
Có Mẹ ngồi đâu đó
Sợi tóc bạc đong đưa....
Tôi muốn mời em về
Thăm lại phố phường xưa
Những chiều trời mưa phủ
Lời yêu nói sao vừa...
Về Đây Nghe Em
Nhạc : Trần Quang Lộc, Trinh Bày: Việt Dzũng
Về đây nghe em
Về đây nghe em
Về đây mặc áo the đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện mình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe gọi tiếng xưa để nhớ trong tiếng vỡ bờ ...
Về đây nghe em
Về đây nghe em
Về đây thả ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối
Để hận thù người người lắng xuống
Rồi tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi ...
Này hồn ơi lên cao lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta kinh cầu yêu thương
Này thịt xương ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Và về đây nghe nhau thở dài trong đêm
Về đây nghe em
Về đây nghe em
Về đây đứng khóc trên sông nước này
Chở lòng người trở về quê hương
Chở lòng minh vào dòng suối mát
Chở thật thà vào lòng dối trá
Rồi nhặt hoa xin tạ chút ơn
Hạnh phúc khi đã gặp nhau
Này hồn ơi lên cao lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương
Này thịt xương ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Và về đây nghe nhau thở dài trong đêm
Về đây nghe emVề đây nghe em
Về đây đứng khóc trên sông nước này
Chở lòng người trở về quê hương
Chở lòng minh vào dòng suối mát
Chở thật thà vào lòng dối trá
Rồi nhặt hoa xin tạ chút ơn
Hạnh phúc khi đã gặp nhau
Nhạc sĩ Việt Dzũng: 32 năm
sánh vai cùng NS Anh Bằng- DVD 71
LGT- Trong văn thư của Sở VH-TT-DL thành Hồ chống
lại DVD Asia 71, đã có phần chỉ trích nặng lời với NS Việt Dzũng: “Việt Dzũng tố
cáo đảng, nhà nước VN vi phạm nhân quyền và vận động đòi chữ ký hàng trăm ngàn
người Việt Nam trên khắp thế giới cùng ký vào thỉnh nguyện thư gửi LHQ tố cáo VN
vi phạm nhân quyền”. (Trích công văn – Dân Làm Báo VN.blogpost.com). Từ ngay khi có Trung tâm Asia
ra đời, nghệ sĩ Việt Dzũng đã có nhiều đóng góp và đứng trong nhóm chủ trương.
Sự kiện càng cấm đoán thì người dân càng tìm kiếm càng khiến cho vai trò các
người có công đóng góp như Việt Dzũng càng được “sáng” hơn trên sân khấu.
(NVTB)
Suốt hơn ba mươi lăm năm nay, Việt Dzũng là một
cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả
rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh..Nhưng cho tới nay vẫn chưa
có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn
của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền
thông đại chúng.
Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho
các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ
lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu.
Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân
quyền này vẫn mạnh dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất
ngất và càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm. Cũng chính biến cố
30 tháng Tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng
rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với
36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, trên đó có một số
dân biểu như DB Toại, một số Sĩ Quan Cục An Ninh Quân Đội, doanh gia Hải Nguyễn
v.v.. rời Sài Gòn vào phút chót.Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời
xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn,
nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả,
tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển
qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.
Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh
sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là
“Lời Kinh Đêm” với những câu ca: … “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết? Thuyền có
về …ghé bến tự do? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời
vẫn làm ngơ?… … Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh?
Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ…?” Chưa đầy 17
tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu,
bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò. Chắc
chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời
niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia bờ Thái
Bình Dương. Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle Taberd ở
Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì
đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc
Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị Cộng Hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ
trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ
trung học Gia Long ở Sài Gòn. Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ
và được các sư huynh ở trường Lasalle Taberd chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia
đình mong cho anh trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê
ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở
những buổi văn nghệ liên trường.
Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn
nghệ của trường Taberd và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến
sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi cạnh Trường Kỳ,
Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v.. Đó là khoảng thời
gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975.
Trong thời gian ở trại Ft. Chaffee Việt Dzũng hoạt
động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong
hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát
thanh của trại, Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi
cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát
theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này
chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng
tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả
các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi
thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã
dành cho anh thật nhiều thiện cảm. Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất
về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc
nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm
giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ.
Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một
Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý
muốn của song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt
với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người
dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê
Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu
thích cho đến tận hôm nay. Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về
cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ
mới như những lời ca sau đây: “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc
đời cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời
trong hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước mắt
đã khô cằn …. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp
trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ
thanh bình…”
Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt
văn nghệ của người Việt tha hương, nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết
nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa
sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa
ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu. Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương
nơi đây kể từ lúc này. Năm sau 1980, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là:
“Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào
băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” Ba bài hát này đã là những bài hát
nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).
Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi
cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung
Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này được
đón nhận nhiệt liệt từ California, Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn
ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California
sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn.
Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County
và tiếp tục lưu diễn khắp nơi. Anh cũng đã hoàn thành cuốn băng nhạc thứ nhì tên
là “Lưu Vong Khúc”.
Thời gian này tại Mỹ, Việt Dzũng đã lưu diễn hầu
hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống. Tại Á
châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng
lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân,
v.v… Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là
một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa
đến gần địa điểm trình diễn để gặp thần tượng của họ. Ngay lúc đó, nhà cầm quyền
Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số
một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một
phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này. Ngày 1
tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành
lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh. Cho đến nay,
Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn.
Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều
đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam.
Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với
người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, chống cưỡng
bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên
Hiệp Quốc… Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân
Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm
lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau
buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở
vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân
và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt. Cũng vào năm 1985, Việt
Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the
Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh.
Các báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những
bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt
Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là
một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống
mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa
khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài
làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho
chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, Cũng cần nhắc lại
là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là
thâu thanh trước và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt
Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp
truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí vui
nhộn hào hứng và náo nhiệt. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên
Việt Nam cũng bắt chước theo lối này. Năm 1996 Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra
thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa ở Nam
California, Bắc California và Houston, Texas. Dĩ nhiên là với kỹ thuật phát
thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương
trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào. (http://www.radiobolsa.com/) Tuy công việc hàng
ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát
thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ
năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó
anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê)
năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Hầu
như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm
sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì
Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ
nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu
Vong Khúc” (1982). Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những
điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó
là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương.
Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất
nhiều nhưng chưa phổ biến hết. Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể
kể ra như Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên
Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình
Như Cây Cà-Rem… Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt
Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như
các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương
Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang
Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn
Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương, những ca khúc lời việt nổi bật như “Dấu
chân của biển”… Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và
được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ, nhưng cũng có lúc Việt
Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ với nhà báo Trường Kỳ như
sau: “Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn
sân khấu, của những tràng pháo tay và của những rộn rịp âm thanh. Đời sống của
nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những
đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm.
Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà
thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng
ngộp. Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay
vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy
anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh.
Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số
kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những
lần công tác nổi bật nhất là: Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định
Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ)
ngày 3-4-2004 Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston
(2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động
từ 2005.
Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn
nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị
thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình
chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay
anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc. Nhưng tài năng đặc biệt
nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc
Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu
hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc biên tập là trưởng
ban tin tức và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình
phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC
cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …Riêng
ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và
giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải
ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca
nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở
cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video
của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất
thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh
Bằng”. Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành
27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” 2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005” (2005). Nhưng đặc
biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”(2005), khán giả đã thực sự xúc động
khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video,
gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do
ngày xưa. Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam
cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ
VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Hollywood Night – Trần Thăng), và Asia 50 “Vinh
Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến” … đã khiến
nhà cầm quyền Việt Nam tức tối, nhìn thấy Việt Dzũng vẫn xuất hiện trong vai trò
làm MC. Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM từng đầu đăng hai
bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt
Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN
“đánh” nặng nhứt từ trước đến nay.
Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh
hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng
hăng say hoạt động. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang
phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương
lai rất gần.
Duy-Khiêm (TT Asia Musics
Enterntaiment)www.NVnorthwest.com
Thành Kính
Phân Ưu
Tiếc thương Việt Dzũng
Thôi rồi Việt Dzũng đã rời xa
Gởi lại… “quê hương một chút quà”
Tiếng hát ru hồn người viễn xứ
Lời kinh cầu nguyện kẻ xa nhà
“Mời em về” lại dòng sông cũ
Tiễn kẻ từ quy… tóc mẹ già
Chống nạng… một đi không trở lại
Ngàn năm thương nhớ khúc bi ca
December 20, 2013
Hồ Công Tâm
Bây giờ thật sự anh đi xa
Vẫn nhớ trong tôi những gói qùa
Gói ghém chút tình người biệt xứ
Gom bao nỗi nhớ kẻ xa nhà
Buồn se trong mắt trời quê cũ
Xé nát buồng gan luống tuổi gìa
Anh cất bước đi không trở lại
Còn đây , dòng nhạc lẫn lời ca .
Võ Ngô
Vỉnh biệt !
Việt Dũng lên trời vỉnh biệt xa
Tiếc thương lệ nhỏ gởi làm quà
Cả đời dạ xót thương quê mẹ
Suốt kiếp lòng đau nhớ nước nhà
Chống cộng bền gan từ lúc trẻ
Bài gian vửng chí tới khi già
Bao người kính phục bùi ngùi khóc
Tím tiển ngài đi hát quốc ca !
Tím
Tiễn Biệt Anh Việt Dzũng
Người hùng kiệt xuất sớm ra đi
Để lại ngàn thương ức nể vì
Dân chủ hô hào luôn dấn cuộc
Nhân quyền tranh đấu chẳng nề khi
Lời kinh mãi vọng chiều thôn dã
Tiếng hát còn neo bóng quốc kỳ
Tiễn biệt anh về nơi nước Chúa
Yên bình thiếp ngủ giấc vô vi
Vntvnd
(22/12/2013)
Vài sáng tác của Việt Dzũng :
Lời Kinh Đêm : http://youtu.be/ M0p7BhnhF_g
Một Chút Quà Cho Quê Hương : http://youtu.be/W1otdoWJ8AA
Hưng Ca :
Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây : http://youtu.be/EK2SxwQB7Ps
Xin Hãy Làm Ánh Đuốc : http://youtu.be/_ I2VzLyp3Ak
Hát Cho Ngày Sàigòn Quật Khởi : http://youtu.be/ ZySwLPcBuxw
Giòng Cuồng Lưu : http://youtu.be/- KRq9YwkndM
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC VIỆT DŨNG
Việt Dzũng,
nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo, người hoạt động quên mình, tận tâm, không
ngừng cùng đồng bào hải ngoại giương cao ngọn cờ vàng chính nghĩa chống
cộng sản, tranh đấu cho quyền làm người, tình thương và công lý, chân
thiện mỹ, truyền thông và nghệ thuật. Anh Việt Dzũng là con cưng của nước Việt, vừa qua đời tại nam California hôm nay Thứ Sáu ngày 20.12. 2013.
Nguyện cầu linh hồn Việt Dzũng vĩnh viễn bình an ở Nước Trời cùng Thiên Chúa, các Thánh, và các Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam muôn thuở.
Nghệ sĩ Việt Dzũng
Suốt hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là
một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải
ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh..
Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ
đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác
nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh
đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công
từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống
đáy vực sâu.
Nhưng
người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mạnh dạn
vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng
ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm. Cũng chính biến cố 30
tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời
xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng
với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong
manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời
xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn
thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau
thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền
sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới
trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.
Chính
những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho
anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu
nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm”với những câu ca: … “Thuyền
trôi xa … về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh …
hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?… … Người
buông xuôi về nơi đáy nước. Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây
ngô hay biển man rợ . Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?” Chưa
đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những
người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi
của tuổi học trò.
Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt
nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau
lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất
sắc của trường Lasalle Taberd ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em
trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về
ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của
nền đệ nhị
cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và
Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở
Sài Gòn.
Việt Dzũng đã
yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường
Lasalle Taberd chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau
này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại
đam mê ca
hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở
những buổi văn nghệ liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở
cuộc thi văn nghệ của trường Taberd và đại diện trường đi tham dự các
buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc
trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường
Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v..
Đó
là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. Giờ đây
(tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm
quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống
mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền
tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và
giúp đỡ nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại
này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa
sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas.
Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt
động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh
hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại,
chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều
người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng
cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield,
Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ. Năm
1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung
học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích
và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các
anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài
truyền hình KOZK21 ở Springfield.
Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood
River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River. Năm 1978, Việt Dzũngchính
thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường
tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador)
của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng
quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm
và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các
club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi
thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy
nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.
Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thiIowa Grand Old Orphy.
Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á
châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài
hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music
đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã
từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân. Cũng
trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu
tiên là “Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay.
Đó
là thời gian
người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ
những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau
đây: “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn
trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con tim gan
quá đoạ đày … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong
hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước
mắt đã khô cằn …. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần
khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước
một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo
người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết
Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn
guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống
khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm lấy anh khi anh
rời sân khấu.
Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này. Năm sau 1980, Việt Dũng trình
diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền.
Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver,
Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba
bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc“Một Bông Hồng Cho
Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài
hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều
năm sau đó (kể cả ở trong nước).
Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do
Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần
lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận
Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã
quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt
văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh
được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp
tục lưu diễn khắp nơi.
Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào
giai đoạn này. Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh
tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai
người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và
họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới,
chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50
tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống.
Tại
Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao,
tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam
Dương, Phi Luật Tân, v.v… Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải
coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp
nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai
ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng
nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết
những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin.
Đã
có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca
tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê
hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam
liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánhlà
hai kẻ phản động số
một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước.
Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ
sĩ này. Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những
ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù.
Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn
còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện,
Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..
Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn
tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho
người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu
với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People,
vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn,
tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc…
Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang
tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của
họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn
và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở
vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không
thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.
Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”.
Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng
Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington
Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ
Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người
nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và
là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào
đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
Về truyền thông, Việt Dzũng đã
mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở
anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được
mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh
tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi
ngày là đài Little Saigon.
Cũng
cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo
kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết
mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã
tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp
truyện
trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất
vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở
Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này.
Kể
cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc
như cho xướng ngôn viên được phép đùa giỡn với thính giả chớ không đọc
tin một cách nghiêm trang như ngày xưa. Ngoài việc phổ biến tin tức,
âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood … Việt Dzũng còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được
rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến
12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần
phát hai ngày thứ hai và thứ tư.
Trong vòng hơn hai
năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ
những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý
Lan, Vũ Khanh …cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như
Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ
các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng,
Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v… Trong tất cả các chương trình phỏng
vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng
vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho
ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài
VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng
10 năm 1994.
Bốn năm sau (1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa,
phát thanh trên ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California
và Houston, Texas. Hiện nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên
106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên
chủ lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Khúc Minh, Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang…
Việt Dzũng đã
tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến
già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và
phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi
người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát
thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào (http://www.radiobolsa.com/).
Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo
rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của
Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương
Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời
gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ.
Việt Dzũng cũng
là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ Phố
Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle,
WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland),
Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v. Hầu như lúc
nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước
mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng
về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn
đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982).
Những
bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra
trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca
khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca,
sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết.
Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài
Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu
Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh,
Tình Như Cây Cà-Rem… Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các
CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật
Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương,
Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp
Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại
Dương …
Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu
người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau: “Nhìn
vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn
sân khấu, của những tràng pháo tay và của những rộn rịp âm thanh. Đời
sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm
thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi
kèm".
Cá nhân Việt Dzũng không
bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những
nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm
thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm
nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy
người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như
một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh.
Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca
khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống.
Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô
nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995)
Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế
hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp.
Việt Dzũng tâm
sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có
24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy
anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần
đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là: Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004, Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình“Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng Ca phát động từ ngày 9.9.2005.
Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối
hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc
Asia (tháng 9-2005), chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn
bão Katrina tổ chức ở Wichita. Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ
giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi …. Trong những chương trình gây quỹ
từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến
với đồng hương bằng cung cách rất bình
dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi,
chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ
để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm
xúc.
Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để
làm MC hướng dẫn các chương trình
video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài
truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều
tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước
đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các
buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …
Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp
tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là
một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là
luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ
tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các
chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành
công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành 27/2/2004),“Tiếng Hát
Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005″ (thu hình 22/7/2005).
Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do” (phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi
tìm tự do ngày xưa. Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 “Vinh Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến” … đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC.
Nên
vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài
viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật
nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN
“đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã
khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng
Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia
sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn.
Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ
im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm
thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống
hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi
năm nay. Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ
quốc và quê hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho
nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ
Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.
Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng
Vô Cùng Thương Tiếc Việt-Dzũng http://www.truclamyentu.info/
THƯƠNG TIẾC VIỆT DŨNG
Việt Dũng ở đâu! Việt Dũng ơi!
Sao Em nỡ vội bỏ đi rồi!!
Nửa đường tranh đấu đành dang dở?
Một quãng lưu vong chuốc mãi thôi?
‘’Quà gởi Quê Hương ‘’chưa gởi hết*
“Lời Kinh Đêm’’, đó có vơi vơi*
“Hưng – Ca” Nguyệt Ánh không xa bạn*
Việt Dũng còn hoài với chúng tôi
Tha Nhân, Thương tiếc VD
21/12/2013
*Tên bài hát của VD và PTHC hát chung với Ng Ánh
Kính
Bích Huyền
TIẾNG
HÁT QUÊ HƯƠNG
Đỗ Bình
Kính gỏi qúy Anh Chị.
Chúc qúy Anh Chị nhiều sức khỏe.
ĐB
Việt Dũng ở đâu! Việt Dũng ơi!
Sao Em nỡ vội bỏ đi rồi!!
Nửa đường tranh đấu đành dang dở?
Một quãng lưu vong chuốc mãi thôi?
‘’Quà gởi Quê Hương ‘’chưa gởi hết*
“Lời Kinh Đêm’’, đó có vơi vơi*
“Hưng – Ca” Nguyệt Ánh không xa bạn*
Việt Dũng còn hoài với chúng tôi
Tha Nhân, Thương tiếc VD
21/12/2013
*Tên bài hát của VD và PTHC hát chung với Ng Ánh
Chúng ta vừa mất đi một người con ưu tú của Tổ quốc: Việt Dzũng.
Xin mời nghe : ''Tưởng Niệm Ca Nhạc Sĩ Việt Dũng''.
Chương trình này Bích Huyền biên soạn từ bài viết của tác giả Duy Khiêm. Nhưng vì xúc động quá nên đã quên không cảm ơn tác giả trong phần cuối.
Xin mời nghe : ''Tưởng Niệm Ca Nhạc Sĩ Việt Dũng''.
Chương trình này Bích Huyền biên soạn từ bài viết của tác giả Duy Khiêm. Nhưng vì xúc động quá nên đã quên không cảm ơn tác giả trong phần cuối.
Xin thứ lỗi cho BH!
Kính
Bích Huyền
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Chỉ mới đây thôi, nhạc sĩ, ca sĩ, chiến sĩ cho Tự Do Dân Chủ Việt Dzũng còn ở với chúng ta. Anh còn là một phần trong đời sống hàng ngày của nhiều đồng hương. Khi chờ để nghe hay xem chương trình sắp tới của anh. Hoặc dở lại những lưu trữ cũ, để nghe anh nói, để nghe anh cười, để nghe anh hát, để nghe anh nói tiếng lòng bất khuất cho Tự Do, Dân Chủ. Vậy mà cuối tuần này, anh đã là người của quá khứ.
Không, tôi viết sai! Không phải quá khứ, mà của lịch sử, lịch sử của dân tộc Việt, của những người Việt đi tìm Tự Do và mãi mãi yêu chuộng Tự Do. Và vì những thành quả vượt bực trong bao khía cạnh của đời sống mà anh đã đạt được, mà một ngày lịch sử cũng sẽ đi cùng huyền sử - huyền sử một người mang tên Nguyễn Ngọc Hùng Dũng tức Việt Dzũng.
Không gì trân quý hơn, và thích hợp hơn khi được nghe tiếng nói để tưởng niệm anh là của chị Bích Huyền. Diụ dàng nhưng có khi không kém phần cả quyết. Chị Bích Huyền là một nhà văn, với những thông điệp, những truyền thông bằng gịong nói êm mơ khiến những sợi dây tơ lòng trong người nghe phải rung động tột cùng.
Nhưng êm dịu và cảm xúc không bao giờ làm mờ nhạt cái thông điệp chính chị Bích Huyền muốn gởi đến người nghe. Xin mời bạn nghe một bài viết để tưởng nhớ Việt Dzũng chị BH mói vừa cho phát thanh ở LA. Như cố hữu, chị là người chính chắn, đoan trang, nên chị xin được có những dòng giới thiệu sau đây trước khi mời quý bạn mở attachment để nghe chương trình của chị.
Thân mến,
Vi Sơn
Anh Còn Mãi Với Thời Gian
Anh nằm xuống bạn bè thương tiếc
Cha Mẹ già nén tiếng khóc than
Giọt lệ thầm rơi ngày tiễn biệt
Đưa anh lên nước Chúa Thiên Đàng
Hết thảy mọi người ai cũng khóc
Riêng em cố giữ giọt châu rơi
Chuyện vô thường đến đi, tan họp
Tử biệt sanh ly... Ấy lẽ đời!
Kể từ nay trí tâm thanh thản
Đã hết nghiệp rồi thong thả thôi
Kiếp phàm nhân muôn vàn khổ nạn
Giải oan khiên chỉ có ông Trời
Nơi đất khách anh là dũng sĩ
Chống tham tàn chỉ tấm lòng son
Thân tật bệnh không hề ủy mỵ
Dầu ra đi chí khí không mòn
Vừa mới thấy bây chừ đã khuất
Nhưng tên anh mãi chẳng phai mờ
Âm thanh tiếng hát, nhạc, văn, thơ
Tồn tại mãi không bao giờ biến mất
Việt Dzũng!!! cái tên ai cũng biết
Khắp năm châu bốn biển đều hay
Hằng năm đến Tháng Mười Hai
Hai Mươi xin nhớ là ngày giỗ Anh.
Sương Anh 23.15.2013
Anh Còn Mãi Với Thời Gian
Anh nằm xuống bạn bè thương tiếc
Cha Mẹ già nén tiếng khóc than
Giọt lệ thầm rơi ngày tiễn biệt
Đưa anh lên nước Chúa Thiên Đàng
Hết thảy mọi người ai cũng khóc
Riêng em cố giữ giọt châu rơi
Chuyện vô thường đến đi, tan họp
Tử biệt sanh ly... Ấy lẽ đời!
Kể từ nay trí tâm thanh thản
Đã hết nghiệp rồi thong thả thôi
Kiếp phàm nhân muôn vàn khổ nạn
Giải oan khiên chỉ có ông Trời
Nơi đất khách anh là dũng sĩ
Chống tham tàn chỉ tấm lòng son
Thân tật bệnh không hề ủy mỵ
Dầu ra đi chí khí không mòn
Vừa mới thấy bây chừ đã khuất
Nhưng tên anh mãi chẳng phai mờ
Âm thanh tiếng hát, nhạc, văn, thơ
Tồn tại mãi không bao giờ biến mất
Việt Dzũng!!! cái tên ai cũng biết
Khắp năm châu bốn biển đều hay
Hằng năm đến Tháng Mười Hai
Hai Mươi xin nhớ là ngày giỗ Anh.
Sương Anh 23.15.2013
TT vô cùng xúc động trước tin Việt Dũng qua đời, hai hôm nay rất buồn
và rất tiếc thương một con người tài hoa tâm đức đã ra đi đột ngột.
Xin tiếp theo anh Tha Nhân , dâng một nén nhang cho người đã ra đi.
Thu Tâm
NÉN NHANG CHO VIỆT DŨNG
Một ánh sao trời đã rụng rơi
Thiên thu thôi hết, nhân tài ơi.
“Mời em về” lại chưa kịp tỏ,
Tiễn kẻ đi xa đã cất lời !
Ba mấy năm dài không mệt mỏi,
Một đêm ngắn ngủi đã chơi vơi...
Quê hương đã mất người con quý ,
Thương tiếc vô vàn, Việt Dũng ơi !
Thu Tâm
21-12-13
Đỗ Bình
Kính gỏi qúy Anh Chị.
Chúc qúy Anh Chị nhiều sức khỏe.
ĐB
Ở Pháp những ngày cuối năm đường phố
khắp nơi rực sáng những ánh đèn màu lóng lánh muôn sắc như ngàn hoa để đón
những ngày lễ lớn của tôn giáo đó là Ngày Giáng Sinh và Ngày Tết Dương Lịch.
Ngày Giáng Sinh ngoài tính thiêng liêng
của tôn giáo người Pháp còn xem ngày lễ này như ngày sum họp gia đình, những
thành viên trong gia đình dù ở phương xa trong ngày này đều trở về với mái gia
đình chung vui, tặng quà lẫn nhau. Trong mùa vui, tôi chạnh nhớ đến những mùa Noel
năm xưa ở quê nhà mà lòng bỗng xao xuyến
nhớ về Noel Sài Gòn thuở nào. Đang suy tư
hoài niệm bỗng tiếng diện thoại reo lên, bên kia đầu máy là tiếng nói đứt đoạn
của nhà văn Nguyễn Thùy,, anh báo tin nhạc sĩ Việt Dzũng, một trong các thành
viên sáng lập Phong Trào Hưng ca Việt Nam từ 1985, và hiện là Phong Trào
Trường, đã qua đời lúc 11 giờ 15 phút sáng 20 tháng 12 năm 2013 tại bệnh viện
Fountain Valley-California, hưởng thọ 55 tuổi. Nghe hung tin người nhệ sĩ đa
tài Việt Dzũng qua đời tôi bàng hoàng, vì mới đây nhà văn Kim Long vừa gởi cho
tôi xem đoạn youtbe NIỀM VUI GIÁNG SINH (2012) do Trung Tâm ASIA thực hiện. Tiếng
cười nói của Việt Dzũng trong màn ảnh còn âm vang thế mà người nhạc sĩ mang cho đời những niềm
vui đã vội ra đi !
Nhà văn Nguyễn Thùy bên kia đầu giây nói đề nghị viết mấy lời phân ưu nhạc sĩ Việt Dzũng để đăng trên các Diễn Đàn, rồi anh đọc .: «Việt Dũng đã ra đi! Buồn!!! Nơi bên kia, xin anh hướng về chúng tôi, phù trợ chúng tôi trên đường đấu tranh cho quê hương, đất nước thêm hùng, thêm mạnh. Nơi xa, xin tiễn đưa anh với tất cả nhớ thương và nhớ ơn.
Nhà văn Nguyễn Thùy bên kia đầu giây nói đề nghị viết mấy lời phân ưu nhạc sĩ Việt Dzũng để đăng trên các Diễn Đàn, rồi anh đọc .: «Việt Dũng đã ra đi! Buồn!!! Nơi bên kia, xin anh hướng về chúng tôi, phù trợ chúng tôi trên đường đấu tranh cho quê hương, đất nước thêm hùng, thêm mạnh. Nơi xa, xin tiễn đưa anh với tất cả nhớ thương và nhớ ơn.
Ðỗ Bình, Sơn Khôi, Nguyễn Thùy cùng anh chị em nghệ sĩ Câu Lạc Bộ Văn Hóa
Paris. ». Tôi đồng ý
ngay, và sẽ viết ít dòng cảm nhận.
Nói đến Việt
Dzũng người nhạc sĩ có những nhạc phẩm về quê hương : "Lời Kinh
Đêm"...“Thuyền trôi xa ..về đâu ai biết
? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt, Trời có buồn
… hay trời vẫn làm ngơ ? Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm
mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?” Lời thơ ray rứt đượm chút triết lý nhân sinh như than trách tạo hóa và
thương xót cho số phận con người. Những
hình ảnh trong ca từ dựa trên tâm
cảnh của người vượt biển, được dàn trải trên cung bực thành giai điệu buồn mênh
mông làm xao xuyến những tâm hồn cùng cảnh ngộ. Bài thơ được người nhạc sĩ tài
hoa phổ đã chắp cánh đến với công chúng hải ngoại, và được công chúng đón nhận
như một lời tâm sự của mình. Ca khúc đã diễn tả cái đẹp của biển cả lúc oàng
hôn, nỗi tuyệt vọng chen lẫn niềm hy vọng của những con người khốn khổ khát
khao tự do, mơ ngày đến bến bờ tự do, nhưng biển cả mênh mông thầm lặng vẫn ẩn
chứa một sự hãi hùng, đang rình rập, đe dọa những con thuyền mong manh nhưng chứa đầy
những con người bất hạnh, bất chấp mọi hiểm nguy để tìm đường trốn hiểm họa CS đang xảy ra trên quê hương.Thân
phận của con người thật bé nhỏ, cũng bấp
bênh như con thuyền trước gió bão, sóng cuồng ! Dạo ấy những ca khúc viết
về người tị nạn vượt biên rất nhiều nhưng ít có dịp may để phổ biến đến công
chúng. Những Ca khúc đi vào lòng người, ngoài cái dịp may được phổ biến nó còn
đòi hỏi ca khúc phải có tính nghệ thuật thì mới thực sự ở lâu trong tâm hồn người
thưởng ngoạn. Những nhạc sĩ như Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Trần Chí Phúc, Nam Lộc,
Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy...vv….đã gom
tim óc diễn tả cảnh vượt biên, tạo thành những nhạc phẩm nghệ thuật để cống hiến
cho đời. Nhưng có lẽ ca Khúc : Chút
Quà Cho Quê Hương đã đưa tên tuổi người nhạc sĩ trẻ mới bước vào con đường sáng
tác đã mau chóng vang đi khắp nơi. Ca từ và giai điệu làm thổn thức hàng triệu
con tim ở hải ngoài, và làm bùi ngùi những tâm hồn những người còn ở lại nơi
quê nhà. “Một Chút Quà Cho Quê Hương” là một ca khúc hay, xuất sắc của Việt
Dzũng, nhạc phẩm đẹp cả lời đến giai điệu được mọi người yêu thích cho đến tận
hôm nay. Nhạc phẩm ra đời vào đúng thời điểm mà người Việt trong nước ồ ạt bỏ bước
ra đi tìm tự do trốn chế độ CS, còn người Việt tỵ nạn hải ngoại bắt đầu gửi quà về cho thân nhân đang
nghèo đói ở quê nhà. Ca từ như một bài thơ thống thiết, diễn tả cái thực trạng
của tâm hồn những người tỵ nạn đành phải xa quê hương, chia lìa người thân. Ca
từ là những giọt nước mắt dấu trong tim được ngân lên trong giai điệu buồn chan chứa
tình thương, như chia sẻ nỗi niềm u uất của những ngưòi tị nạn xa xứ. Những lời
ca sau đây: “Em gởi về cho anh dăm bao
thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim
may Mẹ may hộ con quê hương quá đoạ đày … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị
đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ
con nước mắt đã khô cằn …. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần
khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày
quê hương sẽ thanh bình …” Đây là những câu thơ mang ngôn ngữ hình tượng.
Hình ảnh người mẹ ngồi vá quê hương là hình ảnh đẹp trong nghệ thuật trừu tượng
của tạo hình, nó diễn tả niềm đau tột độ của người mẹ Việt Nam nhìn thấy bày con xâu xé, tranh giành , đày
đọa và giết nhau ! « Em gỏi về
cho anh dăm bao thuốclá, Anh đốt cuộc đờicháy mòn trên ngón tay… » Ngày
bỏ trốn ra đi khỏi nước Việt Dzũng chưa
một ngày ở tù CS, thế mà nhạc sĩ đã cảm thấu được nỗi đau của người mất tự do,
và sự thiếu thốn vật chất của những tù nhân CS trong các trại tù. Những ai đã
từng bị tù CS chắc hẳn không quên những ngày đói cơm, mảnh áo cũng không che đủ
thân, huống chi là mẩu thuốc lá, cục đường được xếp loại xa xỉ phẩm ! Tthuốc
lá trở thành báu vật đối với những ai đã từng quen dùng nó để suy tư, để gậm
nhấm nỗi cô đơn. Ở đây tác giả không diễn tả sự thèm hơi thuốc mà dùng khói
thuốc như một ẩn dụ để diễn tả sự mòn mỏi của người tù, có người bỏ xác trong
các trại tù, sự đợi chờ ngày được tự do tan như khói thuốc đốt dần cuộc
đời !
Vào tháng hai năm 1994 ở thế kỷ trước, Việt Dzũng cùng một phái đoàn Người Việt tị nạn ở Mỹ sang Genève, Cao Ủy Nhân Quy ền Liên Hiệp Quốc, Thụy Sĩ, chúng tôi ở Pháp gồm : cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, GS Lại Thế Hùng, TS Trần Bình Tịnh…và một số Nhân sĩ người Việt tị nạn ở Thụy Sĩ.. Mục đích của buổi hôm đó là tiếp kiến vị đại diện Cao Ủy Nhân Quy ền Liên Hiệp Quốc , Tranh đấu cho Các Thuyền Nhân bị chối từ quy chế Tị Nạn, cưỡng bách hồi hương vì các trại tiếp nhận đã được lệnh đóng cửa không tiếp người tị nạn. Hôm đó mưa tuyết phủ trắng trước sân phủ Cao Ủy, tôi thấy nhạc sĩ Việt Dzũng chống hai nạng gỗ, mặc chiếc áo khoác không dày lắm, tôi sợ anh bị lạnh vì không quen thời tiết mùa đông Âu Châu, nhất là ở Thụy Sĩ. Anh cảm động và cảm ơn tôi, và nói là không lạnh vì trước khi về định cư ở Cali anh cũng đã đi nhiều nơi trên xứ Mỹ nên đã quen với cái lạnh. Tôi ngưỡng mộ Việt Dzũng từ dạo ấy, một con người dấn thân không những cho quê hương mà cho ngay chính những đồng bào của mình còn kẹt lại trong các trại tị nạn ở Á Châu. Những năm sau đó, nhiều lần Nhóm Hưng Ca qua Âu Chân và có ghé Paris cùng Cộng Đồng Người Việt Paris tranh đấu cho Nhân Quyền VN, với những khuôn mặt trong nhóm Hưng Ca : Huỳnh Công Ánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyệt Ánh, Việt Dzũng Tuấn Minh, Đào Trường Phúc, Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v.. Ở Paris với sự tham dự của Tổng Hội Sinh Viên Paris, người chủ tịch của Tổng hội SV Paris ngày đó là nhạc sĩ Lê Như Quốc Khánh, phụ trách Ca Đoàn Lam Sơn của Tổng Hộilà nhạc sĩ Phương Khanh… nhóm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris : Danh ca Thanh Hùng, Thúy Hằng , Nhạc sĩ Trịnh Hưng và tôi, chúng tôi cùng Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và các bạn đồng hát những bài ca tranh đấu cho Nhân Quyền VN trên quảng trường Nhân QuyềnTrocadéro.
Việt Dzũng là người dấn thân nên đã hoạt động liên tục không ngừng nghỉ trong nhiều lãnh vực. Nhà văn Nguyễn Thùy viết mấy lời cảm ơn anh, vì Nguyễn Thùy cũng là một thuyền nhân đến muộn. Trong nhiều năm Việt Dzũng cùng các bạn đã làm những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People. Tôi qúy mến Việt Dzũng vì anh là những Hậu Duệ của gia đình Lính, tiếp nối truyền thống của ông, cha, biết ơn và vinh danh những nười đã hy sinh vì nước, nên đã ca ngợi Người Lính VNCH qua nhiều chương trình văn nghệ nói về Lính và tổ chức những buổi văn nghệ giúp anh em TPBVNCH.
Sau năm 1975 anh em TPBVNCH như bày chim trúng đạn tan tác khắp nơi, họ bệnh tật, nghèo đói, ẩn mình sống trong những xóm nghèo tăm tối, hẻo lánh. Những dấu đạn, vết tích của chiến tranh mà có thời được vinh danh là chiến tích Anh Hùng thì nay với chế độ mới đó là những tàn tích « phản động». Họ sống trong âm thầm và trong số ấy có rất nhiều người già yếu đã ra đi ! Cứu giúp TPBVNCH là một cách nhớ ơn, một nghĩa cử đẹp về tinh thần, làm xoa dịu nỗi đau mất mát một phần thân thể của những người đã vì sự tự do quê hương. Với những điều cao đẹp mà Việt Dzũng và các bạn đã phụng sự cho quê hương, và cho tha nhân nên tôi ngưỡng mộ. Từ ngày bỏ nước ra đi đến nay đã 38 năm, Việt Dzũng chưa một lần trở lại quê hương, anh giữ trọn những điều anh đã viết, đã nói, dù thời gian qua đã có quá nhiều thay đổi mà lòng anh vẫn son sắt trọn một đời cho lý tưởng TỰ DO. Giờ đây anh chọn một thế giới xa, một cõi vĩnh hằng để an nghỉ, vứt bỏ nhưng ưu tư trăn trở muộn phiền chốn thế gian. Dù anh ra đi nhưng những nhạc phẩm của nhạc sĩ Việt Dzũng viết về quê hương vẫn còn ở lại trong lòng người ly hương.
Vào tháng hai năm 1994 ở thế kỷ trước, Việt Dzũng cùng một phái đoàn Người Việt tị nạn ở Mỹ sang Genève, Cao Ủy Nhân Quy ền Liên Hiệp Quốc, Thụy Sĩ, chúng tôi ở Pháp gồm : cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, GS Lại Thế Hùng, TS Trần Bình Tịnh…và một số Nhân sĩ người Việt tị nạn ở Thụy Sĩ.. Mục đích của buổi hôm đó là tiếp kiến vị đại diện Cao Ủy Nhân Quy ền Liên Hiệp Quốc , Tranh đấu cho Các Thuyền Nhân bị chối từ quy chế Tị Nạn, cưỡng bách hồi hương vì các trại tiếp nhận đã được lệnh đóng cửa không tiếp người tị nạn. Hôm đó mưa tuyết phủ trắng trước sân phủ Cao Ủy, tôi thấy nhạc sĩ Việt Dzũng chống hai nạng gỗ, mặc chiếc áo khoác không dày lắm, tôi sợ anh bị lạnh vì không quen thời tiết mùa đông Âu Châu, nhất là ở Thụy Sĩ. Anh cảm động và cảm ơn tôi, và nói là không lạnh vì trước khi về định cư ở Cali anh cũng đã đi nhiều nơi trên xứ Mỹ nên đã quen với cái lạnh. Tôi ngưỡng mộ Việt Dzũng từ dạo ấy, một con người dấn thân không những cho quê hương mà cho ngay chính những đồng bào của mình còn kẹt lại trong các trại tị nạn ở Á Châu. Những năm sau đó, nhiều lần Nhóm Hưng Ca qua Âu Chân và có ghé Paris cùng Cộng Đồng Người Việt Paris tranh đấu cho Nhân Quyền VN, với những khuôn mặt trong nhóm Hưng Ca : Huỳnh Công Ánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyệt Ánh, Việt Dzũng Tuấn Minh, Đào Trường Phúc, Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v.. Ở Paris với sự tham dự của Tổng Hội Sinh Viên Paris, người chủ tịch của Tổng hội SV Paris ngày đó là nhạc sĩ Lê Như Quốc Khánh, phụ trách Ca Đoàn Lam Sơn của Tổng Hộilà nhạc sĩ Phương Khanh… nhóm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris : Danh ca Thanh Hùng, Thúy Hằng , Nhạc sĩ Trịnh Hưng và tôi, chúng tôi cùng Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và các bạn đồng hát những bài ca tranh đấu cho Nhân Quyền VN trên quảng trường Nhân QuyềnTrocadéro.
Việt Dzũng là người dấn thân nên đã hoạt động liên tục không ngừng nghỉ trong nhiều lãnh vực. Nhà văn Nguyễn Thùy viết mấy lời cảm ơn anh, vì Nguyễn Thùy cũng là một thuyền nhân đến muộn. Trong nhiều năm Việt Dzũng cùng các bạn đã làm những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People. Tôi qúy mến Việt Dzũng vì anh là những Hậu Duệ của gia đình Lính, tiếp nối truyền thống của ông, cha, biết ơn và vinh danh những nười đã hy sinh vì nước, nên đã ca ngợi Người Lính VNCH qua nhiều chương trình văn nghệ nói về Lính và tổ chức những buổi văn nghệ giúp anh em TPBVNCH.
Sau năm 1975 anh em TPBVNCH như bày chim trúng đạn tan tác khắp nơi, họ bệnh tật, nghèo đói, ẩn mình sống trong những xóm nghèo tăm tối, hẻo lánh. Những dấu đạn, vết tích của chiến tranh mà có thời được vinh danh là chiến tích Anh Hùng thì nay với chế độ mới đó là những tàn tích « phản động». Họ sống trong âm thầm và trong số ấy có rất nhiều người già yếu đã ra đi ! Cứu giúp TPBVNCH là một cách nhớ ơn, một nghĩa cử đẹp về tinh thần, làm xoa dịu nỗi đau mất mát một phần thân thể của những người đã vì sự tự do quê hương. Với những điều cao đẹp mà Việt Dzũng và các bạn đã phụng sự cho quê hương, và cho tha nhân nên tôi ngưỡng mộ. Từ ngày bỏ nước ra đi đến nay đã 38 năm, Việt Dzũng chưa một lần trở lại quê hương, anh giữ trọn những điều anh đã viết, đã nói, dù thời gian qua đã có quá nhiều thay đổi mà lòng anh vẫn son sắt trọn một đời cho lý tưởng TỰ DO. Giờ đây anh chọn một thế giới xa, một cõi vĩnh hằng để an nghỉ, vứt bỏ nhưng ưu tư trăn trở muộn phiền chốn thế gian. Dù anh ra đi nhưng những nhạc phẩm của nhạc sĩ Việt Dzũng viết về quê hương vẫn còn ở lại trong lòng người ly hương.
Nguyện cầu cho linh hồn anh Việt Dzũng đời đời an
nghỉ ở Nuớc Trời cùng Thiên Chúa.
Đỗ Bình
Paris 23.12. 2013
Paris 23.12. 2013
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng vừa qua đời, một người đã luôn đem hết tâm trí, tài năng của mình suốt cuộc đời để chống lại những tàn ác, bất công của Cọng Sản mong dân Việt sớm có nền TỰ DO - DÂN CHỦ thực sự trên đất nước Việt Nam bằng trái tim, ngòi bút, âm nhạc, lời ca... anh đã trừng làm cho cường quyền Việt cọng khiếp sợ treo bản án tử hình khiếm diện anh (và chị Nguyệt Ánh).
RépondreSupprimerHòa cùng với mọi người Việt hải ngoại đã từng biết và ái mộ Việt Dzũng, SA có bài thơ, xin được chia sẻ cùng quý AC TVH và không quên cầu nguyện linh hồn anh sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.
Anh Linh Rạng Ngời
(Thương tiếc cns Việt DZũng)
Nhớ xưa anh từng nói
Sẽ một ngày không xa
Hai đứa mình chung lối
Trên đường về thăm nhà
Anh muốn mời em về
Nhưng chim bằng gãy cánh
Để lòng kẻ xa quê
Càng thấy đời bất hạnh
Anh sẽ mời em thăm
Lại những con đường nhỏ
Dạo chơi dưới trăng rằm
Chừ anh nằm huyệt mộ
Làm sao em nói hết
Những ôm ấp trong tim
Hồn em giờ lịm chết
Anh đi... biết đâu tìm!
Mùa Vọng hằng năm đến
Muôn người đón Giáng Sinh
Là lúc anh mỏi mệt
Bỏ xác phàm buông mình
Paris trời mưa phủ
Mây xám mịt mù giăng
Như tiễn anh lần cuối
Bình yên chốn Vĩnh Hằng
Qua bao năm chờ đợi
Nay anh được an lòng
Hồn bay về đất Tổ
Như anh đã hằng mong
Thềm xưa Mẹ mong ngóng
Tiếng cười nói của con
Với cái tên Việt Dzũng
Than ôi! Anh đâu còn...
Trong vòng tay Thiên Chúa
Anh lặng lẽ trút hơi
Xác không còn hiện hữu
Anh linh mãi rạng ngời
Sương Anh 21.12.2013